1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Mỹ potx

69 852 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

2 LỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất các loại rau quả mà thị trường thế giới có nhu cầu như chuối, vải, dứa, xoài nhãn, chôm

Trang 1

1

Luận văn Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả

Việt Nam sang thị trường Mỹ

Trang 2

2

LỜI MỞ ĐẦU

Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất các loại rau quả mà thị trường thế giới có nhu cầu như chuối, vải, dứa, xoài nhãn, chôm chôm… và một số loại rau có giá trị kinh tế cao như dưa chuột, khoai tây,

cà chua, ngô rau… Những năm trước đây, khi còn thị trường Liên Xô và các nước trong Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV), năm cao nhất Việt Nam đã xuất khẩu được khối lượng rau quả tươi và rau quả chế biến trị giá 30 triệu Rúp chuyển nhượng Từ khi đất nước chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, do thị trường truyền thống bị thu hẹp, thị trường mới còn đang trong giai đoạn thử nghiệm, chưa ổn định, hơn nữa chất lượng, số lượng, mẫu mã, giá cả mặt hàng rau quả đạt được còn rất thấp Nếu so sánh kim ngạch xuất khẩu các loại rau quả của Việt Nam với mốt số nước Châu Á có tiềm năng vế sản xuất các loại rau quả như nước ta thì kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam còn rất thấp Điều đó chứng tỏ tiềm năng lớn về xuất khẩu rau quả chưa được khai thác

Bước đầu tìm hiểu nguyên nhân hạn chế khả năng xuất khẩu rau quả cho thấy ngoài lý do biến động thị trường xuất khẩu truyền thống thì một nguyên nhân quan trọng khác là chưa có những giải pháp hữu hiệu thúc đẩy xuất khẩu rau quả Một thời gian dài, ở tầm vĩ mô, chúng ta còn coi nhẹ sản phẩm rau quả, chưa đánh giá đúng mức lợi thế so sánh của nó trong lĩnh vực xuất khẩu

Hiện nay, cùng với xu hướng tăng xuất khẩu rau quả Việt Nam nói chung vào tất cả các thị trường, kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ cũng tăng trong những năm qua, đưa thị trường Mỹ trở thành thị trường rau quả lớn thứ 5 của Việt Nam sau các thị trường như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan và Nga

Việc nghiên cứu những giải pháp và đề xuất các chính sách tác động thúc đẩy hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Mỹ thời gian tới là rất cần thiết góp phần tăng

nhanh kim ngạch xuất khẩu rau quả Do đó, nhóm đã quyết định chọn đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Mỹ

Trang 3

3

Đề tài gồm 3 chương, được trình bày như sau:

Chương I Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu rau quả ở Việt Nam và tầm quan trọng của xuất khẩu rau quả sang thị trường Mỹ

Chương II Thực trạng xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Mỹ

Chương III Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường

Mỹ

Do thời gian có hạn cùng với kiến thức và sự hiểu biết của nhóm về lĩnh vực xuất nhập khẩu rộng lớn và phức tạp còn hạn chế, do vậy đề tài này không thể tránh khỏi những khiếm khuyết Nhóm rất mong nhận được sự đóng góp của cô để đề tài được hoàn thiện hơn

Nhóm xin chân thành cảm ơn cô!

Trang 4

4

Chương I Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu rau quả ở Việt Nam và tầm quan trọng của xuất khẩu sang thị trường Hoa kỳ

I Mối quan hệ thương mại Việt – Mỹ trong thời gian qua

1 Những điều cơ bản về hiệp định thương mại Việt Mỹ

Hiệp Định thương mại Việt Mỹ được ký kết ngày 13/7/2000 là một sự kiện đánh dấu bước phát triển tích cực của mối quan hệ song phương kể từ ngày hai quốc gia lập quan hệ ngoại giao Hiệp định dài gần 120 trang, gồm 7 chương với 72 điều và 9 phụ lục, đề cập đến 4 nội dung chủ yếu:Thương mại hàng hoá, Thương mại dịch vụ, Sở hữu trí tuệ và Quan hệ đầu tư

Hiệp định được xây dựng trên hai khái niệm quan trọng Khái niệm “Tối huệ quốc” (đồng nghĩa với Quan hệ Thương mại bình thường) mang ý nghĩa hai bên cam kết đối

xử với hàng hoá, dịch vụ, đầu tư của nước kia không kém phần thuận lợi so với cách đối xử với hàng hoá, dịch vụ, đầu tư của nước thứ ba (đương nhiên không kể đến các nước nằm trong Liên minh thuế quan hoặc Khu vực mậu dịch tự do mà hai bên tham gia Còn khái niệm “Đối xử quốc gia” thì nâng mức này lên như đối xử với các công

ty trong nước Hai khái niệm này quan trọng vì chúng được đề cập đến ở hầu hết các chương của bản Hiệp định Ngoài ra, các phụ lục được dùng để liệt kê các trường hợp loại trừ, chưa hoặc vĩnh viễn không áp dụng hai khái niệm trên

Chương 1: Thương mại hàng hoá gồm 9 điều

Chương 2: Quyền Sở hữu trí tuệ gồm 18 điều

Chương 3: Thương mại dịch vụ gồm 11 điều

Chương 4: Phát triển Quan hệ đầu tư gồm 15 điều

Chương 5: Những điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động bình thường

Chương 6: Những điều khoản minh bạch và quyền được kháng cáo

Trang 5

5

Chương 7: Những điều khoản chung

Sau đây chúng ta sẽ xem xét những nội dung chủ yếu của Hiệp định

Thương mại hàng hóa

Những quyền về thương mại: Cả hai bên cam kết thực hiện những quyền thương mại theo chuẩn mực quốc tế và WTO Tuy nhiên, đây là lần đầu Việt Nam đồng ý thực hiện quyền về xuất nhập khẩu một cách cởi mở, tuân theo những quy định chặt chẽ của WTO Do vậy, những quyền đối với các doanh nghiệp Việt Nam, các công ty do

Mỹ đầu tư, và tất cả các cá nhân và công ty Mỹ hoạt động tại Việt Nam theo Hiệp định này sẽ được tiến hành trong từng giai đoạn từ 3- 6 năm (được áp dụng dài hơn đối với một số mặt hàng nhạy cảm)

Quy chế tối huệ quốc: Việt Nam và Mỹ cam kết thực hiện đối xử thuế quan tối huệ quốc đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu vào mỗi nước (mức thuế quan này là 50% đối với các quốc gia không nhận được MFN)

Cắt giảm thuế quan: Việt Nam đồng ý cắt giảm thuế quan (mức cắt giảm điển hình là

từ 1/3 đến 1/2 ) đối với một loạt các sản phẩm được các nhà xuất khẩu Mỹ quan tâm như các sản phẩm vệ sinh, phim, máy điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh, xe gắn máy, điện thoại di động, video games, thịt cừu, bơ, khoai tây, cà chua, hành, tỏi, các loại rau xanh khác, nho, táo và các loại hoa quả tươi khác, bột mỳ, đậu tương, dầu thực vật, thịt và cá đã được chế biến, các loại nước hoa quả Việc cắt giảm thuế quan các mặt hàng này được áp dụng dần dần trong giai đoạn 3 năm Phía Mỹ thực hiện cắt giảm ngay theo quy định của Hiệp định song phương

Những biện pháp phi quan thuế: Phía Mỹ, theo quy định của WTO sẽ không có những rào cản phi quan thuế (trừ hạn ngạch đối với hàng dệt may); trong khi đó, Việt Nam đồng ý loại bỏ tất cả các hạn chế về số lượng đối với một loạt các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp (các linh kiện lắp ráp, thịt bò, các sản phẩm cam quýt ) trong giai đoạn từ 3 -7 năm, phụ thuộc vào từng mặt hàng

Trang 6

6

Cấp giấy phép nhập khẩu: Việt Nam sẽ loại bỏ tất cả các thủ tục cấp giấy phép một cách tuỳ ý, và sẽ tuân thủ theo các quy định của Hiệp định WTO Về việc định giá trị đánh thuế hải quan và các khoản phí hải quan, Việt Nam cần tuân thủ các luật lệ của WTO đối với việc định giá các giao dịch và định giá thuế hải quan, cũng như hạn chế các khoản phí hải quan đánh vào các dịch vụ được thanh toán trong vòng 2 năm.Về phía Mỹ, theo Luật Thương mại Mỹ, các công ty của Việt Nam và các nước khác đều

sẽ được cấp giấy phép hoạt động khi có yêu cầu

Những thước đo về tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm: Hai bên cam kết tuân thủ theo các tiêu chuẩn của WTO; các quy định về kỹ thuật, và những thước đo

về vệ sinh an toàn thực phẩm phải được áp dụng trên cơ sở đối xử quốc gia, và chỉ được áp dụng trong chừng mực cần thiết để giải quyết những mục đích chính đáng (bảo vệ con người, bảo vệ cuộc sống của động vật, sinh vật)

Mậu dịch quốc doanh: Cần phải được thực thi theo các quy định của WTO (ví dụ, các doanh nghiệp quốc doanh Việt Nam trước kia chỉ tiến hành các cuộc giao dịch theo những mối quan tâm về thương mại và còn ít quan tâm tới các quy định của WTO)

Về các lĩnh vực và ngành cụ thể:

Các dịch vụ pháp lý: Các nhà dịch vụ Mỹ có thể cung cấp dịch vụ dưới hình thức chi nhánh, công ty 100% vốn Mỹ; các chi nhánh này nhận được giấy phép hoạt động là 5 năm và có thể được gia hạn mỗi lần không quá 5 năm

Trang 7

Các dịch vụ kỹ thuật: Cho phép công ty 100% vốn Mỹ Có thể cung cấp các dịch vụ cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong 2 năm đầu, sau đó không giới hạn Các dịch vụ về vi tính và các dịch vụ liên quan: Cho phép công ty 100% vốn Mỹ Có thể cung cấp dịch vụ cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong 2 năm đầu, sau

đó không hạn chế

Các dịch vụ quảng cáo: Chỉ các liên doanh với các đối tác Việt Nam mới được phép kinh doanh một cách hợp pháp các dịch vụ quảng cáo Phần góp vốn của phía Mỹ không vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh 5 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực hạn chế này là 51% và 7 năm sau sẽ không hạn chế về tỷ lệ góp vốn từ phía Mỹ trong các liên doanh

Các dịch vụ tư vấn quản lý: Chỉ thông qua các công ty liên doanh 5 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực được phép lập các công ty 100% vốn Mỹ

Các dịch vụ viễn thông: 1) Các dịch vụ viễn thông có giá trị gia tăng: liên doanh với đối tác Việt Nam được phép kinh doanh dịch vụ viễn thông sau 2 năm (3 năm đối với dịch vụ Internet), vốn của Mỹ không quá 50% vốn pháp định của liên doanh 2) Các dịch vụ viễn thông cơ bản (bao gồm mobile,cellular và vệ tinh): liên doanh với đối tác Việt Nam được phép kinh doanh dịch vụ viễn thông sau 4 năm, vốn đóng góp phía

Mỹ không quá 49% vốn pháp định của liên doanh 3) Dịch vụ điện thoại cố định: liên doanh với đối tác Việt Nam được phép kinh doanh dịch vụ viễn thông sau 6 năm, vốn đóng góp của phía Mỹ không quá 49% vốn pháp định của liên doanh Phía Việt Nam

Trang 8

Các dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật đồng bộ có liên quan: Cho phép công ty 100% vốn Mỹ Có thể cung cấp các dịch vụ cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong 3 năm đầu tiên, sau đó không hạn chế

Các dịch vụ phân phối ( bán buôn và bán lẻ): Được phép lập liên doanh sau 3 năm Hiệp định có hiệu lực, vốn đóng góp phía Mỹ không quá 49% Sau 6 năm Hiệp định

có hiệu lực hạn chế về vốn này sẽ được bãi bỏ

Các dịch vụ giáo dục: Chỉ dưới các hình thức liên doanh, 7 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực sẽ được phép lập trường học với 100% vốn Mỹ

Các dịch vụ tài chính: 1) Các dịch vụ bảo hiểm nhân thọ và các bảo hiểm không bắt buộc: được phép lập liên doanh sau 3 năm Hiệp định có hiệu lực, vốn đóng góp phía

Mỹ không quá 50% Sau 5 năm được phép 100% vốn Mỹ 2) Các dịch vụ bảo hiểm bắt buộc (bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trong xây dựng ): được phép lập liên doanh sau 3 năm Hiệp định có hiệu lực, không giới hạn vốn đóng góp của phía Mỹ, sau 6 năm được phép 100% vốn Mỹ

Các dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính liên quan khác: 1) Các nhà cung cấp, công ty thuê mua tài chính và ngoài ngân hàng: được phép thành lập công ty liên doanh trong vòng 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, cho phép 100% vốn Mỹ 2) Ngân hàng: sau 9 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, các ngân hàng Mỹ được phép thành lập ngân hàng chi nhánh 100% vốn Mỹ tại Việt Nam Trong thời gian 9 năm đó các ngân hàng Mỹ có thể thành lập ngân hàng liên doanh với đối tác Việt Nam, trong

đó phần góp vốn của đối tác Mỹ không dưới 30% và không quá 49% 3) Các dịch vụ

Trang 9

Các dịch vụ du lịch và dịch vụ lữ hành liên quan: 1) Các dịch vụ khách sạn và nhà hàng : các công ty cung cấp dịch vụ Mỹ cùng với việc đầu tư xây dựng khách sạn nhà hàng được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn Mỹ 2) Các dịch vụ đại lý và điều phối du lịch lữ hành: được phép lập liên doanh, phần góp vốn phía Mỹ không quá 49% và 3 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực hạn chế này là 51% và 5 năm sau hạn chế này sẽ được bãi bỏ

Quan hệ đầu tư

Các cam kết chung bao gồm: Các hoạt động đầu tư của mỗi nước đều được nước đối tác cam kết bảo hộ, Việt Nam đảm bảo việc bảo hộ các công ty Mỹ không bị sung công các khoản đầu tư của họ tại Việt Nam

Các chuyển khoản tài chính: Cho phép đối tác Mỹ được đem về nước các khoản lợi nhuận và các chuyển khoản tài chính khác trên cơ sở đãi ngộ quốc gia

Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs): Phía Mỹ cam kết thực hiện ngay từ đầu, Việt Nam sẽ huỷ bỏ dần các TRIMs không phù hợp với các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại của WTO trong 5 năm như những quy định về tỷ lệ

số lượng hoặc giá trị sản xuất trong nước

Đối xử quốc gia: Việt Nam cam kết thực hiện chế độ Đối xử quốc gia với một số ngoại lệ Việc thẩm tra giám sát đầu tư sẽ được dần huỷ bỏ hoàn toàn đối với hầu hết các khu vực trong giai đoạn 2, 6 hoặc 9 năm (tuỳ thuộc vào loại khu vực đầu tư, ví dụ, đầu tư trong các Khu Công nghiệp hay trong khu vực sản xuất), tuy nhiên Việt Nam duy trì quyền áp dụng thẩm tra giám sát trong những khu vực ngoại lệ nhất định

Trang 10

10

Loại bỏ việc giới hạn đóng góp vốn trong các liên doanh: Quy định hiện nay đối với phần góp vốn phía Mỹ trong các công ty liên doanh ít nhất phải 30% vốn pháp định; loại bỏ những quy định bán cổ phần phía Mỹ trong liên doanh cho đối tác Việt Nam Phía Mỹ chưa được thành lập công ty cổ phần và chưa được phát hành cổ phiếu ra công chúng, chưa được mua quá 30% vốn của một công ty cổ phần Những ràng buộc này sẽ duy trì trong vòng 3 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực

Bộ máy nhân sự của liên doanh: Trong vòng 3 năm huỷ bỏ quy định về số thành viên nhất định người Việt Nam trong Ban giám đốc; giới hạn mạnh mẽ các vấn đề trong đó

“sự nhất trí” của ban giám đốc phải đạt được (ví dụ, trong vấn đề đó các thành viên Việt Nam có quyền phủ quyết); cho phép các nhà đầu tư Mỹ được phép tuyển chọn nhân sự quản lý không phụ thuộc vào quốc tịch

Phía Việt Nam cũng cam kết ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực sẽ loại bỏ dần tất cả các đối xử không công bằng về giá đối với các công ty và các cá nhân Mỹ như phí lắp đặt điện thoại và các dịch vụ viễn thông khác, các phí vận tải, thuê mướn nhà xưởng, trang thiết bị, giá nước và dịch vụ du lịch Trong vòng 2 năm sẽ bỏ chế độ hai giá đối với đăng ký ô tô, giá dịch vụ cảng và giá đăng ký điện thoại Trong vòng 4 năm sẽ bỏ hẳn chế độ hai giá đối với mọi hàng hoá và dịch vụ kể cả giá điện hay vé máy bay

Quyền sở hữu trí tuệ

Hiệp định Quyền tác giả được ký giữa Việt Nam và Mỹ ngày 27/6/1997 giúp Việt Nam tăng cường thêm một bước công tác quản lý các hoạt động văn hoá thông tin nhằm ngăn chặn việc phổ biến các tác phẩm có nội dung không lành mạnh tại Việt Nam, hạn chế tệ sử dụng tác phẩm của Mỹ mà không chịu trả tiền để kinh doanh kiếm lời của một số tổ chức và cá nhân trong nước Ngoài ra, thông qua việc thực hiện Hiệp định, các tác phẩm của Mỹ sẽ được lựa chọn kỹ hơn và phổ biến ở Việt Nam với nội dung và hình thức tốt hơn

Quyền Sở hữu trí tuệ được đề cập trong chương 2 của Hiệp định Việt Nam nhất trí tuân thủ hoàn toàn các quyền Sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPs) trong

Trang 11

11

tất cả các lĩnh vực trong một khuôn khổ thời gian ngắn bao gồm: Việc bảo hộ bản quyền và nhãn hiệu hàng hoá trên cơ sở TRIPs được thực thi trong 12 tháng; bảo hộ các bí mật thương mại và bản quyền trên cơ sở TRIPs được thực thi trong 18 tháng Theo Hiệp định thương mại song phương, phía Mỹ cam kết thực thi quyền Sở hữu trí tuệ được ký kết kể từ ngày Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực trừ các nghĩa vụ tại Điều

8 và Điều 3.1 liên quan đến việc bảo hộ thiết kế bố trí (topography) mạch tích hợp được thi hành sau 24 tháng kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực

Hiệp định cũng quy định trường hợp có xung đột giữa các quy định của Hiệp định này

và Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ về quyền tác giả, ký tại Hà Nội ngày 27/6/1997 thì các quy định của Hiệp định này được ưu tiên áp dụng trong phạm vi xung đột

2 Tiến trình phát triển quan hệ thương mại Việt Mỹ

 Giai đoạn chưa dở bỏ lệnh cấm vận:

Trước năm 1975

Thời kỳ trước năm 1975 Mỹ có quan hệ kinh tế với chính quyền Sài Gòn cũ Kim ngạch buôn bán không lớn, chủ yếu là hàng nhập khẩu của Mỹ để phục vụ cuộc chiến tranh xâm lược Về xuất khẩu sang Mỹ có một số mặt hàng như cao su, gỗ, hải sản, đồ gốm v.v…với số lượng ít ỏi

Từ tháng 5 năm 1964 Mỹ thực thi cấm vận miền Bắc nước ta và khi Việt Nam thống nhất, Mỹ đã mở rộng cấm vận tới toàn bộ lãnh thổ Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực thương mại, tài chính, tín dụng ngân hàng… đồng thời Mỹ khống chế các nước đồng minh và ngăn cản tổ chức tiền tệ và tài chính quốc tế cho Việt Nam vay tiền

Những năm đầu thập kỷ 90

Trang 12

12

Bước sang thập kỷ 90 quan hệ ngoại giao cũng như quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước Việt Nam và Mỹ đã có những bước tiến đáng kể, lỗ lực hướng tới các mối quan hệ hữu nghị, hợp tác, bình đẳng cùng có lợi, vì lợi ích của mỗi nước cũng như hoà bình và thịnh vượng chung trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương và trên thế giới

Để đến được với lộ trình này, cả hai phía đã có những lỗ lực vượt bậc theo hướng cuả

"bản lộ trình" được đưa ra dưới thời cực tổng thống G.Bush, trong đó đưa ra các bước tiến tới bình thường hoá quan hệ với Việt Nam

Năm 1993, ông B Clinton lên nắm quyền, đã tán thành và cam kết tiếp tục "bản lộ trình" của chính quyền ông G.Bush: ngày 2/7 tổng thống Clinton quyết định không ngăn cản các tổ chức tài chính quốc tế nối lại viên trợ cho Việt Nam Quyết định có ý nghĩa hơn nhiều đối với doanh nghiệp Mỹ là ngày 14/9/1993 tổng thống Clinton cho phép các công ty Mỹ tham gia đấu thầu các dự án phát triển ở Việt Nam do các tổ chức tài chính quốc tế tài trợ

Song song với những nỗ lực cải thiện quan hệ của hai chính phủ, của các tổ chức hoạt động ngoại thương giữa 2 nước trong những năm đầu thập kỷ 90 này đã có được những bước đột phá ban đầu Theo số liệu thống kê, nếu xuất khẩu của Việt Nam sang

Mỹ thời kỳ 1986 - 1989 hầu như không có gì, thì năm 1990 đã xuất khẩu được lượng hàng trị giá khoảng 5.000 USD tăng lên 9.000USD năm 1991,11.000USD năm 1992

và lên tới 58.000USD năm 1993

 Giai đoạn sau khi Mỹ hủy bỏ lệnh cấm vận:

Ngày 3/2/1994, Tổng thống Mỹ Bill Clinton chính thức tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận chống Việt Nam Tiếp đó, Bộ Thương mại Mỹ chuyển Việt Nam từ nhóm Z (gồm Bắc Triều Tiên, CuBa và Việt Nam) lên nhóm Y ít hạn chế thương mại hơn (gồm Liên Xô

cũ, các nước thuộc khối Vacsava cũ, Anbani, Mông Cổ, Lào, Campuchia và Việt Nam) Bộ Vận tải và Bộ Thương mại Mỹ bãi bỏ lệnh cấm tàu biển và máy bay Mỹ vận chuyển hàng hoá sang Việt Nam, cho phép tàu mang cờ Việt Nam vào cảng Mỹ

Trang 13

13

Chính phủ Mỹ cũng đồng thời tiến hành các công việc chuẩn bị về chính sách và luật pháp nhằm mục đích phát triển hợp tác kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại với Việt Nam Đây chính là những sự kiện quan trọng đầu tiên, đánh dấu bước tiến vượt bậc trong củng cố và phát triển quan hệ kinh tế- thương mại giữa hai nước Trước năm 1990, quan hệ thương mại mang tính một chiều, chỉ có Mỹ xuất khẩu hàng hoá sang Việt Nam, còn về phía Việt Nam thì hầu như chưa có hàng hoá xuất khẩu sang Mỹ

Quan hệ thương mại hàng hóa song phương Việt Nam-Hoa Kỳ ngày càng phát triển, đặc biệt là từ năm 2007, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Năm 2007 là năm đánh dấu mức tăng trưởng nhảy vọt trong thương mại hàng hóa Việt Nam - Hoa Kỳ, đặc biệt là xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

Số liệu Thống kê Hải quan cho thấy, nếu như trong năm 2005 và 2006, tổng kim

ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ chỉ đạt tương ứng 5,91 tỷ USD và 7,83 tỷ USD thì đến năm 2007, tổng trị giá hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã vượt con số 10 tỷ USD Năm 2008, tuy chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc suy thoái kinh tế bắt đầu tại Hoa Kỳ vào tháng 12/2007 và tiếp đến là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ giữa năm 2008, nhưng quan hệ thương mại giữa hai nước vẫn có những dấu hiệu khả quan Tổng kim ngạch buôn bán hàng hóa hai chiều

trong năm 2008 đạt 14,5 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2007 Sang đến năm 2009,

mặc dù tiếp tục gặp nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất thế giới này vẫn đạt được 11,36 tỷ USD, giảm nhẹ 4,3% so với kết quả thực hiện của một năm trước đó Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hàng hoá lớn nhất của các nhà xuất khẩu Việt Nam

Biểu đồ: Quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn năm 2005-

2009 và quý I/2010

Trang 14

14

Nếu duy trì đà tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân quý I/2010 thì tổng kim ngạch trao đổi hàng hoá giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong năm 2010 ước có thể đạt lên đến con số 19 tỷ USD, thậm chí con số này có thể lên đến 20 tỷ USD; trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa có thể đạt hơn 14 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt hơn 5 tỷ USD

Số liệu Thống kê Hải quan ghi nhận từ năm 2003 đến nay, Hoa Kỳ luôn luôn là thị trường giành vị trí quán quân về tiêu thụ hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam với tỷ trọng trung bình giai đoạn 2005 - 2009 chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Đồng thời, Hoa Kỳ cũng là một trong những thị trường chính (đứng ở vị trí thứ 7) cung cấp hàng hóa cho các nhà nhập khẩu Việt Nam Tỷ trọng bình quân nhập khẩu

từ Hoa Kỳ cả giai đoạn 2005- 2009 chiếm khoảng 3% tổng kim ngạch nhập khẩu của

cả nước từ tất cả các thị trường Như vậy, tính chung cho cả xuất nhập khẩu thì từ năm 2005-2008 Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ ba của các công ty Việt Nam Nhưng sang năm 2009, Hoa Kỳ đã vượt qua Nhật Bản vươn lên vị trí thứ hai, chỉ sau Trung Quốc

Trang 15

Nhập khẩu

Tính toán trên nguồn số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam

Thứ hạng của Hoa Kỳ trong tổng số tất cả các khu

vực thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam 2 1 7

Tỷ trọng so với tổng kim ngạch xuất khẩu của

Tính toán trên nguồn số liệu của Cơ quan Thống kê Hoa Kỳ

Thứ hạng của Việt Nam trong tổng số tất cả các khu

vực thị trường xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ 30 45 26

Tỷ trọng so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam và Cơ quan Thống kê Hoa Kỳ

Bảng số liệu trên cho thấy Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ hàng hoá lớn nhất của Việt Nam và là thị trường cung cấp hàng hóa lớn thứ 7 sang thị trường Việt Nam Nhưng ở chiều ngược lại, trị giá buôn bán hai chiều giữa Việt Nam với thị trường này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ Cụ thể, về thứ hạng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam so với các khu vực thị trường xuất nhập khẩu khác của Hoa Kỳ thì Việt Nam chỉ đứng ở vị trí thứ 30 với thị phần 0,6%

Trang 16

16

Trong đó, Việt Nam là nhà xuất khẩu đứng thứ 45 sang Hoa Kỳ với tỷ trọng 0,3% và

là thị trường đứng thứ 26 nhập khẩu hàng hóa từ Hoa Kỳ với tỷ trọng là 0,8%

Trong nhiều năm qua, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam luôn ở trạng thái nhập siêu và mức nhập siêu ngày càng tăng nhưng ngược lại trong quan hệ thương

mại với Hoa Kỳ - cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam luôn duy trì

mức thặng dư Cụ thể trong năm 2005, Việt Nam xuất siêu sang Hoa Kỳ 5,04 tỷ

USD; sang năm 2008 con số này là 9,23 tỷ USD; trong năm 2009, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tại Hoa Kỳ và trên phạm vi toàn cầu, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ giảm so với một năm trước đó trong khi nhập khẩu

từ thị trường này lại tăng nên xuất siêu của Việt Nam đạt 8,35 tỷ USD, tương đương mức nhập siêu của năm 2007

Bảng 2: Thống kê kim ngạch, tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu

và cán cân thương mại hàng hóa giữa Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 2005- 2009

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa

của ViệtNam sang Hoa Kỳ (triệu USD) 5.905 7.829 10.089 11.869 11.356 Tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu

của Việt Nam sang Hoa Kỳ (%) - 32,6 28,9 17,6 - 4,3 Tốc độ tăng/giảm xuất khẩu của cả

Nhập khẩu

Trang 17

17

Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa

của ViệtNam từ Hoa Kỳ (triệu USD) 863 982 1.700 2.635 3.006 Tốc độ tăng/giảm nhập khẩu của

Tốc độ tăng/giảm nhập khẩu của cả

Cán cân thương mại hàng hóa của

ViệtNam với Hoa Kỳ (XK-NK) (triệu

USD)

5.042 6.847 8.389 9.233 8.350

Cán cân thương mại hàng hóa với tất

cả các nước trên thế giới (XK-NK)

(triệu USD)

4.540 -5.065

14.121

18.029

12.853

-Nguồn: Tổng cục Hải quan

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong những năm qua bao gồm hàng dệt may, gỗ & sản phẩm gỗ, giày dép các loại, dầu thô, hàng hải sản, máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện,

Hoa Kỳ cũng là một trong những thị trường lớn nhất về nhập khẩu một số mặt hàng chính của nước ta giai đoạn 2005-2009 như sau: dệt may (chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước); giày dép (chiếm 23%), gỗ và sản phẩm gỗ (chiếm 33%),

Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Hoa Kỳ trong những năm qua bao gồm máy móc thiết bị & dụng cụ phụ tùng, bông các loại, chất dẻo nguyên liệu, thức

ăn gia súc & nguyên liệu, nguyên phụ liệu dệt may da giày,

Trang 18

18

Trong giai đoạn 2005 - 2009, cơ cấu mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ luôn đứng đầu là nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng và chiếm tỷ trọng khoảng 1/5 tổng trị giá hàng hoá Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ

Bảng 4: Thống kê kim ngạch, tỷ trọng kim ngạch một số nhóm hàng chính Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ năm 2009 và quý I/2010

Chỉ tiêu

Kim ngạch (triệu USD)

Tỷ trọng 1 (%)

Tỷ trọng 2 (%)

Tăng/giảm so với năm trước (%)

Quý I/201

0

2009

QuýI/201 0/

quý I/2009

nguyên liệu 147 32 4,9 4,0 5,2 4,2 -6,4 79,3 Thức ăn gia

Trang 19

phẩm sữa 46 23 1,5 2,8 8,9 13,4 -27,6 120,5 Sản phẩm hóa

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Ghi chú: Tỷ trọng 1: tỷ trọng nhập khẩu nhóm hàng đó trong tổng kim ngạch nhập khẩu của ViệtNam từ Hoa Kỳ

Tỷ trọng 2: tỷ trọng nhập khẩu từ Hoa Kỳ trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng đó của Việt Nam

Bộ Thương mại Mỹ cho biết trong năm 2010, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ lượng hàng hóa trị giá 14,784 tỷ USD, tăng 20% so với năm trước đó, trong khi kim ngạch nhập khẩu đạt 3,539 tỷ USD, tăng 7% Theo Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, năm ngoái, Việt Nam giữ vị trí thứ 27/221 nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa sang

Mỹ Dệt may là mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch cao nhất (đạt 5,76 tỷ USD và tăng 15,2% so với năm 2009), tiếp đến là đồ gỗ (1,82 tỷ USD) và giày dép (1,62 tỷ USD) Thiết bị điện, sản phẩm âm thanh vượt lên chiếm vị trí thứ tư trong các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Mỹ với giá trị xuất khẩu đạt 778,6 triệu USD, tăng 21,7% so với năm 2009 Kim ngạch xuất khẩu hàng thủy hải sản của Việt Nam sang

Trang 20

20

Mỹ năm qua đạt 646,4 triệu USD, tăng 23,8% Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Mỹ trong năm 2010, máy móc, thiết bị cơ khí và phụ tùng đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất (53%, lên mức 621,2 triệu USD) Xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam trong năm 2010 tăng 7% so với năm 2009 do Việt Nam tăng nhập khẩu máy móc, thiết bị cơ khí và phụ tùng (393,7 triệu USD); bông, sợi và vải dệt (254 triệu USD)

Hàng nông sản:

Khi Hiệp định thương mại Việt- Mỹ có hiệu lực, ta sẽ thuận lợi hơn trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản Mặt hàng rau tươi xuất sang Mỹ chênh lệch giữa có MFN và phi MFN là 10% và 50% nên khi có MFN, nước ta có thể xuất khẩu hàng chục triệu USD rau quả tươi sang Mỹ, nếu đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm nghiêm ngặt của Mỹ (Thuế suất của rau quả giảm từ 22 cent/kg xuống còn 1 cent/kg và quả tươi giảm từ 10 cent/kg xuống 0,4 cent/kg, chè xanh từ 20% xuống 7%) Hiện nay mỗi năm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ 30 triệu USD hạt điều Các chuyên gia Bộ Thương mại dự đoán kim ngạch xuất khẩu hạt điều có thể tăng lên gấp đôi (60 triệu USD) nếu các doanh nghiệp sản xuất và chế biến mặt hàng này đáp ứng được đòi hỏi về chất lượng Nước ta mỗi năm xuất sang Mỹ trên 100 triệu USD

Trang 21

Mỹ nhất là khi thuế quan bị cắt giảm bởi quy chế NTR Tuy nhiên, theo Bộ Thương mại, hàng dệt may là mặt hàng được bảo hộ cao bằng hàng rào thuế quan và hạn ngạch, trong quan hệ song phương sẽ là một trong những vấn đề nóng bỏng nhất Nếu

mở được thị trường này, hàng dệt may của Việt Nam theo khả năng sản xuất có thể thu hút được các nước khác đầu tư vào Việt Nam làm hàng xuất khẩu đi Mỹ

Hàng giày dép:

Mức tiêu thụ giày dép của Mỹ rất lớn, chỉ cần giành được 10% thị trường này cũng có thể đạt kim ngạch trên 1,5 tỷ USD, lớn hơn tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép mà Việt Nam có thể đạt được trong năm nay

Bà Châu Huệ Cẩm, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp nhận định với thị trường Mỹ, hàng da giày của Việt Nam có thể tham gia vào thị trường “thượng lưu” nếu đi kèm với mác của các hãng nổi tiếng như Adidas, Reebok Còn với phân khúc thị trường “hạ lưu” thì phải cạnh tranh với hàng của Trung Quốc Tuy vậy, thị trường Mỹ cũng không khó tính, nếu đã vào được thì khả năng trụ lại là không quá khó khăn

Trang 22

22

Nhận xét về khả năng tăng tốc của ngành Da Giày Việt Nam , một chuyên gia của Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Thương mại) khẳng định, với Hiệp định thương mại Việt- Mỹ, thuế suất thuế nhập khẩu từ mức 35% trước đây sẽ chỉ còn 20% đối với mặt hàng giày dép của Việt Nam sang Mỹ Trước thời điểm Hiệp định thương mại Việt- Mỹ có hiệu lực, sản phẩm giày dép Việt Nam xuất khẩu tới hơn 40 nước, trong

đó thị trường chủ yếu là các nuớc EU, Mỹ, Nhật Việt Nam được đánh giá là một trong 5 nước có số lượng giày dép tiêu thụ nhiều nhất ở EU, do lợi thế giá rẻ, chất lượng và mẫu mã chấp nhận được với loại sản phẩm chủ yếu là giày thể thao

Hàng thuỷ - hải sản:

Thời gian qua, Mỹ luôn luôn là một trong những thị trường lớn nhất nhập khẩu các mặt hàng thuỷ, hải sản của Việt Nam như tôm sú, điệp, nghêu, cá tra, cá đồng, cá basa đông lạnh và chỉ đứng thứ 2 sau Nhật trong danh sách 10 thị trường có thị phần cao nhất của hàng thuỷ, hải sản Việt Nam

Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của nước ta sang Mỹ tăng nhanh trong những năm gần đây: từ 39 triệu USD năm 1997 lên 80 triệu USD năm1998 và 129 triệu USD năm

1999 Trong 8 tháng đầu năm nay, lượng thuỷ sản của ta xuất khẩu sang Mỹ đạt trị giá 206,6 triệu USD Ước tính, tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này trong

cả năm nay sẽ đạt trên 250 triệu USD

3.2 Thách thức

 Những qui định của Mỹ về hàng nhập khẩu:

Luật pháp nước Mỹ quy định, tất cả mọi vấn đề có liên quan đến việc nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài vào đều thuộc thẩm quyền của chính phủ Liên bang Bộ Thương mại, Văn phòng đại diện thương mại, Uỷ ban thương mại quốc tế và cụ thể nhất là Hải quan Mỹ là những cơ quan có trách nhiệm đối với vấn đề này Các giấy tờ cần xuất trình trong quy trình nhập hàng vào Mỹ gồm: Giấy nhập khẩu hải quan; Hoá đơn thương mại; Danh mục kiện hàng (nếu có); Giấy tờ khác theo yêu cầu cụ thể của chính quyền liên bang hay địa phương Mỹ có nhiều quy định pháp luật chặt chẽ và chi tiết trong buôn bán, các quy định về chất lượng, kỹ thuật Vì thế, khi các nhà xuất

Trang 23

23

khẩu chưa nắm rõ hệ thống các quy định về luật lệ của Mỹ thường cảm thấy khó làm

ăn tại thị trường này

 Vấn đề gian lận thương mại:

 Vấn đề gian lận thương mại giữa các nước cũng được coi như là một thách thức đối với Việt Nam khi được hưởng NTR Khi đó nếu được Mỹ áp dụng GSP (Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập) đối với hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ thì sẽ xảy

ra tình trạng hàng hoá một số nước mạo danh là hàng của Việt Nam để được hưởng ưu đãi Trong khi giá thành sản xuất của các nước này thấp hơn nhiều so với hàng của Việt Nam, thậm chí chỉ bằng một nửa giá thành của Việt Nam, lại được hưởng thuế suất ưu đãi (thông thường dưới 5%), thì hàng của các nước này chắc chắn sẽ cạnh tranh và đánh bật hàng của Việt Nam và chiếm được thị phần trong thị trường Mỹ

 Để chống gian lận thương mại hai bên phải tìm ra các biện pháp hữu hiệu như EU và Việt Nam đã từng làm để hình thành cơ chế kiểm tra kép đối với mặt hàng giày dép trên cơ sở giấy chứng nhận xuất xứ

 Công tác xúc tiến thương mại còn hạn chế

 Do chưa hiểu đầy đủ, cụ thể về một ngành nào hoặc một doanh nghiệp cụ thể nào và

về nhu cầu của doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh nên thông tin từ các tổ chức xúc tiến thương mại hỗ trợ cho doanh nghiệp còn mang tính chất chung chung, chưa cụ thể và kịp thời Trong khi đó các doanh nghiệp rất cần thông tin chuyên ngành cụ thể về thị trường, mặt hàng

 Do trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên hạn chế, việc tiếp cận và xử lý thông tin còn yếu nên nhiều khi chương trình xúc tiến không nhằm đúng đối tượng, lĩnh vực kinh doanh làm cho hiệu quả thấp

 Do không được hỗ trợ về mặt kinh tế nên đa số các tổ chức xúc tiến thương mại hoạt động theo nguyên tắc “ lấy thu bù chi”, do vậy họ hướng vào lợi nhuận hơn là hướng vào lợi ích của quốc gia, lợi ích của các doanh nghiệp

Trang 24

24

4 Thị trường tiêu thụ mỹ đối với mặt hàng rau quả

1 Môi trường vĩ mô

1 Kinh tế

1.1 GDP & Tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ

Nền kinh tế Hoa Kỳ là một trong những nền kinh tế có quy mô lớn của thế giới với nền công nghiệp hùng mạnh, nông nghiệp hiện đại và là trung tâm thương mại, tài chính của thế giới Nền kinh tế Hoa Kỳ là nền kinh tế hổn hợp tư bản chủ nghĩa được kích thích bởi tài nguyên thiên nhiên phong phú, một cơ sở hạ tầng phát triển tốt, và hiệu suất cao

Thứ bậc của kinh tế Mỹ trong vòng 6 năm qua Số liệu: IMF

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tổng sản phẩm nội địa của Hoa Kỳ hơn 13 ngàn tỉ đô la năm 2007 chiếm 20 phần trăm tổng sản phẩm thế giới Đây là tổng sản phẩm nội địa lớn nhất thế giới, lớn hơn một chút so với tổng sản phẩm nội địa kết hợp của Liên hiệp châu Âu ở sức mua tương đương năm 2006 Hoa Kỳ đứng hạng 8 thế giới về tổng sản

Trang 25

so với mức 2,6% của năm 2009

Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế hàng đầu thế giới trong quý I/ 2011 chỉ đạt 1,8%, giảm mạnh so với tốc độ tăng 3,1% trong quý IV/2010 Nguyên nhân của sự suy giảm tăng trưởng GDP trong quý I/ 2011 là giá nhiên liệu và thực phẩm tăng mạnh khiến người tiêu dùng thắt lưng buộc bụng; thời tiết xấu đã làm đình trệ các dự án xây dựng; chính phủ Mỹ cắt giảm chi tiêu quốc phòng mạnh nhất trong vòng 6 năm qua và chính quyền các bang thắt chặt chi tiêu Ngoài ra, thị trường bất động sản tăng chậm cũng là một trong những nguyên nhân khiến tốc độ tăng trưởng GDP giảm Tuy nhiên, sự sụt giảm trong tăng trưởng kinh tế ở quý I/ 2011 của Mỹ chỉ là một bước chững lại tạm thời và khẳng định sẽ kết thúc Các chuyên gia phân tích kinh tế dự đoán rằng giá xăng dầu trên thế giới sẽ dần dần ổn định và kinh tế của Mỹ sẽ đạt mức tăng trưởng là 3% trong ba quý còn lại của năm 2011

GDP năm 2010 của Mỹ theo cơ cấu

Trang 26

26

1.2 GNI per capita

Thu nhập bình quân đầu người tại Mỹ năm 2008 vào khoảng 50.000 USD/năm, tính

đến cuối năm 2009 là 43.563 USD Trong khi đó, tính đến cuối năm 2009, Thu nhập

bình quân đầu người của các nước đều thấp hơn của Mỹ : Nhật Bản (36.952 USD),

Đức (39.339 USD), Anh (34.209 USD), Pháp (41.006 USD), Italy (33.821 USD),

Trung Quốc ( 3.769 USD), …

Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), thu nhập đầu người (GNI per capita) của Trung

Quốc trong năm 2010 là 4.382 USD, so với của Mỹ là 47.240 USD ( thu nhập bình

quân đầu người của Mỹ cao gấp 11 lần so với người Trung Quốc)

Thu nhập bình quân đầu người của Mỹ ở mức cao, mức sống của người dân Mỹ ngày

càng tăng dẫn đến nhu cầu tiêu dùng của người dân Mỹ cũng tăng theo

1.3 Kim ngạch xuất nhập khẩu

Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 của Mỹ: 1270 tỷ USD

Mặt hàng xuất khẩu: sản phẩm nông nghiệp (đậu nành, hoa quả, ngô) 9,2%, nguyên

liệu công nghiệp 26,8%, tư bản phẩm (thiết bị bán dẫn, máy bay, linh kiện ô tô, máy

vi tính, thiết vị viễn thông) 49%, hàng tiêu dùng (ô tô, dược) 15%

Các bạn hàng chính: Canada 19,37%, Mexico 12.21%, Trung quốc 6.58%, Nhật

4,84%, Đức 4.1%, UK 4.33%

Kim ngạch nhập khẩu năm 2010 của Mỹ : 1903 tỷ USD

Mặt hàng nhập khẩu: sản phẩm nông nghiệp 4,9%, nguyên liệu công nghiệp

32,9%(dầu thô 8,2%), tư bản phẩm 30,4% (máy vi tính, thiết bị viễn thông, linh kiện ô

tô, máy văn phòng), hàng tiêu dùng 31,8% Các bạn hàng chính: Trung quốc 19.3%,

Canada 14.24%, Mexico 11.12%, Nhật 6,14%, Đức 4,53%

1.4 Tỷ giá hối đoái Đô la Mỹ - US dollar (USD)

Tỷ giá USD/VND tăng mạnh trong những tháng cuối năm 2010 Cụ thể đầu tháng 11/2009, giá USD là 17000 đồng, đến ngày 24/11/2009, gia đã tăng lên 17886 đồng, sang tháng

Trang 28

28

Biểu đồ tổng mức bán lẻ của Mỹ qua các năm

(Theo Trung tâm dự báo tài chính- the Financial forecast center )

Bán hàng tại Mỹ đã tăng nhẹ trong tháng mười hai cũng như cho các năm 2010, theo một báo cáo của Sở Thương mại Mỹ

Điều chỉnh bán lẻ và dịch vụ bán hàng thực phẩm tăng 0,6 % trong tháng mười hai đến 380.900.000.000 $ so với tháng trước và 7,9 phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái Tổng doanh số cho năm đã tăng 6,6 phần trăm từ năm 2009, báo cáo cho biết:

 Bán lẻ bán hàng thương mại tăng 0,7 phần trăm trong tháng, trong khi doanh số bán lẻ, không bao gồm doanh số bán hàng của xe có động cơ và phụ tùng, đã tăng 0,5 %

 "Cùng với nhau, tháng của Mỹ báo cáo doanh thu bán lẻ và giá tiêu dùng cho thấy rằng thực sự tăng trưởng tiêu thụ tăng tới 3,8% hàng năm trong quý thứ tư,

từ 2,4% trong năm thứ ba," Paul Ashworth, một nhà kinh tế tại Capital Economics, nói trong một ghi chú

Trang 29

29

 Điều này sẽ là quý tăng trưởng mạnh trong tiêu thụ trong bốn năm, ông nói

thêm, nói rằng "chúng ta vẫn còn hoài nghi rằng điều này nhanh hơn tốc độ

tăng trưởng có thể được duy trì hơn quý I, tuy nhiên, ngay cả sau khi cho phép

giảm thuế mới trong biên chế

1.6 Mức độ lạm phát của Mỹ

Bảng số liệu lạm phát của Mỹ qua các năm

( Theo Trung tâm dự báo tài chính- the Financial forecast center )

Trang 30

30

2 Chính trị

Hoa Kỳ là một nước dân chủ theo chế độ đa đảng Khi chính trị bất ổn sẽ làm cho nền kinh tế bất ổn theo Nhưng các doanh nghiệp đa quốc gia lại có đủ khả năng hoạt động hiệu quả trong chế độ dân chủ vì chế dộ dân chủ thường có những quy định tự do và hợp pháp về kinh tế Những luật lệ này bảo vệ quyền cá nhân và đoàn thể Bên cạnh

đó, rùi ro chính trị của các nước theo chế độ dân chủ thường thấp hơn các nước theo chế độ chuyên chế

Sự can thiệp của chính phủ Hoa Kỳ vào kinh tế theo hệ tư tưởng cá nhân Ví thế sự can thiệp của chính phủ nhỏ hơn so với hệ tư tưởng cộng đồng Với hệ tư tưởng này thì các hoạt động kinh doanh sẽ làm dựa trên các đòi hỏi của cộng đồng qua việc đẩy mạnh cạnh tranh và điều phối thị trường

Từng là một nước nông nghiệp, ngày nay Hoa Kỳ là một quốc gia đã đô thị hoá cao

độ Có đến 80% dân số hiện sống ở các thị trấn, thành phố lớn, hoặc ở khu ngoại ô của các đô thị Vậy khi một quốc gia nào có ý định xuất khẩu qua thị trường Mỹ chỉ cần tập trung ở thị trường tập trung dân cư cao

Từ cuộc Đại khủng hoảng kinh tế của những năm 1930 và Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ nhìn chung tìm cách giảm bớt hàng rào thương mại và phối hợp với hệ thống kinh tế thế giới Sự cam kết về thương mại tự do này có nguồn gốc cả về kinh tế lẫn chính trị;Nước Mỹ ngày càng tiệm cận với cách nhìn nhận thương mại rộng mở không chỉ là phương tiện gia tăng lợi ích kinh tế của chính mình mà cũng còn là chìa khóa để xây dựng các mối quan hệ hòa bình giữa các quốc gia

3 Luật pháp

Hoạt động xuất nhập khẩu của các nước vào Mỹ chịu sự điều chỉnh của các luật: các hiệp định thương mại song phương, luật về thuế nhập khẩu, luật kinh doanh thương mại của Mỹ,…Nhìn chung luật pháp của Mỹ khá khắc khe và phức tạp do mỗi tiểu bang còn có đạo luật riêng

4 Văn hóa – xã hội

4.1 Tư tưởng kinh tế - Tư tưởng chính trị

Trang 31

31

Mỹ là đất nước có tư tưởng tự do về kinh tế Thập kỷ tự do mới bắt đầu hình thành ở

Mỹ từ năm 1980 Ở đó, sự điều tiết của Chính phủ đối với hành vi của tư bản trong các lĩnh vực trong nước và quốc tế được nới lỏng hoặc hủy bỏ và nền kinh tế tư bản chủ yếu tự điều tiết thông qua hoạt động của các lực lượng thị trường

Chủ nghĩa tự do mới ngày nay có quy mô rộng lớn hơn do sự tiến bộ của khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, đã làm cho các dân tộc gần với nhau hơn và

do toàn cầu hóa cùng với hội nhập quốc tế đang diễn ra trên một phạm vi rộng hơn với cường độ mạnh mẽ hơn

Về tư tưởng chính trị thì Mỹ là quốc gia theo chủ nghĩa cá nhân Đây là một cách nhìn nhận trên phương diện xã hội, chính trị hoặc đạo đức trong đó nhấn mạnh đến sự độc lập của con người và tầm quan trọng của tự do và tự lực của mỗi cá nhân Những người theo chủ nghĩa cá nhân chủ trương không hạn chế mục đích và ham muốn cá nhân Họ phản đối sự can thiệp từ bên ngoài lên sự lựa chọn của cá nhân - cho dù sự can thiệp đó là của xã hội, nhà nước, hoặc bất kỳ một nhóm hay một thể chế nào khác

4.2 Cấu trúc xã hội

Là một nước có diện tích lớn thứ 3 trên thế giới và với khoảng 290 triệu dân có nguồn gốc từ nhiều nơi khác nhau trên thế giới, Hoa Kỳ là một xã hội đa dạng nhất trên thế giới Mặc dù đại bộ phận người Mỹ được coi là có nguồn gốc từ Châu Âu, song những người thiểu số như người gốc Mỹ (người da đỏ), người Mỹ gốc Phi, người Hispanic,

và người Châu á cũng rất đông Hiện nay, mỗi năm có tới trên một triệu người nước ngoài di cư đến Hoa Kỳ sinh sống và làm ăn, và dự kiến đến năm 2050 người Mỹ da trắng chỉ còn chiếm dưới 50%

Việc phân biệt chủng tộc dường như đã mờ dần Và nữ giới tham gia ngày càng nhiều vào chính trị cũng như kinh tế

Trình độ người lao động cao, có khả năng áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến để tạo ra giá trị cao và hiệu quả hơn

Hoa Kỳ là nơi hội tụ của nhiều nhà khoa học và cũng là nơi tập trung nhiều tỷ phú với

những thành tựu nổi bật

Trang 32

32

Lực lượng lao động: 153,9 triệu người hoạt động trong các lĩnh vực (bao gồm cả người thất nghiệp) Tỉ lệ thất nghiệp 9,6% (2010) Lực lượng lao động đông đảo và có tay nghề cao

Các xã hội phương Tây nói chung và Mỹ nói riêng ưu tiên nhấn mạnh chủ nghĩa cá nhân Hệ thống giá trị của xã hội này nhấn mạnh đến thành quả cá nhân Lợi ích của điều này là mức độ hoạt động của các doanh nghiệp ở Mỹ khá cao và các sản phẩm mới, phương pháp kinh doanh mới được hình thành thường xuyên ở Mỹ bởi các doanh nghiệp cá nhân

Mỹ là quốc gia tiêu biểu có mức độ phân cấp xã hội thấp và tính linh hoạt cao giữa các giai cấp Mỹ có giai cấp thượng lưu, trung lưu và lao động Các thành viên giai cấp được quyết định nguyên tắc bằng những thành quả kinh tế cá nhân, không theo lai lịch và sự giáo dục Tuy vậy, cá nhân có thể bằng thành quả kinh tế của riêng mình mà

di chuyển từ tầng lớp lao động sang tầng lớp cao hơn trong đời sống một cách êm thắm.Ở xã hội Mỹ, cá nhân thành đạt từ dòng dõi thấp kém được đánh giá cao

4.3 Tôn giáo

Rất nhiều nhóm tôn giáo khác nhau cùng tồn tại trên lãnh thổ Hoa Kỳ, tất cả đều có quyền theo đuổi tín ngưỡng của họ và được bảo vệ một cách hợp pháp bởi Hiến pháp Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là một trong những quốc gia có nhiều loại tôn giáo nhất thế giới Ngoài việc

có tất cả các giáo phái tôn giáo lớn trên thế giới, Hoa Kỳ thực sự còn là đất nước của những nhóm tôn giáo thiểu số Mặc dù đạo Tin Lành vẫn là giáo phái chủ đạo của Thiên Chúa giáo ở Hoa Kỳ, song đạo Tin Lành cũng được chia thành hàng chục giáo phái với những đặc trưng riêng về tín ngưỡng, cách hành đạo và lịch sử Tuy nhiên, vị trí chủ đạo của Thiên Chúa giáo Tin Lành ở Hoa Kỳ đã bị suy yếu đi trong những năm gần đây Trên thực tế, một cuộc điều tra dư luận được Diễn đàn Pew về Tôn giáo và Đời sống cộng đồng thực hiện đã cho thấy lần đầu tiên trong lịch sử của mình, Hoa

Kỳ hiện đang trở thành một quốc gia trong đó đạo Tin Lành chỉ chiếm vị trí thiểu số

Số người Mỹ cho biết họ là thành viên của các giáo phái Tin Lành hiện chỉ còn 51%, giảm đi từ hơn 60% vào những năm 1970 và 1980

Trang 33

33

Khoảng một phần tư tổng số người trưởng thành tại Hoa Kỳ là tín đồ của Đạo Cơ Đốc

La Mã; khoảng 3,3% nữa là thành viên của các giáo phái Thiên Chúa khác Xét trên tổng số thì gần 8 trong số 10 người trưởng thành ở Hoa Kỳ cho biết họ theo một trong các giáo phái khác nhau của Thiên Chúa giáo Các giáo phái khác trên thế giới, trong

đó có đạo Do Thái, Hồi giáo, đạo Hinđu và đạo Phật - hiện đang chiếm khoảng 5% dân số trưởng thành ở Hoa Kỳ Gần như cứ sáu người Mỹ trưởng thành thì có một người không theo bất kỳ giáo phái cụ thể nào và số lượng những người này có xu hướng tăng lên trong những thập niên gần đây

4.4 Ngôn ngữ

Hoa Kỳ không có một ngôn ngữ chính thức, nhưng tiếng Anh được khoảng 82% dân

số nói như tiếng mẹ đẻ Biến thể tiếng Anh được nói tại Hoa Kỳ được biết như là tiếng Anh Mỹ; cùng với tiếng Anh Canada nó tạo thành một nhóm tiếng địa phương được biết đến là tiếng Anh Bắc Mỹ Có 96% dân số Hoa Kỳ nói rành tiếng Anh

Tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ thông dụng thứ nhì tại Hoa Kỳ, được khoảng 30 triệu người nói (hay 12% dân số) năm 2005

Có khoảng 337 ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ bằng dấu tại Hoa Kỳ mà trong đó khoảng

176 là có nguồn gốc bản địa 52 ngôn ngữ nói trong lãnh thổ của Hoa Kỳ ngày nay đã tuyệt chủng

4.5 Giáo dục

Mặc dù là một quốc gia gồm nhiều dân tộc, chủng tộc, sắc tộc, nhiều màu da, nhiều nhóm người thiểu số, song một đặc điểm chung trong tiến trình phát triển của hệ thống giáo dục là nhằm mục đích hướng tới cơ hội giáo dục bình đẳng cho tất cả mọi công dân không kể nguồn gốc dân tộc, tầng lớp xã hội, tập hợp mọi người lại với nhau trong một cộng đồng bình đẳng trên cơ sở hiến pháp, đồng thời luôn hướng tới tính dân chủ xã hội và phát triển toàn diện cho mỗi cá nhân Chính vì vậy nên mặc dù thoát thai từ các nước Tây Âu và ban đầu học tập áp dụng theo đường lối giáo dục của các nước này, nhưng do bản chất luôn năng động, sáng tạo, người Mỹ đã tạo ra những bước đi theo lối riêng của mình Chính điều này đã tạo nên một nền giáo dục nhân văn nhân bản, bám sát thực tiễn xã hội, gắn liền nghiên cứu, học tập với thực hành

Trang 34

34

2 Môi trường ngành 2.1 Tổng quan về thị trường rau quả Hoa Kỳ

Nhập siêu rau quả của Hoa Kỳ ngày càng tăng Là một nước có ngành nông nghiệp phát triển và được Chính phủ rất quan tâm nhưng trong 10 năm trở lại đây, nhập siêu rau quả của Hoa Kỳ ngày càng tăng lên Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ, năm

2009, nhập khẩu rau quả của Hoa Kỳ lên tới gần 16 tỷ USD (nhập siêu rau quả là 6 tỷ USD) Mặc dù có những bước tiến lớn về khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp nhưng

từ một nước xuất siêu rau quả vào những năm 1970, hiện nay Hoa Kỳ là một trong những nước nhập siêu rau quả lớn nhất thế giới Trái cây nhập khẩu chiếm khoảng 40% tổng nhu cầu tiêu thụ trái cây của Hoa Kỳ trong khi tỷ lệ này ở nhóm rau quả là 13- 15%

Biểu đồ 5 : Kim ngạch xuất, nhập khẩu rau quả của Hoa Kỳ giai đoạn 1990-2009

Nguồn: Bộ Thương mại Mỹ (2010)

Những nhân tố hình thành nên xu hướng này gồm có:

- Mức tiêu thụ rau quả ngày càng tăng tại Hoa Kỳ

- Sự đa dạng hóa cơ cấu dân số dẫn đến đa dạng hóa nhu cầu tiêu thụ rau quả (ví dụ

Ngày đăng: 10/03/2014, 12:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1:  kim  ngạch, tỷ  trọng  và thứ hạng  kim  ngạch  hàng  hóa xuất  khẩu,  nhập  khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong năm 2009 - Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Mỹ potx
Bảng 1 kim ngạch, tỷ trọng và thứ hạng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong năm 2009 (Trang 15)
Bảng 2: Thống kê kim ngạch, tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu - Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Mỹ potx
Bảng 2 Thống kê kim ngạch, tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu (Trang 16)
Bảng 4:  Thống kê  kim ngạch, tỷ trọng kim ngạch một số nhóm hàng chính Việt  Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ năm 2009 và quý I/2010 - Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Mỹ potx
Bảng 4 Thống kê kim ngạch, tỷ trọng kim ngạch một số nhóm hàng chính Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ năm 2009 và quý I/2010 (Trang 18)
Bảng số liệu lạm phát của Mỹ qua các năm - Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Mỹ potx
Bảng s ố liệu lạm phát của Mỹ qua các năm (Trang 29)
Bảng 4 : Cơ cấu nhập khẩu rau quả vào Hoa Kỳ (Tỷ USD) - Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Mỹ potx
Bảng 4 Cơ cấu nhập khẩu rau quả vào Hoa Kỳ (Tỷ USD) (Trang 35)
Bảng 5: So sánh kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu rau quả sang thị trường Hoa - Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Mỹ potx
Bảng 5 So sánh kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu rau quả sang thị trường Hoa (Trang 53)
Bảng 5: So sánh thị phần của các nước xuất khẩu rau quả lớn vào Hoa Kỳ - Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Mỹ potx
Bảng 5 So sánh thị phần của các nước xuất khẩu rau quả lớn vào Hoa Kỳ (Trang 59)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w