Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 71 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
71
Dung lượng
1,24 MB
Nội dung
LUẬN VĂN:
Đẩy mạnhxuấtkhẩuTCMNcủa
Việt NamsangthịtrườngEU
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 20 năm đổi mới và mở cửa nền kinh tế, ViệtNam đã có những bước tiến
rõ rệt trên nhiều phương diện, kinh tế tăng trưởng nhanh, chính trị - xã hội ổn định, cơ sở
hạ tầng được cải thiện, đời sống nhân dân được nâng cao, quan hệ quốc tế được mở rộng.
Đặc biệt trong mười năm gần đây tăng trưởng GDP của nước ta đạt trung bình 7,5%/năm;
trong đó kim ngạch xuấtkhẩu tăng rõ rệt. Kim ngạch xuấtkhẩu nước ta từ 699 triệu USD
vào năm 1986 đã tăng hơn 90 lần lên gần 64 tỷ USD vào năm 2008. Đóng góp không nhỏ
vào kim ngạch xuấtkhẩu là mặt hàng TCMN, với tốc độ tăng trưởngxuấtkhẩuTCMN
đạt trung bình 17,87%/năm trong vòng gần 10 năm (2000-2009). TCMN cũng góp phần
giải quyết việc làm cho trên 1,4 triệu lao động, đặc biệt các lao động ở vùng nông thôn,
từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn. Hiện
nay, ngành TCMN là một trong mười ngành xuấtkhẩu mũi nhọn của nước ta, phấn đấu
vào năm 2010, giá trị xuấtkhẩucủa ngành đạt 1,5 tỷ USD. Cho đến nay, mặt hàng
TCMN của nước ta đã xuất hiện trên 163 quốc gia trên thế giới, trong đó thịtrườngEU là
thị trường quan trọng chiếm 54% tỷ trọng xuấtkhẩucủa nước ta.
Tuy nhiên, cùng với những thành công to lớn, ngành TCMN vẫn còn nhiều hạn
chế và chưa tương xứng với tiềm năng của ngành: sản xuất còn manh mún và chưa tập
trung, giá thành còn cao, chất lượng và mẫu mã chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng
trên thế giới… Thị phần của nước ta trên thịtrườngTCMN quốc tế chiếm một phần rất
nhỏ bé. Đối với EU, một thịtrường quan trọng củaViệt Nam, tuy nhiên chúng ta chỉ
chiếm 5,4 % giá trị nhập khẩuTCMNcủa EU.
Xuất phát từ thực tế của ngành TCMN đặt ra yêu cầu từ lý luận đến thực tiễn phải
nghiên cứu để đưa ra phương hướng và giải pháp nhằm đẩymạnh giá trị xuấtkhẩu
TCMN ViệtNamsangthịtrường EU, góp phần phát triển ngành TCMN nước ta. Theo
đó, tôi đã chọn đề tài “Đẩy mạnhxuấtkhẩuTCMNcủaViệtNamsangthịtrường EU”
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu thịtrườngEU và phân tích thực trạng sản xuấtxuất
khẩu TCMNcủaViệtNamsangthịtrường EU, bài viết đề xuất một số giải pháp và kiến
nghị nhằm đẩymạnhxuấtkhẩuTCMNcủaViệtNamsangEU trong thời gian sắp tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Tình hình xuấtkhẩuTCMNViệtNamsangthịtrường EU.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Đề tài tập trung xem xét quan hệ thương mại mặt hàng TCMNViệtNam – EU.
+ TCMN có sản phẩm rất đa dạng, nhưng đề tài giới hạn nghiên cứu ở một số mặt
hàng TCMN đại diện, có kim ngạch xuấtkhẩu lớn trong những năm gần đây.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết nội dung của đề tài, bài nghiên cứu đã sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp thống kê, so sánh.
- Phương pháp trao đổi, lấy ý kiến.
Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp tổng hợp và hệ thống hóa
kinh nghiệm của một số nước xuấtkhẩuTCMN lớn của thế giới.
5. Kết cấu đề tài
Bài viết ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục kèm theo, nội dung của đề tài này
gồm 2 chương:
Chương 1: Thực trạng hoạt động xuấtkhẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ ViệtNam
vào thịtrườngEU
Chương 2: Định hướng và giải pháp đẩymạnhxuấtkhẩu mặt hàng thủ công mỹ
nghệ vào thịtrườngEU trong thời gian tới
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤTKHẨU MẶT HÀNG THỦ
CÔNG MỸ NGHỆ VIỆTNAM VÀO THỊTRƯỜNGEU
1.1. Tình hình sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ tạiViệtNam trong thời gian
qua (từ năm 2000 đến nay)
1.1.1. Khái quát về mặt hàng thủ công mỹ nghệ ViệtNam
1.1.1.1. Giới thiệu đôi nét về thủ công mỹ nghệ
Việt Nam có lịch sử phát triển lâu dài gắn với các làng nghề trong đó có làng nghề
thủ công mỹ nghệ (TCMN). Ban đầu, các sản phẩm TCMN chỉ đơn thuần phục vụ cho
nhu cầu sử dụng trong gia đình, sau đó để kiếm thêm thu nhập. Người nông dân thường
làm các sản phẩm TCMN trong lúc nông nhàn. Dần dần, các làng sản xuất có hiệu quả
hình thành nên làng nghề TCMN, duy trì và phát triển cho đến tận bây giờ như gốm Bát
Tràng, gỗ Đồng Kỵ, tranh Đông Hồ hay lụa Vạn Phúc… Mỗi sản phẩm TCMN tuy đến
từ các vùng khác nhau nhưng đều toát lên một nét văn hoá đậm chất làng quê Việt Nam.
Các hình ảnh làng quê như bờ tre, bến nước, cây đa, cổng làng, lễ hội,những dòng sông
quê… đều được đưa vào trong các tác phẩm tạo nên nét văn hoá đặc sắc cho mỗi sản
phẩm.
Những lao động tạo ra sản phẩm TCMN được gọi là nghệ nhân. Các nguyên liệu
của mặt hàng TCMNViệtNam gần gũi với nông thôn Việt Nam, giản dị chân chất như
chính con người Việt, như cây tre, cây mây, đất sét, cói, gỗ… Các nguyên liệu đó tuy rẻ
nhưng khi qua bàn tay của các nghệ nhân làng nghề nó trở thành những sản phẩm có giá
trị. Sản phẩm chủ yếu củaTCMNViệtNam rất đa dạng bao gồm những sản phẩm như
gốm sứ, tranh sơn mài, mây tre đan, gỗ mỹ nghệ, các sản phẩm thêu thùa v.v…
Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, ngành TCMN có cơ hội
hơn nữa để sản xuất, mở rộng và phát triển. Tuy nhiên, ngành thủ công truyền thống này
không thể thiếu được những đôi bàn tay khéo léo, cần cù của những nghệ nhân làng nghề,
không thể thiếu được những nét văn hoá truyền thống của dân tộc ta từ ngàn đời nay. Và
ngành TCMN truyền thống củaViệtNam sẽ luôn được duy trì, phát triển, song hành
cùng cuộc sống hiện đại như một đường uốn nghệ thuật tạo thêm đôi chút thi vị cho cuộc
sống.
1.1.1.2. Đặc điểm của mặt hàng thủ công mỹ nghệ ViệtNam
Hàng TCMN truyền thống do chính tay những người nghệ nhân các làng nghề tạo
ra. Khác với các sản phẩm công nghiệp có khuôn mẫu có sẵn và sai số trong khoảng cho
phép, thì các sản phẩm TCMN vừa theo khuôn, vừa có những nét riêng do người thợ thủ
công sáng tạo tự do theo cảm hứng và độ khéo léo của mỗi người. Chính vì thế, các sản
phẩm TCMN có những đặc thù riêng:
a. Các sản phẩm TCMN đều chứa trong nó giá trị văn hóa. Trên các sản phẩm
gốm, sứ hay đồ gỗ mỹ nghệ thường được khắc, trạm trổ hình tứ linh như Long, Ly, Quy,
Phượng, những con vật linh thiêng được người dân phương Đông trong đó có ViệtNam
tôn sùng. Ngoài ra trên các sản phẩm dệt, thêu thùa, thổ cẩm đều có nét văn hoá đặc trưng
thể hiện quan niệm của người Việt như trời tròn đất vuông, hay hàm chứa những quan
điểm triết học và nhân sinh quan của người phương Đông. Trong mỗi sản phẩm TCMN
đều hàm chứa tâm tư, tình cảm, quan niệm và triết lý sống của người dân Việt Nam, bản
sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam. Khi xét đến giá trị của mỗi sản phẩm TCMN người ta
luôn xét đến giá trị văn hoá kết tinh trong đó trước khi xét đến giá trị về mặt kĩ thuật và
kinh tế.
b. Các sản phẩm TCMN mang đậm nét phong cách của mỗi nghệ nhân, đặc trưng
của từng địa phương, làng nghề và hoà quyện trong truyền thống dân tộc. Các sản phẩm
thủ công mỹ nghệ đều có tính sáng tạo mỗi nghệ nhân. Các làng nghề khác nhau ở từng
địa phương khác nhau có những phong tục tập quán riêng. Văn hoá, lịch sử của từng địa
phương là môi trường tác động đến người nghệ nhân và sản phẩm do chính họ tạo ra.
Mỗi nét trạm trổ, điêu khắc hay hoa văn trên mặt hàng thêu, dệt đều mang đậm chất của
mỗi vùng quê. Phát triển qua thời gian, qua giao lưu giữa các vùng, qua chọn lọc tinh tuý
tạo nên nét riêng đặc sắc cho các sản phẩm thủ công của từng địa phương, nhưng nằm
trong bản sắc truyền thống của dân tộc Việt Nam.
c. Sản phẩm TCMN là sản phẩm nghệ thuật kết hợp giữa truyền thống và thành
tựu khoa học công nghệ hiện đại, sự kết hợp này tạo nên những đặc tính:
- Tính đơn chiếc, riêng hơn là tính đồng loạt.
- Mang tính bí quyết gia truyền hơn là phổ biến rộng rãi.
- Tính trí tuệ và tích luỹ lâu đời.
- Vừa có tính sử dụng, vừa có tính nghệ thuật trong sản phẩm.
Sản phẩm TCMN có tính đặc thù riêng nên khi nghiên cứu hoạch định chính sách
phát triển ngành hàng cần lưu ý đến những nét đặc trưng đó. Phát huy được truyền thống
trong sản phẩm và sáng tạo của nghệ nhân, mặt hàng TCMNcủaViệtNam đang từng
bước đứng vững ở thịtrường trong nước cũng như trên thịtrường quốc tế.
1.1.1.3. Một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ củaViệtNam
Trải qua năm tháng, ngành hàng TCMN phát triển với đa dạng sản phẩm. Các
nguyên liệucủa mặt hàng này thường rẻ, dễ kiếm và gần gũi với nông thôn Việt Nam, khi
qua những đôi bàn tay của người thợ thủ công nó trở thành những sản phẩm có giá trị cao
và được đón nhận không chỉ ở thịtrường trong nước mà còn ở thịtrường quốc tế. Những
sản phẩm TCMN rất đa dạng, nhưng với phạm vi của đề tài này, tôi xin được đề cập đến
các mặt hàng được xuấtkhẩu chủ yếu những năm gần đây:
a. Hàng gốm sứ
Một trong những mặt hàng TCMN phổ biến trong cuộc sống là gốm sứ. Gốm sứ
được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người dân ViệtNam như bát đĩa, ấm
chén, bình lọ hoa hay chum vại, gốm sứ được dùng để làm đồ thờ như bát hương,
tượng…, được dùng trong xây dựng như chân sứ, vật cách điện… Ngoài ra, gốm sứ được
sử dụng để làm quà lưu niệm.
Gốm sứ được sản xuất ở khắp vùng trên cả nước. Từ nam ra bắc đều có những
làng gốm nổi tiếng như Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Ninh), làng Cậy (Hải Dương),
Móng Cái (Quảng Ninh), Thanh Hoá, Phước Phú (Huế), Thanh Hà (Quảng Nam), Đồng
Nai, Thủ Dầu Một… Mỗi làng nghề đều có một nét độc đáo riêng. Gốm sứ có nhiều loại
men: men nâu có từ thời Lý, hoa lam có từ đời Trần, men ngọc, men rạn v.v. Ngày nay,
các kĩ thuật truyền thống được lan toả đi nhiều nhưng mỗi làng nghề đều giữ được cho
mình những bí quyết riêng. Nói đến men ngọc, men rạn ta không thể không nhớ đến làng
gốm Bát Tràng, sành nâu ở Thổ Hà, gốm da lươn vẫn được lưu truyền ở Hương Canh,
Phù Lãng, gốm Tức Mặc ở Nam Định được mệnh danh là “Thiên tường phủ chế”, ở Hải
Dương vẫn giữ được men hoa lam.
Để làm ra các sản phẩm gốm sứ ngoài nguyên liệu chính là đất, thì phải kể đến kỹ
thuật gốm sứ là bàn xoay và lò nung. Bàn xoay thì có xoay tay va xoay điện. Lò nung xưa
kia là lò vồng (nung củi) và lò hộp (nung bằng than) thì ngày nay còn có lò tunel đốt gas.
Các sản phẩm bằng gốm không chỉ được ưa chuộng ở ViệtNam và các nước
phương Đông mà còn được rất nhiều các nước phương Tây ưa chuộng. Đây cũng là một
trong những mặt hàng xuấtkhẩu chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuấtkhẩu TCMN.
b. Hàng mây tre đan
Cây tre, cây song, cây mây rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Từ bao đời
nay, những người thợ thủ công đã sử dụng các thân của cây này để tạo ra các sản phẩm
TCMN độc đáo. Từ những cây tre, mây, song có thể tạo ra giường, bàn ghế, giỏ hoa…
Sản xuất hàng mây tre đan cũng tạo thành các làng nghề nổi tiếng trong cả nước như Phú
Vinh, Yên Sở (Hà Tây), Nho Quan (Ninh Bình), Vĩnh Ba (Phú Yên)… Ở Phú Vinh (Hà
Tây) có 8000 người làm nghề đan lát. Hàng mây tre đan ở đây có tới hơn 500 mẫu mã
khác nhau. Có thể nói mây tre đan đã thu hút và giải quyết khá nhiều việc làm cho người
lao động, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nơi đây.
c. Mặt hàng gỗ mỹ nghệ
Không chỉ đối với người dân ViệtNam mà còn với tất cả người dân ở khắp mọi
nơi trên thế giới, gỗ và sản phẩm từ gỗ rất thông dụng. Ở Việt Nam, sản phẩm từ gỗ dùng
trong cuộc sống hàng ngày như bàn ghế, giường tủ, sập cho đến đồ trang trí như tranh
khảm, tượng… đến những sản phẩm dành cho đồ thờ cúng như bàn thờ, ống hương, câu
đối, ngai, tượng… Nghê mộc là cái tên thân thuộc mà dân gian hay gọi cho nghề sản xuất
các sản phẩm đồ gỗ. Các mặt hàng gỗ rất phong phú, có những sản phẩm giản đơn phục
vụ mục đích sử dụng hàng ngày, nhưng cũng có những sản phẩm kết hợp điêu khắc, tạc,
trổ cầu kì tạo nên giá trị nghệ thuật cao. Tính nghệ thuật, cầu kì của mỗi sản phẩm lại tuỳ
vào đôi tay khéo léo của người thợ mộc. Với những sản phẩm gỗ khảm trai thì giá trị của
sản phẩm đó tăng lên gấp bội. Chạm khắc gỗ nổi tiếng củaViệtNam có Đồng Kỵ, Phù
Khê (Bắc Ninh), Bích Chu (Vĩnh Phú), Kim Bồng (Quảng Nam), Mỹ Xuyên (Huế)…
Trong đó, cơ sở sản xuất gỗ mỹ nghệ lớn nhất nước ta phải kể đến Đồng Kỵ (Bắc Ninh).
Ngày nay, nhu cầu về gỗ mỹ nghệ trên thế giới rất lớn, để cạnh tranh được với gỗ mỹ
nghệ các nước khác các cơ sở sản xuất cần chú ý đến yếu tố nghệ thuật, tinh tế trong mỗi
sản phẩm.
d. Hàng thêu ren
Thêu ren là một nghề truyền thống ở nước ta. Nguyên liệu và dụng cụ sản xuấtthì
đơn giản nhưng đòi hỏi người thợ thủ công phải có sự khéo léo, kiên trì và sáng tạo.
Ngày nay, đã có máy thêu nhưng chỉ thêu được những sản phẩm chữ, biểu tượng, cờ…
Đối với những sản phẩm cầu kì, sáng tạo riêng vẫn cần có đôi bàn tay khéo léo, cần mẫn
của người thợ thủ công. Một số vùng có thêu ren nổi tiếng như Lý Nhân (Hà Nam), Minh
Lãng (Thái Bình), Văn Lam (Ninh Bình)… và một số vùng dân tộc thiểu số. Ở nước ta,
thêu ren xuất hiện sớm, nhưng phạm vi sản xuất còn nhỏ, chưa quy mô và chưa có thị
trường nên khó khăn trong việc sản xuất và phát triển mặt hàng này.
e. Mặt hàng thổ cẩm
Mặt hàng này được sản xuất chủ yếu bởi đồng bào dân tộc thiểu số như dân tộc
Mường, Khơ me, Thai, Tày, Dao, Lự… Ở miền Bắc nổi tiếng với làng nghề Nà Phồn,
Xâm Khoè (Hoà Bình) của dân tộc Thái, hay làng nghề Mường Bí, Mường Vang, Mường
Thành, Mường Đậu (Hoà Bình). Một số dân tộc ở miền Nam đều có nghề dệt gia đình.
Hàng thổ cẩm rất đa dạng, có thể làm quần áo, túi xách, ví, hay tranh treo tường… với
nhiều kiểu dáng và hoạ tiết độc đáo, đặc trưng cho văn hóa và quan niệm của người dân
tộc. Mặt hàng thổ cẩm chủ yếu được bán tại các khu du lịch cho khách nước ngoài.
1.1.2. Tình hình sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ
1.1.2.1. Nguồn nguyên liệu
Nguồn nguyên liệu đóng vai trò quan trọng trong sản xuất hàng hóa, nó quyết định
sự tồn tạicủa mỗi ngành hàng. Nguyên liệucủa ngành TCMNViệtNam hiện nay đang
đứng trước khó khăn suy giảm về số lượng và có chất lượng không ổn định. Theo đánh
giá của Trung tâm nghiên cứu và Hỗ trợ phát triển các làng nghề thủ công truyền thống
Việt Nam (HRPC), các làng nghề ViệtNam sẽ thực sự khủng hoảng về nguyên liệu trong
vòng 10 năm tới nếu không có những giải pháp tích cực mang tính tổng thể ngay từ bây
giờ.
Mặt hàng TCMN sử dụng nguồn nguyên liệu chính được lấy từ thiên nhiên như:
đất sét, tre, mây, giang, nứa, lá, đay, gỗ, cói, bông, dừa, vỏ ốc, vỏ trứng Trước đây,
nguồn nguyên liệu được coi là một lợi thế lớn đối với TCMNViệt Nam, vì những nguồn
nguyên liệu này thường sẵn có trong tự nhiên và có thể trồng và kiếm được dễ dàng ở
nông thôn Việt Nam. Hiện nay, nguồn nguyên liệu này đang bị giảm dần do khai thác
bừa bãi và không có kế hoạch bù đắp.
* Nguyên liệu họ tre (giang, luồng, nứa ):
Vùng nguyên liệu họ tre củaViệtNam phục vụ cho sản xuất hàng TCMN như
Hòa Bình (giang, nứa), Cao Bằng (trúc sào), Thanh Hóa (luồng), Yên Bái, Phú Thọ (vầu,
bương), Nghệ An (lùng), Huế (lồ ô), Tây Ninh (tầm vông) vùng nguyên liệu này đang
có xu hướng sụt giảm nhanh chóng trong khi nhu cầu sử dụng lại tăng cao đã đẩy giá
nguyên liệu tăng lên nhanh chóng. Tại Thanh Hóa, giá luồng đã gia tăng từ 7.000
đồng/cây (18 kg) năm 2005 lên đến 17.000 đồng/cây năm 2008, trong khi đó, tại Tây
Ninh giá nguyên liệu tầm vông (loại có đường kính 3.5 cm, dài 7m) cũng đã tăng từ
7.000 đồng/cây (năm 2006) và đến năm 2008 là 15.000 đồng/cây. Diện tích tầm vông đã
giảm nhanh chóng do người dân có xu hướng thay thế tầm vông bằng cây cao su đang
được giá gần đây. Rất nhiều doanh nghiệp ViệtNam (Hợp tác xã mành Phú Cát – Phú
Thọ), Lào (Công ty Artex Tiến Động – Hà Tây), Cam-Pu-Chia (Công ty Hiệp Tiến – T.P
Hồ Chí Minh)… đang phải nhập khẩu nguyên liệu họ tre từ Trung Quốc và một thực tế là
giá nhập khẩu nguyên liệu họ tre từ tỉnh Hủa Phan (Lào) về Hà Tây rẻ hơn rất nhiều giá
nguyên liệu họ tre được khai thác tạiViệt Nam.
* Nguyên liệu mây:
Thực tế nhiều vùng nguyên liệu mây truyền thống như Vĩnh Phú (nay là Vĩnh
Phúc và Phú Thọ), Thái Nguyên, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An… đã gần như cạn kiệt.
Giá nguyên liệu mây tăng liên tục hàng năm, từ 4000 đồng/kg sợi (năm 2000) lên tới
9500 đồng/kg hiện nay. Mặc dù nhu cầu tiêu thụ rất lớn nhưng gần như không có vùng
nguyên liệu mây lớn nào. Đầu năm 2007, hầu như các làng nghề mây và doanh nghiệp tại
Hà Tây đã vỡ hợp đồng do thiếu nguyên liệu, mà tác động trực tiếp chỉ do một đơn đặt
hàng lớn của công ty An Cô (Bình Dương) ký với đối tác nước ngoài và sự gom nguyên
liệu mây của doanh nghiệp này cho đơn hàng đó. Sau khi đã khai thác với nhiều hình
thức khác nhau vùng nguyên liệu mây tại Lào, rất nhiều doanh nghiệp đang nhập khẩu
nguyên liệu mây từ Indonesia…
* Nguyên liệu gỗ:
Ngoài một số làng nghề chạm khắc gỗ như Du Dự, Võ Lăng (Hà Tây), Đồng Giao
(Hải Dương)… sử dụng chủ yếu nguyên liệu gỗ rừng trồng, còn đa số các làng nghề làm
hàng nội thất như Đồng Kỵ (Bắc Ninh), Vân Hà (Hà Nội)…sử dụng một khối lượng rất
lớn gỗ rừng tự nhiên được khai thác chủ yếu từ các nguồn trôi nổi trên thị trường, trong
đó phần lớn gỗ được khai thác từ Lào và không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Trong xu
thế tiêu dùng của khách hàng quốc tế yêu cầu chứng chỉ rừng (FSC), thìđây lại là trở
ngại lớn nhất cho sự phát triển của các làng gỗ mỹ nghệ trong những năm tới. Rừng tự
nhiên ViệtNam có xu hướng tăng về diện tích nhưng chất lượng rừng tăng rất chậm. Các
làng nghề gỗ mỹ nghệ luôn chịu sức ép do không có vùng nguyên liệu cung cấp tập trung
và ổn định. Hàng năm, các làng nghề cũng chưa có được hạn ngạch khai thác gỗ. Chi phí
nguyên liệu tăng nhanh tác động mạnh đến tính cạnh tranh của sản phẩm gỗ ViệtNam
trên thịtrường quốc tế.
*Nguyên liệu cói, lục bình, bẹ chuối, năng tượng, lá buông:
Vùng nguyên liệu cói được trồng tập trung ở Ninh Bình, Thanh Hóa, Đồng Tháp,
Vĩnh Long, Long An… Nguyên liệu ở đây được Trung Quốc thu mua. Các địa phương
làm nghề thủ công từ cói ở nhiều năm ở tình trạng thiếu nguyên liệu do không cạnh tranh
được với các tư thương Trung Quốc, nhưng nếu năm nào tư thương Trung Quốc không
mua thì các hộ gia đình trồng cói đứng trước nguy cơ thiếu đói hàng loạt. Tình trạng này
không chỉ xảy ra với nguyên liệu cói mà còn xẩy ra với lục bình (bèo tây), bẹ chuối và
gần đây là năng tượng.
Nguyên liệu lá buông được cung cấp chủ yếu cho các làng nghề ở các tỉnh miền
Trung như Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Thuận … Đây là loại nguyên liệu khá độc đáo của
Việt Nam tạo ra nhiều sản phẩm thủ công khác nhau từ các loại hàng đan lát (rổ, rá, túi
xách…), các loại tấm lót, mành treo… Những năm trước đây nguồn nguyên liệu này
được cung cấp từ Khánh Hòa (huyện Khánh Vĩnh), Bình Thuận, Ninh Thuận… nhưng
[...]... xuất khẩuViệtNam còn mạnh dạn đưa sản phẩm TCMNsangthịtrườngNam Phi, đây là thịtrường mới nhưng cũng hứa hẹn nhiều tiềm năng đối với ViệtNam trong quan hệ thương mại Nhìn chung, ba thịtrường chủ yếu củaTCMNViệtNam là Mỹ, Nhật Bản và EU, tuy nhiên, chúng ta vẫn chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ bé đối trong kim ngạch nhập khẩuTCMNcủa ba thịtrường này Bảng 1.1: Kim ngạch xuấtkhẩuTCMN của. .. sangthịtrườngEU doanh nghiệp xuất khẩuViệtNam cần nắm rõ được nhu cầu và thị hiếu của người dân, từ đó đưa ra những sản phẩm, cách tiếp cận thịtrường một cách có hiệu quả 1.2.3 Những quy định củaEU với mặt hàng thủ công mỹ nghệ nhập khẩu * Quy tắc xuất xứ của EU: Bất cứ sản phẩm nào khi xuất khẩusangthịtrườngEU đều phải có chứng nhận xuất xứ rõ ràng Hầu hết các nguyên liệucủa sản xuất TCMN. .. thấy EU là thịtrườngxuấtkhẩu chính và tiềm năng củaTCMN nước ta Trung bình các năm, thịtrườngEU chiếm 43,9% giá trị xuấtkhẩucủaViệtNam Trong năm 2005, có 15 quốc gia được coi là thịtrườngxuấtkhẩu quan trọng thìEU có tới 7 nước, chiếm 42% gấp 4 lần giá trị xuấtkhẩusang Mỹ hay Nhật Bản Tuy nhiên, đối với EUthìTCMNViệtNam đang chiếm một thị phần tương đối nhỏ (5,4%), thể hiện EU là... đối với mặt hàng TCMNViệtNam khi thâm nhập vào thịtrườngEU 1.2.4 Một số lưu ý khi xuấtkhẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ vào thịtrườngEUEU là một thịtrường tiềm năng và đầy triển vọng đối với mặt hàng TCMNcủa nước ta Từ thị hiếu tiêu dùng của người dân và những quy định đối với hàng nhập khẩutại EU, các doanh nghiệp ViệtNam cần lưu ý một số điều sau khi xuấtkhẩu vào thịtrường EU: * Lưu ý về... nămViệtNam chỉ chiếm phần nhỏ tạithịtrường EU, năm 2005 chiếm 5,4% kim ngạch nhập khẩuTCMNcủaEUViệtNam phấn đấu vào năm 2010 này, đạt 6,4% (giá trị trên 0,6 tỷ USD) kim ngạch nhập khẩuTCMNcủaEU Trong những năm qua, kim ngạch xuấtkhẩu mặt hàng TCMNsangthịtrườngEU ngày càng tăng Nhìn vào biểu đồ hình 2.2… ta thấy từ năm 2001 đến 2009, trong vòng 9 năm kim ngạch xuấtkhẩu mặt hàng này sang. .. 2008, chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, thịtrườngEU cũng không nằm ngoài sự suy giảm tiêu dùng của thế giới Thời điểm này, kim ngạch xuấtkhẩuTCMNsangEU có tăng nhưng không đáng kể Ta có thể thấy rõ thịtrườngEU có vai trò rất quan trọng đối với kim ngạch xuất khẩuViệt Nam, nhưng ViệtNam lại chiếm một thị phần khá nhỏ bé trên thịtrườngEU Theo thống kê của Bộ công thương,... 1.3.3 ThịtrườngEU về xuấtkhẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ 1.3.3.1 Kim ngạch xuấtkhẩu Mặt hàng TCMNcủaViệtNam hiện nay có mặt trên 163 quốc gia trên thế giới với các thịtrường truyền thống như Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản… và EU được coi là một thịtrường lớn đối với mặt hàng TCMNcủaViệtNam Theo phòng thương mại châu Âu tạiViệt Nam, EU có nhu cầu lớn về mặt hàng TCMN Trong những năm qua, EU nhập... Nga, các nước trong khu vực ASEAN Ba thịtrường mục tiêu củaTCMNViệtNam là EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản Hoa Kỳ được coi là một thịtrườngđầy tiềm năng Hàng năm, nước ta xuấtkhẩusang Mỹ khoảng 70 – 80 triệu USD, chiếm 1,5% thịtrường này Đối với thịtrường Nhật Bản, kim ngạch xuấtkhẩuTCMNsangthịtrường này đạt 30 triệu USD/ năm chiếm khoảng 1,9% thị phần nhập khẩu vào Nhật Bản Đặc biệt, người tiêu... tinh xảo cao 1.3.2 Thịtrườngxuấtkhẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ củaViệtNam Trước những năm 1990, thịtrườngxuấtkhẩu chủ yếu củaTCMN nước ta là các nước Đông Âu và Liên Xô Do những biến động chính trị, thịtrường này đã suy giảm đáng kể Hiện nay, mặt hàng TCMNcủa nước ta đã bao phủ hầu hết các quốc gia trên thế giới, khoảng 163 quốc gia Thịtrườngxuấtkhẩu chính củaViệtNam là các nước Mỹ,... 1.3: Kim ngạch xuấtkhẩuTCMNcủa Việt NamsangEUViệtNam và một số nước ASEAN đang đàm phán hiệp định thương mại tự do với EU, nếu hiệp định này được kí kết thì sẽ tạo điều kiện rất nhiều cho hàng hoá nước ta thâm nhập vào EU trong đó có mặt hàng TCMN Đặc biệt trong năm 2007 giá trị kim ngạch xuấtkhẩuTCMNsangEU đạt 378,11 triệu USD, chiếm 50% giá trị xuấtkhẩucủa cả nước về TCMN (750 triệu .
khẩu TCMN của Việt Nam sang thị trường EU, bài viết đề xuất một số giải pháp và kiến
nghị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu TCMN của Việt Nam sang EU trong thời. nhằm đẩy mạnh giá trị xuất khẩu
TCMN Việt Nam sang thị trường EU, góp phần phát triển ngành TCMN nước ta. Theo
đó, tôi đã chọn đề tài Đẩy mạnh xuất khẩu