HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu rau quả Việt Nam (Trang 38 - 46)

Đối với việc huy động nguồn lực, việc quan trọng nhất cần phải làm là thiết lập một tổ chức/ đơn vị kiểm soát chiến lược. Trong khi Bộ NN&PTNT tập trung vào khâu sản xuất, Bộ TM/Cục XTTM lại tập trung chủ yếu vào hoạt động xúc tiến xuất khẩu nói chung của Việt Nam. Do ngành rau quả hiện chỉ chiếm một phần nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, nên ngành này cũng không phải là ngành được ưu tiên hàng đầu trong các hoạt động marketing quốc gia. Tuy nhiên, dưới sự hỗ trợ của ITC/ UNCTAD, ngành rau quả đã thu hút được sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt là Bộ Thương mại.

SÁNG KIẾN TRONG NGẮN HẠN

Dưới đây là một số sáng kiến trong ngắn hạn cần được thực hiện trong năm 2007:

1. Thiết lập một tổ chức/ đơn vị kiểm soát chiến lược (Đơn vị đầu mối của ngành rau quả) Các tổ chức có trách nhiệm • Bộ Thương mại/Cục XTTM, Bộ NN&PTNT, Hiệp

hội rau quả Việt Nam và các nhà tài trợ.

Các nguồn tài trợ • Bộ Thương mại/Cục XTTM, Bộ NN&PTNT, Hiệp hội rau quả Việt Nam và các nhà tài trợ.

Thời gian thực hiện • 6 tháng đầu năm 2007: Tập hợp các ý kiến đóng góp về xây dựng cơ chế làm việc của tổ chức/ đơn vị đầu mới

• Từ tháng 6/2007: Tổ chức đầu mối sẽ kiểm soát chiến lược xuất khẩu ngành rau quả

2. Đào tạo cho những người tham gia ngành rau quả về GAP và đào tạo người trồng rau quả về việc tuân thủ nghiêm túc các hợp đồng, thoả thuận

Các tổ chức có trách nhiệm • Bộ Nông nghiệp& PTNT, Hiệp hội rau quả Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, các hiệp hội, các nhà tài trợ và các nhà xuất khẩu/ chế biến.

Đơn vị phối hợp • Đơn vị đầu mối của ngành rau quả

Các nguồn tài trợ • Quỹ hỗ trợ công nghệ và khoa học quốc gia

• Quỹ mở rộng ngành nông thôn

• ODA

3. Ký kết các thoả thuận về kiểm dịch động thực vật với Nhật Bản và Hoa kỳ và xoá bỏ Quyết định số 80

Các tổ chức có trách nhiệm • Bộ Nông nghiệp&PTNT, Bộ Thương mại

Các nguồn tài trợ • Không cần hỗ trợ tài chính, chủ yếu liên quan đến chính sách

SÁNG KIẾN TRONG DÀI HẠN

4. Chương trình hình thành các hợp tác xã của người trồng rau quả hoặc nhóm những người trồng rau quả

Các tổ chức có trách nhiệm • Bộ Nông nghiệp&PTNT, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, Hiệp hội trái cây Việt Nam và Cục XTTM.

Các nguồn tài trợ • Quỹ hỗ trợ phát triển công nghệ và khoa học quốc gia

• Quỹ mở rộng ngành nghề nông thôn

• Quỹ Xúc tiến Thương mại quốc gia

Các hoạt động liên quan • Chọn một vài hợp tác xã để hỗ trợ họ nâng cao năng lực thực hiện các công việc trước khi làm mát, đóng gói và dán nhãn

• Các chương trình đào tạo marketing xuất khẩu cho các hợp tác xã

• Các chương trình truyền thông

5. Tăng số lượng các nghiên cứu thực tiễn cho ngành rau quả

Các tổ chức có trách nhiệm • Bộ Nông nghiệp &PTNT, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Tài chính, các nhà tài trợ

Đơn vị phối hợp • Đơn vị đầu mối của ngành rau quả

Các nguồn tài trợ • Quỹ hỗ trợ phát triển công nghệ và khoa học quốc gia

• Quỹ mở rộng ngành nghề nông thôn

• Quỹ Xúc tiến Thương mại quốc gia

Các hoạt động liên quan • Hình thức đấu thầu nghiên cứu mới

• Tổ chức các diễn đàn nghiên cứu giữa các viện và các

• nhà xuất khẩu, chế biến, người trồng rau quả

Nghiên cứu tập trung • Phát triển hạt giống

• Công nghệ sau thu hoạch

• Quay vòng mùa vụ

6. Quảng bá thông tin về (i) nhu cầu của thị trường quốc tế; (ii) công nghệ sau thu hoạch cho ngành rau quả, đặc biệt rau quả tươi; và (iii) các quỹ hỗ trợ tài chính

Các tổ chức có trách nhiệm • Bộ Nông nghiệp&PTNT, Bộ Thương mại/Cục XTTM

Đơn vị phối hợp • Đơn vị đầu mối của ngành rau quả

Các tổ chức có liên quan • Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, các nhà tài trợ, Uỷ ban nhaâ dân các tỉnh

Các nguồn tài trợ • Quỹ hỗ trợ phát triển công nghệ và khoa học quốc gia

• Quỹ mở rộng ngành nghề nông thôn

• Quỹ Xúc tiến Thương mại quốc gia

Các hoạt động liên quan • Tập huấn về quản lý cho các cơ sở xuất khẩu

• Triển lãm các công đoạn trước khi làm mát, làm mát bằng hơi nước/ hydro và kho lạnh

• Thông tin về nhu cầu và nhu cầu trái mùa của thị trường quốc tế

• Thông tin về các triển lãm thương mại quốc tế ngành rau quả

7. Chương trình thương hiệu ngành rau quả Việt Nam

Các tổ chức có trách nhiệm • Bộ Thương mại/Cục XTTM

Đơn vị phối hợp • Đơn vị đầu mối của ngành rau quả

Các tổ chức có liên quan • Các tổ chức tư nhân, Hiệp hội trái cây Việt Nam, và các hiệp hội khác

Các nguồn tài trợ • Quỹ Xúc tiến Thương mại quốc gia

Các hoạt động liên quan • Tham gia các triển lãm thương mại

• Đồng tổ chức và tham gia các diễn đàn kinh doanh

8. Chương trình giải quyết các vướng mắc

Các tổ chức có trách nhiệm • Bộ Giao thông, Bộ Kế hoạch và đầu tư

Đơn vị phối hợp • Đơn vị đầu mối của ngành rau quả

Các tổ chức có liên quan • Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Hải Phòng

Các nguồn tài trợ • Quỹ Marketing FDI quốc gia

Các hoạt động liên quan • Mời thêm các nhà cung cấp hậu cần bên thứ ba vào Việt Nam

• Mở thêm đường bay đến các thị trường quốc tế, đặc biệt các thị trường xuất khẩu chính và/ hoặc các thị trường tái xuất khẩu

• Tăng cường các phương tiện vận tải hàng hoá đường hàng không ở sân bay Nội Bài

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Các mặt hàng rau quả có tiềm năng xuất khẩu

Hướng tiếp cận Sản phẩm

Tiếp cận năng lực trong nước Trái cây: Xoài (Hòa Lộc và Cát Chu); giống cam quýt; chuối; sầu riêng; vải, chôm chôm và nhãn; thanh long, vú sữa; dứa; lê tàu; đu đủ; hồng vàng; quả thù lù (physalis) và Tomatillos; quả lạc tiên; quả khế; quả me

Các loại rau: rau chân vịt đông lạnh, dưa chuột, gừng, nấm, khoai tây ngọt, cải bắp, khoai môn Tham khảo thị trường quốc tế Trái cây: Xoài; dứa; thanh long; hồng vàng; lê

tàu; Quả khế; Quả lạc tiên; Quả me; mãng cầu

Các loại rau: măng tây; đậu; đậu tây; đậu Hà Lan; ngô bao tử; mướp tây; cà rốt bao tử, ớt

Phụ lục 2. Danh sách các nước đang phát triển cung cấp rau quả hàng đầu sang EU Tỷ lệ % trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ các

nước đang phát triển

Tổng thị phần của các nước đang phát triển

Toàn bộ trái cây Nam Phi(14%), Costa Rica (12%), Ê-cu-a-đor (10%), Cô-lôm-bi-a (8%), Chi-lê (8%)

36%

đu đủ Bờ-ra-zin (72%), Ấn Độ (5%), Pa-kis-tăng (5%), Ghana (5%),

Thái Lan 74%

me, chanh Ma-đa-gas-car (55%), Nam Phi (32%), Thái Lan (7%), Ấn Độ (2%)

72%

chuối Ê-cu-a-đor (25%), Costa Rica (22%), Cô-lôm-bi-a (20%), Panama (10%), Ca-mơ-run (8%), Bờ biển Ngà (6%)

69%

ổi, xoài Bờ-ra-zin (50%), Pê-ru (10%), Bờ biển Ngà(8%), Nam Phi (8%), Pa-kis-tăng (6%)

67%

dứa Costa Rica (46%), Bờ biển Ngà (26%), Ghana (13%), Ê-cu- a-đor (5%)

64%

chà là Tunisia (67%), An-giê-ri (16%), Iran (10%) 61%

quả lạc tiên Malaysia (46%), Kê-ny-a (23%), Cô-lôm-bi-a (9%), Zimbabwe (8%)

54%

lê tàu Nam Phi (38%), Mexico (26%), Kê-ny-a (15%), Pê-ru (12%), Chi-lê (5%)

50%

quả sung, vả Thổ Nhĩ Kỳ (74%), Bờ-ra-zin (23%), Pê-ru (1%) 46%

bưởi Nam Phi (44%), Thổ Nhĩ Kỳ (21%), Ác-hen-ti-na (13%), Hôn-đu-ras (6%)

39%

nho Nam Phi (41%), Chi-lê (26%), Bờ-ra-zin (10%), Ác-hen-ti- na (6%), Thổ Nhĩ Kỳ (6%)

37%

chanh các loại Ác-hen-ti-na (65%), Bờ-ra-zin (12%), Thổ Nhĩ Kỳ (9%), Nam Phi (8%), Mexico (4%)

36%

mận, mận gai Nam Phi (56%), Chi-lê (28%), Ác-hen-ti-na (9%), Thổ Nhĩ Kỳ (4%)

32%

quả anh đào Thổ Nhĩ Kỳ (83%), Chi-lê (8%), Ác-hen-ti-na (4%) 32%

lê Ác-hen-ti-na (46%), Nam Phi (29%), Chi-lê (18%), Trung Quốc (4%), Thổ Nhĩ Kỳ (3%)

32%

Toàn bộ rau Ma-rốc (32%), Kê-ny-a (15%), Thổ Nhĩ Kỳ (11%), Ai Cập (6%) Pê-ru (5%), Thái Lan (4%), Ác-hen-ti-na (3%)

9%

các loại đậu Kê-ny-a (34%), Ma-rốc (32%), Ai Cập (11%), Gua-tê-ma-la (5%), Sê-nê-gan (4%)

54%

ngô ngọt Thái Lan (67%), Ma-rốc (21%), Zimbabwe (4%), Zambia (4%)

47%

măng tây Pê-ru (82%), Thái Lan (8%), Mexico (3%), Ma-rốc (2%), Nam Phi (2%),

22%

bí xanh Ma-rốc (90%), Thổ Nhĩ Kỳ (9%), Nam Phi (1%) 16%

hành Ác-hen-ti-na (29%), Trung Quốc (24%), Ai Cập (13%), Chi-lê (9%), Thổ Nhĩ Kỳ (8%)

13%

atisô Ai Cập (99%), Tunisia (1%) 10%

cà chua Ma-rốc (75%), Thổ Nhĩ Kỳ (18%), Sê-nê-gan (2%) 7%

bạch hoa Ma-rốc (98%), Dominican Republic (2%) 6%

ớt Thổ Nhĩ Kỳ (50%), Ma-rốc (32%), Ai Cập (4%), Thái Lan (2%), Cộng hòa Dominica (2%)

5%

cà Thổ Nhĩ Kỳ (74%), Thái Lan (7%), Kê-ny-a (7%), Surinam (4%)

5%

nấm truýp Trung Quốc (85%), Croatia 12%), Ma-rốc (2%) 3%

nấm Serbia & Montenegro (36%), Trung Quốc (16%), Thổ Nhĩ Kỳ (15%), Nam Phi (8%)

3%

dưa chuột Thổ Nhĩ Kỳ (55%), Ma-rốc (27%), Jordan (7%) 2%

Phụ lục 3. Chi phí vận chuyển container từ Việt Nam đến các thị trường quốc tế

Chi phí vận chuyển container từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đến các thị trường quốc tế cao hơn nhiều so với các nước láng giềng như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippines và Trung Quốc.

Biểu. Chi phí vận chuyển container 40-feet từ các thành phố Châu Á đến Yokohama, Nhật Bản

Nguồn: Nguyen Ngoc Son (2006) tính toán theo số liệu của JETRO giai đoạn 2001 – 2005

Nguyên nhân: Containertừ Việt Nam vận chuyển đi các nước khác phải trung chuyển qua Hong Kong, Singapore hoặc Cao Hùng (Đài Loan), và sau đó mới được vận chuyển tới các nước điểm đến (tham khảo sơ đồ “Hub and Spoke”).

Sơ đồ. HUB AND SPOKE (Trung tâm trung chuyển và Hành trình)

Hà Nội HCM Singapore Hongkong Bangkok Jakarta Thượng Hải Bắc Kinh Ghi chú Cảng trung chuyển Cảng feeder Hành lang chính Hành lang phụ Pusan Thượng Hải Cao Hùng Hồng Kông Singapore Đi Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản HCMC Hải Phòng, Đà Nẵng Việt Nam

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu rau quả Việt Nam (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w