PHÂN TÍCH SWOT (ĐIỂM MẠNH, YẾU, CƠ HỘI, THÁCH THỨC)

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu rau quả Việt Nam (Trang 30 - 31)

Dưới đây là bảng tóm tắt phân tích SWOT(Điểm mạnh-Điểm yếu/Cơ hội-Thách thức) của ngành rau quả Việt Nam:

Điểm mạnh Điểm yếu

• Khí hậu đa dạng làm tăng khả năng sản xuất nhiều loại rau quả

• Lực lượng lao động chăm chỉ và chi phí lao động thấp

• Cơ sở hậ tầng tương đối tốt (đường, bến cảng, hệ thống tưới tiêu, điện)

• Nhận thức tốt về các chứng chỉ quản lý chất lượng (ISO 9001, HACCAP) và các tiêu chuẩn chất lượng (MRL và GAP)

• Có kinh nghiệm trong việc cung cấp nhiều loại sản phẩm quanh năm

• Cách xa EU và Hoa Kỳ về mặt địa lý

• Chi phí đầu vào tương đối cao

• Chi phí nguyên liệu cao hơn Trung Quốc, Philippines, Thái Lan, Đài Loan… từ 2 đến 5 lần

• Hầu hết các nhà máy chế biến đều đang hoạt động thấp hơn công suất rất nhiều trong khi các nhà máy chế biến của Thái Lan có thể hoạt động đúng công suất.

• Sân bay quốc tế Nội Bài còn thiếu các phương tiện chuyên chở hàng hoá bằng được hàng không tương ứng.

• Chi phí vận chuyển từ Việt Nam đến thị trường quốc tế cao hơn so với Thái Lan từ 10 đến 25%

• Nhận thức và thực tế về các vấn đề lưu kho và sau thu hoạch còn kém

• Phương tiện xử lý, đóng gói và giữ lạnh các sản phẩm tươi còn kém

• Nguồn cung nguyên liệu thô cho các nhà máy chế biến không ổn định

• Sản xuất ngắt quãng khiến cho chất lượng không ổn định

• Quyết định 80 của Chính phủ về các hoạt động thu mua và đóng gói gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu

• Thiếu kiến thức về quay vòng mùa vụ

• Số lượng hàng xuất khẩu không ổn định với khối lượng lớn

• Kết quả của các viện nghiên cứu và phát triển không được ứng dụng vào thực tế ở các nông trang

• Quá nhiều khâu trung gian tham gia vào hệ thống phân phối

• Thông tin thị trường, kỹ năng marketing và xúc tiến thương mại nghèo nàn

• Thị trường thế giới ít biết về các thương hiệu của Việt Nam

Cơ hội Thách thức

• Nhu cầu trong nước đang tăng

• Hoạt động của các siêu thị và các kênh phân

• Chính sách đối với các tỉnh giáp biên với Trung Quốc không ổn định

phối hiệu đại có thể có tác động tích cực đến người trồng rau quả Việt Nam

• Nhu cầu của thị trường quốc tế đối với hoa quả nhiệt đới và hoa quả có giá trị cao quanh năm đang tăng lên, đặc biệt là hoa quả nhiệt đới hữu cơ

• Các thoả thuận hữu cơ hoặc thương mại công bằng có thể tạo ra những cơ hội cho nhà xuất khẩu Việt Nam

• Chính phủ có chính sách khuyến khích phát triển các khu nông trang, đặc biệt là ở các tỉnh phía Nam

• Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm của Việt Nam

• Chính phủ quyết tâm thương lượng các hiệp định kiểm dịch động thực vật với Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ

• Chính phủ quyết tâm hỗ trợ các công ty mở rộng thị trường sang EU và Hoa Kỳ bằng cách mở thêm các đường bay mới kể cả vận chuyển hàng bằng đường hàng không

• Ngày càng nhiều các công ty giao nhận hàng hải quốc tế như Mitsui OSK vào Việt Nam

• Các viện R&D đang nỗ lực thu hẹp khoảng cách giữa nghiên cứu và thực tiễn

• Giới thiệu các biện pháp trồng rau quả mới

• Chưa có hiệp định về kiểm dịch động thực vật với Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ

• Các thương hiệu của các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc và Thái Lan đã được thế giới biết đến

• Quá tập trung vào các thị trường gần khiến các nhà xuất khẩu khó khăn trong việc mở rộng thị trường mới

• Các rào cản kỹ thuật trong thương mại với EU, Nhật Bản và Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu rau quả Việt Nam (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w