1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

30 câu tự luận Triết học cao học UEH

38 8,4K 75

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 102,4 KB

Nội dung

Câu 1: Phân tích nội dung và bản chất của Chủ nghĩa duy vật biện chứng (CNDVBC) với tính cách là hạt nhân lý luận của Thế gới quan khoa học (TGQKH).2Câu 2: Anh ( chị) hảy phân tích cơ sở lý luận, nêu ra các yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc khách quan của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Đảng Cộng Sản Việt Nam đã vận dụng như thế nào vào sự nghiệp cách mạng hiện nay ở nước ta?4Câu 3: Đảng ta khẳng định: “mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”. Anh chị hãy chỉ ra và phân tích cơ sở triết học của khẳng định đó?6Câu 4: Bằng lý luận và thực tiễn, anh/chị hãy chứng minh rằng ý thức con người không chỉ phản ánh thế giới mà còn góp phần sáng tạo thế giới?7Câu 5: Anh/Chị hãy phân tích hoàn cảnh xuất hiện, nội dung và ý nghĩa triết học câu nói của C.Mác: "Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất, nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng"8Câu 7: Lý luận? Phương pháp? Anh ( chị) hãy nêu những yêu cầu phương pháp luận và phân tích cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện. Việc tuân thủ nguyên tắc toàn diện sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và trong hoạt động thực tiễn.97.1 Anh ( chị) hãy nêu những yêu cầu phương pháp luận và phân tích cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện97.2 Việc tuân thủ nguyên tắc toàn diện sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và trong hoạt động thực tiễn.10Câu 8: Nguyên lý? Nguyên tắc? Mối quan hệ giữa chúng. Anh/Chị hãy nêu những yêu cầu phương pháp luận và phân tích cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển. Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.10Câu 9. Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Ý nghĩa của nó đối với quan điểm vừa hợp tác, vừa đấu tranh trong tình hình hiện nay?12Câu 10: Phân tích nội dung quy luật những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại, và vạch ra ý nghĩa phương pháp luận của nó.14Câu 11: Phân tích nội dung quy luật phủ định của phụ định và vạch ra ý nghĩa phương pháp luận.16Câu 12: Bằng lý luậnvà thực tiễn. Anh chị hãy chứng minh rằng cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới luân là qúa trình khó khăn, lâu dài, phức tạp, cái mới có thể thất bại tạm thời nhưng cuối cùng nó sẽ chiến thắng cái cũ.17Câu 13: Anh / Chị hãy giải thích câu nói của V.I.Lênin: “Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép chứng, nhưng điều đó đòi hỏi phải có những sự giải thích và sự phát triển thêm”17Câu hỏi 14: Cơ sở nào để khẳng định nguyên tắc lịch sử - cụ thể (LS-CT) là “linh hồn” phương pháp luận của triết học Mác – Lênin? Nêu những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc LSCT.19Câu 15. Phép biện chứng tư duy, tư duy biện chứng là gì? Mối quan hệ giữa chúng?21Câu 16: Lý luận? thực tiễn? Anh / chị hãy phân tích những yêu cầu cơ bản của21nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.21Câu 17: Dựa vào những yêu cầu của nguyên tắc thống nhất giữa thực tiễn và lý luận, phân tích câu nói của Mác: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất, nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng”.23Câu 18: Anh/Chị hãy nêu ra những nguyên nhân cơ bản của bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều. Để khắc phục triệt để bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều, chúng ta cần phải quán triệt nguyên tắc nào trong triết học Mác – Lênin? Phân tích các yêu cầu cơ bản của nguyên tắc đó.23Câu 19: Anh/chị hãy phân tích những tiền đề xuất phát mà Các Mác dựa vào để xây dựng lý luận hình thái kinh tế, xã hội?25Câu 20: Phân tích nội dung cơ bản của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.26CÂU 21: Anh/ Chị hãy phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng (CSHT) và kiến triến thượng tầng (KTTT). Đảng ta đã vận dụng mối quan hệ biện chứng này như thế nào vào vào quá trình xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay.27Câu 22: Anh (chị) hãy phân tích tư tưởng của Mac: “sự phát triển hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử - tự nhiên”28Câu 23: Anh(chị) hãy phân tích ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của học thuyết HTKT-XH29Câu 24: Phân tích Con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.30Câu 25: Anh/Chi hay phan tich nhung cong hien to lon cua C.Mac, Ph.Angghen va V.I.Lenin vao su phat trien ly luan ve giai cap va dau tranh giai cap?32CÂU 26: Anh/chị hãy trình bày quan điểm mácxít về đấu tranh giai cấp và vai trò của nó đối với sự phát triển của xã hội có giai cấp đối kháng. Sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam về đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay như thế nào?33Câu 26: trình bày quan điểm Macxít về đấu tranh G/c và vai trò của nó đ/v sự phát triển của xh có g/c đối kháng. sự vận dụng của ĐCS VN về đấu tranh g/c trong thời kì quá độ đi lên CNXH ở nước ta hiện nay ntn?34Câu 27: Anh chị hãy chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa nhà nước pháp quyền XHCN mà chúng ta đang xây dựng với nhà nước pháp quyền tư sản?35Câu 28: Phân tích vai trò của Nhà Nước đối với quá trình phát triển kinh tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.36Câu 29. Anh/Chị hãy phân tích quan điểm của triết học Mac-Lênin về bản chất con người và về vấn đề giải phóng con người.37Câu 30: Anh chị hãy trình bày mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung cơ bản của việc xây dựng con người Việt Nam đáp ứng giai đoạn cách mạng hiện nay?38

Trang 1

ĐÁP ÁN 30 CÂU TRIẾT PHẦN 2 Câu 1: Phân tích nội dung và bản chất của Chủ nghĩa duy vật biện chứng (CNDVBC) với tính cách là hạt nhân lý luận của Thế gới quan khoa học (TGQKH).

Trả lời:

1 Nội dung: Có 2 nhóm quan điểm:

Quan điểm duy vật về thế giới:

 Tồn tại của thế giới là tiền đề thống nhất thế giới: Trước khi thế giới có thể là một thể thống nhất thì trước hếtthế giới phải tồn tại Tính thống nhất thật sự của thế giới là ở tính vật chất của nó, tính vật chất này được chứngminh bằng một sự phát triển lâu dài và khó khăn của triết học và khoa học tự nhiên

 Nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới, có nội dung như sau:

 Thế giới vật chất tồn tại khách quan, vĩnh viễn, vô hạn, vô tận

 Trong thế giới vật chất chỉ tồn tại các quá trình vật chất cụ thể, có mức độ tổ chức nhất định; đang biến đổichuyển hóa lẫn nhau là nguồn gốc, nguyên nhân của nhau; cùng chịu sự chi phối bởi các quy luật khách quancủa TGVC

 Ý thức, tư duy con người chỉ là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao; thế giới thống nhất và duynhất

 Phạm trù vật chất: vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho conngười trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không phụ thuộc vàocảm giác

 Phạm trù ý thức, quan hệ giữa ý thức và vật chất: Ý thức của con người tồn tại trước hết trong bộ óc con người,sau đó thông qua thực tiễn lao động nó tồn tại trong các vật phẩm do con người sáng tạo ra Ý thức gồm nhiềuyếu tố: tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí… trong đó tri thức và tình cảm có vai trò rất quan trọng Thông quahoạt động thực tiễn, ý thức con người xâm nhập vào hiện thực vật chất tạo nên sức mạnh tinh thần tác động lênthế giới góp phần biến đổi thế giới

Quan điểm duy vật về xã hội:

Trang 2

 Xã hội là một bộ phận đặc thù của tự nhiên, nó là kết quả phát triển lâu dài của tự nhiên, có quy luật vận động,phát triển riêng, sự vận động, phát triển của xã hội phải thông qua hoạt động thực tiễn.

 Sản xuất vật chất là cơ sở đời sống xã hội: Nền sản xuất vật chất trong từng giai đoạn lịch sử gắn liền với mộtphương tiện sản xuất nhất định, sự thay đổi PTSX sẽ làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội

 Sự phát triển của xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên, là lịch sử phát triển các hình thái kinh tế xã hội một cách

đa dạng nhưng thống nhất từ thấp đến cao, mà thực chất là lịch sử phát triển của xã hội

LLSX   QHSX   PTSX   (CSHT + KTTT)   HTKTXH 

 Quần chúng nhân dân (QCND) là chủ thể chân chính sáng tạo ra lịch sử: QCND là lực lượng trực tiếp sản xuất

ra của cải vật chất, sáng tạo ra mọi giá trị tinh thần, quyết định thành bại của mọi cuộc cách mạng Vai trò chủthể QCND biểu hiện khác nhau ở những điều kiện lịch sử khác nhau và ngày càng lớn dần; sức mạnh của họ chỉđược phát huy khi họ được hướng dẫn, tổ chức, lãnh đạo

2 Bản chất của CNDVBC:

 CNDVBC đã giải quyết vấn đề cơ bản của triết học từ quan điểm thực tiễn:

CNDV cũ thiếu quan điểm thực tiễn, máy móc  không thấy được tính năng động của ý thức; riêng CNDVBCkhẳng định vật chất có trước và quyết định ý thức; trong hoạt động thực tiễn ý thức tác động tích cực làm biếnđổi hiện thực vật chất theo nhu cầu của con người

 CNDVBC đã thống nhất TGQDV với phép biện chứng: CNDV cũ mang nặng tính siêu hình, PBC được nghiêncứu trong hệ thống triết học duy tâm  Mác cải tạo CNDV cũ, giải thoát PBC ra khỏi tính thần bí, tư biện xây dựng nên CNDVBC; thống nhất giữa TGQDV với PBC

 CNDVBC là CNDV triệt để; nó không chỉ duy vật trong lĩnh vực tự nhiên mà còn trong lĩnh vực xã hội.CNDVLS là cống hiến vĩ đại của C.Mác cho kho tàng tư tưởng của loài người: CNDV cũ không triệt để;CNDV lịch sử ra đời là kết quả vận dụng CNDV vào nghiên cứu lĩnh vực xã hội, tổng kết lịch sử, kế thừa cóphê phán toàn bộ tư tưởng xã hội trên cơ sở khái quát thực tiễn mới của giai cấp vô sản Với CNDVLS nhânloại tiến bộ có được một công cụ vĩ đại trong nhận thức, cải tạo thế giới

 CNDVBC mang tính thực tiễn - cách mạng, nó hướng dẫn con người trong hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới:

 CNDVBC là vũ khí lý luận của giai cấp vô sản: Lợi ích giai cấp vô sản phù hợp lợi ích nhân loại tiến bộ,được luận chứng bằng những cơ sở lý luận khoa học  CNDVBC trở thành hệ tư tưởng của giai cấp vô sản có

sự thống nhất tính khoa học và tính cách mạng

 CNDVBC không chỉ giải thích thế giới mà còn góp phần cải tạo thế giới

 CNDVBC khẳng định sự tất thắng của cái mới: nó xóa bỏ cái cũ lỗi thời, xây dựng cái mới tiến bộ

 CNDVBC là một hệ thống mở, là kim chỉ nam cho mọi hành động

Câu 2: Anh ( chị) hảy phân tích cơ sở lý luận, nêu ra các yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc khách quan của chủ nghĩa duy vật biện chứng Đảng Cộng Sản Việt Nam đã vận dụng như thế nào vào

sự nghiệp cách mạng hiện nay ở nước ta?

+ Cơ sở lý luận :

Nguyên tắc khách quan trong xem xét được xây dựng dựa trên nội dung của nguyên lý về tính thốngnhất vật chất của thế giới Yêu cầu của nguyên tắc này được tóm tắt như sau :khi nhận thức khách thể ( đốitượng ), sự vật,hiện tượng tồn tại trong hiện thực – chủ thể tư duy phải nắm bắt, tái hiện nó trong chính nó màkhông được thêm hay bớt một cách tùy tiện

- Vật chất là cái có trước tư duy Vật chất tồn tại vĩnh viễn và ở một giai đọan phát triển nhất định của mình nómới sản sinh ra tư duy Do tư duy phản ánh thế giới vật chất, nên trong quá trình nhận thức đối tượng ta khôngđược xuất phát từ tư duy, từ ý kiến chủ quan của chúng ta về đối tượng.mà phải xuất phát từ chính bản thân đốitượng, từ bản chất của nó, không được ”bắt” đối tượng tuân theo tư duy mà phải “bắt” tư duy tuân theo đối

Trang 3

tượng Không ép đối tượng thỏa mãn một sơ đồ chủ quan hay một “Lôgíc” nào đó, mà phải rút ra những sơ đồ

từ đối tượng, tái tạo trong tư duy các hình tượng, tư tưởng- cái lôgíc phát triển của chính đối tượng đó

- Toàn bộ “nghệ thuật” chinh phục bản chất của sự vật, hiện tượng được gói ghém trong sự tìm kiếm, chọn lựa,

sử dụng những con đường, cách thức, phương tiện thâm nhập hữu hiệu vào “thế giới” bên trong của sự vật

“nghệ thuật” chinh phục như thế không mang đến cho sự vật, hiện tượng một cái gì đó xa lạ với chính nó Điềunày đặt ra cho chủ thể một tình thế khó khăn Làm như thế nào để biết chắc chắn những suy nghĩ của chúng ta

về sư vật là khách quan, là phù hợp với bản thân sự vật? Nguyên tắc khách quan đòi hỏi được bổ sung thêm yêucầu phát huy tính năng động sáng tạo của chủ thể và nguyên tắc tính đảng

- Giới tự nhiên và xã hội không bao giờ tự phơi bày tòan bộ bản chất của mình ra thành các hiện tượng điểnhình Con người không phải chỉ nhận thức những cái gì bộc lộ ra trước chủ thể Do đó để phản ánh khách thểnhư một chỉnh thể, chủ thể tư duy không thể không bổ sung những yếu tố chủ quan như đề xuất các giả thuyết,đưa ra các dự đóan khoa học ….Thiếu những điều này tư duy sẽ không mang tính biện chứng, sẽ không thể hiệnbản tính sáng tạo thông qua trí tưởng tượng của chính mình Yêu cầu phát huy tính năng động sáng tạo của chủthể đòi hỏi chủ thể tư duy phải biến đổi, thậm chí cải tạo đối tượng để tìm ra bản chất của nó Những biến đổi,cải tạo đó là chủ quan nhưng không phải tùy tiện, mà là những biến đổi và cải tạo đối tượng phù hợp quy luậtcủa hiện thực thuộc lĩnh vực nghiên cứu

- Yêu cầu khách quan trong xem xét có ý nghĩa rất quan trọng trong nhận thức các hiện tượng thuộc đời sống xãhội Đối tượng nghiên cứu bao gồm cái vật chất và cái tinh thần chứa đầy những cái chủ quan, những cái lýtưởng và luôn chịu sự tác động của các lực lượng tự phát của tự nhiên lẫn lực lượng tự giác ( ý chí,lợi ích, mụcđích, nhân cách, cá tính khác nhau ) của con người Ơû đây đối tượng, khách thể tư duy quyện chặt vào chủ thể

tư duy bằng hệ thống những mối liên hệ chằng chịt Do đó cần phải cụ thể hóa nguyên tắc khách quan trongxem xét các hiện tượng xã hội, tức là phải kết hợp nó với các yêu cầu phát huy tính năng động, sáng tạo của chủthể và nguyên tắc tính đảng Điều này có nghĩa là nguyên tắc khách quan trong xem xét không chỉ bao hàm yêucầu xuất phát từ chính đối tượng, từ những quy luật vận động và phát triển của nó, không được thêm bớt tùytiện chủ quan, mà nó còn phải biết phân biệt những quan hệ vật chất với những quan hệ tư tưởng, các nhân tốkhách quan với các nhân tố chủ quan, thừa nhận các quan hệ vật chất khách quan tồn tại xã hội là nhân tố quyếtđịnh.còn những hiện tượng tinh thần, tư tưởng được quy định bởi đời sống vật chất của con người và các quan

hệ kinh tế của họnhưng chúng có ảnh hưởng ngược lại tồn tại xã hội Phải coi xã hội là một là một cơ thể sốngtồn tại và phát triển không ngừng chứ không phải là cái gì đó kết thành một cách máy móc Phân tích một cáchkhách quan những quan hệ sản xuất cấu thành một hình thái kinh tế xã hội nhất định và cần phải nghiên cứunhững quy luật vận hành và phát triển của hình thái xã hội đó

- Khi nhận thức các hiện tượng xã hội chúng ta phải chú trọng đến mức độ quan tâm và năng lực nhận thức củacác lực lượng xã hội đối với việc giải quyết các vấn đề xã hội, đối với khuynh hướng phát triển của các hiệntượng xã hội, đối với việc đánh giá tình hình xã hội ….những đánh giá có giá trị hơn, những cách giải quyếtđúng hơn thường là những đánh giá, những cách giải quyết thuộc về các lực lượng xã hội biết đứng trên lậptrường của giai cấp tiên tiến, của những lực lượng cách mạng của thời đại đó Vì vậy tính khách quan trong xemxét các hiện tượng xã hội nhất quán với nguyên tắc tính đảng Việc xem thường nguyên tắc này dễ dẫn đến viphạm yêu cầu của nguyên tắc khách quan trong xem xét, dễ biến nó thành chủ nghĩa khách quan, cản trở việcnhận thức đúng đắn các hiện tượng xã hội phức tạp

+ Những yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc khách quan trong xem xét :

Nguyên tắc khách quan trong xem xét có mối liên hệ mật thiết với các nguyên tắc khác của lôgíc biệnchứng Nó thể hiện ở yêu cầu cụ thể sau :

Trong hoạt động nhận thức :

Chủ thể phải :

Một là : Xuất phát từ hiện thực khách quan, tái hiện lại nó như nó vốn có mà không được tùy tiện

đưa ra những nhận định chủ quan

Trang 4

Hai là : Phải biết phát huy tính năng động, sáng tạo của chủ thể, đưa ra các giả thuyết khoa học có

giá trị về khách thể, đồng thời biết cách tiến hành kiểm chứng các giả tuyết đó bằng thực nghiệm

Trong hoạt động thực tiễn :

Chủ thể phải :

Một là : Xuất phát từ hiện thực khách quan, phát hiện ra những quy luật chi phối nó.

Hai là : Dựa trên các quy luật khách quan đó, chúng ta vạch ra các mục tiêu, kế họach, tìm kiếm các

biện pháp, phương thức để tổ chức thực hiện Kịp thời điều chỉnh, uốn nắng họat động của con người đi theo lợiích và mục đích đã đặt ra

Phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức có nghĩa là phát huy vai trò tri thức, tình cảm, ý chí, lý trí

….tức là phát huy vai trò nhân tố con người trong họat động nhận thức và họat động thực tiễn cải tạo hiện thựckhách quan, vươn lên làm chủ thế giới

+ Đảng Cộng Sản Việt Nam đã vận dụng như thế nào vào sự nghiệp cách mạng của Việt Nam :

Phải tôn trọng hiện thực khách quan, tôn trọng vai trò quyết định của vật chất Cụ thể là :

- Xuất phát từ hiện thực khách quan của đất nước, của thời đại để họach định các đường lối, chiến lược,sách lược nhằm xây dựng và phát triển đất nước

- Biết tìm kiếm, khai thác và sử dụng những lực lượng vật chất để hiện thực hóa đường lối, chiến lược,sách lược nhằm xây dựng và phát triển đất nước

- Coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, coi đại đòan kết tòan dân tộc là động lực chủ yếu để pháttriển đất nước Biết kết hợp hài hòa các lợi ích khác nhau ( lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị, lợi ích vật chất, lợiích tinh thần, lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội ….) thành động lực mạnh mẻ thúc đẩy công cuộc đổimới

- Đảng ta rút ra những bài học kinh nghiệm từ những sai lằm, thất bại trước đổi mới, Đảng ta kết luận :“mọi đường lối, chủ trương của đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”

Biết phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò của các yếu tố chủ quan ( tri thức, tìnhcảm … ) tức phát huy vai trò nhân tố con người trong họat động nhận thức và thực tiển :

- Coi sự thống nhất giữa tình cả( nhiệt tình cách mạng, lòng yêu nước, ý chí quật cường ….) và tri thức( kinh nghiệm dựng nước và giữ nước, hiểu biết khoa học ) là động lực tinh thần thúc đẩy công cuộc đổi mới.Chống lại thái độ ỷ lại, trì trệ, chỉ biết làm theo cách củ mà không biết dũng cảm làm theo cái mới, biết khơi dậylòng yêu nước, ý chí quật cường……phải phổ biến tri thức khoa học, công nghệ hiện đại cho đông đảo cán bộ,đảng viên và nhân dân, biết nâng cao dân trí, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài

- Coi trọng công tác tư tưởng, đẩy mạnh giáo dục tư tưởng Đặc biệt là giáo dục chủ nghĩa Mác –Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh cho đông đảo người Việt Nam chúng ta Phải nâng cao và đổi mới tư duy lý luận mà trướchết là chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

- Kiên quyết khắc phục và ngăn ngừa tái diễn bệnh chủ quan , duy ý chí,lối suy nghĩa và hành động giảnđơn, nóng vội theo nguyện vọng chủ quan ảo tưởng mà bất chấp quy luật khách quan, coi thường tình hình thựctế

Câu 3: Đảng ta khẳng định: “mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan” Anh chị hãy chỉ ra và phân tích cơ sở triết học của khẳng định đó?

Trả lời:

Ở Việt Nam, do bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ & hành động giản đơn, nóng vội chạy theonguyện vọng chủ quan ảo tưởng đã xuất hiện trước Đổi mới có nguyên nhân và gây ra tác hại lớn

Trang 5

Xuất phát từ hiện thực khách quan của nước ta yếu kém về năng lực tư duy, lạc hậu về lý luận, ít kinhnghiệm trong xây dựng và quản lý đất nước; Đồng thời do sai lầm ấu trĩ “tả” khuynh, xảy ra trong một điều kiệnlịch sử rất đặc biệt của dân tộc ta (Biết phát huy tối đa sức mạnh tinh thần, khao khát thoát ra khỏi cuộc sốnglầm than, nô lệ ) nhưng lại không xuất phát từ hiện thực, bất chấp quy bluật, coi thường tri thức KH,… Nên tạo

ra những chính sách sai lầm, gây ra những hậu quả về nhiều mặt (kinh tế, xã hội…) rất nghiêm trọng & kéo dài

Để có thể khắc phục triệt để chủ nghĩa chủ quan phải quán triệt thực hiện nguyên tắc khách quan Vìnguyên tắc khách quan là nguyên tắc đầu tiên của tư duy biện chứng, Vận dụng nguyên tắc khách quan kết hợpvới chủ quan trong hoạt động nhận thức sẽ tránh được những sai lầm trong chính sách phát triển đất nước

Trên cơ sở quy luật khách quan đó, Đảng ta khẳng định “Mọi đường lối chủ trương của Đảng phải xuấtphát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan” Để làm được điều đó Phải tôn trọng hiện thực kh.quan, tôntrọng vai trò quyết định của VC, tức:

 Xuất phát của hiện thực kh.quan của đất nước, của thời đại để hoạch định chiến lược, sách lượcphát triển đất nước;

 Biết tìm kiếm, khai thác, tổ chức những lực lượng vật chất (cá nhân – cộng đồng, kinh tế – quân sự,trong nước – ngoài nước, quá khứ – tương lai,…) để hiện thực hóa chúng

 Coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng; Coi đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực chủ yếu pháttriển đất nước Biết kết hợp hài hòa các dạng lợi ích khác nhau (kinh tế, chính trị, tinh thần, ; cá nhân,tập thể, xã hội) thành động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới

Đồng thời phải phát huy tính năng động, sáng tạo của YT, ph.huy vai trò của các yếu tố chủ quan(t.thức, t.cảm, ý chí, lý trí, ), tức ph.huy vai trò nhân tố CN trong h.động nhận thức & thực tiễn cải tạo đấtnước Cụ thể:

 Coi sự thống nhất nhiệt tình CM & tri thức KH là động lực tinh thần thúc đẩy công cuộc Đổimới; Chống lại thái độ thụ động, ỷ lại, bảo thủ trì trệ; Bồi dưỡng nhiệt tình, phẩm chất cách mạng; Khơidậy lòng yêu nước, ý chí quật cường, tài trí người Việt Nam,…

 Coi trọng công tác tư tưởng, đẩy mạnh giáo dục tư tưởng (chủ nghĩa Mác–Lênin, tư tưởngHCM); Nâng cao và đổi mới tư duy lý luận (về CNXH & con đường đi lên CNXH);

 Phổ biến tri thức KH cho cán bộ, đảng viên, nhân dân

 Kiên quyết khắc phục & ngăn ngừa tái diễn bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ, hành độnggiản đơn, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan ảo tưởng; bất chấp quy luật khách quan

Câu 4: Bằng lý luận và thực tiễn, anh/chị hãy chứng minh rằng ý thức con người không chỉ phản ánh thế giới mà còn góp phần sáng tạo thế giới?

Trả lời:

Ý thức là một trong hai phạm trù thuộc vấn đề cơ bản của triết học Nó là hình thức cao của sự phản ánhcủa thực tại khách quan, hình thức mà riêng con người mới có Ý thức của con người là cơ năng của cái “ khốivật chất đặc biệt phức tạp mà người ta gọi là bộ óc con người” (theo LêNin)

Ý thức của con người tồn tại trước hết trong bộ óc của con người và sau đó, thông qua thực tiễn lao động,

nó tồn tại trong các vật phẩm do con người sáng tạo ra (vật chất xã hội – vật chất mang/chứa ý thức) Ý thứcbao gồm nhiều yếu tố như tri thức, tình cảm, niềm tin, lý trí, ý chí… Trong đó, tri thức (yếu tố cốt lõi) và tìnhcảm có vai trò rất quan trọng Tri thức và tình cảm thống nhất, chuyển hoá lẫn nhau; sự thống nhất của chúngtạo ra động lực tinh thần mạnh mẽ thúc đẩy hoạt động của con người, góp phần làm cho con người trở thànhchủ thể sáng tạo ra lịch sử

Thông qua hoạt động thực tiễn, mà trước hết là thực tiễn lao động, ý thức con người xâm nhập vào hiệnthực vật chất, nhờ đó, nó có được sức mạnh của cái tinh thần Dựa trên sức mạnh này, ý thức tác động đến thế

Trang 6

giới, góp phần làm cho thế giới biến đổi Ý thức con người không chỉ phản ánh thế giới mà còn góp phần sángtạo nên thế giới theo nhu cầu thực tiễn xã hội.

Tính sáng tạo của ý thức thể hiện ra rất phong phú Trên cơ sở những cái đã có trước, ý thức có khả năngtạo ra tri thức mới về sự vật, có thể tưởng tượng ra cái không có trong thực tế, có thể tiên đoán, dự báo tươnglai, có thể tạo ra những ảo tưởng, những huyền thoại, những giả thuyết khoa học hết sức trừu tượng và khái quátcao Những khả năng ấy càng nói lên tính chất phức tạp và phong phú của đời sống tâm lý – ý thức ở con người

mà khoa học còn phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu để làm sáng tỏ bản chất của những hiện tượng ấy

Ý thức ra đời trong quá trình con người hoạt động cải tạo thế giới, cho nên quá trình phản ánh hiện thựckhách quan vào bộ óc người là quá trình năng động sáng tạo, thống nhất 3 mặt sau:

Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh Sự trao đổi này mang tính chất hai chiều,

có định hướng, có chọn lọc các thông tin cần thiết

Hai là, mô hình hoá đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần Thực chất, đây là quá trình “sáng tạo lại” hiện thực của ý thức theo nghĩa: mã hoá các đối tượng vật chất tạo thành các ý tưởng tinh thần phivật chất

Ba là, chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan, tức quá trình hiện thực hoá tư tưởng, thông quahoạt động thực tiễn biến cái quan niệm thành cái thực tại, biến các ý tưởng phi vật chất trong tư duy thành cácdạng vật chất ngoài hiện thực Trong giai đoạn này, con người lựa chọn những phương pháp, phương tiện, công

cụ để tác động vào hiện thực khách quan nhằm thực hiện mục đích của mình

Tính sáng tạo của ý thức là sáng tạo của sự phản ánh, theo quy luật của sự phản ánh mà kết quả bao giờcũng là những khách thể tinh thần Sáng tạo và phản ánh là hai mặt thuộc bản chất ý thức

Tác động của ý thức xã hội đối với con người là vô cùng to lớn Nó không những là kim chỉ nam cho hoạtđộng thực tiễn mà còn là động lực thực tiễn Sự thành công hay thất bại của thực tiễn, tác động tích cực hay tiêucực của ý thức đối với sự phát triển của tự nhiên, xã hội chủ yếu phụ thuộc vào vai trò chỉ đạo của ý thức màbiểu hiện ra là vai trò của khoa học, văn hoá và tư tưỏng

Nền kinh tế của nước ta từ một điểm xuất phát thấp, tiềm lực kinh tế- kỹ thuật yếu, trong điều kiện sựbiến đổi khoa học- công nghệ trên thế giới lại diễn ra rất nhanh, liệu nước ta có thể đạt được những thành côngmong muốn trong việc tạo ra nền khoa học- công nghệ đạt tiêu chuẩn quốc tế trong một thời gian ngắn haykhông? Chúng ta phải làm gì để tránh được nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới? Câuhỏi này đặt ra cho chúng ta một vấn đề đó là sự lựa chọn bước đi và trật tự ưu tiên phát triển khoa học- côngnghệ trong quan hệ với phát triển kinh tế trong các giai đoạn tới Như vậy có nghĩa là ta cần phải có tri thức vìtri thức là khoa học Chúng ta phải không ngừng nâng cao khả năng nhận thức cho mỗi người Tuy nhiên nếu trithức không biến thành niềm tin và ý chí thì tự nó cũng không có vai trò gì đối với đời sống hiện thực cả Chỉchú trọng đến tri thức mà bỏ qua công tác văn hoá- tư tưởng thì sẽ không phát huy được thế mạnh truyền thốngcủa dân tộc Chức năng của các giá trị văn hoá đã đem lại chủ nghĩa nhân đạo, tính đạo đức Không có tính đạođức thì tất cả các dạng giá trị ( giá trị vật chất và tinh thần) sẽ mất đi mọi ý nghĩa Còn cách mạng tư tưởng gópphần làm biến đổi đời sống tinh thần- xã hội, xây dựng mối quan hệ tư tưởng, tình cảm của con người với tưcách là chủ thể xây dựng đời sống tinh thần và tạo ra được những điều kiện đảm bảo sự phát triển tự do của conngười.Mà có tự do thì con người mới có thể tham gia xây dựng đất nước

Như vậy, ý thức mà biểu hiện trong đời sống xã hội là các vấn đề khoa học- văn hoá- tư tưởng có vai trò

vô cùng quan trọng Tìm hiểu về ý thức và tri thức để có những biện pháp đúng đắn tạo điều kiện cho sự pháttriển toàn diện xã hội

Câu 5: Anh/Chị hãy phân tích hoàn cảnh xuất hiện, nội dung và ý nghĩa triết học câu nói của C.Mác:

"Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất, nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng"

Trang 7

- Hoàn cảnh xuất hiện: trong Lời nói đầu của bộ “ Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêgen” củaC.Mác - Gồm ba tác phẩm của Mác phê phán quan điểm của Hêghen về nhà nước và pháp quyền Sự tán dươngcủa tác giả với chế độ quân chủ lập hiến, chế độ quan liêu và quân chủ Phổ Nêu vai trò lịch sử của giai cấp vôsản trong cuộc đấu tranh nhằm cải tổ xã hội.

- Nội dung và ý nghĩa triết học:

+Nội dung: Ở đây, "Vũ khí của sự phê phán" và "lý luận" là khoa học, tư tưởng khoa học, lý luận khoa học, còn

"sự phê phán của vũ khí” và "lực lượng vật chất" là hoạt động vật chất, hoạt động thực tiễn của con người Nhưvậy, C Mác đã giải trình rất rõ ràng, lý luận khoa học phải thông qua hoạt động của con người thì mới trở thànhlực lượng vật chất

Khoa học vốn là sản phẩm của tư duy, của trí tuệ Nếu không thông qua hoạt động của người lao động (côngnhân, nông dân, tầng lớp trí thức…), mà chỉ tự bản thân nó thôi, thì như Mác nói khoa học không thể biến thànhcái gì cả, không thể sinh ra tác động tích cực hay tiêu cực

Theo Mác, triết học phải có nhiệm vụ phản ánh mọi xung đột của đời sống hiện thực, những điều kiện kinh tế,vật chất của những xung đột hiện thực ấy, đồng thời vạch ra con đường và những cách giải quyết các xung đột

đó Vì vậy, triết học phải tìm được cho mình một lực lượng nằm ngay trong bản thân hiện thực, có khả năng phủđịnh xã hội hiện tại, xây dựng một xã hội mới Lực lượng ấy chính là giai cấp vô sản Như vậy theo Mác, triếthọc tiên tiến phải gắn liền với các lực lượng tiến bộ

+ Ý nghĩa triết học: Cho thấy vị trí vai trò của triết học, của lý luận khoa học trong sự nghiệp đấu tranh giảiphóng nhân dân lao động thoát khỏi sự nô dịch của giai cấp bóc lột

Câu 7: Lý luận? Phương pháp? Anh ( chị) hãy nêu những yêu cầu phương pháp luận và phân tích cơ sở

lý luận của nguyên tắc toàn diện Việc tuân thủ nguyên tắc toàn diện sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và trong hoạt động thực tiễn.

7.1 Anh ( chị) hãy nêu những yêu cầu phương pháp luận và phân tích cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện

Định nghĩa phương pháp luận: Là học thuyết (lý luận) về phương pháp; nó vạch ra cách thức xây dựng và nghệthuật vận dụng phương pháp Phương pháp luận còn được coi như “ một hệ thống các quan điểm, nguyên tắcxuất phát, những cách thức chung để thực hiện hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người

Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện là nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

Mối liên hệ phổ biến là mối liên hệ giữa các mặt (thuộc tính) đối lập tồn tại trong mọi sự vật, trong mọi lĩnh vựchiện thực

Mối liên hệ mang tính khách quan và phổ biến Nó chi phối tổng quát sự vận động, phát triển của mọi sự vật,quá trình xãy ra trong thế giới; và là đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng

Mối liên hệ phổ biến được nhận thức trong các phạm trù biện chứng như mối liên hệ giữa: mặt đối lập- mặt đốilập; chất – lượng, cái cũ – cái mới; cái riêng- cái chung; nguyên nhân- kết quả; nội dung – hình thức; bản chất-hiện tượng; tất nhiên- ngẫu nhiên; khả năng – hiện thực

Nội dung nguyên lý:

◊ Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều tồn tại trong muôn vàn mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau

◊ Trong muôn vàn mối liên hệ chi phối sự tồn tại của chúng có những mối liên hệ phổ biến

◊ Mối liên hệ phổ biến tồn tại khách quan, phổ biến; chúng chi phối một cách tổng quát quá trình vậnđộng, phát triển của mọi sự vật hiện tượng xãy ra trong thế giới

Trang 8

Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc toàn diện:

Trong hoạt động nhận thức chủ thể phải:

- Tìm hiểu, phát hiện càng nhiều mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…)đang chi phối sự tồn tại của bản thân sự vật càng tốt

- Phân loại để xác định những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) nào làbên trong, cơ bản, tất nhiên, ổn định ; còn những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất,yếu tố, mặt,…) nào là bên ngoài, không cơ bản, ngẫu nhiên, không ổn định…;

- Dựa trên những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) bên trong cơ bản,tất nhiên, ổn định… Để lý giải được những mối liên hệ, quan hệ ((hay những đặc điểm, tính chất, yếu

tố, mặt,…) còn lại Qua đó xây dựng một hình ảnh về sự vật như sự thống nhất các mối liên hệ, quan hệ(hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…); phát hiện ra quy luật (bản chất) của nó

Trong hoạt động thực tiễn chủ thể phải:

- Đánh giá đúng vai trò của từng mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) chiphối sự vật

- Thông qua hoạt động thực tiễn, sử dụng đồng bộ nhiều công cụ, phương tiện, biện pháp thích hợp (màtrước hết là những công cụ, phương tiện, biện pháp vật chất) để biến đổi những mối liên hệ, quan hệ(hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) để biến đổi những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặcđiểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) của bản thân sự vật, đặc biệt là những mối liên hệ, quan hệ (…) bêntrong, cơ bản, tất nhiên, quan trọng… của nó

- Nắm vững sự chuyển hóa các mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…)củabản thân sự vật; kịp thời sử dụng các công cụ, phương tiện, biện pháp bổ sung để phát huy hay hạn chếhay hạn chế sự tác động của chúng, nhằm lèo lái sự vật vận động, phát triển theo đúng quy luật và hợplợi ích của chúng ta

- Quán triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tắc toàn diện sẽ giúp chủ thể khắc phục được chủ nghĩa phiếndiện, chủ nghĩa chiết trung, chủ nghĩa ngụy biện,… trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của chínhmình

+ Chủ nghĩa phiến diện là cách xem xét chỉ thấy một mặt, một mối quan hệ, tính chất nào đó mà khôngthấy được nhiều mặt, nhiều mối quan hệ, nhiều tính chất của sự vật

+ Chủ nghĩa chiết trung là cách xem xét chỉ chú ý đến nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật chứkhông rút ra được mặt bản chất, không thấy được mối liên hệ cơ bản của sự vật, mà coi chúng như nhau,kết hợp chúng một cách vô nguyên tắc, tùy tiện

+ Chủ nghĩa ngụy biện là cách xem xét qua đó đánh tráo cái cơ bản với cái không cơ bản, cái chủ yếuvới cái thứ yếu,… hay ngược lại nhằm đạt được mục đích hay lợi ích của mình một cách tinh vi

- Trong xã hội nguyên tắc toàn diện đòi hỏi chúng ta không chỉ liên hệ nhận thức với nhận thức mà cònliên hệ nhận thức với cuộc sống; phải chú ý đến lợi ích của các chủ thể (các cá nhân hay giai tầng) khácnhau trong xã hội và biết phân biệt đâu là lợi ích cơ bản (sống còn) và lợi ích không cơ bản (sống còn)

và lợi ích không cơ bản; phải biết phát huy (hay hạn chế) mọi tiềm năng hay nguồn lực từ khắp các lĩnhvực hoạt động xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa, ) từ các thành phần kinh tế khác, từ các tổ chức, chínhtrị xã hội… để có thái độ, biện pháp, đối sách hành động thích hợp mà không sa vào chủ nghĩa bìnhquân, quan điểm dàn điều, tức không thấy được trọng tâm cốt lõi trong cuộc sống vô cùng phức tạp

7.2 Việc tuân thủ nguyên tắc toàn diện sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức

và trong hoạt động thực tiễn.

Trang 9

Việc quán triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tắc toàn diện sẽ giúp chúng ta khắc phục được chủ nghĩaphiến diện, chủ nghĩa chiết trung, chủ nghĩa ngụy biện… trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của chínhmình.

Chủ nghĩa phiến diện là cách xem xét chỉ thấy một mặt, một mối quan hệ, tính chất nào đó mà khôngthấy được nhiều mặt, nhiều mối quan hệ, nhiều tính chất của sự vật thường xem xét dàn trải, liệt kê những tínhquy định khác nhau của sự vật hay hiện tượng mà không làm nổi bật cái cơ bản, cái quan trọng nhất của sự vậthay hiện tượng đó

Chủ nghĩa chiết trung là cách xem xét chỉ chú ý đến nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật nhưngkhông rút ra được mặt bản chất, không thấy được mối liên hệ cơ bản của sự vật mà coi chúng như nhau, kết hợpchúng một cách vô nguyên tắc, tùy tiện Do đó hoàn toàn bất lực khi cần phải có quyết sách đúng đắn

Chủ nghĩa ngụy biện là cách xem xét qua đó đánh tráo cái cơ bản với cái không cơ bản, cái chủ yếu vớicái thứ yếu… hay ngược lại nhằm đạt được mục đích hay lợi ích của mình một cách tinh vi

Trong đời sống xã hội, nguyên tắc toàn diện có vai trò cực kỳ quan trọng Nó đòi hỏi chúng ta không chỉliên hệ nhận thức với nhận thức mà cần phải liên hệ nhận thức với thực tiễn cuộc sống, phải chú ý đến lợi íchcủa các chủ thể (các cá nhân hay các giai tầng) khác nhau trong xã hội và biết phân biệt đâu là lợi ích cơ bản(sống còn) và lợi ích không cơ bản, phải biết phát huy hay hạn chế mọi tiềm năng hay nguồn lực từ khắp cáclĩnh vực hoạt động xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa…) từ các thành phần kinh tế, từ các tổ chức chính trị - xãhội… để có thái độ, biện pháp, đối sách hành động thích hợp mà không sa vào chủ nghĩa bình quân, quan điểmdàn đều, tức không thấy được trọng tâm, trọng điểm, điều cốt lõi trong cuộc sống vô cùng phức tạp

Câu 8: Nguyên lý? Nguyên tắc? Mối quan hệ giữa chúng Anh/Chị hãy nêu những yêu cầu phương pháp luận và phân tích cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.

8.1 Nguyên lý là gì?

- Nguyên lý là những luận điểm xuất phát (tư tưởng chủ đạo) của một học thuyết (lý luận) mà tính chân

lý của nó là hiển nhiên, tức không thể hay không cần phải chứng minh nhưng không mâu thuẫn với thực tiễn vànhận thức về lĩnh vực mà học thuyết đó phản ánh

- Nguyên lý được khái quát từ kết quả hoạt động thực tiễn – nhận thức lâu dài của con người Nó vừa là

cơ sở lý luận của học thuyết, vừa là công cụ tinh thần để nhận thức (lý giải – tiên đoán) và cải tạo thế giới

- Có hai loại nguyên lý: nguyên lý của khoa học (công lý, tiên đề, quy luật nền tảng) và nguyên lý củatriết học Phép biện chứng duy vật có hai nguyên lý cơ bản Đó là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên

lý về sự phát triển

8.2 Nguyên tắc là gì?

- Nguyên tắc là những yêu cầu nền tảng đòi hỏi chủ thể phải tuân thủ đúng trình tự nhằm đạt mục đích

đề ra một cách tối ưu

8.3 Mối liên hệ giữa nguyên lý và nguyên tắc

- Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý thể hiện qua các nguyên tắc tương ứng Nghĩa là cơ sở lýluận của các nguyên tắc là các nguyên lý: cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện và nội dung nguyên lý về mốiliên hệ phổ biến, cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển là nội dung nguyên lý về sự phát triển…

8.4 Những yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc phát triển

Trong hoạt động nhận thức yêu cầu chủ thể phải:

- Phát hiện những xu hướng biến đổi, chuyển hóa, những giai đoạn tồn tại của bản thân sự vật trong sự tự vận động và phát triển của chính nó;

Trang 10

- Xây dựng được hình ảnh chỉnh thể về sự vật như sự thống nhất các xu hướng, những giai đoạn thay đổi của nó; từ đó phát hiện ra quy luật vận động, phát triển (bản chất) của sự vật

Trong hoạt động thực tiễn yêu cầu chủ thể phải:

- Chú trọng đến mọi điều kiện, khả năng…tồn tại của sự vật để nhận định đúng các xu hướng, những giai đoạn thay đổi có thể xảy ra đối với nó;

- Thông qua hoạt động thực tiễn, sử dụng nhiều công cụ, phương tiện, biện pháp thích hợp (mà trước hết

là công cụ, phương tiện, biện pháp vật chất) để biến đổi những điều kiện, phát huy hay hạn chế những khả năng…tồn tại của sự vật nhằm lèo lái sự vật vận động, phát triển theo hướng hợp quy luật và có lợi cho chúng

ta

8.5 Cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển

Cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển là nội dung nguyên lý về sự phát triển

• Sự vận động và sự phát triển

- Vận động là thuộc tính cố hữu, là phương thức tồn tại của vật chất; vận động được hiểu như sự thayđổi nói chung “Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất, tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, làmột thuộc tính cố hữu của vật chất, thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể

từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”

- Phát triển là khuynh hướng vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoànthiện đến hoàn thiện hơn, do mâu thuẫn trong bản thân sự vật gây ra Phát triển là một khuynh hướng vận độngtổng hợp của hệ thống sự vật, trong đó, sự vận động có thay đổi những quy định về chất (thay đổi kết cấu – tổchức) của hệ thống sự vật theo khuynh hướng tiến bộ giữ vai trò chủ đạo; còn sự vận động có thay đổi nhữngquy định về chất của sự vật theo xu hướng thoái bộ và sự vận động chỉ có thay đổi những quy định về lượng của

sự vật theo xu hướng ổn định giữ vai trò phụ đạo, cần thiết cho xu hướng chủ đạo trên

+ “Hai quan điểm cơ bản…về sự phát triển (sự tiến hóa): sự phát triển coi như là giảm đi và tăng lên,như lập lại; và sự phát triển coi như sự thống nhất của các mặt đối lập Quan điểm thứ nhất thì chết cứng, nghèonàn, khô khan Quan điểm thứ hai là sinh động Chỉ có quan điểm thứ 2 mới cho ta chìa khóa của “sự vậnđộng”, của tất thảy mọi cái “đang tồn tại”; chỉ có nó mới cho ta chìa khóa của những “bước nhảy vọt”, của “sựgián đoạn của tính tiệm tiến”, của “sự chuyển hóa thành mặt đối lập”, của sự tiêu diệt cái cũ và sự nảy sinh racái mới”

- Phát triển như sự chuyển hóa: giữa các mặt đối lập; giữa chất và lượng; giữa cái cũ và cái mới; giữa cáiriêng và cái chung; giữa nguyên nhân và kết quả; giữa nội dung và hình thức; giữa bản chất và hiện tượng; giữatất nhiên và ngẫu nhiên; giữa khả năng và hiện thực

- Phát triển là quá trình tự thân của thế giới vật chất, mang tính khách quan, phổ biến và đa dạng: pháttriển trong giới tự nhiên vô sinh; phát triển trong giới tự nhiên hữu sinh; phát triển trong xã hội; phát triển trong

tư duy, tinh thần

• Nội dung nguyên lý

- Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều không ngừng vận động và phát triển

- Phát triển mang tính khách quan – phổ biến, là khuynh hướng vận động tổng hợp tiến lên từ thấp đếncao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của một hệ thống vật chất, do việc giảiquyết mâu thuẫn, thực hiện bước nhảy về chất gây ra và hướng theo xu thế phủ định của phủ định

8.6 Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.

- Quán triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tắc phát triển sẽ giúp chủ thể khắc phục được quan điểm (tưduy) siêu hình trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của chính mình

Trang 11

Câu 9 Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập Ý nghĩa của nó đối với quan điểm vừa hợp tác, vừa đấu tranh trong tình hình hiện nay?

1 Đặt vấn đề

Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập (còn gọi là quy luật mâu thuẫn), là một trong ba quy luật

cơ bản của phép biện chứng duy vật, là hạt nhân của phép biện chứng, nó vạch ra nguồn gốc bên trong sự vậnđộng và phát triển của sự vật hiện tượng

2 Các khái niệm

Trước khi phép biện chứng mácxít ra đời, tư tưởng biện chứng về những đối lập đạt được đỉnh cao nhất tronghọc thuyết của triết học cổ điển Đức, tiêu biểu nhất là Cantơ và Hêghen Song, do bị chi phối bởi quan niệm duytâm, nên không thể phát triển học thuyết mâu thuẫn biện chứng đến độ triệt để

Kế thừa một cách có phê phán những thành tựu có giá trị nhất trong toàn bộ lịch sử triết học và dựa trên nhữngthành quả mới nhất của khoa học hiện đại, C.Mác và PH.Ăngghen đã phát triển học thuyết mâu thuẫn biệnchứng lên một tầm cao mới Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã cho rằng, chúng ta phải tìm xung lực vậnđộng và phát triển của sự vật trong chính sự vật đó, trong những mâu thuẫn của bản thân sự vật Quan điểm lýluận đó được thể hiện trong quy luật thống nhất và đấu tranh của của các mặt đối lập

Nội dung cơ bản của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập được làm sáng tỏ thông qua một loạtnhững phạm trù cơ bản: “ mặt đối lập”, “sự thống nhất” và “ đấu tranh của các mặt đối lập”

Tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế giới đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau Trong nguyên tử có điện

tử và hạt nhân; trong sinh vật có đồng hóa và dị hóa; trong kinh tế thị trường có cung và cầu, v.v Những mặttrái ngược nhau đó, trong phép biện chứng duy vật gọi là mặt đối lập Mặt đối lập là phạm trù dùng để chỉnhững mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngượcnhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy

Chính những mặt như vậy nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại với nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng Mâuthuẫn biện chứng tồn tại khách quan trong cả tự nhiên lẫn trong xã hội và tư duy

Hai mặt đối lập tuy có tính bày trừ, phủ định nhau, nhưng chúng lại gắn bó chặt chẽ với nhau, tồn tại trong sựthống nhất của chúng Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, đòi hỏi có nhau của các mặtđối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề

Giữa các mặt đối lập bao giờ cũng có những nhân tố giống nhau, “sự thống nhất của các mặt đối lập” còn baohàm sự “đồng nhất” của các mặt đó Do có sự “đồng nhất” của các mặt đối lập mà trong sự triển khai của mâuthuẫn, đến một lúc nào đó, các mặt đối lập có thể chuyển hoá lẫn nhau

Như vậy, các mặt đối lập không chỉ thống nhất, mà còn tác động qua lại với nhau “đấu tranh” với nhau Đấutranh giữa các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó

3 Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển

Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có quan hệ chặt chẽ với nhau Mâu thuẫn biện chứng cũng baohàm cả "sự thống nhất" lẫn "đấu tranh" của các mặt đối lập Sự thống nhất gắn liền với sự đứng im, sự ổn địnhtạm thời của sự vật Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển Điều đó có nghĩa là

sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là tuyệt đối

Vậy mâu thuẫn biện chứng có quan hệ như thế nào với nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển?

Mâu thuẫn là sự tác động lẫn nhau của các mặt, các khuynh hướng đối lập Chính sự tác động qua lại, sự đấutranh của các mặt đối lập là nguồn gốc vận động và phát triển, là xung lực của sự sống Chẳng hạn, tư tưởng,nhận thức của con người không thể phát triển, nếu không có sự cọ xát thường xuyên với thực tiễn, không có sựtranh luận để làm rõ đúng sai

Trang 12

Sự vận động và sự phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và sự thay đổi Thống nhất và đấutranh giữa các mặt đối lập quy định tính ổn định và tính thay đổi của sự vật Do vậy, mâu thuẫn là nguồn gốccủa sự vận động và phát triển

Mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan và phổ biến, nó tồn tại trong tất cả các sự vật và hiện tượng, ở mọigiai đoạn tồn tại và phát triển của sự vật và hiện tượng

4 Phân loại mâu thuẫn

a) Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài:

Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập của cùng một sự vật Mâuthuẫn bên ngoài đối với một sự vật là mâu thuẫn diễn ra trong mối liên hệ giữa sự vật đó với các sự vật khácnhau (Thí dụ, sự tác động qua lại giữa đồng hoá và dị hoá của một sinh vật là mâu thuẫn bên trong, sự tác độngqua lại giữa cơ thể và môi trường - khi xét cơ thể là một sự vật - là mâu thuẫn bên ngoài) Mâu thuẫn bên trong

có vai trò quyết định trực tiếp với quá trình vận động và phát triển của sự vật Tuy nhiên, mâu thuẫn bên trong

và mâu thuẫn bên ngoài không ngừng tác động nhau

b) Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản: Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật,quy định sự phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật, nó tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của sự vật Mâuthuẫn không cơ bản là mâu thuẫn đặc trưng cho một phương diện nào đó của sự vật, nó quy định sự vận động vàphát triển của một mặt nào đó của sự vật

c) Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu:

Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn phát triển nhất định của sự vật, giải quyết nó

sẽ tạo điều kiện giải quyết mâu thuẫn khác ở cùng giai đoạn (những mâu thuẫn thứ yếu) Sự phát triển hơn nữacủa sự vật, chuyển hoá nó sang giai đoạn tồn tại khác của mình phụ thuộc vào việc giải quyết mâu thuẫn chủyếu

c) Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng:

Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tập đoàn người, những xu hướng xã hội có lợiích cơ bản đối lập nhau (Thí dụ mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, giữa tư sản và vô sản).Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng, khuynh hướng xã hội có đối lập về lợi íchkhông cơ bản, cục bộ, tạm thời (Thí dụ mâu thuẫn giữa tầng lớp nông dân, giữa các bộ phận công nhân khácnhau, giữa lao động trí óc và lao động chân tay, ở nước ta hiện nay)

Phân biệt mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng có ý nghĩa quan trọng trong việc xác địnhphương pháp giải quyết mâu thuẫn

5 Ý nghĩa phương pháp luận

Việc nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập có ý nghĩa phương pháp luận quan trọngđối với nhận thức và hoạt động thực tiễn

- Để phân tích đúng bản chất của sự vật, trước hết phải nhận thức sự vật như một thực thể đồng nhất, tiếp đóphải nghiên cứu những mặt khác nhau, những mặt đối lập và tác động qua lại giữa các mặt đối lập để nhận biếtmâu thuẫn và nguồn gốc của sự vận động và phát triển

- Khi phân tích mâu thuẫn, phải xem xét toàn diện các mặt đối lập; theo dõi toàn bộ quá trình phát sinh, pháttriển của các mặt đó; nghiên cứu sự đấu tranh của chúng qua từng giai đoạn

- Phải xác định đúng trạng thái chín muồi của mâu thuẫn; tìm ra phương thức, phương tiện và lực lượng có khảnăng giải quyết mâu thuẫn và tổ chức thực tiễn để giải quyết mâu thuẫn một cách thực tế

- Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi có đủ điều kiện chín muồi Cho nên, chúng ta không được giải quyết mâuthuẫn một cách vội vàng khi chưa có đủ điều kiện; phải tạo điều kiện thức đẩy sự chín muồi của mâu thuẫn vàđiều kiện giải quyết

Trang 13

- Đối với các mâu thuẫn khác nhau phải cĩ phương pháp giải quyết khác nhau Điều đĩ tuỳ thuộc vào bản chấtcủa mâu thuẫn, vào những điều kiện cụ thể Phải cĩ biện pháp giải quyết thích hợp với từng mâu thuẫn Tĩm lại, từ những điều trình bày trên đây, chúng ta nhận thấy, mọi sự vật và hiện tượng đều chứa đựng nhữngmặt, những khuynh hướng đối lập tạo thành mâu thuẫn trong bản thân sự vật; sự thống nhất và đấu tranh củacác mặt đối lập tạo thành xung lực nội tại của sự vận động và phát triển, dẫn đến sự mất đi của cái cũ và sự rađời của cái mới.

Câu 10: Phân tích nội dung quy luật những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại, và vạch ra ý nghĩa phương pháp luận của nĩ.

Quy luật chuyển hóa từ thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất & ngược lại:

Chất, lượng, độ, điểm nút, bước nhảy:

 Chất - tính quy định vốn có của sự vật, đặc trưng cho sự vật là nó, giúp phân biệt nó với sự vật khác

 Lượng - tính quy định vốn có của sự vật, biểu thị quy mô, tốc độ vận động, phát triển của sự vậtcũng như của các thuộc tính (chất) của nó

 Độ - giới hạn mà trong đó sự thay đổi về Lượng chưa làm Chất thay đổi căn bản

 Điểm nút - mốc (giới hạn) mà sự thay đổi về Lượng vượt qua nó sẽ làm Chất thay đổi căn bản

 Bước nhảy - sự chuyển hóa về Chất do những thay đổi về Lượng trước đó gây ra; Bước nhảy là giaiđoạn cơ bản trong tiến trình phát triển của sự vật, nó tồn tại khách quan, phổ biến, đa dạng (Bướcnhảy toàn bộ/Bước nhảy cục bộ; Bước nhảy đột biến/Bước nhảy dần dần; Bước nhảy tự nhiên/Bướcnhảy xã hội/Bước nhảy tư duy)

Nội dung quy luật:

 Mọi sự vật đều được đặc trưng bằng sự thống nhất giữa Chất và Lượng

 Sự vật bắt đầu vận động, phát triển bằng sự thay đổi về Lượng (liên tục, tiệm tiến); nếu Lượng thayđổi trong độ, chưa vượt quá điểm nút thì Chất không thay đổi căn bản; khi Lượng thay đổi vượt quađộ, quá điểm nút thì Chất sẽ thay đổi căn bản, bước nhảy xảy ra

 Bước nhảy làm cho Chất thay đổi (gián đoạn, đột biến) – Chất (Sự vật ) cũ mất đi, Chất (Sự vật) mới

ra đời; Chất mới gây ra sự thay đổi về Lượng (làm thay đổi quy mô tồn tại, tốc độ, nhịp điệu vậnđộng, phát triển của sự vật )

 Sự thay đổi về Lượng gây ra sự thay đổi về Chất; sự thay đổi về Chất gây ra sự thay đổi về Lượng làphương thức vận động, phát triển của mọi sự vật trong thế giới; phát triển vừa mang tính liên tục vừamang tính gián đoạn

Phân tích:

Trong quá trình vận động và phát triển, Chất và Lượng của sự vật cũng biến đổi Sự thay đổi củaLượng và của Chất không diễn ra độc lập với nhau, mà chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau Nhưng khôngphải bất kỳ sự thay đổi nào của Lượng cũng ngay lập tức làm thay đổi căn bản Chất của sự vật Lượng củasự vật có thể thay đổi trong một giới hạn nhất định mà không làm thay đổi căn bản Chất của sự vật đó Khivượt qua giới hạn đó sẽ làm cho sự vật không còn là nó, chất cũ mất đi, chất mới ra đời (bước nhảy xảy ra)

Vd: Khi xét các trạng thái tồn tại khác nhau của nước với tư cách là những chất khác nhau (chất –trạng thái), ứng với chất – trạng thái đó, Lượng ở đây là nhiệt độ, thì dù Lượng có thay đổi trong một phạm

vi khá lớn (0 độ C< t<100 độ C), nước vẫn ở trạng thái lỏng (tức là chưa thay đổi về chất – trạng thái) Khi

Trang 14

nhiệt độ của nước giảm đến 0 độ C nước sẽ chuyển sang trạng thái rắn và khi đạt đến 100 độ C nước sẽchuyển sang trạng thái hơi (bước nhảy xảy ra) Ở đây, 0 độ C và 100 độ được gọi là điểm nút.

Sự thay đổi về chất là kết quả của sự thay đổi về lượng khi đạt đến điểm nút Sau khi ra đời, chấtmới có tác động trở lại sự thay đổi của lượng Chất mới có thể làm thay đổi quy mô tồn tại của sự vật, làmthay đổi nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật đó

Ýùnghĩa phương pháp luận:

Trong hoạt động nhận thức chủ thể phải:

 Phát hiện chính xác các quy định về chất và lượng của sự vật; thấy được sự thống nhất giữa chúng đểxác định đúng độ, điểm nút của sự vật;

 Phân tích kết cấu và điều kiện tồn tại của sự vật để xác định đúng tính chất, quy mô, tiến độ của bướcnhảy có thể xảy ra;

 Hiểu rằng, chất chỉ thay đổi khi lượng thay đổi vượt quá độ, quá điểm nút; còn nếu lượng chưa thayđổi qua độ, chưa qua điểm nút thì bước chưa thể xảy ra, chất chưa thay đổi căn bản được;

 Xác định được chất mới (sau khi sự vật thực hiện bước nhảy), qua đó xác định lượng độ, điểm nút vàbước nhảy, tức định hình được sự vật mới phải ra đời thay thế sự vật cũ như thế nào

Trong hoạt động thực tiễn chủ thể phải:

 Hiểu rõphương thức vận động và phát triển của sự vật; từ đó xây dựng các đối sách thích hợp;

 Thông qua hoạt động thực tiễn, sử dụng linh hoạt các công cụ, phương tiện vật chất can thiệp đúnglúc, đúng chỗ, đúng mức độ vào tiến trình vận động và phát triểncủa sự vật, lèo lái nó theo đúng quyluật và hợp lợi ích cùa chúng ta Cụ thể:

◊ Muốn có sự thay đổi về chất phải kiên trì tích lũy thay đổi về lượng;

◊ Muốn duy trì sự ổn định của chất phải giữ sự thay đổi về lượng trong phạm vi giới hạn độ;

◊ Khi lượng thay đổi đạt tới giới hạn độphải kiên quyết thực hiện bước nhảy

Câu 11: Phân tích nội dung quy luật phủ định của phụ định và vạch ra ý nghĩa phương pháp luận.

a/ KN phủ định biện chứng, phủ định của phủ định:

Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ một mắt khâu của quá trình tự phát triển của sự vật đưa

đến sự ra đời của cái mới tiến bộ hơn so với cái cũ bị phủ định Phủ định biện chứng cũng là sự khẳng định Phủđịnh biện chứng gắn liền với giải quyết mâu thuẫn và bước nhảy về chất xảy ra bên trong sự vật; nĩ mang tínhkhách quan – nội tại, tính kế thừa – tiến lên

Phủ định của phủ định là phạm trù triết học dùng để chỉ sự xác lập lại cái cũ , tức khằng định lại cái bị phủ định,

ở một trình độ cao hơn trong quá trình tự phát triển của bản thân sự vật Trong sự phủ định của phủ định, cái cũ

bị phủ định trong lần phủ địnhthứ nhất đưa đến sự ra đời của cái mớ; cái mới này chứa sự phủ định mình tronglần phủ định sau đĩ Lần phủ định nào làm xuất hiện cái mới, tức ái được khẳng định, nhưng trong cái mới này

cĩ lặp lại (yếu tố) cái cũ, đã bị phủ định trong lần phủ định thứ nhất, ở một trình độ cao hơn thì lần phủ định đĩđược gọi là phủ định của phủ định

Qua nhiều lần phủ định biện chứng ( cĩ cả phủ định của phủ định) sự vật loại dần cái tiêu cực, tích lũy dần cáitích cực, làm cho cái mới ra đời quay về với cái cũ, cái khẳng định quay trở lại với cái bị phủ định ở một trình

độ cao hơn

b/ Nội dung quy luật:

Trang 15

- Theo quan điểm duy vật biện chứng, triết học Mac thấy rõ sự chuyển hoá từ những thay đổi về lượng thànhnhững thay đổi về chất, sự đấu tranh của các mặt đối lập dẫn tới mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ mất đi

và sự vật mới ra đời Mỗi sự thay thế ấy làm thành một chuỗi mắc xích phát triển của hiện thực và tư duy Sự

ra đời cái mới là kết quả của sự phụ định cái cũ, cái lỗi thời Do đó, mọi sự vật đều liên hệ lẫn nhau và luônvận động, phát triển; phát triển là một chuỗi các lần phủ định biện chứng có gắn liền với việc giải quyết mâuthuẫn và thực hiện bước nhảy về chất xảy ra bên trong sự vật

- Những nhà triết học theo quan điểm siêu hình hiểu phủ định là sự can thiệp của những lực lượng bên ngoài

là phá huỷ, thủ tiêu sự vật, chấm dứt sự phát triển của nó cả trong tự nhiên và xã hội , làm mất đi cái cũ vàxuất hiện cái mới tiến bộ hơn Do vậy , phủ định là vòng khâu liên hệ giữa cái mới với cái cũ, cái mới ( cáiđược khẳng định) ra đời trên cơ sở laọi bỏ yếu tố tiêu cực, đồng thời lưu giữ, cải tạo những yếu tố tích cựccủa cái cũ ( cái bị phủ định)

- Phủ định biên chứng mang tính khách quan - nội tại do mâu thuẫn của bản thân sự vật tự quy định Hơnnữa, phương thức phủ định sự vật cũng không tuỳ thuộc ý muốn chủ quan của con nguời Ngoài ra phủ địnhbiên chứng không phải là sự thủ tiêu hoàn toàn cái cũ bị phủ định Trái lại, dẫn tới sự ra đời của cái mới, quátrình phủ định biên chứng bao hàm trong nó nhân tố giữ lại những nội dung tích cực của cái bị phủ định Dovậy, phủ định biện chứng là sự phủ định mang tính kế thừa – tiến lên

- Qua một số lần phủ định biên chứng xuất hiện phủ định của phủ định, xác lập lại cái cũ ( khẳng định lại cái

cũ đã bị phủ định ) ở một trình độ cao hơn Phủ định của phủ định làm xuất hiện cái mới như là kết quả tổnghợp tất cả các yếu tố tích cực, được khôi phục duy trì và phát triển sự phủ định của phủ định là giai đoạn kếtthúc một chu kì phát triển, đồng thời lại là điểm xuất phát của một chu kỳ phát triển tiếp theo Do đó, phủđịnh của phủ định mang tính chu kỳ hở

- Quy luật này nói lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa cái bị phủ định và cái phủ định; do sự kế thừa đó , phủ địnhbiện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn, bác bỏ tất cả sự phát triển trước đó, mà là điều kiện cho sựphát triển, nó duy trì và gìn giữ nội dung tích cực của các giai đoạn trước, lặp lại một số đặc điểm cơ bản củacái xuất phát, nhưng trên cơ sở mới cao hơn Do vậy, phủ định của phủ định vạch ra khuynh hướng phát triểnxoắn ốc tiến lên của mọi sự vật trong thế giới

c/ Ý nghĩa phương pháp luận:

- Quy luật phủ định của phủ định vạch rõ phương hướng tiến lên của quá trình phát triển Do đó trongnhận thức và hoạt động thực tiễn phải có quan điểm phát triển

- Xây dựng cái mới phải đi đôi với xóa bỏ cái cũ, cái lạc hậu và kế thừa có chọn lọc các yếu tố tích cựccủa cái cũ , cải biến nó theo yêu cầu của cái mới Cần chống cả hai khuynh hướng sai lầm là phủ địnhsạch trơn hoặc kế thừa nguyên vẹn cái cũ

- Phát triển là tiến lên nhưng quanh co, phức tạp , do đó phại biết phát hiện cái mới, ủng hộ cái mới, cáitiến bộ và tạo điều kiện cho nó mau chiến thắng cái cũ

Câu 12: Bằng lý luậnvà thực tiễn Anh chị hãy chứng minh rằng cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới luân là qúa trình khó khăn, lâu dài, phức tạp, cái mới có thể thất bại tạm thời nhưng cuối cùng nó sẽ chiến thắng cái cũ.

* Về mặt lý luận:

+ Quy luật phủ định của phủ định của phép tư duy biện chứng chỉ ra rằng: Bất cứ sự vật hiện tượng nào trongthế giới đều trải qua quá trình sinh ra, tồn tại, phát triển và diệt vong Sự vật cũ mất đi được thay bằng sự vậtmới Sự thay thế đó là tất yếu của quá trình vận động và phát triển của sự vật

+ Sự vật là một tập hợp các yếu tố tương tác với nhau, trong sự tương tác đó nảy sinhvài yếu tố (biến đổi) tráingược nhau, tạo nên cơ sở các mặt đối lập trong sự vật Các mặt đối lập này không tách rời nhau, chứa nhữngyếu tố giống nhau cùng tồn tại trong sự vật, tác động qua lại lẫn nhau Dù vậy, các mặt đối lập luôn đấu tranhvới nhau, tác động qua lại theo xu hướng loại bỏ lẫn nhau

Trang 16

+ Sự thống nhất của các mặt đối lập nay chỉ mang tính tương đối nhưng sự đấu tranh mang tính tuyết đối Sựđấu tranh này gắn liền với sự vận động và thay đổi của sự vật Mâu thuẫn biện chứng phát triển tương ứng vớiquá trình thống nhất giữa các mặt đối lập còn sự đấu tranh giữa các mặt đối lập thì chuyển dần từng bước từbình lặng tới quyết liệt, làm xuất hiện khả năng chuyển hoá của các mặt đối lập.

+ Mâu thuẫn biện chứng là nguồn gốc của mọi sự phát triển, chúng đều trải qua các giai đoạn: từ sự xuất hiệncủa các mặt đối lập, sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, rồi chuyển hoá các mặt đối lập Khi mâuthuẫn được giả quyết , cái cũ mất đi cái mới ra đời tiến bộ, ưu việt hơn cái cũ và tự nó cũng chứa đựng nhữngmâu thuẫn mới, hay thay đổi những vai trò tác động cảu các mâu thuẫn cũ

* Về mặt thực tiễn:

+ Thực tế đã chứng minh vận cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới luôn là qúa trình khó khăn, lâu dài, phứctạp, cái mới có thể thất bại tạm thời nhưng cuối cùng nó sẽ chiến thắng cái cũ Điều đó được minh chứng rõràng trong cuộc đấu tranh giữa giai cấp phong kiến và giai cấp công nhân trong xã hội ta đưa đất nước đi lên từchế độ phong kiến bỏ qua tư bản chủ nghĩa đi lên chủ nghĩa xã hội

+ Cùng là hai giai cấp tồn tại tong cùng một chế độ xã hội nhưng giữa các giai cấp này luôn chứa đựng nhữngmâu thuẫn, phủ định lẫn nhau, mâu thuẫn lên đến cao trào chính là cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân laođộng lật đổ giai cấp phong kiến Quá trình đấu tranh ấy diễn ra lâu dài và quyết liệt, mặc dù có gặp phải nhữngkhó khăn chống cự của chế độ cũ nhưng rồi lực lượng lao động mới tiến bộ hơn vẫn chiến thắng Thay thế chế

độ phong kiến lác hậu, là chế độ xã hội chủ nghĩa với những tiến bộ mới, tuy nhiên trong nó vẫn chứa đựngnhững mâu thuẫn chưa thể xoá bỏ giữa tầng lớp nhân dân lao động với tàn dư của chế độ phong kiến, với giaicấp tư sản đang hình thành trong nền kinh tế

Câu 13: Anh / Chị hãy giải thích câu nói của V.I.Lênin: “Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập Như thế là nắm được hạt nhân của phép chứng, nhưng điều đó đòi hỏi phải có những sự giải thích và sự phát triển thêm”

Trả lời:

- PBC là hệ thống các nguyên lý, quy luật, phạm trù chuyển hóa lẫn nhau phản ánh mối liên hệ và sự vận động,phát triển của thế giới vật chất

* Nguyên lý là những luận điểm xuất phát, những tư tưởng chủ đạo của một học thuyết hay lý luận mà tính chân

lý của chúng là hiển nhiên, không thể hay không cần phải chứng minh nhưng không mâu thuẫn với thực tiễn vànhận thức về lĩnh vực mà học thuyết hay lý luận đó phản ánh

- Với tính cách là một học thuyết triết học, PBCDV được xây dựng dựa trên 2 nguyên lý cơ bản: NL về mối liên

- NL về sự phát triển: Khi khái quát từ những biểu hiện cụ thể của sự phát triển xảy ra trong các lĩnh vực khácnhau của thế giới, NL về sự phát triển có nội dung như sau:

+ Mọi SV, HT trong thế giới đều không ngừng VĐ và PT

Trang 17

+ PT mang tính khách quan – phổ biến, là khuynh hướng vận động tổng hợp tiến lên từ thấp đến cao, từđơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện của một hệ thống vật chất do việc giải quyết mâuthuẫn, thực hiện bước nhảy về chất gây ra và hướng theo xu thế phủ định của phủ định.

* Quy luật: là những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất nhiên, chung, lặp lại giữa các sự vật, hiện tượng vàchi phối sự vận động, phát triển của chúng PBCDV gồm 3 quy luật cơ bản sau:

1 – QL thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập:

- Mặt đối lập: SV là một tập hợp các yếu tố (thuộc tính) tương tác với nhau và với môi trường Kết quảcủa sự tương tác này là các yếu tố tạo nên bản thân SV có một sự biến đổi nhất định, trong đó có một vài yếu tốbiến đổi trái ngược nhau Những yếu tố trái ngược nhau (bên cạnh những yếu tố giống hay khác nhau) tạo nên

cơ sở của các mặt đối lập trong SV MĐL tồn tại k.quan và phổ biến

- Thống nhất của các mặt đối lập là các MĐL kg tách rời nhau tức MĐL này lấy MĐL kia làm điều kiện,tiền đề cho sự tồn tại của mình; là các MĐL đồng nhất nhau tức trong chúng chứa những yếu tố giống nhau chophép chúng đồng tồn tại trong SV; là các MĐL tác động ngang nhau, tức sự thay đổi trong MĐL này tất yếu sẽkéo theo sự thay đổi trong MĐL kia, và ngược lại

- Đấu tranh của các MĐL: Dù tồn tại trong sự thống nhất, song các MĐL luôn đấu tranh với nhau, tứcchúng luôn tác động qua lại theo xu hướng bài trừ, phủ định hay loại bỏ lẫn nhau Hình thức và mức độ đấutranh của các MĐL rất đa dạng, trong đó thủ tiêu lẫn nhau là một hình thức đặc biệt của các MĐL

- Mâu thuẫn BC, tức sự thống nhất và đấu tranh của các MĐL, tồn tại k.quan phổ biến và đa dạng (MTbên trong – MT bên ngoài; MT cơ bản – MT kg cơ bản; MT chủ yếu – MT thứ yếu; MT trong tự nhiên – MTtrong xã hội – MT trong tư duy) Sự tác động lên bản thân sự vật là nguồn gốc, động lực của mọi sự vận động,phát triển xảy ra trong thế giới

- Chuyển hóa của các MĐL (giải quyết MTBC): sự thống nhất mang tính tương đối gắn liền với sự ổnđịnh của SV; sự đấu tranh mang tính tuyệt đối gắn liền với sự VĐ, thay đổi của SV MTBC phát triển tươngứng với quá trình thống nhất các MĐL chuyển từ mức độ trừu tượng sang cụ thể; còn sự đấu tranh các MĐLchuyển từ mức bình lặng sang quyết liệt từ đó làm xuất hiện các khả năng chuyển hóa của các MĐL Khi đkk.quan hội đủ, một trong khả năng đó biến thành hiện thực, các MĐL tự thực hiện quá trình chuyển hóa MTBC

sẽ được giải quyết khi các MĐL tự phủ định chính mình để biến thành cái khác Với hai phương thức chuyểnhóa như sau: MĐL này chuyển hóa thành MĐL kia ở trình độ mới và cả hai MĐL cùng chuyển hóa thành mộtcái thứ 3 nào đó

- Nd quy luật: Các MTBC khác nhau tác động kg giống nhau đến quá trình vận động và phát triển của sựvật Mỗi MTBC đều trải qua các giai đoạn từ sinh thành (sự xuất hiện của các MĐL) sanh hiện hữu (sự thốngnhất và đấu tranh của các MĐL), rồi giải quyết (sự chuyển hóa của các MĐL) MTBC được giải quyết, cái cũmất đi cái mới ra đời với những MTBC mới hay thay đổi vai trò tác động của MTBC cũ MTBC là nguồn gốccủa mọi sự vận động và phát triển Do đó, VĐ và PT trong thế giới vật chất là tự bản thân nó

-> Phép biện chứng đòi hỏi xem xét sự thống nhất của các mặt đối lập một cách cụ thể, xem xét những mốiquan hệ cụ thể Đây cũng là bản chất của sự đồng nhất mang tính biện chứng, sự đồng nhất có chứa đựng các yếu

tố khác biệt

-> Nhấn mạnh tính chất quan trọng của sự thống nhất của các mặt đối lập, V.I.Lênin đưa ra một địnhnghĩa nữa về phép biện chứng: “Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất củacác mặt đối lập Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng, nhưng điều đó đòi hỏi phải có những sựgiải thích và một sự phát triển thêm” Phép biện chứng là sự phát triển của nó, các mặt đối lập và mâu thuẫn -hạt nhân của phép biện chứng

2 – QL chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại: Mọi SV đều đượcđặc trưng bằng sự thống nhất giữa lượng và chất SV bắt đầu bằng sự thay đổi về lượng một cách liên tục haytiệm tiến); nếu lượng chỉ thay đổi trong độ; chưa vượt quá điểm nút thì chất kg thay đổi căn bản; khi lượng thayđổi vượt qua độ, quá điểm nút thì chất sẽ thay đổi căn bản, bước nhảy nhất định sẽ xảy ra Bước nhảy làm cho

Trang 18

chất thay một cách gián đoạn hay đột biến; chất cũ mất đi chất mới ra đời Chất mới gây ra sự thay đổi vềlượng Sự thay đổi về lượng gây ra sự thay đổi về chất và sự thay đổi về chất gây ra sự thay đổi về lượng làphương thức VĐ, PT của SV trong thế giới.

3 – QL phủ định của phủ định: Mọi SV đều liên hệ lẫn nhau và luôn vận động phát triển Phát triển là một chuỗicác lần phủ định BC có gắn liền với việc giải quyết mâu thuẫn và thực hiện bước nhảy về chất xảy ra bên trong

SV PĐBC man tính k.quan – nội tại, kế thừa – tiến lên Qua một số lần PĐBC xuất hiện PĐ của PĐ, xác lập cái

cũ ở một trình độ cao hơn PĐ của PĐ vạch ra khuynh hướng phát triển xoắn ốc tiến lên của mọi SV trong thếgiới

* Ngoài những nguyên lý và QL, PBC còn có sáu cặp phạm trù: cái riêng và các chung, nguyên nhân và kếtquả, tất nhiên và ngẫu nhiên, nội dung và hình thức, bản chất và hiện tượng, khả năng và hiện thực

Tóm lại, PBC DV là hệ thống các quan điểm của con người về thế giới, là hệ thống các phương phápnhận thức và cải tạo thế giới, là hệ thống các giá trị để con người đánh giá và điều chỉnh các hành vi trong hoạtđộng của mình

Câu hỏi 14: Cơ sở nào để khẳng định nguyên tắc lịch sử - cụ thể (LS-CT) là “linh hồn” phương pháp luận của triết học Mác – Lênin? Nêu những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc LSCT.

a/ - Cơ sở khẳng định nguyên tắc lịch sử - cụ thể (LS-CT) là “linh hồn” phương pháp luận của triết học Mác – Lênin

- Triết học Mác-Lênin kế thừa và phát triển những thành tựu quan trọng nhất của tư duy triết học trong

lịch sử nhân lọai

- Triết học Mác-Lênin xem xét lịch sử xuất phát từ con người và cho rằng con người là sản phẩm củalịch sử

b/- Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc LS-CT

1.Trong hoạt động nhận thức, chủ thể phải tìm hiểu quá trình hình thành, tồn tại và phát triển cụ thể của những sựvật cụ thể trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể Nghĩa là:

- Phải biết sự vật đã ra đời và đã tồn tại như thế nào, trong những điều kiện, hoàn cảnh nào, bị chi phối bởi nhữngquy luật nào;

- Hiện giờ sự vật đang tồn tại như thế nào trong những điều kiện, hoàn cảnh ra sao, do những quy luật nào chiphối;

- Trên cơ sở đó, phải nắm bắt được sự vật có thể sẽ phải tồn tại như thế nào (trên những nét cơ bản) trong tươnglai

2.Trong hoạt động thực tiễn, chủ thể phải xây dựng được những đối sách cụ thể, áp dụng cho những sự vật cụ thể,đang tồn tại trong những điều kiện, hoàn cảnh, quan hệ cụ thể mà không nên áp dụng những khuôn mẫuchung chung cho bất cứ sự vật nào, trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh, quan hệ nào

3.Nguyên tắc LS-CT được V.I Lênin cô đọng trong nhận định: “Xem xét mỗi vấn đề theo quan điểm sau đây:một hiện tượng nhất định đã xuất hiện trong lịch sử như thế nào, những hiện tượng đó đã trải qua những giaiđoạn phát triển chủ yếu nào, và đứng trên quan điểm của sự phát triển đó để xem xét hiện nay nó đã trở thànhthế nào”

Điều này có nghĩa là nguyên tắc LS-CT đỏi hỏi phải phân tích sự vật cụ thể trong những tình hình cụ thể

để thấy được:

- Sự vật đang (đã hay sẽ) tồn tại thông qua những chất, lượng nào; thể hiện qua những độ nào; đang (đã hay sẽ)thực hiện những bước nhảy nào để tạo nên những chất, lượng mới nào?

- Sự vật đang (đã hay sẽ) bị tác động bởi những mâu thuẫn nào; những mâu thuẫn đó đang nằm ở giai đoạn nào,

có vai trò như thế nào đến sự vận động, phát triển của sự vật?

Trang 19

- Sự vật đang (đã hay sẽ) trải qua những lần phủ định biện chứng nào; cái cũ nào đang (đã hay sẽ) phải mất đi, cáimới nào đang (đã hay sẽ) xuất hiện?

- Trong mối quan hệ với những sự vật khác, những điều gì được coi là những cái riêng hay cái đơn nhất, điều gì

là cái chung hay cái đặc thù / cái phổ biến; chúng quy định nhau, chuyển hóa lẫn nhau như thế nào?

- Bản chất của sự vật là gì, nó được thể hiện qua những hiện tượng nào; hiện tượng nào chỉ là giả tượng, hiệntượng nào là điển hình …

- Nội dung của sự vật là gì, nó đang (đã hay sẽ) tồn tại thông qua những hình thức nào; hình thức nào phù hợp vớinội dung của sự vật, hình thức nào không phù hợp với nội dung, cái gì làm cho nội dung của sự vật biến đổi?

- Trong bản thân sự vật, hiện thực là gì; hiện thực đó đang (đã hay sẽ) nảy sinh ra những khả năng nào; mỗi khảnăng đó, trong những điều kiện cụ thể nào có độ tất yếu hiện thực hóa ra sao?

4.Nguyên tắc LS-CT đòi hỏi chúng ta phải bao được các sự kiện xảy ra trong nghiên cứu khoa học hay các biến

cố xảy ra trong các tiến trình lịch sử nhân loại

Tuy nhiên, nó không cho phép chúng ta kết hợp các sự kiện khoa học như những cái ngẫu nhiên thuầntúy của tự nhiên hay mô tả các biến cố lịch sử như những cái vụn vặt đơn lẻ của xã hội, mà nó đòi hỏi chúng

ta phải tái hiện chúng, mô tả chúng trên cơ sở vạch ra được cái tất yếu lô gích, cái chung (quy luật, bản chất)của chúng, chỉ ra được những trật tự nhân quả quy định chúng

Nguyên tắc này đòi hỏi chúng ta phải xây dựng được bức tranh khoa học về thế giới, để qua đó chúng tanhận thức được tính muôn vẻ của tự nhiên, tính phong phú của lịch sử trong sự thống nhất

5.Nguyên tắc LS-CT đã được các lãnh tụ của giai cấp vô sản vận dụng: Xuất phát từ tình hình cụ thể của CNTB ởgiai đoạn tiền độc quyền, tự do cạnh tranh mà C Mác cho rằng, cách mạng XHCN chỉ có thể thắng lợi ở tất cảcác nước TBCN tiên tiến

Sang thế kỷ 20, CNTB đã chuyển sang giai đoạn độc quyền, đế quốc chủ nghĩa Khi vận dụng nguyêntắc này vào xem xét tình hình thế giới lúc này có những thay đổi lớn mà V.I Lênin đã đi đến kết luận đúngđắn là: cách mạng XHCN chỉ có thể thắng lợi ở vài nước, ở khâu yếu nhất của CNTB

Đảng CS Việt Nam, Đảng CS Trung Quốc cũng đang quán triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tắc nàyvào thực tiễn cách mạng mỗi nước để xây dựng cho quốc gia mình một con đường riêng đi lên CNXH

Vận dụng nguyên tắc LS-CT, từ năm 1930, Đảng ta đã lựa chọn con đường CNXH Ngày nay, để xâydựng thành công CNXH, Đảng đề ra đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo địnhhướng XHCN; phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tếquốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; thực hiện tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển vănhóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội,bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường an ninh, quốc phòng; bảo vệ

và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh

Câu 15 Phép biện chứng tư duy, tư duy biện chứng là gì? Mối quan hệ giữa chúng?

Phép biện chứng tư duy là một hệ thống tư tưởng phản ánh những mối liên hệ cơ bản và phổ quát – cácnguyên lý, quy luật biện chứng – chi phối những hình thức tư duy biện chứng Về nguồn gốc, phép biện chứng

tư duy chính là sự phản ánh của phép biện chứng khách quan vào trong bộ óc con người

Tư duy biện chứng là một hệ thống các nguyên tắc có quan hệ với nhau điều phối hoạt động của chủ thể

tư duy trong việc nhận thức và cải tạo thực tiễn thế giới Về nguồn gốc, tư duy biện chứng được xây dựng từnhững nội dung cơ bản của phép biện chứng tư duy, trước hết là từ nội dung của các nguyên lý, quy luật cơ bản

 Mối quan hệ giữa phép biện chứng tư duy và tư duy biện chứng

Phép biện chứng tư duy có nhiệm vụ giải thích những gì xảy ra trong quá trình tư duy nhận thức, đồng thờivạch ra những mối liện hệ phổ biến giữa các tiến trình tư duy và diễn đạt điều đó bằng hệ thống các phạm trùcủa phép biện chứng duy vật Trong khi đó, tư duy biện chứng – công cụ nhận thức hiệu quả được xây dựng từnội dung của phép biện chứng tư duy nói riêng, phép biện chứng duy vật nói chung – được chủ thể sử dụng đểnắm bắt bản chất của sự vật trong quá trình vận động, phát triển của chính nó

Ngày đăng: 21/03/2014, 08:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w