1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

15 câu hỏi tự luận triết lớp cao học K20

23 858 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 294,5 KB

Nội dung

Dựa vào những bài học kinh nghiệm từ những sai lầm, thất bại trước Đổi mới ở Việt Nam: Do bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ

Trang 1

Câu 1: Bản chất của CNDVBC với tính cách là hạt nhân của thế giới khoa học

Bản chất của CNDVBC với tính cách là hạt nhân của thế giới khoa học được biểu hiện

như sau

Giải quyết vấn đề cơ bản của triết học từ quan điểm thực tiễn:

 Chủ nghĩa duy vật cũ thiếu quan điểm thực tiễn, đầy tính trực quan và máy móc,

nên không nhìn thấy được tính năng động sáng tạo của ý thức, không nhận thấy

được vai trò quan trọng của ý thức trong đời sống của con người

 Khi khắc phục những nhược điểm trên, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng

định vật chất có trước và quyết định ý thức; trong hoạt động thực tiễn, ý thức

con người xâm nhập vào lực lượng vật chất, thông qua những lực lượng vật

chất, nó tác động tích cực làm biến đổi hiện thực vật chất (khách quan) theo nhu

cầu (chủ quan) của con người Như vậy, chủ nghĩa duy vật biện chứng không

chỉ đối lập của chủ nghĩa duy tâm (cả duy tâm khách quan lẫn duy tâm chủ

quan) mà còn đối lập với chủ nghĩa duy vật tầm thường

Thống nhất thế giới quan duy vật với phép biện chứng:

 Chủ nghĩa duy vật cũ (thế kỷ XVII – XVIII), kể cả CN duy vật của Phoiơbắc

mang nặng tính siêu hình, phép biện chứng chủ yếu được nghiên cứu trong các

hệ thống triết học duy tâm, đặc biệt là hệ thống triết học duy tâm của Hêghen

nên nó thường tư biện, thần bí

 C.Mác đã cải tạo triệt để CNDV cũ để giải thoát CNDV ra khỏi tính siêu hình;

đồng thời C.Mác cũng cải tạo triệt để phép biện chứng duy tâm để giải thoát

phép biện chứng ra khỏi tính thần bí, tư biện; từ đó, C.Mác xây dựng nên

CNDVBC hay phép biện chứng duy vật C.Mác đã thống nhất TGQ duy vật với

phép biện chứng

Tính duy vật triệt để:

 CNDVBC không chỉ duy vật trong lĩnh vực tự nhiên mà con duy vật trong lĩnh

vực xã hội; CNDV lịch sử là cống hiến vĩ đại của C.Mác cho kho tàng tư tưởng

của loài người

 CNDV cũ không triệt để, nó chỉ duy vật trong tự nhiên, còn trong lĩnh vực xã

hội, nó hoàn toàn duy tâm Phoibắc – nhà duy vật vĩ đại nhất trước Mác, bậc

tiền bối của Mác cũng không ngoại lệ

 CNDV lịch sử ra đời từ kết quả C.Mác và Ăngghen vận dụng CNDVBC vào

nghiên cứu lĩnh vực xã hội và tổng kết lịch sử, kế thừa có phê phán toàn bộ tư

tưởng xã hội của loài người trên cơ sở khái quát thực tiền mới của giai cấp vô

sản

 “Trong khi nghiên cứu sâu và phát triển CNDV, Mác đã đưa học thuyết đó tới

chỗ hoàn bị và mở rộng học thuyết ấy từ chỗ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ

nhận thức xã hội loài người CNDV lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của

tư tưởng khoa học

 “Tất cả những cái mà tư tưởng loài người đã sáng tạo ra, Mác đã nghiền ngẫm

lại, đã phê phán, và thong qua phong trào công nhân mà kiểm tra lại”

 Với CNDV lịch sử, nhân loại tiến bộ có được một công cụ vĩ đại trong nhậnthức và cải tạo thế giới

Tính thực tiễn – cách mạng: CNDVBC hướng dẫn con người trong hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới

 CNDVBC là vũ khí lý luận của giai cấp vô sản:

Lợi ích của giai cấp vô sản phù hợp với lợi ích của nhân loại tiến bộ Cuộc đấutranh của giai cấp vô sản giải phóng mình ra khỏi sự áp bức, bóc lột cũng làcuộc đấu tranh của nhân loại tiến bộ và nó chỉ thắng lợi khi phát triển từ tự phátlên tự giác

Được luận chứng bằng những cơ sở lý luận khoa học, phản ánh các quy luậtphát triển khách quan của lịch sử, CNDVBC trở thành hệ tư tưởng của giai cấp

vô sản - một hệ tư tưởng chứa đựng trong mình sự thống nhất giữa tính khoahọc và tính cách mạng

 CNDVBC không chỉ giải thích thế giới mà còn góp phần cải tạo thế giới:

Khi xâm nhập vào phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản và nhân loại tiến bộ,phép biện chứng duy vật có được sức mạnh vật chất

“Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, songvấn đề là cải tạo thế giới” Để cải tạo TG hiệu quả giai cấp vô sản phải biết kếthọp sức mạnh vật chất chính trị của mình với sức mạnh tinh thần của triết họcDVBC để tạo nên sức mạnh tổng hợp vô địch

 CNDVBC không khẳng định sự tất thắng của cái mới

Mọi cái hiện tồn tại đều chứa đựng trong mình tính tự phủ định

Là một hệ thống các quy luật phổ biến, CNDVBC trở thành công cụ tinh thần

để hạn chế rồi tiến đến xóa bỏ cái cũ lỗi thời, phát hiện và xây dựng cái mới tiếnbộ

 CNDVBC là một hệ thống mở, là kim chỉ nam cho hành động

Trang 2

Câu 2: Đảng ta khẳng định: “Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ

thực tế, tôn trọng quy luật khách quan” Anh/chị hãy chỉ ra và phân tích cơ sở triết học

của khẳng định đó

Dựa vào những bài học kinh nghiệm từ những sai lầm, thất bại trước Đổi mới ở Việt Nam:

Do bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội chạy theo

nguyện vọng chủ quan ảo tưởng đã xuất hiện trước Đổi mới, chúng có nguyên nhân và gây

ra những tác hại lớn trên nhiều lĩnh vực hoạt động của nước nhà:

Nguyên nhân:

Do yếu kém về năng lực tư duy, lạc hậu về lý luận, ít kinh nghiệm trong xây dựng và quản lý

đất nước; Do mắc nhiều sai lầm ấu trĩ “tả” khuynh, nóng vội (những sai lầm này xảy ra trong

một điều kiện lịch sử rất đặc biệt của dân tộc ta – một dân tộc biết phát huy tối đa sức mạnh

tinh thần, khao khát thoát ra khỏi cuộc sống lầm than, nô lệ …);

Do không xuất phát từ hiện thực cuộc sống, do bất chấp quy luật khách quan, coi thường tri

thức khoa học cùng tầng lớp tri thức, …

Tác hại:

Tạo ra những chính sách sai lầm, gây ra những hậu quả về nhiều mặt (kinh tế, chính trị, xã

hội…) rất nghiêm trọng và kéo dài, làm xói mòn lòng tin của nhân dân ta đối với Đảng và sự

nghiệp của Đảng

Để công cuộc Đổi mới thành công, cần phải khắc phục hoàn toàn chủ nghĩa chủ quan mắc

phải trước Đổi mới, đồng thời ngăn ngừa không cho nó hồi sinh trở lại bằng cách quán triệt

và thực hiện nghiêm túc nguyên tắc khách quan

Chủ nghĩa duy vật biện chứng dựa trên nội dung lý luận của nguyên lý thống nhất thế giới

trong tính vật chất để xây dựng các yêu cầu của nguyên tắc khách quan

Các yêu cầu cơ bản của nguyên tắc khách quan của chủ nghĩa duy vật biện chứng:

Trong hoạt động nhận thức chủ thể phải:

Xuất phát từ hiện thực khách quan để tái hiện lại nó như nó vốn có mà không được đưa ra

những nhận định, đánh giá tùy tiện chủ quan

Biết phát huy tính năng động sáng tạo của chủ thể, dám đưa ra các giả thuyết khoa học có giá

trị về khách thể, đồng thời biết cách tiến hành kiểm chứng các giả thuyết đó bằng thực

nghiệm

Trong hoạt động thực tiễn chủ thể phải:

Xuất phát từ hiện thực khách quan để phát hiện ra những quy luật chi phối nó; cho dù hiện

thực khách quan đó có tồn tại như thế nào

Dựa trên các quy luật khách quan đó vạch ra các chương trình, mục tiêu, kế hoạch; tìm kiếm

các biện pháp, công cụ, phương thức để tổ chức thực hiện các chương trình, mục tiêu, kế

hoạch đó; kịp thời điều chỉnh, uốn nắn hoạt động của con người theo lợi ích và mục đích

được đặt ra

Như vậy, bằng việc rút ra những bài học kinh nghiệm từ những sai lầm, thất bại trước Đổi

mới; đồng thời quán triệt việc vận dụng nguyên tắc khách quan của chủ nghĩa duy vật biện

chứng một cách nghiêm túc và triệt để, Đảng ta khẳng định: “Mọi đường lối, chủ trương của

Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”

Cách khác

Bệnh chủ quan duy ý chí là một sai lầm khá phổ biến ở nước ta và ở nhiều nước XHCN

trước đây, gây tác hại nghiêm trọng đối với sự nghiệp xây dựng CNXH

Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan một cách sáng tạo trên cơ sở của sự phản ánh

Vì vậy, nếu cường điệu tính sáng tạo của ý thức sẽ rơi vào bệnh chủ quan, duy ý chí Bệnh

chủ quan duy ý chí là khuynh hướng tuyệt đối hóa vai trò của nhân tố chủ quan, của ý chí xa

rời hiện thực khách quan, bất chấp quy luật khách quan, lấy nhiệt tình Cách mạng thay cho

sự yếu kém về tri thức khoa học

Ở Việt Nam, do bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ & hành động giản đơn, nóng vội chạytheo nguyện vọng chủ quan ảo tưởng biểu hiện trong một số chủ trương, chính sách củaĐảng và Nhà nước

Xuất phát từ hiện thực khách quan của nước ta yếu kém về năng lực tư duy, lạc hậu về lýluận, ít kinh nghiệm trong xây dựng và quản lý đất nước Đồng thời do sai lầm ấu trĩ “tả”khuynh, xảy ra trong một điều kiện lịch sử rất đặc biệt của dân tộc ta (Biết phát huy tối đasức mạnh tinh thần, khao khát thoát ra khỏi cuộc sống lầm than, nô lệ) nhưng lại không xuấtphát từ hiện thực, bất chấp quy luật khách quan, coi thường tri thức khoa học nên tạo ranhững chính sách sai lầm, gây ra những hậu quả về nhiều mặt (kinh tế, xã hội ) rất nghiêmtrọng & kéo dài

Trước thời kỳ đổi mới (ĐH6), Đảng ta đã mắc bệnh chủ quan, duy ý chí trong việc xây dựngmục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất kỷ thuật, cải tạo XHCN và quản lý kinh tế,Đảng ta đã nóng vội muốn xóa bỏ ngay nền kinh tế nhiều thành phần, muốn sau khi cải tạoXHCN chỉ còn lại hai thành phần: kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể hay có lúc đẩy mạnhquá mức việc xây dựng công nghiệp nặng mà không chú ý phát triển công nghiệp nhẹ, chúng

ta đã duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp cơ chế xin cho, cónhiều chủ trương sai trong việc cải cách giá cả, tiền lương, tiền tệ

Để khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí, phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp Trước hếtphải đổi mới tư duy lý luận, nâng cao năng lực trí tuệ, trình độ lý luận của Đảng, trong hoạtđộng thực tiễn phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan Phải đổi mới cơ chếquản lý kinh tế, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chí trị, chống bảothủ, trì trệ, quan liêu Phải nhận thức đúng đắn và hành động phù hợp với hệ thống quy luậtkhách quan, trong đó các quy luật đặc thù của CNXH ngày càng chi phối mạnh mẽ phươnghướng phát triển chung của xã hội Tiêu chuẩn đánh giá sự vận động đúng đắn các quy luậtthông qua chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là sản xuất phát triển, lưu thôngthông suốt, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được ổn định và nâng cao,con người mới XHCN ngày càng hình thành rõ nét, xã hội ngày càng lành mạnh, chế độXHCN ngày càng được cũng cố Điều đó là điều kiện đảm bảo sự dẫn dắt đúng đắn củaĐảng Mọi chủ trương, chính sách gây tác động ngược lại là biểu hiện sự vận dụng khôngđúng quy luật khách quan, phải được sửa đổi hai bãi bỏ

Trên cơ sở quy luật khách quan đó, Đảng ta khẳng định “Mọi đường lối, chủ trương củaĐảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan” Để làm được điều đó, chúng

ta phải tôn trọng hiện thực khách quan, tôn trọng vai trò quyết định của vật chất

Trang 3

Trở lại trang bảng câu hỏi

Câu 3: Bằng lý luận và thực tiễn, anh/chị hãy chứng minh rằng “ý thức con người

không chỉ phản ánh thế giới mà còn góp phần sáng tạo thế giới”.

Trả lời:

Ý thức là một trong hai phạm trù thuộc vấn đề cơ bản của triết học Nó là hình thức cao của

sự phản ánh của thực tại khách quan, hình thức mà riêng con người mới có Ý thức của con

người là cơ năng của cái “khối vật chất đặc biệt phức tạp mà người ta gọi là bộ óc con

người” (theo Lê Nin)

Ý thức của con người tồn tại trước hết trong bộ óc của con người và sau đó, thông qua thực

tiễn lao động, nó tồn tại trong các vật phẩm do con người sáng tạo ra (vật chất xã hội – vật

chất mang/chứa ý thức) Ý thức bao gồm nhiều yếu tố như tri thức, tình cảm, niềm tin, lý trí,

ý chí… Trong đó, tri thức (yếu tố cốt lõi) và tình cảm có vai trò rất quan trọng Tri thức và

tình cảm thống nhất, chuyển hoá lẫn nhau; sự thống nhất của chúng tạo ra động lực tinh thần

mạnh mẽ thúc đẩy hoạt động của con người, góp phần làm cho con người trở thành chủ thể

sáng tạo ra lịch sử

Thông qua hoạt động thực tiễn, mà trước hết là thực tiễn lao động, ý thức con người xâm

nhập vào hiện thực vật chất, nhờ đó, nó có được sức mạnh của cái tinh thần Dựa trên sức

mạnh này, ý thức tác động đến thế giới, góp phần làm cho thế giới biến đổi Ý thức con

người không chỉ phản ánh thế giới mà còn góp phần sáng tạo nên thế giới theo nhu cầu thực

tiễn xã hội

Tính sáng tạo của ý thức thể hiện ra rất phong phú Trên cơ sở những cái đã có trước, ý thức

có khả năng tạo ra tri thức mới về sự vật, có thể tưởng tượng ra cái không có trong thực tế,

có thể tiên đoán, dự báo tương lai, có thể tạo ra những ảo tưởng, những huyền thoại, những

giả thuyết khoa học hết sức trừu tượng và khái quát cao Những khả năng ấy càng nói lên

tính chất phức tạp và phong phú của đời sống tâm lý – ý thức ở con người mà khoa học còn

phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu để làm sáng tỏ bản chất của những hiện tượng ấy

Ý thức ra đời trong quá trình con người hoạt động cải tạo thế giới, cho nên quá trình phản

ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người là quá trình năng động sáng tạo, thống nhất 3 mặt

sau:

Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh Sự trao đổi này mang tính chất

hai chiều, có định hướng, có chọn lọc các thông tin cần thiết

Hai là, mô hình hoá đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần Thực chất, đây là

quá trình “ sáng tạo lại” hiện thực của ý thức theo nghĩa: mã hoá các đối tượng vật chất tạo

thành các ý tưởng tinh thần phi vật chất

Ba là, chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan, tức quá trình hiện thực hoá tư

tưởng, thông qua hoạt động thực tiễn biến cái quan niệm thành cái thực tại, biến các ý tưởng

phi vật chất trong tư duy thành các dạng vật chất ngoài hiện thực Trong giai đoạn này, con

người lựa chọn những phương pháp, phương tiện, công cụ để tác động vào hiện thực kháchquan nhằm thực hiện mục đích của mình

Tính sáng tạo của ý thức là sáng tạo của sự phản ánh, theo quy luật của sự phản ánh mà kếtquả bao giờ cũng là những khách thể tinh thần Sáng tạo và phản ánh là hai mặt thuộc bảnchất ý thức

Tác động của ý thức xã hội đối với con người là vô cùng to lớn Nó không những là kim chỉnam cho hoạt động thực tiễn mà còn là động lực thực tiễn Sự thành công hay thất bại củathực tiễn, tác động tích cực hay tiêu cực của ý thức đối với sự phát triển của tự nhiên, xã hộichủ yếu phụ thuộc vào vai trò chỉ đạo của ý thức mà biểu hiện ra là vai trò của khoa học, vănhoá và tư tưỏng

Nền kinh tế của nước ta từ một điểm xuất phát thấp, tiềm lực kinh tế - kỹ thuật yếu, trongđiều kiện sự biến đổi khoa học - công nghệ trên thế giới lại diễn ra rất nhanh, liệu nước ta cóthể đạt được những thành công mong muốn trong việc tạo ra nền khoa học - công nghệ đạttiêu chuẩn quốc tế trong một thời gian ngắn hay không? Chúng ta phải làm gì để tránh đượcnguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới? Câu hỏi này đặt ra cho chúng

ta một vấn đề đó là sự lựa chọn bước đi và trật tự ưu tiên phát triển khoa học - công nghệtrong quan hệ với phát triển kinh tế trong các giai đoạn tới Như vậy có nghĩa là ta cần phải

có tri thức vì tri thức là khoa học Chúng ta phải không ngừng nâng cao khả năng nhận thứccho mỗi người Tuy nhiên nếu tri thức không biến thành niềm tin và ý chí thì tự nó cũngkhông có vai trò gì đối với đời sống hiện thực cả Chỉ chú trọng đến tri thức mà bỏ qua côngtác văn hoá- tư tưởng thì sẽ không phát huy được thế mạnh truyền thống của dân tộc Chứcnăng của các giá trị văn hoá đã đem lại chủ nghĩa nhân đạo, tính đạo đức Không có tính đạođức thì tất cả các dạng giá trị (giá trị vật chất và tinh thần) sẽ mất đi mọi ý nghĩa Còn cáchmạng tư tưởng góp phần làm biến đổi đời sống tinh thần - xã hội, xây dựng mối quan hệ tưtưởng, tình cảm của con người với tư cách là chủ thể xây dựng đời sống tinh thần và tạo rađược những điều kiện đảm bảo sự phát triển tự do của con người.Mà có tự do thì con ngườimới có thể tham gia xây dựng đất nước

Như vậy, ý thức mà biểu hiện trong đời sống xã hội là các vấn đề khoa học - văn hoá - tưtưởng có vai trò vô cùng quan trọng Tìm hiểu về ý thức và tri thức để có những biện phápđúng đắn tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện xã hội

Trang 4

Câu 4: Lý luận, phương pháp là gì? Mối quan hệ giữa chúng Anh/Chị hãy phân tích cơ

sở lý luận và nêu những yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc toàn diện Việc tuân

thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và

hoạt động thực tiễn?

Lý luận, phương pháp

Định nghĩa phương pháp luận: Là học thuyết (lý luận) về phương pháp; nó vạch ra

cách thức xây dựng và nghệ thuật vận dụng phương pháp Phương pháp luận còn được

coi như “ một hệ thống các quan điểm, nguyên tắc xuất phát, những cách thức chung

để thực hiện hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người

Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện là nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ

biến.

 Mối liên hệ phổ biến là mối liên hệ giữa các mặt (thuộc tính) đối lập tồn tại

trong mọi sự vật, trong mọi lĩnh vực hiện thực

 Mối liên hệ mang tính khách quan và phổ biến Nó chi phối tổng quát sự vận

động, phát triển của mọi sự vật, quá trình xãy ra trong thế giới; và là đối tượng

nghiên cứu của phép biện chứng

 Mối liên hệ phổ biến được nhận thức trong các phạm trù biện chứng như mối

liên hệ giữa: mặt đối lập- mặt đối lập; chất – lượng, cái cũ – cái mới; cái

riêng-cái chung; nguyên nhân- kết quả; nội dung – hình thức; bản chất- hiện tượng; tất

nhiên- ngẫu nhiên; khả năng – hiện thực

Nội dung nguyên lý:

 Mọi sự vật hiện tượngtrong thế giới đều tồn tại trong muôn vàn mối liên hệ ràng

buộc lẫn nhau

 Trong muôn vàn mối liên hệ chi phối sự tồn tại của chúng có những mối liên hệ

phổ biến

 Mối liên hệ phổ biến tồn tại khách quan, phổ biến; chúng chi phối một cách

tổng quát quá trình vận động, phát triển của mọi sự vật hiện tượng xảy ra trong

thế giới

Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc toàn diện:

 Trong hoạt động nhận thức chủ thể phải:

Tìm hiểu, phát hiện càng nhiều mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính

chất, yếu tố, mặt,…) đang chi phối sự tồn tại của bản thân sự vật càng tốt

Phân loại để xác định những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính

chất, yếu tố, mặt,…) nào là bên trong, cơ bản, tất nhiên, ổn định ; còn những

mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) nào là bên

ngoài, không cơ bản, ngẫu nhiên, không ổn định…;

Dựa trên những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố,

mặt,…) bên trong cơ bản, tất nhiên, ổn định… Để lý giải được những mối liên

hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) còn lại Qua đó xâydựng một hình ảnh về sự vật như sự thống nhất các mối liên hệ, quan hệ (haynhững đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt…); phát hiện ra quy luật (bản chất) củanó

 Trong hoạt động thực tiễn chủ thể phải:

Đánh giá đúng vai trò của từng mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tínhchất, yếu tố, mặt,…) chi phối sự vật

Thông qua hoạt động thực tiễn, sử dụng đồng bộ nhiều công cụ, phương tiện,biện pháp thích hợp (mà trước hết là những công cụ, phương tiện, biện pháp vậtchất) để biến đổi những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất,yếu tố, mặt,…) để biến đổi những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm,tính chất, yếu tố, mặt,…) của bản thân sự vật, đặc biệt là những mối liên hệ,quan hệ (…) bên trong, cơ bản, tất nhiên, quan trọng… của nó

Nắm vững sự chuyển hóa các mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tínhchất, yếu tố, mặt,…) của bản thân sự vật; kịp thời sử dụng các công cụ, phươngtiện, biện pháp bổ sung để phát huy hay hạn chế hay hạn chế sự tác động củachúng, nhằm lèo lái sự vật vận động, phát triển theo đúng quy luật và hợp lợiích của chúng ta

Quán triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tắc toàn diện sẽ giúp chủ thể khắc phụcđược chủ nghĩa phiến diện, chủ nghĩa chiết trung, chủ nghĩa ngụy biện,… tronghoạt động thực tiễn và nhận thức của chính mình

Chủ nghĩa phiến diện là cách xem xét chỉ thấy một mặt, một mối quan hệ, tínhchất nào đó mà không thấy được nhiều mặt, nhiều mối quan hệ, nhiều tính chấtcủa sự vật

Chủ nghĩa chiết trung là cách xem xét chỉ chú ý đến nhiều mặt, nhiều mối liên

hệ của sự vật chứ không rút ra được mặt bản chất, không thấy được mối liên hệ

cơ bản của sự vật, mà coi chúng như nhau, kết hợp chúng một cách vô nguyêntắc, tùy tiện

Chủ nghĩa ngụy biện là cách xem xét qua đó đánh tráo cái cơ bản với cái không

cơ bản, cái chủ yếu với cái thứ yếu… hay ngược lại nhằm đạt được mục đíchhay lợi ích của mình một cách tinh vi

Trong xã hội nguyên tắc toàn diện đòi hỏi chúng ta không chỉ liên hệ nhận thứcvới nhận thức mà còn liên hệ nhận thức với cuộc sống; phải chú ý đến lợi íchcủa các chủ thể (các cá nhân hay giai tầng) khác nhau trong xã hội và biết phânbiệt đâu là lợi ích cơ bản (sống còn) và lợi ích không cơ bản (sống còn) và lợiích không cơ bản; phải biết phát huy (hay hạn chế) mọi tiềm năng hay nguồnlực từ khắp các lĩnh vực hoạt động xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa ) từ cácthành phần kinh tế khác, từ các tổ chức, chính trị xã hội… để có thái độ, biệnpháp, đối sách hành động thích hợp mà không sa vào chủ nghĩa bình quân, quanđiểm dàn điều, tức không thấy được trọng tâm cốt lõi trong cuộc sống vô cùngphức tạp

Trang 5

Việc tuân thủ nguyên tắc toàn diện sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và trong hoạt động thực tiễn.

 Việc quán triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tắc toàn diện sẽ giúp chúng ta khắcphục được chủ nghĩa phiến diện, chủ nghĩa chiết trung, chủ nghĩa ngụy biện…trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của chính mình

 Chủ nghĩa phiến diện là cách xem xét chỉ thấy một mặt, một mối quan hệ, tínhchất nào đó mà không thấy được nhiều mặt, nhiều mối quan hệ, nhiều tính chấtcủa sự vật thường xem xét dàn trải, liệt kê những tính quy định khác nhau của

sự vật hay hiện tượng mà không làm nổi bật cái cơ bản, cái quan trọng nhất của

sự vật hay hiện tượng đó

 Chủ nghĩa chiết trung là cách xem xét chỉ chú ý đến nhiều mặt, nhiều mối liên

hệ của sự vật nhưng không rút ra được mặt bản chất, không thấy được mối liên

hệ cơ bản của sự vật mà coi chúng như nhau, kết hợp chúng một cách vônguyên tắc, tùy tiện Do đó hoàn toàn bất lực khi cần phải có quyết sách đúngđắn

 Chủ nghĩa ngụy biện là cách xem xét qua đó đánh tráo cái cơ bản với cái không

cơ bản, cái chủ yếu với cái thứ yếu… hay ngược lại nhằm đạt được mục đíchhay lợi ích của mình một cách tinh vi

 Trong đời sống xã hội, nguyên tắc toàn diện có vai trò cực kỳ quan trọng Nóđòi hỏi chúng ta không chỉ liên hệ nhận thức với nhận thức mà cần phải liên hệnhận thức với thực tiễn cuộc sống, phải chú ý đến lợi ích của các chủ thể (các cánhân hay các giai tầng) khác nhau trong xã hội và biết phân biệt đâu là lợi ích

cơ bản (sống còn) và lợi ích không cơ bản, phải biết phát huy hay hạn chế mọitiềm năng hay nguồn lực từ khắp các lĩnh vực hoạt động xã hội (kinh tế, chínhtrị, văn hóa…) từ các thành phần kinh tế, từ các tổ chức chính trị - xã hội… để

có thái độ, biện pháp, đối sách hành động thích hợp mà không sa vào chủ nghĩabình quân, quan điểm dàn đều, tức không thấy được trọng tâm, trọng điểm, điềucốt lõi trong cuộc sống vô cùng phức tạp

Trang 6

Trở lại trang bảng câu hỏi

Câu 5: Anh, chị phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối

lập Ý nghĩa PP luận của qui luật này ĐCS VN đã và đang vận dụng qui luật này như

thế nào vào sự nghiệp cách mạng hiện nay ở nước ta?

Đặt vấn đề

 Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập (còn gọi là quy luật mâu

thuẫn), là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, là hạt nhân

của phép biện chứng, nó vạch ra nguồn gốc bên trong sự vận động và phát triển

của sự vật hiện tượng

Các khái niệm

 Trước khi phép biện chứng mácxít ra đời, tư tưởng biện chứng về những đối lập

đạt được đỉnh cao nhất trong học thuyết của triết học cổ điển Đức, tiêu biểu nhất

là Cantơ và Hêghen Song, do bị chi phối bởi quan niệm duy tâm, nên không thể

phát triển học thuyết mâu thuẫn biện chứng đến độ triệt để

 Kế thừa một cách có phê phán những thành tựu có giá trị nhất trong toàn bộ lịch

sử triết học và dựa trên những thành quả mới nhất của khoa học hiện đại, C.Mác

và PH.Ăngghen đã phát triển học thuyết mâu thuẫn biện chứng lên một tầm cao

mới Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã cho rằng, chúng ta phải tìm xung

lực vận động và phát triển của sự vật trong chính sự vật đó, trong những mâu

thuẫn của bản thân sự vật Quan điểm lý luận đó được thể hiện trong quy luật

thống nhất và đấu tranh của của các mặt đối lập

 Nội dung cơ bản của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập được

làm sáng tỏ thông qua một loạt những phạm trù cơ bản: “mặt đối lập”, “sự

thống nhất” và “đấu tranh của các mặt đối lập”

Tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế giới đều chứa đựng những mặt trái ngược

nhau Trong nguyên tử có điện tử và hạt nhân; trong sinh vật có đồng hóa và dị

hóa; trong kinh tế thị trường có cung và cầu, v.v Những mặt trái ngược nhau

đó, trong phép biện chứng duy vật gọi là mặt đối lập Mặt đối lập là phạm trù

dùng để chỉ những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy

định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan

trong tự nhiên, xã hội và tư duy

Chính những mặt như vậy nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại với nhau tạo

thành mâu thuẫn biện chứng Mâu thuẫn biện chứng tồn tại khách quan trong cả

tự nhiên lẫn trong xã hội và tư duy

Hai mặt đối lập tuy có tính bài trừ, phủ định nhau, nhưng chúng lại gắn bó chặt

chẽ với nhau, tồn tại trong sự thống nhất của chúng Sự thống nhất của các mặt

đối lập là sự nương tựa vào nhau, đòi hỏi có nhau của các mặt đối lập, sự tồn tại

của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề

Giữa các mặt đối lập bao giờ cũng có những nhân tố giống nhau, “sự thống nhất

của các mặt đối lập” còn bao hàm sự “đồng nhất” của các mặt đó Do có sự

“đồng nhất” của các mặt đối lập mà trong sự triển khai của mâu thuẫn, đến mộtlúc nào đó, các mặt đối lập có thể chuyển hoá lẫn nhau

 Như vậy, các mặt đối lập không chỉ thống nhất, mà còn tác động qua lại vớinhau “đấu tranh” với nhau Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động qua lạitheo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó

Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển

 Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có quan hệ chặt chẽ với nhau.Mâu thuẫn biện chứng cũng bao hàm cả "sự thống nhất" lẫn "đấu tranh" của cácmặt đối lập Sự thống nhất gắn liền với sự đứng im, sự ổn định tạm thời của sựvật Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển Điều

đó có nghĩa là sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối, sự đấu tranh giữacác mặt đối lập là tuyệt đối

 Vậy mâu thuẫn biện chứng có quan hệ như thế nào với nguồn gốc của sự vậnđộng và sự phát triển?

Mâu thuẫn là sự tác động lẫn nhau của các mặt, các khuynh hướng đối lập.Chính sự tác động qua lại, sự đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc vậnđộng và phát triển, là xung lực của sự sống Chẳng hạn, tư tưởng, nhận thức củacon người không thể phát triển, nếu không có sự cọ xát thường xuyên với thựctiễn, không có sự tranh luận để làm rõ đúng sai

Sự vận động và sự phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và

sự thay đổi Thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập quy định tính ổn định

và tính thay đổi của sự vật Do vậy, mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động vàphát triển

Mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan và phổ biến, nó tồn tại trong tất cả các

sự vật và hiện tượng, ở mọi giai đoạn tồn tại và phát triển của sự vật và hiệntượng

Phân loại mâu thuẫn

 Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài:

Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đốilập của cùng một sự vật Mâu thuẫn bên ngoài đối với một sự vật là mâu thuẫndiễn ra trong mối liên hệ giữa sự vật đó với các sự vật khác nhau Mâu thuẫnbên trong có vai trò quyết định trực tiếp với quá trình vận động và phát triển của

sự vật Tuy nhiên, mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài không ngừngtác động nhau

 Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản: Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫnquy định bản chất của sự vật, quy định sự phát triển ở tất cả các giai đoạn của sựvật, nó tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của sự vật Mâu thuẫn không cơ bản làmâu thuẫn đặc trưng cho một phương diện nào đó của sự vật, nó quy định sựvận động và phát triển của một mặt nào đó của sự vật

 Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu:

Trang 7

Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn phát triển

nhất định của sự vật, giải quyết nó sẽ tạo điều kiện giải quyết mâu thuẫn khác ở

cùng giai đoạn (những mâu thuẫn thứ yếu) Sự phát triển hơn nữa của sự vật,

chuyển hoá nó sang giai đoạn tồn tại khác của mình phụ thuộc vào việc giải

quyết mâu thuẫn chủ yếu

 Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng:

Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tập đoàn người,

những xu hướng xã hội có lợi ích cơ bản đối lập nhau (Thí dụ mâu thuẫn giữa

CNXH và CNTB, giữa tư sản và vô sản) Mâu thuẫn không đối kháng là mâu

thuẫn giữa những lực lượng, khuynh hướng xã hội có đối lập về lợi ích không

cơ bản, cục bộ, tạm thời (Thí dụ mâu thuẫn giữa tầng lớp nông dân, giữa các bộ

phận công nhân khác nhau, giữa lao động trí óc và lao động chân tay, ở nước

ta hiện nay)

Phân biệt mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng có ý nghĩa quan

trọng trong việc xác định phương pháp giải quyết mâu thuẫn

Ý nghĩa phương pháp luận

Việc nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập có ý nghĩa phương

pháp luận quan trọng đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn

 Để phân tích đúng bản chất của sự vật, trước hết phải nhận thức sự vật như một

thực thể đồng nhất, tiếp đó phải nghiên cứu những mặt khác nhau, những mặt

đối lập và tác động qua lại giữa các mặt đối lập để nhận biết mâu thuẫn và

nguồn gốc của sự vận động và phát triển

 Khi phân tích mâu thuẫn, phải xem xét toàn diện các mặt đối lập; theo dõi toàn

bộ quá trình phát sinh, phát triển của các mặt đó; xem xét đến từng vị trí , vai trò

và mối liên hệ lẫn nhau của các mâu thuẫn

 Phải xác định đúng trạng thái chín muồi của mâu thuẫn; tìm ra phương thức,

phương tiện và lực lượng có khả năng giải quyết mâu thuẫn và tổ chức thực

tiễn để giải quyết mâu thuẫn một cách thực tế

 Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi có đủ điều kiện chín muồi Cho nên, chúng ta

không được giải quyết mâu thuẫn một cách vội vàng khi chưa có đủ điều kiện;

phải tạo điều kiện thức đẩy sự chín muồi của mâu thuẫn và điều kiện giải quyết

 Đối với các mâu thuẫn khác nhau phải có phương pháp giải quyết khác nhau

Điều đó tuỳ thuộc vào bản chất của mâu thuẫn, vào những điều kiện cụ thể Phải

có biện pháp giải quyết thích hợp với từng mâu thuẫn

Tóm lại, từ những điều trình bày trên đây, chúng ta nhận thấy, mọi sự vật và hiện tượng đều

chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập tạo thành mâu thuẫn trong bản thân sự

vật; sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tạo thành xung lực nội tại của sự vận

động và phát triển, dẫn đến sự mất đi của cái cũ và sự ra đời của cái mới

Trở lại trang bảng câu hỏiCâu 6: Phân tích nội dung quy luật những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại và vạch ra ý nghĩa phương pháp luận của nó Đảng Cộng sản đã và đang vận dụng như thế nào?

Đây là một quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, nó vạch ra cách thức của sự vận động, phát triển

Nội dung quy luật:

 Mỗi sự vật, hiện tượng đều là một thể thống nhất của 2 mặt chất và lượng vàchúng có quan hệ hữu cơ với nhau Phép biện chứng duy vật đã đưa ra và sửdụng các khái niệm: chất, lượng, thuộc tính, độ, điểm nút, bước nhảy để diễnđạt mối quan hệ giữa chất và lượng trong sự vận động và phát triển của sự vật,hiện tượng - cách thức vận động, phát triển

 Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng

Từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất Sự thống nhất giữachất và lượng tồn tại trong một độ nhất định khi sự vật còn là nó chưa trở thànhcái khác Trong mối quan hệ giữa chất và lượng thì chất là mặt tương đối ổnđinh, còn lượng là mặt biến đổi hơn Sự vận động và phát triển của sự vật baogiờ cũng bắt đầu từ sự thay đổi về lượng Song không phải bất kỳ sự thay đổinào về lượng cũng dẫn đến sự thay đổi về chất ngay tức khắc, mặc dù bất kỳ sựthay đổi nào về lượng cũng ảnh hưởng đến trạng thái tồn tại của sự vật Chỉ khinào lượng biến đổi đến một giới hạn nhất định (điểm nút) thì mới dẫn đến sựthay đổi về chất Sự thay đổi căn bản về chất được gọi là bước nhảy Như vậy,khi lựợng biến đổi đến điểm nút thì diễn ra bước nhảy, chất mới ra đời thay thếcho chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ, nhưng rồi những lượngmới này lại tiếp tục biến đổi đến điểm nút mới lại xảy ra bước nhảy mới Cứnhư vậy, quá trình vận động, phát triển của sự vật diễn ra theo cách thức từnhững thay đổi về lựợng dẫn đến những thay đổi về chất một cách vô tận Đó làquá trình thống nhất giữa tính tuần tự, tiệm tiến, liên tục với tính gián đoạn,nhảy vọt trong sự vận động, phát triển

Sự tác động trở lại của chất đối với lượng Khi chất mới ra đời, nó không tồn tạimột cách thụ động, mà có sự tác động trở lại đối với lượng, được biểu hiện ởchỗ, chất mới sẽ tạo ra một lượng mới cho phù hợp với nó để có sự thống nhấtmới giữa chất là lượng Sự quy định này có thể được biểu hiện ở quy mô, nhịp

độ và mức độ phát triển mới của lượng

Ý nghĩa phương pháp luận: nắm được quy luật này sẽ tránh nôn nóng đốt cháy giai đoạn tích lũy về lượng đồng thời tránh tư tưởng tuyệt đối hóa sự thay đổi lượng

 Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải chú ý tích lũy dẫn những thay đổi

về lượng, đồng thời phải biết thực hiện kịp thời những bước nhảy khi có điềukiện chín muồi

Trang 8

 Chống lại quan điểm tả khuynh: chủ quan, nóng vội, duy ý chí, khi lượng chưabiến đổi đến điểm nút đã thực hiện bước nhảy.

 Chống lại quan điểm hữu khuynh: bảo thủ, trì trệ, khi lượng đã biến đổi đếnđiểm nút nhưng chần chừ không thực hiện bước nhảy

 Phải thấy được tính đa dạng của các bước nhảy, nhận thức được từng hình thứcbước nhảy, có thái độ ủng hộ bước nhảy, tạo mọi điều kiện cho bước nhảy đượcthực hiện một cách kịp thời

 Phải có thái độ khách wan và quyết tâm thực hiện bước nhảy khi hội đủ cácđiều kiện chin muồi

Đảng cộng sản Việt nam đã và đang vận dụng quy luật này như thế nào vào sự nghiệp cách mạng hiện tại ở nước ta.

 Đảng ta đã vận dụng quy luật này một cách sáng tạo, tiêu biểu và rõ ràng nhất làcuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 - tâp dượt qua các cuộc đấu tranh để chờthời cơ chín muồi tích đủ về lượng tức đấu tranh chính trị và bạo lực cách mạng

để xây dựng một xã hội mới dân chủ, tiến bộ phủ định xã hội Phong kiến đãmục nát và lỗi thời

 Trong những năm đổi mới, trong hoạt động nhận thức cũng như thực tiễn Đảng

ta đã vận dụng tổng hợp tất cả các quy luật một cách đầy đủ, sâu sắc, năngđộng, sáng tạo phù hợp với điều kiện cụ thể của dân tộc đưa đất nước thoát khỏikhủng hoảng kinh tế, củng cố địa vị trên trường quốc tế và bước đầu đã gặt háiđược những thành quả đáng mừng như: gia nhập phiên chợ toàn cầu WTO,Thành viên không thường trực Đại hội đồng Liêp hợp quốc và phấn đấu đếnnăm 2020 nước ta sẽ cơ bản là một nước công nghiệp

 Đất nước có nở hoa hay không là do tay tôi, tay bạn vun trồng "Đừng hỏi Tốcquốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay"

Trang 9

Câu 7: Anh / Chị hãy giải thích câu nói của V.I.Lênin: “Có thể định nghĩa vắn tắt phép

biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập Như thế là nắm được

hạt nhân của phép chứng, nhưng điều đó đòi hỏi phải có những sự giải thích và sự phát

triển thêm”

Trả lời

- PBC là hệ thống các nguyên lý, quy luật, phạm trù chuyển hóa lẫn nhau phản ánh mối liên

hệ và sự vận động, phát triển của thế giới vật chất

Nguyên lý là những luận điểm xuất phát, những tư tưởng chủ đạo của một học

thuyết hay lý luận mà tính chân lý của chúng là hiển nhiên, không thể hay không

cần phải chứng minh nhưng không mâu thuẫn với thực tiễn và nhận thức về lĩnh

vực mà học thuyết hay lý luận đó phản ánh.

 Với tính cách là một học thuyết triết học, PBCDV được xây dựng dựa trên 2

nguyên lý cơ bản: NL về mối liên hệ phổ biến và NL về sự phát triển

 NL về mối liên hệ phổ biến: Khi khái quát từ những biểu hiện cụ thể của MLH

xảy ra trong các lĩnh vực khác nhau của thế giới, NL về mối liên hệ phổ biến có

nội dung như sau:

Mọi sự vật, hiện tượng, quá trình trong thế giới đều tồn tại trong muôn vàn

MLH ràng buộc qua lại lẫn nhau

Trong muôn vàn MLH chi phối sự tồn tại của SV, HT, QT trong thế giới có

MLH phổ biến MLH phổ biến tồn tại khách quan – phổ biến, nó chi phối một

cách tổng quát sự VĐ và PT của mọi SV, HT, QT trong thế giới

 NL về sự phát triển: Khi khái quát từ những biểu hiện cụ thể của sự phát triển

xảy ra trong các lĩnh vực khác nhau của thế giới, NL về sự phát triển có nội

dung như sau:

Mọi SV, HT trong thế giới đều không ngừng VĐ và PT

PT mang tính khách quan – phổ biến, là khuynh hướng vận động tổng hợp tiến

lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện

của một hệ thống vật chất do việc giải quyết mâu thuẫn, thực hiện bước nhảy về

chất gây ra và hướng theo xu thế phủ định của phủ định

Quy luật: là những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất nhiên, chung, lặp lại

giữa các sự vật, hiện tượng và chi phối sự vận động, phát triển của chúng.

PBCDV gồm 3 quy luật cơ bản sau:

 QL thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập:

Mặt đối lập: SV là một tập hợp các yếu tố (thuộc tính) tương tác với nhau và

với môi trường Kết quả của sự tương tác này là các yếu tố tạo nên bản thân SV

có một sự biến đổi nhất định, trong đó có một vài yếu tố biến đổi trái ngược

nhau Những yếu tố trái ngược nhau (bên cạnh những yếu tố giống hay khác

nhau) tạo nên cơ sở của các mặt đối lập trong SV MĐL tồn tại k.quan và phổ

biến

Thống nhất của các mặt đối lập là các MĐL kg tách rời nhau tức MĐL này lấyMĐL kia làm điều kiện, tiền đề cho sự tồn tại của mình; là các MĐL đồng nhấtnhau tức trong chúng chứa những yếu tố giống nhau cho phép chúng đồng tồntại trong SV; là các MĐL tác động ngang nhau, tức sự thay đổi trong MĐL nàytất yếu sẽ kéo theo sự thay đổi trong MĐL kia, và ngược lại

Đấu tranh của các MĐL: Dù tồn tại trong sự thống nhất, song các MĐL luônđấu tranh với nhau, tức chúng luôn tác động qua lại theo xu hướng bài trừ, phủđịnh hay loại bỏ lẫn nhau Hình thức và mức độ đấu tranh của các MĐL rất đadạng, trong đó thủ tiêu lẫn nhau là một hình thức đặc biệt của các MĐL.Mâu thuẫn BC, tức sự thống nhất và đấu tranh của các MĐL, tồn tại k.quan phổbiến và đa dạng (MT bên trong – MT bên ngoài; MT cơ bản – MT kg cơ bản;

MT chủ yếu – MT thứ yếu; MT trong tự nhiên – MT trong xã hội – MT trong tưduy) Sự tác động lên bản thân sự vật là nguồn gốc, động lực của mọi sự vậnđộng, phát triển xảy ra trong thế giới

Chuyển hóa của các MĐL (giải quyết MTBC): sự thống nhất mang tính tươngđối gắn liền với sự ổn định của SV; sự đấu tranh mang tính tuyệt đối gắn liềnvới sự VĐ, thay đổi của SV MTBC phát triển tương ứng với quá trình thốngnhất các MĐL chuyển từ mức độ trừu tượng sang cụ thể; còn sự đấu tranh cácMĐL chuyển từ mức bình lặng sang quyết liệt từ đó làm xuất hiện các khả năngchuyển hóa của các MĐL Khi đk k.quan hội đủ, một trong khả năng đó biếnthành hiện thực, các MĐL tự thực hiện quá trình chuyển hóa MTBC sẽ đượcgiải quyết khi các MĐL tự phủ định chính mình để biến thành cái khác Với haiphương thức chuyển hóa như sau: MĐL này chuyển hóa thành MĐL kia ở trình

độ mới và cả hai MĐL cùng chuyển hóa thành một cái thứ 3 nào đó

Nd quy luật: Các MTBC khác nhau tác động kg giống nhau đến quá trình vậnđộng và phát triển của sự vật Mỗi MTBC đều trải qua các giai đoạn từ sinhthành (sự xuất hiện của các MĐL) sanh hiện hữu (sự thống nhất và đấu tranhcủa các MĐL), rồi giải quyết (sự chuyển hóa của các MĐL) MTBC được giảiquyết, cái cũ mất đi cái mới ra đời với những MTBC mới hay thay đổi vai tròtác động của MTBC cũ MTBC là nguồn gốc của mọi sự vận động và phát triển

Do đó, VĐ và PT trong thế giới vật chất là tự bản thân nó

Phép biện chứng đòi hỏi xem xét sự thống nhất của các mặt đối lập một cách cụthể, xem xét những mối quan hệ cụ thể Đây cũng là bản chất của sự đồng nhấtmang tính biện chứng, sự đồng nhất có chứa đựng các yếu tố khác biệt Nhấn mạnh tính chất quan trọng của sự thống nhất của các mặt đối lập,V.I.Lênin đưa ra một định nghĩa nữa về phép biện chứng: “Có thể định nghĩavắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập Nhưthế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng, nhưng điều đó đòi hỏi phải cónhững sự giải thích và một sự phát triển thêm” Phép biện chứng là sự phát triểncủa nó, các mặt đối lập và mâu thuẫn - hạt nhân của phép biện chứng

 QL chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất vàngược lại: Mọi SV đều được đặc trưng bằng sự thống nhất giữa lượng và chất

Trang 10

SV bắt đầu bằng sự thay đổi về lượng một cách liên tục hay tiệm tiến); nếulượng chỉ thay đổi trong độ; chưa vượt quá điểm nút thì chất kg thay đổi cănbản; khi lượng thay đổi vượt qua độ, quá điểm nút thì chất sẽ thay đổi căn bản,bước nhảy nhất định sẽ xảy ra Bước nhảy làm cho chất thay một cách giánđoạn hay đột biến; chất cũ mất đi chất mới ra đời Chất mới gây ra sự thay đổi

về lượng Sự thay đổi về lượng gây ra sự thay đổi về chất và sự thay đổi về chấtgây ra sự thay đổi về lượng là phương thức VĐ, PT của SV trong thế giới

 QL phủ định của phủ định: Mọi SV đều liên hệ lẫn nhau và luôn vận động pháttriển Phát triển là một chuỗi các lần phủ định BC có gắn liền với việc giải quyếtmâu thuẫn và thực hiện bước nhảy về chất xảy ra bên trong SV PĐBC man tínhk.quan – nội tại, kế thừa – tiến lên Qua một số lần PĐBC xuất hiện PĐ của PĐ,xác lập cái cũ ở một trình độ cao hơn PĐ của PĐ vạch ra khuynh hướng pháttriển xoắn ốc tiến lên của mọi SV trong thế giới

Ngoài những nguyên lý và QL, PBC còn có sáu cặp phạm trù: cái riêng và các chung, nguyên nhân và kết quả, tất nhiên và ngẫu nhiên, nội dung và hình thức, bản chất và hiện tượng, khả năng và hiện thực.

Tóm lại, PBC DV là hệ thống các quan điểm của con người về thế giới, là hệ thống cácphương pháp nhận thức và cải tạo thế giới, là hệ thống các giá trị để con người đánh giá vàđiều chỉnh các hành vi trong hoạt động của mình

Trang 11

Cách khác

GIẢI THÍCH:

 V.I.LêNin ý muốn nói vị trí “hạt nhân” của phép biện chứng duy vật; quy luật

này vạch ra nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động

và phát triển, do điều này xuất phát từ qui luật thống nhất và đấu tranh của các

mặt đối lập Thực tế, tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế giới (tự nhiên, xã hội,

tư duy) đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau, khuynh hướng biến đổi trái

ngược nhau, có thể là mâu thuẩn nội tại hoặc giữa nó với sự vật hiện tượng khác

– điều này mang tính khách quan và phổ biến

 Ta nhận thấy, nhân tố tạo thành mâu thuẫn là mặt đối lập: Trong nguyên tử có

điện tử và hạt nhân (điện tích âm và điện tích dương); trong sinh vật có đồng

hoá và dị hoá; trong kinh tế thị trường có cung và cầu, hàng và tiền v v Những

mặt trái ngược nhau đó trong phép biện chứng duy vật gọi là mặt đối lập Tuy

nhiên, theo phép biện chứng quan niệm, mâu thuẫn để chỉ mối liên hệ thống

nhất và đấu tranh, chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng

hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau

 Do các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành

mâu thuẫn biện chứng, vì vậy mâu thuẫn biện chứng tồn tại một cách khách

quan và phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy Sự thống nhất, đấu tranh và

chuyển hóa giữa các mặt đối lập này tạo thành khái niệm thống nhất của các

mặt đối lập dùng để chỉ sự liên hệ, ràng buộc, không tách rời nhau, quy định lẫn

nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại Xét về phương

diện nào đó giữa các mặt đối lập bao giờ cũng có một số yếu tố giống nhau Sự

thống nhất của các mặt đối lập bao hàm sự đồng nhất của nó

 Mặt khác khái niệm sự đấu tranh giữa các mặt đối lập dùng để chỉ khuynh

hướng tác động qua lại, bài trừ, phủ định nhau của các mặt đối lập Hình thức

đấu tranh của các mặt đối lập rất phong phú tùy thuộc vào tính chất, mối quan

hệ và điều kiện cụ thể của sự vật, hiện tượng

 Tóm lại 2 ý này, quá trình thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tất yếu

dẫn đến sự chuyển hóa giữa chúng Sự chuyển hóa của các mặt đối lập diễn ra

hết sức phong phú, đa dạng tùy thuộc vào tính chất của các mặt đối lập cũng

như tùy thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể Trong sự thống nhất và đấu

tranh giữa các mặt đối lập, sự đấu tranh giữa chúng là tuyệt đối, sự thống nhất

giữa chúng là tương đối, có điều kiện, tạm thời; trong sự thống nhất đã có sự

đấu tranh, đấu tranh trong tính thống nhất của chúng

 Không chỉ dừng lại ở đó, ta thử xét thêm vai trò của mâu thuẫn đối với quá trình

vận động và phát triển của sự vật: Sự liên hệ, tác động và chuyển hóa giữa các

mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển trong thế giới

“Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập” Do hai mặt đối lập

tạo thành mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong sự thống nhất với nhau Sự thống

nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại không tách rời nhau

giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm

tiền đề Các mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau nên giữa chúng bao giờcũng có những nhân tố giống nhau Những nhân tố giống nhau đó gọi là sự

“đồng nhất” của các mặt đối lập Với ý nghĩa đó,” sự thống nhất của các mặt đốilập” còn bao hàm cả sự “đồng nhất” của các mặt đó Do có sự “đồng nhất” củacác mặt đối lập mà trong sự triển khai của mâu thuẫn đến một lúc nào đó, cácmặt đối lập có thể chuyển hoá lẫn nhau Sự thống nhất của các mặt đối lập cònbiểu hiện ở sự tác động ngang nhau của chúng Song đó chỉ là trạng thái vậnđộng của mâu thuẫn ở một giai đoạn phát triển khi diễn ra sự cân bằng của cácmặt đối lập

 Để thúc đẩy sự vật phát triển thì phải tôn trọng nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn

đó là đấu tranh của các mặt đối lập Khi đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn phảiphù hợp với trình độ phát triển mâu thuẫn đồng thời phải tìm ra phương thức,phuơng tiện, lực lượng để giải quyết mâu thuẫn

 Các mặt đối lập không chỉ thống nhất, mà còn luôn “đấu tranh” với nhau Đấutranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủđịnh lẫn nhau giữa các mặt đó Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập hết sứcphong phú, đa dạng, tuỳ thuộc vào tính chất, vào mối liên hệ qua lại giữa cácmặt đối lập và tuỳ điều kiện cụ thể diễn ra cuộc đấu tranh giữa chúng

 Do bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng tồn tại mâu thuẫn, nhưng muốn phát hiện

ra được mâu thuẫn thì phải tìm ra những mặt những khuynh hướng trái ngượcnhau tức là tìm ra mặt đối lập, đồng thời tìm ra mối liên hệ tác động lẫn nhaugiữa các mặt đối lập đó Khi phân tích mâu thuẫn, phải xem xét quá trình phátsinh, phát triển của từng mâu thuẫn, phải xem xét vị trí vai trò và mối quan hệlẫn nhau của các mâu thuẫn Đồng thời phải xem xét quá trình phát sinh, pháttriển và vị trí của từng mặt đối lập, mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng,điều kiện chuyển hoá lẫn nhau giữa chúng có như thế chúng ta mới hiểu đầy đủđúng đắn về bản thân sự vật hiện tượng, đúng sự vận động phát triển và điềukiện để giải quyết mâu thuẫn như thế nào

 Vì mâu thuẫn có tính khách quan, tính phổ biến và là nguồn gốc, động lực của

sự vận động, phát triển do vậy trong nhận thức và thực tiễn cần phải tôn trọngmâu thuẫn, phát hiện mâu thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt đối lập, nắm đượcnguồn gốc, bản chất, khuynh hướng của sự vận động phát triển Vì mâu thuẫn

có tính đa dạng, phong phú do đó trong việc nhận thức và giải quyết mâu thuẫncần phải có quan điểm lịch sử cụ thể tức là biết phân tích cụ thể từng loại mâuthuẫn và phương pháp giải quyết phù hợp Trong quá trình hoạt động nhận thức

và thực tiễn, cần phân biệt đúng vai trò, vị trí của các loại mâu thuẫn trong từnghoàn cảnh, điều kiện nhất định; những đặc điểm của mâu thuẫn đó để tìm raphương pháp giải quyết từng loại mâu thuẫn một cách đúng đắn nhất

 Theo tôi, ý nghĩa phương pháp luận mà V.I.LêNin muốn truyền đạt lại: Để nhậnthức đúng bản chất sự vật và tìm ra phương hướng và giải pháp đúng cho hoạt

Ngày đăng: 08/11/2014, 11:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w