Luận văn : Sự tham gia xây dựng quy chế cộng đồng về quản lý TNTN tại bản Lóng Lăn
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Nguồn tài nguyên thiên nhiên (rừng và đất) trong những năm vừa quatại Lào đang có nguy cơ bị cạn kiệt do nhiều nguyên nhân khác nhau Độ
che phủ rừng của Lào giảm từ 67% xuống còn 47% tại thời điểm năm 1989.
Chương trình giao đất giao rừng nhằm đảm bảo quyền của người dântrong quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên (đất và nước)đã được Nhà nước Lào thực hiện từ thập niên 90 đến nay Tuy nhiên, trênthực tế cho thấy phương pháp tiếp cận của những chương trình này thiếu sựphù hợp để huy động sự tham gia của người dân trong suốt quá trình Kếtcục là, người dân không phải là chủ nhân của chính những hoạt động củamình Tài nguyên thiên nhiên, mặc dù trên giấy tờ đã có chủ, vẫn chưa thậtsự được quản lý một cách có hiệu quả trên thực tế.
Ngoài ra, các Chương trình giao đất giao rừng còn thiếu nghiên cứu kỹlưỡng những giá trị của cộng đồng như các qui định trong luật tục của cộngđồng trong quản lý và qui hoạch sử dụng các dạng tài nguyên thiên nhiên.Điều này dẫn đến tình trạng, sau khi kết thúc chương trình, tài nguyên thiênnhiên vẫn không được quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả.
Chương trình giao đất giao rừng tại bản Lóng Lăn, huyệnLuangprabang, tỉnh Luangprabang, Lào được thực hiện bởi sự hỗ trợ, tư vấncủa Chương trình CHESH tại Lào từ đầu năm 2004 đến nay Chương trìnhnày đã phát huy một cách tối đa có hiệu quả sự tham gia của người dân vàotrong mọi hoạt động Ngoài ra, chương trình còn nghiên cứu, kế thừa vàlồng ghép những kiến thức của người dân, các giá trị của cộng đồng (ví dụ,luật tục truyền thống ) trong cả quá trình từ việc đào tạo thực hành các kiếnthức về luật tài nguyên thiên nhiên, giao đất trên thực địa, giải quyết cácvướng mắc về đất đai, xây dựng các loại bản đồ (hiện trạng, qui hoạch), xây
Trang 2dựng qui chế cộng đồng trong quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên vàqui chế cộng đồng trong quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và quihoạch sử dụng đất Vai trò của người dân được xem như chủ đạo trong mọihoạt động của chương trình Những giá trị về kiến thức bản địa và qui chếcộng đồng được xem như là phương pháp luận tiếp cận của chương trìnhnhằm đảm bảo quyền của người dân và quản lý bền vững nguồn tài nguyênthiên nhiên.
Nghiên cứu này tập trung về phương pháp tiếp cận của chương trìnhgiao đất giao rừng trong việc phát huy sự tham gia của người dân trong xâydựng qui chế cộng đồng về việc quản lý tài nguyên thiên nhiên tại bản LóngLăn Đồng thời, nghiên cứu cũng đi tìm hiểu mối quan hệ giữa sự tham giacủa người dân trong xây dựng qui chế cộng đồng với tính hiệu quả và ảnhhưởng ban đầu của phương pháp này trong việc đóng góp vào quản lý nguồntài nguyên thiên nhiên của bản, vào các chính sách quản lý tài nguyên thiênnhiên của địa phương.
Nội dung chuyên đề bao gồm 3 chương chính sau đây:
Chương I: Lý luận về sự tham gia của cộng đồng trong quản lý
Chương II: Sự tham gia xây dựng quy chế cộng đồng về quản lý
TNTN tại bản Lóng Lăn.
Chương III: Những bài học rút ra và đề xuất nhằm duy trì sự tham
gia của người dân trong quản lý TNTN.
Do thời gian thực tập và nghiên cứu không nhiều Đồng thời kinhnghiệm tổng hợp, thu thập, phân tích…còn hạn có nhiều hạn chế nên nộidung Chuyên đề tốt nghiệp chưa được sâu sắc Kính mong các thầy cô giáoxem xét và đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn.
Trang 3Em xin chân thành cảm ơn:
- Giáo viên hướng dẫn TH.S VŨ CƯƠNG- Khoa Kế hoạch và phát triển - Trường đại học kinh tế quốc dân
- Các bác, các cô chú, anh chị trong Trung tâm Nghiên cứu sinh Thái Nhân văn vùng cao (CHESH), đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này
Trang 41 KHÁI NIỆM SỰ THAM GIA
1.1 Căn cứ đưa ra khái niệm
Khái niệm này được đưa ra dựa trên các yếu tố sau:
- Chính sách của Đảng và Nhà nước về phát huy dân chủ cơ sở, pháthuy sức mạnh tổng hợp của người dân trong phát triển kinh tế - vănhoá – xã hội của đất nước Mọi hoạt động đều dựa vào sức mạnhcủa người dân Như câu nói của lãnh tụ Hồ Chí Minh nói rằng “ Dễ trăm lân không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân hiệu cũng xong.”
Sự tham gia chính là phát huy sức mạnh tổng hợp của người dân
- Tài nguyên thiên nhiên, môi trường và con người gắn chặt vớinhau, hoà quyện với nhau không thể tách rời được Từ đây, môitrường và điều kiện sống đã tạo cho các cộng đồng có những giá trịbản sắc văn hóa riêng biệt, những luật tục truyền thống và kinhnghiệm bản địa riêng biệt Không ai hiểu mảnh đất, tài nguyênthiên nhiên của mình bằng chính người dân địa phương Không aihiểu những giá trị luật tục truyền thống bằng chính người dân địaphương
Sự tham gia của người dân chính là phát huy những giá trị truyền
thống văn hoá này của các dân tộc.
Trang 51.2 Thế nào là sự tham gia
Sự tham gia trong nghiên cứu này được hiểu như là một quá trình tự
nguyện, đồng trách nhiệm và đồng quyết định của từng thành viên và cảcộng đồng trong công việc.
Tìm hiểu và xác định thứ tự ưu tiên các bức xúc, nhu cầu của từngthành viên, gia đình và toàn cộng đồng để từ đó mới có thể tác động đúngvới nhu cầu thực tế của họ, sau khi có được chính xác những bức xúc trongcộng đồng từ đó mới có thể tìm ra và xác định những thứ tự ưu tiên cácgiải pháp có hiệu quả trên cơ sở những tiềm năng sẵn có trong cộng đồngvà cơ hội từ bên ngoài Những kết quả nghiên cứu các bức xúc của cộngđồng sẽ là cơ sở để xây dựng lập các kế hoạch hành động của từng thànhviên, gia đình và cộng đồng dựa trên thứ tự ưu tiên các giải pháp mà cóđược từ nghiên cứu đó Sau đó phải tổ chức triển khai các kế hoạch đãđược xây dựng lên Kiểm tra và giám sát các kế hoạch được thực hiện bởitừng thành viên, gia đình và cộng đồng Quyết định đưa ra những chươngtrình tiếp theo hoặc giải quyết những vướng mắc nảy sinh trong quá trìnhthực hiện
Sự tham gia được xem như là một quá trình nâng cao năng lực, nhậnthức và cuối cùng là tạo quyền cho người dân thông qua quá trình quyếtđịnh những bước hoạt động đã nêu trên đây.
Sụ tham gia là một tiến trình, trong đó mọi người, mọi thành phần mọilứa tuổi, nam và nữ đều có tiếng nói và quyết định trong mọi hoạt động củagia đình và cộng đồng.
Sự tham gia là một quá trình học hỏi, thực hành và đúc rút kinh nghiệmcủa chính những người dân và các cán bộ dự án và cán bộ chính quyền cấpcơ sở.
Trang 6Sự tham gia là một quá trình góp phần củng cố sức mạnh của từng thànhviên, cộng đồng Đồng thời nó cũng góp phần vào việc cải thiện nhữngchính sách, chương trình và dự án đã, đang và sẽ thực hiện trong mọi lĩnhvực.
1.3 Bản chất của sự tham gia
Bản chất của sự tham gia thể hiện qua hành vi mà không phụ thuộc vào
các điều kiện và áp lực nào (ví dụ thúc ép, áp đặt, cho tiền….)Điều này có thể là một quá trình có thể biểu thị như sau:
Biết Hiểu Nhận thức Thái độ Hành vi Hành vi tự nguyện
2 KHÁI NIỆM CỘNG ĐỒNG
Trước khi đi tìm hiểu quy chế cộng đồng, định nghĩa về cộng đồng vàkinh nghiệm bản địa là hết sức cần thiết Cộng đồng là một nhóm ngườicùng sinh sống trong một vùng địa lý nhất định, có cùng ngôn ngữ tiếng nói,có cùng bản sắc văn hóa, cùng quản lý và sử dụng chung nguồn tài nguyênthiên nhiên và có cùng chung một sở thích và mối quan tâm
3 THẾ NÀO LÀ QUI CHẾ CỘNG ĐỒNG
a) Khái niệm quy chế cộng đồng trong quản lý TNTN
Trước hết cần phải hiểu nguồn gốc của quy chế cộng đồng: Nó được
xuất phát từ những luật tục truyền thống của cộng đồng, đó chính là các quiđịnh bất thành văn được lưu truyền thông qua hệ thống giáo dục phi chínhthống từ người này sang người khác, từ bố mẹ sang con cái Nói một cáchđơn giản, trong cộng đồng có những việc nên làm hay không nên làm đó
chính là luật tục Qui chế cộng đồng là các giá trị chuẩn mực của cộng
đồng nhằm điều chỉnh các hành vi, cách ứng xử của con người, giữa ngườitrẻ với người già, giữa người sống và người chết, giữa con người với tựnhiên.
Trang 7Các khái niệm qui chế cộng đồng, kinh nghiệm bản địa và cộng đồngđược chương trình CHESH Lào hiểu như sau:
Kinh nghiệm bản địa chính là sự thích ứng và thích nghi qua nhiều thếhệ của một cộng đồng và dân tộc trong các mối quan hệ giữa môi trường xãhội và môi trường tự nhiên Hay nói cách khác, kinh nghiệm bản địa chínhlà sự kết tinh của sức sáng tạo của con người trong lao động, sản xuất Kinhnghiệm bản địa có thể được lưu giữ và thực hành bởi tất cả các thành viêntrong cộng đồng Tuy nhiên, nó phản ánh được tính đặc thù của một nhómngười, cộng đồng và một dân tộc trong một vùng địa lý nhất định Nó đượclưu truyền từ đời này qua đời khác thông qua quá trình giáo dục phi chínhthống (giáo cụ thực hành).
Tính bền vững của qui chế cộng đồng được thể hiện qua nhận thức, ýthức, thái độ và hành vi tự nguyện của từng thành viên trong quản lý và bảovệ rừng Nhận thức của người dân bản Lóng Lăn thông qua luật tục bấtthành văn được giáo dục bằng nhiều hình thức khác nhau Họ được giáo dụctừ bé đến lớn và trở thành ý thức trong quản lý, bảo vệ rừng
b) Nội dung bản quy chế cộng đồng trong quản lý TNTN
Quy định chung về tài nguyên rừng và đất trong phạm vi bản, bao gồmđất đai, rừng núi, động thực vật, nguồn nước, khoáng sản là tài sản của Nhànước, giao cho bản quản lý, bảo vệ, sử dụng hợp lý và phát triển trên cơ sởcác luật tục của cộng đồng kết hợp với các luật của Nhà nước Tất cả mọi
Những hành vi tự nguyện mà người Hmông bản Lóng Lăn đã thực hiện trong luật tục của mình:
Người Hmông Lóng lăn với họ vùng rừng thiêng họ không bao giời vào chặt phá.
Người Lóng Lăn quy định với rừng sử dụng mặc dù được quy định là rừng sử dụng nhưng chỉ được khai thác gỗ làm nhà khi hộ gia đình đó đã sống trong bản đến 10 năm
Trang 8người trong và ngoài bản có trách nhiệm bảo vệ, sử dụng hợp lý và pháptriển rừng và nguồn tài nguyên này
Đối tượng áp dụng là tất cả những người có hộ khẩu tại bản, nhữngngười không có hộ khẩu tại bản nhưng có đất truyền thống, đất chuyểnnhượng, đất thừa kế tại bản và những người không có hộ khẩu tại bản nhưngcó nhu cầu sử dụng đất, rừng trong bản, ví dụ cần sản xuất, canh tác trongđất của bản.
Quy định về phân vùng và sử dụng đất trong đó bao gồm các quy địnhvề phân vùng và sử dụng đất nông nghiệp như vùng trồng cây ngắn ngày,vùng đất vườn, vùng trồng cây ngắn ngày, cây ăn quả, vùng trồng cây côngnghiệp, cây lâm nghiệp, vùng chăn thả gia súc, vùng dự phòng đất nôngnghiệp trong các vùng này phải quy định mấy vùng, tên cụ thể của từngvùng, nói rõ vị trí của từng vùng, từ đâu đến đâu, được phép trồng nhữngcây gì trong vùng đó Phân vùng sử dụng đất lâm nghiệp gồm có vùng rừngthiêng, rừng nghĩa địa, vùng rừng cấm riêng của cộng đồng, vùng rừngphòng hộ đầu nguồn nước, vùng dự phòng đất lâm nghiệp Quy định về đấtở, trong đó có vùng đất ở, vùng dự phòng đất ở.
Quy định về săn bắt thú rừng, nghiêm cấm người trong bản và ngườingoài bản săn bắt thú rừng theo quy định hiện hành của pháp luật nhà nước.Tại Việt Nam, nhà nước luôn tôn trọng các quy định của cộng đồng trongviệc xử phạt những người vi phạm việc săn bắt thú rừng, đặc biệt là săn bắtnhững con vật thiêng của dòng họ, của cộng đồng.
Quy định quyền hạn, trách nhiệm của bản, hội đồng già làng là ngườiquyết định tất cả các vấn đề liên quan đến việc thực hiện quy chế cộng đồngcủa những người trong và ngoài bản Trưởng bản là người tư vấn pháp luậtnhà nước và là người thực thi các quyết định của hội đồng già làng trongviệc thực hiện quy chế của người dân Tổ bảo vệ rừng của bản có trách
Trang 9nhiệm theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện quy chế của những người trongvà ngoài cộng đồng Bắt giữ, thu tang vật của những người vi phạm đưa vềbản để hội đồng già làng giải quyết.
Quy định phương thức quản lý sử dụng trong từng loại đất rừng Ví dụvới rừng cấm, Nhà nước quy định là bảo tồn gen các loại cây, còn ngườiHmông lại quan tâm xem rừng đó thần rừng có ở được hay không Họ quantâm đến niềm tin nhiều hơn và đằng sau đó là bảo vệ rừng.
Họ quy định mặc dù đó là rừng sản xuất nhưng những người sống đến10 năm mới được chặt cây làm nhà và mới được phép khai thác gỗ Mụcđích đó để những người đến ở mới hiểu được các giá trị của rừng mới đượcchặt, khai thác rừng Còn trong luật Nhà nước thì quy định rừng sử dụng làrừng được khai thác sử dụng được luôn không cần phải có thêm quy định gìcó liên quan đến giá trị của rừng
Quy chế cộng đồng về quản lý, sử dụng và phát triển rừng và tài nguyênrừng của bản được sự phê duyệt của chủ tịch UBND huyện, và được ký bởiHội đồng già làng, Trưởng bản và UBND huyện.
Nội dung của quy chế cộng đồng này phải được đưa kèm theo bản đồquy hoạch sử dụng đất của bản và quyết định của Uỷ ban Nhân dân huyện,tỉnh Trong đó nội dung quy chế, phải được cộng đồng bản, huyện, tỉnh
thống nhất về nội dung cũng như các điều trong quy chế c) Vai trò của quy chế cộng đồng trong quản lý TNTN
Là các luật tục của cộng đồng để cộng đồng dựa vào đó làm cơ sở để
quản lý sử dụng và phát triển bền vững các dạng nguồn TNTN của mình,hoặc dựa vào đó để làm cơ sở ổn định sản xuất giữ gìn giá trị bản sắc vănhóa truyền thống của dân tộc mình
Trang 10Trong một Nhà nước đều có những luật riêng của mình để thực hiệncác chính sách chủ trương của Nhà nước nhằm giữ gìn an ninh trật tự vàphát triển kinh tế Một tổ chức một cơ quan cũng có quy định quy chế riêngđể ổn định và phát triển cơ quan mình Vậy cộng đồng cũng cần có các quychế cộng đồng nhằm giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc Nói một cáchkhác, quy chế cộng đồng có vai trò như là luật của cộng đồng.
Với luật tục của mình, cộng đồng tự quản lý, phần vùng sử dụngTNTN mà nằm trong vùng quản lý của mình Vai trò của luật tục mặc dù rấtmạnh trong cộng đồng và được cả cộng đồng biết và tuân thủ, nhưng chắcchắn trong xã hội có tồn tại nhiều cộng đồng nhiều dân tộc khác nhau cùngsinh sống Trong mối quan hệ sinh thái nhân văn thì con người và tự nhiêncó quan hệ không biên giới, vì vậy nhu cầu sử dụng TNTN của cộng đồngcũng sẽ không có giới hạn nếu các cộng đồng khác nhau không có được mộtvăn bản quy chế bảo vệ TNTN của mình thì khó có thể áp dụng luật tụctrong cộng đồng mình ra ngoài cộng đồng khác trong khi các luật tục đó vẫnlà luật tục bất thành văn Vậy việc cụ thể các luật tục thành văn bản là rấtcần thiết và quan trọng trong việc áp dụng với các cộng đồng xung quanh vàcác dân tộc khác cùng sinh sống trong một xã hội, để từ đó bảo vệ đượcTNTN và đồng thời đảm bảo được sự đoàn kết giữa các cộng đồng với nhau.
II VAI TRÒ TÁC DỤNG CỦA SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG QUI CHẾ CỘNG ĐỒNG VỀ QUẢN LÝ TNTN
1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ SỰ THAM GIA TRONG XÂY DỰNG QUY CHẾ CỘNG ĐỒNG
a) Dựa vào các bộ luật của Nhà nước về việc tạo điều kiện và quyềncho cộng đồng, các tổ chức cộng đồng, các hộ gia đình, cá nhân quản lý, sử dụng và bảo vệ rừng.
Trang 11Nhà nước Lào đã có quyết định cụ thể về tăng cường sự tham gia củacộng đồng trong quản lý các hoạt động phát triển tại cấp cở sở.
Căn cứ vào luật của Nhà nước Lào trong đó có các loại như: Luật đấtđai, Luật bảo vệ môi trường, Luật về rừng, Luật về nước và tài nguyênnguồn nước Ví dụ trong *Trong điều 63 - mục 6 - Luật Lâm nghiệp Lào ghi
rõ: Bản cần xây dựng quy chế riêng về quản lý, bảo vệ rừng, nguồn nước,
động vật dưới nước, thú rừng và môi trường thiên nhiên phù hợp với tìnhhình thực tế của bản.
Trong mục 4 của quy định về việc quản lý, sử dụng đất nông nghiệp,
lâm nghiệp có các thành phần tham gia của tỉnh Luang Prabang có ghi:
Trước mắt không chỉ quản lý đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp, nguồn nướctrong nội bộ của bản mà giúp cho việc quản lý các loại đất và nguồn nướctrên trong khu vực của các bản lân cận Vì vậy cho nên, người dân các bảnlân cận ít nhất cũng phải thấu hiểu và cần có sự tham gia đóng góp trongviệc xây dựng quy chế đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp Từ đó việc hợp tácvà phối hợp giữa các bản mới có sáng kiến Trong điều 4 của Luật đất đai đã
quy định về khuyến khích phát triển đất đai Nhà nước khuyến khích mọithành phần kinh tế và xã hội tham gia vào việc phát triển đất bằng cách đề ranhững chính sách, phương pháp và biện pháp, để quản lý điều hành thật tốt,để làm cho đất tốt lên và làm tăng giá trị của đất Điều 63 Luật lâm nghiệpđã quy định các cộng đồng cần xây dựng quy chế trong quản lý bảo vệ rừngtại vùng quản lý của mình.
Căn cứ vào NĐ 09 của Nhà nước Lào ra ngày 08 tháng 06 năm 2004của ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân Dân Cách mạng Lào, về xâydựng thôn bản và cụm bản phát triển
Tóm lại: Các văn bản pháy lý của Nhà nước Lào đã quyết định rất rõ vềyêu cầu phải có sự tham gia của cộng đồng trong quản lý TNTN Sưm tham
Trang 12gia của cộng đồng trong xây dựng quy chế chỉ là một bước cụ thể hoá việcvận dụng chấp hành các văn bản pháp lý đó.
b) Dựa vào các quy định của Nhà nước về củng cố chính quyền cấp cơ sở
Dựa trên tính cộng đồng, một dân tộc muốn tồn tại bền vững phải đoànkết với nhau, và chính tính cộng đồng này làm duy trì tính bền vững củacộng đồng Người dân tộc Hmông đã tuân thủ theo Hội Nao Sông của họ từhàng ngàn năm nay (Hội Nao Sông là hội cam kết với nhau trong cộng đồngdân tộc để cùng nhau thực hiện một vấn đề nào đó có liên quan đến lợi íchcộng đồng họ)
Dựa vào vai trò của Trưởng bản, vai trò của Bí thư chi bộ bản, vai tròcủa Trưởng vùng, vai trò của Trưởng họ, vai trò của Hội phụ nữ bản, thanhniên bản và các thành viên trong tổ chức Mặt trân bản
Trên thực tế rất nhiều hoạt động thiếu sự tham gia của người dân, nếucó chỉ là hình thức, vì vậy sự tham gia không có hiệu qủa
Sự bền vững của một cộng đồng gắn liền với sự bảo tồn, duy trì và pháthuy những giá trị văn hoá truyền thống của họ Đất đai, rừng núi gắn liềnvới những giá trị văn hoá truyền thống này Dựa vào cấu trúc truyền thốngtrong xây dựng quy chế cộng đồng thể hiện sự tôn trọng cộng đồng, tôntrọng thiên nhiên và thể hiện sự bền vững của quy chế cộng đồng đó Dựavào cộng đồng trước hết là học từ cộng đồng Học văn hoá truyền thống củahọ, học kiến thức bản địa của họ, học cách ứng xử của họ với thiên nhiên,với các mối quan hệ xã hội, quan hệ gia đình
Nếu các quyết định không xuất phát từ cộng đồng thì sẽ không hợp lòngdân không phù hợp quyền lợi cho người dân Như vậy, việc thực hiện cácquy chế cũng như các quy định từ cấp trên đưa xuống người dân không hiểu
Trang 13được, do việc thực thi quy chế không đạt hiểu quả Chính vì vậy các hoạtđộng xậy dựng quy chế cộng đồng mới rất cần đến sự tham gia đầy đủ vàthực sự của người dân và cộng đồng.
2 TRÌNH TỰ XÂY DỰNG QUI CHẾ CỘNG ĐỒNG
2.1 Những nguyên tắc chỉ đạo
a) Quá trình xây dựng qui chế cộng đồng về bảo vệ TNTN phảiđược sự tham gia đầy đủ của người dân, phải kết hợp hài hoà những ưutiên của Nhà nước với nhu cầu và mong muốn của dân địa phương
Trong việc quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp phải được sự
tham gia đầy đủ và tích cực của những người dự đích sẽ được giao đất lâmnghiệp và được hưởng lợi từ mạnh đất của mình mà được Nhà nước giao.Quá trình xây dựng quy chế cũng không khác gì với sự tham gia trong cáchoạt động GĐGR Xây dựng quy chế cộng đồng phải được sự tham gia đầyđủ của từng thành viên trong cộng đồng, những người dân sống trong cáclàng và xã cũng phải được tham gia ngay từ khi bắt đầu quá trình.
Những phương pháp và công cụ cùng tham gia như đánh giá đóinghèo có sự tham gia của người dân (PPA) và đánh giá nhanh nông thôn(RRA) cần được sử dụng nhằm khuyến khích sự tham gia của mọi ngườidân địa phương có liên quan Sau đó việc chỉ đạo thực hiện cả quá trình sẽđược chuyển sang những người có trách nhiệm ở cơ sở và cộng đồng với sựhỗ trợ của tổ công tác thực hiện việc xây dựng quy chế cộng đồng về bảovệ TNTN.
Quá trình xây dựng quy chế cộng đồng về quản lý TNTN phải kết hợp
hài hoà những mục đích lâu dài của nhà nước để phát triển kinh tế và bảo vệmôi trường với những nhu cầu và mong muốn của người dân địa phương.
Trang 14Quy chế cộng đồng trong quản lý TNTN được xem như là bước đầu tiêncho việc bảo vệ TNTN tại vùng núi, nhằm mục đích dần dần từng bước ổnđịnh việc sử dụng TNTN phục vụ cho sản xuất ở vùng trung du và vùng núimột cách hiệu quả và bền vững, để từ đó ổn định và phát triển kinh tế hộ giađình.
b) Phù hợp với luật pháp đã được Nhà nước ban hành
Quá trình xây dựng quy chế cộng đồng về bảo vệ TNTN cần đượctriển khai và thực hiện trong khuôn khổ luật pháp và hành chính hiện hành ởcấp Trung ương, tỉnh và huyện, xã.
c) Đảm bảo công bằng, người dân tự nguyện, không ép buộc
Quy trình xây dựng quy chế cộng đồng về quản lý TNTN cần triển
khai và thực hiện trong khuôn khổ cho phép của luật pháp và hành chínhhiện hành ở cấp Trung ương, tỉnh, huyện và xã.
Toàn bộ quá trình phải được thiết kế và thực hiện bình đẳng, khi thựchiện phải chú ý đặc biệt tới những bộ phận dân cư cụ thể, những hộ gia đìnhgặp nhiều khó khăn
Phải đặc biệt chú ý quan tâm tới dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa, phụnữ, thông qua phổ cập, đào tạo hỗ trợ để họ có thể tham gia đầy đủ vào toànbộ quá trình xây dựng quy chế cũng như quy trình hướng dẫn thực hiện quy
chế, bởi vì đây là những đối tượng yếu thế dễ bị tổn thương Tiếng nói của
họ thường dễ bị bỏ quan không được chú ý lắng nghe, hoặc do mặc cảm, tựti nên họ không tham gia chủ động tích cực Vì thế nếu không đặc biệt quantâm đến họ thì sẽ rất dễ bỏ quan ý nguyện, nhu cầu của đối tượng này, khiếnhọ trở nên càng yếu thế hơn nữa.
Trang 15d) Phát triển bền vững
Quá trình xây dựng quy chế phải đem lại sự bình đẳng và sự phát triển
bền vững cho các làng và xã Không để lại ảnh hưởng xấu đến môi trường,phải tăng cường được khả năng bảo vệ rừng hiện có và đất lâm nghiệp chưacó rừng Trong đó toàn bộ đất và rừng của làng bản và xã phải được xácđịnh mục đích sử dụng cụ thể trong quy chế bảo vệ rừng và quy hoạch sửdụng đất một cách rõ ràng để nguồn TNTN thực sự được bảo vệ.
e) Quan tâm đến môi trường chung của cộng đồng
Phải gắn qui trình xây dựng quy chế bảo vệ TNTN với các hoạt đồng
GĐGR và gắn với các hoạt động phát triển của cộng đồng trong một tổngthể Qui trình này phải được phối hợp với những ngành có liên quan và đượcxem xét tất cả các khả năng khai thác và tài nghuyên rừng và đất, đảm bảo
tăng khả năng bảo vệ rừng.
f) Quan hệ hợp tác
Quá trình xây dựng quy chế cộng đồng trong bảo vệ TNTN phải
nỗ lực phát triển quan hệ đối tác và hợp tác giữa dân địa phương với các cánbộ và kỹ thuật viên của Nhà nước ở tất cả các cấp, khi xuống làng, xã làmviệc Phải đảm bảo sự hợp tác liên ngành giữa lâm nghiệp, nông nghiệp, địachính và những đơn vị liên quan.
Tổ công tác ở cấp huyện và cán bộ chỉ đạo cần hỗ trợ cho dân ở cáclàng, xã trong việc chuẩn bị kế hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệpcũng như xây dựng quy chế trong bảo vệ nguồn TNTN và đất nông nghiệp,giúp người dân hiểu được những chính sách và cơ chế liên quan, tiến hànhhưỡng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ các thủ tục hành chính trong suốt quá trình thựchiện.
Trang 16g) Quy chế cộng đồng trong bảo vệ TNTN phải được xây dựng saukhi tiến hành GĐGR
Trước khi xây dựng quy chế cộng đồng trong quản lý bảo vệ TNTNphái có hoạt động GĐGR của làng, xã trong đó đề ra những mục tiêu lâu dàivà định hướng xác định và trình bày những cách sử dụng đất khác nhau chomột khu vực Thông qua đó, những khu đất dành cho sản xuất nông nghiệp,đất nông nghiệp trông cây hành năm, đất nông nghiệp trồng cây lâu năm vàcác khu rừng bảo vệ, rừng phòng hộ … phải được xác định một cách rõràng.
h) Tôn trọng các kinh nghiệm của địa phương
Mỗi một cộng đồng nhất là người dân tộc thiểu số đều có những luậttục truyền thống trong việc sử dụng cũng như bảo vệ TNTN riêng của mình.Phương pháp tiến hành phải linh hoạt khi thiết kế và thực thi để tôn trọngtập quán địa phương và sử dựng kiến thức bản địa trong việc xây dựng quy
chế cho phù hợp và sát thực với đời sống thực tế của địa phương.
i) Đảm bảo sự phát triển cân bằng giữa hai phương pháp từ trênxuống và từ dưới lên
Cần thể hiện đây đủ yếu cầu đổi mới của chính sách, quá trình xâydựng quy chế cộng đồng phải được kết hợp giữa Trung ương và địa phương,Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Việc xây dựng quy chế cộng đồng bảo vệ TNTN cần phải xem xét cảhai chiều Đó là phối hợp giữa luật pháp cùng những nguyên tắc chỉ đạo vàsự hỗ trợ của những người có trách nhiệm từ trên xuống, hỗ trợ người dânđịa phương tham gia vào xây dựng quy chế, phổ cập, trình diễn và tham giavào giám sát ở các cấp cơ sở Không nên thay thế phương pháp từ trên
Trang 17xuống bằng phương pháp từ dưới lên hoặc ngược lại, mà nên phối hợp đầyđủ cả hai phương pháp này.
j) Nhu cầu phổ cập
Quy chế cộng đồng về quản lý TNTN cần hỗ trợ mạnh hoạt động phổcập để đảm bảo đây là một quá trình cung tham gia của người dân địaphương không chỉ trong việc xây dựng quy chế mà còn có việc triển khaithực hiện nữa.
2.2 Tiến trình xây dựng quy chế cộng đồng
Như đã nêu ở phần khái niệm của quy chế cộng đồng, đó là sự kết
hợp giữa luật tục truyền thống của cộng đồng và luật pháp chính thức củaNhà nước, hoặc đó là các luật tục truyền thống đã được chính thức hoáthành văn bản Vì vậy, trước hết muốn xây dựng được quy chế cộng đồngmột cách có hiệu quả trước hết phải tuân thủ theo các trình tự xây dựng nhưsau:
a)Cộng đồng bản chủ động xây dựng quy chế dựa trên các luậttục truyền thống của chính họ.
Các già làng, những người có uy tín trong bản thảo luận và ghi lại cácluật tục, truyền thống của cộng đồng mình đã thực hiện từ trước đến nay
Tổ chức họp cộng đồng và lấy ý kiến của cả cộng đồng (có thể chia theonhóm, sau đó tổng hợp lại)
Trưởng bản hoặc thư ký tổng hợp và soạn thành 1 văn bản quy chế bảovệ tài nguyên thiên nhiên của bản (quy chế lân 1)
b)Các cán bộ chuyên môn, kỹ thuật cấp huyện, cấp tỉnh, nhữngngười trực tiếp theo dõi, chỉ đạo bản Những cán bộ này phải nghiên cứu,
Trang 18học hỏi và bổ sung vào bản quy chế trên cơ sở tôn trọng những điều màbản quy chế của bản đề ra.
c)Sau khi nghiên cứu, bổ sung, các cán bộ chuyên môn nàyxuống bản để trao đổi, chia sẻ với các già làng, những người có uy tíntrong bản, nhằm:
Trao đổi, chia sẻ những vấn đề cần bổ sung trong quy chế của bản.
Lắng nghe những nhu cầu, bức xúc, mong muốn của cộng đồng về quản lý,sử dụng rừng và tài nguyên thiên nhiên Cùng dân tìm ra các nguyên nhânvà giải pháp và thống nhất bản quy chế quản lý, bảo vệ và sử dụng tàinguyên thiên nhiên của bản (quy chế lần 2)
d)Các cuộc họp với các lãnh đạo, các già làng của các bản kề cậnnhằm:
Quy chế cộng đồng được xây dựng bởi sự tham gia của tất cả cộng
đồng có liên quan để đảm bảo được tính bền vững của quy chế, quy chế phảixin ý kiến góp ý của các bản kề cận Phải nắm bắt các nhu cầu, bức xúc củacác bản kề cận, từ đó cùng thống nhất các giải pháp giải quyết để thống nhấtđược bản quy chế quản lý, bảo vệ, sử dụng TNTN của bản (quy chế lần 3)
e)Tổ chức cuộc họp giữa cộng đồng bản, đại diện các bản kề cậnvới đại diện chính quyền huyện, kiểm lâm huyện, kiểm lâm tỉnh
Sau khi có được các ý kiến của người dân các bản kề cận, để đảm
bảo các ý kiến đó được bổ sung vào bản quy chế một cách bình đẳng, cầnphải tổ chức cuộc họp giữa cộng đồng bản, đại diện bản kề cận, với đại diệnchính quyền huyện, kiểm lâm huyện, kiểm lâm tỉnh, nhằm xin ý kiến đónggóp vào bản quy chế của chính quyền huyện và cơ quan kiểm lâm huyệncúng như của cơ quan kiểm lâm tỉnh Cán bộ cấp huyện, cấp tỉnh hiểu đượcnhững bức xúc của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ và sử dựng TNTN Đến
Trang 19đây phải thống nhất được bản quy chế bảo vệ, sử dụng TNTN của bản, saukhi có ý kiến của cấp chính quyền và kiểm lâm (quy chế lần 4).
f)Trình và phê duyệt quy chế quản lý, bảo vệ và sử dụng TNTNcủa bản từ các cấp có thẩm quyền.
g)Sau khi bản quy chế cấp trên phê duyệt, phải được photo ranhiều bản nhằm:
Bản quy chế cộng đồng sau khi đã được phê duyệt, không thể thiếuđược qui trình phổ biến tuyên truyền Vì vậy, cần phải photo quy chế làmnhiều bản để phổ biến, tuyên truyền một cách chính thức tại cộng đồng.Ngoài ra phải được tuyên truyền tại các bản kề cận.
Trên đây là tiến trình xây dựng một bản quy chế cộng đồng về quản lý,bảo vệ và sử dụng TNTN của một bản, dựa trên nền tảng các luật tục truyềnthống của cộng đồng, có lồng ghép hợp lý các luật chính thống của nhànước
Những tiến trình này có thể sẽ có sự khác nhau tuỳ theo các quy định chỉthị của từng đất nước, nhưng điều quan trọng cần đảm bảo tôn trọng và pháthuy tối đa các luật tục, kinh nghiệm truyền thống của cộng đồng trong quảnlý, bảo vệ và sử dụng nguồn TNTN Phát huy tối đa sự tham gia của mọithành phần có liên quan trong và ngoài cộng đồng, và của các cấp chínhquyền trực tiếp, cũng như các nhà chuyên môn Cuối cùng, nó là phải đảm
bảo được tính khả thi của bản quy chế đã xây dựng.
Trang 20III ĐÁNH GIÁ SỰ THAM CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG XÂY DỰNG QUI CHẾ BẢO VỆ TNTN
1 HÌNH THỨC THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
Trong hoạt phát triển sự tham gia của cộng đồng bao gổm có 6 hình
thức tham gia như sau:
1.1 Sự tham gia bị động
Đây là hình thức tham gia mà trong đó cộng đồng được thông báo vềmột quyết định có liên quan đến hoạt động quản lý sẽ được thực hiện triểnkhai có liên quan đến cộng đồng
Trong sự tham gia bằng hình thức tham gia bị động cộng đồng hoàntoàn tiếp thu một cách thụ động thông tin một chiều từ phía cán bộ làm côngtác phát triển Đây là hình thức tham gia đơn giản nhất mà trong cộng đồngchưa thực sự được tham gia hoặc tham gia cũng chỉ là đơn phương, ít tácdụng.
Tác dụng của hình thức tham gia bị động, dù chưa thực sự phát huyđược sự tham gia của cộng đồng nhưng nó cũng tạo tiền đề cho việc chuẩnbị các điều kiện thực hiện các hoạt động phát triển, và là cơ sở để tiến dầnlên các cấp độ tham gia cao hơn.
Đây là hình thức cộng đồng tham gia mang tính bị động nên cộngđồng không được tham gia vào việc chuẩn bị cho các quyết định trong cáchoạt động phát triển có liên quan đến cộng đồng Vì thế hoạt động phát triểnvẫn còn có nguy cơ không phù hợp với mong đợi của cộng đồng, đặc biệtlà trong hoạt động xây dựng quy chế cộng đồng Vì sự tham gia là bị độngnên không có được thông tin ngược từ cộng đồng kết quả là chúng ta khôngnhận được hiệu ứng tích cực đối với việc thực hiện hoạt động phát triển từphía cộng đồng.
Trang 21Cách làm trong hình thức này, các nhà quản lý cũng như cán bộ làmcông tác phát triển dựa vào quy định hành chính để thực hiện, cộng đồngđược biết qua các thông báo, và thông tin đến cộng đồng từ các phương tiệnđại chúng, báo chí.
1.2 Hình thức tham gia bằng việc cung cấp thông tin
Đây là hình thức tham gia mà trong đó người dân trả lời các câu hỏi
được đặt ra từ phía cán bộ thực hiện hoạt động phát triển, cũng như các nhàlãnh đạo, nhà nghiên cứu để làm cơ sở cho việc hình thành các quyết địnhcho hoạt động phát triển.
Hình thức này mang tính chất bán chủ động, tức là vừa mang tính chủđộng và mang tính vừa bị động nó mang tính chủ động vì cộng đồng đượctrả lời các câu hỏi và được cung cấp thông tin mà các nhà quản lý, nhà lãnhđạo và cán bộ phát triển đặt ra Mang tính bị động vì không nắm được ýnghĩa hay tác dụng của những thông tin từ cộng đồng cung cấp, họ khôngbiết được là thông tin đó để làm gì.
Ngoài ra hình thức này còn mang tính hai chiều nhưng không đầy đủviệc cung cấp thông tin, người dân không nắm vững được mục tiêu của việccung cấp thông tin Cộng đồng không được phản ứng lại tác dụng của việccung cấp thông tin đó
Vậy hình thức tham gia bằng cung cấp thông tin tạo ra một kênhtiếng nói từ phía cộng đồng và tạo ra cơ hội cho sự ra đời của quyết địnhmột cách phù hợp và đúng với thực trạng, ý nguyện của cộng đồng
Hình thức tham gia này mặc dù tạo được cơ hội cho cộng đồng đượccung cấp thông tin nhưng những thông tin ngược có được từ phía cộng đồngcó thể không chính xác, dẫn đến các quyết định đưa ra không đạt hiệu quảnhư mong muốn.
Trang 22Tham gia bằng hình thức này muốn có được các thông tin thì phảithông qua một số cách thu thập thông tin như: Bằng cách điều tra trực tiếpcó thể điều tra bằng các bảng hỏi hoặc thiết kế các bảng hỏi, nhưng yêu cầubảng hỏi phải đơn giản, cụ thể rõ ràng không gợi ý câu trả lời, và các bảnghỏi thiết kế phải phù hợp với đối tưởng được hỏi Đối tưởng điểu tra phảimang tính khách quan và hệ thống, ngẫu nhiên có như vậy, thông tin mới cóthể mang tính chất hệ thống hơn Trong đó việc xử lý thông tin phải căn cứvào lý thuyết số đông để kết luận về các tính chất cá biệt.
1.3 Tham gia bằng trao đổi ý kiến
Là một hình thức tham gia trong đó người dân được thể hiện quyếtđịnh, ý tưởng, nhận xét về một vấn đề có liên quan đến hoạt động phát triển.Trong hình thức tham gia trao đổi ý kiến, lãnh đạo là người trình bày nộidung hoạt động phát triển, sau đó mới tiến hành trao đổi tham khảo ý kiếncủa cộng đồng Cuối cùng các nhà nghiên cứu phân tích kết luận hoạt độngphát triển.
Hình thức tham gia bằng trao đổi ý kiến vì là hình thức trong đóngười dân được thể hiện quyết định ý tưởng của mình nên hình thức thamgia này mang tính chất chủ động, có nghĩa cộng đồng hoàn toàn được quyềnchủ động trao đổi theo những chủ đề mà các nhà lãnh đạo nêu lên có liênquan đến hoạt động phát triển Ngoài ra còn mang tính chất hai chiều đầy đủtức là trước khi trao đổi cộng đồng phải được biết và hiểu được nội dung củahoạt động phát triển Vì vậy, khi thông tin được phản hồi sẽ là thông tinmang tính chất hai chiều.
Đây là hình thức tham gia cao nhất đối với việc chuẩn bị cho mộtquyết định của một hoạt động phát triển Quyết định này là cơ sở chắc chắnphù hợp với ý nguyện của cộng đồng.
Trang 231.4 Tham gia vị lợi
Đây là hình thức tham gia trong đó gắn với quyền lợi vật chất trựctiếp, là hình thức tham gia mang tính chất cung cấp nguồn lực Hình thứcnày sử dụng được nguồn lực của cộng đồng cho việc thực hiện hoạt độngphát triển.
Mặc dù vậy nhưng hình thức này cũng tạo nên tâm lý vị lợi cho ngườidân, dẫn đến việc họ sẽ không tham gia nếu lợi ích vật chất không bảo đảmcho họ Nhưng trong tất cả các hoạt động phát triển muốn bền vững được lợiích vật chất chỉ là một phương tiện phục vụ, vậy muốn cho sự tham gia bằnghình thức này đạt hiệu quả cao, trước hết phải tuyên truyền ý nghĩa củacông việc cho cộng đồng tham gia tự nguyện
1.5 Tham gia vị chức
Là hình thức tham gia của cộng đồng mà sự tham gia đó được gắnliền với một trách nhiệm cụ thể trong quá trình thực hiện cũng như tronggiám sát việc thực hiện hoạt động phát triển và trong việc sử dụng các thànhquả của các hoạt động phát triển đó.
Hình thức này cho phép sử dụng triệt đề nguồn lực của cộng đồng.Vậy để đảm bảo sự tham gia bằng hình thức vị chức này phải nâng cao nănglực quản lý và trình độ cho cộng đồng.
1.6 Tham gia tương hỗ
Là hình thức tham gia của cộng đồng vào trong các hoạt động phát
triển trong hình thức tương hỗ đó là hình thức tham gia của cộng đồng bằngcách tổng hợp các loại hình thức đã nêu ở phần trên.
Trang 242 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
2.1 Tính minh bạch
Tính minh bạch ở đây muốn nói đến tỷ lệ phần trăm triển khai hoạtđộng phát triển, tỷ lệ phần trăm của người dân được tham gia và mức độtham gia trong việc giám sát, tổ chức thực hiện và xử lý thành quả của cộngđồng trong các hoạt động phát triển
Tính minh bạch chính là tính rõ ràng, chính xác, tính công khai Cáchoạt động triển khai luôn luôn phải rõ ràng công khai đối với các hoạt độngcó liên quan đến cộng đồng, các công việc phải được thông báo cụ thể, ví dụtổ chức họp dân bản về quy chế cộng đồng trong bảo vệ TNTN giấy mờiphải được gửi đến đầy đủ người dân và lãnh đao, mục tiêu ý nghĩa của việcxây dựng quy chế, qui trình lấy ý kiến và tiếp theo ý kiến đều phải đượccông bố rõ ràng công khai.
2.2 Tính công bằng
Đó là sự tham gia của mọi thành phần đầy đủ giữa lãnh đạo và ngườidân, giữa đàn ông và phụ nữ, các nhóm yếu thế dễ bị tổn thương, nhữngngười nghèo và dân tộc thiểu số đều được quyền tham gia phát biểu ý kiếnvà nêu ra những ý tưởng của mình
2.3 Tính hiệu lực của quy chế cộng đồng
Là nói đến nội dung của bản quy chế đã được triển khai tại cộng đồng,và sự ủng hộ của các cấp chính quyền và cộng đồng xung quanh về bản quychế được xây dựng Trong nghiên cứu này tính hiểu quả có thể được hiểu đólà nguồn tài nguyền rừng và đất Nhà nước đã giao cho bản quản lý được giữgìn và bảo vệ sau khi có bản quy chế cộng đồng.
Trang 252.6 Tính bền vững
Đây muốn nói đến khả năng duy trì của bản quy chế với người dân saukhi dự án rút đi và không còn có tác động của lãnh đạo chính quyền các cấpcó liên quan nữa.
3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG QUI CHẾ BẢO VỆ TNTN
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong xâydựng quy chế bảo vệ TNTN có thể được chia thành hai loại nhân tố như sau:
3.1 Các nhân tố chủ quan
Là các nhân tố trong nội tại của từng thành viên trong cộng đồng hoặcđó là nhận thức suy nghĩ của từng con người từng vị trí trong cộng đồng.Nhưng thực tế trong cộng đồng cũng có mức độ khác nhau về nhận thức, sựhiểu biết có thể khác nhau theo thành phần nhóm tuổi, giới tính, ví dụ: nhómgià làng, họ khác với nhóm thành niên và khác với nhóm phụ nữ vì già lànghọ rất am hiểu về luật tục của mình trong quản lý và bảo vệ TNTN vì vậy họrất nhiệt tình tham gia vào trong xây dựng quy chế để từ đây có thể được
truyền đạt các luật tục đó cho con cháu những thế hệ trẻ sau này.
Còn những người phụ nữ đặc biệt là phụ nữ người Hmông hàng ngày họ
chỉ biết làm nương rẫy, ít có cơ hội tiếp xúc với bên ngoài cho nên họ sẽ íttham gia hơn và sự hiểu biết của họ về luật tục cũng ít hơn so với nhữngngười đàn ông và các già làng.
3.2 Các nhân tố khách quan
Các nhân tố luật pháp, chủ trương của Nhà nước tác động đến sự thamgia, muốn phát huy được sự tham gia tại cấp cơ sở cấp địa phương thì phảicần có luật pháp nhằm đảm bảo và khuyến khích người dân tham gia
Trang 26Đó là sự tác động của lãnh đạo chính quyền các cấp, là mức độ sự ủng hộvề phương pháp và các phương pháp truyền đạt của cán bộ đến với cộngđồng, người dân về quy chế.
Một nhân tố nữa đó là điều kiện để người dân tham gia trong xây dựngquy chế bảo vệ TNTN của từng người, là những nhân tố thuộc về điều kiệnvật chất có thể là các kinh phí, các tài liệu có liên quan và các thông tin phụcvụ cho hoạt động đó.
Hình 1: Sơ đồ về các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân
trong xây dựng quy chế cộng đồng
- Hỗ trợ của luật pháp
Chính quyền kiểm
- Hỗ trợ của chính quyền Tra, ra quyết định
-Hỗ trọ của cán bộ kỹ thuật- Tư vấn, hỗ trợ của dự án
Dân được biết Dân được hiểuDân được bàn bạc, chia sẻDân được cùng làm
-& Dân được giải quy t, quy t ết, quyết ết, quyết
Dân được c giám sát ki m ểm tra
Dân được c tho mãnả mãn
Khẳng định quyền quản lý, sử dụng đất và rừng.Dân được thoả mãn
Trang 27CHƯƠNG II
SỰ THAM GIA XÂY DỰNG QUI CHẾCỘNG ĐỒNG VỀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
TẠI BẢN LÓNG LĂN
I KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TNTN TẠI LÀO
1 NHỮNG VĂN BẢN PHÁP LÝ CHỦ YẾU VỀ QUẢN LÝ TNTN TẠI LÀO
Từ năm 1989 đến nay, Nhà nước Lào đã rất chú trọng đến việc quản lýTNTN Nhà nước đã ban hành hàng loạt các văn bản chính sách để thể chếháo công tác này Cụ thể, các văn bản pháp lý cơ bản bao gồm:
Luật về đất đai của Lào
Trong nghiên cứu này tôi chỉ đề gặp tới những điểm chung nhất của luậtvề đất đai mà có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của mình Trong đó mộtsố điều trong luật đất đai được đưa ra đế phân tích như sau:
Trong điều 1 của luật về đất đai đã nêu rõ mục đích của luật này: “Là
quy định chế độ quản lý, bảo vệ và sử dụng đất có hiệu quả, đúng mục đíchvà các quy chế luật pháp, góp phần vào việc tăng cường, phát triển kinh tế -xã hội quốc gia bao gồm cả việc bảo vệ môi trường và non sông đất nướccủa Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.”
Với những mục đích bảo vệ nguồn tài nguyên đất Nhà nước khuyếnkhích bảo vệ đất bằng mọi phương pháp phù hợp nhất với vùng đất đó như
đã nêu trong điều 4: của luật về đất đai quy định việc khuyến khích pháttriển đất đai: “Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế và xã hội
tham gia vào việc phát triển đất bằng cách đề ra những chính sách, phươngpháp và biện pháp như: giáo dục và thành lập các quỹ bảo vệ và cải tạo đất,
Trang 28khuyến khích đầu tư sức lao động, vật chất, vốn, cộng nghệ, xây dựng cơ sởhạ tầng và quản lý - điều hành thật tốt để làm cho đất tốt lên và làm tăng giá
trị của đất.” Trong điều 6: của luật về đất đai quy định về bảo vệ đất vàmôi trường: “ Các cá nhân và tổ chức đều có nghĩa vụ bảo vệ cho đất luôn ở
trong trạng thái tốt, không bị xói mòn, sạt lở, suy thoái, bảo vệ đúng chấtlượng của từng loại đất, không làm giảm sút diện tích của từng loại đất khikhông được phép Việc sử dụng đất không để gây tác động xấu đối với mộitrường thiên nhiên hoặc xã hội.”
Trong các điều luật nêu trên đây cho thấy Nhà nước Lào luôn quan tâmđến việc bảo vệ tài nguyên đất để đảm bảo được việc sử dụng đất có hiệuquả cao nhất và giữ được đất trong trạng thái tốt và bền vững Để dễ choviệc quản lý Nhà nước phân thành nhiều loại đất khác nhau trong đó có quảnlý đối với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu vực có nước, đất côngnghiệp, đất xây dựng …Trong chương trình GĐGR tại bản Lóng Lăn, đã ápdụng theo đúng với những quy định có trong luật về đất đai
Luật quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên nước của Lào
Nhiệm vụ của Luật về Nước và tài nguyên nguồn nước đã được ghirõ trong Điều 1 của Luật này như: “ Luật về nước và tài nguyên nguồn
nước quy định các nguyên tắc, quy chế và biện pháp cần thiết về quản lý,khai thác, sử dụng, phát triển nước và tài nguyên nguồn nước ở Cộng hoàDân chủ Nhân dân Loà nhằm bảo vệ nước và tài nguyên nguồn nước tồn tạivĩnh viễn, vừa bảo đẩm khối lượng và chất lượng nước để đáp ứng nhu cầucuộc sống sinh hoạt của nhân dân, khuyến khích phát triển nông – lâmnghiệp, công nghiệp, phát triển kinh tế quốc dân lại vừa bảo đảm không gâythiệt hại đối với môi trường.”
Điều 4 của Luật về Nước và nguồn tài nguyên nước quy định vềquyền sở hữu nguồn nước và tài nguyên nguồn nước như, “ Nước và tài
Trang 29nguyên nước thuộc quyền sở hữu của cộng đồng dân tộc mà Nhà nước là đạidiện quản lý và quy định phân chia đều khắp và hợp lý cho các bộ phận dântộc hưởng Cá nhân, pháp nhân hay tổ chức chỉ có quyền làm chủ, sử dụngnước và tài nguyên nguồn nước vào một công việc nào đó khi được phépcủa cơ quan có trách nhiệm liên quan, trừ những việc sử dụng quy mô nhỏtheo quy định của Luật này
Điều 5 : khuyến khích phát triên, bảo vệ nước và tài nguyên nguồnnước “ Chính phủ khuyến khích phát triên, khai thác, sử dụng, bảo tồn và
bảo vệ nước và tài nguyên nguồn nước, bao gồm cả việc ngăn chặn tác hạido nước gây ra và mọi hành động khiến nước cạn kiệt.”
Luật quản lý và bảo vệ rừng của Lào
Nhiệm vụ của Luật vệ Rừng được ghi rõ trong điều 1 của luật này: “
Luật vệ Rừng này quy định những nguyên tắc, quy chế và biện pháp cơ bảnvệ việc quản lý, bảo vệ, sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng, khuyến khíchviệc phục hồi, trồng và phát triển tài nguyên rừng ở Cộng hoà Dân chủ Nhândân Lào nhằm cân bằng thiên nhiên, làm cho rừng và đất rừng trở thànhnguồn làm ăn sinh sống và sử dụng không bao giơ cạn kiệt của nhân dân,bảo đảm cho việc bảo vệ nguồn nước, phòng ngừa xói mòn sạt lở đất, bảo vệgiống thực vật động vật, cây cối, thuỷ sản, thú rừng và môi trường, góp phầnvào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ngày càng giàu mạnh.”
Điều 5 Quyền sở hữu rừng và đất rừng “ Rừng tự nhiên và đất rừng
thuộc quyền sở hữu của cộng đồng dân tộc mà Nhà nước là đại diện trongviệc quản lý và phân chia cho cá nhân và tổ chức sử dụng một cách hợp lý.Cá nhân và tổ chức chỉ có quyền chiếm hữu, sử dụng cây cối, rừng tự nhiênvà dất rừng nào đó khi được phép của cơ quan quyền lực hữu quan …”
Trang 30Thông qua các điều luật của một số văn bản pháp lý của Nhà nướcCông hoà Dân chủ Nhân dân Lào đã quy định và được nêu ra để minh chứngở phần trên, chủ yếu tập chung vào vấn đề bảo vệ nguồn TNTN của đấtnước Mặc dù trong bài viết tôi không thể đưa ra được hết các điều luật vàcác văn bản luật nói về quản lý TNTN, nhưng tôi cũng có thể đánh giá quanhững điều chung nhất đã nêu ở phần trên, Nhà nước Lào rất chú trọng đếnviệc quản lý TNTN của quốc gia Các văn bản pháp lý này đã giải thích rấtcụ thể đến từng loại tài nguyên, đất, rừng, nước…Để nhằm sử dụng hợp lývà hiệu quả nhất những tài sản quý báu của quốc gia.
2 KHÁI QUÁT VỀ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG QUẢN LÝ TNTN TẠI LÀO.
2.1 Thực trạng của nguồn tài nguyên rừng và đất của Lào từ khi cónhững chính sách bảo vệ TNTN.
Lào có diện tích tự nhiên khoảng 236.800 km2, trong đó diện tích rừng16.846.000 ha, chiếm 71.6% diện tích cả nước năm 2002, bao gồm nhiềuloại rừng và đất khác nhau Theo thống kê diện tích rừng này ngày cànggiảm trong vòng 10 năm từ năm 1992 đến 2002 độ che phụ của rừng giảmtừ 47.2% năm 1992 xuống còn 41.5% năm 2002
Tình hình sử dụng đất nông nghiệp và sử dụng tài nguyên rừng trongvòng 20 trở lại đây có xu hướng tăng lên Trong 20 qua dân số tăng lêngần cấp đôi nhất là ở vùng nông thôn Sự gia tăng của dân số cũng là mộtáp lực đối với tài nguyên rừng với sự mở rộng diệc tích sản xuất… và nhucầu ngày tăng lên về sử dụng gỗ trong xây dựng nhà cửa.
Mặc dù vậy nhưng diện tích phá rừng làm nương rẫy trong cả nước cóxu hường giảm so với năm 1992, vì có chính sách khuyến khích sản xuấtcố định của Nhà nước vậy diện tích sản xuất cố định tăng lên so với
Trang 31trước Nhưng trong thực tế diện tích rừng vẫn giảm, độ che phụ của rừnggiảm từ 47.2% năm 1992 xuống còn 41.5% năm 2002 Nguyên nhân diệntích rừng giảm như vậy chủ yếu là do khai thác rừng không kế hoạch, nhucầu thị trường gỗ của các nước lân cận ngày càng tăng cũng là áp lực đốivới nguồn tài nguyên rừng của Lào Một nguyên nhân mà trong nghiêncứu này không thể không nói đến đó việc tuyên truyền, phổ biến quy chếluật pháp của Nhà nước đến với các ngành có liên quan và đến với cộngđồng chưa có hiệu quả chưa thực sự vào được dân, và việc thực hiện cácquy chế luật pháp vẫn chưa được thực hiện một cách nghiêm túc.
2.2 Thực trạng về sự tham gia của người dân trong các hoạt động quản lý và bảo vệ nguồn TNTN.
Trong các hoạt động quản lý và bảo vệ nguồn TNTN tại Lào, Mặc dùtrong văn bản pháp lý và các chính sách của Nhà nước có nêu ra về sựtham gia của cộng đồng Nhưng trên thực tế sự tham gia của người dânchưa thực sự được phát huy và chưa có hiệu quả, vì sự tham gia đó chủ yếuchỉ là hình thức Cán bộ phát triển chưa thực hiện đúng khái niệm của sựtham gia, sự có mặt của người dân trong các buổi họp cũng có thể gọi là sựtham gia, đó chưa đúng là sự tham gia.
Nhiều hoạt động phát triển tại Luangprabang nói riêng, sự tham giađược thực hiểu như là sự có mặt của cộng đồng dân cư, của người dân.Trong hoạt động GĐGR và xây dựng quy chế cộng đồng cũng vậy, chủyếu cán bộ kỹ thuật, cán bộ chuyên môn là những người bắt tây vào đo vàthực hiện các bước trong giao và nhận đất, người dân chỉ được xem và chờnhận mảnh đất được giao, khi có vướng mắc trong quá trình giao và nhậnđất thì càn bộ kỹ thuật sẽ là người tìm ra nguyên nhân rồi xử lý vướngmắc, còn người dân chỉ việc nghe và thực hiện theo, cho nên cộng đồng
Trang 32nhiều khi không được thoả mãn với cách làm này, thẩm chí còn gây ranhiều mẫu thuẫn trong nội bộ dân hơn.
Chương trình GĐGR và xây dựng quy chế có sự tham gia của ngườidân tại bản Lóng Lăn là một mô hình sử dụng phương pháp sự tham gia cóhiệu quả và là lần đầu tiên xuất hiện tại tỉnh Luangprabang Trong báo cáongày 10 tháng 3 năm 2006 của tổ kỹ thuật GĐGR tại bản Lóng Lăn đã nêurõ về phương pháp GĐGR và xây dựng quy chế cộng đồng, sử dụng 2phương pháp như: Có sự tham gia và người dân làm cốt lõi trong việc thựchiện (1) Có sự tham là việc sự dụng kiến thức bản địa của người dân tronglập kế hoạch và phát triển vídụ, trước khi sẽ làm công việc gì là để chongười dân đề nghị trước sau đó cán bộ mới đóng góp ý kiến bổ sung vàdân là người quyết định, (2) Việc người dân làm cốt lõi là việc khuyếnkhích để tạo có sự tham gia trong mọi hình thức, việc tự nguyện, tự dotrong việc đưa ra ý kiến đóng góp khác.
Cán bộ kỹ thuật cho biết với hai phương pháp trên đã cải thiện cácbước tổ chức thực hiện như: Trước khi bắt đầu làm các công việc phải làmcho tất cả những người có phần tham gia biết và hiểu, thống nhất và sau khilàm xong cung phái có đánh giá lại mới có thể tiếp tục làm việc khác, nếucó vướng mắc gì phải giải quyết xong trong mọi lần công việc
Cũng nhờ vậy mà cán bộ có được bài học trong việc sử dụng phươngpháp kiểu có sự tham gia, phương pháp dựa vào người dân làm cốt lõi vàhơn nữa biết được phương pháp giải quyết các vướng mắc trong qui hoạchsử dụng đất và GĐGR.
Cách làm việc với địa phương phải biết được phương pháp chung nhưsau: (1) Phối hợp, tôn trọng và đề cao lợi ích chung;(2) Làm việc cùng vớichính quyền địa phương có thể sẽ có nhiều ý kiến khác nhau nếu khôngthoả thuận được phải được thống nhất đã mới trả lời cho lãnh đạo bản, (3)
Trang 33mặc dù cán bộ chuyên môn sẽ thống nhất nhưng phải để cho địa phươnghọ có ý kiến thêm một cách cởi mở và đừng cố gắng để người có quyềnthống trị không khí trao đổi.
cố gằng tạo ra chất lượng sự tham gia ngày càng nhiều lên tạo niệm tựhào, bắt đầu từ các chương trình, công việc nhỏ, sử dụng kiến thức bản địa,đào tạo người lãnh đạo mạnh mẽ, đừng so sánh là nơi khác tốt hơn, đừngcố gắng chiều theo ý của người dân, cố gắng giữ mức độ tham gia.
II VÀI NÉT VỀ BẢN LÓNG LĂN VÀ LUẬT TỤC TRUYỀN THỐNG CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG QUẢN LÝ TNTN TẠI BẢN
1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢN LÓNG LĂN
Bản Lóng Lăn ở độ cao 1200m so với mực nước biển, nằm ở phía đông
bắc tỉnh Luangprabang, thuộc đầu nguồn sông Mê Kông, nơi đây có 100%là người dân tộc Hmông sinh sống Lóng Lăn là nơi sinh sống của hơn 61hộ gia đình người Hmông bao gổm 437 người trong đó phụ nữ chiếm 51%.Toàn bản có 7 dòng họ cùng sinh sống gồm như: Họ Zang, Lý, Tho, Mua,Song, Vàng và họ Lau Lóng lăn có tổng diện tích tự nhiên của bản khoảng8.439,24 ha.
Cuộc sống của cộng đồng chủ yếu dựa vào các hoạt động sản xuất nôngnghiệp Họ đã hình thành ra 3 nhóm cùng sở thích trong các hoạt động sảnxuất: Nhóm canh tác nương rẫy hay còn gọi nhóm chăn nuôi đại gia súc;nhóm trồng rau và nhóm bảo vệ rừng Sản xuất nương rẫy chiếm một phầnchủ yếu trong thu nhập của người dân ở đây Chăn nuôi và trồng rau đónggóp một phần không nhỏ trong thu nhập của rất nhiều các hộ gia đình.Nhóm bảo vệ rừng nhằm quản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tàinguyên rừng một cách hợp lý Người dân luôn ý thức được tầm quan trọngcủa nguồn tài nguyên thiên nhiên xung quanh họ đối với tập quán sống vàtập quán canh tác của cộng đồng
Trang 34Cộng đồng hiện vẫn còn duy trì rất vững chắc được các phong tục, tậpquán và đặc biệt là cấu trúc xã hội truyền thống của họ, gắn liền với đờisống sản xuất và sinh hoạt của cộng đồng, để tự tồn tại và phát triển Quanhệ hài hoà giữa cộng đồng và thiên nhiên được thể hiện qua sự tôn trọngnguồn tài nguyên rừng của người dân, thông qua các luật tục đã được xâydựng và thích nghi qua hàng ngàn năm.
Cấu trúc xã hội truyền thống của cộng đồng, hệ thống các luật tục vàquy định và đội ngũ già làng, trưởng bản và các nông dân nòng cốt đã biếtvận dụng rất mềm dẻo các chính sách của Nhà nước đã đảm bảo cho cộngđồng người dân tộc Hmông hay còn gọi là Lào Sủng ở Lóng Lăn vẫn duytrì được tính cộng đồng rất cao và giá trị về niềm tin của cộng đồng ngàycàng được củng cố và nguồn tài nguyên thiên nhiên được quản lý rất tốt vàsử dụng hợp lý.
Bằng các luật tục truyền thống và kinh nghiệm bản địa của mình trongquản lý, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, rừng và tài nguyên rừng củabản Lóng Lăn được xem là một trong những khu rừng tốt nhất, phong phúnhất tỉnh Luangprabang Bên cạnh những điểm mạnh và cơ hội, bản LóngLăn còn tồn tại những yếu điểm và những nguy cơ có thể xảy ra với họ Do phải sống trong điều kiện xa xôi cách trở, đã hình thành trong họđặc tính e ngại khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài Họ chưa mạnh dạn tìmhiểu và học hỏi lẫn nhau và với bên ngoài, đặc biệt là đối với phụ nữ Trongkhi đó cơ hội giúp đỡ họ có điều kiện tiếp xúc với bên ngoài lại quá ít ỏi.Điều kiện giao thông càng được cải thiện đã tạo cơ hội cho cơ chế thịtrường ngày mở rộng và vươn tới tận các vùng cao hẻo lánh như Lóng Lăn.Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, nó cũng gây ra nhiều nguy cơ chocộng đồng.
Trang 35Một loạt các nguy cơ như: những cấu trúc cộng đồng bị mất đi khinhững văn hoá mới trong thành phố được đưa vào …có thể nhìn thấy đượcvà chưa nhìn thấy đang tiềm ẩn trong nội tại của cộng đồng cũng như từ bênngoài đưa đến có thể xảy ra bất cứ lúc nào và ảnh hưởng xấu tới cộng đồng,nếu như bản thân cộng đồng không tự thích nghi, xây dựng và củng cố giátrị về niềm tin, đạo đức của chính họ Để cộng đồng Lóng Lăn có thể tựphát triển nhưng vẫn duy trì được giá trị bản sắc văn hoá và cầu trúc cộngđồng truyền thống của mình trong cơ chế thị trường hiện nay đang là tháchthức lơn
2 HIỆN TRẠNG VỀ NGUỒN TÀI NGUYÊN RỪNG
2.1 Hiện trạng nguồn tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê của Phòng Lâm nghiệp tỉnh Luangprabang , tổng
diện tích rừng tự nhiên của toàn tỉnh giảm từ 24% năm 1982 xuống chỉ còn12.8% năm 2002, (năm 2003 đến đây tỉnh chưa có số liệu), rừng củaLuangprabang đang ở tình trạng rất nguy hiểm so với các tỉnh khác toàn đấtnước Lào, Luangprabang là tỉnh còn ít rừng nhất Đây là một tỉnh thuộcmiền Bắc của đất nước Lào là vùng núi cao vì vậy làm nông nghiệp chủ yếulà nương rẫy.
2.2 Thách thức của nguồn tài nguyên rừng
Trong bản đồ đất nước Lào, Luangprabang là một tỉnh đầu nguồn sôngMêKông, Luangprabang nằm ở miền Bắc của Lào thuộc vùng núi cao, trungdu, người dân của tỉnh này sinh sống bằng làm nông nghiệp trên nương rẫy,không cố định và hơn nữa, tỉnh Luangprabang là tỉnh bị khai thác gỗ nhiều.Đây là những nguyên nhân rừng bị phá.
Thách thức ở đây là nếu tỉnh Luangprabang không nhanh chóng cóbiện pháp phù hợp để quản lý, sử dụng TNTN thiên nhiên có hiệu quả hơn
Trang 36thì e rằng không bao lâu nữa vùng đầu nguồn này sẽ bị can kiệt rồi mất đinguồn nước.
Hơn nữa trong năm 2000 tỉnh Luangprabang được UNESCO côngnhận là tỉnh Di sản văn hoá Luangprabang không chỉ có những văn hoá cổkính của Lào mà nó còn được tạo thành một vùng phong cảnh đẹp của cảnước Lào nó được tạo bởi những dòng thác suối tuyệt vời Hàng năm đã tạora thu nhập khổng lồ cho tỉnh từ ngành du lịch Nhưng hiện nay, rừng đangbị mất dần Nếu không được quản lý bảo vệ kịp thời thì di sản thiên nhiênnơi đây sẽ không còn gì.
Còn nói riêng Lóng Lăn, vùng đầu nguồn chính của tỉnh cũng đang gặpnguy cơ khai thác rừng mà người dân Lóng Lăn bằng luật tục truyền thốnghọ đã bảo vệ được như ngày hôm nay Từ lâu người dân bản Lóng lăn vôcùng bức xúc về tình trạng khai thác tài nguyên rừng bừa bãi của nhữngngười bên ngoài Bản Lóng Lăn đã nhiều lần gửi công văn lên chính quyềnhuyện để cầu mong hỗ trợ, giúp đỡ nhưng không thấy hồi âm Đây cũng làmột thách thức vì khi không được cấp chính quyền quan tâm thì người dântrong bản dần dần mất lòng tin với chính quyền với chính luật tục của mìnhkhi đó họ sẽ tự mình phá rừng.
Với truyền thống của người dân tộc Hmông, cuộc sống của họ gắn chặtvới rừng nếu không còn có rừng nữa người dân này sẽ chuyển xuống thànhphố Luangprabang để sống trong khi đó họ phải tiếp cận với điều kiện sốngmới Thách thức đặt ra cho các nhà lãnh đạo, và chính quyền các cấp là khimất rừng đi thì sẽ giải quyết vấn đề xã hội thế nào? Đây được cho là tháchthức lớn nhất
Trang 373 LUẬT TỤC TRUYỀN THỐNG CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG QUẢN LÝ TNTN TẠI BẢN LÓNG LĂN
3.1 Luật tục truyền thống trong quản lý TNTN tại bản Lóng Lăn
Người Hmông Lóng Lăn, từ lâu họ đã quản lý được khu rừng trong khuvực rộng lớn của mình bằng các luật tục và vai trò của già làng Họ đã nhìnthấy những thách thức trước mắt của nguồn TNTN, vì vậy họ đã đề nghị lêncấp chính quyền và dự án CHESH – Lào hỗ trợ GĐGR tại bản Đây có thểnói là một hình thức quản lý TNTN với một tầm nhìn rộng lớn của già làngvà người dân bản Lóng Lăn
Với phương pháp chủ đạo trong GĐGR và xây dựng quy chế cộng đồnglà tạo quyền cho cộng đồng Lóng Lăn để họ dựa vào các luật tục, kinhnghiệm truyền thông của cộng đồng và phát huy tối da sự tham gia tựnguyện của mỗi một người dân khi thực hiện GĐGR và xây dựng quy chếbảo vệ TNTN Với những có hội và điều kiện có được, bằng các luật tục,thiết chế triyền thống, bằng các kinh nghiệm và vai trò của già làng, trưởnghọ, cộng đồng Lóng Lăn đã chủ động thực hiện và giải quyết các vấn đề củahọ liện quan đến việc quản lý TNTN Đến lúc này phía cán bộ và dự án mớithấy được nguyên nhân tại sao TNTN bản Lóng Lăn lại giữ được như ngàyhôm này, trong khi đó các bản khác xung quanh bản Lóng Lăn rừng lại bịkhai thác cạn kiệt
Đó rừng được giữ vì luật tục cộng đồng được toàn dân tuân thủ, luật túctrong quản lý TNTN được thể hiện ở chỗ họ phần rõ ràng vùng nào là rừngcấm, vùng nào là rừng phòng hộ, rừng nghĩa địa, rừng chăn nuôi và rừng sửdụng…và họ cũng có các quy định riệng đối với từng loại rừng này Cácloại rừng này quy định biện pháp nghiêm cấm, biện pháp cho phép, biệnpháp đối với người vi phạm.
Trang 38Đây là những quy định của luật tục được đưa vào trong quy chế cộngđồng nó khác với luật chính thống ở chỗ luật tục truyền thống của cộngđồng thì nếu người vi phạm không có tiền phạt thì phải lao động phục vụcông ích của bản, Còn luật Nhà nước thì không nói đến phần này đối với viphạm trong rừng cấm.
Luật tục truyền thống trong quản lý TNTN tại bản Lóng Lăn được thểhiện trong quy chế cộng đồng của bản Lóng Lăn, và quy chế này được nêu ởphần phụ lục của chuyên đề này.
3.2 Thuật lợi và khó khăn của luật tục truyền thống trong quản lý TNTN
a Thuận lợi của luật tục truyền thống trong quản lý TNTN
Nguồn tài nguyên rừng đa dạng và phong phú, đất đai màu mỡ, tươi tốt,
người Hmông bản Lóng Lăn còn giữ được các luật tục truyền thống và giátrị bản sắc văn hoá của mình
Người Hmông Lóng Lăn đã sinh sống, gắn bó và thích nghi với đất vàrừng vùng Phu Sủng khoảng hơn một trăm năm trước đây Theo quan niệmcủa người Hmông, mỗi ngọn núi, một hòn đá, một cây to, hoặc một con suốiđều rất gần gũi với con người Chúng đều có linh hồn Quan niệm này là sựphản ánh mối quan hệ tương tác giữa tự nhiên và con người Mọi hoạt động
Biện pháp vi phạm đối với rừng cấm:
Được xác định là vùng núi Long Lúp, núi Phu Đăm, núi Long Huổi Nhay phía dưới đến phía Đông của núi Đông của núi Po Phay đến suối Măn Lưởng với diện tích 806.24 ha Trong khu rừng này mọi vị phạm gây tổn thất đều bị bản Lóng Lăn phạt tiền mỗi lân từ 300.000 đến 500.000 kíp ( 1 Kip = 1,5 VNĐ), nếu người vi pham không có tiền nộp phạt thì phải lao động phục vụ công ích của bản Lóng Lăn để bù lại số tiền phạt Đồng thời phải giáo dục họ…
Trang 39của con người là sự miêu tả cấu trúc, sự thay đổi và mong muốn của tựnhiên Hay nói cách khác, tự nhiện là nguồn cội – nơi nuôi dưỡng mọi hànhvi và sự sống của con người họ Chính vì vậy đây cũng là một thuận lợi khiluật tục của họ được đưa vào thành quy chế bảo TNTN.
Thông qua quá trình xây dựng quy chế tại bản Lóng Lăn đã làm chocộng đồng hiểu được giá trị luật tục của mình nhiều hơn, qua quá trình thamgia của mình trong việc xây dựng quy chế cộng đồng làm cho họ ngày càngcó trách nhiệm, có ý thức bảo vệ rừng nhiều hơn Chính họ là người hiểuhơn ai hết về luật tục và nguồn tài nguyên của mình cho nên khi đã xâydựng được quy chế mà là chính cộng đồng họ là người tự xây dựng thì chắcchắn họ sẽ hiểu và tuân thủ theo quy chế đã đưa ra, nhờ đó củng cố thêmcho tính bền vững và tác dụng của quy chế này.
b Khó khăn của luật tục truyền thống trong quản lý TNTN
Trong cộng đồng các dân tộc khác nhau họ có những luật tục riêng củamình và các luật tục này được áp dụng riêng cho cộng đồng dân tộc họ, vìvậy khi áp dụng các luật tục này ra ngoài cộng đồng khác hoặc ngoài dântộc khác thì gặp nhiều khó khăn ví dụ: người dân tộc Hmông họ thờ thânrừng, thần đá và cũng có thể thờ thân cây to, cả khu vực rừng thờ của họ, họkhông bao giời vào chặt phá mặc dù chỉ một cành cây trong khu rừng đócũng không được đem vào bản Còn các dân tộc khác ví dụ như dân tộc LàoLùm thì họ không thờ thần đá không thờ rừng mà họ chỉ thờ cây to và họ chỉgiữ xung quanh vùng cây mà họ thờ đó tiếng địa phương còn được gọi là
“Đông Hỏ” thần cây, có thể một bản chỉ có một đến hai cây thôi Với sự
khác biệt giữa các dân tộc như vậy cho nên gặp nhiều khó khăn khi áp dụngluật tục trong quản lý cả một khu rừng rộng lớn, nhất là bản Lóng Lăn.
Nguồn tài nguyên rừng có nguy cơ bị cạn kiệt do người bên ngoài vàokhai thác bừa bãi mà người Lóng Lăn không quản lý, bảo vệ được Những
Trang 40luật tục truyền thống chỉ có hiệu lực đối với người Hmông trong bản Nhữngvụ chặt phá rừng bừa bãi này người dân Lóng Lăn không thể xử lý theo luậtcộng đồng được còn xử lý theo luật nhà nước thì không đủ thẩm quyền.
III ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG QUI CHẾ CỘNG ĐỒNG QUẢN LÝ TNTN TẠI BẢN LÓNG LĂN
1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH GĐGR
Bản Lóng Lăn được tạo điều kiện cho người dân đi tham quan tại cáctỉnh miền bắc Việt nam vào tháng 3 năm 2001 Đây là chuyến tham quantạo cơ hội cho các già làng, các nông dân nòng cốt bản Lóng Lăn nhận dạng
ra được hậu quả của việc để mất rừng.
d) Sự ủng hộ, hỗ trợ và sự thống nhất
Nhận thấy, nhu cầu hợp lý của người dân và phù hợp với chính sách,
chủ trương của Nhà nước Lào, theo đề nghị của Sở nông lâm nghiệp tỉnhLuangprabang và trên cơ sở bức xúc của người, Chương trình CHESHLào giai đoạn 2003 -2005 có hỗ trợ hoạt động giao đất giao rừng tạiLóng Lăn, huyện Luangprabang, tỉnh luangprabang, Lào.
Đến tháng 10/2003, Ban khuyến nông, khuyến lâm Bộ Nông lâmnghiệp Lào, Ban phát triển nông thôn vùng trọng điểm Lào, Sở Nông lâmnghiệp tỉnh và dự án CHESH Lào thống nhất mô hình giao đất giao rừngdựa vào cộng đồng và phát huy sự tham gia của người dân.
2 CÁC BƯỚC THỰC HIỆN CỦA CHƯƠNG TRÌNH GĐGR CÓ SỰ THAM GIA TẠI BẢN LÓNG LĂN
a) Công tác chuẩn bị
Chuẩn bị các thủ tục pháp lý: Bước chuẩn bi là bước đầu tiên của
chương trình GĐGR, trước khi thực hiện GĐGR trước hết phải nhận