II. VÀI NÉT VỀ BẢN LÓNG LĂN VÀ LUẬT TỤC TRUYỀN THỐNG CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG QUẢN LÝ TNTN TẠI BẢN
a. Thuận lợi của luật tục truyền thống trong quản lý TNTN
Nguồn tài nguyên rừng đa dạng và phong phú, đất đai màu mỡ, tươi tốt, người Hmông bản Lóng Lăn còn giữ được các luật tục truyền thống và giá trị bản sắc văn hoá của mình
Người Hmông Lóng Lăn đã sinh sống, gắn bó và thích nghi với đất và rừng vùng Phu Sủng khoảng hơn một trăm năm trước đây. Theo quan niệm của người Hmông, mỗi ngọn núi, một hòn đá, một cây to, hoặc một con suối đều rất gần gũi với con người. Chúng đều có linh hồn. Quan niệm này là sự phản ánh mối quan hệ tương tác giữa tự nhiên và con người. Mọi hoạt động
Biện pháp vi phạm đối với rừng cấm:
Được xác định là vùng núi Long Lúp, núi Phu Đăm, núi Long Huổi Nhay phía dưới đến phía Đông của núi Đông của núi Po Phay đến suối Măn Lưởng với diện tích 806.24 ha. Trong khu rừng này mọi vị phạm gây tổn thất đều bị bản Lóng Lăn phạt tiền mỗi lân từ 300.000 đến 500.000 kíp ( 1 Kip = 1,5 VNĐ), nếu người vi pham không có tiền nộp phạt thì phải lao động phục vụ công ích của bản Lóng Lăn để bù lại số tiền phạt. Đồng thời phải giáo dục họ…
của con người là sự miêu tả cấu trúc, sự thay đổi và mong muốn của tự nhiên. Hay nói cách khác, tự nhiện là nguồn cội – nơi nuôi dưỡng mọi hành vi và sự sống của con người họ. Chính vì vậy đây cũng là một thuận lợi khi luật tục của họ được đưa vào thành quy chế bảo TNTN.
Thông qua quá trình xây dựng quy chế tại bản Lóng Lăn đã làm cho cộng đồng hiểu được giá trị luật tục của mình nhiều hơn, qua quá trình tham gia của mình trong việc xây dựng quy chế cộng đồng làm cho họ ngày càng có trách nhiệm, có ý thức bảo vệ rừng nhiều hơn. Chính họ là người hiểu hơn ai hết về luật tục và nguồn tài nguyên của mình cho nên khi đã xây dựng được quy chế mà là chính cộng đồng họ là người tự xây dựng thì chắc chắn họ sẽ hiểu và tuân thủ theo quy chế đã đưa ra, nhờ đó củng cố thêm cho tính bền vững và tác dụng của quy chế này.