GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢN LÓNG LĂN

Một phần của tài liệu Sự tham gia xây dựng quy chế cộng đồng về quản lý TNTN tại bản Lóng Lăn (Trang 33 - 35)

II. VÀI NÉT VỀ BẢN LÓNG LĂN VÀ LUẬT TỤC TRUYỀN THỐNG CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG QUẢN LÝ TNTN TẠI BẢN

1.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢN LÓNG LĂN

Bản Lóng Lăn ở độ cao 1200m so với mực nước biển, nằm ở phía đông bắc tỉnh Luangprabang, thuộc đầu nguồn sông Mê Kông, nơi đây có 100% là người dân tộc Hmông sinh sống. Lóng Lăn là nơi sinh sống của hơn 61 hộ gia đình người Hmông bao gổm 437 người trong đó phụ nữ chiếm 51%. Toàn bản có 7 dòng họ cùng sinh sống gồm như: Họ Zang, Lý, Tho, Mua, Song, Vàng và họ Lau. Lóng lăn có tổng diện tích tự nhiên của bản khoảng 8.439,24 ha.

Cuộc sống của cộng đồng chủ yếu dựa vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Họ đã hình thành ra 3 nhóm cùng sở thích trong các hoạt động sản xuất: Nhóm canh tác nương rẫy hay còn gọi nhóm chăn nuôi đại gia súc; nhóm trồng rau và nhóm bảo vệ rừng. Sản xuất nương rẫy chiếm một phần chủ yếu trong thu nhập của người dân ở đây. Chăn nuôi và trồng rau đóng góp một phần không nhỏ trong thu nhập của rất nhiều các hộ gia đình. Nhóm bảo vệ rừng nhằm quản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên rừng một cách hợp lý. Người dân luôn ý thức được tầm quan trọng của nguồn tài nguyên thiên nhiên xung quanh họ đối với tập quán sống và tập quán canh tác của cộng đồng.

Cộng đồng hiện vẫn còn duy trì rất vững chắc được các phong tục, tập quán và đặc biệt là cấu trúc xã hội truyền thống của họ, gắn liền với đời sống sản xuất và sinh hoạt của cộng đồng, để tự tồn tại và phát triển. Quan hệ hài hoà giữa cộng đồng và thiên nhiên được thể hiện qua sự tôn trọng nguồn tài nguyên rừng của người dân, thông qua các luật tục đã được xây dựng và thích nghi qua hàng ngàn năm.

Cấu trúc xã hội truyền thống của cộng đồng, hệ thống các luật tục và quy định và đội ngũ già làng, trưởng bản và các nông dân nòng cốt đã biết vận dụng rất mềm dẻo các chính sách của Nhà nước đã đảm bảo cho cộng đồng người dân tộc Hmông hay còn gọi là Lào Sủng ở Lóng Lăn vẫn duy trì được tính cộng đồng rất cao và giá trị về niềm tin của cộng đồng ngày càng được củng cố và nguồn tài nguyên thiên nhiên được quản lý rất tốt và sử dụng hợp lý.

Bằng các luật tục truyền thống và kinh nghiệm bản địa của mình trong quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, rừng và tài nguyên rừng của bản Lóng Lăn được xem là một trong những khu rừng tốt nhất, phong phú nhất tỉnh Luangprabang. Bên cạnh những điểm mạnh và cơ hội, bản Lóng Lăn còn tồn tại những yếu điểm và những nguy cơ có thể xảy ra với họ. Do phải sống trong điều kiện xa xôi cách trở, đã hình thành trong họ đặc tính e ngại khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Họ chưa mạnh dạn tìm hiểu và học hỏi lẫn nhau và với bên ngoài, đặc biệt là đối với phụ nữ. Trong khi đó cơ hội giúp đỡ họ có điều kiện tiếp xúc với bên ngoài lại quá ít ỏi. Điều kiện giao thông càng được cải thiện đã tạo cơ hội cho cơ chế thị trường ngày mở rộng và vươn tới tận các vùng cao hẻo lánh như Lóng Lăn. Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, nó cũng gây ra nhiều nguy cơ cho cộng đồng.

Một loạt các nguy cơ như: những cấu trúc cộng đồng bị mất đi khi những văn hoá mới trong thành phố được đưa vào …có thể nhìn thấy được và chưa nhìn thấy đang tiềm ẩn trong nội tại của cộng đồng cũng như từ bên ngoài đưa đến có thể xảy ra bất cứ lúc nào và ảnh hưởng xấu tới cộng đồng, nếu như bản thân cộng đồng không tự thích nghi, xây dựng và củng cố giá trị về niềm tin, đạo đức của chính họ. Để cộng đồng Lóng Lăn có thể tự phát triển nhưng vẫn duy trì được giá trị bản sắc văn hoá và cầu trúc cộng đồng truyền thống của mình trong cơ chế thị trường hiện nay đang là thách thức lơn.

Một phần của tài liệu Sự tham gia xây dựng quy chế cộng đồng về quản lý TNTN tại bản Lóng Lăn (Trang 33 - 35)