KHÁI QUÁT VỀ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG QUẢN LÝ TNTN TẠI LÀO.

Một phần của tài liệu Sự tham gia xây dựng quy chế cộng đồng về quản lý TNTN tại bản Lóng Lăn (Trang 30 - 33)

I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TNTN TẠI LÀO

2. KHÁI QUÁT VỀ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG QUẢN LÝ TNTN TẠI LÀO.

LÝ TNTN TẠI LÀO.

2.1 Thực trạng của nguồn tài nguyên rừng và đất của Lào từ khi có những chính sách bảo vệ TNTN. những chính sách bảo vệ TNTN.

Lào có diện tích tự nhiên khoảng 236.800 km2, trong đó diện tích rừng 16.846.000 ha, chiếm 71.6% diện tích cả nước năm 2002, bao gồm nhiều loại rừng và đất khác nhau. Theo thống kê diện tích rừng này ngày càng giảm trong vòng 10 năm từ năm 1992 đến 2002 độ che phụ của rừng giảm từ 47.2% năm 1992 xuống còn 41.5% năm 2002.

Tình hình sử dụng đất nông nghiệp và sử dụng tài nguyên rừng trong vòng 20 trở lại đây có xu hướng tăng lên. Trong 20 qua dân số tăng lên gần cấp đôi nhất là ở vùng nông thôn. Sự gia tăng của dân số cũng là một áp lực đối với tài nguyên rừng với sự mở rộng diệc tích sản xuất… và nhu cầu ngày tăng lên về sử dụng gỗ trong xây dựng nhà cửa.

Mặc dù vậy nhưng diện tích phá rừng làm nương rẫy trong cả nước có xu hường giảm so với năm 1992, vì có chính sách khuyến khích sản xuất cố định của Nhà nước vậy diện tích sản xuất cố định tăng lên so với

trước. Nhưng trong thực tế diện tích rừng vẫn giảm, độ che phụ của rừng giảm từ 47.2% năm 1992 xuống còn 41.5% năm 2002. Nguyên nhân diện tích rừng giảm như vậy chủ yếu là do khai thác rừng không kế hoạch, nhu cầu thị trường gỗ của các nước lân cận ngày càng tăng cũng là áp lực đối với nguồn tài nguyên rừng của Lào. Một nguyên nhân mà trong nghiên cứu này không thể không nói đến đó việc tuyên truyền, phổ biến quy chế luật pháp của Nhà nước đến với các ngành có liên quan và đến với cộng đồng chưa có hiệu quả chưa thực sự vào được dân, và việc thực hiện các quy chế luật pháp vẫn chưa được thực hiện một cách nghiêm túc.

2.2 Thực trạng về sự tham gia của người dân trong các hoạt động quản lý và bảo vệ nguồn TNTN. quản lý và bảo vệ nguồn TNTN.

Trong các hoạt động quản lý và bảo vệ nguồn TNTN tại Lào, Mặc dù trong văn bản pháp lý và các chính sách của Nhà nước có nêu ra về sự tham gia của cộng đồng. Nhưng trên thực tế sự tham gia của người dân chưa thực sự được phát huy và chưa có hiệu quả, vì sự tham gia đó chủ yếu chỉ là hình thức. Cán bộ phát triển chưa thực hiện đúng khái niệm của sự tham gia, sự có mặt của người dân trong các buổi họp cũng có thể gọi là sự tham gia, đó chưa đúng là sự tham gia.

Nhiều hoạt động phát triển tại Luangprabang nói riêng, sự tham gia được thực hiểu như là sự có mặt của cộng đồng dân cư, của người dân. Trong hoạt động GĐGR và xây dựng quy chế cộng đồng cũng vậy, chủ yếu cán bộ kỹ thuật, cán bộ chuyên môn là những người bắt tây vào đo và thực hiện các bước trong giao và nhận đất, người dân chỉ được xem và chờ nhận mảnh đất được giao, khi có vướng mắc trong quá trình giao và nhận đất thì càn bộ kỹ thuật sẽ là người tìm ra nguyên nhân rồi xử lý vướng mắc, còn người dân chỉ việc nghe và thực hiện theo, cho nên cộng đồng

nhiều khi không được thoả mãn với cách làm này, thẩm chí còn gây ra nhiều mẫu thuẫn trong nội bộ dân hơn.

Chương trình GĐGR và xây dựng quy chế có sự tham gia của người dân tại bản Lóng Lăn là một mô hình sử dụng phương pháp sự tham gia có hiệu quả và là lần đầu tiên xuất hiện tại tỉnh Luangprabang. Trong báo cáo ngày 10 tháng 3 năm 2006 của tổ kỹ thuật GĐGR tại bản Lóng Lăn đã nêu rõ về phương pháp GĐGR và xây dựng quy chế cộng đồng, sử dụng 2 phương pháp như: Có sự tham gia và người dân làm cốt lõi trong việc thực hiện. (1) Có sự tham là việc sự dụng kiến thức bản địa của người dân trong lập kế hoạch và phát triển vídụ, trước khi sẽ làm công việc gì là để cho người dân đề nghị trước sau đó cán bộ mới đóng góp ý kiến bổ sung và dân là người quyết định, (2) Việc người dân làm cốt lõi là việc khuyến khích để tạo có sự tham gia trong mọi hình thức, việc tự nguyện, tự do trong việc đưa ra ý kiến đóng góp khác.

Cán bộ kỹ thuật cho biết với hai phương pháp trên đã cải thiện các bước tổ chức thực hiện như: Trước khi bắt đầu làm các công việc phải làm cho tất cả những người có phần tham gia biết và hiểu, thống nhất và sau khi làm xong cung phái có đánh giá lại mới có thể tiếp tục làm việc khác, nếu có vướng mắc gì phải giải quyết xong trong mọi lần công việc

Cũng nhờ vậy mà cán bộ có được bài học trong việc sử dụng phương pháp kiểu có sự tham gia, phương pháp dựa vào người dân làm cốt lõi và hơn nữa biết được phương pháp giải quyết các vướng mắc trong qui hoạch sử dụng đất và GĐGR.

Cách làm việc với địa phương phải biết được phương pháp chung như sau: (1) Phối hợp, tôn trọng và đề cao lợi ích chung;(2) Làm việc cùng với chính quyền địa phương có thể sẽ có nhiều ý kiến khác nhau nếu không thoả thuận được phải được thống nhất đã mới trả lời cho lãnh đạo bản, (3)

mặc dù cán bộ chuyên môn sẽ thống nhất nhưng phải để cho địa phương họ có ý kiến thêm một cách cởi mở và đừng cố gắng để người có quyền thống trị không khí trao đổi.

cố gằng tạo ra chất lượng sự tham gia ngày càng nhiều lên. tạo niệm tự hào, bắt đầu từ các chương trình, công việc nhỏ, sử dụng kiến thức bản địa, đào tạo người lãnh đạo mạnh mẽ, đừng so sánh là nơi khác tốt hơn, đừng cố gắng chiều theo ý của người dân, cố gắng giữ mức độ tham gia.

II. VÀI NÉT VỀ BẢN LÓNG LĂN VÀ LUẬT TỤC TRUYỀN THỐNG CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG QUẢN LÝ TNTN TẠI BẢN

Một phần của tài liệu Sự tham gia xây dựng quy chế cộng đồng về quản lý TNTN tại bản Lóng Lăn (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w