III. ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG QUI CHẾ CỘNG ĐỒNG QUẢN LÝ TNTN TẠI BẢN LÓNG LĂN
c) Tạo cơ hội và điều kiện để cán bộ kỹ thuật và cán bộ dự án hiểu được năng lực, nhận thức của dân và hiểu được phương pháp
được năng lực, nhận thức của dân và hiểu được phương pháp thực hiện của dự án trong tiếp cận xây dựng quy chế cộng đồng, thông qua đó góp phần làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của cán bộ trong các hoạt động cộng đồng.
Từ kết quả của phương pháp tiếp cận trên, người dân bản Lóng Lăn và cán bộ kỹ thuật GĐGR tự tin thực hiện bước 3 của tiến trình xây dựng quy chế cộng đồng tại bản Lóng Lăn, đó là tổ chức cuộc họp giữa lãnh đạo, các già làng, kiểm lâm bản, ban chỉ đạo GĐGR bản Lóng Lăn với các thành viên tổ kỹ thuật.
Yêu cầu nội dung của cuộc họp này (ngày 11/11/2005) là bản Lóng Lăn cùng với tổ kỹ thuật GĐGR thảo luận và thống nhất được nội dung bản quy chế cộng đồng của Lóng Lăn về quản lý, sử dụng tài nguyên rừng và đất nông nghiệp lần 2, đồng thời thống nhất được kế hoạch chuẩn bị cho cuộc họp với đại diện 12 bản kề cận và lãnh đạo các cấp chính quyền sắp tới.
Việc xây dựng quy chế cộng đồng này của bản Lóng Lăn, không chỉ là thảo luận thống nhất trong nội bộ bản Lóng Lăn mà còn phải họp bàn với 12 bản xung quanh nữa. Tại sao lại như vậy? Tại vì bản Lóng Lăn có một diện tích tự nhiên rất lớn (hơn 8.000 ha), trong đó lại còn nhiều rừng tự nhiên nên một mình bản Lóng Lăn không thể quản lý nổi, mà cần có sự hộ trợ của các bản xung quanh. Do đó, cần phải bàn với 12 bản xung quanh để cùng nhau quản lý, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên của bản.