I. NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ VIỆC XÂY DỰNG QUY CHẾ CỘNG ĐỒNG TRONG BẢO VỆ TNTN TẠI BẢN LÓNG LĂN.
1. BÀI HỌC RÚT RA VỀ NHẬN THỨC
Từ những kinh nghiệm nghe được, nhìn thấy được và nhận thức được từ chuyến tham quan tại Việt Nam, người dân bản Lóng Lăn đề nghị giao đất, giao rừng, không phải để có đất sản xuất và chính là để bảo vệ, giữ gìn được những cánh rừng mà họ đã bỏ công sức gìn giữ hàng trăm năm nay.
Từ GĐGR, người dân Lóng Lăn được quyền quản lý đất rừng, từ đấy họ có các giải pháp hữu hiệu để bảo vệ, giữ gìn và phát triển nguồn tài nguyên rừng của mình.
Ông Xay Khư đề xuất: “Người dân Lóng Lăn kết hợp với các bản
khác và chính quyền các cấp đứng ra quản lý, bảo vệ rừng của Lóng Lăn. Người dân phát hiện ra kẻ phá rừng kịp thời báo lên huyện, chính quyền huyện phải xử lý ngay và thông báo cho bản ngay là xử lý thế nào” (Trích từ báo cáo của dự án CHESH về GĐGR tại Lóng Lăn)
Ông Pa Chông Zang nói: “Một mình bản Lóng Lăn không thể bảo vệ
rừng được, phải có huyện, có các bản xung quanh, tôi thấy khó lắm, nhưng phải tìm cách mà làm” (Trích trong cuốn Phương pháp tiếp cận xây dựng quy chế cộng đồng tại bản Lóng Lăn)
Ông Za Zi Zang đề xuất: “Ta cần ghi lại các quy định của ta từ lâu
nay, xin dấu của huyện rồi thông báo cho tất cả các bản xung quanh cùng biết để cùng thực hiện, chứ để một mình bản Lóng Lăn thì khó đấy”
Các giải pháp người dân đưa ra để bảo vệ nguồn tài nguyên rừng là có sự phối kết hợp giữa người dân bản Lóng Lăn, người dân các bản xung quanh Lóng Lăn và chính quyền các cấp các ngành thông qua những luật tục quy định của người Lóng Lăn. Đó chính là quy chế cộng đồng về quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên dựa trên các luật tục truyền thống và kiến thức bản địa của bản Lóng Lăn.
Tóm lại điều quan trọng nhất của kết quả chưa phải là tiến trình xây dựng quy chế cộng đồng được vận hành thông suốt, mà là nhận thức của cán bộ chuyên môn kỹ thuật về ý nghĩa cũng như phương pháp xây dựng quy chế cộng đồng trong quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Người dân bản Lóng Lăn đã cảnh tỉnh cho nhận thức của các cán bộ kỹ thuật rằng : quy chế cộng đồng về quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên không phải cứ lấy các điều luật trong quy định pháp luật của nhà nước để ghi chép mà phải chính từ các luật tục của cộng đồng, trong đó một số điều khoản được lồng ghép với các điều luật của nhà nước và được chính quyền chấp nhận.