1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá quản lý tài nguyên đất và rừng của người H’Mông tại huyện Tủa Chùa tỉnh Lai Châu, góp phần đưa ra giải pháp quản lý và sử dụng tài nguyên đất, rừng hợp lý có sự tham gia của ngư

128 3,4K 21
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 3,62 MB

Nội dung

Luận văn : Đánh giá quản lý tài nguyên đất và rừng của người H’Mông tại huyện Tủa Chùa tỉnh Lai Châu, góp phần đưa ra giải pháp quản lý và sử dụng tài nguyên đất, rừng hợp lý có sự tham gia c

Trang 1

Lời cám ơn

* **

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lê Thái Bạt tận tình hướng dẫn tôithực hiện luận văn, cũng như các thày cô đã truyền đạt cho tôi những kiếnthức trong khoá học này.

Tôi xin cảm ơn các thày, các cô và các anh chị em trong phòng Đào tạoViện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt nam, các đồng chí lãnh đạo ViệnĐiều tra Qui hoạch rừng, Phân viện Viện Điều tra Qui hoạch rừng Tây Bắc bộđã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài.

Tôi xin cảm ơn lãnh đạo, cán bộ và bà con nông dân huyện Tủa chùatỉnh Lai châu đã cộng tác, giúp đỡ tôi rất nhiệt tình trong quá trình điều tra thuthập số liệu, thông tin, mẫu vật tại địa phương.

Cuối cùng tôi xin cảm ơn Đồng giám đốc Dự án Phát triển Nông thônSơn La- Lai Châu, Cố vấn trưởng Dự án Lâm nghiệp xã Hội Sông Đà, cácbạn bè, đồng nghiệp và gia đình luôn giúp đỡ động viên tôi trong hai năm họcqua.

Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2003

K.S Phạm Văn Việt

Trang 2

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được aicông bố trong bất kỳ công trình nào khác.

K.S Phạm văn Việt

Trang 3

1.4.2.1 Nghiên cứu biện pháp tổng hợp sử dụng hiệu quả đất dốc

1.4.3 Nghiên cứu và áp dụng kiến thức bản địa ở Việt Nam 25

CHUƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trang 4

2.2 Nội dung nghiên cứu 27

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Tủa Chùa Tỉnh Lai Châu 343.1.1 Điều kiện tự nhiên và lịch sử vùng nghiên cứu 34

3.1.1.2 Lịch sử vùng nghiên cứu38

3.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội huyện Tủa Chùa 403.2 Hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng năm 2002 của

xã Trung Thu, xã Sính Phình huyện Tủa Chùa tỉnh Lai Châu 433.3 Nghiên cứu nguyên nhân suy thoái tài nguyên đất và rừng 473.3.1 Đánh giá canh tác nông nghiệp có sự tham gia 473.3.2 Nguyên nhân suy thoái tài nguyên đất và rừng 49

3.3.4 Đánh giá công tác quản lý rừng có sự tham gia 50

3.4 Ảnh hưởng khách quan đến sử dụng tài nguyên đất và rừng 533.5 Các hình thức quản lý và sử dụng tài nguyên đất và rừng

3.5.1 Người quản lý và sử dụng tài nguyên đất và rừng 55

3.6 Khả năng tiếp nhận các tiến bộ kỹ thuật từ bên ngoài

Trang 5

của cộng đồng người H'Mông 653.6.1 Các hoạt động thử nghiệm nông nghiệp tại Sính Phình và

Trung thu của Dự án Phát triển Lâm nghiệp Xã hội Sông Đà 653.6.2 Một số hoạt động lâm nghiệp tại Sính Phình và Trung Thu

của Dự án Phát triển Lâm nghiệp Xã hội Sông Đà từ 1996-1999 683.7 Các phương án quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất và

3.7.2 Các phương án quản lý tài nguyên đất và rừng bền vững 703.7.2.1 Các hoạt động công việc ưu tiên dựa vào kết quả đánh giá

3.7.2.2 Các hoạt động công việc ưu tiên dựa vào kết quả đánh giá

3.7.2.3 Lựa chọn các hình thức quản lý đất và rừng có triển vọng 72

Trang 6

CHỮ VIẾT TẮT

1.SP: xã Sính Phình, 2 TT: Xã Trung Thu, MB: Xã Mường Báng, 3 THKT: Tập huấn kỹ thuật.4 CP: Chính Phủ

13 UBND: Uỷ ban nhân dân14 QL&SD: Quản lý và sử dụng15: PRA: Công cụ đánh giá nôngthôn có sự tham gia của dân

16.HTX: Hợp tác xã

17 PTCS: Phổ thông cơ sở

20 BVTV: Bảo vệ thực vật21 THKT: tập huấn kỹ thuật22 KTNN: Kỹ thuật Nông nghiệp23 TH: Tập huấn

24 TN: Thử nghiệm25 BVR: Bảo vệ rừng

26 CT/TW: Chỉ thị/ Trung Ương27 SP: xã Sính Phình

28 MB: xã Mường Báng29 TT: xã Trung Thu30 MH: Mô hình31 NL: Nông lâm32: DT: diện tích33 HT: hỗ trợ

34 LNXH: lâm nghiệp xã hội35 SX: Sản xuất

36 TTNCLN Phù Ninh: Trung tâmnghiên cứu lâm nghiệp Phù Ninh37 CĐ: Cộng đồng

38 CHXHCN: Cộng hoà xã hội chủnghĩa

39 CHLB: Cộng hoà liên bang

Trang 7

18 QĐ-TCĐC: Quyết định - TổngCục Địa Chính

19 KT IPM: kỹ thuật phòng trừ sâuhại tổng hợp

40 GCNQSD Đ: Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất

41 TT-LT: Thông tư liên tịch

42 QĐ-TTg: quyết định-Thủ TướngChính Phủ

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của Đề tài:

Hiện nay ở Việt Nam đất chật người đông, bình quân diện tích đất tựnhiên và tính trên đầu người so với thế giới thấp đứng thứ: 58/200 (đất tựnhiên ), 158/200 đất nông nghiệp.

Sử dụng tài nguyên rừng và tài nguyên sinh vật chưa hợp lý đã dấn đếnđất đai và tài nguyên rừng bị thoái hóa nghiêm trọng, đặc biệt là ở các vùngsâu, vùng xa, vùng đồi núi nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu sổvới trình độ còn rất thấp.

Việc sử dụng hợp lý tài nguyên rừng và tài nguyên sinh vật nói chungcó ý nghĩa sống còn đối với mỗi quốc gia, mỗi địa phương

Đất đai và rừng là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quí giá, đất là tưliệu sản xuất đặc biệt, là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự sống, là địa bànxây dựng và phát triển dân sinh, kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng Bác Hồ

kính yêu của chúng ta đã từng nói "Rừng là vàng" Thật vậy nó là nơi cung cấp

gỗ, củi lâm đặc sản phục vụ đời sống hàng ngày của con người, là lá phổi bảovệ môi trường, là nơi giữ nước và điều hoà dòng chảy, bảo vệ lưu vực, hạnchế xói mòi rửa trôi đất do mưa.

Rừng nhiệt đới trên thế giới nói chung và rừng nhiệt đới ở Việt Namnói riêng trong thời gian qua đang bị suy giảm nghiêm trọng, dẫn tới sự thayđổi môi trường theo chiều hướng tiêu cực đã và đang ảnh hưởng xấu đến điềukiện sống của con người Do vậy việc tìm kiếm giải pháp để quản lý sử dụngrừng bền vững là một vấn đề bức xúc

Trang 9

Trên đường tìm kiếm các giải pháp sử dụng bền vững rừng, sử dụng đấtbền vững theo những tiến bộ khoa học và công nghệ tiên tiến là hết sức quantrọng Đồng thời kết hợp những kiến thức quản lý và sử dụng tài nguyên đấtvà rừng theo truyền thống cũng cần nghiên cứu và phát huy những thuầnphong mỹ tục của người dân địa phương là cách làm bền vững và mang lạihiệu quả cao cho nguời dân địa phương

Huyện Tủa Chùa là một trong các huyện nằm trong lưu vực sông Đànơi cung cấp nước phục vụ cho nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, và đập thuỷđiện Tạ Bú trong tương lai Ở đây dân tộc H’Mông là một trong các dân tộcthiểu số có số dân chiếm 73% dân trong huyện, cũng là một trong các dân tộcchính tại vùng Tây Bắc Là dân tộc sống chủ yếu bằng hệ canh tác nương rãytruyền thống từ nhiều năm nay và sẽ còn tồn tại trong tương lai Mối quan hệgiữa sử dụng đất nương rãy và rừng có liên quan mật thiết với nhau, ảnhhưởng lẫn nhau Phát triển rừng nhiều thì diện tích canh tác nương rãy luâncanh bị thu hẹp lại và ngược lại đất luân canh càng nhiều thì chứng tỏ rừngcàng bị phá nhiều Hài hoà 2 nguồn tài nguyên trên nhằm ổn định và khôngngừng phát triển rừng đồng thời ổn định đờì sống kinh tế của đồng bào dântộc là một câu hỏi lớn cho các nhà khoa học, các nhà quản lý

Đánh giá quản lý và sử dụng tài nguyên của họ nhằm phát huy nhữngtruyền thống tốt về quản lý tài nguyên và vận dụng hợp lý linh hoạt các tiếnbộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lương thực, quản lý và bảo vệ, sử dụngrừng nhằm nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc H’Mông đồng thời giữvững và phát triển nguồn tài nguyên quí giá

Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang chuyển sang kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghiã, sự phát triển kinh tế xã hội trên lãnh thổ vùngTây Bắc có những biến đổi rõ rệt Thông qua sự vận động của người dântrong vùng, sự hỗ trợ từ bên ngoài qua các chương trình phát triển nông thônMiền núi của Chính Phủ và các chương trình viện trợ không hoàn lại từ nhiều

Trang 10

nước trên thế giới đã tạo cơ hội cho các ngành giao thông phát triển, tạo điềukiện thuận lợi cho dân H'Mông tiếp xúc với nền văn minh, dẫn tới nhu cầu vậtchất và văn hoá ngày càng lớn Nếu không đánh giá đúng hiện trạng quản lýtài nguyên đất và rừng của họ dân sẽ dẫn tới sự đầu tư kém hiệu quả, nảy sinhmâu thuẫn, nhân dân mất lòng tin vào Đảng và Nhà Nước, làm cản trở sự pháttriển của vùng.

Do đó chúng tôi đã “ Đánh giá quản lý tài nguyên đất và rừng của

người H’Mông tại huyện Tủa Chùa tỉnh Lai Châu, góp phần đưa ra giảipháp quản lý và sử dụng tài nguyên đất, rừng hợp lý có sự tham gia củangười dân của cộng đồng người H’Mông tại 2 xã Trung Thu và xã SínhPhình huyện Tủa Chùa tỉnh Lai Châu”.

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

Mối quan hệ giữa quản lý, đất và rừng luôn ở trạng thái động, đan xennhau, có tác động qua lại mật thiết, vừa bị chi phối, vừa bị khống chế bởi cácqui luật tự nhiên, qui luật kinh tế Con người có thể căn cứ vào mục đích kinhtế và mục đích phòng hộ để lựa chọn phương thức quản lý sử dụng nguồn tàinguyên đất và rừng theo nhiều cách khác nhau, nhưng đồng thời cũng bị điềukiện tự nhiên và qui luật tự nhiên khống chế Do đó trong thực tiễn quản lý vàsử dụng tài nguyên đất và rừng cần chú ý đến yếu tố con người và xã hội, tuânthủ các qui luật khách quan, bao gồm cả qui luật kinh tế, qui luật tự nhiên đểquản lý và sử dụng một cách hợp lý nhất.

Trang 11

Quản lý và sử dụng đất và rừng hợp lý là tập hợp nhiều hệ thống quảnlý sản xuất nương rãy và rừng để điều hoà mối quan hệ giữa yêu cầu đáp ứnglương thực đáp ứng yêu cầu cung cấp gỗ, củi, lâm đặc sản cho cuộc sống sinhhoạt hàng ngày của người dân địa phương, nhằm đạt tới hiệu quả kính tế, xãhội, sinh thái cao nhất.

Xã Sính Phình, xã Trung Thu huyện Tủa Chùa đất chật, người đông,các ngành kinh tế khác chưa phát triển, điều kiện canh tác nương rẫy trên địahình cao, dốc, sự luân canh nương rãy ngày càng thu hẹp Việc quản lý, sửdụng đất nương rãy, rừng không hợp lý sẽ dẫn tới lãng phí trong việc sử dụngđất, nguồn tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt, gây ảnh hưởng lớn đến sự pháttriển kinh tế - xã hội nói chung của huyện Tủa Chùa.

Vì vậy, nghiên cứu đánh giá quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất,rừng nhằm phát huy thuần phong mỹ tục của Người H’Mông đồng thời ápdụng các phương án quản lý tài nguyên hợp lý có một ý nghĩa khoa học, đồngthời là mô hình cho các xã nguời H’Mông lân cận học tập là việc làm cấpbách hiện nay Đồng thời làm tài liệu tham khảo cho các Dự án tài Tủa Chùađầu tư đúng theo yêu cầu nguyện vọng của dân.

4

Phạm vi nghiên cứu: Xã Trung Thu, xã Sính Phình huyện Tủa Chùatỉnh Lai Châu.

Trang 12

Theo ( Dr Nguyễn Hồng Quân - Mr Tô Đình Mai ) [01], Từ ngữ

"cộng đồng" theo thực tế xã hội nước ta có thể được định nghĩa chung nhất là:"Cộng đồng bao gồm toàn thể những người sống thành một xã hội có những

điểm giống nhau và có các mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau" Như vậy

tính chất giống nhau về một đặc điểm hoặc một điểm nào đó là yếu tố hìnhthành nên những quan hệ cộng đồng trong xã hội

Có nhiều loại cộng đồng khác nhau: cộng đồng sắc tộc, cộng đồng làng(thôn, bản), xã, cộng đồng tôn giáo Sự gắn bó của một cộng đồng thườngthể hiện qua các lệ tục, các qui ước thành văn bản hoặc không thành văn bảnnhiều hơn là thể hiện bằng một hình thức tổ chức của một pháp nhân kinh tế

Do đó, để quản lý tài nguyên rừng một cách hiệu quả và bền vững,không thể bỏ qua việc phát huy vai trò của cộng đồng người dân sống gầnrừng trong việc bảo vệ và phát triển rừng

b Hình thức tổ chức cộng đồng

Theo báo cáo đánh giá sơ bộ về hiện trạng quản lý rừng cộng đồng ởViệt Nam - Hà công Tuấn - Cục Kiểm lâm thì hình thức tổ chức của cộngđồng cũng rất đa dạng, với qui mô khác nhau, có thể được phân thành 2 nhóm chủyếu sau:

Cộng đồng hình thành theo tổ chức dòng tộc (dòng họ), nhóm dân tộc

Trang 13

Hình thức tổ chức cộng đồng này, các hoạt động sinh hoạt, tổ chức sảnxuất kinh doanh cũng như tổ chức quản lý bảo vệ rừng gắn bó chặt chẽ vớinhững tập quán truyền thống và hệ tư tưởng của cộng đồng, vai trò của ngườitrưởng tộc hoặc già làng là rất quan trọng Hầu hết các công việc quản lý rừngcủa họ đều có sự phân công, các thành viên thực hiện tự giác và nghiêm túc.

Cộng đồng được tổ chức theo làng (bản, thôn, xóm, buôn, ấp)

Đây là hình thức tổ chức cộng đồng chủ yếu hiện nay Hình thức tổchức này dựa trên cơ sở địa lý và khu vực người dân sinh sống, thường thìmỗi thôn có một dòng họ thuộc một dân tộc chủ yếu Ngoài ra, còn có nhữngngười thuộc dòng họ khác hoặc dân tộc khác cùng sinh sống

Phương thức quản lý của cộng đồng thông qua sự thống nhất của hộinghị toàn thể các thành viên, dưới sự chủ trì của trưởng thôn Trưởng thônđiều hành các công việc chung của cộng đồng.

1.2 Tính bền vững:

Trong những năm gần đây tính bền vững đã trở thành một mối quantâm lớn trong phát triển Nông Lâm nghiệp Vấn đề tính bền vững đòi hỏi mộtđịnh nghĩa khác về một hệ thống nông nghiệp thành công chỉ dựa trên việchạch toán là thu hoạch được bao nhiêu thùng đấu

Nó đòi hỏi một hướng nhìn về tương lai Năng xuất cây trồng có thểtiếp tục kéo dài được bao lâu và với bao nhiêu đầu tư? Ảnh hưởng tương laitới môi trường của các kỹ thuật nông nghiệp ngày nay sẽ là những gì ?Những đề nghị cải tiến của chúng ta sẽ làm lợi cho tầng lớp nào và gây thiệthại cho những ai ?

Việc phát triển hệ thống nông nghiệp sinh thái tự túc, đa dạng, có tínhchất kinh tế bền vững và qui mô nhỏ thích ứng cho môi trường địa phương,vừa tầm với các nguồn lực của nông dân sẽ không dễ.

Phát triển bền vững

Trang 14

Các quan điểm

Phát triển bền vững là sự phát triển đem lại lợi ích lâu dài về mặt kinhtế, xã hội và môi trường mà nó quan tâm đến nhu cầu của thế hệ tương lai Uỷban môi trường và phát triển thế giới đã định nghĩ là:' Sự phát triển nhằm thoảmãn những nhu cầu mà thế hệ hiện tại không làm tổn thương đến khả năngthoả mãn nhu cầu của các thế hệ mai sau

Như vậy việc làm thoả mãn những nhu cầu và ước vọng của con ngườilà mục tiêu chính của sự phát triển Sự phát triển bền vững quan tâm đến tàinguyên thiên nhiên, chú ý đến chọn lựa và bảo vệ kế hoạch hành động thoảmãn nhu cầu cho mọi đối tượng Nó cho phép sử dụng tốt nhất nguồn tàinguyên có thể bị suy thoái, và chú ý đến việc dùng thay thế bằng một tàinguyên khác đúng lúc Sự phát triển bền vững kêu gọi hơn nữa việc bảo vệ hệthống nhiên nhiên và nguồn tài nguyên cơ sở mà mọi sự phát triển đều phảidựa vào nó.

Quan điểm phát triển bền vững là sự phát triển trước mắt và lâu dàikhông mâu thuẫn, phát triển trước mắt phải tạo cơ sở cho phát triển lâu dài.Phát triển là sự biến đổi theo thời gian, theo nhịp điệu và theo luỹ tiến, cácquá trình của các giai đoạn phát triển đều được biểu thị bởi véc tơ định hướngbền vững, hài hoà giữa mục tiêu sinh thái và mục tiêu kinh tế, véc tơ địnhhướng đó được đo bằng véc tơ tổng hợp GDP, các tiêu chuẩn chất lượng cuộcsống và tiêu chuẩn môi trường

Tuy nhiên mọi sự phát triển đều có tính mâu thuẫn, nó diễn ra đấu tranhgiữa các xu thế đối lập Trong sinh thái học, đó là mâu thuẫn giữa sinh vậtthích nghi với môi trường, giữa phát triển với bảo vệ môi trường.

Phát triển bền vững là mục tiêu, là phương châm cho các hoạt động pháttriển xã hội của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.

Trang 15

Phát triển bền vững là quan hệ tổng hợp giữa kinh tế, xã hội và môitrường trong đó tài nguyên thiên nhiên là cơ sở cho sự phát triển kinh tế Tăngtrưởng kinh tế phụ thuộc vào công nghệ sản xuất, vào tổ chức, vào thể chếquản lý và nguồn lực trong xã hội Tăng trưởng kinh tế chưa phải là phát triểnkinh tế, còn phát triển kinh tế là tăng trưởng của hệ thống kinh tế theo qui môvà trạng thái cân đối giữa thành phần kinh tế của hệ thống kinh tế

1.3 Tình hình nghiên cứu nước ngoài

1.3.1 Du canh truyền thống và du canh cải tiến.

Du canh là phương thức canh tác rất phổ biến ở các nước nghiệt đới ẩmvà gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng trong sử dụng đất Du canh là một kiểucanh tác đất rừng hoặc cây bụi được phát quang để trồng trọt vài năm với câyhàng năm hoặc cây bán lưu niên, sau đó bỏ hoá trong một thời gian dài (DaleV.H.1993)[67].

Coinlin (1957)[65] thì định nghĩa” du canh được coi là những hệ thốngnông nghiệp, trong đó đất được phát quang để canh tác trong thời gian ngắnhơn là thời gian bỏ hoá”.

Kyuma.K (1993)[81] coi du canh như là một hệ thống luân canh gồm”canh tác cây trồng + rừng bỏ hoá” Rừng thứ cấp hay cây bụi được chặt vàođầu mùa khô và đốt vào cuối mùa khô để đảm bảo giải phóng được tối đanguyên tố dinh dưỡng trong tro Thời kỳ bỏ hoá nhằm giúp tái tạo lại độ phìđất

Dù tên gọi khác nhau nhưng du canh có những đặc điểm chung là: canhtác dựa vào độ phì nhiêu tự nhiên, do đó sau khi kết thúc thời kỳ canh canhtác cần có một thời kỳ bỏ hóa để phục hồi độ phì đất tự nhiên.

Thời kỳ bỏ hoá đất trống đóng vai trò rất quan trọng trong chu trình ducanh Theo Sanchez (1976)[92] thì những canh tác gây giảm năng xuất như sựsuy thoái độ phì đất, nạn cỏ dại, sâu bệnh xuất hiện sẽ được khắc phục trong

Trang 16

thời gian bỏ hoá Chừng nào mà mật độ dân số chưa cao, thời gian bỏ hoá cònđủ dài để phục hồi năng xuất thì phương thức canh tác này còn thích ứng vìcòn đáp ứng với nhu cầu lương thực và các nhu cầu tự cấp khác của cư dânbản địa.

Lorri Ann Thripp và Cs (1997)[83] tổng kết các kết quả nghiên cứu vàquan điểm về nông nghiệp du canh truyền thống cho rằng: du canh truyềnthống theo kiểu quay vòng là một trong những hình thái sử dụng, quản lý tàinguyên rừng và đất một cách khôn ngoan của người dân bản địa Thực chấtđây là hình thức sử dụng đất tương đối hợp lý bằng cách quản lý chu trìnhdinh dưỡng đất ( độ phì) vùng nhiệt đới thông qua quản lý thảm thực vật.

Theo Kynma K và Pairitra C (1983)[80] thì với thời kỳ bỏ hoá còn đủ dàiđể đảm bảo cho du canh truyền thống đạt được những hiệu quả sau đây:

- Chất dinh dưỡng như ( P,K) từ tro đốt rãy và từ phân giải chất hữu cơđất (như N) đủ cung cấp cho cây trồng không cần đến phân bón.

- Hạn chế xói mòn, giúp cây bụi dễ mọc trở lại nhờ thời kỳ canh tácngắn so với thời kỳ bỏ hoá.

Thông thường người ta phân biệt 3 kiểu nông nghiệp du canh:- Nông nghiệp du canh quay vòng.

- Nông nghiệp du canh cải tiến.- Nông nghiệp du canh hỗ trợ.

Theo Chorlay và Kennedy (1971)[63] thì du canh là phương thức canhtác tự cấp tốt nhất mà sự đầu tư duy nhất chỉ là lao động Nó giữ được gầnnhư bền vững khi mật độ dân số còn thấp, nhưng không phù hợp với mật độdân số tăng nhanh.

Du canh là phương thức cổ truyền của nhân dân ở nhiều vùng rừng núithuộc Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Đó là các hệ thống sử dụng đất rất đa

Trang 17

dạng và phức tạp được phổ biến rộng rãi từ 10.000 năm trước công nguyên ởnhiều vùng sinh thái khác nhau từ vùng rừng núi đến vùng đồng bằng, từ rừngnhiệt đới đến đồng cỏ Savan.

Hệ thống nông nghiệp theo kiểu du canh và du mục ở vùng Tiểu Á cótừ cách đây 7000 năm, ở lục địa Trung Hoa và Trung Mỹ từ 3000 năm đến4000 năm, sau đó lan tràn ra vùng núi Địa Trung Hải, lục địa Châu Âu, ChâuÁ (Dufunier, 1992)[12], (Phạm Chí Thành, Trần văn Diễn và CS , 1993)[46].

Theo Ota keizaburo, tanaka Ichir và CS (1981)[33], Nhật Bản, đến triềuđại Nawabun trước công nguyên khoảng 200 năm mới có nền móng nôngnghiệp ruộng nước, truớc đó đã có nông nghiệp nương rãy theo kiểu sử dụngđất: phát đốt, chọc lỗ bỏ hạt.

Về tính phổ biến thì cho đến ngày nay du canh còn khá phổ biến ở miềnnúi các nước nhiệt đới, các nước đang phát triển mặc dù về lịch sử đó làphương thức canh tác cổ xưa.

Ở Đông Bắc Ấn Độ thời gian bỏ hoá trước kia dài 40 năm, nay rútxuống chỉ còn 5 năm thấp hơn nhiều so với yêu cầu ( 10 năm) để đất có khảnăng phục hồi bằng con đường tái sinh tự nhiên (Goswami, 1985)[76] vàRama Krisma, 1992) [90].

Nghiên cứu ở Zambia, Cludumayo (1987)[64] cho thấy rằng: người dându canh ở đây đã rút ngắn thời gian bỏ hoá từ 25 năm trước kia còn 12 năm.

Do rút ngắn thời kỳ bỏ hoá nên phải đối mặt với thách thức mới; độ phìcủa đất chưa được phục hồi, đất bị xói mòn nên bị chua, xuất hiện nhiều độctố trong đất, các chất dinh dưỡng bị suy giảm nhiều và cỏ dại phát triển.

Kiểu du canh rút ngắn thời kỳ bỏ hoá và sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ

kèm theo để duy trì canh tác được gọi chung là:”du canh cải tiến hay "du canh

chuyển tiếp".

Trang 18

Điều khác biệt giữa du canh truyền thống và du canh cải tiến là khôngchỉ ở chỗ rút ngắn thời gian bỏ hoá mà còn ở cách bỏ hoá: cách bỏ hoá tựnhiên thay thế bằng cách bỏ hoá có quản lý

Bỏ hoá quản lý được gọi là bỏ hoá tích cực là cách bỏ hoá làm sao súctiến nhanh sự phục hồi chất dinh dưỡng trong đất

Ví dụ trồng các cây họ đậu làm phân xanh và phủ đất trong thời kỳ bỏ hoá.

1.3.2 Định canh và những phương thức định canh.

Chuyển từ du canh truyền thống sang du canh cải tiến sang định canhvới nhiều loại hình sử dụng đất khác nhau ở miền núi chẳng những phải đốimặt với nhiều thách thức với điều kiện tự nhiên mà còn phải lựa chọn giảipháp phù hợp hệ kinh tế - xã hội của từng vùng.

Dale (1993)[67] trình bày quá trình này như là quá trình tăng tiến đầutư lao động dẫn đến tăng hệ số canh tác và được diễn giải theo sơ đồ sau:

Hệ số canh tác

100 %

Đầu tư lao động/diện tích

Đồ thị I.1 Tiến triển các loại hình sử dụng đất theo sự gia tăng dần đầutư lao động/diện tích.

Santoso và Sukristiyonubowo (1996)[95] cho rằng: hai yêu cầu cơ bảnđể canh tác bền vững trên đất dốc là quản lý độ phì và kiểm soát xói mòn Vềkiểm soát độ phì đã nhấn mạnh vai trò cây họ đậu và bón liều cao quặng phốt

Vườn nhàCây lưu niên

Trang 19

phát nghiền Hệ thống cây trồng và hệ thống canh tác có ý nghĩa rất lớn đốivới các yêu cầu trên

Hệ thống cây trồng được bố trí sao cho độ che phủ mặt đất để đảm bảohạn chế xói mòn mặt đất trong mùa mưa đồng thời vẫn đạt năng xuất khá đảmbảo được an toàn lương thực Hệ thống cây trồng tổ hợp giữa Ngô và Đậu,Ngô - Lạc là rất hứa hẹn vừa cho năng xuất cao, thu nhập khá và lại có phụphẩm bón cho đất hoặc chăn nuôi.

Nghiên cứu hệ thống canh tác ở Sumatra (Inđônêxia) cho thấy hệ thốngcanh tác kết hợp giữa cây lương thực, cây lưu niên và chăn nuôi đại gia súccho lợi nhuận cao nhất, chăn nuôi có thể đóng góp đến 24% tổng thu nhập.

Chọn các cây trồng và giống cây chống chịu chua (Von Uex kiill,1986)[103] cũng là một giải pháp sinh học Dứa, sắn, một số cây lúa nương,một số giống Mía là những cây chịu chua, Ngô, Đậu Tương là cây nhạy cảmvới độ chua đất.

Để lựa chọn loại hình sử dụng đất thích hợp theo hướng định canh thì

cần dựa vào hệ thống "phân loại khả năng đất" "land capability classification"

nghĩa là tuỳ theo độ dốc, tầng dày đất và các tính chất khác của đất mà lựa chọn cây trồng thích hợp

Nghiên cứu sử dụng đất ở Jamaica, Sheng (1989)[97] đã giới thiệu một hệ thống phân loại khả năng đất gồm 24 nhóm, căn cứ vào độ dốc (6 cấp độ dốc: <7, 7-15, 15-20, 20-25, 25- 30, >30) và tầng dày đất ( 4 cấp)

Căn cứ vào đó tác giả sắp xếp thành 7 nhóm loại hình sử dụng đất:- Đất canh tác C: 4 loại C1, C2, C3, C4, đất tốt nhất dành cho C1.

- Đất đồng cỏ.

- Đất cây lưu niên (FT).- Đất lâm nghiệp (F).

Trang 20

Theo Santoso và Sukristiyonubowo (1996)[95] ở Sumatra (Inđônêxia)cơ cấu cây trồng được bố trí như sau:

Cây lưu niên kết hợp cây hàng năm

Tính chất đất Ban đầu chưa phát quang Sau 8 năm canh tác(độ sâu 0-15 cm)

Bón phân hữu cơ và tận dụng phụ phẩm cây trồng sau thu hoạch vùivào đất là một biện pháp duy trì và cải thiện chất hữu cơ trong đất Ngay cảkhi dùng phân hoá học khi đảm bảo cân đối giữa phân hữu cơ và khoáng làmột yêu cầu cấp thiết để canh tác lâu bền.

Trang 21

Những biện pháp nêu trên nhằm góp phần vào việc định canh trên đấtdốc được bền vững Tuy nhiên đối với cây hàng năm việc liên tục canh tác làmột thách thức lớn đối với đất dốc Xu hướng định canh là trồng cây lưu niênhoặc cây hàng hoá lưu niên hoặc theo xu hướng nông lâm kết hợp.

1.3.3 Nghiên cứu kiến thức bản địa ở vùng cao.

Kiến thức bản địa (Indigenouse knowledge) còn gọi tắt là kiến thức địaphương (local knowledge) các nhà khoa học đã coi thuật ngữ trên là đồngnghĩa và khái niệm như sau:

Kiến thức bản địa là hệ thống kiến thức của các dân tộc bản địa, hoặccủa một cộng đồng tại một khu vực cụ thể nào đó nó tồn tại và phát triểntrong những hoàn cảnh nhất định với sự đóng góp của mọi thành viên trongcộng đồng (người già, trẻ, đàn ông, phụ nữ) tại một vùng địa lý xác định (Gr.Louise G) [1996].

Khái niệm về kiến thức bản địa bao hàm rất nhiều lĩnh vực liên quanđến đời sống sản xuất nông, lâm nghiệp, quản lý tài nguyên và quản lý cộngđồng.

Thí dụ: Kiến thức về trồng trọt: Các giống cây trồng bản địa, kinh

nghiệm xác định đất nào cây ấy, lịch thời vụ và dự đoán thời tiết, các kinhnghiệm về tưới tiêu, sử dụng phân bón, cách thu hoạch và cất trữ lương thực,các kinh nghiệm sản xuất trên đất dốc, luân canh nương dãy.

Kiến thức quản lý về rừng cộng đồng: khai thác chế biến lâm sản, quản

lý rừng để phục vụ nguồn nước sinh hoạt, nước tưới tiêu đồng ruộng.Kinh nghiệm về săn bắt thú rừng

Kiến thức về chăn nuôi: kinh nghiệm chọn giống gia súc, quản lý đất

đai, bãi chăn thả theo mùa, các cây làm thức ăn cho gia súc Cây lấy thuốc giasúc truyền thống.

Trang 22

Kiến thức về tổ chức cộng đồng và kinh nghiệm truyền thụ kinhnghiệm cho con cháu thông qua các hoạt động văn hoá tín ngưỡng, tập tụcdân cư.

Câu hỏi cần đạt ra là tại sao cần quan tâm đến kiến thức bản địa ?

Trong khoa học kỹ thuật hiện đại, bằng chứng ở các nước đang pháttriển ở Châu Á và Châu Phi trong vài thập kỷ qua cho thấy rằng: công nghệmới và cách mạng xanh tại nhiều khu vực đã dẫn tới sự suy thoái môi trườngvà kinh tế, cách tiếp cận khoa học và công nghệ của phương tây, không đủ đểđáp ứng những quan niệm phức tạp và đa dạng của nông dân cũng như nhữngthách thức về xã hội, kinh tế, chính trị và môi trường mà ngày nay chúng tađang phải đương đầu (Gr Louise G )[1996].

Việc kế hoạch hoá ở tầm vĩ mô cho quốc gia thường bị thất bại trongquá trình thực thi và quản lý ở cấp địa phương Sự phát triển theo các kếhoạch áp đặt không có người dân tham gia đã tạo ra những áp lực chưa từngthấy đối với tài nguyên đất, nước, rừng và các tài nguyên khác trên hành tinhchúng ta Tình trạng đó sẽ làm tăng nạn đói và suy thoái môi trường (WCED)[ 1987].

Các giải pháp kỹ thuật được xây dựng từ nước ngoài, đặc biệt ở cácnước phát triển không có khả năng khả thi về mặt kinh tế và khó chấp nhận vềvăn hoá, do đó có thể bị dân địa phương từ chối

Ngược lại rất nhiều kỹ thuật truyền thống đã đưa lại hiệu quả cao, đượcthử thách qua hàng thế kỷ, có sẵn ở địa phương, rẻ tiền và phù hợp về vănhoá, xã hội.

1.4 Tình hình nghiên cứu trong nước:

1.4.1 Tiềm năng và đặc điểm đất dốc Việt Nam.

Trang 23

Theo Nguyễn tử Siêm, Thái Phiên (1999)[43] đất đồi núi Việt Namchiếm 3:4 diện tích toàn quốc Trong số 12,087 triệu ha đất chưa sử dụng thìđất đồi chiếm 8,548 triệu ha (70,72% đất chưa sử dụng của cả nước).

Theo Bùi Quang Toản (1991) [52], đất dốc đang sử dụng cho nôngnghiệp Việt nam là 1,55 triệu ha, cho lâm nghiệp là 9,6 triệu ha Tối đa nướcta có thể mở rộng thêm cho đất sản xuất nông nghiệp là 4,15 triệu ha, đưatổng diện tích đất nông nghiệp lên 11 triệu ha.

Còn theo số liệu của Tổng cục Địa Chính (1995)[55], năm 1994 quĩ đấtchưa sử dụng của cả nước còn tới 13,98 triệu ha trong đó đất đồi núi là 10,05triệu ha Số liệu thống kê năm 2000 [56] cả nước có tổng diện tích là32,924100 ha trong đó đất nông nghiệp chiếm 9,345,400 ha; đất lâm nghiệpcó rừng 11,575,400 ha đất chuyên dùng: 1,532,800 ha, đất ở 443,200 ha nhưvậy đất chưa sử dụng : 10,027,300 ha.

Riêng tỉnh Lai châu có tổng diện tích tự nhiên: 1.691.923,00 ha, trongđó đất nông nghiệp: 91.873,66 ha, đất có rừng: 459.926,88 ha, đất chuyêndùng: 6.731,31ha, đất ở: 3.049,10 ha, đất chưa sử dụng: 1.130.342,05 ha

Theo Tôn gia Huyên (1992)[16], ở Việt Nam chỉ số bình quân đất đaitheo đầu người: m2/người rất thấp và có su hướng giảm dần, đặc biệt là đấtnông nghiệp Năm 1999 có 1080 m2/ người giảm 232 m2/người so với năm1980

Dự báo của tổng cục Địa Chính (1995)[55] đến năm 2020 dân số nướcta sẽ có 126 triệu người khi đó bình quân đất nông nghiệp theo đầu người chỉcòn 793 m2/người.

Theo Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên (1999)[43] ở miền núi và caonguyên nước ta có 10 nhóm đất chính:

- Nhóm đất mùn alit và mùn thô than bùn núi cao phân bố ở độ cao trên2000 m.

Trang 24

- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi (16,14%) diên tích tự nhiên phân bốở độ cao từ 900-2000m, gồm 5 đơn vị đất:

+ Đất mùn đỏ nâu trên đá vôi (Hv): đất ít dốc, dày, tơi xốp, cấu tượngtốt, tầng mùn khá dày, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng Đất thíchhợp nhiều loại cây trồng.

+ Đất mùn nâu đỏ trên đá Macma Bazơ và trung tính (Hk): tầng mặt cólớp mùn dày 20 -30 cm, màu đen, tầng đất sâu từ 1,0 -1,5 m Hàm lượng hữucơ cao ở tầng mặt 8-10%, đất chua, lân tổng số trung bình nhưng lân dễ tiêunghèo, thành phần cơ giới nặng đến sét

+ Đất mùn vàng đỏ trên đá sét và biến chất (Hs) chất hữu cơ tầng mặtkhoảng 5-6%, PHkcl : 4,1 4,2 Đạm và lâm tổng số khá đến giàu Lân dễ tiêunghèo, kali tổng số và dễ tiêu từ nghèo đến khá, thành phần cơ giới trung bìnhđến nặng, cấu tượng bền, độ phì tự nhiên khá.

+ Đất vàng đỏ trên đá Macma Axit (Ha), đất có quá trình phong hoáyếu, bào mòn và rửa trôi mạnh, tầng đất mỏng, đá lộ đầu nhiều, đất chua, hàmlượng đạm tổng số khá cao, lân tổng số và lân dễ tiêu nghèo, cation trao đổivà độ no Bazơ thấp.

+ Đất mùn vàng nhạt trên đá Cát (Hq): hình thành trên địa hình cao, hiểmtrở

- Nhóm đất đỏ vàng (72,6% DTTN và 78,6 % đất đỏ vàng toàn quốc)nằm ở độ cao địa hình 500 -1000m Diện tích đất dốc trên 25 độ chiếm 64,3% Đặc tính chung của nhóm đất: Chua, độ nobazơ thấp, khả năng hấp thukhông cao, khoáng sét chủ yếu là kaolimit, các chất dễ hoà tan như kim loạikiềm, kiềm thổ bị rửa trôi, tích luỹ sắt, nhôm, đa số đất có cấu trúc tốt

Nhóm đất này có 8 đơn vị đất:+ Đất đỏ nâu trên đá Vôi (Hv).

+ Đất nâu đỏ và nâu vàng trên đá Macmabazơ và trung tính (Fk,Fu).

Trang 25

+ Đất đỏ vàng trên đá Sét và Biến Chất (Fs).+ Đất đỏ vàng trên đá Macma Axit (Fa).+ Đất vàng nhạt trên đá Cát (Fq).

+ Đất nâu vàng trên Phù Sa Cổ ( Fp).

+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl).

- Nhóm đất đen (0,8% DTTN) có độ phì cao, ít dốc, rất thích hợp vớicây trồng Ngô, Đậu Đỗ và cây lương thực phẩm khác Có 3 đơn vị đất:

+ Đất nâu sẫm trên đá Macmabazơ và trung tính (Ru).

+ Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của đá Macmabazơ và trung tính (Rk)+ Đất đen cacbonat (Rv).

- Nhóm đất xám bạc màu ( 3,9%DTTN) là nhóm đất giữa núi và đồngbằng thung lũng Đất chua, nghèo mùn, đạm lân tổng số thấp, nghèo kationkiềm Trồng cây Cao Su, Điều, Mía có hiệu quả kinh tế cao Có thể trồng rau,đậu, củ nếu thâm canh hợp lý.

- Nhóm đất đỏ và xám nâu vàng bán khô hạn (0,6% DTTN) đất ít chua,trung tính, nghèo mùn đạm và lân tổng số, tổng lượng cation kiềm trao đổikhá, thành phần cơ giới từ thịt năng đến sét nhẹ Trồng cây ăn quả chịu hạnthích hợp.

- Nhóm đất phù sa và nhóm đất thung lũng dốc tụ (2,5%DTTN) tầngđất mịn dày, thành phần cơ giới trung bình đến nặng, đồ phì từ khá đến giàu.Thích hợp trồng Đậu Đỗ và những cây ngắn ngày khác.

- Nhóm đất phèn và đất lầy thụt (0,4% DTTN) nằm lọt trong ranh giớivùng núi cao.

- Nhóm đất Cát biển ( C ) 0,25% DTTN.

Trang 26

- Nhóm đất Xói mòn mạnh trơ xỏi đá ( E ) mất sức sản xuất nôngnghiệp.

Ngoài các nhóm đất Phù Sa, đất Dốc Tụ thung lũng, đất Cát, các nhómđất và đơn vị đất vùng đồi, núi dốc đều có những đặc điểm chung:

- Hình thành trên địa hình bị chia cắt, môi trường sinh thái không ổnđịnh, thực bì bị thoái hoá nhiều, nguy cơ xói mòn, rửa trôi đất nghiêm trọng.

- Có sự đa dạng về tầng dầy đất, về độ phì nhiêu tiềm tàng và độ phìnhiêu thực tế, về độ dốc.

- Đất chua, chất hữu cơ mất nhiều, năng lực cố định đạm cao, chất dễtiêu nghèo, khả năng hoàn trả dinh dưỡng thấp.

- Khả năng thấm và giữ nước thấp dễ bị khô hạn.

1.4.2 Nghiên cứu sử dụng bền vững đất dốc.

Đất dốc là quĩ đất chính để sản xuất nông nghiệp ở vùng núi Nếukhông có những giải pháp thích hợp sẽ làm cho đất bị thoái hoá, bị rửa trôinhanh và dẫn đến mất khả năng sản xuất của đất Chính vì vậy, các nhà khoahọc trên thế giới và Việt Nam đã, đang tập trung nghiên cứu tìm ra các giảipháp canh tác bền vững trên đất dốc.

1.4.2.1 Nghiên cứu biện pháp tổng hợp sử dụng hiệu quả đất dốc trên cơ sởsinh thái bền vững.

Bố trí hệ thống cây trồng, áp dụng các phương thức canh tác hợp lý đểtạo nên một hệ thống hợp lý có ý nghĩa quyết định làm tăng sản lượng câytrồng trên một đơn vị diên tích và bảo vệ độ phì nhiêu của đất, đặc biệt đốivới đất dốc- nơi có hệ môi trường sinh thái dễ bị tác động Để hạn chế đượcsự xói mòn đất, khi bố trí cây trồng trên đất dốc cần đảm bảo những yêucầu:

- Tăng độ che phủ đất.

Trang 27

- Ngăn chặn và cắt các dòng chảy.

- Tăng cường khả năng chống xói mòn đất.

Dựa trên nguyên tắc này, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ramột số giải pháp:

Xây dựng ruộng bặc thang.Mương rãnh.

Bờ ngăn.

Luân canh, xen canh.

Trồng băng cây xanh cố định đất.Nông lâm kết hợp.

Trồng cây họ đậu trên đất bỏ hoá để giảm thời gian bỏ hoá.

Che phủ đất cho cây trồng bằng lá cây, rơm rạ, các loại cây họ đậunhằm chống sâu bệnh, cỏ dại, giữ ẩm và tiết kiệm phân bón.

Như ta biết, loại cỏ phổ biến trên Tây Bắc là cỏ Lào, cỏ Cứt Lợn, cỏVừng, cày bừa sẽ giải phóng số hạt tiềm ẩn chứa trong đất, đưa chúng lên mặtđất, tạo điều kiện cho chúng nảy mầm, sinh trưởng và phát triển.

Cải tạo nhanh đất hoang hoá bằng phương pháp hun đất

Gieo các cây họ Đậu trên nương bỏ hoá để tăng khả năng phát triển độphì cho đất, tăng hệ số sử dụng đất.

Bón phân cho cây trồng theo hướng dẫn kỹ thuật, phân chuồng đã ủ,phân xanh, phân hoá học.

Theo hướng này sẽ tạo ra ở mỗi vùng sinh thái nhất định nhiều tầng chephủ, tăng độ che phủ đất, lợi dụng tài nguyên thiên nhiên tạo ra nhiều sảnphẩm trên một đơn vị diện tích và hạn chế mức cao nhất tình trạng rửa trôi,xói mòn đất, đảm bảo sử dụng lâu bền đất dốc Lê Văn Khoa 1993[17].

Trang 28

Nguyễn Đăng Khôi 1974 [19] Đinh Thị Ngọ, Nguyễn Thị Dần (1994)[30].Nguyễn Tử Siêm (1993)[42] và Bùi quang Toản 1993[54].

Qua nhiều năm nghiên cứu đất dốc vùng Tây Bắc, Lê Thái Bạt (1991)[2] đã khuyến cáo rằng: khi xác định hệ thống cây trồng cần nghiên cứu liênhệ nó với: điều kiện khí hậu, đặc điểm đất đai, chủng loại và giống cây trồng,phương thức canh tác, quần thể sinh vật, các điều kiện kinh tế - xã hội Mộthệ thống cây trồng ưu việt phải thoả mãn đồng thời 3 yêu cầu: hiệu quả kinhtế, tính bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái

Theo báo cáo Luận Văn Tiến sỹ Nông nghiệp của Lê Quốc Khanh(2000)[135-136], Tại huyện Yên Châu, Sơn La, canh tác nông nghiệp củangười Thái Đen; có 6 nhóm loại hình sử dụng đất có triển vọng: Nhóm đấtruộng, nhóm đất nương cố định, nhóm 3: nương có bỏ hoá, nhóm 4; cây ănquả và cây lâu năm, nhóm 5; rừng, nhóm 6; đất trống đồi núi trọc

Trong 6 nhóm loại sử dụng đất trên thì nhóm 1 ( đất ruộng, nương cóbỏ hoá, cây ăn quả là các loại hình có khả năng duy trì độ phì của đất từ mứcđộ khá đến trung bình) Nhóm 6, đất trống đồi núi trọc, nhóm 2; nương cốđịnh là những nhóm có khả năng giữ độ phì của đất kém, mặc dầu nương cốđịnh có mang lại hiệu quả kinh tế khá

1.4.2.2 Sử dụng đất dốc theo kiểu nông lâm kết hợp

Theo lời dẫn của Nguyễn Văn Mấn, Trịnh Văn Thịnh (1995)[97] thìthuật ngữ nông lâm kết hợp" Agroforestry, Agrosivilculture" được quen dùngtrên thế giới trong những năm gần đây chứa đựng một khái niệm ngày càngmở rộng, nông lâm kết hợp bao gồm các hệ canh tác đất hợp lý, trong đó cácloại cây thân gỗ được trồng và sinh trưởng trên các dạng đất canh tác nôngnghiệp hoặc đồng cỏ chăn thả gia súc

Trang 29

Ngược lại các cây nông nghiệp cũng trồng trên đất canh tác lâm nghiệp,thành phần các cây gỗ và cây nông nghiệp được sắp xếp hợp lý trong khônggian, hoặc được kế tiếp nhau trong thời gian.

Nông lâm kết hợp có 3 kiểu phân phối chính:- Kết hợp cây nông nghiệp và cây lâm nghiệp- Cây rừng và chăn nuôi

- Cây rừng, cây nông nghiệp, cây thức ăn gia súc

Thực ra hệ thống nông lâm kết hợp đã được áp dụng từ xa xưa ở đồinúi Việt Nam; Người Gia Rai, Ê Đê ở Tây Nguyên làm rãy trên đất Ba Zanmàu mỡ, dốc thoải, tầng đất dày và các dân tộc Thái, H'Mông ở Tây Bắc,Đông Bắc canh tác đất ở địa hình cao, dốc Người Mường ở Thanh Hoá, HoàBình, Hà Tây từ xưa đã có tập quán gieo hạt xoan sau khi phát đốt nương, đốtrãy, nhờ nhiệt độ cao thích hợp kích thích hạt nảy mầm, hoặc có tập quántrồng tre Luồng xen với Lúa nương, Ngô trong 2 năm đầu khi Luồng chưakhép tán.

Trong những năm từ 1993 đến nay, thực hiện chủ trương của ChínhPhủ về việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc theo Chỉ Thị 327/CP, 661/CP.Các dân tộc Thái ở Yên Châu - Sơn La đã trồng cây Ngô hoặc cây đậuTương, cây Sắn xen canh với cây Tếch hoặc cây Nhãn, cây Trẩu trong 1-3năm đầu khi cây gỗ chưa khép tán.

Từ các ví dụ trên, có thể nhóm hệ thống nông lâm kết hợp thành cácnhóm chính theo các mục đích sau:

- Cây lâm nghiệp phòng hộ cho các cây nông nghiệp ( Muồng Đen, CốtKhí + Cà phê; Xoan + Chè ).

- Cây nông nghiệp trồng xen cây lâm nghiệp trong 1-3 năm đầu khi câylâm nghiệp chưa khép tán ( Lúa nương, Ngô, Đậu tương + Tếch, Nhãn )

Trang 30

- Hệ vườn, vườn rừng ở vùng đồi núi.

- Cây lâm nghiệp (Cây lấy gỗ, củi) trồng theo băng chống xói mòn trênnương canh tác nông nghiệp.

Nhưng ở một số địa điểm quanh khu vực Đèo Chiềng Đông - YênChâu, Mai Sơn - Sơn La, khi phát hiện ra cây Trẩu không có giá trị lấy gỗ,củi, quả nên dân quanh vùng đã lợi dụng việc trồng xen canh cây nông nghiệpngắn ngày ( Ngô), để dần dần ken cây Trẩu chết, cuối cùng cây Trẩu hầu nhưkhông còn đủ mật độ là rừng trồng thì họ xin thanh lý khu rừng trồng đó đểtrồng Ngô

Như vậy, việc trồng xen canh có hiệu quả hay không chỉ khi dân thật sựmuốn năng xuất cây trồng tăng trên một đơn vị diện tích đất thì mới trở thànhmô hình nông lâm kết hợp, nếu không sẽ mang lại hậu quả kếm cho việc đầutư tiền để phủ xanh đất trống đồi núi trọc.

1.4.3 Nghiên cứu và áp dụng kiến thức bản địa ở Việt Nam.

Do đa dạng về môi trường sinh thái và sắc tộc nên hệ thống kiến thứcbản địa vùng cao Việt Nam rất phong phú Tuy nhiên việc nghiên cứu và ápdụng chúng mới thực hiện ở một số năm gần đây trong các chương trình pháttriển nông thôn miền núi Đặc biệt là khi Đảng và Chính Phủ phát động phongtrào bảo vệ nền văn hoá dân tộc truyền thống, phát huy dân chủ ở cơ sở.

Đề tài nghiên cứu kiến thức bản địa lần đầu tiên được thực hiện ở ViệtNam nhằm phân tích giá trị và áp dụng cho sự phát triển bền vững vùng cao:

"Đánh giá kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong sản xuất nôngnghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam, 1996-1999" - Viện Khoa

học Lâm nghiệp.

Những kết quả bước đầu của dự án này về kỹ thuật truyền thống vềnông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên của một số dân tộc vùng cao

Trang 31

như: H’Mông, Thái, Dao, Tày, E ĐÊ, Ba Na, Chăm, Mường đã được nhà xuấtbản nông nghiệp in trong cuốn sách nhỏ vào năm 1998.

Phát huy tốt thuần phong mỹ tục của địa phương, Bộ Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn đã dựa vào Nghị Định 29/ CP về việc phát huy quyềndân chủ của người dân, bằng cách xây dựng hướng dẫn qui ước bảo vệ rừngThôn, Bản, Xóm , Ấp ( Thông Tư hướng dẫn số 56/ Bộ N&PTNT).

Ngày 14-15/11/2001 tại Bộ NN&PTNT đã có hội thảo với tiêu đề"Khuôn khổ chính sách hỗ trợ quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam Tại hộithảo này có nhiều báo cáo từ các tỉnh khác nhau và đã nêu bật được thực trạngquản lý rừng cộng đồng tại Việt Nam, những thuận lợi và những khó khăn,thách thức trong việc quản lý rừng cộng đồng

Các báo cáo cũng nêu bật được ưu việt của việc quản lý rừng theo cộng

đồng Theo Hà Công Tuấn [13], "Những nơi rừng do cộng đồng quản lý thì

hiệu quả của công tác bảo vệ rừng có tiến bộ rõ rêt, rừng hầu như không bịchặt phá ngày càng tăng trưởng"

Nguyễn Hồng Quân & Phạm Xuân Phương - Thành viên Tổ công tácQuốc gia về quản lý rừng cộng đồng, cũng nêu rõ về khuôn khổ chính sáchquốc gia hiện hành liên quan đến quản lý rừng cộng đồng: Đó là chưa có vănbản nào đề cập đến pháp lý của cộng đồng Thứ 2 là Chưa có văn bản nàocông nhận quyền hợp pháp và trách nhiệm của cộng đồng dân cư.

Hiện nay tại 2 tỉnh Sơn La và Lai Châu đang có Dự án Phát triển Lâmnghiệp Xã hội sông Đà thực hiện do nguồn vốn Cộng Hoà Liên Bang Đức tàitrợ

Dự án đã và đang phát huy tốt thuần phong mỹ tục của địa phươngtrong công tác quản lý và bảo vệ rừng là hỗ trợ địa phương xây dựng hươngước, qui ước bảo vệ rừng dựa trên thôn bản từ những năm 1994 trở lại đây

Trang 32

Thực hiện NĐ 02/CP, NĐ 163/CP công tác giao đất lâm nghiệp đến tậnhộ gia đình nhằm phát huy quyền làm chủ về rừng của dân địa phương xâydựng kế hoạch phát triển thôn bản

Tiếp theo Dự án Phát triển Nông thôn Sơn La - Lai Châu, Dự án Pháttriển Nông thôn Cao bằng Bắc Cạn do nguồn vốn Cộng Đồng Châu Âu tài trợ

cũng thực hiện chương trình "quản lý rừng dựa trên cộng đồng" nhằm phát huy

khả năng vốn có tiềm tàng của người dân địa phương.

Trang 33

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu:

Quản lý nguồn tài nguyên đất và rừng của người H'Mông.

2.2 Nội dung nghiên cứu

2.2.1 Điều kiện tự nhiên, kính tế xã hội và lịch sử của huyện Tủa Chùa.

2.2.2 Hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng xã Trung Thu, xã SínhPhình

huyện Tủa Chùa tỉnh Lai Châu.

2.2.3 Nghiên cứu nguyên nhân suy thoái tài nguyên đất và rừng.

2.2.4 Ảnh hưởng khách quan đến quản lý sử dụng tài nguyên đất và rừng.2.2.5 Các hình thức quản lý tài nguyên đất và rừng của người H.Mông.2.2.6 Khả năng tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật từ bên ngoài.2.2.7 Giải pháp quản lý sử dụng hợp lý tài nguyên đất và rừng.

2.3 Phương pháp nghiên cứu2.3.1 Phương pháp thừa kế :

Trang 34

- Kế thừa kết quả điều tra lập địa huyện Tủa Chùa -Phân Viện Điều Tra QuiHoạch rừng Tây Bắc Bộ

- Kế thừa Số liệu kiểm kê hiện trạng sử dụng đất năm 2000 ban hành theo quyết định số 507/1999/QĐ-TCĐC).

- Kế thừa kết quả thử nghiệm các mô hình Nông, Lâm tại xã Sính Phình,Trung Thu Tủa Chùa Lai Châu của Dự án Phát triển Lâm nghiệp Xã hội SôngĐà.

2.3.2 Phương pháp thống kê

2.3.3 Phương pháp đánh giá Nông thôn có sự tham gia của người dân

(Nguồn: Dự án Phát triển Nông Thôn Sơn la Lai Châu 2002)

Bảng 2.12.3.3.1 Lịch sử thôn bản

Mục đích: Nắm được lịch sử của bản

những sự kiện xảy ra trong bản vàhướng giải quyết của dân.

Phương pháp: phỏng vấn các trưởngbản, gia làng.

Thống kê số liệu

2.3.3.2 Đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp

Mục đích: Đánh giá được thực tại nền sản xuất nông nghiệp của dân bản Xác

định được những trở ngại mà người dân đang gặp phải từ đó tìm rađược các hoạt động khắc phục.

CÔNG CỤ 1: LƯỢC SỬ THÔN BẢN

Thời gianNhững sự kiện

1930 - nayLũ lụt do việc phát rừngý kiến chung

nhất cho KHdài hạn

PhảI bảo vệ rừng tốt hơn và trồngmới

Trang 35

Phương pháp tiến hành:

Sử dụng tiêu chí đánh giá: sức sản xuất, tính ổn định và khả năng phục hồiThảo luận nhóm nông dân trong bản.

Sử dụng cộng cụ PRA ( cây vấn đề, sơ đồ bản, câu hỏi mở, đóng, cho điểm )

Xác định tầm quan trọng của các loại cây trồng có nghĩa trong cuộc sống củadân bản.

Phân hạng cây trồng theo mức độ tầm quan trọng trong điều kiện của bản,yêu cầu nhóm thảo luận cho điểm theo thang điểm từ 1 đến 10.

Đánh giá sản xuất trên đồng ruộng

Bước1: Đánh giá tình hình sản xuất của dân bản dựa trên một số chỉ báo: sức

sản suất, tính ổn định, khả năng phục hồi.

1 Điền thông tin vào

Bảng 2.2

Lúa xuânLúa mùacây khác

Diện tích (ha)Năng suất TB (Tạ/ha)

2 Sức sản xuất, tính ổn định và khả năng phục hồi của việc sản xuất lúa nướccủa bản như thế nào ?

Bảng 2.3

Đặc điểmLúa xuânLúa mùacây khác

Sức sản xuấtTính ổn đinhKN tự phục hồi

Chú ý: Sẽ ghi trả lời câu hỏi bằng" thấp hoặc cao"

Trang 36

Ví dụ Trả lời những câu hỏi:

1.Năng suất lúa của bản cao hay thấp?

2 Sản lượng lúa của bản có ổn định trong qua các năm không ? Nếu

trả lời "Có" nghĩa là "Cao", " Không" nghĩa là "Thấp".

3 Đã bao giờ năng suất lúa của bản giảm đi rất mạnh bởi một yếu tốngoại cảnh bất lợi chưa? Nếu trả lời là "có "thì hỏi đó là yếu tố gì và xẩy ravào năm nào? Vậy năng suất /sản lượng lúa của những năm sau ra sao? Nếucâu trả lời là năng suất của những năm sau trở lại bình thường như năm trướcthì có nghĩa là tính phục hồi cao, nếu năng suất vẫn thấp thì có nghĩa là tínhphục hồi thấp.

Bước 2: Xác định các giải pháp

1. Xác định nguyên nhân, khó khăn làm cho năng suất lúa thấp, kém ổn định,

và ít khả năng phục hồi bằng cách trả lời câu hỏi sau ví dụ: Tại sao năng

suất lại thấp? Sau đó viết từng nguyên nhân vào 1/3 hoặc 1/4 tờ giấy A4.và liệt kê vào bảng dưới đây;

Những khó khăn/ nguyên nhân làm cho các chỉ báo trên của viêc sản xuất lúanước lại thấp.

Bảng 2.4

Lúa xuân Lúa mùaCây khác

Xác định giải pháp có thể để khắc phục từng khó khăn/nguyên nhân trênbằng cách trả lời những câu hỏi Ví dụ như: Có giải pháp nào để giúp nôngdân sử dụng phân bón đúng cách, sau đó viết từng giải pháp vào 1/3 hoặc 1/4tờ giấy A4.

Phân loại các giải pháp đã được đưa ra ở trên thành hai loại:

Trang 37

 Loại 1: những giải pháp mà cộng đồng thôn bản có thể tự giải quyết được Loại 2: những giải pháp mà cần có sự hỗ trợ của Dự án

2. Xếp thứ tự ưu tiên cho các giải pháp/ hoạt động :

Những giải pháp mà cộng đồng thôn bản có thể tự giải quyết được:

Bảng 2.5

Giải pháp Thứ nhất Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáuLúa xuân

Lúa mùaCây khác

Những giải pháp mà cộng đồng thôn bản phải cần đến sự hỗ trợ từ bên ngoài

Bảng 2.6

Giải pháp Thứ nhấtThứ haiThứ baThứ tưThứ năm Thứ sáuLúa xuân

Lúa mùaCây khác

Đánh giá canh tác cây trồng trên nương

Bước 1: Đánh giá tình hình sản xuất của dân bản dựa trên một số chỉ báo:

sức sản suất, tính ổn định, khả năng phục hồi

2 Sức sản xuất, tính ổn định và khả năng phục hồi của việc sản xuấtcây trông trên đất dốc của bản như thế nào ?

Chú ý: Sẽ ghi trả lời câu hỏi bằng" thấp hoặc cao".

Trang 38

2 Xác định giải pháp có thể để khắc phục từng khó khăn/nguyên nhân trênbằng cách trả lời những câu hỏi Ví dụ như: Có giải pháp nào để giúp nôngdân chống được sói nòn, sau đó viết từng giải pháp vào 1/3 hoặc 1/4 tờ giấyA4

2. Phân loại các giải pháp đã được đưa ra ở trên thành hai loại:

Loại 1: những giải pháp mà cộng đồng thôn bản có thể tự giải quyết đượcLoại 2: những giải pháp mà cần có sự hỗ trợ của Dự án

4 Xếp thứ tự ưu tiên cho các giải pháp/ hoạt động:

Những giải pháp mà cộng đồng thôn bản có thể tự giải quyết được:Những giải pháp mà cộng đồng thôn bản phải cần đến sự hỗ trợ của Dựán.

* : Bao nhiêu gia đình làm thử nghiệm (giống mới, phân bón, phươngpháp bảo vệ đất), ai được đi tập huấn (sử dụng thuốc bảo về thực vật, IPM,làm ruộng bậc thang)?

2.3.3.3 Đánh giá về chăn nuôi

Mục đích:

Tìm ra những thuận lợi, khó khăn và tầm quan trọng trong chăn nưôi, từ đótìm giải pháp thích hợp.

Phương pháp:

Bước 1: Xếp hạng vật nuôi có tác động đến cuộc sống của dân bản

Loại vật nuôi nào là quan trọng nhất đối với bà con, cho điểm theo thứ

tự từ 1 đến 10.

Trang 39

Bước 2: Đánh giá tình hình sản xuất của dân bản dựa trên một số chỉ báo: sức

sản suất, tính ổn định, khả năng phục hồi 1 Điền thông tin vào bảng sau.

2 Sức sản xuất, tính ổn định và khả năng phục hồi của việc chăn nuôi củabản như thế nào ?

Bước 3: Xác định các nguyên nhân và giải pháp

 Loại 1: những giải pháp mà cộng đồng thôn bản có thể tự giải quyết được. Loại 2: những giải pháp mà cần có sự hỗ trợ của Dự án

4 Xếp thứ tự ưu tiên cho các giải pháp/ hoạt động

2.3.3.4 Đánh giá về lâm nghiệp

Bước 1: Phân tích tình hình hoạt động lâm nghiệp Hoạt động nào là quantrọng nhất hiện nay Hãy thảo luận và miêu tả trong bảng dưới đây.Xắp xếp theo thứ tự tầm quan trọng của các hoạt động từ 1- 5 Bước 2: Các hoạt động mong muốn thực hiện trong tương lai để phát triển

lâm nghiệp (dài hạn).

Bước 3: Các vấn đề khó khăn dài hạn có liên quan đến lâm nghiệp? - Lựa chọn các đặc tính của cây

- Lựa chọn loài.

- Quản lý rừng dựa trên cộng đồng và LUPLA

Điền vào bảng câu hỏi: Đánh dấu vào ô mà dân bản thấy phù hợp nhất (Số người có trong cuộc họp bản là )

Trang 40

Ví dụ:

1 Dân bản có mong muốn thực hiện Quản lý rừng dựa trên cộng đồng không và họ có nghĩ rằng việc quản lý tài nguyên rừng cộng đồng phù hợp với bản của họ hay không? Tại sao ?

2 Bản đã quản lý đất lâm nghiệp theo cộng đồng hay chưa?

3 Dân bản có quản lý đất rừng làm bãi chăn thả hay không? - Khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng

Điền vào bảng câu hỏi: Đánh dấu vào ô mà dân bản thấy phù hợp nhất (Số người có trong cuộc họp bản là )

Ví dụ:

1- Hãy cho bết dân bản thích nhất hoạt động nào ?

2- Nếu đánh dấu vào ô Khoanh nuôi tái sinh hãy trả lời 2 câu hỏi sau:

2.3.3.5 Lịch thời vụ

Mục đích: Thông qua công cụ này các thành viên trong cộng đồng sẽ nắmđược toàn bộ các hoạt động thường xuyên diễn ra trong năm.Xây dựng kế hoạch các hoạt động cho năm tới phù hợp hơn vềtiến độ và bố trí nhân lực.

Phương pháp: Nhóm nông dân sẽ thảo luận và điền vào mẫu biểu đướiđây các hoạt động đối với từng danh mục

2.3.3.6 Các vấn đề của phụ nữ

Mục đích: Xác định và thảo luận các phương thức cải thiện điều kiện của phụ nữ trong thôn bản.

Phương pháp

Ngày đăng: 10/12/2012, 10:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w