1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Mỹ học đại cương pdf

47 6K 163

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 412,62 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT F 7 G GIÁO TRÌNH MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG VŨ MINH TIẾN 2005 Mỹ học đại cương - 1 - MỤC LỤC MỤC LỤC 1 - CÁI THẨM MỸ 3 - I. Khái niệm 3 - II. Tính khách quan và tính xã hội của cái thẩm mỹ 4 - CÁI ĐẸP 7 - I. Cơ sở khách quan của cái đẹp 7 - 1. Quan điểm của chủ nghóa duy tâm 7 - 2. Quan điểm của chủ nghóa duy vật 8 - II. Đặc điểm về mỹ cảm. 9 - 1. Tính toàn vẹn 9 - 2. Vô tư không vụ lợi khi cảm nhận cái đẹp. 9 - 3. Sự thống nhất giữa tính phổ biến và tính cá biệt của mỹ cảm. 11 - III. Bản chất của cái đẹp 11 - IV. Cái đẹp trong nghệ thuật 13 - 1. Trong tác phẩm nghệ thuật, cái đẹp bộc lộ ở ba điểm: 13 - 2. Nghệ thuật như là một hoạt động thẩm mỹ 14 - 3. Nghệ thuật như là tiếng nói của con người đối với cuộc sống 15 - CÁI BI KỊCH 16 - I. Bản chất thẩm mỹ của cái bi kòch 16 - 1. Nội dung phản ánh của cái bi kòch 16 - 2. Xung đột bi kòch 16 - 3. Kết thúc bi kòch 17 - II. Những hình thức điển hình của cái bi kòch 17 - 1. Bi kòch của cái mới. 17 - 2. Bi kòch của cái cũ 18 - CÁI HÀI KỊCH 20 - I. Vài nét về lòch sử nghiên cứu cái hài kich 20 - II. Bản chất thẩm mỹ của cái hài kòch 22 - III. Những sắc thái thẩm mỹ của cái hài kòch 24 - 1. Châm biếm: 25 - 2. Trào lộng: 25 - 3. Khôi hài: 26 - CÁI TRÁC TUYỆT 27 - I. Bản chất thẩm mỹ của cái trác tuyệt 27 - II. Tình cảm thẩm mỹ của cái trác tuyệt 28 - III. Cái trác tuyệt trong nghệ thuật 28 - CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT 30 - I- Sự phát triển của những quan điểm về các loại hình nghệ thuật trong lòch sử mỹ học. 30 - 1. Quan điểm duy tâm về sự phân chia nghệ thuật các loại hình 30 - 2. Quan điểm duy vật về sự phát triển của các loại hình nghệ thuật. 32 - II- Các nguyên tắc hiện đại về phân loại nghệ thuật 33 - III- Đặc trưng của một số loại hình nghệ thuật 35 - Vũ Minh Tiến Khoa Ngữ văn Mỹ học đại cương - 2 - 1. Nghệ thuật ứng dụng: 35 - 2.Kiến trúc: 36 - 3. Nghệ thuật tạo hình 40 4.Âm nhạc 41 5. Sân khấu và điện ảnh 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 44 Vũ Minh Tiến Khoa Ngữ văn Mỹ học đại cương - 3 - CÁI THẨM MỸ I. Khái niệm Trong thực tiễn cuộc sống, nhiều người chưa học một giờ về mỹ học, nhưng họ đều có quan niệm thế nào là đẹp, xấu, cái đáng thán phục, cái đáng chê cười, cái bi thương… Quan niệm có tính “thẩm mỹ” này xuất hiện ngay từ hồi còn rất nhỏ: các em thích những bộ quần áo mới, màu sắc rực rỡ… Càng lớn, giao tiếp nhiều, càng học cao hơn thì các quan niệm “thẩm mỹ” ở trên càng được mở rộng, phong phú. Thanh niên mặc hết moden này đến kiểu khác. Ngay một cái tóc cũng muôn hình muôn vẻ. Dần dần, quan niệm trên được mở rộng sang lónh vực khác có tính nghệ thuật. Nhận xét về một ngôi nhà, một công trình kiến trúc, một tấm hình, một bức tranh, một pho tượng, một bài hát, một bản nhạc, hoặc đi xem một vở kòch chẳng hạn: diễn viên diễn giỏi (nghệ thuật diễn xuất); nội dung phong phú, xúc động… hay nói theo danh từ lý luận là hình tượng nghệ thuật chân thật, sinh động, có sức truyền cảm mạnh mẽ… Tất cả những đánh giá trên đều thuộc về đánh giá thẩm mỹ. Cái thẩm mỹ chính là những phẩm chất đẹp, xấu, cái đáng khâm phục, cái đáng chê cười, cái bi l … của đối tượng hiện thực mà chỉ có những con người có “con mắt thẩm mỹ” mới phát hiện ra được. Nói theo danh từ mỹ học thì cái thẩm mỹ chính là những phẩm chất thẩm mỹ của đối tượng, hoặc như I.U.Bôrép: “Cái thẩm mỹ là bản chất và cơ sở của các thuộc tính thẩm mỹ của hiện thực của cái đẹp, cái xấu, cái cao thượng, cái đê tiện, cái bi kòch, cái hài kòch, cái đầy kòch tính” … 1 Thói quen về cái đẹp đó lan sang cả lónh vực sinh hoạt: phòng ở trang trí cho đẹp, lòch sự. Việc trang trí cũng phụ thuộc vào “năng khiếu thẩm mỹ” của con người. Có người treo la liệt hết bức tranh này đến bức tranh khác, nhưng có người, chỉ treo một, hai bức tranh mà mình thích. Sự đánh giá về thẩm mỹ có ý nghóa bao quát nhất so với những sự đánh giá khác. Hiện thực là vô cùng đa dạng và phong phú về mặt thẩm mỹ. Hoạt động thực tiễn của con người càng mở rộng thì phạm vi cái thẩm mỹ càng mở rộng theo. Những phẩm chất thẩm mỹ mới không ngững xuất hiện trong quá trình phát triển của lòch sử văn học và nghệ thuật. Trong những thời kỳ phát triển nhất đònh của văn học và nghệ thuật, có những phẩm chất thẩm mỹ chủ đạo được đưa lên hàng đầu: Thời cổ đại: cái đẹp và cái bi kòch. Thời trung cổ: cái cao thượng. 1 I.U.Bôrép. Những phạm trù mỹ học cơ bản. Hoàng Xuân Nhò dòch. Trường đại học tổng hợp Hà nội xuất bản. 1974, trang 229. Vũ Minh Tiến Khoa Ngữ văn Mỹ học đại cương - 4 - Thời phục hưng: cái đẹp trần thế và cái hài kòch. Chủ nghóa lãng mạn: cái phi thường. Chủ nghóa hiện thực: đối tượng thẩm mỹ mang tính đa dạng, phong phú, kết hợp nhiều phẩm chất thẩm mỹ khác nhau trong một đối tượng. Nghệ thuật tái hiện cuộc sống thông qua những hình tượng nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật thể hiện sự khách quan hoá của con người về cái thẩm mỹ của đối tượng. Hình tượng nghệ thuật là sự thể hiện đối tượng một cách sinh động, với ý nghóa xã hội rộng lớn của đối tượng. Hình tượng bao gồm trong bản thân nó: 1. Chất liệu của cuộc sống, những thuộc tính cảm tính, cụ thể của những hiện tượng thực tại. 2. Tư tưởng, lý tưởng thẩm mỹ của tác giả, thái độ, quan điểm của nhà văn, nghệ só. Hình tượng được đònh nghóa: “Hình tượng vừa là bức tranh cụ thể, vừa khái quát của cuộc sống con người, được xây dựng nhờ hư cấu và có ý nghóa thẩm mỹ” (Timôfiép). Hình tượng là phương tiện đặc thù của nghệ thuật để phản ánh hiện thực khách quan. Hình tượng nghệ thuật phản ánh tính khái quát, tính qui luật của hiện tượng qua hình thức cá thể, độc đáo; nó là sản phẩm sáng tạo của nghệ só, là đứa con tinh thần của nghệ só trong quá trình nhận thức và tái hiện cuộc sống. II. Tính khách quan và tính xã hội của cái thẩm mỹ. Cái thẩm mỹ chính là bản chất và cơ sở của các thuộc tính thẩm mỹ của hiện thực. Cái thẩm mỹ đó có tính khách quan và tính xã hội. Đứng trước một đối tượng, nhiều trường hợp có những cách đánh giá khác nhau. Điều này thể hiện tính phong phú về phẩm chất thẩm mỹ của đối tượng. Nhưng nếu chỉ có như vậy thôi thì mọi người sẽ trở nên không hiểu nhau, mỗi người sẽ trở thành một xã hội riêng. Cái đẹp (cũng như cái xấu và các phẩm chất thẩm mỹ khác nhau) có những tiêu chuẩn chung. Các nhà mỹ học xưa nay đã tốn nhiều giấy mực chỉ ra những tiêu chuẩn chung đó. Chính những tiêu chuẩn chung này nói lên tính khách quan và tính xã hội của cái thẩm mỹ. Điểm qua lòch sử mỹ học, thì các tiêu chuẩn mà các nhà mỹ học đề ra lại không giống nhau, nó còn tuỳ thuộc vào quan niệm của từng khuynh hướng và trào lưu nghệ thuật, từng thời đại lại có những người lại không thừa nhận tính khách quan và tính xã hội của cái thẩm mỹ. Nhà triết học lỗi lạc thời cổ đại là Platon là người đầu tiên phát hiện ra tình cảm thẩm mỹ khi con người đứng trước cái đẹp, nhưng ông là nhà triết học duy tâm, ông đã chứng minh cho một cái đẹp vónh cửu, xuất phát từ “ý niệm tuyệt đối” do thượng đế ban phát, từ đó ông phủ nhận tính khách quan của cái thẩm mỹ. Vũ Minh Tiến Khoa Ngữ văn Mỹ học đại cương - 5 - Mỹ học duy tâm cổ điển Đức lại có những quan điểm khác: Hêghen thừa nhận tính khách quan của cái thẩm mỹ, nên các nhà lý luận gọi ông là nhà duy tâm khách quan; còn Kăng lại không thừa nhận tính khách quan của cái thẩm mỹ. Ông cho rằng mọi phẩm chất thẩm mỹ của đối tượng đều do chủ quan con người phát hiện ra rồi gán ghép cho nó mà thôi. Chính vì vậy mà ông đã nói: “Cái đẹp không có trên đôi má hồng của người thiếu nữ mà chỉ có trong đôi mắt của kẻ si tình”. Một ví dụ mà chủ nghóa hiện sinh hay dẫn ra, đó là hiện tượng cành lá đu đưa trước gió: đối với người này thì đó là một hiện tượng vui mắt, đối với người kia thì đó là một hiện tượng nhàm chán. Theo quan điểm mỹ học Mác-Lênin, cái thẩm mỹ trong hiện thực mang trong bản thân nó một ý nghóa thực tiễn xã hội khách quan rộng lớn, vì những phẩm chất thẩm mỹ của đối tượng đã nhập vào lónh vực hoạt động, có nhiều cảm xúc và bao gồm nhiều ngành khác nhau của con người, đã nhập vào thực tiễn của con người. Chúng ta cần phải chú ý thêm rằng thế giới bao quanh chúng ta và được chúng ta cảm thụ hoàn toàn không phải là cái gì trực tiếp, đã hiện ra một lần là trọn vẹn ngay. Trong quá trình cảm thụ thẩm mỹ, từ những hiện tượng và đối tượng, chúng ta rút ra nội dung xã hội, tinh thần, có tính người của chúng, vì chúng ta bao giờ cũng tiếp xúc với những sự vật hoặc đã từng được con người biến thành những sư vật thực sự có hồn trong quá trình hoạt động thực tiễn vật chất của mình, hoặc đang được thu hút dưới hình thức này hay hình thức khác, ở mức độ này hay ở mức độ khác,vào hệ thống những hoạt động của con người, những hoạt động cải tạo xã hội , biến tất cả thành những vật có hồn. Sự sản xuất xã hội đã in đậm dấu vết con người, đã biến thế giới đó thành hiện thân thực sự của những sức mạnh thuộc bản chất con người. Về vấn đề này, Mác đã viết: “Lòch sử của công nghiệp và sự tồn tại khách quan mà công nghiệp đã đạt được là quyển sách để mở nêu rõ những sức mạnh thuộc bản chất con người, là tâm lý con người hiện ra trước chúng ta một cách có thể sờ mó được” 1 . Toàn bộ cuộc sống của con người là sự tác động qua lại với thế giới vật chất và những hiện tượng của nó, con người đồng hoá chúng. Những đối tượng và hiện tượng đó làm cho cuộc sống của con người trở nên phong phú và đa dạng Đó là thuộc tính khách quan của đối tượng, nhờ đó mà chúng có ý nghóa về mặt xã hội, có tầm quan trọng đối với cuộc sống con người, là cơ sở khách quan của cảm xúc thẩm mỹ. Phẩm chất thẩm mỹ của một hiện tượng là ý nghóa của một hiện tượng này không phải đối với những yêu cầu thực tiễn công lợi của con người, cũng không phải đối với một khoảng khắc nhất đònh (một trường hợp, một tình huống nhất thời cá biệt, một vành của đường xoắn ốc chung), đó là ý nghóa xã hội rộng lớn của hiện tượng, ý nghóa của nó đối với sự phát triển chung của lòch sử. 1 C-Mác – Ph.Angghen. Toàn tập. Tập 3. Theo I.U.Bôrép . Những phạm trù mỹ học cơ bản, sđd, trang 218. Vũ Minh Tiến Khoa Ngữ văn Mỹ học đại cương - 6 - Việc cảm thụ những phẩm chất thẩm mỹ của thiên nhiên bao giờ cũng được qui đònh bởi sự nhận thức của con người về thiên nhiên, bởi trình độ làm chủ thiên nhiên, bởi trình độ và tính chất của sự đồng hoá thiên nhiên. Có thể lấy làm lạ vì sao bông hoa rừng, mảnh trăng, ngôi sao lại có được những thuộc tính xã hội ? Nhưng chỉ những ai không nghó rằng sự sản xuất xã hội có một tác dụng tích cực bao trùm đối với hiện thực, rằng con người đã đồng hoá những đối tượng và hiện tượng, sáng tạo ra chúng, thì mới thấy điều đó làm lạ. Cũng cần phải nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của lý tưởng thẩm mỹ trong việc đồng hoá hiện thực. Lý tưởng thẩm mỹ- sự biểu hiện tật trung của thực tiễn xã hội, sự nhận thức rộng lớn nhất và bao quát nhất về mục đích của quá trình phát triển xã hội là thước đo, là nhân tố xác đònh ý nghóa xã hội rộng lớn của các hiện tượng hiện thực. Chính nhờ lý tưởng thẩm mỹ mà nội dung và ý nghóa thẩm mỹ của các sự vật trong hiện thực được phát hiện và diễn ra việc đồng hoá thế giới bằng nghệ thuật, nhận thức hiện thực bằng hiện thực bằng hình tượng. Những lý tưởng thẩm mỹ tiên tiến đều có nội dung gần gũi với những lý tưởng xã hội tiên tiến. Lý tưởng thẩm mỹ là kết tinh của thực tiễn xã hội, là tiêu chuẩn đánh giá rộng nhất và phổ biến nhất, do đấy nó được dùng làm thước đo các hiện tượng của hiện thực về mặt thẩm mỹ. Nghệ thuật - sự đồng hoá hiện thực bằng nghệ thuật - là hình thái cao nhất của sự đồng hoá thẩm mỹ. Việc sáng tạo của nghệ só bao giờ cũng được tiến hành trên cơ sở những lý tưởng thẩm mỹ nhất đònh. Cần phải có những lý tưởng thẩm mỹ tiên tiến, tích cực để sáng tạo nên những hình tượng nghệ thuật giầu giá trò nhân văn cao cả mang ý nghóa xã hội sâu sắc, những tính cách anh hùng và bi kòch để phản ánh cái đẹp, cái cao thượng trong hiện thực, cũng như để sáng tạo ra những hình tượng nghệ thuật của cái ác, cái xấu xa đê tiện, những tính cách hài kòch. Trong loại hình châm biếm hiện thực chủ nghóa, bao giờ cũng có sự đối lập giữa cái được miêu tả và những lý tưởng thẩm mỹ cao q. Vũ Minh Tiến Khoa Ngữ văn Mỹ học đại cương - 7 - CÁI ĐẸP I. Cơ sở khách quan của cái đẹp 1. Quan điểm của chủ nghóa duy tâm. Platon đề xướng cái đẹp tuyệt đối, vónh cửu, không thay đổi. ng viết: “Tôi gọi những cầu tạo đó là đẹp không phải so sánh chúng với một đối tượng nào đó, như người ta có thể so sánh khi nói tới những vật khác, nhưng đẹp vónh cửu, do bản thân chúng, do bản chất chúng, và có tác dụng gợi nên ít nhiều khoái cảm đặc biệt mà chỉ riêng chúng mới gợi nên được”. 1 Toàn bộ nền nghệ thuật cổ đại Hy lạp là sự hoà điệu của các tỉ lệ, của sự đối xứng và tính mực thước. Platon đã dựa vào truyền thống đó. Platon là người đầu tiên phát hiện ra khoái cảm thẩm mỹ do cái đẹp gợi nên. Platon đưa ra khái niệm về “ý niệm tuyệt đối” mang tính chất siêu hình. ng cho rằng thế giới vật chất chỉ là sự hồi quang của thế giới ý niệm. Nghệ thuật phản ánh thế giới vật chất, vậy nghệ thuật chỉ là “cái bóng của cái bóng” mà thôi. Mỹ học cổ điển Đức (cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX) nổi bật tinh thần duy tâm chủ nghóa. Triết học duy tâm cổ điển Đức có hai đại biểu lỗi lạc nhất, đó là Em-ma-nu-en Kăng (1724-1804) và Giocgiơ Vin hem Phơri đơrích Hêghen (1770- 1831). Cả hai ông đều theo chủ nghóa duy tâm, nghóa là họ coi ý niệm là cái có trước. Nhưng Kăng không nhất quán trong quan niệm duy tâm của mình. V.I.Lênin khi nghiên cứu về triết học cổ điển Đức đã cho rằng: “Nét cơ bản của triết học Kăng là sự điều hoà chủ nghóa duy vật với chủ nghóa duy tâm, sự thoả hiệp cả hai thứ, sự kết hợp vào trong một hệ thống những trào lưu triết học khác loại nhau, đối lập nhau”. 2 Kăng là người theo chủ nghóa duy tâm chủ quan. “Ý niệm” là ở trong chính bản thân con người, đó là những tư tưởng và cảm giác của con người, nó có trước và là điểm xuất phát, khởi thuỷ. Kăng cho rằng cái đẹp chân chính mang lại cho ta khoái cảm, làm cho ta thích thú. Tình cảm thẩm mỹ mang tính chất vô tư không vụ lợi. ng viết: “Mỗi người phải đồng ý rằng phán đoán nào về vẻ đẹp có lẫn chút thiên tư dù nhỏ nhất, đều rất thiếu công bằng và không phải là phán đoán thẩm mỹ thuần khiết của thò hiếu”. 3 ng coi về khoái cảm vô tư là tiêu chuẩn phổ biến, bắt buộc phải có để đánh giá nghệ thuật và tình cảm thẩm mỹ của tất cả mọi người, mọi thời đại. Hêghen cũng theo chủ nghóa duy tâm, nhưng là duy tâm khách quan. ng cũng coi ý niệm là cái có trước, nhưng theo ông, ý niệm nằm ở đầu đó bên ngoài con người, bên ngoài vật chất; ý niệm tuyệt đối, lý trí tuyệt đối của Hêghen – đó là ý thức đã tách khỏi con người, đó là tư tưởng nói chung mà ông coi là nền tảng và 1 Chuyển dẫn theo I.U.Bôrép. Những phạm trù mỹ học cơ bản. Trường đại học Tổng hợp Hà nội xuất bản 1974. trang 33. 2 Dẫn theo A.E.Ren – Groxx. Mỹ học-khoa học kỳ diệu. Pham Văn Bích dòch. NXB Văn hoá.1984, trang 32. 3 Theo A.E. Ren-Groxx. Mỹ học khoa học kỳ diệu. Sđd, trang 34. Vũ Minh Tiến Khoa Ngữ văn Mỹ học đại cương - 8 - là cái sáng tạo ra tất cả mọi cái hiện đang tồn tại. ng cho rằng nghệ thuật là trình độ thấp hơn của nhận thức, còn khoa học là trình độ cao hơn. Trong nghệ thuật, chân lý xuất hiện dưới dạng vẻ đẹp, đó là biểu hiện cảm tính của ý niệm. ng coi sự khác biệt giữa khoa học và nghệ thuật là ở hình thức. Khoa học phản ánh nội dung trong các khái niệm, còn nghệ thuật trong các hình tượng. ng cho rằng vẻ đẹp của tự nhiên còn chưa hoàn thiện. Nó chỉ là ánh phản quang của vẻ đẹp ý niệm. Do sự không hoàn thiện vẻ đẹp trong tự nhiên, tất yếu phải sáng tạo ra vẻ đẹp trong nghệ thuật. Vẻ đẹp trong nghệ thuật do con người tạo ra nên gắn bó với tinh thần, với ý niệm tuyệt đối qua tư tưởng của nhà nghệ só. Chính vì vậy cái đẹp trong nghệ thuật cao hơn cái đẹp trong tự nhiên. Hêghen đã đònh nghóa cái đẹp như sau : “Một sự vật nào đó là đẹp khi qua nó ý niệm về sự vật đó được biểu hiện đầy đủ”. 1 Hêghen là nhà triết học duy tâm, nên ông cho rằng thế giới phát triển bởi vì tư duy phát triển, thực tại biến đổi bởi vì những biến đổi đã diễn ra trong lý trí. Những phát triển, biến đổi, đó chính là cái q giá nhất trong triết học Hêghen V.I.Lênin đã nhận xét về triết họcmỹ học của Hêghen như sau: “Hêghen đã đoán được một cách thiên tài phép biện chứng của các sự vật (các hiện tượng, thế giới, tự nhiên) trong phép biện chứng của các khái niệm, đúng là đã đoán được, không hơn”. 2 2. Quan điểm của chủ nghóa duy vật. Chủ nghóa duy vật từ Aristtote đến Tnư sépxki đều khẳng đònh cái đẹp là có thực, có cơ sở khách quan, tồn tại khách quan, đều xuất phát từ đời sống xã hội để giải thích cái đẹp. Vậy cơ sở khách quan của cái đẹp là gì? - Cái đẹp là sự hài hoà – Những biểu hiện của nó là: + Cân đối, đối xứng, tỉ lệ. + Nhòp điệu. + Sự thống nhất giữa các mặt đối lập: ví dụ như màu đen trắng trong hội hoạ, trầm bổng cao thấp trong âm nhạc … +Trong triết học nó là tính mực thước, chừng mực, khái niệm “độ”. Hài hoà là đẹp, bởi vì hài hoà là nguyên lý cấu tạo nên sự sống. Sự sống là tự nhiên, là hài hoà. - Cái đẹp là sức sống. Cái đẹp phải tràn đầy sức sống, là sự sống trẻ trung. Thân hình người phụ nữ là hài hoà, là sự hoàn thiện, nhưng đó là cô gái chứ không phải là một bà già, hơn nữa là một cô gái tràn đầy sức sống trần thế chứ không là một xác chết. Một bức 1 Theo I.U.Bôrép. Những phạm trù mỹ học cơ bản. Sđd, trang 154. 2 Theo A.E. Ren – Groxx. Mỹ học – khoa học kỳ diệu. Sđd, trang 37. Vũ Minh Tiến Khoa Ngữ văn Mỹ học đại cương - 9 - tranh phong cảnh đẹp không phải chỉ là sự hài hoà, sự hoàn thiện, mà còn là một bức tranh mang hơi thở của cuộc sống. Cái ác cũng có sự hài hoà, sự hoàn thiện của cái ác. Cái ác nhiều khi mang bộ mặt của thánh thần. Ca dao ta cũng đã từng nói : “Mật ngọt thì ruồi chết tươi”. Vậy: hài hoà, hoàn thiện, sức sống là ba phẩm chất khách quan của cái đẹp Tsécnưsepki viết: “cái đẹp là cuộc sống” chính là vì vậy. II. Đặc điểm về mỹ cảm. 1. Tính toàn vẹn. Cảm xúc về cái đẹp bao gồm nhiều mặt, vừa là cảm giác bản năng, vừa là cảm giác tinh thần, vừa là trực giác, vừa cao hơn trực giác, vừa hướng về nhục thể, vừa hướng về tinh thần: ăn uống, đàn hát mê say. Khoái cảm nghệ thuật là cả tinh thần lẫn nhục thể. Xúc cảm rung động của con người thể hiện ra bằng yêu ghét, căm thù. Không có những cái đó không ra xúc cảm thẩm mỹ. Nguồn gốc văn học đầu tiên không phải là vấn đề tư tưởng, mà là vấn đề trực giác, vấn đề cảm nhận, vấn đề tâm hồn. Cần phải kết hợp giữa vấn đề cảm nhận, trực giác và lý trí, tư tưởng. Tôi đọc một bài thơ tôi thấy hay trước hết là tôi cảm thấy hay, là vấn đề cảm nhận, sau đó mới đến vấn đề tư tưởng, vấn đề lý trí. Một thời gian dài phê bình văn học của ta thường chú ý đến tư tưởng, đến lý trí mà bỏ quên đến vấn đề cảm nhận. Hoài Thanh lại chú ý đến cảm nhận, đến trực giác. 2. Vô tư không vụ lợi khi cảm nhận cái đẹp. Khi cảm nhận cái đẹp, đứng trước cái đẹp tình cảm chúng ta nảy nở một cách tự nhiên, vô tư không vụ lợi. Người ta không đòi hỏi tại sao lại thích cái này, thích cái kia? Thích là tự nhiên thích mà thôi. Vô tư là thoát khỏi lợi ích vật chất. Cảm giác thẩm mỹ không đòi hỏi sự chiếm đoạt, nó khác với cảm giác vật chất khác. Khát vọng của con người đứng trước cái đẹp là khát vọng vô tư, thoát khỏi sự chiếm đoạt. Vô tư là không ích kỷ, là không thu về cho mình. Tình cảm thẩm mỹ là tình cảm chia sẻ, không ích kỷ. Viết văn là giải thoát, là giãi bày, là chia sẻ. Tính ích kỷ là không phù hợp với nghệ thuật. Vô tư là không có mục đích thực dụng cụ thể, nó cũng không đòi hỏi giải thích lý do vì sao. Nó là tình cảm hoàn toàn tự nhiên của con người, không bò chi phối bởi lý trí. Vô tư hiểu theo nghóa công bằng, không thiên vò không phải là vô tư thẩm mỹ. Vô tư thẩm mỹ là vô tư không chiếm đoạt, không vụ lợi. Độc đáo của mỹ cảm Vũ Minh Tiến Khoa Ngữ văn [...]... tôi”.3 1 Aristtote : Thuật sáng tạo, dẫn theo IU.Bôrép Những phạm trù văn học cơ bản Hoàng Xuân Nhò dòch, trường đại học Hà nội xuất bản 1974, trang 53 2 I.Kăng Toàn tập, tập II, theo Iu.Bôrép Những phạm trù mỹ học cơ bản Sđd, trang 144 3 Iu Bôrép Những phạm trù mỹ học cơ bản, sđd, trang 146 Vũ Minh Tiến Khoa Ngữ văn Mỹ học đại cương - 21 - Kăng còn cho rằng tất cả các trường hợp hài kòch đều chứa đựng... biểu hiện đó đều không loại trừ tính hài kòch Chính vì vậy 1 C.Mác Phê phán triết học pháp luật của Hêghen, toàn tập, tập I, trang 418 Theo Đỗ Vân Khang, Đỗ Huy Mỹ học Mac- Lênin, Nxb đại học và THCN Hà nội, 1985, trang 84 2 Theo I.u.Bôrép Những phạm trù mỹ học cơ bản, sđd , trang 515 Vũ Minh Tiến Khoa Ngữ văn Mỹ học đại cương - 23 - mà những bậc thầy của chủ nghóa hiện thực như Banzắc, Tháccơrê, Gôgôn,... 1 N.V Gôgôn: về văn học – Ma-xerva 1952, trang 283 Theo Bôrép Những phạm trù mỹ học cơ bản Sđd, trang 448 2 Bielinxki: (Toàn tập, tập 8) Theo Bôrép Những phạm trù mỹ học cơ bản Sđd, trang 459 Vũ Minh Tiến Khoa Ngữ văn Mỹ học đại cương - 25 - 1 Châm biếm: Loại châm biếm tố cáo quyết liệt tất cả những gì không phù hợp với lý tưởng chính trò, thẩm mỹ và đạo đức tiên tiến của thời đại; nó cười nhạo đầy... và Đỗ Huy Mỹ học Mác – Lênin – Nxb Đại học và THCN Hà nội, 1985, trang 135 Vũ Minh Tiến Khoa Ngữ văn Mỹ học đại cương - 30 - CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT Mỹ học nghiên cứu bản chất và các qui luật phát triển chung của nghệ thuật Nghệ thuật được xem như một chỉnh thể thống nhất Nhưng trong thực tế nghệ thuật tồn tại trong tính muôn vẻ của các loại hình riêng lẻ của chúng- âm nhạc và hội họa, văn học và múa,... phú Nghệ thuật của mỗi thời đại đều tìm tòi, phản ánh cái đẹp của thời đại mình vào trong tác phẩm Nghệ thuật cổ đại Hy lạp phát hiện ra cái đẹp hình thể của con người Nghệ thuật thời Phục hưng phản ánh cái 1 N.G Tsécnư sepxki Những quan hệ thẩm mỹ của nghệ thuật với hiện thực Theo I.U.Bôrép Những phạm trù mỹ học cơ bản Sđd, trang 170 Vũ Minh Tiến Khoa Ngữ văn Mỹ học đại cương - 14 - đẹp của con người... kòch”.1 1 Tạp chí phê bình văn học (tiếng Nga), số 7-1936, trang 80 Dẫn theo Bôrép Những phạm trù m học cơ bản, sđd, trang 324 Vũ Minh Tiến Khoa Ngữ văn Mỹ học đại cương - 17 - Những mâu thuẫn sản sinh ra xung đột bi kòch đều hoặc là những mâu thuẫn chỉ có thể giải quyết được bằng cái chết của một trong hai bên đối lập, hoặc là những mâu thuẫn không thể giải quyết được trong thời đại chúng ta, và đạt tới.. .Mỹ học đại cương - 10 - trong cảm thụ cái đẹp là không có ranh giới rõ ràng, chính vì vậy khó đònh nghóa cái đẹp Cái đẹp không giải thích được Cái đẹp là gì?, vì sao nó đẹp? là những câu hỏi luôn luôn đặt ra cho mọi thời đại và là những câu hỏi rất khó cắt nghóa Mỹ học là khoa học cung cấp cho con người những khái niệm để con người cảm nhận... về phẩm giá của mình, như những người nô lệ ở thành quốc X Pác-tơ cổ đại, bò buộc phải uống rượu say để nêu rõ cho những đứa trẻ nhỏ người Xpác-tơ thấy rằng “người công dân” không nên uống rượu quá chén 1 Theo Iu Bôrép Những phạm trù mỹ học cơ bản, sđd, trang 156 Vũ Minh Tiến Khoa Ngữ văn Mỹ học đại cương - 22 - II Bản chất thẩm mỹ của cái hài kòch Xét đến cùng bản chất của cái hài kòch là cái xấu... bay lên trên cuộc sống 1 I.U.Bôrép Những phạm trù mỹ học cơ bản Sđd, trang 169 Vũ Minh Tiến Khoa Ngữ văn Mỹ học đại cương - 11 - Trước đây chúng ta quan niệm nghệ thuật chính là cuộc sống, dùng cuộc sống làm thước đo nghệ thuật Cần để cho nghệ só có một khoảng cách rộng lớn trong sáng tạo nghệ thuật 3 Sự thống nhất giữa tính phổ biến và tính cá biệt của mỹ cảm - Tính phổ biến: Cái đẹp ai cũng thích, cái... nhận thức Khoa học và nghệ thuật nhận thức khác nhau ngay từ đối tượng chứ không phải chỉ hình tượng Văn học nhận thức con người, đời người, về đời sống tinh thần của con người, về những suy nghó của con người Nghệ thuật như là một hoạt động đánh giá về đạo đức, chính trò, nghệ thuật còn là sự bày tỏ thái độ Vũ Minh Tiến Khoa Ngữ văn Mỹ học đại cương - 16 - CÁI BI KỊCH I Bản chất thẩm mỹ của cái bi . TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT F 7 G GIÁO TRÌNH MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG VŨ MINH TIẾN 2005 Mỹ học đại cương - 1 - MỤC. phạm trù mỹ học cơ bản. Sđd, trang 154. 2 Theo A.E. Ren – Groxx. Mỹ học – khoa học kỳ diệu. Sđd, trang 37. Vũ Minh Tiến Khoa Ngữ văn Mỹ học đại cương

Ngày đăng: 20/03/2014, 19:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. C.Mác – PH. Aêng-Ghen – V.I.Lênin. Về văn học và nghệ thuật. Nhà xuất bản sự thật. Hà nội, 1977 Khác
2. IU. A. Lu-Kin, V. C. Xca-Che-Rơ-Sic-Cop. Nguyên lý mỹ học Mác Lênin. Nhà xuất bản sách giáo khoa Mác Lênin. Hà nội, 1984 Khác
3. IU. B. Bô-Rép. Những phạm trù mỹ học cơ bản. (người dịch Hoàng Xuân Nhị). Trường đại học tổng hợp Hà nội xuất bản, 1974 Khác
4. A. E. Ren-Groxx. Mỹ học khoa học diệu kỳ. Nhà xuất bản văn hóa. Hà nội, 1984 Khác
5. A. Achix. Kiến trúc tiêu chuẩn cái đẹp. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Hà nội, 1980 Khác
6. Đỗ Văn Khang, Đỗ Huy. Mỹ học Mác Lênin. Nhà xuất bản ĐH và THCN. Hà nội, 1985 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w