Cảm xúc thẩm mỹ của cái trác tuyệt được khơi dậy bởi những sự vật, những hiện tượng, những tính cách và hành vi con người vượt ra ra khỏi giới hạn của cái bình thường, cái hàng ngày, hết sức to lớn về tầm cỡ nội dung và hình thức biểu hiện. Cảm xúc thẩm mỹ về cái trác tuyệt là cảm xúc choáng ngợp. Cái đẹp gợi nên cảm xúc thẩm mỹ về sự thiện cảm, thỏa mãn và dễ chịu, cái trác tuyệt gợi nên hứng thú gắn với sự ngạc nhiên hoặc khâm phục.
Hêghen là người đầu tiên đưa ra quan niệm biện chứng về cái trác tuyệt : khi nội dung phù hợp với hình thức, ta có cái đẹp; khi hình thức lấn át nội dung, ta có cái hài kịch; khi nội dung vượt lên trên hình thức, ta có cái trác tuyệt. Theo Hêghen, cảm xúc về cái trác tuyệt là cảm xúc nảy sinh trong quan hệ giữa một bên là nội dung rộng lớn với một bên là hình thức hữu hạn. Oâng cho rằng, cái trác tuyệt chính là sự biểu hiện cái tuyệt đối, “cái gợi nên ở chúng ta ý muốn về cái vô tận”.
TSécnưsépky cũng định nghĩa “Cái trác tuyệt là cái to lớn hơn nhiều so với tất cả những gì mà chúng ta nêu lên để so với nó”, “Một sự vật là trác tuyệt là sự vật có qui mô vượt hẳn những sự vật mà ta đem so sánh với nó, hiện tượng trác tuyệt là hiện tượng mạnh hơn những hiện tượng khác mà ta đem so sánh với nó”.
Trong tự nhiên và xã hội, có thể kể đến bốn hình thái biểu hiện của cái trác tuyệt :
1- Cái trác tuyệt thanh cao: có thể kể đến hình tượng của những lãnh tụ vĩ đại như Hồ Chí Minh, những anh hùng xả thân vì nước như Trương Định …
2- Cái trác tuyệt huy hoàng:
- Bình minh rực rỡ
- Bản giao hưởng số 9 của Béttôven nhạc sỹ thiên tài người Đức. - Hình tượng Đavít của Mikenlăng.
3- Cái trác tuyệt rợn ngợp:
- Biển động dữ dội, phong ba sấm chớp đùng đùng. - Núi lửa phun nham thạch nóng bỏng.
- Cảnh rừng già trầm lặng mênh mông không một bóng người. - Những thác nước hùng vĩ.
- Những công trình kiến trúc khổng lồ của con người …
Cái trác tuyệt rợn ngợp làm chứa trong nó một cảm xúc chiếm ưu thế và sự khủng khiếp, choáng ngợp.
Có thể kể đến sự hy sinh hiên ngang bất khuất của những người anh hùng như Phan Đình Giót, Nguyễn Văn Trỗi …, hoặc là sự hy sinh quên mình vì nghĩa của những người nông dân mặc áo lính trong Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc của Nguyễn Đình Chiểu …
Cái trác tuyệt thán phục hàm chứa một vẻ đẹp hùng vĩ của những đối tượng có tầm vóc to lớn, có sự nghiệp và phẩm cách lớn – phẩm cách của những vĩ nhân anh hùng.