Tiếng cười có nhiều cung bậc và sắc thái khác nhau: lối chế giễu của Edốp chứa đựng một cái cười kín đáo, cái cười dòn giã của Rabơle, lối cười nụ rất thông minh của Vonte, cái cười đầy tính chế giếu của Molie, lối khôi hài chói lọi của Bômácse, cái cười qua nước mắt và lối châm biếm sâu sắc của Gôgôn, lối khôi hài thân mật có phần trữ tình đượnm vẻ đau buồn của Tsêkhốp … Tuy vậy, chúng ta có thể chia ra ba sắc thái chính của tiếng cười: châm biếm, trào lộng, khôi hài.
1 N.V Gôgôn: về văn học – Ma-xerva 1952, trang 283. Theo Bôrép. Những phạm trù mỹ học cơ bản. Sđd, trang 448.
1. Châm biếm:
Loại châm biếm tố cáo quyết liệt tất cả những gì không phù hợp với lý tưởng chính trị, thẩm mỹ và đạo đức tiên tiến của thời đại; nó cười nhạo đầy căm hờn tất cả những gì cản trở việc thực hiện tốt đẹp những lý tưởng cao quí đó. Tiếng cười châm biếm phủ nhận hoàn toàn hiện tượng bị cười nhạo, “Loại châm biếm là cây roi quất điếng người” (Gôn-tra-rốp). Vấn đề ở đây không phải là chỉ nhằm uốn nắn một vài khuyết điểm, thuộc tính lẻ tẻ của hiện tượng, mà nhằm đốt cháy chính ngay bản chất của hiện tượng, tiêu hủy cái gian dối và cái ác.
Mặt đặc thù trong việc cười nhạo châm biếm là mức độ phê phán đầy căm giận, quyết liệt đối với những hiện tượng nguy hiểm, có hại về mặt xã hội. Chính Lênin đã từng viết: “Viết về những gì có hại mà không biểu thị thái độ căm ghét, tức là viết một cách thật đáng chán”. 1 Bielinxki cũng cho raèng “chất khôi hài quất mạnh” , “chất khôi hài khủng khiếp” là quan trọng, là chủ yếu trong loại châm biếm. Thái độ châm biếm là một thái độ phê phán gay gắt. Nhưng việc phê phán ở đây không phải là một việc phê phán trần truồng, một sự phủ định trống rỗng, mà là một việc phê phán nhằm khẳng định những lý tưởng thẩm mỹ cao quí. Ngay cả mức độ châm biếm nóng bỏng nhất trong nền hiện thực chủ nghĩa, bao giờ cũng xuất phát từ những lý tưởng thẩm cũng nhân đạo chủ nghĩa cao cả để phê phán, phủ định, cười nhạo, tố cáo những hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống.
Có thể có loại châm biếm không vận dụng tiếng cười, trong trường hợp sự phê phán đặc biệt đạt tới một mức độ rất cao, rất quyết liệt, trong trường hợp niềm căm ghét của nghệ sĩ sục sôi đến nỗi nó bóp nghẹt cái cười. Loại châm biếm đó xuất hiện khi một hiện tượng hài kịch nhất định dẫn đến những hậu quả khốc hại hiển nhiên, khi hiện tượng hài kịch đó tỏ ra rất nguy hiểm đối với xã hội, đẩy một số người vào cảnh bất hạnh nặng nề, thậm chí vào cái chết nữa, và do đấy làm nghệ sĩ căm ghét nó cực độ.
2. Trào lộng:
Theo Aristtote, trào lộng là cái cười thích hợp nhất đối với cái hài kịch. Bởi vì Aristtote chống lại cái cười tố cáo, cái cười châm biếm. Theo Aristtote, trào lộng đem lại cái cười làm cho bản thân mình thích thú, trào lộng là một sắc thái tế nhị của cái cười.
Theo Bôrép, “Thái độ trào lộng, với tính cách là một sắc thái của cái cười, thường biểu hiện khi cái cười bao hàm ý nghĩa chế giễu khi cười nhạo, như Maiacopxky đã từng nói, cố tìm cách “cắn thật ra trò” đối phương”.2
Trào lộng còn là cái cười kín đáo, chọc ghẹo ngầm, “trách móc ngầm”, nhằm thẳng vào chỗ yếu nhất của đối tượng. Trong trào lộng, tư tưởng phê phán càng được giấu kín bao nhiêu, thì việc trào lộng càng thấm thía, chua cay bấy nhiêu.
Trong trào lộng, đòi hỏi phải vô cùng sắc bén nhưng cũng phải hết sức tế nhị.
1 Lênin: Toàn tập, tập 35 – Dẫn theo Bôrép, Những phạm trù mỹ học cơ bản, sđd, trang 501.
3. Khôi hài:
- Cảm xúc khôi hài chân chính bao giờ cũng dựa vào những lý tưởng thẩm mỹ cao quí. Nếu không, lối khôi hài sẽ biến thành lối nói năng thô lỗ, trắng trợn và bỉ ổi.
- Cảm xúc khôi hài đòi hỏi một trí tuệ linh hoạt có khả năng nắm được nhanh chóng và nhạy bén những mâu thuẫn dưới hình thái thẩm mỹ của chúng.
- Cảm xúc khôi hài nhất thiết phải gắn liền với trí tuệ sắc bén, có khả năng phê phán phát triển cao của con người với trình độ phê phán của một tâm hồn giầu cảm xúc. Và sự phê phán ở đây phải dựa vào một quan điểm chung, trên cơ sở một lý tưởng tích cực, tiến bộ.
- Đánh giá nhanh chóng một hiện tượng trong toàn bộ của nó về mặt chất lượng chứ không phải về mặt số lượng, trong bản chất chứ không trong những chi tiết, với ý nghĩa xã hội bao quát chứ không phải với ý nghĩa thực dụng trực tiếp của nó.
- Đó là loại trí tuệ liên tươởng, ưa thích những hình ảnh đối chiếu đột ngột, phong phú, biểu hiện những hiện tượng này nọ trong mối liên hệ hồn nhiên nhất của chúng.
CÁI TRÁC TUYỆT