Sự phát triển của những quan điểm về các loại hình nghệ thuật trong lịch sử

Một phần của tài liệu Mỹ học đại cương pdf (Trang 31 - 34)

trong lịch sử mỹ học.

Sự đối lập cơ bản của mỹ học duy tâm và mỹ học duy vật đã bộc lộ rất rõ trong việc giải quyết những vấn đề về bản chất các loại hình nghệ thuật, về cách phân loại, về quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau giữa chúng.

1. Quan điểm duy tâm về sự phân chia nghệ thuật các loại hình.

Platon cho rằng nghệ tuật càng gần với thế giới ý niệm và càng tạo khả năng nhận thức cái thế giới ý niệm ấy một cách sâu sắc hơn và trực tiếp hơn, thì nghệ thuật này càng cao hơn, và ngược lại, một nghệ thuật càng gần với thế giới vật thể, thế giới hiện thực thì nghệ thuật này càng ít ý nghĩa hơn, thậm chí không cần thiết và còn tội lỗi. Từ đó Platon có thái độ phủ nhận nghệ thuật tạo hình, đặc biệt là hội họa và điêu khắc, thái độ không tin sân khấu, nghệ thuật kịch. Platon đánh giá cao âm nhạc, kiến trúc và thơ trữ tình, dường như chúng ta đã xa rời những công việc hàng ngày.

Căn cứ vào hình tượng, ông phân chia nghệ thuật thành tạo hình và biểu hiện, vật thể và không vật thể. Theo ông, mục đích của nghệ thuật tạo hình chỉ nhằm bắt chước các sự vật riêng lẻ của hiện thực, do đó, ông mới chỉ thấy chỗ yếu, chỗ hạn chế của chúng. Platon viết : “Nghệ thuật bắt chước đứng xa khỏi hiện thực. Nó chạm tới mỗi sự vật chỉ một chút thôi. Vì vậy, chẳng qua nó là một sự thể hiện hão huyền về sự vật”. 1

Còn nghệ thuật biểu hiện – múa (trước hết là múa lễ nghi tôn giáo) , âm nhạc, hát trong tôn giáo, kiến trúc. Theo ông, chừng nào chúng không phản ánh

hiện thực thực tại, thì đều thoát khỏi ảnh hưởng của thực tại, nên chúng đưa lại khả năng trực tiếp nhận biết bản chất thực sự của các ý niệm mà nhờ vậy đẩy được chúng ra khỏi thế giới trần tục, tạm bợ để đến gần với thế giới của các bản chất, với nguyên tố có tính chất thần thánh ở thế giới bên kia.

Sau này các quan điểm duy tâm đều có sự quan tâm đến âm nhạc, múa, kiến trúc và các nghệ thuật “không vật thể”, “trừu tượng”, và thường bác bỏ nghệ thuật tạo hình hoặc mưu toan hướng nó đi vào con đường biểu hiện không vật thể, thuần túy tình cảm, tượng trưng trừu tượng, ước lệ, cực đoan.

Mỹ học trung cổ lý giải âm nhạc và kiến trúc như là những nghệ thuật thể hiện đầy đủ nhất ý niệm cái cao cả, cái linh thiêng, vì vậy nhà thờ đã triệt để sử dụng. Nghệ thuật tạo hình trung cổ có tính tượng trưng rõ rệt, bổ sung cho diện mạo kiến trúc các đền đài, góp phần truyền bá các tư tưởng của kinh thánh.

I. Kăng khẳng định rằng, nghệ thuật được coi là mẫu mực là nghệ thuật mà ở đấy nôi dung cuộc sống được trình bày cực kỳ khái quát và trừu tượng. Kăng đã lý giải nghệ thuật như là sự sáng tạo ra hình thức đẹp, một thứ hình thức tách khỏi nội dung thực tiễn, nhận thức, giáo dục cũng như bất cứ nội dung cuộc sống nào khác. Kăng chia nghệ thuật ra hai loại: thượng đẳng và hạ đẳng.

Thượng đẳng: âm nhạc, những đường lượn, thơ ca (Thơ ca là nghệ thuật biểu hiện tư tưởng, gần với thế giới các ý niệm, nó đưa lại tự do và không gian rộng lớn cho tưởng tượng).

Hạ đẳng: điêu khắc, xây dựng và hội họa đều theo đuổi các hình thức của tự nhiên, tuy nhiên vẫn được nảy sinh bởi ý thức tự do của nghệ sĩ, nhưng trong nghệ thuật tạo hình sự tự do này là hạn chế.

Hêghen: Mỹ học Hêghen, lý thuyết về phân chia loại hình nghệ thuật chiếm một vị trí trung tâm.

Hêghen đã đẩy sự đối lập các loại hình nghệ thuật dẫn tới mức làm cho các loại hình nghệ thuật được coi như là những kiểu khác nhau của tư duy nghệ thuật và thậm chí là những giai đoạn phát triển khác nhau của nghệ thuật: Tiêu biểu cho nghệ thuật tượng trưng là kiến trúc, cho nghệ thuật cổ điển là điêu khắc, cho nghệ thuật lãng mạn là hội họa, âm nhạc và thơ ca. Hêghen cho rằng, trong quá trình phát triển lịch sử của nghệ thuật, loại hình này nhường chỗ cho một loại hình khác “phát triển và hoàn hảo hơn”. Tư tưởng “không bình quyền” giữa các loại hình nghệ thuật đã được nêu ra. Oâng cho rằng yếu tố hình tượng, vật chất ở các cấp độ ban đầu của nghệ thuật dường như lấn át yếu tố tinh thần, tư tưởng, rồi sau đó, trong quá trình phát triển, nội dung tư tưởng vượt lên cao hơn hình thức hình tượng. Từ những lọa hình hạ đẳng tiến đến những loại hình thượng đẳng. Kiến trúc chẳng hạn, nổi bật của hình tượng, còn tư tưởng hầu như vắng bóng. Ngược lại, trong thơ ca, yếu tố vật chất đã thành số không, tinh thần đã được thắng lợi hoàn toàn. Tiếp theo kiến trúc là điêu khắc và hội họa, còn âm nhạc đã được giải phóng gần như hoàn toàn khỏi sự ràng buộc khỏi vật chất chỉ còn tinh thần, tình cảm phát triển mà

thôi. Các loại hình nghệ thuật, theo Hêghen sắp xếp từ thấp đến cao : kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, thơ ca.

2. Quan điểm duy vật về sự phát triển của các loại hình nghệ thuật.

Mỹ học duy vật phân chia nghệ thuật thành các loại hình căn cứ vào những đặc điểm của bản thân hiện thực và tính độc đáo của các hình thức mà con người dùng để lĩnh hội nghệ thuật. Chúng không loại trừ lẫn nhau, mà bổ sung cho nhau.

Aristtote đã nêu ra nguyên tắc phân chia nghệ thuật thành các loại hình theo ba dấu hiệu của sự phản ánh hiện thực thực tại trong sáng tạo nghệ thuật:

- Bắt chước cái gì. - Bắt chước như thế nào. - Bắt chước bằng gì.

Bi kịch: bắt chước những tính cách cao cả Hài kịch: bắt chước những tính cách nhỏ bé Hội họa: bắt chước những sự vật.

Aâm nhạc: bắt chước những rung cảm và phẩm chất đạo đức.

Múa: miêu tả cuộc sống bằng các động tác tạo hình, nhờ chúng mà biểu hiện được tính cách, trạng thái tâm hồn và hành động của con người.

Trong văn học, Aristtote dựa trên phương thức phản ánh. Oâng chia văn học thành ba loại: tự sự, trữ tình, và kịch.

Létxinh, nhà khai sáng Đức thế kỷ XVIII, nhà lý luận và nhà viết kịch nổi tiếng.

Oâng chia nghệ thuật thành các loại hình không gian và thời gian. Ví dụ như hội họa và thơ ca, chúng khác nhau về đối tượng và nội dung cũng như về phương pháp biểu hiện. Khách thể của hội họa là những đồ vật và thân thể trong không gian, phương tiện biểu hiện là hình dạng và màu sắc. Còn nhà thơ thể hiện các hành động được tiến hành trong thời gian nhờ ngôn từ và nhịp điệu. Hội họa là tĩnh, thơ ca là động.

Các nhà dân chủ cách mạng Nga đã phê phán việc đối lập nghệ thuật thượng đẳng và hạ đẳng, và chỉ ra rằng mọi loại hình nghệ thuật đều phản ánh cuộc sống, đều biểu hiện các tư tưởng, suy nghĩ và tình cảm con người, nhưng khác nhau về các hình thức thể hiện.

Bêlinxki đã chỉ ra rằng, sự phân chia này được qui định bởi bản thân cuộc sống mà nghệ thuật phản ánh. Thí dụ, việc phân chia văn học ra thành sử thi và kịch, tất nhiên không chỉ dựa theo các hình thức thể hiện nghệ thuật, mà trước hết, trong một mức độ đáng kể, còn dựa vào khách thể của việc miêu tả, và dựa theo quan hệ của nghệ sĩ đối với các sự kiện được thể hiện. Đối tượng của sử thi là sự kiện thì đối tượng của trữ tình là thế giới nội tâm con người.

Trong sự phân chia nghệ thuật thành các loại, thể, điều quan trọng là tính đến tính chất mối quan hệ của tư tưởng đối với cuộc sống. Chẳng hạn, việc phân chia thành bi kịch và hài kịch không chỉ gắn liền với bản thân khách thể, mà trước hết gắn với quan hệ thẩm mỹ của nghệ sĩ đối với hiện thực, với lập trường, phương hướng tư tưởng của anh ta.

Một phần của tài liệu Mỹ học đại cương pdf (Trang 31 - 34)