Các nguyên tắc hiện đại về phân loại nghệ thuật 3 3-

Một phần của tài liệu Mỹ học đại cương pdf (Trang 34 - 36)

Học thuyết Mác- Lênin nghiên cứu các qui luật của con người lĩnh hội thẩm mỹ về thế giới, về bản chất của nghệ thuật, đã tạo cơ sở khoa học việc phân loại các loại hình nghệ thuật. Không thể thực hiện được sự phân loại này nếu chỉ lấy riêng một dấu hiệu nào đó làm cơ sở để phân chia nghệ thuật thành các loại hình.

Ơû mỗi loại hình nghệ thuật đều có sự kết hợp và xen quyện của những đặc điểm cho phép ghép nó với những loại hình nào đó của sáng tạo nghệ thuật trên những nền tảng khác nhau. Nhiều loại hình nghệ thuật là sự kết hợp của những nghệ thuật khác nhau như là những loại hình tổng hợp: sân khấu, điện ảnh, thanh nhạc, xiếc, tạp kỹ … Hãy lấy một ví dụ nói lên tính chất không đúng của cách phân loại nghệ thuật phiến diện, một chiều.

Chẳng hạn, âm nhạc và văn học, rất gần gũi nhau, bởi vì chúng đều phản ánh trực tiếp sự phát triển, sự vận động, cùng thuộc loại hình thời gian. Nhưng nếu xem xét âm nhạc và văn học từ góc độ kiểu loại hình tượng thì hai loại hình nghệ thuật này khác biệt rõ rệt. Vì theo tính chất hình tượng thì âm nhạc không gần gũi với văn học, mà có chăng là với kiến trúc (chúng là những nghệ thuật không vật thể và gần gũi với nhau đến nỗi khi xét từ góc độ kiểu hình tượng, tính kết cấu, tính tình cảm và tính biểu hiện, từ lâu người ta đã coi âm nhạc là kiến trúc biết vận động và gọi kiến trúc là âm nhạc đã lắng đọng). Như vậy, nếu theo nguyên tắc phân chia này thì âm nhạc và văn học đứng cùng với nhau, còn theo nguyên tắc khác chúng lại xa nhau.

Mỹ học Mác-Lênin nêu lên những nguyên nhân phân chia nghệ thuật thành các loại hình và chỉ rõ các nguyên tắc cơ bản của việc phân loại nghệ thuật.

Cơ sở hàng đầu của việc phân chia nghệ thuật thành các loại hình là tính muôn vẻ của nội dung bản thân hiện thực.

Một trong những ví dụ về việc phân chia nghệ thuật thành các loại hình, xét từ phía khách thể của phản ánh nghệ thuật, là sự phân chia thành các nghệ thuật không gian và thời gian.

Đứng trước những sự kiện cuộc sống, mỗi nghệ sĩ sẽ chọn lấy những mặt khác nhau, những hình thức phản ảnh khác nhau để tái tạo lại hiện thực: tiểu thuyết, kịch, phim, thơ trữ tình, hội họa, điêu khắc … các tác phẩm ấy không chỉ khác biệt nhau từ góc độ hình thức thể hiện mà còn ở cách lựa chọn và trình bày nghệ thuật các sự kiện, sự việc, tính cách đã được phản ánh trong các hình tượng thuộc các loại hình khác nhau. Cùng một đề tài nhưng được thể hiện rất khác nhau chính là do tính muôn vẻ của nội dung bản thân hiện thực qui định.

Ngay những nghệ thuật gần gũi nhau, như sân khấu và điện ảnh cùng có những khác biệt về những khả năng phản ánh những mặt khác nhau của cuộc sống. Điện ảnh phản ánh rất đầy đủ các hoàn cảnh đời sống, cảnh vật thiên nhiên, các công trình kiến trúc, thể hiện một cách trực diện bản thân quá trình vận động phát triển của các hiện tượng khách quan, điều mà sân khấu không thể làm được. Song sân khấu lại có khả năng tập trung sự chú ý của khán giả cùng tham gia hành động với nhân vật, điều mà điện ảnh không thể có.

Sân khấu và điện ảnh là những nghệ thuật rất gần gũi nhau về tính chất của chất liệu đời sống và về kiểu phản ánh nghệ thuật. Đó là những nghệ thuật tổng hợp kết hợp các nghệ thuật diễn xuất, đạo diễn, âm nhạc, hội họa, kiến trúc và ngôn từ … chúng kết hợp cả những đặc điểm của nghệ thuật biểu hiện và nghệ thuật tạo hình.

Tất nhiên việc phân chia nghệ thuật ra thành các loại hình biểu hiện và tạo hình ước lệ bởi lẽ hội họa không chỉ miêu tả các sự vật, mà còn biểu hiện các tình cảm và quan hệ của nghệ sĩ đối với cuộc sống, còn âm nhạc không chỉ biểu hiện, mà trong nhiều trường hợp cũng miêu tả đối tượng của nó.

Việc ghép loại nghệ thuật này vào nghệ thuật tạo hình và ghép những loại nghệ thuật khác vào loại nghệ thuật biểu hiện không được thực hiện một cách máy móc, không được áp đặt. Không thể có thái độ nếu nghệ thuật đã là biểu hiện, có nghĩa là không thể có bất cứ một yếu tố tạo hình nào, còn một khi đã là tạo hình, thì không thể nói gì đến tính biểu hiện. Trong hội họa cũng như trong tạo hình, tư duy biểu hiện hình tượng đóng một vai trò quan trọng.

Aâm nhạc là loại nghệ thuật biểu hiện, dĩ nhiên vẫn có yếu tố tạo hình. Hình tượng âm nhạc có khả năng truyền đạt những âm thanh và nhịp điệu của hiện thực : tiếng rì rầm của biển, tiếng róc rách của suối, tiếng gió rì rào, tiếng lá xào xạc, tiếng chim hót, tiếng ầm vang của trận đánh …

Như vậy các loại hình khác nhau của nghệ thuật khác nhau không chỉ về đối tượng và nội dung phản ánh mà cả tính chất của tư duy hình tượng. ( Tư duy hình tượng trong hội họa và âm nhạc, như đã phân tích ở trên là rất khác nhau).

Trong việc phân chia nghệ thuật thành các loại hình, những đặc điểm của sự cảm thụ thẩm mỹ các tác phẩm nghệ thuật cũng đóng vai trò to lơn.

Dựa theo chất lượng và các phương thức lĩnh hội nghệ thuật, có thể chia nghệ thuật ra thành bốn nhóm:

- Nghệ thuật sử dụng vật liệu tự nhiên : điêu khắc, kiến trúc, nghệ thuật ứng dụng.

- Nghệ thuật ngôn từ : văn học - Nghệ thuật âm thanh : âm nhạc

- Nghệ thuật lấy bản thân con người làm vật liệu : múa, sân khấu, điện ảnh, xiếc, tạp kỹ …

Những nguyên tắc phân chia trên là những nguyên tắc cơ bản, song còn có thể chia theo một số đặc điểm quan trọng khác, chẳng hạn: chia nghệ thuật thành các loại hình ứng dụng hay có công dụng thực tế và các loại hình thuần túy nghệ thuật, hay còn gọi là nghệ thuật đẹp.

Nghệ thuật ứng dụng : trang trí, mỹ thuật công nghiệp, nghệ thuật trình bày các sản phẩm lao động và sinh hoạt, một số loại sáng tác dân gian … chúng kết hợp mục đích nghệ thuật với mục đích sử dụng, kết hợp giữa cái thẩm mỹ với cái công dụng.

Tuy nhiên ở một số loại hình nghệ thuật thuần túy: thơ ca, âm nhạc, hội họa, điêu khắc … vẫn có cả mặt ứng dụng, chẳng hạn, âm nhạc có nhạc nhảy, nhạc hành quân, nhạc nghi lễ …

Cuối cùng, có thể ghi nhân sự phân chia nghệ thuật thành loại có trước và loại có sau, loại không cần phải có sự thể hiện hỗ trợ bổ sung, mà tự chúng trực tiếp hiện lên trước khán giả; loại hình cần có sự thể hiện bổ sung như các nghệ thuật biểu diễn, thí dụ nghệ thuật kịch bản và nghệ thuật sân khấu, âm nhạc và biểu diễn âm nhạc, kịch bản điện ảnh và điện ảnh.

Kết luận:

Loại hình nghệ thuật là một lĩnh vực hoạt động nghệ thuật đặc biệt của con người, được phân biệt dựa theo đối tượng của sự phản ánh chủ yếu, dựa theo tính chất và kiểu loại hình tượng, theo phương thức thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người, theo chất liệu và các qui luật đặc trưng xây dựng hình tượng nghệ thuật.

Một phần của tài liệu Mỹ học đại cương pdf (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)