III- Đặc trưng của một số loại hình nghệ thuật 35
3. Nghệ thuật tạo hình
Nghệ thuật tạo hình gồm có hội họa, đồ họa, điêu khắc, nhiếp ảnh nghệ thuật. Đặc điểm mà chúng ta, trong khuôn khổ và bằng các phương tiện của nghệ thuật này, thể hiện trực tiếp toàn bộ tính muôn vẻ của các hiện tượng, các sự vật, hình dáng, màu sắc, hình khối, dáng vẻ của thế giới bên ngoài. Sự miêu tả này rất sinh động, với sức mạnh của trí tưởng tượng của con người nghệ sĩ đã làm sống lại và thể hiện được không chỉ tính năng động của thế giới hiện thực, mà cả cuộc sống của những con người được mô tả.
Việc thể hiện chân thực các hiện tượng cụ thể của hiện thực trong các hình tượng nghệ thuật của nghệ thuật tạo hình là một phẩm chất lớn. Đối với nghệ thuật tạo hình, tính muôn vẻ vật thể của thế giới là một sự lý thú thẩm mỹ, một giá trị thẩm mỹ độc lập. Chủ nghĩa hiện thực trong nghệ thuật không bao giờ coi nhiệm vụ của mình chỉ là sao chép của các hình thức của cuộc sống, sự giống nhau tự nó không bao giờ là phẩm chất duy nhất và là mục đích của nghệ thuật tạo hình, nó chỉ là một phương tiện để thể hiện một quan hệ nhất định của người nghệ sĩ đối với cuộc sống và đưa lại một sự khái quát nhất định.
Chủ nghĩa tự nhiên không đơn giản là một bút pháp nghệ thuật, mà là một quan điểm thẩm mỹ, một trào lưu nghệ thuật, một phương pháp sáng tác.
Để cảm thụ được hội họa, cần phải nhận ra rằng ở tác phẩm hội họa không chỉ những gì được trực tiếp miêu tả ở đó, mà cả ý nghĩa bên trong của sự kiện được miêu tả. Hội họa là nghệ thuật gắn liền với tư duy hình tượng được biểu hiện không phải bằng lời, mà bằng sự miêu tả vật thể. Để cảm thụ được hội họa, nhất thiết phải phát triển cảm quan màu sắc và khả năng hiểu ý nghĩa của bố cục.
Nghệ thuật tạo hình, như hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc đều phản ánh hiện thực thông qua sự tái hiện hình tượng các hình thức nhìn thấy được của hiện thực, đều thể hiện diện mạo các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan, diện mạo con người, thể hiện tính muôn vẻ cuộc sống được cảm nhận bằng thị giác. Hội hoạ, điêu khắc thể hiện một thời điểm nhất định của sự vận động, một phút dừng lại để người ta nhìn kỹ được cái miêu tả, tận mắt phân biệt được mối liên hệ và tương quan giữa các khách thể của thế giới hiện thực. Trong nghệ thuật tạo hình, bố cục có một vai trò to lớn, nó chính là sự đối chiếu, sự bố trí, sự kết hợp với nhau các sự vật cụ thể và mọi yếu tố của tác phẩm nghệ thuật. Sự kết hợp này toát lên sự suy nghĩ, phân tích của
nghệ sĩ, cách hiểu của anh ta về các sự kiện, thái độ của anh ta đối với chúng, đối với con người và tự nhiên.
Chân dung hiện thực của chủ nghĩa về con người phải thể hiện được cái điển hình, cái tiêu biểu cho con người đó, thể hiện được thế giới nội tâm, vị trí và cả quan hệ của nó đối với hiện thực và những người khác. Tranh phong cảnh không chỉ vẽ về các cảnh vật tự nhiên mà con phải nói lên được tâm trạng và suy nghĩ trong lúc con người ngắm nhìn các cảnh vật thiên nhiên đó. Cả hình hoạ, bố cục, màu sắc và cả phối cảnh, mọi thành phần của tác phẩm nghệ thuật tạo hình đều phải nhằm thể hiện ý đồ tư tưởng của nghệ sĩ. Nghệ thuật tạo hình khám phá vẻ đẹp của cái hiện thực thường bị che dấu bởi cái ngẫu nhiên, cái bộ phận, phát triển khả năng quan sát, khả năng nhìn sâu vào thế giới và phát hiện ra những cái có ý nghĩa và quan trọng đối với đời sống con người.
Bên cạnh hội hoạ và đồ hoạ, nghệ thuật tạo hình còn bao gồm điêu khắc. Đối tượng gần như độc nhất của điêu khắc là con người. Điêu khắc hầu như không thể hiện bối cảnh, hoàn cảnh hoạt động của nhân vật, mà hoàn toàn dựa vào cách thể hiện diện mạo bên ngoài của con người. Ơû đây nổi bật lên đặc biệt rõ nét yêu cầu điển hình hoá, khái quát hoá hình tượng điêu khắc.
Không nên hiểu phát triển của điêu khắc chỉ là sự tiến bộ trong việc miêu tả thân thể con người. Về phương diện này, nghệ thuật cổ đại đã đạt được sự hoàn thiện lớn. Trong phát triển của điêu khắc, điều quan trọng là thể hiện thế giới nội tâm của con người.
4.Âm nhạc
Một trong những loại hình nghệ thuật cổ xưa nhất là âm nhạc. Aâm nhạc là sự phản ánh hình tượng – nghệ thuật đặc biệt về hiện thực. Ơû một mức độ nhất định, âm nhạc có khả năng thể hiện ngay cả các mặt vật thể của cuộc sống, nhất là âm nhạc có chương trình, thanh nhạc, nhạc sân khấu, nhạc ba lê, nhạc cho điện ảnh … Nghệ thuật âm nhạc thể hiện nhịp điệu, tính chất của sự vận động và phát triển trong tự nhiên và trong đời sống con người. Dựa trên việc sử dụng âm thanh làm chất liệu, âm nhạc có khả năng đặc biệt phong phú trong việc thể hiện sự rung động, cảm xúc và tâm trạng con người. Aâm nhạc có tác động trực tiếp vào lĩnh vực tình cảm của con người, và thông qua cảm xúc mà thể hiện tư tưởng.
Nhạc có lời (thanh nhạc, ôpêra …) và nhạc không lời (nhạc giao hưởng, nhạc balê, nhạc nền sân khấu, nhạc trong phim …). Tính nhiều vẻ của các loại thể và loại hình âm nhạc tạo nên một thế giới theo cuộc sống con người suất từ đầu đến chí cuối. Bằng những hình thức đặc trưng của mình, nghệ thuật âm nhạc thể hiện các tư tưởng chính trị, triết học, đạo đức và làm phong phú thế giới tâm hồn của con người. Các nhạc sĩ lớn thường dựa vào truyền thống âm nhạc dân gian, âm nhạc dân tộc.
Việc cảm thụ âm nhạc phải được chuẩn bị, phải hiểu biết về các cơ sở lý thuyết âm nhạc và phải phát triển khả năng nghe nhạc, phải có lòng say mê yêu âm
nhạc. Để giáo dục một thị hiếu thẩm mỹ đúng đắn, nhạc nhẹ giữ một vai trò quan trọng.