Nghệ thuật ứng dụng: 35

Một phần của tài liệu Mỹ học đại cương pdf (Trang 36 - 41)

III- Đặc trưng của một số loại hình nghệ thuật 35

1. Nghệ thuật ứng dụng: 35

“ Những người sáng lập là những người thợ gốm, thợ rèn, thợ kim hoàn, thợ dệt, thợ đá, thợ mộc, những người chạm khắc trên gỗ và trên xương, những người chế tạo vũ khí, thợ quét vôi, thợ may, nói chung là thợ thủ công – những người mà các đồ vật họ làm ra một cách nghệ thuật, làm vui mắt chúng ta và chứa đầy trong các bảo tàng của chúng ta”.1

Đặc điểm của nghệ thuật ứng dụng là sự kết hợp giữa mục đích công dụng và mục đích thẩm mỹ của đồ vật. Tác phẩm nghệ thuật ứng dụng vừa phản ánh vừa xây dựng lối sống của xã hội này hay xã hội khác, của một giai cấp, một nhóm xã hội nhất định, biểu hiện các đặc điểm của nền văn hóa nghệ thuật dân tộc ghi lại các biểu tượng thẩm mỹ, các tập tục, các nghi lễ của dân tộc. Bản thân của nghệ thuật ứng dụng là một công nghiệp nghệ thuật, là sự tạo dáng các đồ vật sinh hoạt thông thường hàng ngày, thậm chí các công cụ lao động, các bình lọ, đồ gỗ …, tất cả đều là những vật ưa chuộng của nghệ thuật ứng dụng.

Trong thời đại chúng ta dạng quan trọng nhất của nghệ thuật ứng dụng là đi- da-in (thiết kế mỹ thuật công nghiệp). Didain phục vụ với tư cách là thiết kế thế giới đồ vật, là phương tiện thẩm mỹ hóa môi trường đồ vật bao quanh con người. Là nghệ thuật ứng dụng, didain không chỉ thỏa mãn các nhu cầu vật chất và thẩm mỹ của con người mà còn xây dựng chúng, đóng vai trò giáo dục trong xã hội.

Aûnh hưởng của Đidain vào lối sống là ở chỗ nó khẳng định (tất nhiên, dưới sự tác động của hệ tư tưởng thống trị của nghệ thuật ) một phong cách thẩm mỹ nhất định. Nghệ thuật ứng dụng là nghệ thuật kết hợp giữa cái có ích và cái đẹp.

2.Kiến trúc:

Kiến trúc là một loại hình nghệ thuật. Thời kỳ trung cổ đã đạt được ba phong cách kiến trúc rõ rệt, nổi bật, còn ảnh hưởng mãi sau này.

- Phong cách kiến trúc Bigangxtanh :

Từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ thứ IX: tính biểu hiện và ước lệ rất cao. Nhà thơ Sanhsơphi (532 - 537) ở Côngxtăngxtinốp, do hai kiến trúc sư Aêngtênuúyt và Tơrănglơ thiết kế và xây dựng. Vật liệu bằng gạch, đá, hồ vôi (chưa có ximăng). Nóc vòm cao 56 m, đường kinh 31 m. trang trí nội thất đẹp tạo ra vẻ ảo mộng lung linh.

Nhà thờ Sanh-mác ở Vơnidơ (Ý) và nhà thờ Sanh vi ta ở Ravensơ. - Phong cách kiến trúc Rômanh:

Thời kỳ giữa trung cổ, ở Tây âu, từ thế kỷ thứ X trở đi. Phong cách này đã ảnh hưởng khắp châu Aâu và thế giới, đặc biệt ở Pháp và Đức. Lúc đầu chưa có tên gọi, đến thế kỷ XIV mới đặt tên. Vật liệu bằng gạch, đá, với chất gắn mới.

Ngoại thất: hài hòa, đơn giản, rất trang trọng nhưng ủ dột, buồn. Vì xã hội trong giai đoạn này là xã hội phong kiến cát cứ, các lãnh chúa có toàn quyền với mảnh đất của mình. Chiến tranh liên miêm. Nhà thờ, biến thành pháo đài. Điều kiện xã hội đó đã ảnh hưởng vào kiến trúc.

Kiến trúc Rômanh rất vững chắc, khoẻ mạnh, không chạm trổ bên ngoài, không một chi tiết nào thừa, toàn bộ hợp thành một khối bền chặt trông như một hiệp sĩ trung cổ trong bộ giáp sắt. Lâu đài là pháo đài của lãnh chúa, nhà thờ là pháo đài của thần linh. Quan niệm của thời đó cho rằng chúa trời cũng là một lãnh chúa tối cao, nên nơi ngự trị của ngàøi cũng chặt chẽ nghiêm ngặt, do đó thường có tháp cao hình ống, bề ngoài trơn tru. Tiêu biểu là nhà thờ Vóc mơ (1171-1234).

Phong cách Rômanh không chỉ trong nhà thờ mà nó còn ảnh hưởng xây dựng những pháo đài. Tiêu biểu cho phong cách này có cái vòm cửa sổ hình bán nguyệt.

Phần bên trong pháo đài là nơi ở của tầng lớp quí tộc, thủ lĩnh quân sự, quần chúng ở xung quanh, quân đội bảo vệ bên ngoài. Pháo đài hình răng cưa, khoảng 40 mét có một lô cốt bảo vệ. Giữa thành có một bộ phận gọi là Đông giông để các vị quí tộc, thủ lĩnh quân sự ở, đề phòng quần chúng nổi dậy hoặc quân đội làm loạn thì họ ngăn con đường vào Đông giông. Lâu đài cố thủ ở bên trong thành lớn.

Phong cách Rômanh thể hiện rõ ở nhà thờ Đức bà Pari, nhà thờ Gióc-nơ-Pac guốc ở Đức, thành phố pháo đài Kat.

- Phong cách Gô tích :

Đây là thời kỳ cuối trung cổ, với tính chất phong kiến tập quyền và ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản vào đời sống tư tưởng, tình cảm của con người, khiến cho phong cách trang trọng, ủ dột, nghiêm trang, lạnh lẽo không còn phù hợp nữa. Vì vậy, năm 1132, một cha xứ người Pháp là Xung-giê ở Xanhđơni rất am hiểu nghệ thuật, đã tập hợp được nhiều nghệ sĩ có tài góp phần ra đời phong cách kiến trúc mới- phong cách Gô tích. Đây là nghệ thuật kiến trúc hết sức bay bổng.

So sánh hai phong cách

Rômanh

- Dáng chung toàn bộ khá nặng nề, nhưng vững chắc, mang nhiều dấu ấn của thành quách, người ta có thể nhận dạng qua khung cửa hình bán nguyệt.

- Hầu như không có trang trí bên ngoài, nếu có thì ở trên vòm của gian thờ.

- Nôi thất âm u, ít cửa sổ, ít ánh sáng, nhiều đường ngăn cách nên âm thanh ít vang động. Phong cách này chụi ảnh hưởng của nông nô kỵ sĩ.

- Cột: to, khỏe, không có bệ đỡ, xà ngang nặng nề.

Gô tích

- Dáng chung thanh thoát, nhẹ nhõm với những đường thẳng vút lên. Cửa sổ ghép dường như một cái hoa, lòng hướng về hướng đông, ánh sáng chiếu qua tạo nên sự lunh linh huyền ảo.

- Lầu chuông bao giờ cũng được xây dựng rất cao như những mũi tên chọc trời, để báo lên trời lời cầu nguyện của tin đồ.

- Khung cửa hình thoi và khối kiến trúc vươn lên.

- Nội thất: do nhiều cửa và cột được cải tiến thanh mảnh hơn, ít tường ngăn cách, hình họa nhiều, đặc biệt là hình họa trên kích màu làm cho bên trong trở nên lung linh huyền ảo, âm thanh vang vọng.

- Bên ngoài trang trí rất nhiều tượng trên vòm cửa.

- Cột: thanh thoát, có bệ đỡ, có nhiều đường kẻ song song vút lên, đầu cột có hoa văn trang trí.

Kết luận: Phong cách Bigăngxtanh là giai đoạn chập chững ấu thơ, Rômanh là giai đoạn mẫu mực, cổ điển, Gôtích là giai đoạn quá mức.

Phong cách kiến trúc của Rômanh như những chàng lực sĩ vai trần đỡ những xà ngang nặng nề, còn phong cách kiến trúc Gôtích như những nàng tiên bay lượn nâng những mâm ngũ quả.

Trong kiến trúc, cái thực dụng không phải là cái gì bên ngoài, mà là bộ phận quan trọng của nội dung loại hình nghệ thuật này. Vì vậy, khi đề cập đến các đặc trưng của kiến trúc, chúng ta phải bắt đầu từ chỗ yếu tố công dụng thực tế và yếu tố thẩm mỹ-nghệ thuật được kết hợp với nhau như thế nào.

Công trình kiến trúc khai thác sức biểu hiện của mình từ đặc trưng chức năng xã hội của nó. Hình tượng một căn nhà khác với hình tượng một xí nghiệp công nghiệp, một công trình thể thao, văn nghệ, hành chính. Nhưng nó chỉ trở thành một tác phẩm kiến trúc khi nó có sức biểu hiện tư tưởng, tình cảm, thẩm mỹ. Đặc trưng của nghệ thuật kiến trúc là ở chỗ các hình tượng của nó mang tính chất tình cảm nổi bật, và không phải phản ánh các hiện tượng hay các mặt cụ thể riêng lẻ nào của đời sống, mà là những tư tưởng chung, những tư tưởng khẳng định cuộc sống, về tầm vĩ đại, sự hùng mạnh, những tư tưởng về cái đẹp.

Xét trên nguyên tắc, trong kiến trúc, đẹp là cái có ích. Tòa nhà đẹp hơn cả là tòa nhà thuận tiện hơn cả. Phê phán những gì thừa trong kiến trúc cũng chính là phê phán sự gián đoạn giữa cái thẩm mỹ và cái có ích. Nhưng không được quên rằng việc ngắm nghía cái đẹp cũng là một nhu cầu của con người. Vì thế, việc tạo dáng thẩm mỹ các tòa nhà là cần thiết. Sự thống nhất cụ thể của các mặt có ích và thẩm mỹ ở kiến trúc cho phép tạo nên phong cách của nó.

Khái niệm phong cách cũng có ý nghĩa quan trọng khi vận dụng vào nghệ thuật ứng dụng. Khoái cảm thẩm mỹ mà ta có được do việc chế tạo có nghệ thuật các vật dụng sinh hoạt, trước hết là khoái cảm bởi hình thức, bởi bản chất thẩm mỹ của các chất liệu ở nghệ thuật ứng dụng nghệ thuật trang trí, bởi bút pháp, màu sắc, … Nhưng cách sáng tác nghệ thuật với tư cách là một mặt của nghệ thuật ứng dụng, bao giờ cũng thể hiện một phong cách nhất định.

Nếu chúng ta không thể vận dụng vào các tác phẩm của nghệ thuật ứng dụng những khái niệm như sự thống nhất phong cách, sự thống nhất các nguyên tắc có ích và thẩm mỹ tư tưởng, thì chúng ta không hiểu các tác phẩm này đúng như là các hiện tượng nghệ thuật. Trước mắt chúng ta đó chẳng qua là những đồ vật đẹp hay không đẹp mà thôi. Nhưng chỉ cần xem xét một trường phái, một hệ thống nghệ thuật ứng dụng với mục đích làm rõ các đặc điểm phong cách của chúng khác nhau như thế nào trong những thời đại khác nhau, ở những đất nước khác nhau, trong một hệ thống lối sống của các nhóm xã hội khác nhau, chúng ta có thể nhận thấy những hoạt động sáng tạo những đồ vật có sức biểu hiện thẩm mỹ như là hoạt động nghệ thuật của con người.

Cũng có thể nói như vậy về kiến trúc. Nếu nằm ngoài các phẩm chất thẩm mỹ tư tưởng và tính biểu hiện tình cảm, thì đó không còn là kiến trúc với tư cách là

một nghệ thuật nữa. Nhưng nghệ thuật kiến trúc không thể đứng vững nếu nó không kết hợp giữa thẩm mỹ và cái ích lợi thực tế. Phong cách kiến trúc chỉ được nảy sinh trong sự thống nhất giữa cái có ích và cái đẹp.

Kiến trúc và nghệ thuật ứng dụng ảnh hưởng hàng ngày tới việc hình thành thị hiếu thẩm mỹ. Người ta thỉnh thoảng mới đến với sân khấu và điện ảnh, nhạc viện hay rạp xiếc, song hàng ngày không thể nào không cảm nhận sự trình bày của các đồ vật sinh hoạt, không nhìn thấy những tác phẩm kiến trúc ở xung quanh mình. Nghệ thuật ứng dụng và kiến trúc giáo dục thị hiếu thẩm mỹ là những nhân tố tác động liên tục đối với sự phát triển thẩm mỹ – nghệ thuật cuả chúng ta.

Một phần của tài liệu Mỹ học đại cương pdf (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)