DANH MUC CAC TU VIET TAT CPEPCRXI OGG Công ty Công ty Cô phân Xuất Nhập Khẩu Y Tế Domesco DCL Công ty Cô phần Dược phẩm Cứu Long DHG Công ty Cô phân Dược Hậu Giang DMC Công ty Cô p
Trang 1KHOA KINH TE - QUAN TRI KINH DOANH
LUAN VAN TOT NGHIEP
PHAN TICH THUC TRANG VE CAU TRUC VON
VA CHI PHI SU DUNG VON CUA
CONG TY CO PHAN XUAT NHAP KHAU Y TE
DOMESCO TINH DONG THAP
Giáo viên hướng dẫn : Sinh vién thuc hién:
NGUYEN DINH YEN OANH HUYNH THANH HUNG
Trang 2Luận văn tôt nghiệp
ơn đến:
- Quý thầy cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học Cần Thơ đã tận tâm hướng dẫn và truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian qua va tao điều kiện cho em có được nơi thực tập đúng với chuyên ngành mà em đã học Đặc biệt em xin cảm ơn cô Nguyễn Đinh Yến Oanh đã tận tình chỉ dẫn và đóng góp ý kiến cho để tài của em, giúp em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình
- Ban Giám đốc Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Y Tế Domesco đã tiếp
nhận và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt đợt thực tập cùng các cô,
chú, anh, chị phòng Kế toán những người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong việc tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại công ty
Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ, Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, cô Nguyễn Đinh Yến Oanh cùng các cô chú,
anh, chị ở Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Y Tế Domesco dôi dào sức khỏe,
hạnh phúc, luôn thành đạt trong công tắc cũng như trong cuộc sống
Em xin chân thành cảm ơn!
Cẩn Thơ, ngày 01, tháng 07, năm 2011
Sinh viên thực hiện
Huỳnh Thanh Hùng
Trang 3
LOI CAM DOAN
PEPCRXIAG
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào
Can Thơ, ngày 01, tháng 07, năm 2011
Sinh viên thực hiện
Huỳnh Thanh Hùng
Trang 4Luận văn tôt nghiệp
ÁỂ ĐÔ ĐA G0 0C 0 000000 000060000600006000000000000000060000000000000000000000 00000000 00000000000000000000000600000000000000600000006060000600 06 06 666 e6Ý60 606 66e6ee66
ÁỂ ĐÔ ĐA G0 0C 0 000000 000060000600006000000000000000060000000000000000000000 00000000 00000000000000000000000600000000000000600000006060000600 06 06 666 e6Ý60 606 66e6ee66
Trang 5
NHAN XET CUA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
c໣>»CS435&s&
Cần thơ, ngày ., tháng ., năm 2011
Giáo viên hướng dẫn
Nguyễn Đinh Yến Oanh
Trang 6Luận văn tôt nghiệp
NHAN XET CUA GIAO VIEN PHAN BIEN
CPEPCRXI OGG
Ngày , thang , nam 2011
Giao vién phan bién
Trang 7
MỤC LỤC PPEPCRINGS
Trang
1.1 DAT VAN DE NGHIEN CUU eccccecscesesescssessssessescssessssessesessesssenseseeaes 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU + 222 2S 2E E2 £E£E£E££E+EEzxersred 2
IV N0 0v 1 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thÊ - - - 2S H* SH HS 313 101311 101111131111 111 110 11L 2 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU . + - 252 ©6952 SE+ES£E+EEvESEEEEerrererrereee 3 1.4 PHAM VI NGHIÊN CỨU 22-2 252 2£ +E+E+EE£EEEEErversrsrrsred 3
I5 9i 2à 3
IE 2y (o8 0 — 3
1.4.3 Đối tượng nghiên Cứu - + 5+ 6+ 2+2 SEEkEEEEEEEEkEEEEEErkerkrrerred 3 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆỆU 25 5 2 E22 EE£ES£E+EEEESEEvEErErerrerkee 3 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ws 6 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUAN o.ccceccescccsecsescescscssesesssscscsscscssessecssesesesssessesseesees 6 2.1.1 Khái niệm về câu trúc vốn -+ 2 + + s++z£+stxrxerxerxrrererrkerrvre 6 2.1.2 Các lý thuyết về Cau trúc vỐn -+-+ s s+tsctckeEEEEErkerkrrkiee 6 2.1.3 Chi phí sử đụng vốn .-. 2 - + <SEEESEEEEEEEE E111 1131 7 2.1.3.1 Khái niệm ¿- + 5< St SH S313 11 31111111411 13111111111 ke, 7
“C00098 0i ác 7 2.1.3.3 Chi phí sử dụng vốn cỗ phần - + 2+ E+z£xz£scrzreez 7
2.1.3.4 Chỉ phí sử dụng vốn bình quân -¿- 2-2 5 s+c*cczcxzeerx2 8
2.1.4 Các tác động của cấu trúc vốn đến doanh lợi và rủi ro 9 2.1.4.1 Khái niệm và phân loại rỦI rO - «55+ s*sseesszxesss 9 2.1.4.2 Các loại đòn bây trong doanh nghiệp . - 2555: 10 2.1.5 Cầu trúc vốn trong mối quan hệ với giá trị doanh nghiệp 13
2.1.5.1 Phân tích mối quan hệ EBIT - EPS 2 - 22+ z2 13
Trang 8Luận văn tôt nghiệp
2.2.2 Phương phap phan tich $6 li8U woo esessesessceesesseetsseststeseetseeen 16
CHUONG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VẺ CÔNG TY 18 3.1 GIỚI THIỆU VÉ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIEN CUA CONG TY
°nN (vi it a,7ỗẼố7 18
3.1.2 Quá trình hình thành và phát triỀn 2 2 252 x+cscxssvsscxee 18 3.1.2.1 Sự hình thành -. 2-5 Sẻ SE SE EEEE2 323132171221 231 1e 1 rxe 18 3.1.2.2 Quá trình phát triỂn -. - 2< E+E*+E+k£keESEEEEEEeEeExrkrkererered 18
3.1.3 Một số sự kiện tiêu biểu và các giải thưởng đã nhận được 19
3.2 NGANH NGHE VA LINH VUC KINH DOANH - 19 3.3 CƠ CẤU TÔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÁC PHÒNG BAN 20
3.3.1 Sơ đồ tổ chức và cơ câu quản lý của công ty - 55c: 20 3.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phân - -. - 5 5< << <+<ss 22 3.3.3 Tổng quan về nguồn nhân lực . 2-2 + s+E+E+EE+E+E£xz xxx 22
3.4 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM
2008, 2009 VÀ 2010 - + 2 SH TH T101 1013110110111 01.01 11.11111111 1tr 23
3.5 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN . 22-5-5225 2 xcvzrrkrrzrerrred 26
3.5.1 Thuan lot a 26
UY (oi n -‹““<4+1Tm 27 3.6 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIÊN GIAI DOAN NAM 2011 VÀ CÁC NĂM TIẾP THIEO ¿+ =©S£+E+EEEEEE SE SE KT S3 3111111111111 11 11.11 0111 27 3.6.1 Mục tiÊU -. 5-5 SH E39 T111 111 1111111111 111 011111 1111k 28 3.6.2 Kế hoạch thực hiện - + S222 22t 2122212111111 rreo 28 3.6.2.1 Đối với hoạt động đầu tưư - «2k EE+ESEEEeEerkkererkr 28 3.6.2.2 Đối với hoạt động kinh đoanh - eset 29 3.6.2.3 Đối với hoạt động xuất nhập khẩu 2-2 + 2s ezezsz 29 3.6.3 Chiến lược kinh doanh . + 2 +5 x+E£E+£E£+k+EeEevrsererred 29
Trang 9
CHUONG 4 PHAN TiCH THUC TRANG VE CAU TRUC VON VA CHI PHI SU DUNG VON CUA CONG TY cccccesccsscccesccescceeccoescesssseens 30 4.1 PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VÀ CÁC NHÂN TÔ ẢNH HƯỚNG ĐÉN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÔNG TY -2- 222£2£++EE+EE£E.EEEEerkrrsrred 30 4.1.1 Phân tích tình hình nguồn vốn của Công ty . 2-2-5: 30 4.1.2 Phân tích cấu trúc vốn .-. - 22 2 ©s+ x2 EE£EZ+EEEEE.EEEEEErErrrrkee 32 4.1.2.1 Nguồn vốn chủ sở hữu -¿- ¿5° 5-52 +xExEEEecrrkrxre 32 4.1.2.2 Nợ phải trả - + -Ss2z224 S332 1 1313212111311 2111 131171131 6 34
4.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của công ty 40
4.2 PHÂN TÍCH CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN CỦA TỪNG NGUÔN VỐN VÀ
CHI PHI SU DUNG VON BINH QUAN CUA CÔNG TY 4Í
4.2.1 Chi phi str dung von 66 phaneu.icccccceccscsessessesesessssesssssesseseesnseesees 41
4.2.1.1 Chi phí sử dụng vốn cỗ phần thường -2 25 252 42 4.2.1.2 Chi phí sử dụng vốn từ thu nhập giữ lại - 2-5 ss¿ 45
4.2.2 Chi phí sử dụng vốn vâyy - + - 2 ©5ẻ SkS*SEE£k E1 EEEEEEErrrkee 45 4.2.3 Chi phí sử dụng vốn bình quân . 2-2252 s+cz+zzcszxxvrxei 48 4.3 PHAN TICH TAC DONG CUA CAU TRUC VON DEN DOANH LOI
VA RUI RO CAU TRUC VON DEN CÔNG TY - ‹‹ -<- 50 4.3.1 Phân tích mối quan hệ EBIT - EPS - - - 2s z£szsz+zzszzzcxd 50
4.3.2 Phân tích tác động của đòn cân nợ DFLL .- «<< s «+ s2 54
4.4 PHÂN TÍCH CÂU TRÚC VỐN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI GIÁ TR]
DOANH NGHIỆP - + 5° S32 SE SE E3 11 3511111111511 11 1111112 11x, 59 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP LIEN QUAN DEN CAU TRUC VON
VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VÓN CỦA CÔNG TY - «<< <<5 62 5.1 CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP 2- 2s 2E SE£EeEEEESEESEEEEEEErEevkrrereee 62 5.1.1 Những thuận lợi chủ yếu . - 2k SE ke ExckeErkererkrkere 62 5.1.2 Những hạn chế chủ yẾu 2 2 5s k+eEE£k#EEEE£EeEEcEeErkeEsrkrrere 63
5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ ĐỐI VỚI CẤU TRÚC VỐN VÀ
CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY -2- s+csccscssrssrsered 64
5.2.1 Tăng cường sử dụng và phát huy hết sức mạnh của đòn bẩy tài chính
64
5.2.2 Lựa chọn và sử dụng hợp lý các nguồn vốn - 2 scse 65
Trang 10Luận văn tôt nghiệp
5.2.3 Tận dụng triệt để những nguồn lực bên trong Công ty 65 5.2.4 Cần xác lập và đánh giá thường xuyên cẫu trúc vốn của Công ty qua từng giai đoạn phát triển khác nhau ¿2 - + 2 <+E+E+E+E£E£Eezzrerecxee 66 5.2.5 Tăng cường quản trị các khoản phải thu - 5 2< <5 55+ +< s52 66
8 ‹sän 0 .,Ô G7
„40c 0 .Ô 68
6.2.1 Kiến nghị đối với các cơ quan, ban, ngành . 2 - 2 se: 69
6.2.1 Kién nghi d6i voi Cong ty ccc ccsccessesesscseesssesessesessseeestseeeneees 69
Trang 11
DANH MỤC BIÊU BẢNG
c>¿>»€§9355s&
Trang
Bảng 3.1: Một số danh hiệu nỗi bật đã đạt được của Công ty « - 19
Bang 3.2: Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Công ty trong 3 năm 2008, 2000.9200) 1 23
Bang 4.1: Cấu trúc tài chính của Công ty 2008 - 2010 -. c<cscce¿ 31 Bảng 4.2: Tình hình nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty từ 2008 - 2010 33
Bang 4.3: Tình hình nợ ngắn hạn của Công ty từ 2008 - 2010 36
Bảng 4.4: Tình hình nợ dài hạn của Công ty từ 2008 - 2010 -‹- 39
Bang 4.5: Tốc độ tăng trưởng cỗ tức của Công ty từ 2006 - 2010 42
Bang 4.6: Chi phí sử dụng vốn cổ phần của Công ty từ 2008 - 2010 44
Bang 4.7: Chi phí sử dụng nợ của Công ty từ năm 2008 - 2010 46
Bang 4.8: Câu trúc vốn của Công ty theo giá thị trường từ 2008 - 2010 48
Bang 4.9: Chi phí sử dụng vồn bình quân của Công ty từ 2008 - 2010 49
Bảng 4.10: Tình hình EBIT và EPS của Công ty từ 2008 - 2010 51
Bảng 4.11: EBIT và EPS bàng quan của Công ty tử 2008 - 2010 52
Bang 4.12: Độ nghiêng của đòn bây tài chính qua các năm từ 2008 - 2010 55
Bảng 4.13: Tác động của đòn bây tài chính đôi với lợi nhuận và rủi ro của cô đông tại Công ty từ 2008 - 2O11Ũ - Ă Ă S11 SH HT ng ng ng, 55 Bảng 4.14: Lợi ích tắm chắn thuế của Công ty từ 2008 - 2010 59 Bang 4.15: Giá trị của Công ty từ 2008 - 2010 ¿/-cccc+ceceecrrererred 60
Trang 12Luận văn tôt nghiệp
Hình 2.1: Phân tích mối quan hệ giữa EBIT và EPS . - 14
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức và cơ cầu quản lý Công ty - 25c <cs<cs¿ 21 Hinh 4.1: C4u trúc vốn của các Công ty ngành được nim 2010 40
Hình 4.2: EBTT và EPS của Công ty từ 2008 - 2010 5-2 53
Trang 13
DANH MUC CAC TU VIET TAT
CPEPCRXI OGG
Công ty Công ty Cô phân Xuất Nhập Khẩu Y Tế Domesco
DCL Công ty Cô phần Dược phẩm Cứu Long
DHG Công ty Cô phân Dược Hậu Giang
DMC Công ty Cô phân Xuất Nhập Khẩu Y Tế Domesco
DEL Don bay tai chính
DOL Đòn bầy kinh doanh
DTL Don bay tong hop
DHDCD Dai hoi dong Cô dong
EAT Lợi nhuận sau thuế
EBIT Lơi nhuận trước lãi vay và thuế
EBT Lợi nhuận trước thuế
EPS Lợi nhuận (thu nhập) trên môi cô 2 phiếu (cô phần)
GLP Thực hành tot phong kiém nghiệm thuốc
GMP Thực hành tot sản xuất thuốc
GSP Thực hành tốt bảo quản thuốc
HGTCT Hiện giá tâm chăn thuê
HDQT Hội dong quan tri
M&M Ly thuyét cua Franco Modigliani & Merton Miller
MKP Công ty Cô phân Hóa - Dược phẩm MEKOPHAR
ROE Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
VCSH Vốn chủ sở hữu
IMP Công ty Cô phan Được phẩm Imexpharm
IMS Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
OPC Công ty Cô phân Dược phẩm OPC
PMC Công ty Cô phan Dược phẩm Dược Liệu Pharmedic
P/E Mỗi quan hệ ` giữa giá thị trường (Market Price - P) và thu
nhập của mỗi cô phiếu (Earning Per Share - EPS) SPM Céng ty Cé phan SPM
SGDCK San giao dich chung khoan
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
WACC Chỉ phí sử dụng vốn bình quân
WHO Tổ chức y tê thể giới
Trang 14
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN DE NGHIÊN CỨU
Vốn là một yếu tô quan trọng quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vốn cũng là chìa khóa, là điều kiện tiền đề để cho các doanh nghiệp thực hiện mục tiêu kinh té cua minh là lợi nhuận, lợi thế và an toàn Nhung vấn đề chủ yếu là các doanh nghiệp, các công ty phải làm như thế nào để tăng thêm giá trị cho vốn Như vậy, việc quản lý vốn phải được xem xét đưới góc
độ hiệu quả, tức là xem xét sự luân chuyên của vốn, sự ảnh hưởng của các nhân
tố khách quan và chủ quan đến hiệu quả sử dụng vốn Tìm cách để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là việc hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước
ta đang trong giai đoạn chịu sự biến động rất lớn của nền kinh tế thị trường nên rất cần vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ để tồn tại, chiến thang trong cạnh tranh mà còn đạt được sự tăng trưởng vốn chủ sở hữu
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều quyết định quan trọng, phải kể đến đầu tiên là các quyết định đầu tư, tài trợ, và quyết định về phân chia cỗ tức Trong đó, chính sách tài trợ đóng vai trò quan trọng trong việc
gia tăng giá trị doanh nghiệp Lợi ích của nợ là tận dụng được lá chắn thuế của lãi
vay, nhưng đồng thời lại tạo ra chi phí hao mòn, phá sản và các chi phí khác Tiêu
biểu như, khi doanh nghiệp sử dụng phương thức tài trợ bằng vốn cô phần, thì chi
phí sử dụng vốn cô phân là vẫn đề đặt ra đầu tiên mà doanh nghiệp phải nghĩ đến Trong đó, chi phí sử dụng vốn được hiểu như là giá phải trả cho việc sử dụng
nguồn tài trợ hay là tỷ suất sinh lợi mà các nhà đầu tư trên thị trường yêu cầu khi
đầu tư vào của công ty Với mỗi chính sách tài trợ mà doanh nghiệp lựa chọn hình thành một cấu trúc vốn cho doanh nghiệp đó Như vậy, trong mỗi quyết định
về câu trúc vốn, doanh nghiệp sẽ đồng thời tác động đến giá trị doanh nghiệp cũng như chi phí sử dụng vốn của mình
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang phát triển có nhiều rất cơ hội và cũng không ít những khó khăn hiện nay, Công ty Cô Phần Xuất Nhập Khẩu Y Tế DOMESCO vẫn luôn cố gắng tận dụng những cơ hội để không ngừng phát triển
và ngày càng lớn mạnh Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Y Tế DOMESCO là
Trang 15một công ty vừa sản xuât vừa cung ứng thuôc và các dụng cụ y tê chuyên sâu vê lĩnh vực y 6, đồng thời còn có các hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại dịch vụ khác Công ty đang có kế hoạch mở rộng hơn nữa hoạt động xuất kinh doanh của mình, thì việc quan tâm đến cấu trúc vốn và chỉ phí sử dụng vốn được
coi là một vấn đề nóng bỏng đặt ra cho các nhà quản trị doanh nghiệp của công
ty Vậy công ty nên xây dựng cấu trúc vốn như thế nào là hợp lý? Để có thể tối
đa được giá trị của doanh nghiệp với mức chỉ phí sử dụng vốn là thấp nhất? Để trả lời cho câu hỏi trên nên em chọn đề tài: “Phân tích thực trạng về cấu trúc và chỉ phí sử dụng vẫn của Công ty Cô Phân Xuất Nhập Khẩu Y Tế DOMESCO” làm để tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính Doanh
nghiệp của mình
Qua nghiên cứu, đề tài sẽ góp phần làm rõ hơn về các thành phần của cấu trúc vốn, chỉ phí sử dụng vốn và những tác động của cấu trúc vốn đến doanh lợi
và rủi ro của công ty, giúp công ty có thể xây dựng cho mình một cấu trúc tài
chính phù hợp để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả hơn nhằm nâng cao lợi
nhuận
1.2 MỤC TIỂU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng về cấu trúc vốn và chi phí sử đụng vốn của Công ty
Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Y Tế DOMESCO từ năm 2008 đến 2010, tìm hiểu các
nhân tố ảnh hưởng đến cẫu trúc vốn của công ty, từ đó đề ra một số giải pháp tái
cầu trúc vốn, làm giảm chi phí sử dụng vốn và tối đa giá trị công ty
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích cầu trúc vốn của Công ty Cô Phần Xuất Nhập Khẩu
Y Tế DOMESCO để biết được cơ câu nguồn vốn và các nhân tố ảnh hưởng đến
cầu trúc vốn của công ty từ 2008 đến 2010
Mục tiêu 2: Phân tích chi phí sử dụng vốn của từng nguồn tài trợ riêng biệt
va tinh chi phí sử đụng vốn bình quân của công ty
Mục tiêu 3: Phân tích tác động của cẫu trúc vốn đến đoanh lợi và rủi ro của công ty
Mục tiêu 4: Phân tích lợi ích của tắm chắn thuế đối với giá trị của công ty
Trang 16Luận văn tôt nghiệp
Trên cơ sở những phân tích và đánh giá trên sẽ đê xuât một sô giải pháp
tái cầu trúc vốn, làm giảm chỉ phí sử dụng vốn và góp phần tối đa được giá trị thu
nhập trên mỗi cô phân
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 2
- Thực trạng cẫu trúc vốn của Công ty thời gian qua như thế nào ?
- Các nhân tố nào ảnh hướng đến cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn của
Công ty Cô Phần Xuất Nhập Khâu Y Tế DOMESCO ?
- Giải pháp nào cần đưa giúp Công ty có thể xây dựng cho mình một cau trúc tài chính phù hợp với hoạt động kinh doanh trong thời gian tới ?
- _ Thời gian thực hiện đẻ tài là từ 06/2011 đến 07/2011
- _ Số liệu phân tích qua 3 năm 2008, 2009 và 2010
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung phân tích về cơ cẫu vốn, chỉ phí sử dụng vốn và những tác động của cấu trúc vốn đến doanh lợi và rủi ro của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập
Khẩu Y Tế DOMESCO
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
- Nguyễn Hữu Khánh, Trần Hoàng Mỹ, Phan Vũ Thiều Hoa (2009)
“Công Trình dự thi giải thưởng nghiên cứu khoa học sinh viên — Nhà kinh tế trẻ năm 2009 với tên công trình: Những nhân tố ảnh hưởng cấu trúc vốn các doanh nghiệp Việt Nam” Đề tài đã đánh giá sơ bộ về những nhân tố nào ảnh hưởng đến cấu trúc vốn doanh nghiệp, ảnh hưởng như thế nào và ở mức độ nào, tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đó Phương pháp nghiên cứu: thu thập và xử lý các số liệu cần thiết từ bảng báo cáo tài chính cuối năm của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Sau đó dùng số liệu chạy Eview 4.1 để cho ra mô hình các
nhân tổ ảnh hưởng Nội dung nghiên cứu: Thu thập và xử lý các số liệu về các nhân tố XI: Tài sản vô hình/Tỗng tài sản, X2: Chỉ số thanh toán nợ ngắn hạn (tài
Trang 17
sản ngăn han/nợ ngắn hạn), X3: ROE, X4: Giá trị số sách năm (t)/giá trị số sách năm (t-1), X5: Thuế suất thực nộp, X6: Tỉ lệ vốn nhà nước và chạy mô hình đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đó lên Y1: Tổng nợ/Vốn cỗ phần, Y2: No
dải hạn/Vốn cỗ phần Kết quả nghiên cứu cho thấy: các công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam sử dụng ít nợ vay đài hạn, điều này có thể giải thích do thị trường trái phiếu Việt Nam chưa phát triển, nên nguồn tài trợ của các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào vốn chủ sở hữu, các khoản vay ngắn hạn từ ngân hàng và các khoản tín dụng thương mại Vì vậy để có nhiều nguồn tai tro hơn cho doanh nghiệp cần phải đây mạnh phát triển thị trường trái phiếu công ty Ngoài ra, tỉ lệ vốn nhà nước còn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định cơ cầu vốn cho công ty Cơ câu nguồn vốn của công ty không chỉ chịu đặc điểm bản thân công ty mà còn chịu ảnh hướng bởi lạm phát, lãi suất, môi trường thể chế
mà các công ty đang hoạt động
- Lê Khánh Linh, (2010) “Công Trình dự thi giải thưởng nghiên cứu khoa học sinh viên — Nhà kinh tế trẻ năm 2010 với tên công trình: Nhân tố tác động cấu trúc vốn doanh nghiệp Việt Nam” Đề tài nghiên cứu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp Việt Nam trong khoảng thời gian từ
2006 -2009 Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng các lý thuyết về câu trúc vốn như lý thuyết của Modigliani & Miller (M&M), lý thuyết trật tự phân
hạng trong tài trợ của doanh nghiệp để xác định khung lý thuyết các nhân tốánh hưởng đến cấu trúc vốn công ty Kết quả nghiên cứu cho thấy: Có 5 yếu ảnh hưởng đến câu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam một cách có ý nghĩa thống
kê, bao gồm đặc điểm riêng của tài sản công ty, quy mô công ty, cơ hội tăng trưởng, lợi nhuận, rủi ro kinh doanh của công ty Bên cạnh đó, chỉ có quy mô công
ty là tý lệ thuận với cẫu trúc vốn, nói cách khác là những công ty càng lớn thì vay càng nhiều Biến tác động mạnh nhất trong sự thay đôi cẫu trúc vốn là biến rủi ro kinh doanh công ty theo hướng tương quan nghịch với cấu trúc vốn Ngoài ra, biến tác động ít nhất đến cấu trúc vốn là cơ hội tăng trưởng công ty theo hướng tương quan nghịch, đúng với thuyết đại diện là những công ty có cơ hội tăng trưởng cao sẽ sử dụng ít nợ để giảm những van đề đại diện Dấu hệ số trong trường hợp tổng mẫu cũng như LVSX chỉ ra lợi nhuận công ty tỷ lệ nghịch với cấu trúc vốn, điều này đúng với lý thuyết trật tự phân hạng trong tài trợ của công ty, nghĩa là
Trang 18Luận văn tôt nghiệp
các công ty hoạt động có lợi nhuận nhiêu sẽ có nhiêu nguôn vôn giữ lại đê tài trợ
cho các hoạt động của mình do vậy sẽ ít sử dụng nợ vay hơn Đặc điểm riêng tài
sản hay tỷ lệ giá vốn hàng bán/doanh thu thuần tỷ lệ nghịch (-) với cẫu trúc vốn
Các công ty có các đặc điểm đặc biệt trong sản phẩm sẽ sử dụng ít nợ vay dài hạn bởi vì trong trường hợp công ty bị phá sản có thể không có thị trường thứ cấp- thị trường mang tính cạnh tranh cho việc thanh lý các hàng tồn kho và các thiết bị sản xuât của công ty
Trang 19
CHUONG 2
PHUONG PHAP LUAN VA PHUONG PHAP NGHIEN CUU
2.1 PHUONG PHAP LUAN
2.1.1 Khai niém vé cau tric von
Câu trúc vốn được định nghĩa là sự kết hợp của nợ ngắn hạn thường xuyên,
nợ đài hạn, cô phần ưu đãi và vốn cô phần thường được sử dụng để tài trợ cho quyết định đầu tư của một doanh nghiệp [Trần Ngọc Tho (2007), tr.409]
Như vậy, cầu trúc vốn của doanh nghiệp được hình thành từ hai nguồn
chính: nguồn vốn vay và nguồn vốn chủ sở hữu (vốn cỗ phân)
- Nguồn vốn vay: là nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài doanh nghiệp và doanh
nghiệp phải thanh toán các khoản vay theo thời hạn cam kết và đồng thời phải trả tiền lãi vay theo lãi suất thỏa thuận Ở đây ta xét đến nguồn vốn vay ngắn hạn và đài hạn Nguồn vốn vay này có thể được huy động từ các tổ chức tài chính, ngân
hàng hay việc phát hành trái phiếu
- Nguồn vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn đầu tiên mà doanh nghiệp huy động được Bởi vì, đối với một doanh nghiệp trước khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải có vốn điều lệ (Vốn góp nếu là doanh nghiệp
cô phân, hoặc vốn Ngân sách Nhà nước cấp nếu là Doanh nghiệp Nhà nước)
2.1.2 Các lý thuyết về cầu trúc vốn
Lý thuyết câu trúc vốn hiện đại bắt đầu với bài viết của Modigliani va
Miller vào năm 1958 (gọi tắt là học thuyết M&M) Theo học thuyết M&M, sự lựa
chọn giữa vốn chủ sở hữu (VCSH) và nợ không liên quan đến giá trị của công ty
Nói một cách khác, học thuyết này chỉ ra một hướng là các giả thuyết về cầu
trúc vốn nên tốt hơn bằng cách nào, cho thấy dưới điều kiện nào thì cấu trúc vốn
không liên quan đến giá trị doanh nghiệp Lý thuyết cấu trúc vốn hiện đại được tiếp tục phát triển vào những năm sau đó, bao gồm lý thuyết trật tự phân hạng trong tài trợ của doanh nghiệp của Meyers, lý thuyết đánh đổi trong câu trúc vốn của công ty của Meyers, lý thuyết chi phí đại diện
Trang 20Luận văn tốt nghiệp
2.1.3.2 Chi phí sử dụng nợ
Chi phí sử dụng nợ (rp) là khoản chị phí trả lãi cho người cho vay hoặc ngân hàng Nếu vay của tổ chức tài chính trung gian thi chi phí sử đụng nợ chính
là lãi vay Nếu phát hành trái phiếu thì chi phí sử dụng nợ chính là lãi suất đáo
hạn công ty trả cho nhà đầu tư [Nguyễn Minh Kiểu (2009), tr.561]
Chi phí trả lãi vay được tính trừ vào lợi nhuận trước thuế Vì vay, chi phí sử dụng nợ của công ty chính là chỉ phí sử dụng nợ đã điều chỉnh thuế (rp `):
(Với T là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp)
2.1.3.3 Chi phi sir dung vốn cỗ phan
a Chi phi sir dung von cé phan ưu đãi (rp)
Những cỗ đông ưu đãi sẽ được nhận cô tức cô định như đã công bố với thứ
tự ưu tiên trước khi lợi nhuận thuần được phân phối cho các cổ đông nắm giữ cỗ
phần Vì cổ phần ưu đãi là một nguồn tải trợ vốn chủ sở hữu nên doanh thu từ
phát hành các cỗ phần ưu đãi là vĩnh viễn
D,
= P, (2.2)
lp
Trong đó: rp: Chi phi str dung von cé phan wu dai
P’p: Gid ban cé phiéu wu di hién hanh trén thi truong
Dp: Cổ tức cỗ phần ưu đãi
b Chỉ phí sử dụng vốn cô phần thường (r,)
Chỉ phí sử dụng vốn cô phần thường là mức tý lệ lãi suất chiết khẫu mà nhà
đầu tư chiết khẫu khoản thu nhập cô tức mong đợi để xác định giá trị cổ phần thường của công ty
Trang 21
Để xác định chi phí sử dụng vốn cỗ phần thường, ta có thể sử dụng mô hình định giá tăng trưởng đều (mô hình Gordon):
D
Trong đó:
Py: Giá cô phần thường
D;: Cổ tức dự kiến vào cuối năm l:
Dị = Dạ x (1 + g) (Với Dạ là cỗ tức của năm hiện tại) (2.5)
te: Chi phi sử dụng vốn cổ phần thường
rne: Chi phí sử dụng vốn cô phần thường do phát hành cỗ phiếu mới
ø: Tý lệ tăng trưởng đều hàng năm trong cỗ tức
T': Phần trăm giảm giá so với giá thị trường do phát hành mới bán dưới giá va chi phi phát hành [Trần Ngọc Thơ (2007), tr.275-294]
* Ước lượng tốc độ tăng trưởng cổ tức (9):
Trong đó:
b: Tý lệ lợi nhuận giữ lại = 1 — Tý lệ lợi nhuận ròng chỉ trả cô tức
Hay: Lợi nhuận ròng chia trả cỗ tức
Chỉ phí sử dụng vốn bình quân (WACC) là chỉ phí bình quân gia quyền của
tat cả các nguồn tài trợ dài hạn mà một doanh nghiệp đang sử dụng
* Tính toán chỉ phí sử dụng vốn bình quan (WACO):
Chỉ phí sử dụng vốn bình quân WACC của một doanh nghiệp có thể được tính trên cơ sở giá trị số sách kế toán hay trên cơ sở giá trị thị trường Tỷ trọng
tính theo giá trị số sách sử dụng các giá trị kế toán để tính toán tỷ lệ của mỗi nguồn tài trợ riêng biệt trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp Tỷ trọng tính theo giá trị thị trường đo lường tỷ lệ của các nguồn tai tro riêng biệt này theo giá trị thị trường Tỷ trọng tính theo giá trị thị trường có ưu điểm hơn vì giá trị thị trường của các chứng khoán phản ánh xấp xỉ giá trị bằng tiền thu được khi bán chứng
khoán này Hơn nữa vì chi phí của các nguôn tài trợ riêng biệt khác nhau được
Trang 22Luận văn tôt nghiệp
tính toán dựa vào giá trị công bố của thị trường nên sẽ hợp lý hơn nếu tỷ trọng
tương ứng của chúng cũng được tính theo giá trị thị trường Tóm lại, giá trị thị trường nên được dùng khi tính chỉ phí của từng nguồn vốn đặc thù và tỷ trọng theo giá trị thị trường nên được dùng khi tính chỉ phí bình quân gia quyên
Khi chỉ phí sử dụng vốn của các nguồn tài trợ riêng biệt đã được xác định thì chi phí sử dụng vốn bình quân có thể được tính theo công thức:
WACC = (Wpx rp) + (Wpx rp) + (We X Te hoc Tne) (2.8)
Trong do:
Wn: Tỷ lệ % nguồn tài trợ bằng nợ phải trả trong cấu trúc vốn
Wp: Tỷ lệ % nguồn tài trợ bằng cô phần ưu đãi trong cấu trúc vốn
W.: Ty 16 % nguén tài trợ bằng cổ phần thường trong cấu trúc vốn
Wp + Wp + W, = 1,0
Hai điểm quan trọng cần lưu ý trong công thức 2.8:
- Tổng tỷ trọng các nguồn tài trợ riêng biệt trong cấu trúc vốn phải bằng 1,0 -_ Tỷ trọng vốn cô phần thường(W,) được nhân với hoặc chi phí sử đụng vốn
cô phần thường (r,), hoặc chi phí sử dụng vốn cỗ phần thường phát hành mới (r„;) 2.1.4 Tác động của câu trúc vốn đến doanh lợi và rủi ro
2.1.4.1 Khái niệm và phân loại rủi ro
a Khái niệm rúi ro
Rủi ro là tình huống mà tại đó gây những sự cố không tốt cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến thu nhập và sự tồn tại của doanh nghiệp
Rủi ro của một doanh nghiệp do rất nhiều nguyên nhân gây ra gồm các nguyên nhân khách quan như khủng hoảng, suy thoái, thiên ta1, và các nguyên nhân chủ quan như nhà quản lý yếu kém, sai lầm trong việc dự báo kinh tế, việc
ra các quyết định dẫn đến sai lầm
b Phân loại rúi ro
Ì Rủi ro kinh doanh
Rủi ro kinh doanh là sự không chắc chắn ở thời điểm hiện tại về mức lợi
nhuận trong tương lai Rủi ro kinh doanh gắn liền với họat động kinh doanh của doanh nghiệp nên ảnh hưởng trực tiếp đến doanh lợi của doanh nghiệp
Trang 23
Rúi ro kinh doanh lấy nên tảng từ đòn bẩy kinh doanh: Trên phương điện tài chính, rủi ro kinh doanh phụ thuộc chủ yếu vào sự phân bổ giữa biến phí và định phí của doanh nghiệp
ii Rui ro tài chính
Rui ro tai chính là rủi ro biến động lợi nhuận trên cổ phần kết hợp với rủi ro mất khả năng chỉ trả phát sinh do Công ty sử dụng đòn bẩy tài chính [Nguyễn Minh Kiều (2009), tr.518] Rủi ro này xuất phát từ việc sử dụng nợ và cô phần ưu đãi trong cầu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp, nghĩa là khi doanh nghiệp không tạo đủ EBIT (lợi nhuận trước lãi vay và thuế) để trang trải các chi phí tài chính
do việc sử dụng nợ và cỗ phần ưu đãi thì doanh nghiệp sẽ gặp phải rủi ro tài chính
Rui ro tai chinh có cơ sở từ đòn bẩy tài chính: Thông qua tác động của đòn
bẩy nảy lên doanh lợi của cổ đông sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng
của rủi ro tài chính đối với đoanh nghiệp
2.1.4.2 Các loại đòn bẫy trong doanh nghiệp
a Don bay kinh doanh (DOL)
i Khai niém
Don bẩy kinh doanh là một công cụ tài chính nhằm xác lập cấu trúc chỉ phí của một doanh nghiệp để làm khuếch đại lợi nhuận doanh nghiệp Thông qua việc phân tích đòn bây kinh doanh sẽ giúp nhà quản trị thấy được ảnh hưởng của kết cầu chỉ phí đến mức độ rủi ro kinh đoanh của doanh nghiệp
ii Phân tích độ nghiêng đòn bay kinh doanh
Độ nghiêng đòn bây kinh doanh của một doanh nghiệp được định nghĩa là tác động số nhân của việc sử dụng các chi phí hoạt động có định [Trần Ngọc Thơ
(2007), tr.162-164]
DOL đánh giá tỷ lệ % thay đối EBIT do kết quả từ việc thay đổi 1% doanh
số DOL sẽ tiến đến cực đại khi sản lượng của doanh nghiệp tiễn gần đến sản
lượng hòa vốn Qo:
EBIT +F _(O,—O,P-V)_ O;
DOL = EBT = Q,(P-V)-F Q,-Q, = (2.9)
Trang 24Luận văn tốt nghiệp
Trong đó:
F: Định phí
P: Gia ban don vi
V:Bién phi don vi
Q¡: Sản lượng hiện tại
Qọ: Sản lượng hòa vốn
Ta thấy định phí đóng vai trò quan trọng trong việc khuếch đại lợi nhuận cũng như rủi ro của doanh nghiệp Định phí càng cao thì độ nghiêng đòn cân định phí càng lớn và sẽ kéo theo sự gia tăng rất nhanh của EBIT, ngược lại nếu doanh số giảm thì cũng làm cho EBIT giảm nhanh chóng Do đó cần phải xác
định rõ phương hướng tăng giảm của đoanh số để xác định một tỷ lệ đòn bẩy
kinh doanh thích hợp
b Don bấy tài chính (DEL)
i Khái niệm
Đòn bẩy tài chính là việc sử dụng các chỉ phí tài chính cố định như: lãi
vay, lợi tức cỗ phần ưu đãi, thuê mua tải chính nhằm dé khuếch đại lợi nhuận của
chủ sở hữu doanh nghiệp Đòn bẩy tài chính được định nghĩa như là mức độ theo
đó các chứng khoán có thu nhập cố định (nợ và cô phiếu ưu đãi) được sử dụng
trong cơ cầu nguồn vốn của công ty Khi một doanh nghiệp sử dụng các chỉ phí
tài chính cố định, một thay đôi trong EBIT sẽ được phóng đại thành một thay đôi tương đối lớn hơn trong thu nhập của mỗi cỗ phần
Phân tích đòn bẩy tài chính giúp cho các nhà quản trị tài chính thấy được
tác động của việc sử dụng nợ vay lên thu nhập cô phần của cổ đông thường, và cũng cho thấy độ rủi ro tác động đến doanh nghiệp như thế nào khi doanh nghiệp
sử dụng nguồn tài trợ bằng nợ vay
ii Phân tích độ nghiêng đòn bấy tài chính
Độ nghiêng đòn bẩy tài chính là chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng nợ vay
của doanh nghiệp và được định nghĩa là chỉ tiêu đánh giá tỷ lệ % thay đối của
EPS do kết quả từ việc thay đổi 1% EBIT
EBIT-1-_D- Q(P-V)-F-I-
Pp 1-T
GVHD: Nguyén Dinh Yén Oanh 11 SVTH: Huynh Thanh Hùng
Trang 25Pp: Cổ tức cô phần ưu đãi
T: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Nhận xét:
- Ta thấy DEL luôn biến động khi EBIT thay đổi EBIT càng xa điểm hòa
vốn bao nhiêu thì doanh nghiệp càng gặp ít rủi ro tài chính và ngược lại EBIT càng gần điểm hòa vốn thì doanh nghiệp càng có nguy cơ về rủi ro tài chính bấy
nhiêu
- Khi rủi ro tài chính xảy ra thì doanh nghiệp khong co kha nang chi tra các khoản chỉ phí tài chính có định như:
+ Chỉ phí trả tiền lãi vay
+ Chỉ phí lợi tức cô phiếu ưu đãi
+ Chi phi thuê mua tài chính
Một khi chỉ phí cố định tài chính càng cao thì độ nghiêng của đòn cân nợ
càng lớn và ngược lại nếu chỉ phí tài chính cố định càng thấp thì độ nghiêng đòn
cân nợ càng nhỏ, rủi ro tài chính ít xảy ra
iii Đòn bẩy tài chính với giá trị doanh nghiệp
Don bday tài chỉnh với tỷ suất sinh lợi cổ đông — Hệ số nợ:
Đòn bẩy tài chính thê hiện mối quan hệ giữa tông nợ vay chiếm trong tổng
nguồn vốn của một doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định nào đó
Mỗi quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi của toàn bộ vốn đầu tư (Ru)với tỷ suất sinh lời vốn cô phần (R,) và lãi vay (Ra):
Trang 26Luận văn tôt nghiệp
Gọi: D là nợ trong câu trúc vôn
Qua công thức trên ta thấy tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu phụ thuộc rất lớn vào quyết định đầu tư và quyết định tài trợ của doanh nghiệp.Nếu đoanh
nghiệp đưa ra một quyết định đầu tư đúng đắn và quyết định tài trợ hợp lý thì
không những làm cho tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu cao mà còn góp phần khuếch đại tỷ suất sinh lợi, từ đó làm gia tăng giá trị doanh nghiệp
c Don bay tổng hợp (DTL)
Đòn bẩy tổng hợp xảy ra khi một doanh nghiệp sử dụng cả hai loại đòn bây
kinh doanh và đòn bây tài chính trong nỗ lực nhằm gia tăng thu nhập cho cổ đông Độ nghiêng đòn bẩy tổng hợp được xác định như là % thay đổi trong thu nhập mỗi cỗ phần từ % thay đổi trong đoanh thu [Trần Ngọc Thơ (2007), tr.172]
e 1—T
2.1.5 Cầu trúc vốn trong mối quan hệ với giá trị doanh nghiệp
2.1.5.1 Phân tích mối quan hệ EBIT - EPS
Phân tích EBIT -EPS có thê được dùng để giúp doanh nghiệp xác định khi
nào tài trợ nợ có lợi và khi nào tài trợ bằng vốn cỗ phần có lợi hơn
a Khái niệm:
Phân tích quan hệ EBIT-EPS (EPS là thu nhập trên mỗi cô phần) là phân
tích sự ảnh hưởng của những phương án tài trợ khác nhau đối với lợi nhuận trên
cô phần Từ phân tích này ta sẽ tìm ra một điểm bàng quan, tức là điểm của EBIT
mà ở đó các phương án tài trợ đều mang lại EPS như nhau [Nguyễn Minh Kiều
Trang 27+ Phương án 2: Cùng một số vốn như phương án 1 nhưng nguồn vốn tai trợ là nguôn hôn hợp bao gôm nợ và vôn cô phân
Đây là kê hoạch tài chính cùng với một qui mô vệ vôn của cùng một công
ty nên EBIT của 2 phương án là như nhau EBIT của phương án 1 và phương án
2 như sau:
Phương án 1: Eps, = PBITU-T) (2.14)
Phương án 2: EPS, = BiT — LÍ -T) (2.15)
De Trong đó: I: Lãi vay
T: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
N.: Số cô phần thường của phương án 1
Np.: Số cổ phần thường của phương án 2
Điểm bàng quan EBIT chính là EBIT thỏa điều kiện: EPS; = EPS;
_ Lợi thê của tài trợ Loi thé cia —
bang von co phan tài trợ bang ng vay
EBIT pang quan
Hinh 2.1 PHAN TICH MOI QUAN HE GIUA EBIT VA EPS
Từ đồ thị ta thấy rủi ro tài chính của phương án 2 sẽ lớn hơn phuong 4n 1 Đường biểu diễn của phương án 2 có độ đốc nhiều hơn, nghĩa là mức độ nhạy
Trang 28Luận văn tốt nghiệp
cảm của EPS khi EBIT thay đổi trong phương án này cao hơn phương án doanh
nghiệp được tài trợ 100% vốn cô phân
Hai đường biểu diễn của 2 phương án cắt nhau tại 1 điểm, điểm này được gọi là điểm bàng quan EBIT Qua đó ta thấy có 3 trường hợp xảy ra:
- Nếu EBIT của doanh nghiệp nhỏ hơn điểm bàng quan EBIT thì doanh
nghiệp nên duy trì cấu trúc vốn 100% vốn cô phân Lúc này EBIT của doanh
nghiệp nằm trong khoảng giá trị bên trái điểm bàng quan EBIT trên đồ thị Do đó
trong trường hợp này đường biểu diễn EPS của phương án 1 sẽ nằm trên đường biểu diễn của phương án 2 nghĩa là EPS¡> EPS
- Nếu EBIT của doanh nghiệp bằng đúng điểm bàng quan EBIT thì doanh nghiệp có thể tai trợ bằng bất cứ phương án nào cũng đem lại cùng giá trị EPS
- Nếu EBIT của doanh nghiệp vượt qua điểm bàng quan EBIT thì doanh nghiệp nên sử dụng đòn cân nợ Lúc này EBIT của doanh nghiệp nằm trong khoảng giá trị bên phải điểm bàng quan EBIT do đó trong trường hợp này đường biểu diễn EPS của phương án 2 sẽ nằm trên đường biểu diễn của phương án 1 tức
là EPS;> EPS, [Tran Ngoc Thơ (2007), tr.415]
Tém lại: Việc sử dụng nợ trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp có thể làm lợi nhuận tăng nhanh đồng thời cũng làm gia tăng thêm rủi ro cho đoanh nghiệp
Vì vậy việc phân tích điểm bảng quan EBIT của doanh nghiệp là tối cần thiết cho
quyết định lựa chọn cấu trúc nguồn vốn tối ưu cho doanh nghiệp
2.1.5.2 Tam chan thuế lãi từ chứng khoán nợ đóng góp như thế nào vào giá trị doanh nghiệp
Giá trị thị trường của đoanh nghiệp được giả định là bằng giá trị số sách đối
với vốn luân chuyền, nợ đài hạn và nợ đài hạn khác cộng với giá trị thị trường của tài sản dài hạn và vốn cỗ phần Vốn cỗ phần được bút toán bằng giá trị thị trường thực tế: số cô phần nhân với giá cuối ngày của ngày 31/12 Chênh lệch giữa giá trị thị trường và giá trị số sách của các tài sản dài hạn bằng chênh lệch giữa giá trị thị trường và giá trị sô sách của vốn cỗ phần
Giả định là rủi ro các tấm chắn thuế bằng rủi ro của các chỉ trả lãi phát sinh
ra các tâm chắn thuế này
Lãi vay =_ SỐ tiễn vay x Lãi suất vay (2.17)
GVHD: Nguyén Dinh Yén Oanh 15 SVTH: Huynh Thanh Hùng
Trang 29Hiện giá _ Thuế suất thuế
tam chắn thuế Thu nhập doanh nghiệp x Lãi vay (2.18)
Trong trường hợp có thuế thu nhập doanh nghiệp, mệnh đề M&M số I được
diễn tả như sau:
Giá trị của doanh _ Giá trị doanh nghiệp nếu được tài trợ Hiện giá (2.19) nghiệp — hoàn toàn băng vốn cô phân thường tâm chắn thuế ~~
[Tran Ngoc Tho (2007), tr.369]
Công thức 2.19 ngụ ý rằng giá trị doanh nghiép va tài sản cô đông tiếp tục tăng khi nợ vay của công ty tăng
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài chủ yếu sử đụng số liệu thứ cấp bao gồm các bảng báo cáo tài chính, các thông tin tài chính, bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh để tìm hiểu một số vẫn đề hoạt động thực tế, kết hợp với lý luận về tài chính doanh nghiệp, qua đó tính toán các tỷ số tài chính và nêu ra một số giải pháp liên quan
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp so sánh để xác định xu hướng, mức độ biến động của tỷ lệ giữa nợ dài hạn và tổng vốn dài hạn, chỉ phí
sử dụng vốn của doanh nghiệp qua các năm
Phương pháp so sánh là phương pháp được áp dụng một cách rộng rãi trong
tất cả các công đoạn của phân tích kinh doanh Để áp dụng phương pháp so sánh
cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu tài chính (thống nhất về mặt không gian, nội dung, đơn vị tính .) Gốc so sánh được chọn
là gốc về mặt thời gian, kỳ phân tích được chọn là kỳ thực hiện, giá trị so sánh được lựa chọn bao gom số tuyệt đối và số tương đối Nội dung so sảnh gom: + So sánh giữa số thực hiện của năm nảy so với năm trước để thấy rõ xu
hướng biến đổi về tình hình tài chính của doanh nghiệp
+ So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng khoản mục trong tong thé, so sánh theo chiều ngang đề thấy được sự biến đôi cả về lượng tuyệt đối lẫn tương đối của các chỉ tiêu qua các niên độ liên tiếp nhau
-_ Phương pháp phân tích tỷ số:
Tỷ số là công cụ phân tích tài chính phổ thông nhất Một tỷ số là mối quan
hệ tỷ lệ giữa hai đòng hoặc hai nhóm dòng của bảng cân đối kế toán Phương
Trang 30Luận văn tôt nghiệp
pháp phân tích tỷ số dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính
trong các quan hệ tài chính Sự biến đổi các tý lệ là sự biến đổi các đại lượng tài chính.Về nguyên tắc, phương pháp tý lệ yêu cầu phải xác định các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các ty lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ
về cơ câu vốn và nguồn vốn, nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm
tỷ lệ về khả năng sinh lời
Mỗi nhóm tý lệ lại bao gồm nhiều tỷ số phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của
hoạt động tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau, tùy theo giác độ phân tích,
người phân tích lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục tiêu phân
tích của mình
Chọn đúng và tiễn hành phân tích đúng, chắc chắn ta sẽ phát hiện được tình hình tài chính của doanh nghiệp Phân tích tỷ số cho phép phân tích đầy đủ khuynh hướng vì một số dấu hiệu có thể được kết luận thông qua quan sát các hiện tượng nghiên cứu riêng rẽ
Trang 31CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VẺ CÔNG TY
3.1 GIỚI THIỆU VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIÊN CÔNG TY
3.1.1 Thông tin chung
- Tên giao địch: Công ty Cô Phần Xuất Nhập Khẩu Y Tế Domesco (DMC - Domesco Medical Import Export Joint Stock Corporation)
Công ty Cô phần Xuất nhập khẩu Y Tế Domesco được thành lập từ tháng
7/1985 với tên gọi là Công ty Vật tư thiết bị y tế thuộc Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp
Ngày 1/1/2004, Công ty chính thức chuyển sang hoạt động dưới hình thức Công ty Cổ phân với vốn điều lệ ban đầu là 60 tỷ đồng
Ngày 25/12/2006, Domesco được chính thức niêm yết trên sản giao dịch
tại SGDCK TP Hồ Chí Minh với mã chứng khoán là DMC
3.1.2.2 Quá trình phát triển
Năm 2005, công ty thực hiện tăng vốn từ 60 tỷ đồng lên 80 tỷ đồng cho
Cô đông hiện hữu, cán bộ công nhân viên công ty và các đối tác chiến lược của công ty
Năm 2006, công ty tiếp tục phát hành cô phiếu thưởng từ nguồn lợi nhuận
chưa phân phối (19 tỷ đồng) và phát hành cô phiếu cho cô đông hiện hữu (8 tỷ
đồng) để tăng vốn lên 107 tỷ đồng
Ngày 06/08/2007 công ty đã tăng vốn lên 137.699.990.000 đồng
Đến ngày 05/10/2009 công ty đã tăng vốn lên 178.093.360.000 đồng
Trang 32Luận văn tốt nghiệp
3.1.3 Một số sự kiện tiêu biểu và các giải thưởng đã nhận được
Bang 3.1: MỘT SỐ DANH HIỆU NÓI BẬT ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC CỦA CÔNG TY
ET Hình thức trao tặng
2000 { Huân chương Lao động Hạng Nhì
2002 | Giải thưởng Châu Á Thái Bình Dương hạng Xuất sắc
2005 Huân chương Lao động Hạng Nhất
2007 Anh hùng Lao động thời kỳ đôi mới
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010 của Công ty
Ngoài ra, trong năm 2010 Công ty cũng nhận được gần 40 bằng khen, chứng nhận, danh hiệu và các giải thưởng của Chính phủ, Bộ Công thương, các ban ngành đoàn thể, chính quyền địa phương và các tổ chức khác
3.2 NGANH NGHE - LĨNH VỰC KINH DOANH
Công ty cô phần nhập khẩu y tế Domesco được thành lập tại Việt Nam theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cỗ phần số 51030000015 đăng ký
lần đầu ngày 30/12/2003 và Giấy chứng nhận đăng ký kinh đoanh công ty cỗ phân số 1400460395 đăng ký thay đổi lần thứ 24 vào ngày 05/10/2009 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp cấp, ngành nghề kinh doanh của Công ty gồm:
- Sản xuất, kinh doanh được phẩm cho người;
-_ Xuất khẩu: dược liệu, được pham theo quy định của Bộ Y Tế;
- Nhập khẩu: thiết bị sản xuất thuốc, được liệu, được phẩm, hóa chất xét
nghiệm, trang thiết bị y tế theo quy định của Bộ Y Tế;
- Nước uống tỉnh khiết, nước khoáng thiên nhiên, và nước uống từ dược liệu, đồ uống không cồn, rượu cao độ;
- Nguyên liệu, thành phẩm thực phẩm, thực phẩm chức năng, thực phẩm dinh dưỡng;
-_ Thu mua, nuôi trồng chế biến được liệu làm thuốc;
- Sản xuất, kinh doanh nhập khâu nước hoa, các loại mỹ pham tir nguồn
nguyên liệu trong nước và nhập khâu;
GVHD: Nguyén Dinh Yén Oanh 19 SVTH: Huynh Thanh Hùng
Trang 33-_ Dịch vụ sửa chữa, bảo trì, bảo đưỡng và lắp đặt các thiết bị khoa học cho các nhà máy sản xuất, trường học, phòng thí nghiệm;
- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu bánh phòng tôm, bánh tráng và
một số thực phẩm chế biến từ lương thực và ngũ cốc;
-_ Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thủy hải sản;
-_ Sản xuất, kinh doanh thức ăn ø1a súc, thức ăn gia cầm, thức ăn thủy sản; -_ Kinh doanh bất động sản
3.3 CƠ CÂU TÔ CHỨC VÀ CHỨC NANG CUA CÁC PHÒNG BAN
3.3.1 Sơ đồ tổ chức và cơ cấu quản lý của Công ty
Trang 34Luận văn tôt nghiệp
& Phát triển
BP Xuất Nhập khẩu BP.Nhân sự P.Kế hoạch TT.Nghiên cứu &
BP Kinh doanh BP.Quán lý hệ thống P.Điều phối & Quản P.Đảm bảo
BP Kinh doanh BP Đăng ky & Quan P.Kỹ thuật P.Kiém tra
BP Kho & Điều vận BP.Marketing P.Công nghệ Các Hệ thống Sản
TT & TT xuất
BP.Kế toán Ban Quản lý Dự án TT.Nuôi trồng &
Phát triển du lịch BP.Tài chính
Hinh 3.1: SO DO TO CHUC VA CO CAU QUAN LY CONG TY
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010 của Công tự
GVHD: Nguyễn Đinh Vến Oanh 21 SVTH: Huynh Thanh Hing
Trang 353.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
* Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ):
Đại hội đồng Cổ đông gồm tất cả các Cô đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thâm quyền cao nhất của Công ty, quyết định những vấn đề được luật pháp và điều lệ Công ty quy định Đặc biệt các Cô đông sẽ thông qua báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo
#* Hội đồng quản trị (HĐQT):
Hội đồng quản trị do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh từ Công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến quyên lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thâm quyền của ĐHĐCĐ HĐQT có trách nhiệm giám sát Tông Giám Đốc điều hành và những người quản lý khác Hiện nay, HĐQT có 05 thành viên
* Ban kiểm soát:
Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc ĐHĐCĐ, do ĐHĐCĐ bầu ra Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty Ban kiểm soát của Công ty có 03
thành viên, và nhiệm kỳ của mỗi thành viên là 05 năm
* Ban Tổng Giám đốc:
Ban Tổng Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức, điều hành
và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty theo những
chiến lược, kế hoạch đã được HĐQT và ĐHĐCĐ thông qua Ban Tổng Giám đốc hiện có 03 thành viên và nhiệm kỳ của mỗi thành viên là 05 năm
* Các Khối chức năng:
Công ty có 4 khối chức năng chịu trách nhiệm điều hành và triển khai các chiến lược theo chức năng quản lý, hỗ trợ đắc lực cho Ban Tổng Giám đốc đồng thời chịu trách nhiệm trước Ban Tổng Giám đốc về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, mẫn cán vì lợi ích của Công ty và Cổ đông
3.3.3 Tổng quan về nguồn nhân lực
Số lượng cán bộ, nhân viên hiện nay đang làm việc tại công ty tính đến
ngày 31/12/2010 là 1.305 người
Trang 36Luận văn tốt nghiệp
Nhìn chung, cơ cấu lao động theo trình độ ít biến động và chủ yếu vẫn
tập trung ở hệ trung học, chiếm khoảng 55% trên tổng số lao đông
Trong năm 2010, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên Công
ty đạt 5.547.217 đồng/tháng, tăng 7,83% so với năm 2009
3.4 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM
2008, 2009 VÀ 2010
Trong những năm gần đây, ngành Dược trở thành một trong những ngành có
mức độ cạnh tranh cao Các tập đoàn, Công ty được phẩm lớn trên thế giới đều
đã vào thị trường Việt Nam và xem đây là một thị trường chứa đầy tiềm năng Mặt khác, các doanh nghiệp tư nhân trong nước ra đời với quy mô đầu tư khá
NĂM 2008 2009 2010 2009 - 2008 2010 - 2009
Doanh thu thuân 937.761 | 1.067.897 | 1.043.439 | 130.136 | 13,88] -24.458| -2,29 Chi phi 863.267 | 955.709| 930.051] 92.442] 10,71 | -25.658]| -2,68 Lợi nhuận trước thuê| 74.494] 112.188] 113.388] 37.694] 50,60 1.200 | 1,07 Thué 11.689 35.826 30.596 | 24.137] 206,49| -5.230| -14,60 Lợi nhuận sau thuê 62.805 76.362 82.792| 13.557| 21,59 6430| 8,42
Nguôn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2008, 2009 và 2010
Qua bảng trên ta thấy tình hình kinh doanh của công ty trong 3 năm gần
đây khá tốt và có xu hướng tốt hơn qua mỗi năm Nhìn chung tình hình lợi nhuận
sau thuế của Công ty tăng liên tục qua các năm Cụ thể như sau:
Năm 2008 là năm mà tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp Cuộc khủng hoảng tài chính mang tính toàn cầu đã gây ảnh hưởng rất lớn đến nên kinh tế của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, ngành Dược cũng đứng trước những khó khăn và thách thức do tác động của nền kinh tế
và sự cạnh tranh của các tập đoàn dược phẩm thế ĐIỚI Để kịp thời ứng phó với tình hình trên, Công ty đã đề ra nhiều giải pháp cấp bách như thắt chặt các chỉ phí, tái phân khúc thị trường, mở rộng mạng lưới phân phối, sàng lọc các dự án đầu tư đi đôi với tăng cường công tác dự báo cùng với sự điều hành linh hoạt, quyêt liệt của Ban điêu hành, sự nỗ lực vượt bậc của cán bộ công nhân lao động GVHD: Nguyén Dinh Yén Oanh 23 SVTH: Huynh Thanh Hùng
Trang 37nên Công ty đã hoàn thành xuất sắc và vượt chỉ tiêu sản xuất - kinh doanh năm
2008 như đã đề ra tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2007 Năm 2008 doanh
thu thuần là 937.761 triệu đồng, tăng 15,60% so với cùng kỳ, trong đó hàng sản
xuất tăng 14,43% Phát huy thế mạnh về mặt hàng chủ lực có tính đặc trị cao năm 2008 là năm mà công ty thành công về chương trình đưa hàng sản xuất của công ty vào hệ điều trị trong cả nước với doanh thu tăng 40,22% so với năm
2007
Năm 2009 cả chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận của công ty trong năm 2009
đều tăng tương đối nhiều, chỉ tiêu chỉ phí có tăng nhưng không nhiều so với năm
2008 Doanh thu thuần khoảng 1.067.897 triệu đồng tương đương với 13,88 % so
với năm 2008, trong đó hàng sản xuất tăng 20,30% về đoanh thu và 29,22% về sản lượng so với cùng kỳ; đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch năm Mức tăng trưởng doanh thu nằm 2009 chủ yếu đưa đến từ doanh thu hàng sản xuất của Công ty, từ 52,50% trên tông doanh thu chung trong năm 2008 thì năm 2009 là 55,48% trên
tổng doanh thu chung trong năm 2009 Chỉ tiêu phân đấu hàng sản xuất của Công
ty là chủ lực chiếm 90% vào năm 2013 Lợi nhuận trước thuế tăng 37.694 triệu
đồng tương đương với 50,60% Nguyên nhân làm cho lợi nhuận của công ty trong năm 2009 tăng so với năm 2008 là do những chính sách điều tiết nền kinh
tế vĩ mô của Chính phủ như gói kích cầu kinh tế đã phát huy tác dụng và chính
sách hỗ trợ lãi xuất của cho các doanh nghiệp góp phân giảm chi phí hoạt động
doanh nghiệp Cùng với hệ thống quản trị được năng cấp lên một bước, giúp Công ty điều hành tốt hơn và kiểm soát chặc chẽ các chỉ phí làm cho chỉ phí của Công ty tăng không đáng kể (tăng 10,71%) so với năm 2010 Nhưng chất lượng sản phẩm của Công ty được tăng cường Kết thúc năm 2009, Công ty đạt được
kết quả cao với mức lợi nhuận trước thuế 112.188 triệu đồng, đạt 120% so với kế hoạch điều chỉnh và đạt 132% so với kế hoạch ban đầu thông qua tại Đại Hội đồng cô đông ngày 27/03/2009
Năm 2010, đất nước ta chịu ảnh hưởng nặng nề bởi hậu quả của suy thoái toàn cầu, hậu quả của thiên tal, lũ lụt, những biến động bất thường và trái chiều của nền kinh tế trong nước và thế giới đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Mặc đù đối đầu với những khó khăn nêu trên nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn tăng trưởng so với 2009 là 6.430 triệu đồng, tỷ lệ
Trang 38Luận văn tốt nghiệp
tăng 8,42% Mặt khác, năm 2009 lợi nhuận sau thuế của Công ty có khoản thu nhập từ bán tài sản căn nhà 190B, đường 3/2, Q.10, TP.HCM là 6.000 triệu đồng
Như vậy lợi nhuận sau thuế từ hoạt động kinh doanh năm 2010 tăng so với năm
2009 là 12.429 triệu đồng Cụ thể, năm 2010, đoanh thu đạt 1.113.098 triệu đồng,
tương đương tăng 3,84% so với cùng kỳ năm 2009 Lợi nhuận trước thuế đạt 113.388 triệu đồng, tương đương tăng 1,07% so với cùng kỳ năm 2009 Lợi nhuận sau thuế đạt 82.792 triệu đồng, tăng 8,42% so với năm 2009 Đạt được kết quả trên, Ban lãnh đạo Công ty đã đề ra nhiều biện pháp và các giải pháp cấp
bách như thắt chặt chỉ phí, tạo sự khác biệt hóa sản phẩm, kịp thời nắm bắt và
khai thác có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp, kiện toàn hệ thống phân phối, huy động các nguồn lực để kích cầu đầu tư, linh hoạt trong điều hành thực tế Với những chính sách thắt chặc chi phí trên đã
kiến cho chỉ tiêu chỉ phí năm 2010 giảm 2,68% hay giảm 25.658 triệu đồng so
với năm 2009,
Tuy doanh thu và lợi nhuận năm 2010 tăng trưởng khá nhưng Công ty vẫn
chưa hài lòng về kết quả này so với chỉ tiêu kế hoạch mà Đại hội Cổ đông đã đề
ra Doanh thu của Công ty trong năm 2010 đạt 1.043.439 triệu đồng, giảm 2,29%
so với năm 2009, trong đó chủ yếu đo sụt giảm mạnh ở hàng kinh doanh Sự suy
giảm này được lý giải từ cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, cụ thể là: Sự
bất ôn trong tình hình kinh tế vĩ mô nói chung như sự biến động liên tục của tỷ giá ngoại tệ và lãi suất ngân hàng, giá nguyên vật liệu tăng cao, cũng như sức ép cạnh tranh từ các đối thủ cùng ngành gia tăng: Việc quản lý và phát triển hệ thống phân phối, khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh từ việc xây đựng thương hiệu và tạo sự khác biệt trong sản phẩm tự sản xuất và nguồn nhân lực chưa đáp ứng kịp thời cho nhu cầu kinh đoanh; Công ty thay đổi một số chính sách bán hàng, dẫn đến cách phi nhận kế toán của một số khoản mục bị thay đổi Cụ thể là chi phí chiết khẫu bán hàng được khấu trừ trực tiếp trên hóa đơn làm giảm trừ
doanh thu thay vì chi phí bán hàng, do đó làm giảm doanh thu thuần của công ty
khoảng 70.000 triệu đồng Mặc dù vậy, tín hiệu tích cực là doanh thu hàng sản xuất của Công ty vẫn tăng được 8,02% so với 2009, tăng tỷ trọng hàng sản xuất trong tổng doanh thu lên 60,5% so với tỷ trọng của năm ngoái Lợi nhuận gộp trong năm 2010 của Công ty đạt 315.162 triệu đồng, giảm 0,77% so với cùng kỳ GVHD: Nguyén Dinh Yén Oanh 25 SVTH: Huynh Thanh Hùng
Trang 39Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận gộp đã được cải thiện và tăng 0,46% so với năm
2009 Điều này đạt được là nhờ Công ty đã thực hiện Chiến lược đây mạnh tiêu thụ các sản phẩm dược do Công ty tự sản xuất và giảm dần tỷ trọng của nhóm
doanh thu bán hàng hóa Các mặt hàng sản xuất của Công ty có tỷ suất lợi nhuận
gộp cao hơn so với các nhóm hàng khác, bình quân đạt khoảng 45 - 55% Xét theo nhóm hàng, tỷ suất lợi nhuận gộp của sản phẩm thuốc của công ty tăng 3%
so với năm 2009, đây là yếu tố chính đóng góp vào sự tăng trưởng lợi nhuận gộp của công ty Tuy nhiên, các nhóm hàng khác đều chịu sự sụt giảm về tỷ suất lợi
nhuận gộp, đặc biệt là nhóm hàng kinh doanh, hàng rượu và nước tinh khiết
Điều này là do tỷ giá, chi phí nguyên vật liệu và chi phí đầu vào tăng lên trong khi giá bán khó có thể điều chỉnh tăng tương ứng đo sức ép cạnh tranh từ các sản phẩm tương tự trên thị trường Doanh thu giảm so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận thuần lại tăng so với cùng kỳ nhờ vào thành công của chiến lược điều chỉnh cơ cầu doanh thu dé tập trung vào các mặt hàng sản xuất có lợi nhuận cao
Tóm lại, qua các nam ta thấy Công ty đã có nhiều nỗ lực và đạt được hiệu quả tốt trong việc giảm thiểu chi phí Đồng thời ta thấy doanh thu và lợi nhuận của Công ty không ngừng gia tăng trong những năm qua cho thấy Công ty đang hoạt động rất có hiệu quả, đóng góp một phần lớn vào Ngân sách Nhà nước
3.5 THUẬN LỢI VA KHO KHAN
3.5.1 Thuận lợi
Công ty đã có vị trí khá tốt trên thị trường dược phẩm Việt Nam (được góp mặt trong các nhà sản xuất được phẩm hàng đâu tại thị trường được phẩm Việt
Nam (Theo IMS, số liệu 2010)) và cũng là nơi hội tụ nhiều chuyên gia giỏi trong
lĩnh vực nghiên cứu sản phẩm có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao
Công ty có hệ thống nhà xưởng, dây chuyền máy móc hiện đại, công nghệ
tiên tiến đạt tiêu chuẩn GMP-ASIAN (năm 2003), GMP-WHO (năm 2005),
GLP-ASIAN (năm 2003), GLP-WHO (năm 2005), GSP-WHO (năm 2005), hệ
thống phân phối đạt 2P (GDP, GPP) Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện theo
chuẩn mực quốc tế (ISO 9001:2000, ISO 14001 và OHSAS 18001)
Công ty đã ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế và tối ưu hóa công thức bào chế các sản phẩm hóa được nhằm tạo ra các sản phẩm đa dạng và có tính chất tương đương sinh học với sản phẩm gốc
Trang 40Luận văn tốt nghiệp
Đội ngũ các bộ khoa học kỹ thuật của Công ty được đào tạo từ nước ngoài
và liên kết với các Viện nghiên cứu và các trường Đại học trong và ngoài nước
trong quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm và năng cao chất lượng sản
Doanh thu bán hàng của Công ty liên tục tăng và luôn nằm trong những
công ty dẫn đầu ngành Công nghiệp Dược Việt Nam
Đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam, Chất Lượng Cao” (năm 2010)
Năm 2011, đự báo tình hình kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn và tình hình
kinh tế vĩ mô trong nước còn nhiều biến động, trên cơ sở các mục tiêu chiến lược
và giải pháp cơ bản để phát triển doanh nghiệp 2011 - 2015 của Công ty và để
thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất — kinh doanh của năm 2011, Công ty sẽ tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm sau:
Thứ nhất, đồng tâm hiệp lực cùng Nhà nước về thực hiện mọi chủ trương nhằm kiểm soát lạm phát, ôn định và phát triển kinh 6
Thứ hai, đây mạnh sản xuất kinh doanh theo chiến lược khác biệt hóa và
giảm phí làm nền tảng cho doanh nghiệp phát triển bền vững