Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số giải pháp rèn đọc diễn cảm nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc lớp 5

11 4 0
Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số giải pháp rèn đọc diễn cảm nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc lớp 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số giải pháp rèn đọc diễn cảm nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc lớp 5Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số giải pháp rèn đọc diễn cảm nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc lớp 5Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số giải pháp rèn đọc diễn cảm nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc lớp 5Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số giải pháp rèn đọc diễn cảm nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc lớp 5Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số giải pháp rèn đọc diễn cảm nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc lớp 5Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số giải pháp rèn đọc diễn cảm nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc lớp 5Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số giải pháp rèn đọc diễn cảm nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc lớp 5Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số giải pháp rèn đọc diễn cảm nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc lớp 5Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số giải pháp rèn đọc diễn cảm nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc lớp 5Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số giải pháp rèn đọc diễn cảm nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc lớp 5Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số giải pháp rèn đọc diễn cảm nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc lớp 5Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số giải pháp rèn đọc diễn cảm nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc lớp 5

BÁO CÁO SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC DIỄN CẢM NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 5 I ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN Có thể nói rằng, Tiểu học là một bậc học vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục Việt Nam Bởi lẽ, qua bậc học này nhằm giúp cho mỗi học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học ở các bậc học khác Dưới mái trường Tiểu học, bên cạnh việc giáo dục, rèn luyện các phẩm chất đạo đức, góp phần hoàn thiện nhân cách cho học sinh – những chủ nhân tương lai của đất nước, thì hoạt động quan trọng nhất, cơ bản nhất, luôn được đặt lên hàng đầu đó là hoạt động dạy học Mỗi một môn học lại cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, trọng tâm và là hành trang cho các em bước lên bậc học cao hơn Trong tất cả các môn học ở bậc tiểu học, môn Tiếng Việt có một vai trò, vị trí rất quan trọng bởi lẽ thông qua môn học này không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức về môn Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học Việt Nam mà còn hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi, đồng thời bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa Môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học gồm có các phân môn: Tập đọc, Học thuộc lòng, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn, Chính tả, Tập viết Trong đó, Tập đọc là phân môn mang tính chất tổng hợp vì ngoài nhiệm vụ dạy học còn có nhiệm vụ trau dồi kiến thức về Tiếng Việt cho học sinh (về phát âm, từ ngữ, câu văn ), cung cấp kiến thức bước đầu về văn học, đời sống và giáo dục tình cảm thẩm mỹ Phân môn Tập đọc ở Tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng đặt ra một nhiệm vụ quan trọng Trong các giờ Tập đọc, học sinh không chỉ đọc trôi chảy, lưu loát mà còn biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ Từ đó, đã tạo cho học sinh sự say mê hứng thú đối với môn học và để lại vốn văn học đáng kể cho các em Thông qua các bài văn, bài thơ, học sinh hiểu thêm về các vùng miền của đất nước, hiểu được công sức của các tầng lớp nhân dân đang ra sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hiểu được truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam Bên cạnh nhiệm vụ nêu trên, phân môn Tập đọc còn kết hợp chặt chẽ và hỗ trợ cho các phân môn khác của môn Tiếng Việt Qua các bài văn, bài thơ chọn lọc, học sinh vừa cảm thụ được cái hay, cái đẹp, vừa học được cách sử dụng từ chính xác, cô đọng, cách đặt câu gãy gọn, sinh động, được luyện về ngữ âm, chính tả, tập làm văn, Đồng thời, phân môn này còn có tác dụng mạnh mẽ trong việc giáo dục tình cảm thẩm mỹ, giáo dục cho học sinh biết yêu cái đẹp, rung cảm trước cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong xã hội, cái đẹp trong văn chương Xã hội đang ngày một phát triển đòi hỏi về tri thức, trình độ của con người ngày càng cao, trong đó ngôn ngữ nói và viết là vô cùng cần thiết cho mỗi người Mỗi thành công không phải tự nhiên có được mà phải trải qua một quá trình rèn luyện kiên trì ngay từ bậc học nền tảng Bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của phân môn Tập đọc nói chung và việc rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 nói riêng trong giờ Tập đọc Tôi nhận thấy, trong quá trình giảng dạy phân môn Tập đọc lớp 5, chất lượng đọc diễn cảm của phần lớn học sinh còn yếu, nhiều học sinh chưa thật sự yêu thích môn học này Để góp phần nâng cao chất lượng đọc diễn cảm, đồng thời khơi gợi những cảm xúc tiềm ẩn trong mỗi học sinh, tạo hứng thú cho các em trong phân môn Tập đọc, tôi mạnh dạn đề xuất một vài kinh nghiệm nhỏ của mình về vấn đề: “Một số giải pháp rèn đọc diễn cảm nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc lớp 5” II MÔ TẢ GIẢI PHÁP 2.1 Giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến Năm học 2020 - 2021, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 5A4 Trong quá trình giảng dạy phân môn này, tôi đã đúc rút ra những thuận lợi và khó khăn như sau: 2.1.1 Thuận lợi Giáo viên có tâm huyết với nghề giáo Phần lớn giáo viên đều thực hiện đầy đủ các bước lên lớp của phân môn Tập đọc ; mỗi giáo viên đã cố gắng nghiên cứu, tìm tòi để tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập; giáo viên cũng đã chú trọng đến vấn đề luyện đọc cho học sinh, đặc biệt là luyện đọc đúng ; Đối với học sinh lớp 5, phần lớn học sinh đã biết đọc thành tiếng bài văn, bài thơ, đã để ý và đọc đúng các phụ âm khó Một số ít học sinh đã biết biết nhấn giọng những từ ngữ gợi tả gợi cảm, biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ ; biết phân biệt lời các nhân vật trong tác phẩm 2.1.2 Khó khăn Mặc dù giáo viên có chú trọng đến việc luyện đọc nhưng phần lớn là luyện đọc đúng còn luyện đọc diễn cảm chỉ ở mức độ vừa phải, mới chỉ lướt qua chứ chưa chú trọng hướng dẫn, luyện đọc diễn cảm một cách cụ thể, chi tiết, bài bản Có giáo viên đôi lúc chuẩn bị bài chưa chu đáo, việc sưu tầm tranh ảnh, đồ dùng dạy học hỗ trợ cho phân môn này còn có phần hạn chế, hình thức dạy học chưa phong phú Do thời gian mỗi tiết học hạn chế nên việc rèn đọc cho từng cá nhân cũng như luyện đọc diễn cảm nhằm phát huy năng khiếu, sở trường cho học sinh trong mỗi tiết học chưa được chú trọng đúng mức Có nhiều học sinh khi đọc ở các dấu phẩy, dấu chấm còn ngừng nghỉ chưa hợp lí, còn tùy hứng, chưa đọc đúng giọng điệu của từng nhân vật, đọc chưa đúng ngữ điệu của câu hỏi, câu cảm Học sinh còn ngại ngùng, chưa mạnh dạn, tự tin khi luyện đọc diễn cảm Học sinh khi đọc thường mắc một số lỗi như phát âm sai từ, tiếng có âm s/ x, d/gi, c/t, các tiếng chứa thanh hỏi, thanh ngã,… 2.1.3 Thực trạng lớp 5A4 Trường Tiểu học Nghĩa Hồng, năm học 2020 2021 Năm học 2020 – 2021, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5A4 gồm 27 học sinh Sau một thời gian giảng dạy ( từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 10 năm 2020), qua trao đổi với phụ huynh học sinh, tôi đã nắm bắt được mức độ đọc, khả năng đọc diễn cảm của học sinh lớp tôi như sau : Lớp 5A4 Sĩ số 27 Thể loại Đọc diễn cảm Đọc chưa diễn cảm SL TL SL TL Văn xuôi 7 25,9% 20 74,1% Thơ 10 37,0% 17 63,0 % * Nguyên nhân: - Sau khi khảo sát thực trạng, tôi đã tiến hành phân tích, thâm nhập thực tế cuộc sống của các em, đồng thời trao đổi với giáo viên chủ nhiệm năm trước và tìm ra những nguyên nhân dẫn đến tồn tại nêu trên: + Bên cạnh các phụ huynh luôn quan tâm và tạo điều kiện học tập tôt nhất cho con cái thì vẫn còn một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con, phó mặc mọi việc cho nhà trường nên phần nào ảnh hưởng đến việc học các em + Mặt khác, do ảnh hưởng của cách phát âm theo phương ngữ, thường phát âm lệch chuẩn viết nên các em còn đọc sai những tiếng có phụ âm nh/d, s/x, , đọc tiếng có thanh ngã thành thanh hỏi, các tiếng có âm cuối n/ng, t/c…Các em chưa nắm vững cách ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu, chưa biết nhấn giọng , lên giọng, hạ giọng ở những từ ngữ cần thiết Khả năng cảm thụ, vốn hiểu biết về từ ngữ còn hạn chế + Trong khi đó , việc chữa lỗi cho học sinh chưa được tiến hành một cách thường xuyên và triệt để Hơn nữa, thời gian dành cho phần luyện đọc diễn cảm trong tiết tập đọc lại ít ( 5- 7 phút), không đủ cho giáo viên hướng dẫn cụ thể cho học sinh và học sinh cũng chưa thẩm thấu hết ý nghĩa của việc đọc diễn cảm Vì vậy, số lượng các em được đọc rất ít, thậm chí nhiều em không được đọc - Bản thân là một giáo viên đứng lớp, tôi rất băn khoăn, trăn trở trước thực trạng về khả năng đọc diễn cảm của học sinh Tôi tự hỏi mình cần phải làm gì, phải làm như thế nào để khắc phục tình trạng đó nhằm góp phần nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh.Từ yêu cầu thực tiễn của việc dạy Tập đọc nói chung và rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 5, tôi đã tự đặt cho mình phải nhận thức đầy đủ tầm quan trọng, yêu cầu của phân môn, đặc biệt về nội dung và phương pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm để đáp ứng với yêu cầu đề ra Qua quá trình nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy muốn rèn cho học sinh đọc diễn cảm tốt, trước hết trong mọi giờ Tập đọc giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách phát âm chuẩn, đọc đúng đắn, có ý thức, trôi chảy, hiểu nội dung văn bản sau đó mới yêu cầu học sinh đọc diễn cảm Từ việc đọc đúng sẽ nâng cao tốc độ đọc và cho phép đọc có ý thức hơn Đồng thời nếu học sinh không hiểu nội dung văn bản thì không thể đọc lưu loát và diễn cảm được - Để đạt được những yêu cầu trên, tôi đã suy nghĩ và tiến hành các biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp mình phụ trách 2 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến Từ thực trạng của học sinh mà tôi nhận nhiệm vụ chủ nhiệm, tôi xin đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm giúp học sinh lớp Năm/1 rèn đọc diễn cảm như sau: 2.2.1 Trước khi dạy Để đạt hiệu quả cao trong mỗi tiết dạy, đặc biệt là phần hướng dẫn luyện đọc diễn cảm, góp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh, đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu kĩ bài dạy, chú ý đến cách ngắt nghỉ, nhấn giọng, cách đọc diễn cảm ở từng từ, từng câu, từng đoạn văn; lựa chọn các hình thức dạy học phù hợp với từng bài, từng phần; sưu tầm tranh ảnh, chuẩn bị đồ dùng dạy học đầy đủ, phù hợp với nội dung bài tập đọc Một công việc không thể thiếu trước khi lên lớp đó là phân loại học sinh để từ đó có biện pháp rèn đọc diễn cảm phù hợp với từng đối tượng Từ kết quả khảo sát thực tế, tôi đã tiến hành phân loại học sinh với các nhóm như sau: Nhóm 1: Học sinh đọc chưa trôi chảy, lưu loát, đọc còn nhỏ Nhóm 2: Học sinh đọc to, rõ ràng, lưu loát, chưa biết đọc diễn cảm Nhóm 3: Học sinh biết đọc diễn cảm Từ 3 nhóm đó, tôi tiến hành sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh Những em đọc còn yếu ngồi cạnh những em đọc khá, đọc tốt để thực hiện đôi bạn cùng tiến, cùng giúp đỡ nhau luyện đọc Giáo viên phải nắm kĩ khả năng, mức độ đọc của từng học sinh cụ thể Sau đó, tiến hành giới thiệu cấu tạo chương trình môn Tập đọc để các em nắm được các chủ đề chính trong từng học kì và cả năm học Đồng thời nêu cho học sinh rõ tầm quan trọng và những yêu cầu cơ bản của việc rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm giúp các em cảm thụ bài văn, bài thơ ở mỗi bài tập đọc của từng chủ đề Để đảm bảo cho tiết dạy hiệu quả, không thể thiếu sự chuẩn bị của học sinh Trước khi học mỗi tiết tập đọc, tôi dặn học sinh phải đọc bài nhiều lần ở nhà cho trôi chảy và chuẩn bị trước phần câu hỏi, tìm hiểu nội dung bài trong sách giáo khoa, đề ra các yêu cầu phù hợp với từng đối tượng học sinh 2.2.2 Trong khi dạy a Hướng dẫn học sinh đọc đúng âm, vần, dấu thanh Để đọc diễn cảm tốt, trước hết cần phải đọc đúng Đọc đúng là phát âm đúng hệ thống ngữ âm chuẩn, là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có lỗi, đọc không thừa, không thiếu từng âm, vần, tiếng Để học sinh luyện đọc đúng, giáo viên phải dự tính được các lỗi mà học sinh thường mắc phải, chú ý nghe học sinh đọc để nhận xét, gợi ý, sửa sai, hướng dẫn về cách phát âm, ngắt, nghỉ hơi hợp lý hay về tốc độ đọc sao cho phù hợp Chú ý sửa sai các âm mà học sinh thường mắc phải như âm s/x, c/t, nh/gi, d/nh, Đối với các vần khó mà học sinh thường đọc sai, giáo viên ghi lên bảng từng vần, đọc mẫu cho học sinh đọc lại, sửa lỗi kịp thời cho học sinh Các vần học sinh thường đọc sai như ươi/ưi, iêu/iu, oeo/eo, ươn/ương, ênh/inh,inh/in, Bên cạnh việc chú trọng luyện đọc đúng âm, vần, giáo viên cần luyện cho học sinh đọc đúng dấu thanh Học sinh tiểu học vẫn còn có em chưa phát âm đúng, đọc đúng dấu thanh do nhiều yếu tố mang lại Trong đó có yếu tố do đặc điểm khu vực vùng miền mà các em sinh sống Dấu thanh mà học sinh ở Huế thường đọc sai đó là thanh hỏi/thanh ngã Ví dụ 1: Khi dạy bài Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà- Tiếng Việt lớp 5 – Tập 1 - Giáo viên đưa ra các tiếng mà có dấu thanh hay lẫn - Giáo viên gọi một số học sinh đọc Học sinh khác nhận xét bạn đọc đúng dấu thanh chưa Giáo viên đọc mẫu và phân tích cho học sinh Chẳng hạn như: “Ngẫm nghĩ” thanh ngã, không đọc là “Ngẩm nghỉ” thanh hỏi “Bỡ ngỡ” thanh ngã, không đọc là “Bở ngở” thanh hỏi b Hướng dẫn học sinh đọc đúng ngữ điệu Đọc đúng ngữ điệu bao gồm lên giọng, xuống giọng, nhấn giọng, chuyển giọng, ngắt hơi, cường độ và cả trường độ của giọng đọc Như vậy đọc đúng ngữ điệu là đúng về ý nghĩa, nội dung của từ, câu, đoạn đúng phong cách và chức năng của văn bản Đọc thế nào để người nghe thấy được cái hay, cái đẹp của nội dung và nghệ thuật của bài đọc Đọc đúng ngữ điệu là thể hiện hài hòa về âm hưởng của bài đọc Nó có giá trị lớn để bộc lộ cảm xúc vì vậy đọc đúng ngữ điệu rất quan trọng, giúp học sinh bước đầu thâm nhập vào văn bản, làm việc với văn bản, tạo cảm xúc cho học sinh Vì thế, để rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh, giáo viên cần chú ý rèn luyện cho học sinh đọc đúng ngữ điệu Chẳng hạn khi học sinh đọc giáo viên hướng dẫn cụ thể, từng thể loại như sau: + Hướng dẫn cách ngắt, nghỉ hơi Ví dụ 2: * Khi dạy bài tập đọc Trồng rừng ngập mặn, giáo viên hướng dẫn: Nghỉ hơi dài hơn sau dấu ba chấm trong câu: Nhưng do nhiều nguyên nhân như chiến tranh, các quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi ,một phần rừng ngập mặn đã mất đi * Khi dạy bài Đất Cà Mau, giáo viên hướng dẫn: Nghỉ hơi đúng chổ; biết đọc liền mạch một số cụm từ trong câu: Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, /thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi Ví dụ 3: Khi dạy bài Hành trình của bầy ong Giáo viên hướng dẫn: Thể thơ lục bát cần đọc giọng thong thả, trầm tĩnh, sâu lắng Sự ngắt nhịp của câu thơ rất đa dạng, phù hợp với nội dung của từng câu như sau: Bầy ong rong ruổi trăm miền Rù rì đôi cánh/nối liền mùa hoa.// ……………………… Chắt trong vị ngọt/ mùi hương// Lặng thầm thay/ những con đường ong bay.// Trải qua mưa nắng vơi đầy Men trời đất/ đủ làm say đất trời.// Bầy ong giữ hộ cho người Những mùa hoa/ đã tàn phai tháng ngày// Câu thì nhịp 3/5, câu thì 4/4 và câu lại nhịp 4/2 Khi dạy, chúng ta cho học sinh thấy được sự ngắt nhịp cũng như sự gieo vần của các dòng thơ Thơ lục bát thường tiếng thứ 6 của câu 6 gieo vần với tiếng thứ 6 của câu thứ 8 (Vần “ương” của tiếng “ hương” gieo với vần “ương” của tiếng “đường”, ) + Hướng dẫn đọc các câu đối thoại, lời nhân vật Thông qua việc đọc câu đối thoại, học sinh biết thể hiện ngữ điệu, sự thay đổi tốc độ, cao độ, cường độ, trường độ phù hợp với từng loại câu kể, câu hỏi, cảm cảm, câu khiến Ví dụ 4: Khi dạy bài Lòng dân - Tiếng Việt 5 –Tập 1 Để học sinh biết đọc lời của nhân vật, tôi hướng dẫn cụ thể như sau: Yêu cầu học sinh đọc thầm toàn bài một lượt Giáo viên hỏi: - Bài có mấy nhận vật? Đó là những nhận vật nào? - Nêu tính cách của từng nhân vật - Lời của từng nhân vật đọc như thế nào? - Giáo viên đọc mẫu lời của từng nhân vật Lời của dì Năm và chú cán bộ : bình tĩnh, tự nhiên: “Ba nó để chỗ nào?” Lời của An: thật thà, hồn nhiên: “Dạ, cháu…kêu bằng ba, chứ hổng phải tía.” Lời của cai và lính: - Dịu giọng (lúc mua chuộc, dụ dỗ): “Ờ, giỏi ! vậy là ai nào ?” - Khi hống hách (Lúc dọa dẫm) : “Thằng ranh ! Giấy tờ đâu, đưa coi!” - Lúc lại ngọt ngào để xin ăn: “Nhà có vịt gà gì không, chị Hai ? Cho một con nhậu chơi hà!” Sau khi hướng dẫn và đọc mẫu, giáo viên cho học sinh đọc phân vai Ví dụ 5: Dạy bài tập đọc Chuỗi ngọc lam Khi đọc đoạn miêu tả chi tiết thể hiện sự ngây thơ , hồn nhiên của của cô bé , giáo viên lưu ý học sinh sự thay đổi giọng đọc như sau : - Cháu có thể xem chuỗi ngọc lam này không ạ? ( Câu hỏi thể hiện sự ngây thơ) - Đẹp quá ! Xin chú gói lại cho cháu!( Câu cảm thể hiện sự thích thú ) - Ai sai cháu đi mua?( Câu hỏi thể hiện sự ngạc nhiên) - Cháu có bao nhiêu tiền? ( câu hỏi thể hiện sự tò mò ) - Đừng đánh rơi nhé !( Câu khiến thể hiện sự đề nghị, mệnh lệnh kèm sự lo lắng, quan tâm ) Trong đoạn đọc diễn cảm, tôi cũng lưu ý học sinh, đối với bài văn xuôi ngoài việc đọc tốt các câu chúng ta còn phải biết ngắt hơi ở chỗ không có dấu câu nhưng chỗ đó là chỗ tách ý + Hướng dẫn đọc nhấn giọng các từ ngữ, hình ảnh quan trọng Qua việc nhấn giọng các từ ngữ, hình ảnh quan trọng nhằm thể hiện ngữ điệu phù hợp tình huống miêu tả hay thái độ cảm xúc của tác giả ( vui, buồn, nghiêm trang, giận dữ, ) Để giúp học sinh bước đầu biết làm chủ giọng đọc, nhấn giọng những từ gợi tả, gợi cảm, từ ngữ chìa khóa làm nổi bật ý chính trong câu Tôi hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua việc dẫn dắt, gợi mở giúp các em thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh, cảm xúc, tính cách nhân vật trong bài , Ví dụ 6: Bài Tập đọc Buôn Chư Lênh đón cô giáo Khi đọc đoạn 3, đoạn 4 tôi gợi ý “Những chi tiết cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý “ cái chữ” được tác giả miêu tả rất sinh động, khi đọc đoạn này các em cần nhấn giọng vào những từ ngữ nào? Từ đó, học sinh biết nhấn giọng vào những từ ngữ thể hiện nguyện vọng tha thiết của người Tây Nguyên mong muốn học hỏi để thoát nghèo và xây dựng quê hương “ Rồi giọng già vui hẳn lên: - Bây giờ cho người già xem cái chữ của cô giáo đi! Bao nhiêu tiếng người cùng ùa theo: - Phải đấy ! Cô giáo cho lũ làng xem cái chữ nào! Mọi người im phăng phắc Y Hoa nghe rõ cả tiếng đập trong lồng ngực minh Y Hoa viết xong , bỗng bao nhiêu tiếng cùng hò reo: - Ôi , chữ cô giáo này ! Nhìn kìa ! - A, chữ, chữ cô giáo!” Hoặc khi đọc đoạn cuối miêu tả tình cảm và sự thích thú của dân làng với “ cái chữ” Hướng dẫn học sinh đọc đoạn đó với giọng vui, nhấn giọng một số từ ngữ gạch chân , gợi cảm thể hiện sự trân trọng, kính phục và thích thú của dân làng đối với tình yêu cái chữ , yêu cô giáo Ví dụ 7 Khi dạy bài Chuỗi ngọc lam Khi hướng dẫn đọc đoạn 3: Nhấn giọng từ ngữ gợi tả sự xúc động, niềm vui sướng của cô bé và thể hiện giọng buồn trước mất mát của Pi-e Cô bé mỉm cười rạng rỡ , chạy vụt đi Cô đâu biết chuỗi ngọc này Pi-e dành để tặng vợ chưa cưới của mình, nhưng rồi một tai nạn giao thông đã cướp mất người anh yêu quý 2.2.3 Sau khi hướng dẫn Sau khi học sinh được hướng dẫn luyện đọc diễn cảm, giáo viên tiếp tục tổ chức cho học sinh luyện đọc diễn cảm nhóm đôi, cùng nhau sửa lỗi, sau đó tổ chức thi đua đọc diễn cảm giữa từng cá nhân, từng nhóm Giáo viên động viên, khuyến khích kịp thời những nỗ lực của học sinh cho dù đó là những nỗ lực nhỏ nhất Dặn dò học sinh về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm Trong quá trình dạy học, không chỉ ở phân môn Tập đọc mà cả ở những môn hay phân môn khác, giáo viên tiếp tục theo dõi, nhắc nhở, động viên học sinh tiếp tục rèn luyện năng lực đọc, khả năng biểu cảm của mình để ngày càng hỗ trợ tốt hơn cho phân môn Tập đọc III HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 1 Hiệu quả kinh tế 2 Hiệu quả xã hội Qua quá trình giảng dạy ( từ đầu tháng 10 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021), nhờ đã kiên trì, bền bỉ áp dụng những giải pháp rèn đọc như đã nêu trên, tôi nhận thấy hiệu quả giờ dạy được nâng lên rõ rệt Học sinh hứng thú học tập và hoạt động tich cực hơn Các em đã mạnh dạn, tự tin hơn khi đọc bài Số em đọc sai lỗi giảm hẳn trong khi số em đọc lưu loát và diễn cảm được nâng lên rõ rệt Tôi đã thu được những kết quả bước đầu, điều đó được thể hiện qua bảng số liệu sau: Đọc diễn cảm Thời gian Thể loại Đọc chưa diễn cảm SL TL SL TL Văn xuôi 7 25,9% 20 74,1% Đầu năm học Thơ 10 37,0% 17 63,0% Cuối năm học Văn xuôi 17 63,0% 12 37,0% Thơ 20 74,0% 12 26,0% So sánh kết quả nêu trên tôi nhận thấy rằng : Việc áp dụng một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho các em đã mang lại một kết quả khả quan – khả năng đọc( đặc biệt là đọc diễn cảm) của lớp tôi nâng lên rõ rệt Tôi thiết nghĩ nếu giáo viên áp dụng các biện pháp dạy học này ở lớp thì chắc chắn chất lượng đọc của các em sẽ được nâng lên Tuy kết quả thu lại của lớp tôi chưa phải là cao nhưng phần nào đã nói lên tính hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm này Người viết sáng kiến Trần Thị Sợi ... vấn đề: ? ?Một số giải pháp rèn đọc diễn cảm nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc lớp 5? ?? II MÔ TẢ GIẢI PHÁP 2.1 Giải pháp trước tạo sáng kiến Năm học 2020 - 2021, nhà trường phân công... biệt phân mơn Tập đọc nói chung việc rèn luyện kĩ đọc diễn cảm cho học sinh lớp nói riêng Tập đọc Tơi nhận thấy, q trình giảng dạy phân mơn Tập đọc lớp 5, chất lượng đọc diễn cảm phần lớn học. .. đưa số giải pháp cụ thể nhằm giúp học sinh lớp Năm/1 rèn đọc diễn cảm sau: 2.2.1 Trước dạy Để đạt hiệu cao tiết dạy, đặc biệt phần hướng dẫn luyện đọc diễn cảm, góp phần tạo hứng thú học tập

Ngày đăng: 23/11/2022, 00:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan