1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TẠI CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỬ TIN HỌC THÁI VIỆT.docx

94 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Vốn Tại Công Ty TNHH Điện Tử Tin Học Thái Việt
Tác giả Phạm Văn Đức
Người hướng dẫn Th.s Vũ Đình Chuẩn
Trường học Đại Học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 247,36 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOANi LỜI CẢM ƠNii DANHMỤC TỪ VIẾT TẮTvi DANH MỤC CÁC BẢNGvii DANH MỤC CÁC HÌNHviii PHẦN MỞ ĐẦU1 CHƯƠNG INHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP3 1.1.1Khái niệm về vốn3 1.1.2Đặc điểm về vốn trong doanh nghiệp4 1.1.3Vai trò của vốn trong doanh nghiệp5 1.1.4Phân loại vốn nguồn vốn trong doanh nghiệp6 1.1.4.1 Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển giá trị7 1.1.4.2 Căn cứ vào nguồn hình thành9 1.2Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp11 1.2.1Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn11 1.2.2Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn12 1.2.3Nội dung quản lý vốn trong doanh nghiệp13 1.2.3.1 Chiến lược quản lý vốn13 1.2.3.2 Quản lý vốn cố định trong doanh nghiệp14 1.2.3.3 Quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp15 1.2.4Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn18 1.2.4.1 Các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn18 1.2.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định19 1.2.4.3 Các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động20 1.2.4.4 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán22 1.2.5Các nhân tố ảnh hưởng đến hiểu quả sử dụng vốn23 1.2.5.1 Các nhân tố chủ quan23 1.2.5.2 Nhân tố khách quan24 CHƯƠNG IITHỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TẠI CÔNG TY ĐIỆN TỬ TIN HỌC THÁI VIỆT27 2.1Quá trình hình thành và phát triển của công ty Điện Tử Tin Học Thái Việt27 2.1.1 Lịch sử hình thành của Công ty TNHH Điện Tử Tin Học Thái Việt.27 2.1.2 Quá trình phát triển của Công ty TNHH Điện Tử Tin Học Thái Việt27 2.1.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công Ty Điện Tử Tin Học Thái Việt29 2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức29 2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban29 2.1.3. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty Điện Tử Tin Học Thái Việt30 2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Điện Tử tin học Thái Việt.31 2.2.1 Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Điện Tử Tin Học Thái Việt31 2.2.2 Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Điện Tử Tin Học Thái Việt36 2.2.2.1 Cơ cấu nguồn vốn của công ty39 2.2.2.2 Đặc điểm nguồn vốn của công ty41 2.2.2.3 Tình hình quản lý và sử dụng nguồn vốn44 2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn của doanh nghiệp50 2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định53 2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưuđộng56 2.3.4 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán62 2.4 Đánh giá tình hình sử dụng vốn tại công ty TNHH Điện Tử Tin Học Thái Việt64 2.4.1 Những kết quả đạt được64 2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân65 CHƯƠNG IIIGIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TẠI CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỬ TIN HỌC THÁI VIỆT68 3.1 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới68 3.1.1 Bối cảnh nền kinh tế trong nước và ngoài nước68 3.1.2 Định hướng phát triển của công ty TNHH Điện Tử Tin Học Thái Việt69 3.2Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty70 3.2.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh70 3.2.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định71 3.2.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động74 3.2.4 Nâng cao hiệu quả hoạt động kinhdoanh75 3.2.5 Nâng cao uy tín và chú trọng mở rộng thị trường kinh doanh của công ty78 3.2.5 Một số giải pháp khác79 3.3 Một số kiến nghị đối với nhà nước80 KẾT LUẬN82 TÀI LIỆU THAM KHẢO83 PHỤ LỤC84   DANHMỤC TỪ VIẾT TẮT CĐKTBảng Cân Đối Kế Toán GTGTGiá Trị Gia Tăng LNSTLợi Nhuận Sau Thuế TNDNThu Nhập Doanh Nghiệp TSCĐTài Sản Cố Định TSLĐTài Sản Lưu Động VCĐVốn Cố Định VLĐVốn Lưu Động VKDVốn Kinh Doanh VCSHVốn Chủ Sở Hữu NVDHNguồn Vốn Dài Hạn TSNHTài Sản Ngắn Hạn CNTTCông Nghệ Thông Tin TNHHTrách Nhiệm Hữu Hạn KTTTKinh Tế Thị Trường XHCNXã Hội Chủ Nghĩa SXKDSản Xuất Kinh Doanh WTOWorld Trade Organization – Tổ chức thương mại thế giới   DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Bảng báo cáo kêt quả hoạt động kinh doanh công ty Điện Tử Tin Học Thái Việt giai đoạn 2014-201631 Bảng 2.2:Bảng cân đối kế toán của công ty TNHH Điện Tử Tin Học Thái Việt giai đoạn 2014-201537 Bảng2.3: Cơ cấu vốn vốn kinh doanh của doanh nghiệp40 Bảng2.4: Khái quát nguồn vốn của doanh nghiệp43 Bảng 2.5:Cơ cấu TSCĐ của Công ty Điện Tử Tin Học Thái Việt44 Bảng2.6:Tình hình trích khấu hao TSCĐ doanh nghiệp năm 201445 Bảng2.7:Tình hình trích khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp năm 201546 Bảng2.8: Tình hình trích khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp năm 201646 Bảng2.9: Hệ số hao mòn TSCĐ của doanh nghiệp47 Bảng2.10: Phân tích kết cấu vốn lưu động trong doanh nghiệp48 Bảng 2.11: Bảng đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tổng vốn của doanh nghiệp50 Bảng 2.12:Bảng đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp53 Bảng2.13:Bảng đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp56 Bảng2.14: Bảng đánh giá các chỉ tiêu hàng tồn kho của doanh nghiệp59 Bảng 2.15: Bảng đánh giá các chỉ tiêu khoản phải thu của doanh nghiệp61 Bảng 2.16: Bảng đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp62   DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Sơ đồ chiến lược quản lý vốn thận trọng13 Hình 1.2: Sơ đồ chiến lược quản lý vốn mạo hiểm13 Hình 1.3: Sơ đồ chiến lược quản lý vốn dung hòa14 Hình 2.1 : Sơ đồ tổ chức của công ty TNHH Điện tử tin học Thái Việt29 Hình 2.2: Biểu đồ tỷ trọng vốn kinh doanh của doanh nghiệp năm 2014-201636 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiêncứu Việt Nam đang trong thời kỳ xây dựng và mở rộng nền KTTT theo định hướng XHCN, cùng với công cuộc cải cách mậu dịch, tự do hóa trong thương mại đòi hỏi nhu cầu về vốn cho nền kinh tế và cho từng DN đang là vấn đề lớn. Thực tiễn cho thấy, các DN của nước ta hiện đang phải cạnh tranh khốc liệt để có thể tồn tại và có được chỗ đứng vững chắc trên thương trường. Để có thể tồn tại và phát triển, các DN phải tận dụng những lợi thế của mình, từng bước khắc phục những điểm yếu để nâng cao khả năng cạnh tranh. Đồng thời, các nhà quản trị phải quản lý và sử dụng nguồn vốn của mình một cách hiệu quả để phát triển hoạt động SXKD trong điều kiện cạnh tranh ngày càng quyết liệt như hiệnnay. Trong quá trình hoạt động SXKD của mỗi DN, vốn đóng một vai trò hết sức quan trọng, quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của DN. Vốn đảm bảo cho quá trình SXKD được tiến hành liên tục. Nếu không chú trọng tới quản trị vốn DN sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì và mở rộng SXKD. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề rất quan trọng giúp doanh nghiệp đứng vững và phát huy hơn nữa thế mạnh của mình. Xuất phát từ tình hình thực tiễn đó, em chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tại Công ty TNHH Điện Tử Tin Học Thái Việt” để nghiêncứu. 2.Mục đích nghiêncứu Hệthốnghóavềmặtlýluậnnhữngvấnđềcơbảnvềvốnvàhiệuquảsửdụng vốn của doanh nghiệp. Phân tích và đánh giá thực trạng sử dụng vốn tại Công ty TNHH Điện Tử Tin Học Thái Việt. Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệuquảsửdụng vốn cho Công ty TNHH Điện Tử Tin Học Thái Việt. 3.Đối tượng và phạm vi nghiêncứu *Đối tượng nghiêncứu: Tình hình sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Điện Tử Tin Học Thái Việt trong 3 năm2014-2016. *Phạm vi nghiêncứu: -Thực trạng hiệu quả sử dụng nguồn vốn tại Công ty TNHH Điện Tử Tin Học Thái Việt thể hiện qua các tài liệu và đặc biệt là các BCTC, báo cáo tổng kết của Công ty trong vòng 3 năm 2014-2016, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Công ty TNHH Điện Tử Tin Học Thái Việt. 4.Phương pháp nghiêncứu Trong đề tài có sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh…làm phương pháp luận căn bản cho việc nghiên cứu. Bên cạnh đó, còn sử dụng các phương pháp phân tích các nhân tố ảnh hưởng đếncác chỉ tiêu, tổng hợp ý kiến chuyên gia tại công ty… 5.Bố cục của luậnvăn Bố cục của luận văn ngoài phẩn mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương I:Những vấn đề cơ bản về vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong doanhnghiệp. Chương II:Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Điện Tử Tin Học Thái Việt. Chương III:Giải pháp nâng cao hiệu quảsửdụng nguồn vốn tại Công ty TNHH Điện Tử Tin Học Thái Việt. CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan về vốn trong doanh nghiệp 1.1.1Khái niệm về vốn Vốn là một yếu tố cơ bản và cần thiết, là tiền đề không thể thiếu được của quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp hay nói một cách khác muốn tiến hành bất kì một quá trình sản xuất kinh doanh nào thì doanh nghiệp cũng cần phải có vốn. Theo lý thuyết kinh tế cổ điển thì vốn là một trong những yếu tố đầu vào để sử dụng trong sản xuất kinh doanh. Vốn bao gồm các sản phẩm lâu bền được chế tạo để sử dụng trong kinh doanh như: máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu,bán thành phẩm…theo quan điểm này vốn được nhìn nhận dưới góc độ hiện vật là chủ yếu. Tuy nhiên, trong “kinh tế học” có rất nhiều các quan điểm khác nhau về vốn, ngoài góc độ hiện vật, vốn còn được quan niệm trên một giác độ rộng hơn, vốn được coi là “hàng hóa” được sản xuất ra để phục vụ cho một quá trình sản xuất mới, là “đầu vào” cho hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp. Như vậy, vốn kinh doanh có thể tồn tại dưới cả hai hình thái hiện vật và hình thái tiền tệ nhưng nhìn chung vốn là một yếu tố cơ bản, là tiền đề cần thiết cho quá trình hình thành và hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có đủ ba yếu tố cơ bản: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Để có được các yếu tố này đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn nhất định phù hợp với quy mô và điều kiện doanh doanh. Lượng vốn tiền tệ đó gọi là vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn kinh doanh thường xuyên vận động và chuyển hóa từ hình thái ban đầu là tiền sang hình thái hiện vật và cuối cùng lại trở về hình thái ban đầu là tiền. Sự vận động của vốn kinh doanh như vậy gọi là quá trình tuần hoàn của vốn. Sự tuần hoàn này diễn ra liên tục và lặp đi lặp lại có tính chất chu kì, tạo thành sự chu chuyển của vốn kinh doanh. Quá trình vận động của vốn bắt đầu từ việc nhà sản xuất bỏ ra một số vốn tiền tệ để mua sắm các yếu tố đầu vào cho sản xuất. Lúc này, vốn tiền tệ được chuyển hóa thành vốn dưới hình thái hiện vật như: đối tượng lao động, tư liệu lao động… Kết thúc quá trình sản xuất, số vốn này được kết tinh vào sản phẩm. Sau quá trình tiêu thụ sản phẩm, số vốn này lại quay lại hình thái ban đầu là vốn tiền tệ. Trên cơ sở phân tích các quan điểm ở trên, ta có thể khái quát: “Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích sinh lời”. Như vậy, vốn là biểu hiện bằng tiền của tài sản của doanh nghiệp tồn tại dưới các hình thức khác nhau. Đó là nguồn nguyên vật liệu, tài sản cố định sản xuất, nhân lực, thông tin, uy tín của doanh nghiệp, được sử dụng cho mục đích sinh lợi cho doanh nghiệp. Vốn khác với tiền và các loại hàng hoá tiêu dùng khác. Tiền tiêu dùng trong lưu thông dưới hình thức mua bán trao đổi, các vật phẩm tiêu dùng nên không được gọi là vốn. Các hàng hoá được sử dụng cho tiêu dùng cũng không phải là vốn. Nói cách khác, vốn được biểu hiện bằng tiền nhưng phải là tiền vận động với mục đích sinh lời. 1.1.2Đặc điểm về vốn trong doanh nghiệp Vốn là đại diện cho một lượng giá trị tài sản. Điều đó có nghĩa là vốn là biểu hiện bằng giá trị của các tài sản hữu hình và vô hình như nhà xưởng, đất đai, máy móc, thiết bị Như vậy, một lượng tiền phát hành thoát ly giá trị thực của hàng hoá để đưa vào đầu tư, những khoản nợ không có khả năng thanh toán thì không đúng với nghĩa của vốn. Vốn phải vận động sinh lời. Vốn biểu hiện bằng tiền nhưng tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn, để biến tiền thành vốn thì đồng tiền đó phải đưa vào hoạt động kinh doanh kiếm lời. Trong quá trình vận động, vốn có thể thay đổi hình thái biểu hiện nhưng điểm cuối cùng của vòng tuần hoàn phải là giá trị lớn hơn điểm xuất phát. Đó cũng là nguyên lý đầu tư, sử dụng và bảo toàn vốn. Vì vậy khi đồng vốn ứ đọng, tài sản cố định không sử dụng, tài nguyên, sức lao động không dùng đến, tiền vàng cất trữ hoặc các khoản nợ khó đòi… chỉ là những đồng tiền chết. Mặt khác, tiền có vận động nhưng phân tán quay về nơi xuất phát với giá trị thấp hơn thì đồng vốn cũng không được bảo đảm, chu kỳ vận động tiếp theo bị ảnh hưởng. Vốn phải được tập trung tích tụ đến một lượng nhất định mới có thể phát huy được tác dụng. Để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, vốn phải được tích tụ thành món lớn. Do đó, doanh nghiệp không chỉ khai thác tiềm năng về vốn mà còn phải tìm cách thu hút nguồn vốn như: góp vốn, chung vốn, phát hành cổ phiếu, liên doanh… Vốn có giá trị về mặt thời gian. Điều này cũng có nghĩa là phải xem xét về yếu tố thời gian của đồng vốn. Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, vấn đề này không được xem xét kỹ vì Nhà nước đã tạo ra sự ổn định của đồng tiền một cách giả tạo trong nền kinh tế. Trong điều kiện kinh tế thị trường phải xem xét yếu tố thời gian vì ảnh hưởng của sự biến động giá cả, lạm phát nên sức mua của đồng tiền ở mỗi thời kỳ là khác nhau. Vốn phải gắn với chủ sở hữu. Mỗi đồng vốn phải gắn với một chủ sở hữu nhất định. Trong nền kinh tế thị trường không thể có những đồng vốn vô chủ, ở đâu có đồng vốn không rõ ràng về chủ sở hữu sẽ có chi phí lãng phí, không có hiệu quả. Ngược lại, chỉ có xác định chủ sở hữu rõ thì đồng vốn mới được sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả cao. Cần phải phân biệt quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn là hai quyền khác nhau. Tuỳ theo hình thức đầu tư mà người có quyền sở hữu và quyền sử dụng là đồng nhất hoặc là riêng rẽ. Song, dù trong trường hợp nào người sở hữu vốn vẫn được ưu tiên đảm bảo quyền lợi và được tôn trọng quyền sở hữu vốn của mình. Đây là một nguyên tắc để huy động và quản lý vốn, nếu vi phạm sẽ khó huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, vốn được coi là một loại hàng hoá- hàng đặc biệt. Những người sẵn có vốn có thể đưa vào thị trường, những người cần vốn tới thị trường vay nghĩa là được sử dụng vốn của người có quyền sở hữu vốn. Trong nền kinh tế thị trường vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền của những tài sản hữu hình mà còn biểu hiện giá trị của những tài sản vô hình như: vị trí địa lý kinh doanh, nhãn hiệu, bản quyền, phát minh sáng chế, bí quyết công nghệ 1.1.3Vai trò của vốn trong doanh nghiệp Vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền giá trị toàn bộ tài sản được đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu kiếm lời. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh dù ở bất kỳ quy mô nào cũng cần một lượng vốn nhất định, nó là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp. Do đó trên các góc độ khác nhau vai trò của vốn cũng thể hiện khác nhau. Về mặt pháp lý Khi muốn thành lập doanh nghiệp điều kiện đầu tiên là doanh nghiệp cần một lượng vốn nhất định, lượng vốn đó tối thiểu phải bằng lượng vốn pháp định (khoản vốn do nhà nước quy định cho từng loại hình doanh nghiệp). Khi đó địa vị pháp lý của doanh nghiệp mới được tạo lập. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nếu vốn của doanh nghiệp không đạt những điều kiện mà pháp luật quy định doanh nghiệp có thể tuyên bố phá sản, giải thể, sát nhập...Như vậy vốn có thể được xem là một trong những cơ sở quan trọng nhất để đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp trước pháp luật. Về mặt kinh tế Trong hoạt động sản xuất kinh doanh vốn là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp. Vốn không những đảm bảo khả năng mua sắm máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên liên tục. Vốn là yếu tố quan trọng quyết định năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và xác lập vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Điều này càng thể hiện rõ hơn trong cơ chế thị trường hiện nay với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến máy móc thiết bị, đầu tư hiện đại hoá công nghệ sản xuất. Để từ đó doanh nghiệp có được sản phẩm dịch vụ mới phong phú đa dạng, chất lượng tốt, giá thành hạ....Như vậy doanh nghiệp có thể phục vụ khách hàng một cách tốt hơn. Tất cả những điều này doanh nghiệp muốn đạt được phải có một lượng vốn đủ lớn. Vốn cũng là một yếu tố quyết định đến việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy phải nhận thức vai trò của vốn kinh doanh thì doanh nghiệp có thể huy động vốn và sử dụng sao cho đồng vốn có hiệu quả và luôn tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở mọi thời điểm trong sản xuất kinh doanh. 1.1.4Phân loại vốn nguồn vốn trong doanh nghiệp 1.1.4.1 Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển giá trị Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển giá trị của các loại vốn, người ta chia thành hai loại: Vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định: Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các TSCĐ của doanh nghiệp đều phải thanh toán, chi trả bằng tiền. Số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các TSCĐ hữu hình và vô hình được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp. Đó là vốn đầu tư ứng trước vì số tiền này nếu được sử dụng có hiệu quả sẽ không mất đi, doanh nghiệp sẽ thu hồi lại được sau khi tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá hay dịch vụ của mình. TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu mà nó có đặc điểm cơ bản là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, hình thái vật chất không thay đổi từ chu kỳ sản xuất đầu tiên cho đến khi bị sa thải khỏi quá trình sản xuất. Theo quy định của Nhà nước, những tư liệu lao động được coi là TSCĐ phải có đủ hai điều kiện sau: Về mặt giá trị: Giá trị đơn vị đạt tiêu chuẩn nhất định là từ 30 triệu đồng trở lên. Về mặt thời gian: Thời gian sử dụng trên 1 năm. Do là số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng các TSCĐ nên quy mô của vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định quy mô của TSCĐ, ảnh hưởng rất lớn đến trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ, năng lực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Song ngược lại những đặc điểm kinh tế của TSCĐ trong quá trình sử dụng lại có ảnh hưởng quyết định, chi phối đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển của vốn cố định. Có thể khái quát những nét đặc thù về sự vận động của vốn cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh như sau: Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm, điều này do đặc điểm của TSCĐ được sử dụng lâu dài, trong nhiều chu kỳ sản xuất quyết định. Vốn cố định được luân chuyển dần dần từng phần trong các chu kỳ sản xuất. Khi tham gia vào quy trình sản xuất, một bộ phận vốn cố định được luân chuyển và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm (dưới hình thức chi phí khấu hao) tương ứng với phần giá trị hao mòn của TSCĐ. Sau nhiều chu kỳ sản xuất vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển. Sau mỗi chu kỳ sản xuất phần vốn được luân chuyển vào giá trị sản phẩm dần dần tăng lên song phần vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ lại dần giảm xuống cho đến khi TSCĐ hết thời gian sử dụng, giá trị của nó được chuyển dịch hết vào giá trị sản phẩm đã sản xuất thì vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển. Kết cấu TSCĐ giữa các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất khác nhau hoặc thậm chí trong cùng một ngành sản xuất cũng không hoàn toàn giống nhau. Sự khác biệt hoặc biến động của kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp trong các thời kỳ khác nhau chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như quy mô sản xuất, khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp việc phân loại và phân tích tình hình kết cấu TSCĐ sao cho hợp lý nhất cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vào vốn cố định của doanh nghiệp. Vốn lưu động: Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài các TCSĐ, doanh nghiệp còn cần phải có TSLĐ. TSLĐ là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh. Giá trị các loại TSLĐ của doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của chúng. Số vốn tiền tệ ứng trước để mua sắm, hình thành TSLĐ thường xuyên, cần thiết của doanh nghiệp được gọi là vốn lưu động. TSLĐ thường được chia làm 2 loại là TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông. Trong quá trình kinh doanh, hai loại này luôn luôn thế chỗ cho nhau, vận động không ngừng nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được liên tục và thuận lợi. VLĐ có những đặc điểm sau: VLĐ trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện VLĐ chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh VLĐ là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất. Muốn cho quá trình tái sản xuất được liên tục, doanh nghiệp phải có đủ tiền vốn đầu tư vào các hình thái khác nhau của VLĐ, khiến cho các hình thái đó có được mức tồn tại hợp lý và đồng bộ với nhau. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho chuyển hóa hình thái của vốn trong quá trình luân chuyển được thuận lợi, góp phần tăng tốc độ luân chuyển VLĐ, tăng hiệu suất sử dụng VLĐ và ngược lại. 1.1.4.2 Căn cứ vào nguồn hình thành Căn cứ vào nguồn gốc hình thành, người ta chia thành hai loại: Vốn chủ sở hữu và vốn vay Vốn chủ sở hữu: là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong các công ty cổ phần. Đối với mọi loại hình doanh nghiệp, VCSH của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận chủ yếu: Vốn góp ban đầu: Khi doanh nghiệp được thành lập bao giờ chủ doanh nghiệp cũng phải có một số vốn ban đầu nhất định do các cổ đông- chủ sở hữu góp vốn. Khi nói đến nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao giờ cũng phải xem xét hình thức sở hữu của doanh nghiệp đó, vì hình thức sở hữu sẽ quyết định tính chất và hình thức tạo vốn của bản thân doanh nghiệp. Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia: Quy mô số vốn ban đầu của chủ doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng. Tuy nhiên, thông thường, số vốn này cần được tăng theo quy mô phát triển của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động sản xuất- kinh doanh, nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ có những điều kiện thuận lợi để tăng trưởng nguồn vốn. Nguồn vốn tích lũy từ lợi nhuận không chia là bộ phận lợi nhuận được sử dụng tái đầu tư, mở rộng sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp. Tự tài trợ bằng lợi nhuận không chia- nguồn vốn nội bộ là một phương thức tạo nguồn tài chính quan trọng và khá hấp dẫn của các doanh nghiệp, vì doanh nghiệp giảm được chi phí, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài. Rất nhiều doanh nghiệp coi trọng chính sách tái đầu tư từ lợi nhuận để lại (retained earnings), họ đặt ra mục tiêu phải có một khối lượng lợi nhuận để lại đủ lớn nhằm tự đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng. Phát hành cổ phiếu: Là một nguồn tài chính dài hạn rất quan trọng để huy động vốn cho doanh nghiệp. Thông thường, có hai loại cổ phiếu chính là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. Vốn vay: Là khoản vốn đầu tư ngoài vốn pháp định được hình thành từ nguồn đi vay, đi chiếm dụng của các tổ chức, đơn vị cá nhân và sau một thời gian nhất định, doanh nghiệp phải hoàn trả cho nguời cho vay cả lãi và gốc. Phần vốn này doanh nghiệp được sử dụng với những điều kiện nhất định (như thời gian sử dụng, lãi suất, thế chấp...) nhưng không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Vốn vay có hai loại là vốn vay ngắn hạn và vốn vay dài hạn. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại: Có thể nói rằng vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất, không chỉ đối với sự phát triển của bản thân các doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sự hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp đều gắn với các dịch vụ tài chính do các ngân hàng thương mại cung cấp, trong đó có việc cung ứng các nguồn vốn. Về mặt thời gian, vốn vay ngân hàng có thể phân loại theo thời hạn vay, bao gồm: vay ngắn hạn (dưới 1 năm), vay trung hạn (từ 1 đến 3 năm) và vay dài hạn (3 năm trở lên). Hoặc theo tính chất và mục đích sử dụng như cho vay đầu tư TSCĐ, cho vay đầu tư TSLĐ, cho vay để thực hiện dự án. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng có nhiều ưu điểm, nhưng nguồn vốn này cũng có những hạn chế nhất định. Đó là các chi phí về điều kiện tín dụng, kiểm soát của ngân hàng và các chi phí sử dụng vốn (lãi suất). Các doanh nghiệp cũng thường khai thác nguồn vốn tín dụng thương mại (commercial credit) hay còn gọi là tín dụng của người cung cấp (supplier’s credit). Nguồn vốn này hình thành một cách tự nhiên trong quan hệ mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp. Nguồn vốn tín dụng thương mại là một phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh; mặt khác, nó còn tạo khả năng mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền. Tuy nhiên, cần nhận thấy tính chất rủi ro của quan hệ tín dụng thương mại khi quy mô tài trợ vượt quá giới hạn an toàn. Không một doanh nghiệp nào không vay vốn ngân hàng hoặc không sử dụng tín dụng thương mại nếu doanh nghiệp đó muốn tồn tại vững chắc trên thương trường. Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp thường vay ngân hàng để đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động sản xuất- kinh doanh, đặc biệt là đảm bảo có đủ vốn cho các dự án mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp. Phát hành trái phiếu công ty: Trái phiếu công ty là các trái phiếu do các công ty phát hành để vay vốn dài hạn. Trái phiếu công ty có đặc điểm chung sau: Trái chủ được trả lãi định kỳ và trả gốc khi đáo hạn, song không được tham dự vào các quyết định của công ty. Nhưng cũng có loại trái phiếu không được trả lãi định kỳ, người mua được mua dưới mệnh giá và khi đáo hạn được nhận lại mệnh giá. Khi công ty giải thể hoặc thanh lý, trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước các cổ phiếu. Có những điều kiện cụ thể kèm theo, hoặc nhiều hình thức đảm bảo cho khoản vay. Có những loại trái phiếu công ty như: Trái phiếu có đảm bảo, trái phiếu không đảm bảo. 1.2Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp 1.2.1Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn Trong nền kinh tế thị trường, mục đích lớn nhất của một doanh nghiệp là hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điều này có nghĩa các doanh nghiệp phải tận dụng mọi nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả kinh tế tốt nhất đồng thời tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất. Nguồn vốn kinh doanh giúp cho doanh nghiệp hoạt động một cách liên tục, ổn định và hiệu quả. Tương ứng với từng quy mô sản xuất đòi hỏi một số lượng vốn nhất định. Tuy nhiên, đó chỉ là điều kiện cần, điều quan trọng là doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn đó như thế nào để mang lại hiệu quả cao, không những bảo toàn được nguồn vốn mà còn phải phát triển nguồn vốn và mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiệu quả chính là lợi ích kinh tế đạt được sau khi đã bù đắp các khoản chi phí bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng và tính hữu ích của việc sử dụng các yếu tố chi phí đầu vào trong quá trình sản xuất, được xác định bằng mối quan hệ so sánh giữa kết quả đầu ra và chi phí đầu vào của một hệ thống kinh tế trong một thời gian nhất định sao cho lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp là cao nhất với tổng chi phí là thấp nhất. Đồng thời có khả năng tạo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đảm bảo cho việc đầu tư và mở rộng sản xuất của doanh nghiệp trong tương lai. Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì đều phải có một lượng vốn tiền tệ bắt buộc. Tuy nhiên, với cùng một lượng vốn như nhau, lợi nhuận thu được của các doanh nghiệp lại khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu do hiệu quả sử dụng vốn của mỗi doanh nghiệp và khác nhau. Sử dụng vốn hiệu quả đảm bảo khả năng an toàn của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Vì thế, việc nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp là một yêu cầu khách quan đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.2Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, việc bảo toàn vốn kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là yêu cầu sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh thường đặt ra nhiều mục tiêu và tuỳ thuộc vào giai đoạn hay điều kiện cụ thể mà có những mục tiêu được ưu tiên thực hiện, nhưng tất cả đều nhằm mục đích cuối cùng là tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu, đạt được mục tiêu đó doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển được. Một doanh nghiệp muốn thực hiện tốt mục tiêu của mình thì phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Trong khi đó yếu tố tác động có tính quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh chính là hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần phải có những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đặc biệt trong điều kiện hiện nay. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp. Hoạt động trong cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải luôn đề cao tính an toàn, đặc biệt là an toàn tài chính. Đây là vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn có hiệu quả giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng huy động vốn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp được bảo đảm… Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh. Để đáp ứng yêu cầu cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm… doanh nghiệp phải có vốn, trong khi đó vốn của doanh nghiệp chỉ có hạn, vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là cần thiết. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tăng giá trị tài sản chủ sở hữu và các mục tiêu khác của doanh nghiệp như nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, nâng cao đời sống của người lao động. Vì khi hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và mức sống của người lao động cũng ngày càng được cải thiện. Đồng thời nó cũng làm tăng các khoản đóng góp cho ngân sách Nhà nước.

LỜI CAM ĐOAN Tơi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp tự thân thực có hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn không chép cơng trình nghiên cứu người khác Các liệu thông tin thứ cấp sử dụng Khóa luận có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm lời cam đoan này! Sinh Viên Phạm Văn Đức i LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, cô giáo trường Đại Học Kinh Tế Kỹ Thuật Cơng Nghiệp, đặc biệt hướng dẫn nhiệt tình thầy giáo Th.s Vũ Đình Chuẩn tận tình giúp đỡ em hồn thành khóa luận tốt nghiệp Em xin cảm ơn giúp đỡ cô chú, anh chị công tác công ty TNHH Điện Tử Tin Học Thái Việt nhiệt tình giúp đỡ em việc cung cấp số liệu thông tin thực tế để chứng minh cho kết luận khóa luận em Vì giới hạn kiến thức khả lập luận thân nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi thiếu sót Em kính mong thơng cảm mong nhận góp ý, bổ sung thầy cô công ty để đề tài em đầy đủ hoàn thiện Hà Nội ngày 16 tháng 06 năm 2017 Sinh Viên Phạm Văn Đức ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .i LỜI CẢM ƠN ii DANHMỤC TỪ VIẾT TẮT vi DANH MỤC CÁC BẢNG .vii DANH MỤC CÁC HÌNH .viii PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG INHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 1.1.1Khái niệm vốn 1.1.2Đặc điểm vốn doanh nghiệp .4 1.1.3Vai trò vốn doanh nghiệp .5 1.1.4Phân loại vốn nguồn vốn doanh nghiệp 1.1.4.1 Căn vào đặc điểm luân chuyển giá trị .7 1.1.4.2 Căn vào nguồn hình thành .9 1.2Hiệu sử dụng vốn doanh nghiệp 11 1.2.1Khái niệm hiệu sử dụng vốn .11 1.2.2Ý nghĩa việc nâng cao hiệu sử dụng vốn 12 1.2.3Nội dung quản lý vốn doanh nghiệp 13 1.2.3.1 Chiến lược quản lý vốn .13 1.2.3.2 Quản lý vốn cố định doanh nghiệp 14 1.2.3.3 Quản lý vốn lưu động doanh nghiệp 15 1.2.4Các tiêu đánh giá hiệu sử dụng vốn 18 1.2.4.1 Các tiêu tổng hợp đánh giá hiệu sử dụng vốn 18 1.2.4.2 Các tiêu đánh giá hiệu sử dụng vốn cố định 19 1.2.4.3 Các tiêu tổng hợp đánh giá hiệu sử dụng vốn lưu động .20 1.2.4.4 Các tiêu phản ánh khả toán .22 1.2.5Các nhân tố ảnh hưởng đến hiểu sử dụng vốn .23 iii 1.2.5.1 Các nhân tố chủ quan 23 1.2.5.2 Nhân tố khách quan 24 CHƯƠNG IITHỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TẠI CÔNG TY ĐIỆN TỬ TIN HỌC THÁI VIỆT 27 2.1Quá trình hình thành phát triển công ty Điện Tử Tin Học Thái Việt 27 2.1.1 Lịch sử hình thành Cơng ty TNHH Điện Tử Tin Học Thái Việt 27 2.1.2 Quá trình phát triển Công ty TNHH Điện Tử Tin Học Thái Việt 27 2.1.2.Cơ cấu tổ chức máy quản lý Công Ty Điện Tử Tin Học Thái Việt 29 2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức .29 2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ phòng ban 29 2.1.3 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh công ty Điện Tử Tin Học Thái Việt .30 2.2 Thực trạng hiệu sử dụng vốn công ty Điện Tử tin học Thái Việt 31 2.2.1 Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh công ty Điện Tử Tin Học Thái Việt .31 2.2.2 Phân tích thực trạng hiệu sử dụng vốn công ty Điện Tử Tin Học Thái Việt .36 2.2.2.1 Cơ cấu nguồn vốn công ty 39 2.2.2.2 Đặc điểm nguồn vốn công ty 41 2.2.2.3 Tình hình quản lý sử dụng nguồn vốn 44 2.3.1 Các tiêu đánh giá hiệu sử dụng tổng vốn doanh nghiệp 50 2.3.2 Các tiêu đánh giá hiệu sử dụng vốn cố định 53 2.3.3 Các tiêu đánh giá hiệu sử dụng vốn lưuđộng 56 2.3.4 Các tiêu phản ánh khả toán 62 2.4 Đánh giá tình hình sử dụng vốn cơng ty TNHH Điện Tử Tin Học Thái Việt 64 2.4.1 Những kết đạt 64 2.4.2 Những hạn chế nguyên nhân 65 CHƯƠNG IIIGIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TẠI CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỬ TIN HỌC THÁI VIỆT .68 3.1 Định hướng phát triển công ty thời gian tới .68 iv 3.1.1 Bối cảnh kinh tế nước nước 68 3.1.2 Định hướng phát triển công ty TNHH Điện Tử Tin Học Thái Việt 69 3.2Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng vốn công ty 70 3.2.1 Nâng cao hiệu sử dụng vốn kinh doanh 70 3.2.2 Nâng cao hiệu sử dụng vốn cố định 71 3.2.3 Nâng cao hiệu sử dụng vốn lưu động 74 3.2.4 Nâng cao hiệu hoạt động kinhdoanh .75 3.2.5 Nâng cao uy tín trọng mở rộng thị trường kinh doanh công ty 78 3.2.5 Một số giải pháp khác 79 3.3 Một số kiến nghị nhà nước 80 KẾT LUẬN 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 PHỤ LỤC 84 v DANHMỤC TỪ VIẾT TẮT CĐKT Bảng Cân Đối Kế Toán GTGT Giá Trị Gia Tăng LNST Lợi Nhuận Sau Thuế TNDN Thu Nhập Doanh Nghiệp TSCĐ Tài Sản Cố Định TSLĐ Tài Sản Lưu Động VCĐ Vốn Cố Định VLĐ Vốn Lưu Động VKD Vốn Kinh Doanh VCSH Vốn Chủ Sở Hữu NVDH Nguồn Vốn Dài Hạn TSNH Tài Sản Ngắn Hạn CNTT Công Nghệ Thông Tin TNHH Trách Nhiệm Hữu Hạn KTTT Kinh Tế Thị Trường XHCN Xã Hội Chủ Nghĩa SXKD Sản Xuất Kinh Doanh WTO World Trade Organization – Tổ chức thương mại giới vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Bảng báo cáo kêt hoạt động kinh doanh công ty Điện Tử Tin Học Thái Việt giai đoạn 2014-2016 .31 Bảng 2.2:Bảng cân đối kế tốn cơng ty TNHH Điện Tử Tin Học Thái Việt giai đoạn 2014-2015 .37 Bảng2.3: Cơ cấu vốn vốn kinh doanh doanh nghiệp 40 Bảng2.4: Khái quát nguồn vốn doanh nghiệp 43 Bảng 2.5:Cơ cấu TSCĐ Công ty Điện Tử Tin Học Thái Việt 44 Bảng2.6:Tình hình trích khấu hao TSCĐ doanh nghiệp năm 2014 45 Bảng2.7:Tình hình trích khấu hao TSCĐ doanh nghiệp năm 2015 46 Bảng2.8: Tình hình trích khấu hao TSCĐ doanh nghiệp năm 2016 46 Bảng2.9: Hệ số hao mòn TSCĐ doanh nghiệp 47 Bảng2.10: Phân tích kết cấu vốn lưu động doanh nghiệp .48 Bảng 2.11: Bảng đánh giá tiêu hiệu sử dụng tổng vốn doanh nghiệp .50 Bảng 2.12:Bảng đánh giá tiêu hiệu sử dụng VCĐ doanh nghiệp 53 Bảng2.13:Bảng đánh giá tiêu hiệu sử dụng VLĐ doanh nghiệp 56 Bảng2.14: Bảng đánh giá tiêu hàng tồn kho doanh nghiệp 59 Bảng 2.15: Bảng đánh giá tiêu khoản phải thu doanh nghiệp 61 Bảng 2.16: Bảng đánh giá khả toán doanh nghiệp 62 vii viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Sơ đồ chiến lược quản lý vốn thận trọng 13 Hình 1.2: Sơ đồ chiến lược quản lý vốn mạo hiểm 13 Hình 1.3: Sơ đồ chiến lược quản lý vốn dung hịa 14 Hình 2.1 : Sơ đồ tổ chức công ty TNHH Điện tử tin học Thái Việt 29 Hình 2.2: Biểu đồ tỷ trọng vốn kinh doanh doanh nghiệp năm 2014-2016 36 ix PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết đề tài nghiêncứu Việt Nam thời kỳ xây dựng mở rộng KTTT theo định hướng XHCN, với công cải cách mậu dịch, tự hóa thương mại địi hỏi nhu cầu vốn cho kinh tế cho DN vấn đề lớn Thực tiễn cho thấy, DN nước ta phải cạnh tranh khốc liệt để tồn có chỗ đứng vững thương trường Để tồn phát triển, DN phải tận dụng lợi mình, bước khắc phục điểm yếu để nâng cao khả cạnh tranh Đồng thời, nhà quản trị phải quản lý sử dụng nguồn vốn cách hiệu để phát triển hoạt động SXKD điều kiện cạnh tranh ngày liệt hiệnnay Trong trình hoạt động SXKD DN, vốn đóng vai trị quan trọng, định đời, tồn phát triển DN Vốn đảm bảo cho trình SXKD tiến hành liên tục Nếu không trọng tới quản trị vốn DN gặp khó khăn việc trì mở rộng SXKD Nâng cao hiệu sử dụng vốn vấn đề quan trọng giúp doanh nghiệp đứng vững phát huy mạnh Xuất phát từ tình hình thực tiễn đó, em chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng nguồn vốn Công ty TNHH Điện Tử Tin Học Thái Việt” để nghiêncứu Mục đích nghiêncứu  Hệthốnghóavềmặtlýluậnnhữngvấnđềcơbảnvềvốnvàhiệuquảsửdụng vốn doanh nghiệp  Phân tích đánh giá thực trạng sử dụng vốn Công ty TNHH Điện Tử Tin Học Thái Việt  Đề xuất biện pháp nâng cao hiệuquảsửdụng vốn cho Công ty TNHH Điện Tử Tin Học Thái Việt Đối tượng phạm vi nghiêncứu * Đối tượng nghiêncứu: Tình hình sử dụng vốn hiệu sử dụng vốn Công ty TNHH Điện Tử Tin Học Thái Việt năm2014-2016 * Phạm vi nghiêncứu: ... TNHH Điện Tử Tin Học Thái Việt 69 3. 2Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng vốn công ty 70 3.2.1 Nâng cao hiệu sử dụng vốn kinh doanh 70 3.2.2 Nâng cao hiệu sử dụng vốn cố định 71 3.2.3 Nâng. .. TNHH Điện Tử Tin Học Thái Việt Chương III :Giải pháp nâng cao hiệu quảs? ?dụng nguồn vốn Công ty TNHH Điện Tử Tin Học Thái Việt CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG... Thái Việt  Đề xuất biện pháp nâng cao hiệuquảs? ?dụng vốn cho Công ty TNHH Điện Tử Tin Học Thái Việt Đối tượng phạm vi nghiêncứu * Đối tượng nghiêncứu: Tình hình sử dụng vốn hiệu sử dụng vốn Công

Ngày đăng: 21/11/2022, 12:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w