đáp án đề thi lí thuyết tốt nghiệp khóa 2 - kế toán doanh nghiệp - mã đề thi da ktdn - lt (20)

4 372 3
đáp án đề thi lí thuyết tốt nghiệp khóa 2 - kế toán doanh nghiệp - mã đề thi  da ktdn - lt (20)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 2 (2008 – 2011) NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: DA KTDN - LT 20 Câu 1: (2 điểm) 1. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện và công dụng kinh tế. Ý nghĩa cách phân loại (1 điểm) Theo phương pháp này, toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp được chia làm hai loại: Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình. a. Tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản cố định có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh. Thuộc loại này, căn cứ vào công dụng kinh tế có thể chia thành các nhóm sau. - Nhà cửa, vật kiến trúc: Là toàn bộ các công trình kiến trúc như nhà làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, đường sá, cầu cống, cầu tầu … - Máy móc, thiết bị: Là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động của doanh nghiệp như máy móc, thiết bị chuyên dùng, máy móc thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ… - Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: Gồm các loại phương tiện vận tải đường bộ, đường sông, đường biển … các thiết bị truyền dẫn về thông tin, điện nước, băng truyền tải vật tư, hàng hoá… - Thiết bị, dụng cụ quản lý: Là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính, thiết bị điện tử, thiết bị dụng cụ đo lường kiểm tra chất lượng, máy hút bụi, hút ẩm … - Vườn cây lâu năm ( như cà phê, cao su, chè, cây ăn quả …), súc vật làm việc ( như trâu, bò …) hoặc súc vật cho sản phẩm ( như bò sữa, trâu sữa …). - Các loại tài sản cố định khác: Là toàn bộ các tài sản cố định khác chưa liệt vào năm loại trên như trang ảnh, tác phẩm nghệ thuật… b. Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị, do doanh nghiệp quản lý và sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn tài sản cố định vô hình. Tài sản cố định vô hình chỉ được thừa nhận khi xác định được giá trị của nó, thể hiện một lượng giá trị lớn đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thường, tài sản cố định vô hình gồm các loại sau: Quyền sử dụng đất có thời hạn, nhãn hiệu hàng hoá, quyền phát hành, phần mềm máy vi tính, bản quyền, bằng sáng chế, … Phương pháp phân loại này giúp cho người quản lý thấy được cơ cấu đầu tư vào tài sản cố định theo hình thái biểu hiện, là căn cứ để quyết định đầu tư dài hạn hoặc điều chỉnh cơ cấu đầu tư cho phù hợp và có biện pháp quản lý phù hợp với mỗi loại tài sản cố định. 2. So sánh sự khác nhau giữa nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản cố định. (Về khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý). (1 điểm) Nguyên vật liệu Công cụ dụng cụ Tài sản cố định Là đối tuợng lao động, tham gia cấu thành nên thực thể của sản phẩm Là tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn quy định của TSCĐ Là tư liệu lao động chủ yếu có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài - Tham gia vào 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh - Không giữ được hình thái vật chất ban đầu. - Giá trị được chuyển hết một lần vào giá trị sản phẩm - Tham gia vào 1 hoặc 1 số chu kỳ SX kinh doanh. - Giá trị có thể chuyển hết một lần hoặc được phân bổ dần vào từng chu kỳ SX kinh doanh. - Vẫn giữ được hình thái hiện vật ban đầu - Tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh. - Vẫn giữ được hình thái vật chất ban đầu . - Giá trị được chuyển dịch từng phần vào chi phí SX kinh doanh theo mức độ hao mòn. Hạch toán toàn bộ giá trị một lần vào đối tượng sử dụng khi xuất dùng Quản lý và hạch toán giống vật liệu. (Trừ công cụ DC có giá trị lớn phải theo dõi phân bổ dần) Hạch toán từng phần giá trị vào đối tượng sử dụng duới hình thức trích khấu hao. Câu 2 : (5 điểm) 1. Xác định tổng doanh thu của DN (DT có cả thuế) (1đ) Tổng DT = DT tiêu thụ sản phẩm (A + B) + DT hàng NK + GT hoa hồng được hưởng - Xác định DT tiêu thụ SP A(T A ) T A = S tA *G A S A = 300 +200 – (2000 *10%) = 2.100sp T A = 2100 * 154.000 = 323.400.000đ - Xác định DT tiêu thụ SP B(T B ) T B = S tB *G B S B = S đB + S xB - S cB = 500+3000-(3000*10%) = 3.200sp T B = 3200 * 187.000 = 598.400.000đ - Xác định doanh thu bán hàng nhập khẩu T NK = 3000 *352.000 = 1.056.000.000đ - Hoa hồng được hưởng từ bán đại lý (1800 * 130.000)*5%=11.700.000đ Tổng doanh thu của DN trpng kỳ T = 323.400.000+ 598.400.000+1.056.000.000+11.700.000 = 1.985.500.000đ 2. Xác định mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành của sp A và B sản xuất trong kỳ (1đ) - Xác định mức hạ giá thành Mz = (Q i1 Z i1 )-(Q i1 Z i0 ) Mz = [(2000*80.000)-(2000*90.000)]+[(3000*120.000)-(3000*130.000) Mz = - 50.000.000đ - Xác định tỷ lệ hạ giá thành %77,8100 )000.1303000()000.902000( 000.000.50 100 01 (%)       ii Z Z ZQ 3. Xác định tổng số thuế DN phải nộp cho nhà nước (3đ) - Xác định thuế VAT Thuế VAT phải nộp = Thuế VAT đầu ra – Thuế VAT đầu vào được khấu trừ + Thuế VAT đầu ra = Doanh thu tính thuế x Thuế suất thuế VAT DT tính thuế SPA = S tA * giá tính thuế = 2100 x154.000 (1+10%) = 294.000.000đ DT tính thuế SPB = S tB * giá tính thuế = 3200 x187.000 (1+10%) = 544.000.000đ DT tính thuế của kỳ nhập khẩu = 3.000 x 352.000(1+10%) = 960.000.000đ Tổng DT tính thuế của DN: 294.000.000+544.000.000+960.000.000+11.700.000= 1.809.700.000đ Vậy thuế VAT đầu ra của DN 1.809.700.000 x 10% = 180.970.000đ - Xác định thuế VAT đầu vào được khấu trừ + Thuế VAT đầu vào của hàng nhập khẩu = SL hàng hoá NK x giá tính thuế xThuế suất Giá tính thuế VAT của hàng nhập khẩu = giá nhập khẩu+thuế NK+ thuê TTĐB Thuế NK 1đvsp X = 20.000 * 20% = 40.000đ/sp Thuế TTĐB1đvsp X = Giá tính thuế TTĐB x thuế suất = (20.000+40.000)*30% = 72.000đ/sp Giá tính thuế đầu vào của hàng nhập khẩu là: 200.000 + 40.000+72.000 = 312.000đ/sp  Thuế VAT đầu vào được khấu trừ của hàng nhập khẩu là (3000*312.000)*10% = 93.600.000đ Tổng thuế VAT đầu vào được khấu trừ là 50.000.000+93.600.000 = 143.600.000đ  Thuế VAT phải nộp là 180.970.000-143.600.000 = 37.370.000đ - Xác định thuế nhập khẩu phải nộp (3000 x 200.000)*20% = 120.000.000đ - Xác định thuế TTĐB phải nộp [(3000x(200.000+40.000)]x30% = 216.000.000đ - Xác định thuế thu nhập DN phải nộp Thuế TN phải nộp= (DT tính thuế - chi phí hợp lý)* thuế suất + DT tính thuế = Tổng DT - Thuế gián thu = 1.809.700.000 – (180.970.000+120.000+216.000) = 1.292.730.000đ + Chi phí hợp lý = chi phí sp(A+B) + giá vốn hàng nhập khẩu Chi phí SX và TTSP = Z SX + CPBHH+CPQL Giá thành SXSP A = (300 x 90.000) +(1800x80.000) = 171.000.000 Giá thành SXSP B = (500 x 130.000)+(2700x120.000) = 389.000.000 GT toàn bộ của SPA và B (171.000.000+389.000.000)*(1+10%) = 616.000.000đ Giá vốn hàng nhập khẩu: 3000 x 200.000 = 600.000.000đ  chi phí hợp lý trong kỳ 616.000.000 + 600.000.000 = 1.216.000.000đ Thu nhập chịu thuế trong kỳ 1.292.730.000 – 1.216.000.000 + 11.700.000 = 88.430.000đ Thuế TNDN phải nộp trong kỳ: 88.430.000 * 25% = 22.107.500đ Tổng số thuế DN phải nộp trong kỳ: 37.370.000 + 120.000.000 + 216.000.000 + 22.107.500 = 395.477.500đ . ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 2 (20 08 – 20 11) NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: DA KTDN - LT 20 . + S xB - S cB = 500+300 0-( 3000*10%) = 3 .20 0sp T B = 320 0 * 187.000 = 598.400.000đ - Xác định doanh thu bán hàng nhập khẩu T NK = 3000 *3 52. 000 =

Ngày đăng: 19/03/2014, 06:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan