1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hình tượng ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh doc

33 2,3K 31

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 293,64 KB

Nội dung

Hình tượng ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh Sau gần hai năm được học tập và nghiên cứu tại Trường đại học Bạc Liêu. Tôi đã tích lũy được vốn kiến thức rất bổ ích cho bản thân. Từ đó giúp bản thân tôi có nhiều tự tin hơn trong việc làm niên luận đúng theo yêu cầu của chương trình đào tạo ngành Ngữ văn của Trường. Niên luận 1 là bước đánh dấu đầu tiên sự tiếp cận và từng bước trưởng thành của sinh viên ngành Ngữ văn trong giảng đường Đại học. Để phát huy khả năng những gì mình đã học được và nghiên cứu kiến thức nhằm tạo đà cho việc thực hiện niên luận 2 hay luận văn tốt nghiệp sau này. Trong quá trình thực hiện niên luận, tôi đã gặp không ích những khó khăn có nhiều lúc gần như sẽ bỏ cuộc nhưng nhờ có sự giúp đỡ, hướng dẫn, hỗ trợ và động viên từ gia đình, từ quý thầy cô cùng các bạn đã tạo cho tôi thêm nhiều động lực thực hiện niên luận này. Nhờ đó mà tôi đã hoàn thành được niên luận khá tốt đẹp. Đó là niềm vui, niềm tự hào của tôi. Nay xin cho phép tôi được gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành đến: Cha mẹ và những người trong gia đình đã dạy dỗ và nuôi dạy tôi khôn lớn cho đến khi tôi bước chân vào giảng đường đại học, là những người luôn kề cận và chia sẻ mỗi lúc tôi gặp khó khăn trong cuộc sống. Cảm ơn trường Đại học Bạc Liêu. Lãnh đạo khoa sư phạm và tổ Ngữ văn, các thầy cô bộ môn đã cung cấp những tri thức ở nhiều lĩnh vực. Xin cảm ơn các cô, chú, anh, chị trong thư viện tỉnh Bạc liêu và các cô, chú, anh, chị trong thư viện trường Đại học Bạc Liêu đã nhiệt tình cung cấp những tài liệu cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu. Và không thể quên gửi muôn vàn lời cảm ơn thân thương nhất đến các bạn của tôi những người luôn sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ tôi những lúc gặp khó khăn. Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn vô cùng sâu sắc và chân thành tới cô Hứa Bích Thủy, là người đã tạo điều kiện và trực tiếp hướng dẫn đề tài. Trong thời gian làm niên luận, cô đã tận tình hướng dẫn thực hiện đề tài, cô luôn quan tâm hết lòng, cung cấp nhiều tri thức bổ ích, khoa học. Giúp tôi giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình làm niên luận và hoàn thành niên luận đúng định hướng ban đầu. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Chúc tất cả mọi người sức khỏe và thành đạt. Bạc Liêu, tháng 6 năm 2011 SVTH: Huỳnh Văn Trắng Phần mở đầu 1. Lí do chọn đề tài Mỗi khi nhắc đến Việt Nam không ai không nhắc đến Hồ Chí Minh, một người mà dân tộc ta luôn tự hào. Người có một tâm hồn trong sáng, một lối sống thanh cao, một cuộc đời vĩ đại nhưng lại hết sức bình dị. Bác không chỉ là nhà cách mạng lỗi lạc mà Bác còn là một nhà văn, nhà thơ lớn. Tuy chưa một lần Bác nhận mình là một nhà thơ cũng không có ý lập sự nghiệp thơ, nhưng với tài năng và tâm hồn của Người nghệ sĩ, đã tạo nên các tác phẩm (đặc biệt là thơ) có giá trị vô cùng to lớn cho nền Văn học Việt Nam. Thơ Bác là sự kết hợp sâu sắc nhiều vẻ đẹp trong thơ, là những vần thơ cực kì tinh tế, giàu chất thép và chứa chan tình người, là tiếng nói bình dị, gần gũi mà điêu luyện, sáng tạo, giàu cảm xúc và luôn bừng sáng trí tuệ, gắn với thực tiễn cách mạng và tràn đầy khát vọng ước mơ, tư tưởng tình cảm của Người. Trong thơ Hồ Chí Minh không chỉ biểu hiện chất thép, tinh thần chiến đấu mà còn biểu hiện tư tưởng thi sĩ, ngoài hình tượng chiến đấu, hình tượng đất nước ta còn bắt gặp hình tượng ánh trăng. Ánh trăng là một hình tượng nghệ thuật, một mô típ nghệ thuật truyền thống mà ta từng gặp trong thơ xưa và nay. Ở mỗi nhà thơ sự miêu tả ánh trăng có những nét đẹp, nét độc đáo riêng và ánh trăng trong thơ Bác cũng vậy. Tìm hiểu ánh trăng trong thơ Bác là tìm hiểu một hình tượng nghệ thuật được xây dựng với những nét lạ, nét độc đáo thể hiện được phong cách Hồ Chí Minh. Những trang thơ của Người là một kho tàng quý giá cho nền văn học Việt Nam. Trong những năm qua, đã có những nhà nghiên cứu về thơ Bác với nhiều bài viết và công trình khác nhau, đã có những đóng góp quý trong việc giới thiệu cái hay, cái đẹp trong thơ Bác. Nhiều vấn đề của thơ Bác đã được đề cập hoặc khai thác sâu trên một số mặt. Đã đến lúc cần thêm nhiều công trình nghiên cứu hơn nữa và công trình của mỗi người sẽ góp phần nhỏ vào việc tìm hiểu thơ Bác. Thơ của Hồ Chí Minh nói chung cũng như “Hình tượng ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh” nói riêng thật sự đã để lại nhiều sự chú ý của các độc giả, và các nhà nghiên cứu, phê bình cả trong và ngoài nước. Từ trước đã có nhiều ý kiến đánh giá, nhận xét, tranh luận gây gắt nay người viết tiếp tục phân tích, nghiên cứu thêm. Từ những lí do đó, người viết chọn đề tài “Hình tượng ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh” với mong muốn tìm hiểu hình tượng nghệ thuật nói chung cũng như hìng tượng ánh trăng trong thơ Bác. 2. Lịch sử vấn đề Bàn về ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh thì có rất nhiều công trình nghiên cứu có giá trị. Những tài liệu này giúp cho người viết niên luận có thêm cơ sở, có thêm những định hướng ban đầu. Sau đây là những vấn đề mà người viết niên luận đã trích lược được: Năm 1979, trong quyển Chủ tịch Hồ Chí Minh nhà thơ lớn của dân tộc, Hà Minh Đức đã tìm hiểu thơ Hồ Chí Minh “Cái đẹp nên thơ của thiên nhiên trong thơ Người biểu hiện rõ rệt nhất trong vẻ đẹp của những đêm trăng. Thơ Hồ Chí Minh có nhiều trăng. Trăng trong thơ Người tập trung vào hai thời kì sáng tác ở hai hoàn cảnh đặc biệt. Trong cảnh tù đày, giữa căn phòng chật hẹp, tâm tối ngột ngạt, vầng trăng là hiện tượng thiên nhiên duy nhất thường xuyên đến được với người tù. Trăng là biểu tượng của vẻ đẹp thanh bình, của mơ ước tự do, của sự cảm thông thân thiết,… Trăng trong thơ Hồ Chí Minh thường rất sáng, ánh sáng của trăng đêm rằm, của vầng trăng thu. Vầng trăng thường trong và đẹp, Người không nói đến ánh trăng nhạt, mờ ảo của vầng trăng khuyết, của ánh trăng non. Đó không phải là chuyện ngẫu nhiên, mà xuất phát từ tấm lòng của người yêu thích những vẻ đẹp sáng trong, rực rỡ và không có cảm hứng với cái mờ tối, lẫn lộn. Trăng trong thơ Hồ Chí Minh sáng đẹp, và không hề gợn buồn”. [3; trang 162, 163,164] Trong thơ Bác trăng luôn luôn được trìu mến: trăng là ánh sáng, là trong trắng, là mát mẻ, là thái bình, là hạnh phúc mơ ước của con người, là niềm an ủi và cũng là tượng trưng cho tình chunh thủy, lòng trung thành với hứa hẹn”.[4 trang 178] Ông đã nghiên cứu một cách khá đầy đủ về hình ảnh thiên nhiên, tìm hiểu từng vẻ đẹp của ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh và ông cũng có so sánh ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh với ánh trăng của một số nhà thơ khác. Nhưng ông chỉ tìm hiểu ánh trăng trong thơ Bác chủ yếu ở vẻ đẹp thiên nhiên, tác giả chưa đi sâu vào “Hình tượng ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh” về giá trị tư tưởng. Năm 1995, trong quyển Suy nghĩ mới về Nhật kí trong tù, Nguyễn Huệ Chi đã nghiên cứu: “Thơ Hồ Chí Minh Không chỉ viết một bài về trăng. Trong thiên nhiên có lẽ trănghình tượng gắn bó nhất với tâm hồn con người trăng là người bạn thanh cao và gần gũi”.[tr 295; 5] Tác giả đã chỉ ra ánh trăng là đỉnh cao vẻ đẹp của thiên, đã phân tích ánh trăng về mặt nghệ thuật một cách khá đầy đủ. Nhưng tác giả chỉ phân tích ở phạm vi một số ít bài thơ viết về ánh trăng trong tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh, còn những bài thơ khác của Bác viết về ánh trăng thì chưa được tác giả đề cập. Năm 1999, Hoài Thanh toàn tập phần phê bình và tiểu luận (tập II VÀ III), Ông đã tìm hiểu về thơ Bác “Thiên nhiên rất nhiều vẻ và vẻ nào cũng đáng yêu. Nhưng yêu nhất vẫn là cảnh trăng sáng. Trong thơ Bác, cũng như Chinh phụ ngâm, trong Hoa tiên, trong truyện Kiều có rất nhiều trăng”.[tr 789; 6].Thực ra thơ Bác cũng hay nói đến thiên nhiên, nhưng thiên nhiên trong thơ Bác có phần không giống thiên nhiên trong thơ xưa. Trong thơ xưa yêu thiên nhiên nhiều khi là một cách để xa lánh, để quay lưng lại với đời. Còn với Bác, yêu thiên nhiên, yêu đời là một. Trong thơ Bác thiên nhiên nhiều và đẹp . Đặc biệt trong thơ Bác có rất nhiều trăng. Ngay ở trong tù, Bác cũng thưởng trăng” [tr 1102; 6] Có thể nói Hoài Thanh ông là người đã nghiên cứu hình tượng ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh gần như đầy đủ tất cả các khía cạnh. Song ông dành phần lớn vào tập thơ Nhật kí trong tù. Ý kiến của nữ thi sĩ Blaga Đimitơrôva về tìm hiểu trong thơ Bác “Những bài thơ của Người viết trong nhà tù chứa đầy ánh trăng dịu hiền và khát vọng tự do”. Đặng Thai Mai nhận xét: “Trong thơ Bác trăng luôn luôn được trìu mến, trăngánh sáng, là trong trắng, là mát mẻ, là thái bình, là hạnh phúc mơ ước của con người”. Có thể thấy những nhà nghiên cứu những ý kiến phê bình về thơ của Hồ Chí Minh rất phong phú và đa dạng. Mỗi bài viết về thơ Bác là một đóng góp riêng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là “Hình tượng ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh”. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung chủ yếu vào tập thơ “Nhật kí trong tù” và “Chùm thơ kháng chiến” Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu đề tài người viết còn tham khảo những công trình nghiên cứu khác có liên quan góp phần hỗ trợ cho đề tài nghiên cứu được rõ ràng, cụ thể, sinh động,… 4. Mục đích nghiên cứu Đây là đề tài nghiên cứu khá hấp dẫn, để giải quyết các vấn đề đặt ra cần phải tập trung vào những yêu cầu sau: Thứ nhất người viết niên luận củng cố cơ sở lí luận của đề tài là hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm Văn học. Thứ hai thông qua việc phân tích một số bài thơ trong tập thơ “Nhật kí trong tù” và “Chùm thơ kháng chiến” người viết làm sáng tỏ đặc trưng của hình tượng ánh trăng trong thơ Bác. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài người viết áp dụng các phương pháp ở các cấp độ nghiên cứu chuyên ngành như: - Phương pháp so sánh giúp người viết đối chiếu “Hình tượng ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh” với hình tượng ánh trăng trong thơ cổ, trong thơ Đường cũng như các nhà thơ khác của Việt Nam thuộc các thế hệ trước hoặc cùng thời. - Phương pháp phân tích, chứng minh, bình giảng, tổng hợp đây là những phương pháp cơ bản và phổ biến trong nghiên cứu văn học. Người viết đã vận dụng các phương pháp này để phân tích, bình giảng, tổng hợp các đoạn các câu thơ, đồng thời trích dẫn các đoạn, các câu thơ có tính chất tiêu biểu, điển hình để chứng minh cụ thể nhằm làm sáng tỏ các luận điểm, luận cứ của mình trong niên luận. 6. Đóng góp của đề tài Niên luận là công trình nghiên cứu thơ của Hồ Chí Minh từ góc nhìn hình tượng nghệ thuật. Hoàn thành niên luận với khả năng còn hạn hẹp của một sinh viên, người viết cũng cố gắng và hi vọng mang đến những đóng góp như sau: Thứ nhất tìm hiểu đề tài là cơ hội tiếp cận, đi sâu hơn vào hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học cũng như “Hình tượng ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh”. Thứ hai nhằm giúp cho người viết có điều kiện vận dụng lí thuyết về hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học, để phân tích hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học cụ thể. 7. Kết cấu niên luận Ngoài phần mở đầu và phần kết luận niên luận gồm có 3 chương như sau: Chương một: Những vấn đề chung Chương hai: Hình tượng ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh Phần nội dung Chương một: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Những vấn đề lí luận 1.1.1. Hình tượng nghệ thuật là gì? Người nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm là để nhận thức và cắt nghĩa đời sống, thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình, giúp con người thể nghiệm cái ý vị của cuộc đời, lĩnh hội mọi quan hệ có ý nghĩa muôn màu muôn vẻ của bản thân và thế giới xung quanh. Nhưng khác với các nhà khoa học, người nghệ sĩ không diễn đạt một cách trực tiếp ý nghĩ và tình cảm của mình bằng những khái niệm trừu tượng hay định lí, công thức mà bằng hình tượng. Nghĩa là bằng cách làm sống lại một cách cụ thể và gợi cảm những sự việc, những hiện tượng đáng làm ta suy nghĩ về tính cách và số phận, về tình đời, tình người. Hình tượng nghệ thuật là cái tính chất làm cho tác phẩm trở thành tác phẩm nghệ thuật. “Chất văn”, “tính văn học” mà các nhà cấu trúc đề ra như là phẩm chất thiết yếu của tác phẩm văn học, chỉ khi nào gắn với tính hình tượng nghệ thuật thì mới thể hiện đặc trưng của văn học. Song trong mỗi tác phẩm nghệ thuật đều có hệ thống hình tượng nghệ thuật riêng. Thông qua hệ thống hình tượng nghệ thuật, người đọc dễ dàng nhận ra phong cách tác giả, nhận ra sự khác biệt giữa tác giả với tác giả, hay tác giả với thời đại. Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” của Lê Bá Hán thì “Hình tượng nghệ thuật chính là khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện lại một cách sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật. Giá trị trực quan độc lập là đặc điểm quan trọng của hình tượng nghệ thuật. Bằng chất liệu cụ thể, nó làm cho người ta có thể ngắm nghía, thưởng ngoạn, tưởng tượng. Đó có thể là một đồ vật, một phong cảnh thiên nhiên hay một sự kiện xã hội được cảm nhận” .[1; trang 99] Hình tượng nghệ thuật có thể tồn tại qua chất liệu vật chất, nhưng giá trị của nó bao giờ cũng ở phương diện tinh thần. Người đọc không chỉ thưởng thức “cuộc đời thực” trong tác phẩm mà còn cảm nhận được sự suy tư, lòng trắc ẩn và cả nụ cười ẩn trong cuộc đời thực ấy. Hình tượng nghệ thuật thể hiện tập trung ở các giá trị nhân học và thẩm mĩ của nghệ thuật. 1.1.2. Hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học Khác với các loại hình nghệ thuật khác, văn học lấy ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng. Vì vậy hình tượng nghệ thuật là hình tượng ngôn từ. Thông qua hình tượng ngôn từ, tác phẩm đem đến cho người đọc “không phải là bức tranh đời sống đứng yên mà luôn luôn sống động, lung linh, huyền ảo, vừa vô hình vừa hữu hình, cụ thể đấy mà mơ hồ đấy như mặt trăng đáy nước, bóng người trong gương, như không gian vốn ba chiều nay thu lại trong không gian hai chiều của hội họa, như một mái chèo trên hai thước chiếu sân khấu mà tác giả đã vẫy vùng trước đại dương”.[2; trang 144] Đến với nghệ thuật, ta như được chứng kiến, được sống cuộc sống trong tác phẩm. Hình tượng nghệ thuật tái hiện đời sống, nhưng không phải là sao chép nguyên bản những hiện tượng có thật, mà là tái hiện có chọn lọc, sáng tạo thông qua trí tưởng tượng và tài năng của người nghệ sĩ, sao cho các hình tượng truyền lại được ấn tượng sâu sắc, làm day dứt, trăn trở người khác. Do sử dụng chất liệu là ngôn từ nên hình tượng nghệ thuật vừa có giá trị thể hiện những nét cụ thể, cá biệt không lặp lại, vừa có khả năng khái quát, làm bộc lộ được bản chất của một loại người hay một quá trình theo quan niệm của nghệ sĩ. Trong văn học những lời miêu tả, giới thiệu, gọi tên đã tự nó có tính khái quát như nhà thơ Nguyễn Du đã giới thiệu nhân vật Thúy Kiều: “Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn Làn thu thủy nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” (Nguyễn Du – Truyện kiều) Như vậy, bản thân hình tượng cũng thể hiện tầm khái quát điển hình, xã hội, nhân loại của văn học. Nhân vật Thúy Kiều mang ý nghĩa khái quát xã hội, nhân loại. Ngay bản thân Kiều đã ý thức được tính khái quát ấy khi suy nghĩ: “Đau đớn thay phận đàn bà Llời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”. Cho nên, có thể nói văn học có tính chất khái quát về con người, khái quát về xã hội. Một hình tượng nghệ thuật mà thiếu tính khái quát thì sẽ thiếu sức nặng và hấp dẫn. Sự khái quát trong hình tượng văn học không phải thực hiện bằng khái niệm trừu tượng mà bằng việc phát hiện, miêu tả các đặc trưng mang bản chất và tư tưởng về đối tượng. 1.2. Hình tượng ánh trăng trong tác phẩm văn học 1.2.1. Hình tượng ánh trăng trong thơ Đường Thơ Đường là một hiện tượng thi ca đặc biệt được cả nền và đỉnh. Kéo dài suốt từ thời Đường, từ khi Đường Cao Lý Uyên dựng triều đại, cho đến khi nhà Đường mất, ròng rã ba trăm năm. Gắn với thiên nhiên rất đa dạng, tần số xuất hiện sau hình ảnh dòng sông chính là ánh trăng. Mặt trăng xuất hiện với tần số cao và thường xuất [...]... trăng như một cách biểu đạt cho dòng chảy cảm xúc dâng trào Các nhà thơ trong giai đoạn này đã đem lại một thủ pháp nghệ thuật mới Một không gian, thời gian của tâm trạng cảm xúc luôn biến đổi, nhưng nó rất cô đọng, hàm súc của một cái tôi cá nhân Chương hai: HÌNH TƯỢNG ÁNH TRĂNG TRONG THƠ HỒ CHÍ MINH 2.1 Hình tượng ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh 2.1.1 Khái quát về hình tượng ánh trăng trong thơ Hồ. .. thì có một cách nhìn trăng khác nhau nhưng hình tượng ánh trăng trong thơ Đường thường thấy là ánh trăng buồn Một nhà thơ viết về trăng bậc thầy trong thời Đường không ai không nhắc đến đó là nhà thơ Lý Bạch xây dựng ánh trăng khắc khoải thương tâm: “Tôi gửi lòng buồn cho vầng trăng sáng, theo bạn đến thẳng vùng tây Dạ lang” Với nhà thơ Lý Bạch thì trăng luôn xuất hiện ở mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh,... qua đó, để con người thức tỉnh: Trăng cứ tròn vành vạnh Kề chi người vô tình Ánh trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật mình” (Nguyễn Duy – Ánh trăng) Ánh trăng biểu hiện hình ảnh cao đẹp của người tù nên trăng xuất hiện trong thơ Hồ Chí Minh lúc nào cũng rất sáng, tròn và đẹp Không khi nào người nhắc đến ánh sáng nhạt, mờ ảo của vầng trăng khuyết, của ánh trăng non hay trăng tàn Đó là chuyện ngẫu nhiên,... tin, ung dung, sự lạc quan trong cuộc chiến: “Giữa dòng bàn bạc việc quân Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền” 2.1.2.3 Ánh trăng biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản a Ánh trăng biểu tượng khát vọng tự do Khát vọng tự do là một biểu hiện xuyên suốt trong sự nghiệp và trong thơ Hồ Chí Minh Nhưng, trong hoàn cảnh còn có tự do nhất định để chiến đấu, Hồ Chí Minh hướng khát vọng tự... nhất trong các bài thơ viết về thiên nhiên – một đề tài chủ yếu của cổ thi và Hồ Chí Minh đã từng nói: “Cổ thi thiên ái thiên nhiên mĩ” Ánh trăng cũng như nhiều nhân tố khác của thiên nhiên trong thơ Bác, thường có một vẻ đẹp cổ điển rất gần gũi với thơ Đường, thơ Tống Những nét chấm phá, toát ra cái hồn của cảnh và tâm tình của tác giả Nhưng nếu trong thơ xưa, cảnh thường tĩnh, thì trong thơ Hồ Chí Minh. .. truyền vào trong cuộc sống Đọc những vần thơ của Bác là đón nhận vào tâm hồn ánh sáng tư tưởng, tình cảm, khí phách của Bác, đồng thời cũng thấm sâu, thưởng thức vẻ đẹp nghệ thuật đặc sắc trong thơ, một vẻ đẹp trong suốt và lấp lánh tỏa ra từ chính cuộc đời Người, trí tuệ và trái tim: Thơ Hồ Chí Minh, có bài hồn hậu, trong trẻo như thơ dân gian Cũng có bài trang trọng, bát ngát như thơ Đường, thơ Tống... vui tươi, những vẻ đẹp sáng trong, rực rỡ mà không có cảm hứng với cái mờ tối, lẫn lộn Lúc nào hình ảnh trăng trong thơ Bác cũng là hình ảnh đẹp, thơ mộng Bác có biết bao vần thơ đặc sắc nói về trăng và niềm vui ngắm trăng: Ngắm trăng trung thu, ngắm trăng ngàn Việt Bắc, đi thuyền ngắm trăng, … Túi thơ của Bác đầy trăng: Trăng vào cửa sổ đòi thơ ”, “… Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền…”, “Sao... tại như khách tiên, vì chỉ cần thấp thoáng một chút ánh trăng soi đến Bác cũng đủ để tâm hồn Hồ Chí Minh dạt dào thi hứng Sống trong nhà tù tăm tối, chật hẹp, tâm hồn người tù không quẩn quanh trong bốn bức tường giam mà hướng ra bên ngoài để tìm ánh sáng, tìm niềm tin, tìm nghị lực Ánh trăng trong tù như một biểu tượng ánh sáng trong đêm tăm tối, ánh sáng của niềm tin vào tương lai “Gà gáy một lần... thực Trong cái bát ngát lung linh của vầng trăng – khoảng trời, phải chăng con người lắng nghe và phát hiện ra được cái chất vĩnh cửu trong chính bản thân mình, trong sự im lặng mênh mang và dịu hiền của vầng trăng? Bác hồ của chúng ta rất yêu thiên nhiên, tâm hồn và thơ của người tràn đầy ánh trăng, ánh trăng rất sáng, rất trong, rất đẹp Yêu trăng là thế, Bác luôn hướng tới trăng với một tâm hồn thanh... đầy Trăng hoa vàng lay lắt cạnh bờ mây Trăng đĩa ngọc giữa mâm trời huyền bí Trăng của mắt, trăng của hồn rạng tỏ Trăng rất trăngtrăng của tình duyên Trăng xa xôi trăng của hão huyền…”(Xuân Diệu – Ca tụng) Các nhà thơ nhờ tưởng tượng phong phú, cảm xúc mạnh đã làm thức nhọn giác quan Chính vì vậy, nên trăng còn được mã hóa thành biểu tượng của cảm giác hay vầng trăng được khắc họa bằng sự so sánh, . hai: HÌNH TƯỢNG ÁNH TRĂNG TRONG THƠ HỒ CHÍ MINH 2.1. Hình tượng ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh 2.1.1. Khái quát về hình tượng ánh trăng trong thơ Hồ Chí. sánh giúp người viết đối chiếu Hình tượng ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh với hình tượng ánh trăng trong thơ cổ, trong thơ Đường cũng như các nhà thơ

Ngày đăng: 18/03/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w