Bút pháp xây dựng hình tượng sinh động, độc đáo

Một phần của tài liệu Hình tượng ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh doc (Trang 30 - 33)

b. Ánh trăng biểu tượng tinh thần lạc quan cách mạng

2.2.2. Bút pháp xây dựng hình tượng sinh động, độc đáo

Với thể thơ tứ tuyệt, Bác đã miêu tả những hình tượng trong thơ vô cùng sinh động và độc đáo:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Thiên nhiên là một thực thể, nó không tồn tại ở trạng thái tĩnh (Bác nghe tiếng suối trong chứ không phải thấy suối trong như trong thơ xưa) mà ở trạng thái luôn vận động

Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”.

Tiếng suối được Bác ví như tiếng hát xa, còn thơ xưa thì ví tiếng suối như tiếng đàn cầm (Nguyễn Trãi) mang tính chất siêu hình. Những hình ảnh được Bác thể hiện sáng tạo, sinh động, thể hiện quan điểm thẩm mĩ, nhân sinh cao đẹp, phong cách nghệ thuật hết sức độc đáo của một chiến sĩ cách mạng vĩ đại. Xây dựng vẻ đẹp vừa đậm sắc dân gian vừa nghiêm trang cổ kính từ những câu chữ bình dị mà hàm súc. Cảnh này có hình vật, có ánh sáng và có âm thanh. Huyền ảo bởi ánh trăng lồng cổ thụ, tiếng suối trong trẻo, hát mãi không ngừng. Trong thơ, Bác không tả nhiều cảnh vật, nhưng cảnh vật hiên lên rất cụ thể, sinh động và vô cùng phong phú. Nghệ thuật hết sức giản dị, chân thực, đi thẳng vào lòng người, nên cũng là nghệ thuật cao quý, tinh

vi nhất “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” nghệ thuật vô cùng độc đáo như một lời giải thích, cắt nghĩa thẳng, rõ ràng rất đơn giản mà thâm thúy. Phải chăng đó là cái độc đáo của Bác – cái độc đáo của bút pháp miêu tả bắt nguồn từ sự lớn lao của tâm hồn. Nghệ thuật ấy không ép mình trong câu chữ, không lệ thuộc vào thủ pháp mà bộc bạch tự nhiên nỗi lòng mình nên cũng rung động sâu xa:

“Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Cảnh sông nước trong đêm càng trở nên thơ mộng. Dòng sông nước biếc trở thành dòng sông trăng và con thuyền nhỏ dường như chở dầy trăng. Tâm hồn Bác lâng lâng với bạn tri âm muôn đời. Hình ảnh con thuyền nhỏ chở dầy ánh trăng trên sông vô cùng lãng mạn và sâu sắc, nghệ thuật miêu tả thiên nhiên rất sinh động. Bác đã dùng “trăng ngân” ở đây tạo nên hình ảnh hết sức sống động, độc đáo. Thông thường từ “ngân” được dùng để diễn tả cho âm thanh còn Bác thì sử dụng để miêu tả không gian. Phải có một sự cảm nhận tinh tế, thì tưởng tượng mới dồi dào.

Tóm lại nghệ thuật xây dựng hình tượng ánh trăng trong thơ Bác đã được Người vận dụng uyên thâm giữa bút pháp cổ điển và hiện đại. Từ những nét truyền thống mà Bác đã vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo. Người đã sử dụng thể thơ tứ tuyệt với hình ảnh vầng trăng là người bạn tri âm, tri kỉ mang chất thơ truyền thống, nhưng trong cái cổ điển ấy lại nỗi bật lên nét hiện đại hình tượng thơ (hình tượng ánh trăng) luôn luôn vận động hướng về ánh sáng, sự sống và tương lai, con người là chủ thể trong quan hệ với thiên nhiên, nhân vật không phải là ẩn sĩ mà là chiến sĩ. Bác đã xậy dựng những hình tượng hết sức chân thực, sống động và độc đáo.

Phần kết luận

Đề tài nghiên cứu không chỉ giúp chúng ta thêm tự hào về tấm gương của Bác Hồ vĩ đại, mà Người vừa là chiến sĩ đồng thời cũng là thi sĩ đã để lại cho văn học chúng ta một tài sản thơ quý giá. Một người vĩ đại của dân tộc luôn yêu thiên nhiên, yêu dân tộc, tinh thần ung dung, lạc quan niềm tin vào cách mạng. So với những hình ảnh thiên nhiên khác, ánh trăng phần nhiều được các nhà thơ nhân hóa. Sự hiện diện của ánh trăng làm thay đổi ngay cảnh - tình vũ trụ. Không gian, thời gian như có hồn hơn, nó ướp đầy thứ ánh sáng thơ mộng của tình người. Nó không chỉ là chứng nhân, nó còn là người bạn tri âm tri kỷ, để những nỗi lòng u uẩn tự bộc bạch. Nó khiến con người sống sâu hơn với nỗi cô đơn và thấm thía cảnh nhớ nhung, ly biệt. Không riêng nhà thơ nào Hồ Chí Minh cũng vậy, yêu trăng, hòa mình vào trăng để thư giản thông qua đó thể hiện lên tình yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu đất nước, khát khao tự do trong con người Bác. Yêu trăng ở Bác mặc dù có những nét cổ điển nhưng hết sức hiện đại. Sự kết hợp hài hòa cổ điển và hiện đại trong thơ. Đó là sự khác biệt lớn phong cách thơ của Bác với các nhà thi sĩ khác.

Tuy còn hạn chế, về tài liệu tham khảo, về thời gian, khả năng của một sinh viên nhưng nhờ có sự tận tình giúp đỡ của cán bộ hướng dẫn khoa học mà đề tài cũng đạt được tương đối đầy đủ về mục đích ban đầu.

Tài liệu tham khảo

1. Hoài Thanh (1977), Đọc “Nhật ký trong tù”, (nhiều tác giả), Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội

2. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khác phi (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.

3. Nguyễn Huệ Chi (1995), Suy nghĩ mới về nhật kí trong tù, Nxb Giáo dục. 4. Hồ Chí Minh (1995), Tuyển tập văn học, Nxb Văn học, Hà Nội

5. Hà Minh Đức (1997), Hồ Chí Minh nhà thơ lớn của dân tộc, Nxb Giáo dục 6. Nguyễn Đăng Mạnh (1999), Mấy vấn đề về phương pháp tìm hiểu và phân tích thơ của Chủ Tịch, Nxb Trẻ

7. Hoài Thanh (1999), Hoài Thanh toàn tập, Nxb Văn học Hà Nội.

8. Nhiều tác giả (1999), Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Nxb Văn nghệ TP. Hồ Chí

9. Lê lưu Oanh (2002), Văn học và các loại hình nghệ thuật, Nxb ĐHSP Hà Nội.

10. Trần Đình Sử (chủ biên) (2004),Phan Huy Dũng,La Khắc Hòa,Lê Lưu Oanh.2004,Giáo trình Lí luận văn học, Nxb Đại học SP

11. Minh Lê Quang Hưng (2007), Đến với tác phẩm văn chương, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

Một phần của tài liệu Hình tượng ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh doc (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)