b. Ánh trăng biểu tượng tinh thần lạc quan cách mạng
2.2. Nghệ thuật miêu tả hình tượng ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh 1 Bút pháp cổ điển và hiện đạ
2.2.1. Bút pháp cổ điển và hiện đại
Bao giờ cũng thế, một tác phẩm đặc sắc phải bao gồm được cái đặc sắc và thành công về cả hai mặt nội dung và nghệ thuật. Tác phẩm ấy như một giếng nước
trong, khơi mãi vẫn không hết cái ngọt ngào lắng sâu của tình yêu con người, vẫn không vơi cạn nguồn sức mạnh truyền vào trong cuộc sống. Đọc những vần thơ của Bác là đón nhận vào tâm hồn ánh sáng tư tưởng, tình cảm, khí phách của Bác, đồng thời cũng thấm sâu, thưởng thức vẻ đẹp nghệ thuật đặc sắc trong thơ, một vẻ đẹp trong suốt và lấp lánh tỏa ra từ chính cuộc đời Người, trí tuệ và trái tim: “Thơ Hồ Chí Minh, có bài hồn hậu, trong trẻo như thơ dân gian. Cũng có bài trang trọng, bát ngát như
thơ Đường, thơ Tống. Giữ cốt cách Á Đông mà thơ vẫn rất hiện đại…Giản dị, phong
phú mà vẫn có phong cách riêng.” Đó là những nét độc đáo trong bút pháp, trong cách viết của Bác là sự kết hợp nhuần nhị, thâm thúy cái đẹp của con người truyền thống và cái đẹp của con người thời hiện đại mới. Đó là đặc trưng cơ bản của phong cách nghệ thuật thơ Hồ Chí Minh, là sự hòa hợp rất tự nhiên giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại. Nét phong cách này thường thể hiện rõ nhất trong các bài thơ viết về thiên nhiên – một đề tài chủ yếu của cổ thi và Hồ Chí Minh đã từng nói: “Cổ thi thiên ái thiên nhiên mĩ”. Ánh trăng cũng như nhiều nhân tố khác của thiên nhiên trong thơ Bác, thường có một vẻ đẹp cổ điển rất gần gũi với thơ Đường, thơ Tống. Những nét chấm phá, toát ra cái hồn của cảnh và tâm tình của tác giả. Nhưng nếu trong thơ xưa, cảnh thường tĩnh, thì trong thơ Hồ Chí Minh cảnh thường vận động, chuyển biến theo một hướng thống nhất: Hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. Nhân vật trữ tình trong thơ xưa ẩn đi, chìm đi giữa thiên nhiên, nhưng trong thơ Hồ Chí Minh thì khác, nhân vật trữ tình là trung tâm, chiếm vị trí chủ thể trên nền bức tranh. Và cái tôi của tác giả thường ẩn nhẹ nhàng, tinh tế, mang phong thái ung dung, thanh thản tương tự các hiền triết, tao nhân ngày xưa.
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Hoa và rượu là những thứ phương tiện không thể thiếu trong khi thưởng trăng của các nhà thơ xưa nay. Lý Bạch, nhà thơ yêu trăng coi trăng là người bạn lớn nhất đời mình, phải cất chén rượu mới nói được tình mình “cất chén mời trăng sáng”. Còn Đặng Trần Côn muốn thấy trăng đẹp phải nhờ đến hoa “Hoa giải nguyệt, nguyệt in một tấm. Nguyệt lồng hoa, hoa thấm từng bông”. Thơ Bác mang màu sắc cổ điển là đấy, dù hoàn cảnh khắc nghiệt, thiếu thốn nhưng nhà thơ dường như quên đi cảnh ngộ của mình để chia sẻ, để rung cảm với thiên nhiên “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ”, Vẫn tự nhiên ngắm trăng, vẫn lạc quan, Bác luôn có tấm lòng yêu thiên nhiên yêu cuộc sống. Bằng bút pháp chấm phá cổ điển của thơ Đường, Bác đã vẽ nên một ánh trăng tuyệt đẹp. Bác đã sử dụng thể thơ cổ, nhất là thơ tứ tuyệt, cùng với cách miêu tả từ cái nhìn bao quát toàn cảnh. Từ những nét vẻ đơn sơ mà có thể thâu tóm được linh hồn chung của thiên nhiên. Nhân vật trữ tình mang phong thái của nhà hiền triết phương Đông, thưởng ngoạn cảnh thiên nhiên. Chất cổ điển trong thơ Bác thể hiện ở tình cảm với thiên nhiên, coi thiên nhiên là người bạn hòa hợp, chia sẽ tâm tình cùng thiên nhiên: trăng với người, người với trăng, sự cộng hưởng của trời, mây với sắc màu sông nước “thu thủy cộng trường thiên nhất sắc”, “Long lanh đáy nước in trời” mà các nhà thơ xưa thường dùng. Cảnh thiên nhiên trong đêm trăng càng làm tăng lên độ sáng ngời, như muốn hòa nhập con người bốn bề bát ngát. “Rằm xuân lồng lộng trăng soi”. Mạch thơ như khuấy động lên không khí tĩnh mịch của đêm trăng.
Nghệ thuật trong thơ giống như bao nhà thơ cổ. Song chất hiện đại vẫn hài hòa với chất truyền thống trong thơ Bác. Những vần thơ của Bác vẫn thể hiện tinh thần thời đại ở chỗ hình ảnh thơ không tĩnh mà vận động từ thiên nhiên hướng vào con người, từ bóng tối hướng tới ánh sáng, tương lai. Cảm xúc trong thơ không ảo não, mệt mỏi, mà luôn tĩnh, lắng sâu, dần dần chuyển sang niềm vui, niềm lạc quan, tin tưởng và khát vọng.
Chất hiện đại trong thơ Bác thể hiện ở giọng điệu nhẹ nhàng, hồn nhiên. Hình ảnh thường quen thuộc, cảm hứng về ánh sáng, ánh hồng, niềm vui, niềm tin, tinh thần dân chủ, cách chọn đề tài cách nói, cách thể hiện bình dị, hướng về đời sống người dân cực khổ, khi trữ tình khi thì châm biếm. Chính vì vậy mà những vần thơ Hồ Chí Minh có màu sắc cổ điển nhưng không phải cổ thi mà là hiện đại:
“Ngoài song trăng gọi cây sân
Ánh trăng nhích bóng cây gần trước song.
Việc quân việc nước bàn xong,
Gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm”
Hình ảnh trăng không là hình ảnh tĩnh như trong thơ của bao thi nhân xưa. Vầng trăng trong thơ Bác luôn vận động, chuyển biến theo hướng thống nhất. Trăng trong thơ Bác luôn là hình ảnh đẹp, thơ mộng. Dù ở bất kì cảnh ngộ nào, vầng trăng vẫn là vầng trăng bầu bạn với vẻ đẹp lôi cuốn, khơi dậy nhiều cảm xúc lành mạnh và cảm hứng thi ca trong sáng. Không gợi lên tình cảm yếu đuối, đượm buồn như Thơ Đường mà luôn hướng tới sự tươi đẹp: có sự xen lẫn giữa cảnh đời thực và những ước mơ. Dù là hoàn cảnh nghiệt ngã trong tù, phải chiến đấu bề bộn, Bác vẫn tìm đến trăng, Bác yêu trăng nhưng Người không bao giờ quá “say trăng” theo cách của
những nhà thơ xưa, không “mơ theo trăng” như thơ ca lãng mạn. Đó là bút pháp hiện đại trong thơ Hồ Chí Minh mà ở các nhà thơ xưa không thể nào có được.