1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tạo lập và sử dụng vốn cho người nghèo, thực trạng - giải pháp

77 351 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 508,5 KB

Nội dung

Luận Văn: Tạo lập và sử dụng vốn cho người nghèo, thực trạng - giải pháp

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu, mục tiêu xoáđói giảm nghèo không chỉ có ở nước ta mà còn nhiều nước trong khuvực và trên thế giới.

Nghèo đói không chỉ làm cho hàng triệu người không có cơ hộiđược hưởng thụ thành quả văn minh tiến bộ của loài người mà còn gâyra những hậu quả nghiêm trọng về vấn đề kinh tế xã hội đối với sự pháttriển, sự tàn phá môi trường sinh thái Vấn đề nghèo đói không đượcgiải quyết thì không một mục tiêu nào mà cộng đồng quốc tế cũng nhưquốc gia định ra như tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống, h oà bình ổnđịnh, đảm bảo các quyền con người được thực hiện Đặc biệt ở nước ta, quátrình chuyển sang kinh tế thị trường với xuất phát điểm nghèo nàn và lạchậu thì tình trạng đói nghèo càng không thể tránh khỏi Theo số liệu thốngkê mới nhất, hiện nay cả nước có khoảng trên 2 triệu hộ nghèo đói chiếm11% tổng số hộ trong cả nước Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đóinhưng phải kể hơn cả là thiếu vốn và kỹ thuật làm ăn.

Vốn cho người nghèo đang là một nghị sự nóng hổi trên diễn đànkinh tế Giải quyết vốn cho người nghèo để thực hiện mục tiêu xoá đóigiảm nghèo đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm.

Trong các năm qua, tuy đã có nhiều biện pháp hỗ trợ vốn cho ngườinghèo nhưng thực trạng mà đánh giá vốn chuyển tải đến người nghèo chưađược là bao nhiêu và hiệu quả sử dụng chưa cao Tuy vậy nhìn tổng thể vàtrước những yêu cầu đặt ra thì quả thực còn nhiều mặt cần được đề cập đểđi đến đưa ra những giải pháp cơ bản, lâu dài cho việc hỗ trợ vốn làm ăntới người nghèo ở nước ta.

Sau một thời gian thực tập tại vụ bảo trợ xã hội - Bộ Lao độngThương binh và xã hội, được sự tận tình hướng dẫn của thầy giáo PhạmVăn Liên và các đồng chí lãnh đạo, tập thể cán bộ vụ bảo trợ xã hội, khobạc Nhà nước Trung ương, Ngân hàng phục vụ người nghèo, uỷ ban dântộc miền núi với ý thức mong muốn góp phần tích cực vào phát triển

kinh tế của đất nước Em mạnh dạn lựa chọn đề tài "Tạo lập và sử dụngvốn cho người nghèo, thực trạng - giải pháp" Là vô cùng cần thiết.

Trang 2

1 Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở phân tích những vấn đề cơ bản: kinh tế thị trường vàtính tất yếu nghèo đói trong nền kinh tế, vốn cho người nghèo và cáckênh hỗ trợ vốn cho người nghèo về mặt lý luận cũng như thực tiễn ởnước ta thời gian vừa qua Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp về vốn hỗtrợ người nghèo ở nước ta hiện nay.

2 Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài lấy vấn đề về vốn và sự vận động của vốn cho mục tiêu xoáđói giảm nghèo ở nước ta làm đối tượng nghiên cứu.

3 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của phépduy vật biện chứng và duy vật lịch sử có kết hợp với phương pháp phântích tổng hợp, thống kê, so sánh, xử lý hệ thống mô hình hoá, thựcchứng và các phương pháp khác của nghiên cứu khoa học kinh tế.

4 Kết cấu đề tài: ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được

trình trong 3 chương.

Chương 1 - Kinh tế thị trường và các kênh hỗ trợ vốn cho người

nghèo ở nước ta.

Chương 2 - Thực trạng việc tạo lập và sử dụng vốn hỗ trợ cho

người nghèo ở nước ta trong thời gian vừa qua.

Chương 3 - Một số giải pháp tạo lập và sử dụng vốn hỗ trợ người

nghèo trong giai đoạn hiện nay.

Trang 3

Chương I

KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC KÊNH HỖ TRỢ VỐN CHONGƯỜI NGHÈO Ở NƯỚC TA

1.1 Kinh tế thị trường và những ưu khuyết tật của nó.

Kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hoá đã phát triển tới trìnhđộ cao, khi mà các quan hệ tiền tệ, giá cả, thị trường trở thành yếu tốchủ đạo cấu thành cơ chế vận hành của nền kinh tế và kể cả xã hội; ởđây quá trình sản xuất và trao đổi hàng hoá được vận động tự do bởithống trị của nguyên tắc tự do cạnh tranh.

Có thể nói kinh tế thị trường là sản phẩm cao cấp của sự tiến hoálịch sử nhân loại Quả thật trong lịch sử phát triển kinh tế, kinh tế thịtrường đã phát huy đến mức cao nhất mọi tiềm năng, tiền vốn, côngnghệ để sản xuất một cách có hiệu quả cao Với tư cách đó, nó chứađựng nhiều ưu điểm so với các hình thái và tổ chức kinh tế trước nó.Phải kể đến là các ưu điểm sau.

Một là: Kinh tế thị trường với điều kiện tồn tại các chủ thể kinh tế

độc lập là tạo khả năng chủ động lựa chọn mô hình sản xuất kinh doanhkhả dĩ, nếu xét tổng quát nền kinh tế lâu dài thì đây là yếu tố nội sinhthúc đẩy hiệu quả kinh tế toàn xã hội và từng cá nhân tăng lên.

Hai là: Kinh tế thị trường với điều kiện trình độ phân công lao

động xã hội tăng lên, theo đó làm tăng trình độ xã hội hoá nền sản xuấtvà thúc đẩy hiệu quả sản xuất tăng lên

Ba là: Kinh tế thị trường với mục đích tối thượng là lợi nhuận

trong mọi hoạt động kinh tế, theo đó tự nó đã thúc đẩy sản xuất mạnhmẽ so với các nền kinh tế trước đó Bởi vì để giải quyết được 3 vấn đề(sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai) trong sản xuấtcủa nền kinh tế thị trường, buộc từng chủ thể kinh tế phải tăng cườngcải tiến kỹ thuật, công nghệ sản xuất phải thoả mãn nhu cầu của xã hội Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm trên, kinh tế thị trường tuyệtnhiên không phải là một công cụ vạn năng để giải quyết hữu hiệu tất cảmọi vấn đề của nền kinh tế, mà kinh tế thị trường luôn hàm chứa trongđó không ít khuyết tật, cụ thể là:

Thứ nhất: Kinh tế thị trường khi mà mục đích tối thượng là lợi

nhuận, thì các chủ thể kinh tế chỉ quan tâm tới hiệu quả sản xuất thuầntuý như "người dùng chanh chỉ biết vắt hết nước" thì có thể gây ra mộthậu quả nghiêm trọng đối với tiến trình phương pháp kinh tế, xã hội lâudài Điều này đã được minh chứng rõ khi con người khai thác tàinguyên, chặt cây, phá rừng đến một mức như huỷ diệt thì sự trả giá làkhông nhỏ tý nào từ môi trường sinh thái cân bằng cho sự phát triển đãtrở thành môi trường đang bị huỷ diệt.

Thứ hai: Sự cạnh tranh tự do vốn có của nền kinh tế thị trường sẽ

dẫn đến độc quyền và chính sự độc quyền là nguyên nhân lũng đoạn nềnkinh tế theo hướng thu lợi riêng quá mức trên những tổn hại chung của

Trang 4

xã hội Cạnh tranh tự do (hơn nữa là tự phát) là nguồn gốc tự nhiên, trựctiếp của tình trạng phân hoá giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội

Đối với nước ta nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường đã tạođiều kiện cho một số doanh nghiệp và cá nhân có tiền vốn kỹ thuật làm ăn có hiệu quả, được khuyến khích làm giàu chính đáng, tuy nhiên,cạnh tranh nảy sinh trong cơ chế thị trường có thể dẫn đến những hậu quảxấu, nếu không có sự điều tiết của Nhà nước, cạnh tranh sẽ dẫn đến tìmmọi mánh khoé làm ăn theo hướng "mạnh được, yếu thua" thậm chí "cálớn nuốt cá bé" từ đó dẫn đến kinh doanh trốn thuế, mua bán ép giá, lừagạt, triệt tiêu lẫn nhau đều làm cho thị trường tăng rối loạn Cạnh tranhnhư thế, một số giàu lên nhanh chóng, song cũng không ít người rơi vàolàm ăn thua lỗ, phá sản cơ nghiệp làm cho nền kinh tế bị kìm hãm và thấtnghiệp, phân hoá thu nhập và giàu nghèo cũng có nguồn gốc từ đây.

Như vậy, nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường luôn tồn tạihai thái cực: một bên là tích cực đã thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển,một bên là tiêu cực sẽ kìm hãm phát triển kinh tế xã hội và phân hoá đờisống các tâng lớp dân cư Để thúc đẩy mặt tích cực, đồng thời hạn chếmặt tiêu cực thì đòi hỏi phải có vai trò điều tiết của Nhà nước.

1.2 Vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế thị trường.

Như trên đã phân tích, về thực chất, cơ chế thị trường tự nó khôngđủ khả năng điều chỉnh, khắc phục những khuyết tật do nó gây ra Đó làlý do cần phải có sự can thiệp của Nhà nước vào quá trình vận hành củahệ thống thị trường trong mọi giai đoạn phát triển của nó Đương nhiênsự can thiệp của Nhà nước phải có một định hướng rõ ràng, hơn nữađược thể hiện trên các chức năng nhất định Chúng ta có thể nhìn nhậnchức năng của Nhà nước thông qua các vấn đề sau (1)

Một là: Với các công cụ chính sách, Nhà nước thực hiện điều tiết các

quá trình kinh tế vĩ mô, tạo lập môi trường vĩ mô cho phát triển bền vữngnền kinh tế - xã hội Thuộc hệ công cụ chính sách này như: chính sách tàikhoá, chính sách tiền tệ, chính sách đầu tư, chính sách phát triển nông thôn,chính sách xoá đói giảm nghèo

Hai là: Nhà nước tạo tập và duy trì một hành lang pháp lý để điều

chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh Thực hiện chức năng này Nhànước có thể hạn chế những tiêu cực trong hoạt động kinh tế xã hội docạnh tranh hoặc độc quyền gây ra.

Ba là: Với tư cách là bộ máy quyền lực tập trung để điều chỉnh sự

phát triển của xã hội thì Nhà nước không thể không có chức năng địnhhướng kinh tế để hướng hoạt động thị trường vào cơ cấu kinh tế và mụctiêu theo hướng đã chọn Bởi vì chỉ có sự can thiệp của Nhà nước thôngqua các định hướng phát triển và có giải pháp để thực hiện chúng thì nềnkinh tế mới có thể phát triển đạt hiệu quả cao và lâu bền.

Bốn là: Nhà nước có chức năng điều tiết và phân phối thu nhập,

đảm bảo công bằng xã hội Đây không chỉ là chức năng kinh tế mà cảchức năng xã hội của Nhà nước Điều này được lý giải bởi: bên cạnhnhững vấn đề kinh tế, nền kinh tế thị trường còn phát sinh nhiều vấn đềxã hội to lớn cần được giải quyết như tình trạng phân hoá giàu nghèo,

Trang 5

bất bình đẳng về tài sản, thu nhập mà còn có kéo theo phân hoá xã hộinhư học vấn, văn hoá, lối sống, tệ nạn xã hội nếu không có sự hạn chếbằng điều tiết của Nhà nước thì nó ngày một gia tăng hơn Chỉ có Nhànước, với tư cách là cơ quan quyền lực tối cao của xã hội mới đủ khảnăng điều chỉnh thông qua sử dụng các công cụ chính sách của mình.Tuy nhiên sự tác động của Nhà nước có hiệu quả đến mức độ nào còntuỳ thuộc vào tính hữu hiệu của các công cụ, chính sách đã đề ra Songtrong điều kiện nền kinh tế thị trường thì tác động của Nhà nước để đạttới sự bình đẳng và công bằng tuyệt đối là khó có được, nếu khôngmuốn nói đó là "giấc mơ" Kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa hay kinhtế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì tình trạng thất nghiệpvà đói nghèo vẫn luôn bám chặt trong cơ thể "xã hội" Tỷ lệ đói nghèogia tăng hay giảm xuống phụ thuộc nhiều yếu tố, song chỉ có kết quả khicó bài thuốc đủ liều của Nhà nước.

1.3 Sự tồn tại khách quan của đói nghèo và nguyên nhân dẫn đếnnghèo đói.

1.3.1 Sự tồn tại khách quan của nghèo đói trong sự nghiệp pháttriển kinh tế xã hội ở nước ta.

Nghèo đói là một hiện tượng phổ biến của nền kinh tế thị trườngvà tồn tại khách quan đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát triển.Cho dù phát triển là một thách thức cấp bách trước loài người và nhờphát triển có thể tạo ra những cơ hội tăng trưởng, song hiện nay vẫn còncó 1,12tỷ người đang sống ở mức nghèo khổ Đặc biệt đối với nước taquá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường với xuất phát điểm nghèonàn lạc hậu thì tình trạng đói nghèo càng không thể tránh khỏi, đến naynước ta còn khoảng trên 2 triệu hộ thuộc diện nghèo đói và chiếm 11%tổng số hộ trong cả nước So với bình quân thế giới có tỷ lệ nghèo đóitập trung ở nông thôn trên 70% thì ở nước ta điều đó lại càng cao hơn,chiếm khoảng 90% (3) Mặc dù từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứVI đến nay nhất là từ sau khi có nghị quyết 10, hộ nông dân được xácđịnh là đơn vị kinh tế tự chủ đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp đạt đượckết quả cao hơn hẳn những thời kỳ trước đó Nhờ vậy đời sống ngườinông dân và kinh tế nông thôn nước ta dần đi vào thế ổn định và pháttriển Tuy nhiên thừa nhận và khuyến khích các hộ phát triển sản xuấthàng hoá, tất yếu dẫn đến phát triển không đồng đều giữa các hộ màtrước đây bị che đậy mờ đi bởi cơ chế tập trung bao cấp Tình trạng đóinghèo không chỉ còn là cá biệt mà đã trở thành hiện tượng phổ biến vàcó xu hướng gia tăng ở nông thôn và các vùng khó khăn Ngay cả nhữngvùng đô thị, tình trạng thất nghiệp do thiếu vốn và thiếu điều kiện làmăn đã và đang làm phát sinh một bộ phận hộ gia đình nghèo túng.Khoảng chênh lệch thu nhập giữa các phân tầng xã hội ngày một nớirộng Cùng với công cuộc đổi mới, thực hiện mục tiêu "dân giàu, nướcmạnh" do Đảng ta khởi xướng, một bộ phận dân cư vươn lên làm ăn cóhiệu quả trong cơ chế thị trường và trở nên giàu có Song bên cạnh đókhông ít người do nhiều nguyên nhân đã chấp nhận vào ngưỡng nghèođó Mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta là liên tục phấn đấu đưa toàn xã

Trang 6

hội đến "công bằng văn minh", vì vậy Nhà nước đã và đang tập trung chỉđạo thực hiện bằng nhiều biện pháp tác động khác nhau để những vùngnghèo, dân cư có đời sống khó khăn vươn lên đạt tới sự công bằng nhấtđịnh trong xã hội Song sự tác động của Nhà nước không bao giờ đạtđược như mong muốn Tình trạng nghèo đói ở nước ta vẫn tồn tại, thậmchí đã trở thành hiện tượng xã hội gay gắt.

Đã đến lúc các quốc gia, hơn nữa toàn thế giới coi giải quyết vấnđề nghèo đói như một chiến lược toàn cầu Bước vào thiên niên kỷ mới,đói nghèo vẫn là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại.Hướng tới tương lai, tại khoá họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợpquốc về phát triển xã hội, tháng 6/2000 ở Giơnevơ (Thuỵ Sĩ), cộng đồngquốc tế tiếp tục cam kết thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, phấnđấu đến năm 2015 giảm 1/2 số người nghèo trên thế giới Hội nghị cũngkêu gọi cộng đồng quốc tế đẩy mạnh chiến dịch "tấn công vào đóinghèo" và khuyến nghị các quốc gia cần có chiến lược toàn diện về xoáđói giảm nghèo Đặc biệt tại hội nghị thiên niên kỷ đầu tháng 9/2000của Liên Hợp quốc tại Oasinhtơn (Mỹ), một lần nữa khẳng định chốngđói nghèo là một trong những mục tiêu ưu tiên của cộng đồng quốc tếtrong thế kỷ XXI Tại hội nghị này, chủ tịch Trần Đức Lương, trưởngđoàn đại biểu Việt Nam đã đề nghị lấy thập niên đầu tiên của thế kỳXXI làm thập niên dành ưu tiên cho xoá đói giảm nghèo trên phạm vitoàn thế giới và đã được hội nghị đồng tình cao (4)

Như vậy rõ ràng, giải quyết vấn đề nghèo đói ở nước ta không chỉlà đòi hỏi về mặt xã hội (bao gồm chính trị, xã hội, đạo đức) mà còn đòihỏi của vấn đề kinh tế Bởi vì nền kinh tế không thể tăng trưởng mộtcách bền vững, mỗi khi trong xã hội vẫn tồn tại lớp người nghèo đói kháđông.

1.3.2 Những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo.

Để có những giải pháp xoá đói giảm nghèo hữu hiệu thì trước hếtphải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nghèo đói Cũng như thầy thuốcmuốn "bốc thuốc" đúng, trị được bệnh thì trước hết phải "chuẩn đoánbệnh" cho đúng Nếu xét về nguồn gốc thì nghèo đói do nhiều nguyênnhân dẫn đến, có nguyên nhân tác động trực tiếp nhưng cũng có nguyênnhân chỉ là tác nhân gián tiếp gây ra nghèo đói mà thôi Trong "chuỗi"nguyên nhân gây ra nghèo đói phải kể đến các nguyên nhân sau:

1.3.2.1 Nguyên nhân do thiếu vốn, thiếu kiến thức và kỹ thuậtlàm ăn

Vốn, kỹ thuật và kiến thức làm ăn là chìa khoá để người nghèovượt khỏi ngưỡng nghèo đói Do không đáp ứng đủ vốn nhiều người rơivào thế luẩn quẩn, làm không đủ ăn phải đi làm thuê, vay nặng lãi, bánlúa non mong đảm bảo cuộc sống tối thiểu hàng ngày nhưng nguy cơnghèo đói vẫn thường xuyên đe doạ họ Mặt khác do thiếu kiến thức làmăn nên họ chậm đổi mới tư duy làm ăn, bảo thủ với phương pháp sảnxuất kém hiệu quả Thiếu kiến thức và kỹ thuật làm ăn là một lực cảnlớn nhất hạn chế tăng thu nhập và cải thiện đời sống của hộ gia đìnhnghèo.

Trang 7

1.3.2.2 Nguyên nhân do sinh đẻ nhiều nhưng đất đai canh táclại ít

Mặc dù đã có cuộc vận động thực hiện chương trình sinh đẻ có kếhoạch nhưng nhìn chung ở vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộc tỷ lệsinh đẻ giảm xuống không đáng kể, thậm chí có nơi không giảm và tiếptục gia tăng Sinh đẻ nhiều dẫn đến trong một hộ gia đình người làm thìít mà người ăn theo thì nhiều do đó thu nhập bình quân thấp, đời sốngkhó khăn lại càng khó khăn hơn Mặt khác diện tíc h đất canh tác có hạn,hệ số sử dụng đất ở các vùng núi, vùng thiên tai không được nâng lên sảnlượng thu hoạch bình quân có xu hướng giảm xuống thì điều tất yếu sẽdẫn đến nghèo đói.

1.3.2.3 Nguyên nhân do thiếu việc làm.

Thiếu việc làm bao giờ cũng là yếu tố tiềm ẩn dẫn đến nghèo đói.Đặc biệt đối với các vùng đô thị thì thất nghiệp là đồng hành với sựnghèo đói Nói như vậy không có nghĩa là tình trạng thiếu việc làm trởthành căn nguyên nghèo đói không xảy ra ở nông thôn Mà thiếu việc làmtheo mùa và không đủ công ăn việc làm cho nông dân đang luôn là mối đedoạ một bộ phận hộ gia đình sản xuất nông nghiệp tụt xuống bờ vực nghèođói Bởi vậy tạo ra việc làm mới bằng các nghề phụ ở nông thôn nếu đượcgiải quyết sẽ làm tăng thu nhập cho dân cư và tất yếu là sẽ giảm đượcnghèo đói.

Đối với nước ta nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sựquản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN hay giả định một địnhhướng hoàn mỹ hơn nhiều thì khuyết tật của cơ chế thị trường, tự nókhông thể mất đi được, thậm chí vẫn thể hiện rất gay gắt Ngay trên thịtrường sức lao động, nếu như trước đây con người sinh ra hầu như đãđược đảm bảo về việc làm, thì ngày nay muốn có việc làm phải qua cạnhtranh Những người không có khả năng cạnh tranh do sức khoẻ, tàn tật,già yếu, thiếu kiến thức thì chắc chắn sẽ rơi vào tình trạng không cólối thoát và những người "gặt hái" chiến bại trong cạnh tranh cũng phảichịu đựng cuộc sống bếp bênh, nghèo đói Sự tồn tại của thất nghiệp,nhất là trong lứa tuổi thanh niên không những là nguyên nhân gây nghèođói cho gia đình mà còn có thể gây nhiều tiêu cực cho xã hội.

Tình trạng thiếu việc làm đang là thách thức cho mọi quốc giatrong việc thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở nước ta để thựchiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo do Đảng ta khởi xướng thì giải quyếtviệc làm đang là vấn đề kinh tế xã hội luôn nằm trong chương trình nghịsự của chính phủ.

1.3.2.4 Nguyên nhân từ sức khoẻ.

Sức khoẻ yếu và do đó thiếu sức lao động với tình trạng đói nghèothường có mối quan hệ tỷ lệ thuận Nghèo nàn đói rách làm cho sứckhoẻ suy giảm, ngược lại sức khoẻ yếu và thiếu sức lao động là nguyênnhân của sự nghèo khổ Một khi con người không đủ sức lao động,thường dẫn đến khó khăn trong cuộc sống và tất yếu nghèo đói sẽ diễnra Đến lượt nó khi nghèo đói đã ngự trị thì không thể cải thiện được sứckhoẻ tốt hơn Cái vòng luẩn quẩn giữa sức khoẻ và nghèo đói đòi hỏi phải

Trang 8

giải quyết cả hai vấn đề là: giảm nghèo đói và cải thiện sức khoẻ Để cảithiện được sức khoẻ của cộng động đặc biệt là đối với người có thu nhậpthấp, gia đình khó khăn thì mạng lưới y tế và Bảo hiểm xã hội có vai tròquyết định.

1.3.2.5 Nguyên nhân do hạ tầng cơ sở nông thôn được cải thiệnchậm.

Do hậu quả chiến tranh kéo dài, thiên tai liên tiếp xảy ra ở nhiềuvùng nên phần lớn đường xá nông thôn bị tàn phá và xuống cấp, trongkhi đó nguồn kinh phí luôn thiếu vì vậy giao thông nông thôn nhiều nơivẫn đang trong tình trạng khó khăn, không có khả năng để tu bổ hoặclàm mới.

Nhiều cơ sở dịch vụ nông nghiệp trước đây do hợp tác xã nôngnghiệp đảm nhận cung cấp Song vị trí hợp tác xác nông nghiệp ngàynay đã và đang hạn chế khả năng này bởi nguồn vốn tạo lập của hợp tácxã rất khó khăn Nhìn chung hợp tác nông nghiệp ngày này là thiếu kinhphí và thường không đủ khả năng cung cấp các dịch vụ nông nghiệp chodù họ có thu phí Hạ tầng cơ sở nông thôn đặc biệt quan trọng với cácvùng khí hậu khắc nghiệt, thiên tai thường xuyên xảy ra Do trạm bơmvà kênh mương thuỷ lợi chưa đáp ứng được, nên một số vùng lụt, mấtmùa xảy ra thường xuyên Vì vậy những vùng này thiếu ăn vẫn triềnmiên hết năm này qua năm khác.

1.3.2.6 Nguyên nhân do có người trong gia đình mắc tệ nạn xã hội.

Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, bên cạnhnhững mặt tích cực đáng kể thì những mặt tiêu cực cũng ngày càng rõnét Một trong những mặt tiêu cực đó là số người mắc tệ nạn xã hội ngàycàng gia tăng như nghiện hút, cờ bạc, rượu chè bên cạnh đó là tìnhtrạng thương mại hoá tràn lan xâm nhập vào lĩnh vực y tế, văn hoá, giáodục làm cho đời sống xã hội có những biểu hiện xuống cấp, đạo đức xasút, tâm lý hưởng thụ tăng lên Đó là những thói hư tật xấu luôn tiềmtàng và phát sinh đối với những người lười nhác lao động, ăn tiêu khôngcó kế hoạch, không có ý thức vươn lên Vì vậy nếu họ xuất thân tronggia đình khó khăn nghèo túng thì gia đình đó ngày càng khó khăn hơn,còn nếu họ xuất thân trong gia đình khá giả thì gia đình họ ngày càng đixuống Đó chính là con đường dẫn đến phá sản cơ nghiệp, chấp nhậncảnh bần cùng đói rách Đau đớn hơn nó là sự huỷ hoại ghê gớm đạođức, nhân văn của con người và gây ám ảnh sự sợ hãi cho toàn xã hội.

1.3.2.7 Một số nguyên nhân khác.

Hậu quả của cuộc chiến tranh lâu dài đã làm cho hàng triệu giađình ít nhiều phải lâm vào cảnh đói nghèo, bệnh tật (chất độc mầu dacam, bom mìn dưới đất )

Do ở nơi xa xôi, hẻo lánh, rừng sâu, núi cao, đảo xa thường khôngcó đường ô tô và các phương tiện giao thông thuận tiện cho việc giao lưukinh tế, văn hoá, xã hội Mặt khác do không có hoặc thiếu, chậm thông tinvề các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội (Kể cả ở địa phương,

Trang 9

khu vực, quốc gia và quốc tế) Trong khi đó, phong tục tập quán và nhữnghủ tục lạc hậu còn khá nghiêm trọng.

Trình độ dân trí, trình độ văn hoá thấp, số người chưa biết chữ cònnhiều, hạn chế khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, cách làm ăn mới.

Các cơ chế và chính sách đối với người nghèo chưa đồng bộ, cònchồng chéo với chính sách xoá đói giảm nghèo, đặc biệt là chưa thựchiện được chính sách xã hội hoá trong việc thực hiện chương trình xoáđói giảm nghèo.

Từ những nguyên nhân trên cho thấy việc xoá đói giảm nghèokhông chỉ tiến hành riêng rẽ một hai giải pháp nào đó mà phải xử lýđồng thời tất cả các giải pháp trọng tâm, trọng điểm.

1.4 Khái nhiệm và những chuẩn mực về đói nghèo.

Có nhiều quan niệm khác nhau về đói nghèo Quan niệm chungnhất cho rằng: Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có đủnhững nhu cầu cơ bản tối thiểu của cuộc sống như ăn, mặc, ở, vệ sinh, ytế, giáo dục Tình trạng đói nghèo ở mỗi quốc gia đều có sự khác nhauvề mức độ và số lượng, thay đổi theo không gian và thời gian Ngườinghèo của quốc gia này có thể có mức sống cao hơn mức sống trungbình của quốc gia khác Bởi vậy nhìn nhận và tổ chức thực hiện vấn đềxoá đói giảm nghèo một cách đầy đủ và có căn cứ cần tham khảo kháiniệm, chỉ tiêu, chuẩn mực đánh giá đói nghèo của thế giới.

1.4.1 Khái niệm, chỉ tiêu và chuẩn mực đánh giá nghèo đói củathế giới

1.4.1.1 Khái niệm đói nghèo của thế giới.

Thế giới thường dùng khái niệm nghèo khổ mà không dùng kháiniệm đói nghèo như ở Việt Nam và nhận định nghèo khổ theo 4 khíacạnh là thời gian, không gian, giới và môi trường.

Về thời gian: Phần lớn người nghèo khổ có mức sống dưới mức

"chuẩn" trong một thời gian dài Cũng có người nghèo khổ "tình thế" chẳnghạn như những người thất nghiệp, những người mới nghèo do suy thoáikinh tế hoặc do thiên tai, tệ nạn xã hội, rủi ro.

Về không gian: Nghèo đói diễn ra chủ yếu ở nông thôn nơi có 3/4

dân số sinh sống Tuy nhiên tình trạng đói nghèo ở thành thị, trước hết là ởcác nước đang phát triển cũng có xu hướng gia tăng.

Về giới: Người nghèo là phụ nữ đông hơn nam giới Nhiều hộ gia

đình nghèo nhất do phụ nữ là chủ hộ Trong các hộ nghèo đói do đànông làm chủ thì phụ nữ khổ hơn nam giới.

Về môi trường: Phần lớn người thuộc diện đói nghèo đều sống ở

những vùng sinh thái khắc nghiệt mà ở đó tình trạng đói nghèo và sựxuống cấp về môi trường đều đang ngày càng trầm trọng thêm.

Từ nhận dạng trên, Liên Hiệp Quốc đưa ra hai khái niệm chính vềđói nghèo như sau:

Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư không được

hưởng những nhu cầu cơ bản tối thiểu để duy trì cuộc sống.

Trang 10

Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư không được

hưởng đầy đủ những nhu cầu cơ bản tối thiểu Nhu cầu cơ bản tối thiểucho cuộc sống là những đảm bảo ở mức tối thiểu về ăn, mặc, ở, y tế,giáo dục Ngoài những đảm bảo trên, cũng có ý kiến cho rằng, nhu cầutối thiểu bao gồm có quyền được tham gia vào các quyết định của cộngđồng.

1.4.1.2 Chỉ tiêu đánh giá đói nghèo của thế giới.

Chỉ tiêu đánh giá sự đói nghèo của một quốc gia bắt đầu từ việcvạch ra giới hạn đói nghèo Khi đánh giá nước giàu, nước nghèo, giớihạn đói nghèo được biểu hiện bằng chỉ tiêu chính là thu nhập quốc dânbình quân đầu người (GDP).

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, chỉ căn cứ và chỉ tiêu thu nhậpthì chưa đủ để đánh giá Vì vậy bên cạnh chỉ tiêu này, tổ chức hội đồngphát triển hải ngoại (ODC) đưa ra chỉ số chất lượng vật chất của cuộcsống (PQLI) Căn cứ để đánh giá chỉ số PQLI bao gồm 3 chỉ tiêu cơ bảnđó là: tuổi thọ, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh, tỷ lệ xoá mù chữ.

Gần đây tổ chức UNDP đưa ra thêm chỉ số phát triển con người(HDI) bao gồm 3 chỉ tiêu sau: Tuổi thọ, tình trạng biết chữ của ngườilớn, thu nhập.

Căn cứ vào 3 chỉ tiêu này UNDP đánh giá Việt Nam đứng thứ121/175 nước trên thế giới (Tài liệu công bố năm 1997) Như vậy chỉ tiêuđánh giá nước giàu, nước nghèo của các quốc gia vẫn căn cứ vào chỉ tiêuthu nhập quốc dân bình quân đầu người là chính Khi kết hợp với các chỉsố PQLI hay HDI chỉ bổ sung cho việc nhìn nhận các nước giàu nghèochính xác hơn, khách quan hơn.

Về hộ nghèo: Giới hạn đói nghèo biểu hiện dưới hai dạng chỉ tiêu

thu nhập quốc dân bình quân tính theo đầu người nằm dưới giới hạnnghèo được coi là hộ nghèo Quy mô nghèo từng vùng của một quốc giađược xác định bằng tỷ lệ số hộ nghèo đói trên tổng số hộ dân cư thuộcvùng hoặc quốc gia đó.

1.4.1.3 Chuẩn mức đói nghèo của thế giới.

Nói chung quan niệm của nhiều nước cho rằng hộ nghèo có mức thunhập dưới 1/3 mức thu nhập trung bình của toàn xã hội Với quan niệm này,hiện trên thế giới có khoảng 1,12 tỷ người (20%) đang sống trong tình trạngnghèo khổ tức là sống dưới 420 USD người/năm hoặc 35 USD/người/thángmà ngân hàng thế giới đã ấn định (2)

- Các nước phát triển: Lấy Mỹ làm đại diện cho các nước pháttriển Năm 1992 Mỹ lấy chuẩn mực một người trong hộ có thu nhập bìnhquân tháng dưới 71 USD là người nghèo khổ (852 USD/năm).

- Các nước đang phát triển Mỗi nước có một chuẩn mực khácnhau: Pakitstan là 6 USD/ người/ tháng, Indonexia 6 USD/ người/ tháng,Malayxia 28 USD/người/tháng, Nêpan 9 USD/người/tháng.

- Cũng có những nước dùng chỉ tiêu Kalory/người/ngày nhưBănglađét dưới 1650 kalory/người/ngày, các nước công nghiệp ở Châu

Trang 11

Âu 2570 kalory/người/ngày, Châu Đại Dương 2.660 kalory/ người/ngày, Châu Phi 2.340 kalory/người/ngày.

1.4.2 Khái niệm, chỉ tiêu và chuẩn mực đánh giá hộ đói nghèo ởViệt Nam.

1.4.2.1 Khái niệm.

Tách riêng đói và nghèo không khái nhiệm chung như thế giới.

- Nghèo: là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả

mãn một phần các nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mứcsống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phươngdiện Nghèo gồm 2 dạng:

+ Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư không có

khả năng thoả mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống Nhucầu tối thiểu là những đảm bảo ở mức tối thiểu, những nhu cầu thiết yếuvề ăn, mặc và nhu cầu sinh hoạt hàng này gồm văn hoá, y tế, giáo dục,đi lại, giao tiếp.

+ Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống

dưới mức trung bình của cộng đồng tại địa phương đang xét.

- Đói: Là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới

mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duytrì cuộc sống Đó là những hộ dân cư hàng năm thiếu ăn đứt bữa từ 1đến 2 tháng, thường vay nợ của cộng đồng và thiếu khả năng chi trả.

1.4.2.2 Chỉ tiêu đánh giá hộ nghèo của Việt Nam.

- Chỉ tiêu chính: Thu nhập bình quân 1 người một tháng (hoặc năm)

được đo bằng chỉ tiêu giá trị hay hiện vật quy đổi, thường lấy lương thực(gạo) tương ứng một giá trị nhất định về giá cả.

Khái nhiệm thu nhập ở đây được hiểu là thu nhập thuần tuý (tổngthu trừ đi tổng chi phí sản xuất) Song cần nhấn mạnh chỉ tiêu thu nhậpbình quân nhân khẩu tháng là chỉ tiêu cơ bản nhất để xác định mức đóinghèo.

- Chỉ tiêu phụ: Là dinh dưỡng bữa ăn, nhà ở, mặc và các điều

kiện học tập chữa bệnh đi lại

1.4.2.3 Chuẩn mực xác định đói nghèo của Việt Nam

ở nước ta, tiêu chuẩn và thước đo để xác định ranh giới nghèo đóihiên nay đang còn nhiều ý kiến khác nhau Tuy vậy căn cứ và thu nhậpbiểu hiện bằng tiền vẫn là chỉ tiêu cơ bản để phản ánh mức sống Bêncạnh đó do điều kiện giá cả không ổn định nên cần phải sử dụng cả hìnhthức hiện vật, phổ biến là quy ra gạo làm tiêu chuẩn Việc sử dụng hìnhthức hiện vật quy ước này có tác dụng là loại bỏ được yếu tố giá cả, từđó có thể so sánh mức thu nhập của người dân theo thời gian và khônggian đơn giản, thuận tiện hơn Đặc biệt là đối với người nghèo nóichung và nông dân nghèo nói riêng, chỉ tiêu số lượng gạo bình quân mộtngười một tháng là có ý nghĩa và rất thực tế bởi vì nhu cầu thiết yếu đầutiên là đảm bảo đủ gạo ăn Chuẩn mực đói nghèo ở nước ta được quyđịnh tại thông báo số 1751/LĐTBXH ngày 20/5/1997 của Bộ lao độngthương bình và xã hội như sau:

Trang 12

Hộ đói: Là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người dưới 13 Kg gạo/

người/tháng, tương đương 45 ngàn đồng (tính cho mọi vùng).

Hộ nghèo: Phân theo 3 vùng có mức thu nhập như sau.

- Vùng nông thôn miền núi hải đảo là hộ có thu nhập dưới 15Kggạo/người/tháng, tương đương 55 ngàn đồng.

- Vùng nông thôn đồng bằng trung du là hộ có thu nhập bình quândưới 20Kg gạo/người/tháng, tương đương với 70 ngàn đồng

- Vùng thành thị là hộ có thu nhập bình quân dưới 25Kggạo/người/tháng, tương đương với 90 ngàn đồng.

Trong thời kỳ 1992-2000 do điều kiện kinh tế, xã hội của nước tachưa cho phép, nên chúng ta phải áp dụng chuẩn nghèo thấp, chủ yếu làgiải quyết vấn đề ăn (tương đương với chuẩn nghèo về lương thực củaquốc tế) Trong năm, mười năm tới, phấn đấu nâng chuẩn nghèo lênkhoảng 1,5 - 3 lần so với chuẩn cũ Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát thựctế và sau khi thảo luận thống nhất của các bộ ngành, đoàn thể trungương, các tỉnh, thành phố, ngày 01/11/2000 Bộ lao động - Thương binhvà xã hội đã ban hành quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH điềuchỉnh chuẩn hộ nghèo từ năm 2001 như sau:

- Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000đồng/tháng, 960.000đồng/năm.

- Vùng nông thôn đồng bằng: 100.000đồng/tháng, 1.200.000 đồng/năm.

- Vùng thành thị: 150.000đồng/tháng, 1.800.000đồng/năm

1.5 Các kênh hỗ trợ vốn cho người nghèo trong điều kiện ở nước ta

1.5.1 Tổng quan về vốn.1.5.1.1 Khái niệm vốn.

Trong bộ tư bản, Mác đã khái quát hoá phạm trù vốn thông quaphạm trù tư bản Theo Mác, tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dưqua quá trình vận động của nó (T - H - SX - H - T)

Trong điều kiện hiện nay, quan điểm của Mác cần hiểu như sau:

Thứ nhất: Tư bản là giá trị Điều đó có nghĩa là vốn được biểu

hiện bằng một lượng giá trị nhất định.

Thứ hai: Vốn là một lượng giá trị mang lại giá trị thặng dư Tức là

chỉ lượng giá trị nào sau quá trình đầu tư sản xuất, kinh doanh đem lại giátrị thặng dư mới được gọi là vốn Lượng giá trị "nằm im" và "bất động"không tạo ra giá trị thặng dư không được gọi là vốn.

Từ sự nhận thức trên ta có thể đưa ra khái nhiệm tổng quát về vốnnhư sau:

Vốn là một lượng giá trị tài sản xã hội (tài sản hữu hình và tài sảnvô hình) được dùng vào đầu tư kinh doanh nhằm thu được hiệu quả kinhtế - xã hội.

1.5.1.2 Các đặc trưng của vốn.

Trong điều kiện hiện nay vốn có các đặc trưng sau đây.

Trang 13

Một là: Vốn được biểu hiện bằng một lượng giá trị thực của những

tài sản hiện vật (như nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng ) được đưa vào sửdụng để sản xuất ra một lượng giá trị sản phẩm khác Trong trường hợpnày ta gọi là vốn hiện vật.

Hai là: Vốn được biểu hiện bằng tiền (Tiền giấy nội tệ, ngoại tệ,

tiền vàng, và các chứng chỉ có giá trị như tiền) được đầu tư kinh doanhvới mục đích sinh lời nó Trường hợp này ta gọi là vốn tài chính.

Ba là: Vốn không chỉ được biểu hiện bằng giá trị của những tài

sản hữu hình như vốn hiện vật, tiền, nhân lực (gọi là vốn hữu hình) màvốn còn bao gồm cả giá trị của những tài sản vô hình chẳng hạn nhưchất xám, phát minh, giá trị nghệ thuật (gọi là vốn vô hình)

Bốn là: Vốn là hàng hoá đặc biệt được đưa vào lưu thông trên thị

trường vốn Trong quá trình lưu thông, vốn sinh lời (T-T') vì vậy vốnphải đưa vào lưu thông và cần phải tạo môi trường cho lưu thông vốn(thị trường tiền tệ, thị trường tài chính).

Năm là: Do phương thức chu chuyển, vốn có thể chia ra hai loại

khác nhau đó là vốn ngắn hạn và vốn dài hạn Vốn dài hạn là vốn cómục đích sử dụng trên một năm hay còn gọi là vốn đầu tư.

1.5.2 Vốn cho người nghèo và các kênh hỗ trợ vốn cho người nghèo 1.5.2.1 Đặc điểm vốn hỗ trợ cho người nghèo.

Ngoài những đặc điểm chung của vốn thì vốn hỗ trợ cho ngườinghèo thể hiện rõ các đặc điểm riêng sau:

- Vốn hỗ trợ cho người nghèo luôn gắn liền với sự rủi ro và mấtvốn Có người đã nói "cấp vốn cho người nghèo là cấp rủi ro" Quả thực,ông cha ngày xưa cũng đã có câu "tiền vào nhà khó như gió vào nhàtrống", đa số người nghèo do sử dụng vốn trong hoàn cảnh túng quẫn đãbị động nên hiệu quả sử dụng vốn thường không đạt theo ý muốn của họ.Thậm chí do thiếu đói người nghèo đã biến vốn hỗ trợ thành vốn cứu tếtức thì cho bản thân họ Mặt khác, nếu rủi ro mất vốn họ thường rơi vàotình trạng "trắng tay", nợ nần, khó tìm ra nguồn vốn để bù đắp ngoài sựđảm bảo bằng thân xác, đói rách bần cùng.

- Vốn hỗ trợ người nghèo cho dù được thực hiện bởi một kênh nào(trợ cấp cứu tế, cho vay, cho mượn ) đều phải thể hiện tính tài trợ củaNhà nước và cộng đồng cho họ Trường hợp không được cấp bằng cứu tếthì phải cho vay lãi suất thấp hơn so với thị trường Tức là vốn hỗ trợcho người nghèo phải thực thi vị trí phi thị trường Song rõ ràng để Nhànước làm được việc này là rất khó Bởi vậy phải có trách nhiệm của cộngđồng để tạo ra nguồn vốn đảm bảo tính khả dụng cho người nghèo Haynói cách khác đặc điểm vỗn hỗ trợ cho người nghèo là nguồn vốn tổng hợpvà đa dạng.

- Để hỗ trợ vốn cho người nghèo có kết quả thì không chỉ hỗ trợvốn bằng tiền (hoặc hiện vật quy ra tiền) mà còn hỗ trợ "vốn" kiến thức,việc làm, môi trường làm ăn và nhiều hỗ trợ khác Bởi vậy đặc điểm củavốn hỗ trợ người nghèo có sự vận động ăn nhịp tổng thể các mối quanhệ kinh tế xã hội khác.

Trang 14

1.5.2.2 Các kênh dẫn vốn cho người nghèo

Trung tâm của bất kỳ mô hình tài chính nào trong nền kinh tế cũngđòi hỏi hoạt động của những "kênh dẫn" mà thông qua đó, vốn củanhững khoản tiết kiệm sẽ chuyển thành những khoản nợ của người sửdụng Tuy nhiên do nhiều loại mô hình tài chính khác nhau và đa dạng(kênh chính thức hoặc không chính thức) nên tính chất và hiệu quả củacác kênh dẫn vốn cũng khác nhau.

Vốn hỗ trợ cho người nghèo ở nước ta trong thời gian vừa qua chủyếu từ các kênh sau:

Thứ nhất: Hệ thống tài chính Nhà nước các cấp hỗ trợ cho người

nghèo, hộ nghèo với các nội dung sau:

Ngân sách trợ cấp hỗ trợ khắc phục thiên tai.

Ngân sách trợ cấp các vùng nghèo, xã nghèo để đầu tư hạ tầng xãhội sản xuất, trợ giá, trợ cước cho miền núi, vùng cao cho đồng bao dântộc nói chung trong đó có người nghèo.

Các khoản chi khác của ngân sách Nhà nước cho các mục tiêu màthông qua đó, tác dụng của nó cải thiện đáng kể tình hình đói nghèo.

Thứ hai: Hệ thống kho bạc Nhà nước với 61 kho bạc tỉnh (thành

phố) và trên 600 kho bạc cấp huyện, quận, thị xã thực hiện cho vay theocác chương trình của Chính phủ (chương trình theo Nghị quyết120/HĐBT, theo quyết định 327/CP ) Đối tượng vay vốn của chươngtrình không phải là hộ nghèo mà thông qua cho vay, các dự án để thu hútlao động và tăng thu nhập, trong đó cho một số hộ người nghèo.

Ba là: Hệ thống các ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng

phục vụ người nghèo, các ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn vàđô thị, các hợp tác xã tín dụng và quỹ tín dụng nhân dân Trong đó ngânhàng phục vụ người nghèo là lòng cốt hỗ trợ vốn cho các hộ nghèo.

Thứ tư: Các đoàn thể, hiệp hội và các tổ chức xã hội với hàng trăm

tổ chức theo mô hình khác nhau Trong đó có nhiều tổ chức hoạt độngtín dụng theo quy ước riêng của mình như quỹ xoá đói giảm nghèo củaHội liên Hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam

Thứ năm: Các doanh nghiệp tài trợ vốn cho các hộ nghèo thông

qua các hình thức ứng trước vốn cho nông dân sản xuất và thu nợ bằngchính sản phẩm của họ

Thứ sáu: Các tổ chức quốc tế Chính phủ và phi Chính phủ tài trợ

thông qua các chương trình nhân đạo, giải quyết việc làm tài trợ nàybao gồm cho vay có hoàn trả và viện trợ không hoàn lại.

Thứ bảy: Các nhóm, tổ, phường, họ tương trợ tiết kiệm trong cộng

đồng dân cư tự nguyện thành lập và hỗ trợ vốn cho nhau làm ăn theoquy định riêng Ngoài ra còn các hoạt động tín dụng không chính thứckhác của tư nhân hoạt động ngầm.

Các tổ chức dẫn vốn nói trên có đặc trưng chung là sử dụngphương thức tài chính tài trợ cấp phát hoặc tài chính tài trợ hoàn trả, cáckênh dẫn vốn áp dụng thủ tục cho vay, phạm vi cho vay và mức lãi suấtrất khác nhau, tuỳ theo tính chất nguồn vốn và quan điểm tổ chức thực

Trang 15

hiện dẫn vốn Cách tiếp cận với người nghèo và quan điểm xử lý của cáctổ chức ngoài khu vực tài chính Nhà nước và ngân hàng rất khác nhau.Có hình thức cho vay trực tiếp đến với người nghèo, có hình thức thôngqua trung gian Nhìn chung tài trợ vốn cho người nghèo vay vốn cònnhiều hạn chế, đang là nguyên nhân bất ổn định trên thị trường tài chính- tín dụng ở nước ta.

Trang 16

Chương II

THỰC TRẠNG VIỆC TẠO LẬP VÀ SỬ DỤNG VỐN HỖ TRỢ CHONGƯỜI NGHÈO Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN VỪA QUA -KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI CHO NGƯỜI

NGHÈO VAY VỐN VÀ SỰ VẬN DỤNG VÀO VIỆT NAM.2.1 Thực trạng đói nghèo ở nước ta.

Việt Nam là một nước nghèo, thu nhập bình quân đầu người là mộttrong các nước thấp nhất thế giới (năm 2000 mới đạt khoảng 380 USD).Tỷ lệ đói nghèo còn cao, theo chuẩn quốc gia thì tỷ lệ đói nghèo năm1992 là trên 30%, năm 1998 là 15,7%, năm 1999 là 13% và năm 2000 là11% như vậy tính bình quân mỗi năm giảm được 250.000 - 300.000.Theo đánh giá của ngân hàng thế giới thông qua điều tra mức sống dâncư Việt Nam, tỷ lệ đói nghèo năm 1993 là trên 58%, năm 1998 là 37%và năm 2000 là khoảng 30%.

Đói nghèo tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn (khoảng 90%trong tổng số hộ nghèo đói của cả nước) Một số vùng, khu vực, đặc biệtvùng đồng bào dân tộc, khu căn cứ cách mạng, biên giới, hải đảo, tỷ lệhộ đói nghèo rất cao ở khu vực thành thị tỷ lệ hộ đói nghèo tuy thấphơn, song chủ yếu là số dân mới nhập cư Miền núi phía Bắc, vùng Bắctrung bộ và Tây Nguyên là những khu vực luôn có tỷ lệ hộ nghèo đóicao nhất.

Sự phân cực giàu nghèo có chiều hướng gia tăng Kết quả điều tracho thấy: Mức chênh lệch về thu nhập khi so sánh 20% nhóm hộ có thunhập cao nhất với 20% nhóm hộ có thu nhập thấp nhất ở vùng nông thônlà 7,3 lần (năm 1996) tăng lên 11 lần (năm 2000) Hệ số chênh lệch mứcsống giữa dân cư thành thị và nông thôn khoảng 5 -7 lần, mức thu nhậpbình quân đầu người ở nông thôn so với thành thị hiện nay chỉ bằngkhoảng 50%.

Một số chỉ tiêu về cải thiện đời sống đạt được còn thấp so với mụctiêu đề ra, đặc biệt là chỉ tiêu về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.Năm 2000, số trẻ em suy dinh dưỡng vẫn còn 33%, phần lớn là thuộccác gia đình nghèo, tỷ lệ phát triển dân số ở nhóm người nghèo cao (trênmức trung bình 1,5% của cả nước), tỷ lệ người biết chữ ở vùng cao,vùng sâu, vùng xa mới đạt khoảng 50%, ở nông thôn chỉ khoảng 42% sốhộ gia đình được dùng nước sạch và 20% có hố xí hợp vệ sinh.

Hàng năm số người phải cứu trợ đột xuất do thiên tai, bão lụt, hạnhán, mất mùa khoảng từ 1 - 1,2 triệu người, tập trung chủ yếu ở các tỉnhmiền Trung và miền núi phía Bắc Bình quân hàng năm có khoảng20.000 - 25.000 hộ tái nghèo đói.

ở một số vùng có những nguyên nhân dẫn đến nghèo đói rất đặcthù Vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu là do điều kiệnđịa lý phức tạp và khó khăn, cơ sở hạ tầng thiếu và yếu kém, trình độhọc vấn thấp, sinh đẻ nhiều, tập quán canh tác và tập tục lạc hậu, khótiếp cận thông tin; vùng đồng bằng sông Hồng do đông dân, thiếu đất;vùng đồng bằng sông Cửu Long do chuyển nhượng ruộng đất nên

Trang 17

khoảng 10 - 12% tổng số hộ nông dân nghèo mất đất sản xuất; vùngDuyên Hải miền Trung thường xuyên bị thiên tai, bão lụt.

2.2 Tình hình tạo lập và sử dụng vốn cho người nghèo ở nước tatrong thời gian vừa qua

2.2.1 Hỗ trợ vốn từ nguồn ngân sách Nhà nước.

Hiện nay hỗ trợ vốn từ ngân sách Nhà nước cho mục tiêu xoá đóigiảm nghèo bao gồm: Vốn giải quyết việc làm (chương trình 120), vốnthực hiện chương trình phủ xanh đất chống đồi núi trọc (chương trình327) vốn thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội ở các xã đặcbiệt khó khăn (chương trình 135), các khoản trợ cấp thiên tai và hỗ trợphát triển nông thôn khác trong đó nòng cốt là vốn giải quyết việclàm, vốn chương trình 135, vốn chương trình 327.

Nhìn chung một số chương trình, dự án gắn với xoá đói giảmnghèo thời gian vừa qua được lồng ghép với nhau Các chương trình vàdự án gồm một số mục tiêu hướng vào việc nâng cao mức sống nóichung Song nhìn tổng thể, từng chương trình và dự án có một tác độngnhất định đến việc hỗ trợ cho người nghèo, vùng nghèo ở nước ta

2.2.1.1 Vốn giải quyết việc làm thực hiện qua kho bạc Nhà nước.

Việt Nam là một trong số các nước phát triển dân số nhanh, đầuthế kỷ mới chỉ có 12 - 13 triệu người, hiện nay là gần 80 triệu người, tỷlệ tăng dân số nhanh dẫn đến sức ép về việc làm ngày càng tăng và bứcbách Vì vậy giải quyết việc làm cho người lao động ở nước ta đang làmột nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách mang tính chất tình thế, vừa cơbản lâu dài mang tính chiến lược Để thực hiện mục tiêu này có nhiềugiải pháp khác nhau, trong đó lập Quỹ quốc gia giải quyết việc làm theotinh thần Nghị quyết số 120/HĐBT (nay là Chính phủ) ngày 11/4/1992là một giải pháp hết sức quan trọng nhằm thực hiện các mục tiêu chủyếu sau đây:

- Hỗ trợ vốn dưới hình thức cho vay tài trợ cho các tổ chức, đơn vịkinh tế, hộ gia đình để phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh, tạothêm việc làm mới, phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế và sửdụng có hiệu quả mọi nguồn lực quốc gia, cải thiện đời sống cho ngườilao động.

- Hỗ trợ một phần về tài chính dưới hình thức cấp phát cho cáctrung tâm dạy nghề và xúc tiến việc làm để đào tạo, bồi dưỡng, nâng caotay nghề, thực hiện các chương trình dạy nghề gắn liền với sản xuất vàcác chương trình khác.

- Chương trình quốc gia giải quyết việc làm của nước ta là một bộphận của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, với mục tiêu góp phần thúcđẩy kinh tế tăng trưởng và giải quyết việc làm, một vấn đề mà mọi nềnkinh tế đều phải quan tâm giải quyết

Qua 8 năm hoạt động, chương trình đã đạt được những kết quả khảquan, góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội và kích thích tăngtrưởng kinh tế cụ thể trên các mặt sau đây:

Trang 18

Qua bảng số 1 ta thấy từ nguồn vốn được ngân sách Nhà nước cấptừ năm 1992 đến 31/12/2000 là 1414 tỷ đồng trong đó vốn cân đối trongkế hoạch ngân sách Nhà nước là 1289 tỷ đồng và vốn viện trợ nhân đạocủa Chính phủ Tiệp Khắc (cũ) là 125 tỷ đồng; hệ thống kho bạc Nhànước trực thuộc Bộ tài chính đã thực hiện cho vay hàng nghìn dự án vớidoanh số 4261 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 3.506.602 người laođộng, bình quân mỗi năm tạo được việc làm cho khoảng 20-25% tổng sốlao động cần được giải quyết.

Vốn vay quỹ quốc gia giải quyết việc làm là một biện pháp tàichính quan trọng để kích thích sản xuất, điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế,tận dụng các điều kiện sẵn có về kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, gópphần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn Từngbước chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng phát triển cácloại cây con có giá trị kinh tế cao phục vụ xuất khẩu, khôi phục và pháttriển các ngành nghề truyền thống, các ngành nghề thu hút nhiều laođộng như sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến, may mặc, cơ khí,sản xuất vật liệu xây dựng

Thông qua quỹ quốc giải quyết việc làm, người lao động đã tạođược việc làm có thu nhập, đời sống vật chất tinh thần được nâng cao.Nhiều người đã chủ động bỏ vốn đầu tư kinh doanh, dám nghĩ dám làm,vươn lên làm giàu cho mình và cho xã hội

Đặc biệt là các dự án vay vốn của các tổ chức đoàn thể quần chúngnhư: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Mặt trận tổ quốc, Hội cựu chiếnbinh có ý nghĩa rất quan trọng, làm phong phú thêm các hoạt độngmang tính chất kinh tế - xã hội Cũng từ hoạt động của quỹ quốc gia giảiquyết việc làm, các tổ chức này đã lồng ghép vào các chương trình xãhội khác một cách có hiệu quả như các chương trình "dân số - sức khoẻ -môi trường", chương trình phòng chống các tệ nạn xã hội, chương trìnhphụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình, phong trào thanh niên lậpnghiệp

Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động những năm qua, quỹ cho vay giảiquyết việc làm đã bộc lộ và nảy sinh một số tồn tại Các tồn tại vànguyên nhân dẫn đến là:

Thứ nhất: Việc duyệt dự án cho vay của Ban chỉ đạo địa phương

còn chậm, bên cạnh đó việc thẩm định cấp tín dụng của kho bạc Nhànước có lúc chưa kịp thời Nhiều dự án nhận tiền vay mất cơ hội đầu tư.

Thứ hai: Công tác quản lý vốn vay của các chủ dự án còn buông

lỏng thiếu sự kiểm tra việc sử dụng vốn của từng hộ - một trong nhữngnguyên nhân gây ra hiệu quả sử dụng vốn còn thấp

Thứ ba: Qua số liệu biểu số 1 cho biết, tính đến cuối năm 2000,

ngân sách Nhà nước đã sử dụng 4261 tỷ đồng để cấp tín dụng tạo việc làcho 3.506.602 người Bình quân suất vốn đầu tư chỉ chiếm xấp xỉ1.300.000 đồng trên một việc làm mới là rất thấp Con số này theo tínhtoán của các chuyên gia kinh tế là trên 5 triệu đồng cho một việc làmmới.

Trang 19

Thứ tư: Nợ quá hạn cho vay có xu hướng gia tăng: năm 1999 là

12,9% dư nợ nhưng năm 2000 chiếm 13,8% Nguyên nhân tình trạng nợquá hạn ngày càng gia tăng có thể có nhiều vừa chủ quan, vừa kháchquan Ngoại trừ yếu tố khách quan như thiên tai, rủi ro thì không ítnguyên nhân do chủ quan của phía các chủ thể điều hành, xét duyệt cácdự án Thủ tục cấp tín dụng qua nhiều khâu, nhiều công đoạn đã tưởngchừng như chặt chẽ nhưng thực chất là phức tạp, hình thức sơ hở trongnội dung Trong khi có nhiều thành viên tham gia quản lý nguồn vốnnhưng trách nhiệm không xuyên suốt Qua khảo sát nhiều địa phươngcho thấy việc xét duyệt dự án thường do ngành lao động đảm nhận.Những kiểm tra vốn vay và thu nợ dành riêng cho khobạc Nhà nước"ôm" trọn gói Đã nhiều trường hợp nợ qúa hạn phát sinh, kho bạc phải"vác cặp đi xin" ý kiến của bạn chỉ đạo và nhờ sự ủng hộ của các thànhviên xét cấp vốn Một nguyên nhân khác cần được quan tâm và lý giải làdo áp dụng lãi suất (hiện nay là 0,5%/tháng) cho vay ưu đãi dẫn đếnkhông khuyến khích người vay trả nợ Thậm chí một số người vay còncho rằng thà chịu trả lãi suất nợ quá hạn 0,5%/tháng còn hơn là trả rồi đivay ngân hàng chịu lãi suất 0,7 - 0,8%/tháng.

Thứ năm: Địa bàn tiếp cận của chương trình tín dụng tạo việc làm

quá rộng, trong khi đội ngũ nhân sự làm tín dụng của hệ thống kho bạclại quá mỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Thứ sáu: Nguồn vốn ngân sách Nhà nước chuyển cho chương

trình quốc gia giải quyêt việc làm hàng năm có hạn bởi do chưa đủ cânđối ngân sách Nhà nước Trong khi đó nhu cầu dự án ngày càng lớn, làmcho vốn cho vay dàn quá mỏng, không đáp ứng được những dự án cóhiệu quả thu hút nhiều lao động.

2.2.1.2 Vốn thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội ởcác xã đặc biệt khó khăn (gọi tắt là chương trình 135)

Sau 10 năm đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủtrương, chính sách, chương trình, dự án và các giải pháp nhằm đẩynhanh nhịp độ phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng,tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc Bên cạnh những chủ trương,chính sách chung của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hộivùng đồng bào dân tộc miền núi, ngày 31/07/1998, thủ tướng chính phủđã có quyết định 135/1998/QĐ-TTg phê duyệt chương trình phát triểnkinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu và vùng xa(gọi tắt là chương trình 135) Đây là một chương trình được cụ thể hoátừ nội dung Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng thành một chương trìnhkinh tế xã hội tổng hợp để vực dậy vùng khó khăn nhất của đất nước tavới mục tiêu tổng quát là "Nâng cao nhanh đời sống vật chất tinh thầncho đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi vùng sâu,vùng xa; tạo điều kiện để đưa nông thôn các vùng này thoát khỏi tìnhtrạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hoà nhập vào sự phát triểnchung của cả nuớc; góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninhquốc phòng" Mục tiêu của chương trình gồm 2 giai đoạn:

Trang 20

Giai đoạn từ 1998 - 2000: về cơ bản không có hộ đói kinh niên,

mỗi năm giảm được 4 - 5% hộ đói nghèo Bước đầu cung cấp cho đồngbào nước sinh hoạt, thu hút phần lớn trẻ em trong độ tuổi đến trường,kiểm soát được một số dịch bệnh hiểm nghèo; có đường giao thông dânsinh đến các trung tâm cụm xã và phần lớn đồng bào được hưởng thụvăn hoá thông tin.

Giai đoạn từ 2001-2005: giảm tỷ lệ hộ đói nghèo ở các xã đặc biệt

khó khăn xuống còn 25% vào năm 2005 Bảo đảm cung cấp cho đồngbào đủ nước sinh hoạt, thu hút trên 70% trẻ em trong độ tuổi đến trường;đại bộ phận đồng bào được bồi dưỡng, tiếp thu kinh nghiệm sản xuất vàđời sống; kiểm soát phần lớn các dịch bệnh xã hội hiểm nghèo có đườnggiao thông cho xe cơ giới và đường dân sinh kinh tế đến các trung tâmcụm xã; thúc đẩy phát triển thị trường nông thôn.

Ngoài những mục tiêu trên, chương trình 135 còn có 5 nội dungchủ yếu sau:

Một là: quy hoạch bố trí dân cư ở những nơi cần thiết, từng bước

tổ chức hợp lý đời sống sinh hoạt của đồng bào các bản, làng, phum, sóc, ởnhững nơi không có điều kiện nhất là các vùng biên giới hải đảo, tạo điềukiện để đồng bào nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống.

Hai là: Đẩy nhanh phát triển nông, lâm nghiệp, gắn với chế biến

tiêu thụ sản phẩm để khai thác nguồn tài nguyên và sử dụng lao động tạichỗ, tạo thêm nhiều cơ hội về việc làm tăng thu nhập, ổn định đời sống,từng bước phát triển sản xuất hàng hoá.

Ba là: Phát triển nhanh cơ sở hạ tầng nông thôn phù hợp với quy

hoạch sản xuất và bố trí lại dân cư Trước hết là hệ thống đường giaothông; nước sinh hoạt; hệ thống điện ở những nơi có điều kiện, kể cảthuỷ điện nhỏ.

Bốn là: Quy hoạch và xây dựng các trung tâm cụm xã, ưu tiên đầu

tư xây dựng các công trình về y tế, giáo dục, dịch vụ thương mại, cơ sởsản xuất tiểu thủ công nghiệp và phát thanh truyền hình.

Năm là: Đào tạo cán bộ xã, bản làng, phum, sóc giúp cán bộ cơ sở

nâng cao trình độ quản lý hành chính, kinh tế để phục vụ yêu cầu pháttriển kinh tế xã hội tại địa phương.

Từ mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của chuơng trình 135, 2 năm quadưới sự chỉ đạo của các ngành đã thu được những kết quả bước đầu rấtđáng khích lệ.

Năm 1999 chương trình 135 tập trung đầu tư trực tiếp cho 2 nhiệmvụ là xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo cán bộ trên địa bàn 1200 xã(1012 xã đặc biệt khó khăn và 188 xã biên giới) thuộc 37 tỉnh Năm2000 hai nhiệm vụ này tiếp tục đầu tư thực hiện trên toàn bộ 1878 xãđặc biệt khó khăn và biên giới; ba nhiệm vụ còn lại (quy hoạch dân cư,phát triển sản xuất và xây dựng trung tâm cụm xã) hai năm qua đượcthực hiện lồng ghép bằng các nguồn vốn của chương trình, dự án kháctrên địa bàn 1878 xã thuộc 49 tỉnh Qua hai năm thực hiện tổng vốn đầu

Trang 21

tư từ ngân sách của trung ương và địa phương là 1254,2 tỷ đồng Cơ cấuvốn đầu tư được thể hiện trên biểu số 2 như sau:

Trang 22

Biểu số 2 : Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn

Đơn vị tính: %

Các công trình chợ, trạm xá, câp điện 8,2 10,8

Nguồn [7]

Chương trình 135 hai năm qua đó đã bố trí kế hoạch đầu tư đượctrên 5200 công trình hạ tầng, đến nay đã có 4367 công trình hoàn thànhvà đưa vào sử dụng Trong đó 1098 công trình đường giao thông, 642công trình trường học, 950 công trình thuỷ lợi, 208 công trình nướcsạch, 202 công trình điện hạ thế

Các Bộ, các ngành, các địa phương đã tập trung chỉ đạo lồng ghépcác chương trình dự án khác trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn nhưngành giáo dục đã đầu tư hơn 50 tỷ đồng để xây dựng và sửa chữatrường học, cung cấp trang thiết bị và đồ dùng học tập, thực hiện miễngiảm học phí cho gần 300 ngàn học sinh nghèo với kinh phí miễn giảmkhoảng 400 triệu đồng; ngành y tế đầu tư 97 tỷ đồng để xây dựng trạm ytế, cung cấp trang thiết bị y tế, các loại thuốc thiết yếu và đào tạo cán bộy tế xã Qua báo cáo của các tỉnh, thành phố đã mua trên 1,1 triệu thẻbảo hiểm y tế cho người nghèo với kinh phí khoảng trên 30 triệu đồng,cấp giấy chứng nhận miễn giảm phí cho hơn 2 triệu người, khám chữabệnh miễn giảm phí cho trên 800.000 lượt người, với kinh phí 50 tỷđồng Chương trình định canh định cư đầu tư vào 304 xã đặc biệt khókhăn 49.770 triệu đồng chiếm 38,91% vốn chương trình; chương trìnhtrồng 5 triệu ha rừng đầu tư vào 122 xã đặc biệt khó khăn 71.361 triệuđồng chiếm 26,15% tổng mức đầu tư, chương trình nước sạch đầu tư12.242 triệu đồng để đầu tư vào 737 dự án cấp nước ở các xã đặc biệtkhó khăn; chương trình trung tâm cụm xã đầu tư trên 200 tỷ đồng xâydựng nhiều trung tâm cụm xã trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn vànhiều chương trình dự án trong và ngoài nước đã ưu tiên đầu tư vào khuvực này Có được kết quả này là do cơ chế quản lý chỉ đạo lồng ghép từTW đến địa phương và yếu tố có ý nghĩa quyết định là sự chỉ đạo sát saocủa các ngành, các cấp, hướng các nguồn lực, các chương tình dự ánlồng ghép vào địa bàn các xã thuộc chương trình 135.

Từ những kết quả trên cho thấy ở nhiều địa phương, chương trình135 đã khơi dậy sức dân tham gia xây dựng các công trình, đã tạo ra mộtphong trào lao động sản xuất khá sôi nổi nhằm đẩy nhanh nhịp độ pháttriển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo ở các vùng đặc biệt khó khănnày.

Việc thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ chủ yếu của chương trình135, các ngành các cấp đã chú trọng đào tạo bồi dường nâng cao năng

Trang 23

lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở để từng bước vươn lên vận hành chươngtrình có hiệu quả Năm 2000 tỉnh Cao Bằng có số lượng học viên caonhất 5000 người tham gia học tập trong đó có 750 là cán bộ huyện vàcán bộ tăng cường xuống xã, 4250 là cán bộ xã, bản, làng (8) Các tỉnhHoà Bình, Quảng Ngãi, Đắc Lắc đã mở rộng đối tượng đào tạo đến tậnhộ nông dân Ngoài ra một số Bộ, ngành, các đoàn thể Trung ương nhưthanh niên, phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh đã tập huấn và hướngdẫn đội ngũ cán bộ ở các cấp về cơ chế vận hành chương trình 135 Bêncạnh việc đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở, các tỉnh có các xã đặc biệt khókhăn đã chú trọng việc tăng cường có thời hạn cán bộ công chức về cácxã làm công tác xoá đói giảm nghèo Năm 2000 đã có hơn 1000 cán bộxuống các xã đặc biệt khó khăn giúp phát triển kinh tế xã hội, ổn địnhchính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng và trực tiếp tham gia chỉ đạochương trình 135 Phần lớn đội ngũ cán bộ tăng cường ch o cơ sở đều cótrình độ và kinh nghiệm công tác, có tinh thần trách nhiệm, đã sớm hoànhập vào cuộc sống ở cơ sở, góp phần tích cực vào việc thực hiện nhữngnhiệm vụ chủ yếu của địa phương và chương trình 135.

Có được những kết quả trên trước hết chương trình 135 là một chủtrương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, hợp lòng dân; được vận hànhtheo cơ chế của dân, do dân và vì dân, được nhân dân đồng tình ủng hộvà tích cực tham gia thực hiện, các cấp các ngành đã tích cực năng độngchỉ đạo sát sao các bước triển khai công tác với phong trào giúp dân,cùng dân tháo gỡ khó khăn, đó vừa là kết quả vừa là nguyên nhân quantrọng thúc đẩy quá trình thực hiện có hiệu quả chương trình.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được, chương trình đãbộc lộ những hạn chế nhất định đó là.

Thứ nhất: huy động nguồn lực cho chương trình còn ít, chưa tạo ra

được phong trào rộng khắp cả nước giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn,các tỉnh có điều kiện, các Tổng công ty giúp đỡ các địa phuơng chưađều và chưa tương xứng với khả năng Bên cạnh đó còn một số Bộ,ngành, Tổng công ty được Chính phủ phân công giúp đỡ tỉnh nghèo lạiuỷ quyền cho Sở, ngành đại diện tại địa phương thực hiện chiếu lệ, chưađem lại kết qủa thiết thực.

Thứ hai: Chương trình 135 triển khai trên các xã đặc biệt khó

khăn, phân cấp toàn bộ việc quản lý đầu tư xây dựng cho Uỷ ban nhândân tỉnh quyết định, tỉnh phân cấp cho huyện, trong khi trình độ cán bộcơ sở còn nhiều hạn chế, không thể nào tránh khỏi quá trình lúng túngtrong quá trình triển khai chương trình Một số địa phương chưa xácđịnh đầy đủ ý nghĩa chính trị, kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng củachương trình, chưa tạo sức mạnh tổng hợp để thực hiện chương trình,mà chỉ đạo chương trình thuần tuý như đầu tư xây dựng cơ bản một sốcông trình bằng nguồn vốn Trung ương Có tỉnh đến nay vẫn chưa cấpkinh phí làm quy hoạch cơ sở hạ tầng, không có cơ sở chuẩn bị đầu tưcho kế hoạch năm 2001; quá trình lập, thẩm định, xét duyệt thiết kế, dựtoán quá chậm, không đảm bảo được tiến độ kế hoạch; quy mô cấp hạngmục kỹ thuật công trình chưa phù hợp, có tuyến đường đến một xã vùng

Trang 24

cao, dự toán lên tới 5 tỷ đồng, nếu chỉ đầu tư bằng vốn của chương trình135 đến khi kết thúc chương trình (năm 2005) vẫn chưa hoàn thành,không có vốn đầu tư cho các công trình khác của xã này.

Một số địa phương chưa thực hiện đầy đủ nội dung dân chủ côngkhai, hoặc thực hiện hình thức chiếu lệ, giao toàn bộ khối lượng cho cácnhà thầu mà không giao cho dân làm những công việc có thể làm được.Đã có hàng trăm doanh nghiệp tư nhân vốn ít, kỹ thuật kém nhưng vẫnđược địa phương chỉ định thầu các công trình của chương trình 135, khótránh khỏi những tiêu cực thông qua việc chỉ định thầu các công trình.Một số huyện với địa bàn rộng, công trình nhiều không đủ sức kiểm tra,giám sát, phó mặc cho các nhà thầu, dẫn đến bớt xén khối lượng, chấtluợng công trình kém.

Thứ ba: Việc sửa đổi bổ sung, hoàn chỉnh cơ chế chậm, ảnh huởng

đến việc cấp phát vốn chương trình, nhất là việc tổ chức sắp xếp lại Banchỉ đạo chương trình mục tiêu của tỉnh và ban quản lý dự án các côngtrình ở huyện.

Thứ tư: Một số địa phương mới chỉ tập trung thực hiện nhiệm vụ

xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa đẩy mạnh sản xuất, ổn định đời sống, chưathực hiện lồng ghép các chương trình, dự án khác trên địa bàn các xãthuộc chương trình để thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, đem lại hiệu quảkinh tế xã hội tổng hợp của chương trình.

2.2.1.3 Vốn thực hiện chương trình "phủ xanh đất trống đồi núi trọc".

Ngày 15/9/1993 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 327/CP vềthực hiện chương trình "phủ xanh đất trống đồi núi trọc" Nguồn vốnđược cấp ra từ ngân sách Nhà nước Trung ương và giao cho hệ thốngkho bạc Nhà nước thực hiện dưới 2 phương thức: cấp phát và cho vaykhông thu lãi Qua 5 năm thực hiện chương trình 327, cùng với cácchính sách định canh định cư và giao đất giao rừng đã đạt được nhữngkết quả nhất định về tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện môitrường, môi sinh ở các vùng kinh tế mới, vùng cao và đồi núi.

Với tổng nguồn vốn ngân sách Nhà nước chuyển cho chương trìnhtrong 6 năm 1993-1998 (hiện nay chuyển sang 5 triệu ha rừng) là 2363tỷ đồng không kể vốn vay; đến hết 31/12/1998 kho bạc Nhà nước đã cấpvốn cho hàng nghìn dự án với tổng số vốn cấp ra là 2277 tỷ đồng Nhờcó số vốn từ chương trình này đã làm tăng năng lực phòng hộ, chuyểndịch cơ cấu nông thôn, giải quyết việc làm, chuyển đồng bào dân tộc từdu canh du cư phá rừng làm rẫy sang bảo vệ, khoang nuôi, trồng rừng,phát triển chăn nuôi và trông cây công nghiệp vườn đồi.

Biểu số 3: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội đạt được của chương trình 327.

Trang 25

Đường giao thông km 5.000

Nguồn [9]

Kết quả tổng thể về kinh tế, xã hội của chương trình 327 đã đónggóp tích cực thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhànước Nhờ sử dụng có hiệu quả nguồn vốn 327 mà thu nhập các hộ vườnđồi trong vùng dự án tăng lên rõ rệt Ông Nguyễn Ngọc Sơn giám đốclâm trường Trương Bát Hà Tĩnh cho biết: nhờ nguồn vốn 327 đầu tư vàonên đã giảm tỷ lệ nghèo đói từ 15% năm 1993 xuống còn 8% năm 1998,có nhiều xóm không còn hộ nghèo đói [10] Một minh chứng khác, dựán thanh ninh (Bắc Hà Trung - Thanh Hoá) sau những năm thực hiện,nhiều hộ dân trước đây nghèo khổ phải xin trợ cấp, nay có thể mua máythu hình, xe máy.

Tuy nhiên qua khảo sát một số dự án khác cũng như tổng kết cuảkho bạc Nhà nước cho thấy việc triển khai chương trình 327 còn nhiềukhiếm khuyết Do chương trình rải quá rộng, quy trình đầu tư, định mứckinh tế kỹ thuật thực hiện dự án không theo sát thực tế, dẫn đến có dựán thừa vốn, có dự án lại thiếu vốn Mặt khác vai trò kiểm tra kiểm soátbị hạn chế, hiệu quả sử dụng vốn chưa được tương xứng với vốn đầu tư.Mô hình đầu tư dự án 327 theo hộ gia đình chưa được mở rộng, tác độngcủa chương trình làm đổi mới đời sống nông thôn còn hạn chế.

2.2.1.4 Các loại vốn khác từ nguồn ngân sách Nhà nước.

Có thể kể đến các loại vốn thuộc loại này như sau:

Vốn để hướng dẫn người nghèo cách làm ăn và khuyến nông lâm - ngư (gọi chung là khuyến nông): kinh phi bố trí là 7,2 tỷ đồng đãsử dụng để xây dựng 150 mô hình trình diễn kỹ thuật với 10.000 hộtham gia, tập huấn 180 lớp khuyến nông với 18.000 lượt người, in12.000 bản tài liệu, phát hành hàng trăm số báo chuyên đề Ngoài ra cácđịa phương đã bố trí kinh phí để tổ chức hàng ngàn lớp tập huấn cáchlàm ăn cho trên 100.000 lượt người nghèo Thông qua hướng dẫn ngườinghèo cách làm ăn bằng các mô hình cây trồng, vật nuôi, câu lạc bộkhuyến nông, giống mới, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho sảnxuất góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhiều hộ nghèo đã biết vayvốn để tổ chức sản xuất, tăng thu nhập, thoát đói giảm nghèo.

Ngoài ra ngân sách Nhà nước phải sử dụng các khoản chi khácđể trợ cấp đột xuất khắc phục thiên tai hoả hoạn để ổn định cuộc sốngdân cư các khu vực này.

Các khoản chi từ kênh ngân sách Nhà nước để sử dụng vào cácmục đích nói trên không phải là toàn bộ hỗ trợ trực tiếp cho ngườinghèo Nhưng nó đã có tác động tích cực hỗ trợ phát triển nông thôn,miền núi nâng cao mức sống người dân tạo điều kiện cho họ vượt quacảnh nghèo đói Sự hỗ trợ cần thiết này phản ánh tính định hướng xã hộitrong phát triển kinh tế thị trường ở nước ta Tuy nhiên chuơng trình hỗtrợ này thực sự chưa quản lý chặt chẽ, có một số khoản mang nặng tính

Trang 26

trợ cấp từ thiện, có khi là biện pháp tình thế nên việc sử dụng nó hiệuquả chưa cao.

Đối với hộ nông dân nghèo vay vốn vẫn chịu lãi suất như các hộnông dân bình thường Riêng vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo đượcmiễn giảm lãi suất so với lãi suất cho vay cùng loại Để tạo điều kiệncho hộ nông dân nghèo không có tài sản thế chấp, ngày 30/2/1999 thủtướng Chính phủ đã có quyết định số 67/1999/QĐ-TTg theo đó các hộnông dân khi cần vay vốn thì chỉ cần làm đơn có xác nhận của địaphương và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gửi đến ngân hàng nôngnghiệp và phát triển nông thôn Sau 10 năm cho vay, chương trình tíndụng này đã đạt được kết quả đáng khích lệ nhưng cũng cần đánh giá mộtsố mặt tồn tại là:

Về phương thức cho vay Mặc dù ngân hàng nông nghiệp và pháttriển nông thôn là tổ chức tín dụng thực hiện chính sách cho vay ưu đãinhằm phát triển sản xuất nông nghiệp nhưng cơ chế hoạch toán của ngânhàng này theo nguyên tắc ngân hàng thương mại Sự lẫn lộn giữa chứcnăng chính sách và chức năng kinh doanh dẫn đến xu hướng cán bộ tíndụng thường ưu tiên các hộ nông dân khá giả vay lớn hơn là ưu tiên chocác hộ nghèo khó khăn là những người thường vay những món nhỏ Mặtkhác, phương thức cho vay tới tận tay hộ nông dân trong điều kiện ViệtNam hiện nay thường đòi hỏi chi phí cao cho các món vay nhỏ, vayphân tán với nhiều thủ tục phức tạp mà nhiều hộ nông dân khó đáp ứngđược Do đó có hiện tượng nhiều hộ nông dân hướng đến hệ thống tíndụng phi chính thức để thoả mãn nhu câù thiếu vốn của mình hơn là đếnngân hàng để vay.

Thứ hai: Lãi suất cho vay đối với hộ nông dân nghèo trong thực tế

quá cao - có ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện vẫncho vay với lãi suất thoả thuận cao hơn lãi suất cho vay bình thường.

Thứ ba: Khả năng rủi ro trong nông nghiệp lớn, là điều trở ngại

cho ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quyết định khi chovay, bởi lẽ nguy cơ mất vốn thường xuyên bị đe doạ.

Trang 27

Thứ tư: Việc cấp vốn tín dụng tới tay người nghèo thường không kịp

thời và chưa phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của họ.

Những tồn tại trên đây đã hạn chế việc mở rộng cấp tín dụng chongười nghèo Thực tiễn này đòi hỏi phải đổi mới, áp dụng phương thứccho người nghèo phù hợp hơn.

2.2.2.2 Tín dụng cho hộ nghèo của ngân hàng phục vụ người nghèo.

Ngày 31/8/1995 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 525/TTg"về việc thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo" Theo đó ngày11/9/1995 Ngân hàng phục vụ người nghèo được thành lập theo quyếtđịnh số 230/QĐ/NH5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và được cấpgiấy phép hoạt động từ ngày 12/12/1995 Ngân hàng phục vụ nghèochính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1996.

Ngân hàng phục vụ người nghèo là một tổ chức tín dụng của Nhànước hoạt động trên phạm vi cả nước, có chức năng huy động các nguồnvốn của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, tiếp nhận cácnguồn vốn tín dụng của Nhà nước đối với người nghèo và các nguồn vốnkhác được Nhà nước cho phép để lập quỹ cho vay để thực hiện mục tiêuxoá đói giảm nghèo.

Các nghiệp vụ của ngân hàng phục vụ người nghèo.

Tổ chức huy động vốn trong và ngoài nước của mọi tổ chức vàtầng lớp dân cư bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn.

Phát hành chứng chỉ nợ, vay chiết khấu và tái chiết khấu từ ngânhàng Nhà nước, vay các nguồn vốn khác trong và ngoài nước theo cácdự án để cho vay người nghèo, vùng nghèo.

Tổ chức huy động vốn tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo đểgiúp đỡ nhau trong sản xuất, trong việc sử dụng vốn vay và trả nợ ngânhàng.

Nhận làm dịch vụ uỷ thác cho vay từ các tổ chức quốc tế đối vớingười nghèo.

Được nhận các nguồn tài trợ không hoàn lại từ các quốc gia, tổchức quốc tế để bổ sung vốn cho vay vì mục tiêu xoá đói giảm nghèo.

Cho vay ngắn hạn, trung hạn phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịchvụ đối với người nghèo

Đối tượng cho vay của ngân hàng phục vụ người nghèo: là các hộnghèo có sức lao động, có điều kiện tổ chức sản xuất kinh doanh nhưngthiếu vốn sản xuất và có khả năng hoàn trả vốn (cả gốc và lãi) đúng thờihạn đã cam kết.

Ngân hàng phục vụ người nghèo cho hộ nghèo vay vốn theo chuẩn mựcphân loại hộ nghèo, vùng nghèo do Bộ lao động thương binh và xã hội phối hợpvới các bộ, ngành các cơ quan khác công bố theo từng thời kỳ.

Ban xoá đói giảm nghèo ở xã, phường xem xét lựa chọn danh sáchhộ nghèo thuộc diện được vay vốn.

Danh sách hộ nghèo có sự xác nhận của uỷ ban nhân dân phường,xã sở tại gửi đến chi nhánh ngân hàng phục vụ người nghèo tại huyện,thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

Trang 28

Chủ hộ là các đại diện hộ gia đình trong các giao dịch tín dụng vớingân hàng phục vụ người nghèo Ngân hàng phục vụ người nghèo chỉcho vay những hộ nghèo không có dư nợ vay các tổ chức tài chính, tíndụng khác.

Phương thức cho vay đối với hộ nghèo.

Ngân hàng phục vụ người nghèo tổ chức cho vay trực tiếp đến hộ nghèo.Ngân hàng phục vụ người nghèo phối hợp với các ngân hàngthương mại quốc doanh, tổ vay vốn trong cộng đồng người nghèo và cáctổ chức khác, để huy động vốn và truyền tải vốn cho vay trực tiếp đếnhộ nghèo.

Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng phục vụ người nghèo baogồm: vốn điều lệ, vốn huy động, vốn đi vay, vốn nhận uỷ thác, vốnkhác.

Kết quả hoạt động của ngân hàng phục vụ người nghèo.

Sự ra đời của ngân hàng phục vụ người nghèo đáp ứng cấp thiếtvấn đề giải quyết vốn cho người nghèo để thực hiện mục tiêu xoá đóigiảm nghèo ở nước ta Do vậy nó tạo nên nhiều thuận lợi, được sự ủnghộ của các cấp, các ngành, các đoàn thể xã hội và cộng đồng ngườinghèo Sau gần 5 năm hoạt động Ngân hàng phục vụ người nghèo đã cónhững đóng góp quan trọng trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, pháttriển kinh tế xã hội của đất nước Kết quả đó thể hiện.

Biểu số 4: Nguồn vốn của ngân hàng phục vụ người nghèo đến ngày 31 /12 /2000

n v tính: T ng Đơn vị tính: Tỷ đồng ị tính: Tỷ đồng ỷ đồng đồng

Nguồn vốn huy động trong cộngđồng dân cư thông qua các ngânhàng thương mại quốc doanh

Nguồn vốn vay của ngân hàng nhànước

900Ngồn vốn nhận cho vay uỷ thác từ

ngân sách các tỉnh

Nguồn vốn huy động trong cộngđồng người nghèo

Trang 29

kết cấu nguồn chủ yếu là nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mạiquốc doanh 2903 tỷ đồng chiếm 57,8% tổng nguồn vốn.

Vốn điều lệ là 700 tỷ đồng chiếm 14% tổng nguồn vốn.

Đã được ngân hàng Nhà nước áp dụng cơ chế cho vay đặc biệttheo chỉ định từ Chính phủ 900 tỷ đồng chiếm 17,9% tổng nguồn vốntrong đó cho vay trung hạn (thời hạn 5 năm) số tiền 600 tỷ đồng và chovay ngắn hạn số tiền 300 tỷ đồng.

Được ngân sách các tỉnh trích nguồn vốn chuyển sang ngân hàngphục vụ người nghèo cho vay uỷ thác 338 tỷ đồng, chiếm 6,7% tổngnguồn vốn.

Ngân hàng đã vay nước ngoài 6,1 triệu USD (tương đương với 88tỷ VNĐ), là khoản vay trong hiệp định vay 10 triệu USD của tổ chức cácnước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) mà Ngân hàng phục vụ người nghèo đãký hiệp định vay vốn phụ với Bộ tài chính từ tháng 8/1999; nhận vốnvay tháng 9/2000; vốn dịch vụ từ các tổ chức quốc tế để thực hiện mộtsố dự án là 51 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là dự án IFAD.

Huy động nguồn vốn từ cộng đồng người nghèo là 35 tỷ đồng Sốtiền này tuy nhỏ nhưng cũng đã tạo dựng được ý thức và thói quen tiếtkiệm cho người nghèo.

Với tổng nguồn vốn nêu trên, ngân hàng phục vụ người nghèo đãthực hiện cung cấp tín dụng tới phần lớn các hộ nghèo có nhu cầu vayvốn trên phạm vi toàn quốc Tính đến ngày 31/12/2000 đã có hơn 5 triệulượt hộ nghèo nhận được vốn tín dụng từ ngân hàng phục vụ ngườinghèo với tổng số tiền là hơn 9.000 tỷ đồng Với số vốn vay, hộ nghèođã đầu tư vào sản xuất kinh doanh, chủ yếu là đầu tư vào sản xuất nôngnghiệp, thâm canh tăng vụ, mở rộng ngành nghề, cải thiện đời sống vànâng cao thu nhập để trả nợ ngân hàng với doanh số thu nợ đạt 4400 tỷđồng và đã có gần 500 ngàn hộ nghèo đã thoát nghèo Như vậy cứ 6,6 hộvay vốn của ngân hàng phục vụ người nghèo đã có một hộ thoát nghèo,qua số liệu báo cáo của từng chi nhánh cho thấy số hộ thoát nghèo ởmiền núi cao hơn đồng bằng, cụ thể: ở miền núi cứ 6 hộ vay vốn có mộthộ thoát nghèo và ở đồng bằng cứ 7,5 hộ vay vốn có một hộ thoát nghèo.Tuy nhiên hiện nay vẫn còn 2,5 triệu hộ thuộc 208 ngàn tổ vay vốn còndư nợ ngân hàng với số tiền 4704 tỷ đồng Dư nợ bình quân mỗi hộ 1,88triệu đồng.

Trong doanh số cho vay trên ngân hàng đã thực hiện cung cấp tíndụng tới tất cả những hộ nghèo ở vùng III, dư nự hộ nghèo ở khu vực IIIlà 487 tỷ đồng với 280 ngàn hộ còn dư nợ, trong đó cho vay hộ nghèo ởcác xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa theo Quyết định135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ là 324 tỷđồng với 183 ngàn hộ dư nợ.

Nhiều hộ nghèo là người dân tộc thiếu số cũng đã được vay vốn,vốn dư nợ là 733 tỷ đồng, chủ yếu là người dân tộc Tày, Nùng, Thái,Mường, Khơ Me, H'Mông

Trang 30

Dư nợ cho vay chủ yếu là các hộ nghèo ở vùng nông thôn, có đến88% vốn vay đầu tư vào lĩnh vực trồng chọt, chăn nuôi; 2,4% là nôngnghiệp; 3,2% là ngành nghề thủ công và buôn bán nhỏ; nghề khác là6,4%

Trang 31

Biểu số 5: Tốc độ tăng trưởng dư nợ theo vùng kinh tế tính đến ngày 31/12/2000.

n v tính: %Đơn vị tính: Tỷ đồng ị tính: Tỷ đồng

Vùngvới 19961997 sovới 19971998 sovới 19981999 sovới 19992000 soBình quân5 năm

Vùng Trung du miền núiphía Bắc

Vùng Đồng bằng SôngHồng

Đến 31/12/2000 dư nợ bình quân/hộ toàn quốc là 1,88 triệu đồng.Có bốn vùng dư nợ bình quân/ hộ lớn hơn dư nợ bình quân / hộ toànquốc là Vùng Đồng bằng Nam Bộ 2,28 Triệu/hộ, Vùng duyên hải MiềnTrung 2,09 triệu/hộ, Vùng Tây Nguyên 2,02 triệu/hộ, Vùng Trung dumiền núi phía Bắc 1,99 triệu/hộ và các vùng còn lại dư nợ bình quân /hộthấp, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long 1,72 triệu/ hộ, vùng khu IV cũ1,72 triệu/hộ, vùng Đồng bằng Sông Hồng 1,76 triệu/ hộ Chi nhánh códư nợ bình quân /hộ lớn: Bình Phước 2,99 triệu/hộ, TP Hồ Chí Minh2,48 Triệu /hộ, Yên Bái 2,47 triệu /hộ Chi nhánh có dư nợ bình quân/hộthấp là Sóc Trăng 1,31 triệu/hộ, Tuyên Quang 1,48 triệu/hộ, Thái Bình1,51 triệu/ hộ.

Nhìn nhận lại kết quả của chương tình tín dụng xoá đói giảmnghèo từ Ngân hàng phục vụ người nghèo, cơ thể đánh giá khái quátnhững mặt tích cực:

Trang 32

Một là: Ngân hàng phục vụ người nghèo được tổ chức và hoạt

động theo Quyết định 525/TTg của Thủ tướng Chính phủ thực thi mộtthể chế chính sách được nông dân đồng tình hưởng ứng, thể hiện đườnglối đúng đắn của Đảng, Chính phủ Đây là giải pháp rất cụ thể, góp phầnổn định kinh tế xã hội, thực hiện mục tiêu xã hội công bằng văn minh.

Trong điều kiện hiện nay mô hình được tổ chức và thiết lập bằngviệc sử dụng hệ thống mạng lưới của các ngân hàng thương mại quốcdoanh làm dịch vụ huy động vốn và cho vay đã tiết kiệm được chi phí xãhôị, tận dụng được nhân lực, công nghệ, tập trung được vốn, kỹ thuật chuyển trực tiếp đến hộ nghèo người nghèo (không phải chi phí tuyểnnhân lực, không tăng thêm các chi phí mua sắm, xây dựng cơ sở vậtchất ) Do đó triển khai được nhanh trên phạm vi toàn quốc về hoạtđộng của Ngân hàng phục vụ người nghèo, có cơ chế quản lý, hạch toántheo hệ thống riêng, thống nhất, phân định rõ nguồn vốn, sử dụng vốncủa Ngân hàng phục vụ người nghèo.

Cũng với mô hình đặc thù có Hội đồng quản trị và ban đại diện hộiđồng quản trị các cấp đã tập hợp được sức mạnh tổng hợp của các ngànhcác cấp, các đoàn thể chính trị xã hội và đông đảo cộng đồng dân cư từmọi miền đất nước góp tiền, góp sức phát huy tinh thần tương thân,tương ái của dân tộc Việt Nam Được Đảng bộ và chính quyền các cấpquan tâm chỉ đạo, nhiều tỉnh thành phố đã huy động được nguồn tiếtkiệm chi ngân sách để hình thành quỹ xoá đói giảm nghèo chuyển sangNgân hàng phục vụ người nghèo cho vay Đặc biệt những tỉnh đã huyđộng được nguồn vốn địa phương lớn như Nghệ An là 18,5 tỷ đồng, HàTây 17,1 tỷ đồng, Đắc Lác 14,8 tỷ đồng, Khánh Hoà 13,7 tỷ đồng, LạngSơn 9,9 tỷ đồng, Lâm Đồng 8,5 tỷ đồng

Hai là: Chủ động ngân sách Nhà nước hỗ trợ vốn thông qua bù

chênh lệch lãi suất huy động vốn và sử dụng phương pháp tín dụng ngânhàng để hỗ trợ vốn cho người nghèo (thay vì nguồn vốn cấp từ ngânsách có hạn bằng phương pháp huy động vốn trong dân cư, phần chênhlệch lãi suất cho vay được ngân sách cấp bù) đã tạo ra khối lượng vốnlớn hơn nhiều lần so với cách đầu tư trực tiếp từ ngân sách trước đây.

Ba là: Hình thành một cơ chế tín dụng riêng biệt tương đối phù

hợp với người nghèo Cơ chế cho vay được nới lỏng, đơn giản hoá thủtục cho vay, người vay không phải đến trụ sở ngân hàng mà chỉ phải nộpđơn vay vốn thông qua tổ vay vốn và giao dịch vay trả ngay tại trụ sởxã Người vay không phải thế chấp tài sản mà thay vào đó là sự kiểmtra, giám sát của cộng đồng dân cư, sự phối hợp giữa các tổ chức đoànthể trong việc lồng ghép các chương trình XĐGN ở địa phương nhằmgiúp cho việc sử dụng vốn đạt hiệu quả cao hơn Với cơ chế tín dụngnhư hiện nay, Ngân hàng phục vụ người nghèo đã thực hiện chủ trươngxã hội hoá hoạt động tín dụng đối với người nghèo, hộ nghèo thông quaviệc bình xét các đối tượng được vay vốn của các tổ chức cộng đồng xãhội, mở rộng tính công khai dân chủ và tính nhân dân sâu sắc.

Trang 33

Các chính sách và cơ chế tín dụng xoá đói giảm nghèo đã đượcthay đổi phù hợp với các quy định cuả ngành và sự phát triển chungtrong từng thời kỳ:

Về lãi suất cho vay: 5 năm qua đã có 5 lần thay đổi theo hướng hạlãi suất cho vay đối với người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo từ mức lãisuất 1,2%/tháng hạ xuống 1%/tháng, 0,8%/tháng và hiện nay đang ápdụng là 0,7%/tháng riêng đối với hộ nghèo vùng III được vay lãi suất0,6%/tháng và đều thấp hơn lãi suất cho vay hiện hành của các ngânhàng thương mại và hợp tác xã tín dụng Ngoài lãi suất cho vay, ngườinghèo, hộ nghèo không phải trả một khoản phí nào cho ngân hàng hoặccác tổ chức chính trị xã hội khác.

Về quy hoạch mức cho vay tối đa: khi mới thành lập Ngân hàngphục vụ người nghèo, mức cho vay không qua 2,5 triệu đồng/ hộ Hiệnnay điều chỉnh nâng lên tối đa không qua 3 triệu đồng/hộ Riêng đối vớinhững hộ nghèo đầu tư cho chăn nuôi gia súc, trồng cây ăn quả, câycông nghiệp, mua sắm công cụ nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản, kinhdoanh ngành nghề được vay vốn tối đa đến 5 triệu đồng/hộ, phù hợp vớităng trưởng nguồn vốn của Ngân hàng phục vụ người nghèo và quy môsử dụng vốn đối với hộ nghèo.

Về thời hạn cho vay: khi mới thành lập Ngân hàng phục vụ ngườinghèo, thời hạn cho vay trung hạn tối đa 36 tháng và hiện nay thời hạntối đa 60 tháng Ngoài ra Ngân hàng phục vụ người nghèo còn áp dụngcác hình thức cho vay lưu vụ, gia hạn nợ, cho vay lại cho đến khi hộnghèo thoát khỏi ngưỡng nghèo, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèohộ nghèo sử dụng vốn tín dụng đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Bốn là: Đã thiết lập kênh vốn tín dụng riêng để hỗ trợ vốn tín dụng

cho người nghèo, thực hiện chính sách tín dụng hợp lý, tạo điều kiệncho hộ nghèo có vốn sản xuất, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, từngbước làm quen với nền sản xuất hàng hoá Vốn của Nhà nước đã thực sựđến tay người nghèo, người nghèo vay vốn trả nợ khá sòng phẳng.

Tuy đã có sự đổi mới và đạt kết quả cao hơn các phương thức tíndụng trước đó song vẫn còn bọc lộ một số tồn tại đó là:

- Về cơ chế tạo lập nguồn vốn: có thể nói đây là kênh tín dụng củaNhà nước, thực hiện cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo, là những khoancho vay được chỉ định trước về người sử dụng vốn Vì vậy nguồn vốncủa Ngân hàng phục vụ người nghèo cần phải có nguồn gốc từ ngân sáchNhà nước Nhưng hiện nay, nguồn cấp từ ngân sách Nhà nước rất hạnchế và không được kế hoạch hoá một cách ổn định Theo Quyết định525/TTg ngày 31/8/1995 của Thủ tướng Chính phủ hàng năm ngân hàngngười nghèo được cấp bổ sung vốn điều lệ nhưng thực tế 5 năm quaNgân hàng phục vụ người nghèo chỉ được cấp bổ sung vốn điều lệ 200tỷ đồng vào năm 1998.

Khó khăn lớn nhất hiện nay là cơ chế tạo lập nguồn vốn chưa cóchính sách thoả đáng để xác định nguồn vốn hoạt động Cần phải khẳngđịnh rằng nguồn vốn để thực hiện chính sách tín dụng đối với hộ nghèophải được ngân sách Nhà nước cấp bù Việc duy trì và tăng trưởng

Trang 34

nguồn vốn này phụ thuộc vào khối lượng vốn cấp bù của ngân sách Nhànước Hơn nữa việc tổ chức huy động vốn của Ngân hàng phục vụ ngườinghèo phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng huy động vốn, khả năng nguồnvốn và quan điểm xử lý cho vay của các ngân hàng thương mại Do vậyNgân hàng phục vụ người nghèo dễ dàng gặp khó khăn về nguồn vốn vàdễ có thể bị quá hạn những khoản nợ vay khi các ngân hàng thương mạiđòi nợ Với cơ chế này Ngân hàng phục vụ người nghèo luôn phải đốiphó với các khoản nợ.

- Về mô hình tổ chức: Mô hình tổ chức của Ngân hàng phục vụngười nghèo hiện nay là mô hình kiêm nhiệm Thành viên Hội đồngquản trị và ban đại diện hội đồng quản trị Ngân hàng phục vụ ngườinghèo các cấp, tổ chuyên gia tư vấn là cơ quan chức năng trong bộ máyquản lý Nhà nước làm việc theo chế độ kiêm nhiệm nên hạn chế về thờigian và điều kiện để thực thi nhiệm vụ.

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đượcgiao nhiệm vụ điều hành tác nghiệp cho Ngân hàng phục vụ người nghèonhưng do đặc thù mô hình tổ chức của Ngân hàng phục vụ người nghèođược thành lập theo hệ thống dọc từ Trung ương đếnđịa phương, vớiphần lớn đội ngũ cán bộ làm kiêm nhiệm nên tính pháp lý, trách nhiệmkhông rõ ràng, sự quan tâm chỉ đạo của ngân hàng nông nghiệp và pháttriển nông thôn ở một số nơi có những lúc chưa được chú trọng.

- Đối tượng phục vụ của Ngân hàng phục vụ người nghèo: nguyêntắc đặt ra là Ngân hàng phục vụ người nghèo cho hộ nghèo vay vốn theochuẩn mực phân loại hộ đói nghèo do Bộ lao động thương binh và xã hộicông bố từng thời kỳ nhưng phải là hộ nghèo có sức lao động, có điềukiện tổ chức sản xuất kinh doanh nhưng thiếu vốn sản xuất và có khảnăng hoàn trả vốn.

Trên thực tế việc lập danh sách hộ nghèo vay vốn ở địa phương docộng đồng dân cư thực hiện và được Ban XĐGN xã bình xét Việc làmnày phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phuơng nên mang tínhtương đối và có sự khác nhau về chuẩn mực đói nghèo giữa các địaphương Mặt khác những hộ nghèo theo tiêu chí phân loại hiện naynhiều hộ nghèo chưa có điều kiện tiếp cận với hệ thống tín dụng củaNhà nước vì họ chưa có khả năng tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm,chưa quen với việc hạch toán lỗ lãi để tạo thu nhập trả nợ ngân hàng.Nhưng cũng lại còn một bộ phận người dân có thu nhập thấp (trênngưỡng nghèo theo quy định) mà chưa có điều kiện tiếp cận với tín dụngthương mại và cần được hỗ trợ từ kênh tín dụng ưu đãi này Từ thực tếđó nhiều địa phương đã cho vay những hộ gia đình có thu nhập cao hơnchuẩn mực của Bộ lao động thương binh và xã hội Do vậy hiện nay nhiềutỉnh, thành phố có số hộ chủ nợ Ngân hàng phục vụ người nghèo cao hơnsố hộ nghèo đói thực tế của cả nuớc Trong khi đó nhiều người nghèo, hộnghèo nằm trong diện nghèo đói theo chuẩn mực của Bộ lao động thươngbinh và xã hội vẫn chưa được vay vốn vì không đủ điều kiện vay.

- Về lãi suất cho vay: Hiện nay trên thị trường nông thôn, đang cónhiều nguồn vốn tín dụng phục vụ chương trình XĐGN với nhiều mức

Trang 35

lãi suất cho vay khác nhau nhưng lãi suất cho vay của ngân hàng phụcvụ người nghèo lại cao hơn lãi suất cho vay của các nguồn vốn khác Từđó gây ra hiện tượng so bì tỵ nạnh trong nhân dân, nhiều địa phươngkiến nghị giảm lãi suất cho vay đối với người nghèo xuống ngang mứclãi suất của chương trình dự án khác (như 120,327) Đặc biệt một số nơiđã dùng ngân sách địa phương để bù lãi suất cho người nghèo khi vayvốn của ngân hàng phục vụ người nghèo, tạo ra lãi suất cho vay đối vớingười nghèo thấp hơn lãi suất qui định hoặc cho vay không lãi, đã gâyra một số hạn chế làm cho người vay ỷ lại sẽ dẫn đến lơ là và thiếu tráchnhiệm trong việc trả nợ gốc và lãi hoặc là nếu đến thời điểm ngân sáchkhó khăn ngừng việc chi cấp bù sẽ dẫn gặp phải việc người vay khôngcó thói quen trả nợ Đồng thời cũng từ việc bù lãi suất nêu trên để chovay theo đối tượng chỉ định, cho vay đồng loạt, thậm chí cho vay ởnhững vùng, những đối tượng quá khó khăn chưa có khả năng sử dụngvốn tín dụng dẫn đến chất lượng tín dụng yếu kém Ngoài ra cũng phảixét tới một khía cạnh chủ quan từ phía cán bộ ngân hàng là việc tínhtoán bù một khoản tiền lãi ngay tại ngân sách tỉnh phần nào tạo cho cánbộ ngân hàng ít quan tâm tới việc kiểm tra, kiểm soát người vay sử dụngvốn và đôn đốc người vay trả nợ.

- Việc giải ngân vốn cho vay đối với người nghèo còn chậm.Nhiều địa phương vẫn còn tình trạng "vốn treo người nghèo nhịn đói".Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có nhiều, ngoại trừ yếu tố mô hìnhtổ chức triển khai chậm thì nói lên một số điểm đó là:

+ Phân bổ nguồn vốn còn mang tính bình quân, không khảo sáttheo nhu cầu vốn thực tế nên nơi thừa đọng vốn trong khi nơi khác lạithiếu.

+ Ngân hàng phục vụ người nghèo không thực hiện được trích lậprủi ro theo Quyết định số 48/1999/QĐ-NHNN5, ngày 8/2/1999 củathống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc cấp tín dụng mangtính đặc thù của khu vực này Bởi vậy ngân hàng phục vụ người nghèotrực tiếp cho vay đối với người nghèo nẩy sinh tư tưởng xét cho vay cầmchừng, sợ rủi ro phải chịu trách nhiệm.

2.2.3 Một số hình thức tín dụng cho người nghèo không chínhthức ngoài kênh tín dụng ngân hàng.

Ngoài kênh tín dụng ngân hàng (tín dụng quốc doanh, tín dụng cổphần ) còn nhiều tổ chức, hiệp hội, đoàn thể và cá nhân thực hiệntruyền tải vốn cho người nghèo Song mức độ quy mô đáng kể là cácquỹ sau đây.

2.2.3.1 Quỹ hỗ trợ nông dân của hội nông dân Việt Nam.

Quỹ hỗ trợ nông dân được Nhà nước cho phép thành lập theo vănbản số 4035/KTTH ngày 26/7/1995 của Thủ tướng Chính phủ và đi vàohoạt động từ năm 1996 Về tổ chức, quỹ hỗ trợ nông thôn thuộc Hộinông dân Việt Nam và có quy mô từ trung ương đến tận cơ sở: Tổ hội,chi hội theo xóm, thôn, xã hoặc tổ hội, chi hội nghề nghiệp.

Quỹ hỗ trợ nông dân không phải là tổ chức kinh doanh tiền tệ, màlà tổ chức dịch vụ hỗ trợ nông dân do Hội nông dân các cấp tổ chức Chi

Trang 36

hội và tổ hội nông dân là đơn vị hỗ trợ vốn, là nơi trao đổi kinh nghiệmsản xuất, chuyển giao kỹ thuật thông tin, giúp đỡ nông dân tiệu thụ sảnphẩm, là nơi giải ngân đồng thời là đơn vị thu hồi vốn Hệ thống tổ chứchội các cấp đảm bảo nhận vận hành quỹ, có bộ phận chuyên trách từngcấp Thực chất quĩ hộ trợ nông dân là một dịch vụ tài chính vi mô của tổchức phi Chính phủ trong nước đó là Hội nông dân các cấp.

Nguồn vốn huy động của quỹ hỗ trợ nông dân bao gồm sự ủng hộ,cho mượn và cho vay với lãi suất thấp của nông dân, các doanh nghiệpvà đồng bào cả nước, việt kiều và các tổ chức quốc tế Ngoài ra quỹ cònđược sự hỗ trợ của Nhà nước theo phương châm "nhà nước và nhân dâncùng làm" Mục tiêu của quỹ hỗ trợ nông dân là hỗ trợ vốn cho nôngdân, trước hết là nông dân nghèo Tổ chức hoạt động của quỹ gắn bó vớicác hoạt động khác như: chương trình kế hoạch hoá gia đình, chống tệnạn xã hội, chống mù chữ, phong trào nông dân sản xuất giỏi, xây dựngnông thôn mới Lãi suất cho vay của quỹ bao gồm: Lãi suất thấp,không lãi suất và lãi suất thị trường tuỳ thuộc nguồn vốn huy động vàđối tượng cho vay.

Qua gần 5 năm hoạt động tổng số quỹ hỗ trợ nông dân là 114,25 tỷđồng, đã hỗ trợ cho 78.956 hộ nghèo và đưa tổng số lượt hộ vay vốn lên196.803 hộ Đến nay đã có 459 huyện, thị và 4065 xã, phường xây dựngquỹ hỗ trợ.

Ngoài ra các cấp hội vận động cán bộ, hội viên giúp đỡ nhau khắcphục hậu quả thiên tai, lũ lụt, hạn hán, tai nạn rủi ro, đói giáp hạt, xâydựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa, gia đình thương binh liệt sỹ, bàmẹ Việt Nam anh hùng Với số tiền 46.036 triệu đồng, 4.103.951 kggạo, 54 tấn thóc giống, 42.000 gói mì tôm, 10.584 bộ quần áo, 42.895triệu đồng vật tư phân bón, giúp 335.757 hộ khó khăn và đồng bào miềnTrung bị lũ lụt Làm 1090 nhà tình thương và 3022 nhà tình nghĩa Mua7.957 sổ tiết kiệm tình nghĩa trị giá 8.682 triệu đồng giúp gia đìnhthương binh liệt sỹ, mẹ Việt Nam anh hùng, trẻ em nhiễm chất độc mầuda cam

Tổ chức 1443 lớp tập huấn dân số kế hoạch hoá gia đình cho83.086 cán bộ hội viên, tiến hành 23.367 buổi truyền thông cho1.522.356 lượt hội viên nông dân Kết quả đã có 3.251.636 hộ đăng kýxây dựng gia đình đạt 6 tiêu chuẩn, qua bình xét đã có 2.133.701 hộ đạt6 tiêu chuẩn, 791.913 hộ không sinh con thứ 3 và 7973 người đình sản.Mở 1340 lớp phòng chống HIV/AIDS có 112.528 hội viên, nông dântham gia học tập; 712 lớp học phòng chống ma tuý cho 48.766 người,350 lớp bồi dưỡng cho 13.805 hội viên nâng cao kiến thức về giới

Tuy nhiên qua nghiên cứu mô hình tổ chức tín dụng không chínhthức này tôi thấy nổi bật mấy vấn đề cần quan tâm là:

Thứ nhất: Cần xác định quỹ hỗ trợ nông dân là một tổ chức dịch

vụ tài chính vi mô trong hệ thống tài chính vi mô trên thị trường tàichính nông thôn Việt Nam hiện nay Sự hiện diện của nó vừa đáp ứngthêm vốn cho nông dân vừa thuận tiện, tiết kiệm chi phí tiếp cận cho cảngười cho vay và người đi vay Mặt khác với lợi thế của mình, quỹ hỗ

Trang 37

trợ nông dân phát huy được khả năng huy động vốn trực tiếp của nôngdân để vay trực tiếp đến tay nông dân.

Thứ hai: Với vị thế của mình, quỹ hỗ trợ nông dân có khả năng thu

hút được nhiều nguồn tài trợ trong và ngoài nước cho nông nghiệp nôngthôn và nông dân Thông qua tài trợ trực tiếp cho quỹ hoặc thông quacác dự án tài chính vi mô đối với nông thôn.

Thứ ba: Do không đủ yếu tố pháp lý nên thể chế tài này bị hạn chế

trong đảm bảo các khoản vốn huy động cho vay, cũng như xử lý rủi ro.Mặt khác khả năng hoạt động của quỹ hỗ trợ nông dân cũng bị giới hạnbởi sự yếu kém về mặt tổ chức nghiệp vụ.

Thứ tư: Sự ra đời của quỹ hỗ trợ nông dân tất yếu là tác nhân làm

gia tăng sự lộn xộn trên thị trường tín dụng nông thôn nói chung và thịtrường vốn cho nông dân nghèo nói riêng Do lãi suất không phù hợpvới lãi suất cho vay của các nguồn vốn khác đối với nông dân nghèo đãdẫn đến sự suy bì trong cộng đồng người nghèo Mặt khác đối tượng chovay không thống nhất đã phát sinh cho vay chồng chéo, người vay được,nhiều người không được vay.

2.2.3.2 Các quỹ tương trợ của hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

Các quỹ tương trợ của hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam thực hiệnchương trình khai thác và quản lý các nguồn vốn: vốn dự án quốc tế,vốn vay ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn và ngân hàngphục vụ người nghèo thông qua hình thức tín chấp, vốn đóng góp củahội viên, vốn đóng góp của hội viên, vốn tài trợ của các tổ chức cá nhânkhác Nguồn vốn của quỹ dùng để hỗ trợ cho phụ nữ trước hết là phụ nữnông dân nghèo vay phát triển sản xuất, kinh tế gia đình để tăng thunhập.

Vốn từ các nguồn khác nhau nên lãi suất, phương thức và thời hạncho vay rất đa dạng và khác nhau Song mục tiêu xuyên suốt hàng đầu là hỗtrợ vốn sản xuất cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo.

Qua các năm hoạt động, các quỹ tương trợ của Hội liên hiệp phụnữ Việt Nam đã đạt được một số kết quả sau:

- Về huy động vốn và cung cấp vốn tín dụng cho phụ nữ: trongnhững năm qua đã huy động được nguồn vốn trên 4000 tỷ đồng và cho 6triệu lượt phụ nữ vay (trong đó có hơn 4 triệu phụ nữ nghèo).

Với mô hình tín dụng - tiết kiệm của nhóm phụ nữ tiết kiệm doHội thành lập đến nay cả nước đã có gần 400 ngàn nhóm, số vốn tiếtkiệm được là 335 tỷ đồng Nhóm phụ nữ tiết kiệm không chỉ cho phụ nữvay vốn, mà còn là nơi để phụ nữ nghèo được tham gia các hoạt động xãhội của mình thông qua các hoạt động, chị em còn được phổ biến nângcao kiến thức về mọi mặt Bên cạnh mô hình trên, Hội còn phát động"ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo" đã thu hút được sự tham gia rộng rãicủa cả cộng đồng, với số tiền là 122 tỷ đồng và đã có 200 ngàn phụ nữnghèo ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạngđược vay vốn này.

Trang 38

Với vai trò tín chấp Hội đã tạo điều kiện cho phụ nữ nghèo đượctiếp cận các nguồn vốn tín dụng chính thức Sau 4 năm thực hiện hội đãtín chấp cho 12.750 phụ nữ nghèo ở 51 xã được vay vốn của ngân hàngvới số tiền là 12,7 tỷ đồng Qua khảo sát các đối tượng phụ nữ nghèovay vốn của "quỹ tình thương" cho thấy 86% số chị em đã vượt quanghèo khổ, thu nhập gia đình của họ đẵ tăng từ 1,6 đến 3 lần so vớitrước.

- Đi đôi với cung cấp vay vốn, việc bồi dưỡng kiến thức cho phụnữ là quan trọng và cần thiết: Đồng vốn chỉ có nghĩa khi người sử dụngnó biết dùng vào việc gì có lợi, dùng như thế nào và có phù hợp với khảnăng của họ hay không ở đây bao gồm 2 mặt: kiến thức khoa học kỹthuật và kiến thức tổ chức sản xuất kinh doanh - thiếu kiến thức thì đồngvốn không những không có tác dụng mà nhiều khi còn là gánh nặngthêm cho người nghèo khi không có khả năng trả nợ từ kết quả sản xuấtcủa họ.

Tuy đã đạt được nhiều kết quả nhưng so với yêu cầu thực tiễn thìhoạt động này cũng đang gặp rất nhiều vấn đền gay cấn cần phải đượctiếp tục giải quyết như:

Nguồn vốn của các quỹ rất hạn hẹp trong khi đó nhu cầu vay vốncủa phụ nữ lại rất cao, còn nhiều phụ nữ nghèo chưa được vay vốn, vốnvay bị xé nhỏ, thời gian vay ngắn chưa phù hợp với yêu cầu sản xuất.

Việc cung cấp kiến thức và nâng cao năng lực sản xuất cho phụ nữcòn nhiều hạn chế, số phụ nữ tham gia chưa nhiều.

2.2.4 Nguồn hợp tác quốc tế.

Trong những năm gần đây, vấn đề xoá đói giảm nghèo không cònlà vấn đề của mỗi quốc gia mà là vấn đền mang tính chất toàn cầu, nhiềutổ chức, nhiều quốc gia quan tâm.

Việt Nam với quan điểm mở rộng không ngừng và nâng cao hiệuquả hợp tác quốc tế nhằm tạo điều kiện và nguồn lực ưu tiên các đốitượng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộcthiểu số Hợp tác quốc tế về xoá đói giảm nghèo những năm qua đãkhông ngừng phát triển cả về qui mô, chất lượng và hiệu qủa trở thànhmột lĩnh vực không chỉ được ưu tiên trong ngành lao động - thương binhvà xã hội mà còn được chính phủ quan tâm.

Nguồn hỗ trợ quốc tế (Chính phủ và phi Chính phủ) cho công tácxoá đói giảm nghèo không trực tiếp chuyển tiền đến cho người nghéomà chủ yếu là thông qua các tổ chức, các cơ quan làm trung gian, hìnhthành các dự án về xoá đói giảm nghèo.

2.2.4.1 Nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA).

Lớn nhất và sớm nhất phải kể đến đó là dự án hợp tác Việt Đức vềxoá đói giảm nghèo do Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức tài trợ baogồm:

Dự án 7 triệu Dm (Mác Đức) lập quỹ tín dụng quay vòng cho hộ đóinghèo vay vốn để sản xuất kinh doanh, dịch vụ 3 tỉnh miền trung (Hà Tĩnh,Nghệ An, Quảng Bình) bắt đầu thực hiện từ năm 1996.

Ngày đăng: 07/12/2012, 10:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w