của các tổ chức quần chúng hiệp hội trong nước.
Hiện nay đang có nhiều ý kiến khác nhau về sự xuất hiện của các mô hình tổ chức dịch vụ tài chính vi mô không chính thức để tài trợ vốn cho người nghèo như: quỹ hộ trợ nông dân của hội nông dân Việt Nam, quỹ tương trợ phục nữ nghèo của hội phụ nữ và một số quỹ khác. Song xét chung có 2 loại ý kiến sau đây:
- Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, sự ra đời các kênh dẫn vốn nói trên làm tăng thêm sự lộn xộn của thị trường tài chính tín dụng ở nông thôn nói chung và kênh dẫn vốn cho người nghèo nói riêng. Bởi nó đã làm phát sinh cho vay trùng lặp, chồng chéo, vốn vay chạy vòng vèo... và cuối cùng hiệu quả tiếp vốn cho người nghèo đạt hiệu quả thấp. Do đó cần xem xét lại sự tồn tại của nó.
- Loại ý kiến thứ hai cho rằng, phát triển các quỹ tạo nguồn vốn hỗ trợ nông dân nghèo và phụ nữ nghèo là đáp ứng sự đa dạng hoá các nguồn vốn, từ đó đáp ứng nhiều hơn nhu cầu vốn cho người nghèo. Vì
vậy sự phát triển của các quỹ này là phù hợp cần được nghiên cứu và xác định hướng hoàn thiện để nâng cao về mặt thể chế trong tương lai. Tôi đồng tình với loại ý kiến này. Bởi vậy xin đề xuất một số điểm nhằm huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ người nghèo từ các quỹ nói trên như sau:
- Đối với quỹ hỗ trợ nông dân.
+ Ngân hàng Nhà nước ban hành quy chế hoạt động đối với quỹ hỗ trợ nông dân phù hợp với chính sách tín dụng cho người nghèo trên cơ sở tham chiếu tính đặc thù hoạt động của hội nông dân. Về hướng lâu dài, nếu đủ khả năng, cần chuyển nó trở thành dạng ngân hàng cổ phần nông thôn. Trước mặt để củng cố hoạt động của quỹ hỗ trợ nông dân, ngân hàng Nhà nước cần tạo điều kiện giúp đỡ nghiệp vụ cho cán bộ quản lý quỹ này.
+ Phải xác định đối tượng cho vay nông dân nghèo là hộ. Hội nông dân phải kết hợp tốt với ngân hàng phục vụ người nghèo để phân vùng đối tượng cho vay, tránh cấp vốn chồng chéo.
+ Lãi suất cho vay đối với nông dân nghèo từ quỹ hỗ trợ nông dân phải quy định bằng mức lãi suất cho vay đối hộ nghèo từ nguồn vốn của ngân hàng phục vụ người nghèo.
+ Hoạt động của quỹ hỗ trợ nông dân phải được điều chỉnh trong một thể chế kiểm soát của cộng đồng nông dân nghèo. Có như vậy mới đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững lâu dài của quỹ.
+ Để tăng cường nguồn vốn hoạt động, quỹ hỗ trợ nông dân cần mở rộng nguồn tài trợ thông qua hình thành các dự án phát triển nông thôn mới.
- Đối với quỹ tương trợ phụ nữ nghèo.
+ Đa dạng hoá các nguồn vốn vay cho phụ nữ nghèo, tạo cơ hội cho họ có việc làm, tăng thu nhập. Muốn vậy phải.
Củng cố và phát triển mạnh nhóm phụ nữ tín dụng - tiết kiệm: như một số nơi đã làm, đây là một mô hình tốt, có tác dụng nhiều mặt. Tuy nhiên cho đến nay cả nước mới thành lập 100 nghìn nhóm, mới có khoảng trên 1500 chị em tham gia vào các nhóm này. Nếu ta đem so sánh với con số đó với số phụ nữ cả nước (khoảng gần 39 triệu) thì quả là còn rất ít. Vì vậy trong thời gian tới Hội phụ nữ các cấp cần có biện pháp phát triển mạnh và trung ương Hội nên giao thành chỉ tiêu cụ thể cho các cấp hội cơ sở nhằm nhân rộng mô hình có hiệu quả này.
Đẩy mạnh phong trào ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo và nhân rộng quỹ tình thương. Cần mở rộng đối tượng tham gia vào phong trào này, không chỉ bó hẹp trong nữ công nhân viên chức mà còn thu hút đông đảo các tổ chức xã hội, các cơ quan, đoàn thể khác. Dấy lên phong trào ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo trong cả cộng đồng nhân dịp 8/3 hàng năm. Song song với các hoạt động trên, hội cần tạo điều kiện cho chị em được tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng chính thức. Hội có thể ký kết nghị quyết liên tịch với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng phục vụ người nghèo để mở rộng diện phụ nữ nông thôn, phụ
nữ nghèo được vay vốn với quy mô lớn hơn, thời gian dài hơn. Đặc biệt trong điều kiện mở cửa, thì cần coi trọng nguồn vốn quốc tế để tăng hoạt động cho quỹ.
+ Tiếp tục duy trì phong trào giúp nhau trong chị em, mở rộng mô hình giúp nhau theo địa chỉ.
Đẩy mạnh phong trào ''phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế giá đình'' dưới nhiều hình thức như: giúp nhau về vốn, giống cây con, vật liệu làm nhà, ngày công, kiến thức, nơi tiêu thụ sản phẩm. Tuyên truyền giáo dục chị em tinh thần tiết kiệm, tự vươn lên là chính. Phát triển hình thức tổ chức phụ nữ tiết kiệm đa mục đích như tiết kiệm làm sân, làm bể, cho con đi học...
Phân công và khuyến khích phát triển hình thức giúp nhau theo địa chỉ mỗi năm thực hiện kế hoạch trung ương hội giúp 1 tỉnh nghèo, 1 tỉnh thành giúp 1 huyện nghèo, 1 huyện lại giúp 1 xã nghèo, mỗi xã giúp 1 thôn nghèo và 5 hộ nghèo nhất.
+ Đẩy mạnh hoạt động cung cấp kiến thức cho phụ nữ nghèo, vận động khuyến khích họ áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Để giúp phụ nữ nghèo vượt qua nghèo đói, bên cạnh việc cho vay vốn thì việc cung cấp các kiến thức và nâng cao năng lực sản xuất cho phụ nữ là biện pháp quan trọng và cơ bản. Vì vậy các cấp hội cần chủ động liên kết phối hợp với các ngành chức năng, nhất là các cơ sở khuyến nông, khuyến lâm để tổ chức hướng dấn chị em về kỹ thuật nuôi trồng cây con. Lồng ghép việc cung cấp vốn với việc cung cấp kiến thức. Đa dạng hoá hình thức tuyên truyền, hướng dẫn chị em ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất thông qua các mô hình trình diễn, thao tác tại chỗ, tham quan học tập gương điểm hình, sinh hoạt câu lạc bộ phụ nữ, phát triển mạng lưới khuyến nông trên cơ sở lựa chọn các chị em làm ăn giỏi.
+ Về lãi suất cho vay. các quỹ tương trợ phụ nữ nghèo không cần áp dụng lãi suất thấp bởi 3 lý do: phụ nữ nghèo vay vốn gắn liền với tiết kiệm món nhỏ, họ cần đáp ứng vốn kịp thời hơn là ưu đãi về lãi suất, để mở rộng nguồn vốn của quỹ thì thường phải đi vay các ngân hàng với lãi suất thị trường nên khi cho vay áp dụng lãi suất thị trường là tất yếu, đảm bảo nguồn tài chính cho quỹ hoạt động lâu dài.
+ Cũng như quỹ hỗ trợ nông dân, để nâng vị trí pháp lý cho hoạt động của các quỹ tương trợ phụ nữ nghèo cũng cần có một quy chế từ phía ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Về lâu dài cần phát triển thành các ngân hàng cổ phần nông thôn hoặc đô thị.