Giải pháp sử dụng vốn cho người nghèo của ngân hàng phục vụ người nghèo.

Một phần của tài liệu Tạo lập và sử dụng vốn cho người nghèo, thực trạng - giải pháp (Trang 60 - 62)

Tạo cho nó khả năng tăng nguồn vốn hoạt động mà không gây tác động tiêu cực đến việc thực thi chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước.

3.2.2.3. Giải pháp sử dụng vốn cho người nghèo của ngân hàng phục vụ người nghèo. phục vụ người nghèo.

- Đối tượng được cấp tín dụng.

Cấp tín dụng cho người nghèo chẳng khác gì tạo cho họ chiếc cần câu để họ câu được xâu cá. Để câu được xâu cá, người nghèo phải biết câu. Bởi vậy tín dụng cho người nghèo cũng chỉ cấp cho ai biết sử dụng nó để tăng thu nhập góp phần xoá đói giảm nghèo. Để xác định đúng đối tượng này là hết sức cần thiết nhưng có nhiều phức tạp.

Trước hết chúng ta phải xác định đối tượng người nghèo vay vốn là các hộ nghèo. Bởi vậy từ khi nghị quyết 10 Đại hội Đảng lần thứ 6, hộ nông dân được xác định là đơn vị kinh tế tự chủ. Do vậy hộ nghèo được sử dụng làm đối tượng cấp tín dụng là hoàn toàn đáp ứng yêu cầu thực tiễn đã và đang đặt ra. Vậy cơ sở nào để xác định là hộ nghèo? Như đã nói ở trên, hiện nay nước ta đang quy định chuẩn mực hộ nghèo theo quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 01-11-2000. Song vấn đề đặt ra việc xác định hộ gia đình nào có mức thu nhập đúng chuẩn mực hộ nghèo là hết sức khó khăn mỗi khi thu nhập làm ăn của từng hộ không được công khai. Vậy khả thi hơn cả, để xác định hộ nghèo một cách tương đối (theo nghĩa so với chuẩn mực) phải thiết lập môt cơ chế kiểm soát, giảm sát của cộng đồng thông qua bình xét, lựa chọn công khai của các tổ chức, đoàn thể địa phương, làng thôn. Tính ''công khai cộng đồng'' tự nó sẽ lấn áp và đè bẹp tính ''độc quyền, xét, xin, cho'' phi cộng đồng của tổ chức chính quyền sở tại thường xảy ra trong việc công nhận hộ nghèo được vay vốn. Trở lại vốn đề ''cần câu'' và ''xâu cá'' nói trên, hộ nghèo muốn vay vốn phải biết sử dụng vốn mà quyết định trước hết là phải có sức lao động. Bởi vậy các đối tượng nghèo đói không có sức lao động hoặc đối tượng rượu chè, cờ bạc... không thuộc đối tượng cấp tín dụng.

- Xác định điều kiện cấp tín dụng.

Ngân hàng phục vụ người nghèo cần tạo ra một điều kiện vay vốn nới rộng, thuận lợi cho người vay song phải đảm bảo tính nghiêm ngặt của tổ chức tín dụng này. Các điều kiện đó là:

+ Ngoài những điều kiện vay vốn thông thường của ngân hàng thì các hộ nghèo phải cam kết chấp hành điều lệ vay vốn của ngân hàng phục vụ người nghèo như gia nhập tổ vay vốn, đóng góp cổ phần, tiết kiệm bắt buộc, sử dụng vốn tạo được thu nhập...

+ Vốn vay trước hết dùng vào sản xuất kinh doanh để tăng thu nhập, sau đó mới cho vay sửa nhà cửa, tạo nơi ăn chốn ở và vay tiêu dùng khác.

- Lãi suất cho vay đối với người nghèo đang là vấn đề phức tạp. Hiện nay đang có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này nhưng có thể tổng hợp thành 2 loại như sau:

Loại thứ nhất: Để giúp người nghèo sản xuất, giảm bớt chi phí đầu vào nên áp dụng lãi suất cho vay theo dạng tài trợ.

Loại thứ hai: Hiện nay người nghèo rất cần vốn để tổ chức sản xuất kinh doanh, một số phải vay nặng lãi ở thị trường vốn ''ngầm'' yêu cầu của họ là được vay vốn nhanh. Vì vậy lãi suất cho vay đối với người nghèo nên áp dụng bằng hoặc lớn hơn lãi suất thị trường.

Cả 2 loại lý kiến trên, xét điều kiện của Việt Nam hiện nay là chưa hợp lý, bởi lẽ.

Trường hợp thứ nhất: Cho vay theo lãi suất tài trợ, bộc lộ một số nhược điểm như gây cho người nghèo tâm lý trông chờ, ỷ lại, sử dụng vốn sai mục đích, kém hiệu quả, thậm chí sử dụng vốn vay để gửi lại ngân hàng hoặc cho vay các đối tượng khác để hưởng chênh lệch lãi suất. Mặt khác nguồn vốn cho vay sẽ cạn kiệt dần do tiền lãi thu được, ngoài phần bù đắp chi phí, không thể bảo toàn vốn, chưa kể rủi ro mất vốn. Vì vậy đã làm triệt tiêu dần tính sinh lời của vốn tín dụng.

Trường hợp 2: Nếu cho vay với lãi suất ngang bằng hặoc cao hơn lãi suất thị trường là không chú ý đến người nghèo và như vậy càng đẩy người nghèo vaò ngõ cụt.

Vấn đề đặt ra một khi chúng ta thừa nhận giải pháp vốn tín dụng cho người nghèo là hết sức cần thiết và quan trọng, thì phải có sự ưu tiên về mặt lãi suất và điều kiện vay vốn. Mặt khác cùng với việc thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp để thực hiện mục xoá đói giảm nghèo thì lãi suất tín dụng cho người nghèo được đặt ra như một công cụ ảnh hưởng trực tiếp đối với quá trình ổn định đời sống, phát triển sản xuất và từ đó có thể bứt khỏi ngưỡng đói nghèo.

Để khắc phục các tồn tại khi thực hiện chính sách lãi suất của 2 loại ý kiến nêu trên, theo tôi nên áp dụng mức lãi suất cho vay đối với người nghèo thấp hơn lãi suất thị trường và cao hơn lãi suất tài trợ song phải đảm bảo bù đắp được chi phí, bảo toàn được nguồn vốn, tiến tới có lợi nhuận để bù đắp rủi ro.

- Một số vấn đề khi thực hiện cho vay và thu hồi nợ.

Một là: Mức cho vay đối với từng hộ nghèo được án định dựa trên 2 cơ sở đó nguồn vốn có thể huy động của ngân hàng phục vụ người nghèo và thực tế nhu cầu vay vốn, từng loại hộ sản xuất kinh doanh khác nhau. Hiện nay mức cho vay tối đa không quá 3 triệu đồng/hộ. Riêng đối với những hộ nghèo đầu tư cho chăn nuôi đại giá súc, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, nuôi trồng đánh bắt hải sản, kinh doanh ngành nghề được vay vốn tối đa là 5 triệu đồng/hộ. Việc quy định mức cho vay bình quân nói trên là chưa phù hợp với các đối tượng hộ nghèo phi nông nghiệp, các hộ nghèo đánh bắt hải sản. Bởi vậy ngân hàng phục vụ người nghèo phải đảm bảo cho hộ nghèo một mức tín dụng để

họ tạo ra thu nhập. Việc chia bình quân mức cho vay là tạo điều kiện cho sự vùng dậy tư tưởng trông chờ hưởng cứu tế của người nghèo.

Hai là: Để cho hộ nghèo tạo ra thu nhập và trả nợ từ bán sản phẩm thì việc quy định thời hạn cho vay phải gắn liền với chu kỳ sản xuất kinh doanh mà hộ gia đình đầu tư. Việc quy định thời hạn cho vay đối với hộ nghèo chỉ bằng hai loại ngắn hạn và trung hạn là cần thiết, song chính nó có thể là sự áp đặt phi lý trong nhiều trường hợp. Bởi vậy theo tôi cần phải đa dạng nhiều loại thời hạn cho vay.

Ba là: Để vốn tín dụng đến với người nghèo không sai đối tượng, sử dụng sai mục đích thì công việc thẩm định của cán bộ tín dụng là không thể thiếu được. Bởi vậy theo tôi thì bộ phân cấp tín dụng chỉ được ký vào hợp đồng tín dụng khi có kết quả thẩm định của cán bộ tín dụng phụ trách khu vực.

Bốn là: Để vốn cho vay đúng đến đối tượng được cấp, mặt khác tránh các trung gian quy định thu phụ phí, vấn đề đặt ra phải tạo một cơ chế mà ngân hàng phục vụ người nghèo phát vốn trực tiếp đến từng hộ nghèo hoặc thông qua tổ vay vốn.

Năm là: Việc thu nợ tiền vay đối với hộ nghèo phải căn cứ vào thu hoạch sản phẩm thực tế của họ. Nhiệm vụ thu nợ là công việc thường xuyên được giao chuyên trách cho một bộ phận của ngân hàng phục vụ người nghèo thực hiện, với quy định chuyên trách vừa là người hướng dẫn sản xuất, vừa kiểm tra sử dụng vốn thì việc thu nợ lại càng thuận lợi hơn. Trong nhiều trường hợp, cán bộ thu nợ có thể giúp đỡ bao tiêu sản phẩm để các hộ nghèo có tiền trả nợ.

Sáu là: Ngân hàng phục vụ người nghèo cần thực hiện một quy trình mà ở đó các thủ tục nghiệp vụ đơn giản và thực hiện quy chế công khai hoá mọi công đoạn thủ tục xin cấp tín dụng đối với hộ nghèo. Sự công khai này bao gồm: danh sách được xét cho vay, mức cho vay, thời hạn cho vay... được thông báo rộng rãi để có sự giám sát của cộng đồng.

Một phần của tài liệu Tạo lập và sử dụng vốn cho người nghèo, thực trạng - giải pháp (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w