Kinh nghiệm của Bangladesh cho người nghèo vay vốn.

Một phần của tài liệu Tạo lập và sử dụng vốn cho người nghèo, thực trạng - giải pháp (Trang 41 - 42)

Đến cuối năm 2000, Gramar Bank có trên 2000 chi nhánh đặt khắp các vùng nông thôn. Hiện nay có hàng vạn nhân viên làm việc cho Gramar bank và có trên 7 triệu thành viên vay vốn. Các thành viên vay vốn tự nguyện tổ chức sinh hoạt theo nhóm, mỗi nhóm từ 5 - 7 thành viên, cứ khoảng 10 - 12 nhóm thành lập một trung tâm tín dụng người nghèo.

Ngân hàng Grameen được tổ chức theo cấp 2 : cấp quản trị điều hành và cấp quản trị kinh doanh. Cơ quan cao nhất ban hành chính sách, thực hiện thanh tra và kiểm tra là hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị do Chính phủ bổ nhiệm. Hội đồng quản trị chỉ định giám đốc điều hành với phương thức cấp tín dụng đặc biệt, Grameen Bank chỉ cho người nghèo vay vốn gắn với gửi tiền tiết kiệm bắt buộc hàng tuần để tạo lập nguồn vốn hoạt động. Vì vậy, Grameen Bank đã thiết lập cơ chế quản lý nghiêm ngặt để hạn chế rủi ro, nâng cao trách nhiệm của mỗi thành viên, biến các thành viên vừa đóng vai trò khách nợ, vừa là chủ nợ. Điều đặc biệt chú ý, Grameen Bank được quản lý bởi một bộ máy nhân sự riêng biệt, họ được tập thói quen làm việc vì người nghèo, có khả năng giúp đỡ người nghèo và từng nhân viên phải cam kết làm tốt công việc nghiêm túc nhất. Tính đặc biệt của Grameen Bank được khẳng định bởi hoạt động của nó nằm ngoài sự điều chỉnh của luật Ngân hàng Nhà nước, nó có pháp lệnh riêng, hoạt động của nó không phải nộp thuế cho Nhà nước. Grameen Bank hoạt động theo nguyên tắc:

Thứ nhất: Để phát triển, Grameen Bank phải tự bù đắp được chi phí. Như vậy định chế tài chính này với thiết chế tín dụng đặc biệt nhưng cũng là một ngân hàng thương mại truyền thống. Nó không được bao cấp bằng các khoản trợ cấp từ phía Chính phủ.

Thứ hai: Grameen Bank cho vay trực tiếp đến hộ nghèo thông qua tổ nhóm "Tiết kiệm và vay vốn". Thật đúng với mục tiêu vì người nghèo. Grameen Bank thường tự tìm đến khách hàng chứ không phải chờ khách hàng đến với họ.

Thứ ba: Grameen Bank cho vay khong áp dụng biện pháp thế chấp tài sản mà chỉ cần tín chấp là đủ. Thủ tục cho vay vốn của Grameen

Bank rất đơn giản, thuận tiện. Một người muốn vay vốn chỉ cần làm đơn và được 4 người khác bảo lãnh cho mình là được. Họ đã dám làm điều đó bởi họ có lòng tin tuỵêt vời đối với người nghèo, trách nhiệm tập thể nhóm vay vốn và một cái gì hơn thế-chính là Grameen Bank cả một cơ chế kiểm soát nghiêm ngặt, tạo cho người nghèo sử dụng vốn có hiệu quả.

Thứ tư: để được vay vốn, người vay phải đủ chuẩn mực phân biệt đối với người nghèo. ở BangLaDesh, chuẩn mực phân loại người nghèo là những hộ có 40m2 đất trở xuống và có mức thu nhập đầu người dưới 132USD/năm.

Thứ năm: Grameen Bank được quyền đi vay để cho vay và được uỷ thác nhận tài trợ từ các tổ chức quốc tế, huy động tiền gửi tiết kiệm của các thành viên là quản lý các quỹ của nhóm, được phát hành trái phiếu và giấy nhận nợ khác có sự bảo lãnh của chính phủ.Grameen Bank cũng được cơ chế tài chính như các ngân hàng thương mại: chênh lệch thu chi được dùng để bù đắp chi phí quản lý, lập quỹ dự phòng và quỹ tích luỹ tăng trưởng nguồn vốn. Điều đặc biệt khác, quy định khấu trừ 5% vay để nộp thuế nhóm và 5% tiền vay lập quỹ bảo hiểm. Đây là sợi dây kinh tế ràng buộc các thành viên đối với Grameen Bank. Nếu người vay không trả hết nợ thì trừ vào quỹ nhóm, quỹ bảo hiểm. Người ra khỏi nhóm không được rút vốn đã góp vào.

Nguồn vốn của Grameen Bank những năm trước đây chủ yếu từ các quỹ Chính phủ, quỹ Na Uy, quỹ Sida cho vay với lãi suất "mềm". Từ năm 1993 đến nay Grameen Bank không vay của Chính phủ nữa mà vay của ngân hàng Nhà nước với lãi suất như các ngân hàng thương mại khác vay. Điều đó đủ sức chứng minh sức sống và sự phát triển mạnh mẽ của ngân hàng Grameen Bank ngày nay.

Thời hạn cho vay áp dụng theo chu kỳ sản xuất nhưng không phân biệt vốn cho vay ngắn hạn, dài hạn mà chỉ quy định trả nợ hàng tuần. Hiện nay tổng doanh số cho vay hàng tháng của Grameen Bank trên 40 triệu USD.

Ngày nay mô hình Grameen Bank không chỉ hiện diện trong một quốc gia nhỏ bé Bangladesh mà đã có nhiều nước trên thế giới học tập, ứng dụng, kể cả các nước phát triển như Phần Lan, Canađa...

Một phần của tài liệu Tạo lập và sử dụng vốn cho người nghèo, thực trạng - giải pháp (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w