thành ngân hàng chính sách.
3.2.2.1. Những định hướng hoạt động của ngân hàng phục vụ người nghèo. người nghèo.
Định hướng thứ nhất: phải xác định ngân hàng phục vụ người nghèo là một ngân hàng chính sách chịu sự quản lý Nhà nước về hoạt động ngân hàng của ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Về tư cách pháp nhân nó là một tổ chức kinh tế Nhà nước. Với tư cách là một ngân hàng chính sách nó có chức năng chủ yếu thực hiện chính sách hỗ trợ vốn cho người nghèo, theo đó hoạt động của nó cũng hàm chứa một cơ chế chính sách riêng. Tính chính sách của ngân hàng phục vụ người nghèo được biểu hiện và phơi bày ra ngoài bởi các quy định và các nguyên tắc hoạt động riêng biệt của nó: có điều lệ hoặc cao hơn là pháp lệnh hoạt động riêng, có cơ chế quản lý và điều hành riêng, cơ chế tài chính và chính sách cán bộ riêng.
Định hướng thứ hai: ngân hàng phục người nghèo không chỉ thực thi cấp vốn tín dụng cho người nghèo mà một cái giá cao hơn thế là thông qua hoặc kết hợp với việc truyền tải vốn có nhiệm vụ đào tạo nâng cao tri thức cho người nghèo. Muỗn vậy ngân hàng phcụ vụ người nghèo phải gắn liền với các tổ chức đoàn thể xã hội địa phương và chính quyền sở tại từ mô hình tổ chức điều hành đến cơ chế chỉ đạo phối hợp.
Định hướng thứ 3: để ngân hàng phục vụ người nghèo phát triển tốt phải có sự hỗ trợ đặc biệt từ phía chính phủ. Phát triển của ngân hàng phục vụ người nghèo mà tập trung cốt lõi là hoạt động của nó phải làm tăng thu nhập cho người nghèo và giảm dần nghèo đói trong điều kiện bù đắp được chi phí, có lãi để tăng trưởng nguồn vốn. Để đạt được điều đó, tài trợ của ngân sách Nhà nước phải đặt ở vị trí ''xứng đáng'' trong hệ tác nhân hỗ trợ phát triển của ngân hàng phục vụ người nghèo.
Định hướng thứ 4: Ngân hàng phục vụ người nghèo phải được hỗ trợ nhất định về mọi nguồn vốn hoạt động từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Bởi xét trên một góc độ nào đó, ngân hàng phục vụ người nghèo thay mặt các tổ chức tài chính - tín dụng, ''gánh vác'' toàn bộ nhiệm vụ cấp tín dụng cho người nghèo. Trên ý nghĩa đó việc đóng góp nguồn vốn của mỗi tổ chức tín dụng để bổ sung nguồn vốn cho ngân hàng phục vụ người nghèo là điều hợp lý. Không chỉ dừng lại ở phạm vi đó mà mỗi tổ chức kinh tế xã hội phải có sự đóng góp nguồn vốn cho hoạt động của ngân hàng phục vụ người nghèo.
Định hướng thứ 5: Để ngân hàng phục vụ người nghèo là ngân hàng chính sách và hoạt động có hiệu quả thì vấn đề có tính ''cốt tử'' là yêu cầu bộ máy nhân sự cho nó phải đạt tới mức khả dĩ theo các hướng sau.
Bộ máy hội đồng quản trị và ban đại diện hội đồng quản trị phải có tổ thường trực, không kiêm nhiệm để đáp ứng điều hành theo chức năng hoạt động.
Cấp quản trị kinh doanh phải được mở ít nhất đến cấp liên xã, phường. Bộ máy nhân sự từng cấp quản trị kinh doanh được tổ chức với cơ cấu bao gồm: bộ phận khai thác và tạo nguồn vốn, bộ phận tiếp nhận, xử lý, quyết định cấp tín dụng, bộ phận hướng dẫn sản xuất và thu nợ, bộ phận hậu cần bao gồm: hành chính nhân sự, tài chính ngoài ra còn có bộ phận kế toán và bộ phận ngân quỹ.
Bộ máy quản trị kinh doanh của ngân hàng phục vụ người nghèo được trình bày ở sơ đồ sau là trên lý thuyết. Thực tế có thể được điều chỉnh thêm, bớt, đan xen theo yêu cầu hoạt động của ngân hàng phục vụ người nghèo từng cấp.
Nhiệm vụ đặc thù của tổ chức tín dụng cho người nghèo là hướng dẫn người nghèo làm cái gì để tăng thu nhập và sau đó là hoàn trả được nợ. Kinh nghiệm thành công của Grameen Bank ngân hàng người nghèo ở Băngladesh, chính có trợ giúp của ngân hàng không chỉ là vốn bằng tiềm mà còn bằng ''vốn kiến thức'' làm ăn đối với người nghèo. Bởi vậy tôi cho rằng Việt Nam có thể học tập và áp dụng. Bộ máy tổ chức ngân hàng phục vụ người nghèo thiết kế trong nó một bộ phận hướng dẫn người nghèo sản xuất là cần thiết không thể thiếu được. Tính khả dụng của bộ phận này trong bộ máy ngân hàng phục vụ người nghèo được lý giải trên các cơ sở sau.
Một là:Trên lý thuyết nghiên cứu về người nghèo cho rằng họ đều biết làm ăn, song tiếp cận trên thực tế thì đa số người nghèo khi có vốn
Tổng kiểm soát Tổng giám đốc hoặc giám đốc Phó TGĐ hoặc phó giám đốc Bộ phận ngân quỹ Bộ phận kế toán Bộ phận khai thác tạo nguồn vốn Bộ phận cấp tín dụng Bộ phận hướng dẫn SX, kiểm tra, thu nợ Bộ phận hậu cần
vẫn lúng túng trong tổ chức làm ăn. Trong đó cả yếu tố sợ vốn trượt khỏi tay do rủi ro, làm ăn thất bát. Ngay cả những hộ nghèo xưa nay thuần nông cầm trên tay vài ba triệu bạc tiền vay cũng còn lo có trả được nợ không? Những hộ nghèo không những không đói vốn mà đòi cả kỹ thuật làm ăn. Vì vậy sự trợ giúp, hướng dẫn họ làm ăn lúc này là hết sức quý giá và mang lại nhiều thành công cho cả ngân hàng lẫn cho cả người nghèo.
Hai là: Đa số hộ nghèo ở nước ta chủ yếu là hộ nông dân thuần nông, không chỉ giới hạn trên thửa ruộng họ cày mà có thể hướng dẫn, khuyến khích các hộ nghèo tìm ra lối thoát với các ngành nghề mới để tạo thu nhập. Bộ phân hướng dẫn người nghèo sản xuất của ngân hàng phục vụ người nghèo với những cán bộ ngân hàng có thể tiếp cận nghiên cứu, tổ chức lập dự án hướng dẫn hộ nghèo tham gia dự án để tiến hành sản xuất kinh doanh.
Ba là: Thông qua quá trình trực tiếp ''nắm vùng'' với các hộ nghèo vay vốn, tự nó đã tạo ra điều kiện tốt nhất để cán bộ ngân hàng kiểm tra sử dụng vốn, hướng dẫn thu hoạch sản phẩm và tiến hành thu nợ tiền vay.
Bốn là: Nhân sự bộ phận hướng dẫn người nghèo sản xuất có hiểu biết nhất định về hoạt động ngân hàng nhưng cơ bản là những cán bộ có kỹ thuật sản xuất, hiểu biết nông dân và nông thôn. Với nhân sự bộ phận này, ngân hàng phục vụ người nghèo có thể phối hợp với các tổ chức khuyến nông để tuyển dụng những người đủ tiêu chuẩn tình nguyện xin làm việc tại ngân hàng phục vụ người nghèo. Về lâu dài ngân hàng phục vụ người nghèo có thể tuyển dụng những sinh viên trẻ mới ra trường ở các ngành kỹ thuật, sau đó bồi dưỡng cho họ kiến thức tài chính ngân hàng và đưa vào bộ phận tổ chức nói trên, có thể nói sợi chỉ đỏ xuyên suốt để quán triệt quan điểm đạo đức với người nghèo, trước hết chính là ở chỗ, ngân hàng phục vụ người nghèo phải hết sức phục vụ vì người nghèo. Muốn vậy bộ máy nhân sự của nó phải là những người có tâm huyết, hết sức thương yêu người nghèo.