Các loại vốn khác từ nguồn ngân sách Nhà nước.

Một phần của tài liệu Tạo lập và sử dụng vốn cho người nghèo, thực trạng - giải pháp (Trang 25 - 26)

Có thể kể đến các loại vốn thuộc loại này như sau:

- Vốn để hướng dẫn người nghèo cách làm ăn và khuyến nông - lâm - ngư (gọi chung là khuyến nông): kinh phi bố trí là 7,2 tỷ đồng đã sử dụng để xây dựng 150 mô hình trình diễn kỹ thuật với 10.000 hộ tham gia, tập huấn 180 lớp khuyến nông với 18.000 lượt người, in 12.000 bản tài liệu, phát hành hàng trăm số báo chuyên đề. Ngoài ra các địa phương đã bố trí kinh phí để tổ chức hàng ngàn lớp tập huấn cách làm ăn cho trên 100.000 lượt người nghèo. Thông qua hướng dẫn người nghèo cách làm ăn bằng các mô hình cây trồng, vật nuôi, câu lạc bộ khuyến nông, giống mới, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho sản xuất... góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhiều hộ nghèo đã biết vay vốn để tổ chức sản xuất, tăng thu nhập, thoát đói giảm nghèo.

- Ngoài ra ngân sách Nhà nước phải sử dụng các khoản chi khác để trợ cấp đột xuất khắc phục thiên tai hoả hoạn để ổn định cuộc sống dân cư các khu vực này.

Các khoản chi từ kênh ngân sách Nhà nước để sử dụng vào các mục đích nói trên không phải là toàn bộ hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo. Nhưng nó đã có tác động tích cực hỗ trợ phát triển nông thôn, miền núi... nâng cao mức sống người dân tạo điều kiện cho họ vượt qua cảnh nghèo đói. Sự hỗ trợ cần thiết này phản ánh tính định hướng xã hội trong phát triển kinh tế thị trường ở nước ta. Tuy nhiên chuơng trình hỗ trợ này thực sự chưa quản lý chặt chẽ, có một số khoản mang nặng tính

trợ cấp từ thiện, có khi là biện pháp tình thế nên việc sử dụng nó hiệu quả chưa cao.

Một phần của tài liệu Tạo lập và sử dụng vốn cho người nghèo, thực trạng - giải pháp (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w