KINH TẾ NÔNG HỘ
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ HỘ - NÔNG DÂN – KINH TẾ NÔNG HỘ VÀ SỰ PHÂN LOẠI 1. Các khái niệm 1.1. Về hộ - Theo Weberster - từ điển kinh tế năm 1990: Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ. - Theo Martin năm 1988: Hộ là đơn vị cơ bản liên quan đến sản xuất, tái sản xuất, đến tiêu dùng và các hoạt động khác. - Theo Raul, năm 1989: hộ là những người có cùng chung huyết tộc, có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sáng tạo ra sản phẩm để bảo tồn chính bản thân mình và cộng đồng. - Theo Megê năm 1989: hộ là một nhóm người có cùng chung huyết tộc hoặc không cùng chung huyết tộc ở chung trong một mái nhà và ăn chung một mâm cơm. -Theo các tác giải nhóm nhân chủng học từ năm 1982 – 1985: Hộ là đơn vị đảm bảo quá trình tái sản xuất lao động tiếp theo thong qua quá trình tổ chức nguồn thu nhập nhằm chi tiêu cho cá nhân và đầu tư vào sản xuất. Như vậy, các cá nhân và các tổ chức khi nhìn nhận và quan niệm về hộ không giống nhau. Tuy nhiên trong đó cũng có những nét chung để phân biệt về hộ, đó là: + Chung hay không cùng chung huyết tộc (huyết tộc và quan hệ hôn nhân) + Cùng chung sống dưới một mái nhà + Cùng chung một nguồn thu nhập (ngân quỹ) + Cùng ăn chung + Cùng tiến hành sản xuất chung. 1.2. Phân biệt hộ và gia đình Hộ và gia đình có vị trí và chức năng khác nhau tuy là cùng sống trong một mái nhà. Do không phân biệt nên còn một số ý kiến không nhất trí gọi kinh tế hộ mà phải là kinh tế gia đình. Theo Trai a nốp nhà kinh tế của Nga: Khái niệm hộ, đặc biệt trong đời sống nông thôn không phải bao giờ cũng tương đối với khái niệm sinh học làm chỗ dựa cho nó, mà nội dung còn có cả một loạt những phức tạp về đời sống kinh tế và đời sống gia đình. Nếu xem xét kỹ giữa hộ và gia đình cũng có nét giống nhau nên cũng có những tiêu thức chung để nghiên cứu như cơ sở kinh tế, quan hệ huyết thống và hôn nhân, tình trạng cư trú. Nhưng cần phân biệt: - Gia đình được xem xét trong mối tương quan về mặt xã hội - Còn hộ là những đơn vị kinh tế nhỏ nằm trong nền kinh tế. Một gia đình có thể bao gồm nhiều hộ, từ lâu ở nước ta có nhiều gia đình có ba, bốn thậm chí năm thế hệ cùng sống chung dưới một mái nhà nhưng đã tách ra thành các nông hộ riêng, sống độc lập bằng sức lao động của mình: bằng đất được giao khoán, thuê mướn hoặc do đấu thầu về sử dụng…. và ăn riêng một mâm cơm với ngân quỹ riêng. Sự phân biệt này có ý nghĩa rất lớn khi đánh giá kinh tế nông hộ và mức thu nhập thực tế của họ để có biện pháp tác động đúng và kịp thời. 1.3. Hộ nông dân Theo Ellis năm 1988: Hộ nông dân là hộ có phương tiện kiếm sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất, luôn nằm trong một hệ thống kinh tế rộng lớn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi sự tham gia từng phần vào thị trường với mức động hoàn hảo không cao. - Đặc điểm của hộ nông dân Nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng, vừa là một đơn vị kinh doanh, vừa là một đơn vị xã hội - Mối quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ từ tự cấp, tự túc hoàn toàn đến sản xuất hàng hoá hoàn toàn. Từ đó quyết định quan hệ nông hộ và thị trường. - Các nông hộ ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau. Sự khác nhau giữa hộ nông dân và doanh nghiệp nông nghiệp Nông hộ là đơn vị kinh tế đặc biệt, nó khác với tầng lớp xã hội khác và với doanh nghiệp nông nghiệp, cụ thể: 2 Tiêu thức Hộ nông dân Doanh nghiệp nông nghiệp Quy mô Nhỏ Lớn Người điều hành Chủ hộ Nhà kinh doanh Mục đích sản xuất Tự cung, tự cấp là chính, một phần để bán Dùng để bán Tư liệu sản xuất Chủ yếu là của hộ Hoàn toàn mua trên thị trường Lao động Chủ yếu sử dụng lao động trong hộ, có thuê nhưng ít Chủ yếu là lao động thuê ngoài Mức độ tham gia thị trường Thấp, từng phần Cao và toàn bộ Bản chất thị trường tham gia Hoàn hảo, thông tin nhiễu loạn Không hoàn hảo Nông hộ được đánh giá như thế nào? Nông nghiệp, nông hộ và nông dân có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nông hộ nếu nói ngắn gọn là hộ sống ở nông thôn và có tiến hành sản xuất nông nghiệp. Vì vậy muốn phát triển nông nghiệp và nông thôn không thể không bàn đến nông dân. Sở dĩ vậy là do: - Nông dân có đời sống vô cùng khó khăn - Cơ sở hạ tầng yếu kém - Trình độ dân trí của nông thôn thấp - Nông dân nhất là với các nước chưa phát triển được coi là lực lượng chính trị, xã hội qua trọng trong các cuộc cách mạng. - Nông dân quản lý và sử dụng đại đa số nguồn lực như đất đai, lao động, tư liệu sản xuất … - Mức GDP trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, 35% so với tổng số Vì những lý do trên khi nghiên cứu kinh tế hộ nông dân không thể không bàn tời nông dân. 1.4. Kinh tế hộ nông dân 3 Kinh tế hộ nông dân là hình thức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, trong đó các nguồn lực như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là của chung để tiến hành sản xuất, có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà, ăn chung: mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống là tuỳ thuộc vào chủ hộ, được nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện để phát triển. Do vậy hộ không thuê lao động nên không có khái niệm về tiền lương và không tính được lợi nhuận, địa tô và lợi tức. Nông hộ chỉ có thu nhập chung của tất cả các hoạt động kinh tế. Đó là sản lượng thu được hàng năm của hộ trừ đi chi phí mà hộ đã bỏ ra để phục vụ sản xuất. * Phân biệt kinh tế nông hộ với kinh tế gia đình Kinh tế gia đình được đặt trong mối quan hệ với kinh tế tập thể, kinh tế gia đình xã viên là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế tập thể nên sự phát triển của kinh tế tập thể có thể ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế gia đình. Vì thế không thể đồng nhất kinh tế nông hộ với kinh tế gia đình nông dân. Ở các nước tây Âu và một số nước châu Á xác định kinh tế hộ là kinh tế cá thể. Nó thuộc thành phần kinh tế cá thể. Ở nước ta kinh tế hộ không thuộc thành phần kinh tế cá thể, nó chỉ là loại hình kinh tế dùng để phân biệt với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước. Nó là đơn vị kinh tế tự chủ nhưng hiện tại chưa được xếp vào thành phần kinh tế nào, nó có mối quan hệ với các thành phần kinh tế và là cơ sở hình thành kinh tế hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp. * Tại sao cần nghiên cứu kinh tế nông hộ Từ lâu chúng ta quan niệm: hộ gia đình ở nông thôn làm nông nghiệp là nông hộ. Phát triển kinh tế nông hộ là phát triển kinh tế gia đình nông dân. Đây là đơn vị kinh tế xã hội ở nông thôn. Trên thế giới ngay từ những năm 1960 đã có môn “nông dân học” và để cho nó phát triển đã xuất hiện nhiều trung tâm nghiên cứu về nông dân và các tạp chí khoa học nói về nông dân. Đến nay hộ nông dân được xem là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn, vì hầu như tất cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu được thực hiện qua những hoạt động của nông hộ. Trước đây quan niệm: kinh tế nông hộ là kinh tế của hộ sống ở nông thôn, bao gồm cả thu từ nông nghiệp và phi nông nghiệp nhưng thu từ phi nông nghiệp có cả thu 4 từ những hoạt động có liên quan và không liên quan đến nông nghiệp thì cách xác định như thế nào cho chính xác trong kinh tế nông hộ. Hoặc trong điều kiện đô thị hóa thì hộ nông dân cũng cần phải được chính xác thu nhập của họ. Cũng vì thế sở dĩ phải nghiên cứu kinh tế nông hộ là vì: Nông hộ chính là thực thể kinh tế văn hoá xã hộichủ yếu ở nông thôn. Kinh tế nông hộ không thể tách rời nền kinh tế quốc dân, nó chính là bộ phận quan trọng hợp thành của kinh tế quốc dân. Khoa học kinh tế nông hộ là nền tảng cho việc xem xét, phân tích, đánh giá và xây dựng chiến lược phát triển nông thôn. 2. Phân loại nông hộ 2.1 Căn cứ vào mục tiêu và cơ chế hoạt động gồm có: - Hộ nông dân hoàn toàn tự cấp không phản ứng với thị trường loại này có mục tiêu là tối đa hoá lợi ích, đó là sản phẩm cần thiết để tiêu dùng trong gia đình họ. Để có đủ sản phẩm lao động trong nông hộ phải làm cật lực và đó cũng được coi là một lợi ích, để có thể tự cấp, tự túc sự hoạt động của hộ phụ thuộc vào: Khả năng mở rộng diện tích đất đai Có thị trường lao động để học bán sức lao động, để có thu nhập Có thị trường vật tư không để họ mua nhằm lấy lãi Có thị trường sản phẩm để học trao đổi nhằm đáp ứng nhu cầu của mình - Hộ nông dân bắt đầu có phản ứng với thị trường Loại hộ này còn gọi là “ nửa tự cấp”, nó không giống như loại doanh nghiệp khác là phụ thuộc hoàn tonà vào thị trường, vì cac yếu tố tự cấp còn lại nhiều và vẫn quyết định cách thức sản xuất của hộ. Ở đây hộ có phản ứng với giá cả, với thị trường nhưng ở mức độ thấp. - Hộ nông dân sản xuất hang hoá là chủ yếu Loại này mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận được biểu hiện rõ rệt và họ có phản ứng gay gắt với các thị trường vốn, ruộng đất, lao động… 2.2. Theo tính chất của ngành sản xuất - Hộ thuần nông: là loại hộ chỉ thuần tuý sản xuất nông nghiệp 5 - Nông hộ kiêm: là loại hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm nghề tiểu thủ công nghiệp. - Nông hộ chuyên: là hộ chuyên làm các ngành nghề như khí, mộc, nề, rèn sản xuất vật liệu xây dựng, vận tải, thủ công mỹ nghệ, dệt, may, làm dịch vụ kỹ thuật cho nông nghiệp. - Nông hộ buôn bán: ở nơi đông dân cư, họ có quầy hang riêng hoặc bán hàng ở chợ Các loại hộ trên không ổn định mà có thể thay đổi khi điều kiện cho phép. Vì vậy xây dựng công nghiệp nông thôn, phát triển cơ cấu hạ tầng sản xuất và xã hội ở nông thôn, mở rộng mạng lưới thương mại, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn để chuyển hộ độc canh thuần nông sang đa ngành hoặc chuyên môn hoá. Từ đó làm cho lao động nông nghiệp giảm, thu hút lao động dư thừa ở nông thôn hiện nay làm lao động phi nông nghiệp tăng lên. 2.3. Căn cứ vào thu nhập của nông hộ bao gồm: - Hộ giàu - Hộ trung bình - Hộ đói - hộ khá - Hộ nghèo Sự phân biệt này thường dựa vào quy định chung hoặc quy định của từng địa phương. 2.4. Căn cứ vào tính chất ổn định và của tình trạng ăn, ở và canh tác - Hộ du canh du cư - Hộ định canh, du cư - Hộ định cư, du canh - Hộ định canh, định cư Sự phân loại này còn tồn tại ở các huyện vùng cao phía Bắc, Tây Nguyên… 3. Những đặc trưng cơ bản của kinh tế nông hộ - Có sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền sở hữu với quá trình quản lý và quyền sử dụng các yếu tố sản xuất. - Sở hữu trong nông hộ là sự sở hữu chung, nghĩa là mọi thành viên trong hộ đều có quyền sở hữu với những tư liệu sản xuất vốn có, cũng như các tài sản khác của hộ. Mặt khác. Do dựa trên cơ sở kinh tế chung và cùng nhau chung một ngân quỹ nên mọi người trong hộ đều có ý thức trách nhiệm rất cao và việc bố trí, sắp xếp công việc trong hộ cũng rất linh hoạt, hợp lý. Từ đó hiệu quả sử dụng lao động trong kinh tế nông hộ rất cao. 6 - Kinh tế nông hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh rất cao. Do kinh tế nông hộ có quy mô nhỏ nên bao giờ cũng có sự thích ứng dễ dàng hơn so với các doanh nghiệp nông nghiệp có quy mô lớn. Nếu gặp điều kiện thuận lợi nông hộ có thể tập trung mọi nguồn nhân lực. Khi gặp các điều kiện bất lợi thì cũng có khă năng duy trì bằng cách thu hẹp quy mô sản xuất có khi quy về sản xuất tự cung, tự cấp. - Có sự gắn bó chặt chẽ giữa quá trình sản xuất với lợi ích của người lao động. Trong kinh tế nông hộ mọi người gắn bó với nhau cả trên cơ sở kinh tế , huyết tộc và cùng chung ngân quỹ nên dễ dàng đồng tâm hiệp lực để phát triển kinh tế nông hộ. vì vậy có sự gắn bó chặt chẽ giữa kết quả sản xuất với lợi ích của người lao động và lợi ích kinh tế đã thực sự trở thành động lực thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân, là nhân tố nâng cao hiệu quả sản xuất của kinh tế nông hộ. - Kinh tế hộ là đơn vị sản xuất có quy mô nhỏ nhưng hiệu quả. Quy mô nhỏ nhưng không đồng nghĩa với lạc hậu, năng suất thấp. Kinh tế nông hộ vẫn có khả năng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để cho hiệu quả kinh tế cao thì đó là biểu hiện của sản xuất lớn. Thực tế đã chứng tỏ kinh tế nông hộ là loại hình thích hợp nhất với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, với cây trồng, vật nuôi trong quá trình sinh trưởng, phát triển cần sự tác động kịp thời. - Kinh tế nông hộ sử dụng sức lao động và tiền vốn của hộ là chủ yếu. II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở NƯỚC TA 1. Trước khi thành lập hơp tác xã sản xuất nông nghiệp Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 xét trên cả nước giai cấp địa chủ chỉ có 3% dân số đã chiếm 41,4% ruộng đất, nông dân lao động chiếm 97% dân số nhưng chỉ có 36% diện tích đất; số còn lại thuộc đồn điền của pháp và đất công. Số hộ không có ruộng đất chiếm 5%, trong số có ruộng đất khoảng 49% có từ 0,3 đến dưới 1ha/hộ. Xét từng miền, ở Nam Bộ ¾ số hộ nông dân, ở Bắc và Trung Bộ có ½ hộ nông dân không có đất phải làm tá điền cho địa chủ hoặc làm thuê trong các đồn điền của thực dân pháp. - Giai đoạn này sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở hộ gia đình nông dân là chính, kinh tế nông hộ phát triển theo 2 cực. + Phú nông, địa chủ: thuê mướn lao động, kinh doanh ruộng đất cho cấy rẽ. 7 + Nông dân nghèo có ruộng thì tự tổ chức sản xuất, số còn lại phải tự đi làm thuê hoặc lĩnh canh Sau cải cách ruộng đất ở miền bắc 1956 đa số hộ nông dân nhiều, ít đều có đất và trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Nét đặc trưng của hộ nông dân ở giai đoạn này là nông hộ sản xuất hoàn toàn cá thể 2. Từ 1960 đến 1980 - Từ năm 1958 tiến hành hợp tác hoá nông nghiệp, cuối năm 1960 có 84% nông hộ đã tham gia vào hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, từ đó làm cho môi trường sản xuất kinh doanh của nông hộ thay đổi căn bản. Hiến pháp 1959 đã xác định: đất đai thuộc sở hữu toàn dân, mọi quan hệ mua bán, trao đổi đất bị cấm nghiêm ngặt. Giai đoạn này sản xuất nông nghiệp được tổ chức chủ yếu theo các hợp tác xã và các nông lâm trường quốc doanh. Trong hợp tác xã sản xuất nông nghiệp nông hộ được tập thể giành cho 5% đất canh tác để làm “ kinh tế phụ gia đình” hay “ kinh tế phụ xã viên”. với 5% đất canh tác, nhưng đã sản ra 48% giá trị tổng sản lượng nông nghiệp, 95% sản lượng chăn nuôi, 93% sản lượng rau, quả và chiếm từ 50% đến 60% thu nhập của hộ. Tuy không công khai nhưng kinh tế nông hộ đã thực sự là cơ sở đảm bảo cho kinh tế tập thể tồn tại. Nông hộ được chia thành 2 loại: + Số hộ nông dân cá thể ngày càng giảm có phân biệt đối xử, sản xuất luôn bị kìm hãm, bó buộc. + Hộ gia đình xã viên trong hợp tác xã và hộ công nhân viên trong các lâm trường. loại hộ này có nguồn thu từ kinh tế tập thể thông qua ngày công đóng góp hoặc tiền lương và thu từ đất 5% với số vật tư và lao động còn lại mà HTX huy động đến. - Kinh tế nông hộ chỉ giới hạn ở phần đất 5%, kinh tế HTX đình đốn, kinh tế quốc doanh luôn thua lỗ. Nên thu nhập từ kinh tế tập thể trong tổng thu của hộ có sự biến đổi, cụ thể: + Giai đoạn 1960 – 1965 thu tình hình kinh tế tập thể chiếm 70 đến 75% còn kinh tế nông hộ chiếm 25 – 30%. + Giai đoạn 1975 đến 1980 thì ngược lại. - Do thu nhập từ kinh tế tập thể thấp đã làm cho nông dân xã viên chán nản, muốn xa rời kinh tế tập thể. 3. Giai đoạn 1981 đến 1987 8 - Trước thực trạng diễn biến của sản xuất nông nghiệp, của kinh tế nông hộ bị hạn chế, cuộc khủng hoảng về lương thực thường xuyên xảy ra. nghị quyết TW 6 tháng 9 năm 1979 xác định “ Những vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách” nhằm tìm giải pháp cho sản xuất nông nghiệp phát triển. - Chỉ thị 100-CT/TW ngày 13 tháng 1 năm 1981 về cải tiến công tác khoán, mở rộng “ khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong HTX nông nghiệp”. Xã viên được đầu tư vốn, sức lao động/ ruộng đất được khoán và hưởng chọn phần vượt khoán, nên kinh tế nông hộ gia đình được khôi phục và phát triển nhanh chóng. - Năm 1986 đến 1987 giá vật tư nông nghiệp tăng lớn hơn giá thóc, chế độ thu mua lương thực theo nghĩa vụ của nhà nước nặng nề, ruộng đất khoán mà tập thể đảm nhận 5 khâu là giống, làm đất, thuỷ lợi, phân bón, phòng trừ sâu bệnh; 3 khâu mà nhóm và người lao động chịu trách nhiệm là cấy, chăm sóc và thu hoạch không được ổn định, sản lượng khoán thường xuyên nâng cao dần. Từ đó hiệu quả đầu tư giảm, thu nhập của nông hộ cũng giảm dần, nông dân xã viên trả ruộng, có tâm trạng mong mất mùa để được giảm sản lượng khoán hơn là được mùa. Kinh tế nông hộ ở giai đoạn này gồm thu từ đất 5% và phần vượt khoán. 4. Kinh tế nông hộ từ năm 1988 đến nay Trước tình trạng trên nghị quyết 10 NQ/TW ngày 5/4/1988 của bộ chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp nhằm giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất trong nông hộ. trong từng hộ nông dân. Đặc biệt nghị quyết khẳng định hộ gia đình xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế nông hộ. Nghị quyết còn chủ trương giao quyền sử dụng ruộng đất ổn định, lâu dài cho hộ: Xoá bỏ chính sách thu mua lương thực theo nghĩa vụ cho nông hộ phát triển sản xuất. Thực hiện khoán theo nghị quyết 10 đã làm cho người lao động quan tâm đến sản phẩm cuối cùng. Các thành phần kinh tế và kinh tế hộ nông dân phát triển dẫn đến hiệu quả cao trong sản xuất và không ngừng nâng cao mức sống nông dân. Lực lượng khoa học kỹ thuật đã thực sự đi vào sản xuất của từng nông hộ cũng góp phần tăng năng suất lao động trong nông hộ. 9 Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VI, VII, và VIII đã đưa ra tiếp những chủ trương về phát triển 5 thành phần kinh tế và 3 chương trình kinh tế lớn của nhà nước: Hộ nông dân là chủ thể sản xuất với việc ban hành những chính sách lớn như giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mở rộng cho vay vốn đến nông hộ, mở rộng tín dụng nông thôn, thực hiện xóa đói giảm nghèo … đã làm tăng lòng tin, mở rộng quyền tự chủ kinh doanh cho nông hộ, kinh tế nông hộ đã có nhiều thay đổi lớn, đã làm cho sản lượng lương thực không ngừng tăng lên. III. TÍNH TẤT YẾU CỦA SỰ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ, VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI XÃ HỘI. 1. Tính tất yếu - Trong quyển 1 bộ tư bản K.Mark đã phân tích kỹ lưỡng quá trình tước đoạt ruộng đất của nông dân anh một cách ồ ạt làm phá vỡ nền nông nghiệp truyền thống. Người dự đoán: Kinh tế nông hộ sẽ hoàn toàn bị xóa bỏ trong điều kiện phát triển đại công nghiệp. - Quyển 3 bộ tư bản, K.Mark lại viết “ Với thời gian đã thấy hình thức sản xuất nông nghiệp cơ bản được phát triển không phải do các nông trại lớn mà là nông trại gia đình không dùng lao động làm thuê. Các nông trại lớn không có khả năng cạnh tranh với nông trại gia đình vì giá lúa mì ở nông trại nhỏ lẻ nhiều hơn so với nông trại lớn. nông trại gia đình là hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp có hiệu quả và phù hợp với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. - LêNin cho rằng: cải tạo tiểu thôn không phải là tước đoạt họ mà phải tôn trọng sở hữu cá nhân của họ, khuyến khích họ lien kết với nhau một cách tự nguyện để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chính họ. - Traianôp một nhà kinh tế nông nghiệp nổi tiếng ở Nga từ năm 1920 kết luận: hình thức kinh tế nông hộ có khả năng thích ứng và tồn tại trong mọi phương thức sản xuất. Ông rất chú ý đến đặc tính sinh học của cây trồng, vật nuôi cũng như các đặc điểm khác của nông nghiệp để hướng tới một sự hợp tác mà không phải “ vô chủ hoá” hoặc “ tạp chủ hoá” trong nông nghiệp. - Causky một nhà tư tưởng lớn của Nga cho rằng: Nông trại nhỏ gia đình sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn nông trại lớn tư bản chủ nghĩa. Nông trại vẫn tồn tại và phát triển ngay trong lòng tư bản chủ nghĩa. 10 [...]... những đánh giá trên cho thấy kinh tế nông hộ là một hình thức kinh tế cơ bản và tự chủ trong nông nghiệp Nó được hình thành, tồn tại và phát triển một cách khách quan, lâu dài dựa trên sự tư hữu các yếu tố sản xuất xóa bỏ chế độ tư hữu và đi liền với nó là cơ sở kinh tế, là thủ tiêu kinh tế nông hộ Kinh tế nông hộ là loại hình kinh tế có hiệu quả, phù hợp với sản xuất nông nghiệp, thích ứng, tồn tại... người dân ở nông thôn, vì vai trò to lớn đó, Lênin viết: ý định dùng sắc lệnh, luật lệ để thiết lập chế độ canh tác tập thể, tước mất vai trò kinh tế nông hộ trong đời sống hiện thực là hết sức ngu xuẩn IV NGUYÊN NHÂN TỒN TẠI TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ 1 Nguyên nhân tồn tại kinh tế nông hộ Chúng ta đều biết kinh tế nông hộ tồn tại độc lập với các phương thức sản xuất xã hội, nên khi... sử dụng các tài nguyên của nông nghiệp để sản xuất sản phẩm cho xã hội Nhưng 13 trang trại có những điểm giống và khác nhau với các cơ sở sản xuất nông nghiệp khác ở quy mô và mục tiêu sản xuất 1.2 Kinh tế trang trại giống và khác kinh tế hộ nông dân ở điểm nào? Kinh tế trang trại xuất phát kinh tế hộ gia đình nói chung, hộ nông dân chỉ là một trong các hộ làm trang trại Chủ hộ và chủ trang trại đều... hoá cho xã hội còn nông hộ sản xuất sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng của hộ là chủ yếu Quy mô sản xuất của trang trại lớn hơn quy mô sản xuất của hộ nông dân Kinh tế trang trại được thuê lao động không hạn chế về số lượng Như vậy, về cơ bản trang trại vẫn là kinh tế hộ, nhưng là hộ sản xuất hàng hóa, do vậy ở các phần của bài giảng này liên quan đến cả hộ nông dân và trang trại đều gọi chung hộ nông dân... trò của kinh tế nông hộ trong nông nghiệp và nông thôn - Kinh tế nông hộ đã góp phần làm tăng nhanh sản lượng sản phẩm cho xã hội như lương thực, thực phẩm, sản phẩm cây công nghiệp, nông sản xuất khẩu Ví dụ: Mỹ là nước có nền nông nghiệp phát triển ở trình độ cao với 1,94 triệu nông trại đã cung cấp cho xã hội lượng nông sản hang hoá tới 50,2% so với tổng số Hunggai: Sản phẩm hàng hoá của nông trại... Phân bổ vốn của hộ - SXKD các ngành NN SXKD các ngành NN Xây dựng Cho sinh hoạt hàng ngày Các chi tiêu khác 2.3.3 Đánh giá chung - Mức vốn /hộ - GO/Vốn, VA/Vốn, MI/Vốn, LN/Vốn - Hệ số quay vòng VLĐ,… 31 CHƯƠNG IV LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG CỦA HỘ (NÔNG DÂN VÀ TRANG TRẠI) 1 KINH TẾ HỘ VÀ KINH TẾ TRANG TRẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (KTTT) 1.1 Kinh tế thị trường Kinh tế thị trường là... cấp của xã hội … Trong đó, sản xuất kinh doanh với nhiều Hộ là nguồn thu chủ yếu Sản xuất kinh doanh của hộ trong nền KTTT cũng phải tuân theo các quy luật của nền KTTT Hộ sản xuất kinh doanh nhưng có những hạn chế nhất định, tùy theo khả năng kinh tế của hộ mà tổ chức sản xuất cho phù hợp KTHộ và kinh tế doanh nghiệp? Sự khác nhau? 2 LÝ THUYẾT VỀ SỰ LỰA CHỌN SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG CỦA NÔNG HỘ VÀ TRANG... cơ chế thị trường… Bắt các hộ nông dân phải học cách tính lỗ lãi, tìm hướng làm ăn có hiệu quả nhất Nhiều chủ hộ vươn lên làm giàu bằng KTTT 3.1.3 Chuyển hướng phục vụ của các chính sách kinh tế trong ngành NLN nghiệp Các chính sách sau Nghị quyết 10 chuyển hướng phục vụ chủ yếu là kinh tế cá thể và kinh tế hộ nông dân: ngày 2/3/1993 có Nghị định 14/CP về vay vốn của hộ nông dân; Các dự án sử dụng... nguồn lực mà hộ có quyền quản lý và sử dụng của nông hộ: - Vốn - Đất đai - Lao động, - Các tài sản của nông hộ 1.3.2 Nguồn lực ngoài nông hộ Là những nguồn không thuộc quyền sở huu, quản lý của riêng hộ nhưng hộ có quyền khai thác và sử dụng trong SXKD của hộ: - Cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi,….) Thị trường Môi trường kinh doanh, Chính sách kinh tế xã hội 2 MỘT SỐ NGUỒN LỰC CHỦ YÉU 2.1 Nguồn lực... thích ứng, tồn tại và phát triển trong mọi chế độ kinh tế xã hội, Sở dĩ có được như vậy là do: - Các thành viên trong nông hộ có cùng mục đích và cùng lợi ích chung là làm sao cho hộ mình ngày càng phát triển, ngày càng giàu có - Lợi ích kinh tế là động lực có tác động mạnh mẽ đến sản xuất kinh doanh của nông hộ Do thống nhất về lợi ích nên mọi người trong hộ cũng thống nhất về hành động, đều cố gắng làm