KHÓA LUẬN Đánh giá hiệu quả kinh tế cây khoai tây trên địa bàn xã Đồng Thịnh, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc

81 4.8K 43
KHÓA LUẬN Đánh giá hiệu quả kinh tế cây khoai tây trên địa bàn xã Đồng Thịnh, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đánh giá hiệu quả kinh tế cây khoai tây

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Nền nông nghiệp Việt Nam đã được hình thành từ lâu đời với hai ngành sản xuất chính là trồng trọt và chăn nuôi. Cả hai ngành sản xuất chính này luôn gắn bó mật thiết với nhau, cùng thúc đẩy và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình phát triển. Nước ta là nước có nền sản xuất nông nghiệp lâu đời, ngành trồng trọt phát triển và chiếm một vị trí quan trọng đối với đời sống con người. Nó đem lại nhiều lợi ích, không chỉ cung cấp lương thực, thực phẩm lớn có giá trị dinh dưỡng cao cho con người mà còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp và làm thức ăn cho gia súc. Sản phẩm của ngành trồng trọt ngoài cung cấp cho thị trường trong nước mà còn để xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Vì thế cần đảm bảo số lượng, chất lượng và hiệu quả sử dụng của sản phẩm phải rất cao, vừa phải đủ chất dinh dưỡng vừa phải đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và phải mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi trong quá trình sản xuất, kinh doanh phải luôn thay đổi, áp dụng những kỹ thuật mới trong sản xuất trồng trọt sao cho phù hợp. Muốn đạt được điều đó cần chú ý đến các yếu tố đầu vào như cây giống, phân bón, chăn sóc quản lý, điều kiện tự nhiên…và đầu ra cho sản phẩm. Trong những năm gần đây sản xuất nông nghiệp đã thu được nhiều kết quả, trong đó sản xuất vụ đông đóng vai trò quan trọng, góp phần nâng cao tổng sản lượng lương thực và sản lượng các loại cây trồng trong năm Vụ đông hiện nay, tùy theo trình độ kỹ thuật mức độ thâm canh, tập quán canh tác và nhu cầu thực tiễn về sản xuất và đời sống mà mỗi địa phương có những cây trồng vụ đông khác nhau như: ngô, khoai lang, đậu đỗ, khoai tây, rau các loại. Mỗi cây trồng đều có những đặc điểm riêng và có những yêu cầu nhất định với ngoại cảnh và thỏa mãn một nội dung kinh tế nhất định là làm tăng sản phẩm lương thực, thực phẩm cho hội và tăng thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp. Khoai tây vừa là cây lương thực vừa là cây thực phẩm có giá trị. Trong củ khoai tây có nhiều chất dinh dưỡng với hàm lượng cao so với nhiều cây ngũ cốc và thực phẩm khác. Ngoài ra khoai tây còn chiếm giá trị sử dụng khác như làm thức ăn gia súc, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, công nghiệp hóa chất đàn hồi, tơ nhân tạo, kỹ nghệ chưng cất nước hoa, chưng cất axit citric, kỹ nghệ pha chế nhiều loại biệt dược có giá trị. Xã Đồng Thịnh, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích trồng khoai tây cao của Huyện, người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, và là vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp với một số loại cây trồng như ngô, lúa, lạc, khoai tây… So với các loại cây trồng khác thì khoai tây là loại cây trồng đang dần phát triển mạnh, có giá trị kinh tế cao tăng thu nhập cho người dân. - Cây khoai tây rất phù hợp với điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu, nhiệt độ… của xã. - Cây khoai tây là loại cây rau ngắn ngày nhanh cho thu hoạch, là cây trồng chính trong vụ đông của người dân trong xã,… Để thấy rõ được hiệu quả của việc canh tác cây khoai tây của Đồng Thịnh? Thực trạng sản xuất khoai tây ra sao? Hiệu quả đạt được ở mức nào? Tại sao có thực trạng đó? Làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cây khoai tâyđịa phương trong thời gian tới? Xuất phát từ những đòi hỏi thực tế đó, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế cây khoai tây trên địa bàn Đồng Thịnh, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá được hiệu quả kinh tế của hộ nông dân trồng cây khoai tây, và tình hình tiêu thụ khoai tây trên thị trường qua đó đưa ra các giải pháp phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và thị trường tiêu thụ để nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người nông dân, góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế của xã. Từng bước nâng cao chất lượng và năng suất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, tăng sản lượng hàng hoá đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đấy sự phát triển của cây khoai tây tại địa phương trong những năm tới. Chỉ ra những điều kiện cụ thể để triển khai áp dụng và nhân rộng một cách có hiệu quả. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế hội của Đồng Thịnh, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. - Đánh giá thực trạng trồng cây khoai tây (diện tích, năng suất, sản lượng, …) trên địa bàn Đồng Thịnh , huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc trong 3 năm 2010-2012. - Đánh giá hiệu quả kinh tế - hội trồng cây khoai tây tại Đồng Thịnh, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. - Đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi trồng cây khoai tây. - Đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy sự phát triển của trồng khoai tây trong những năm tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Những hộ trồng khoai tây trên địa bàn Đồng Thịnh nói chung và cụ thể là các hộ trồng khoai tây của 3 thôn Yên Tĩnh, thôn Hiệp Lực, thôn Thượng Yên trong 3 năm 2010-2012. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu trên địa bàn Đồng Thịnh, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc cụ thể là 3 thôn Yên Tĩnh, thôn Hiệp Lực và thôn Thượng Yên trong 3 năm 2010 – 2012. - Đánh giá thực trạng phát triển cây khoai tây trên địa bàn xã. - Đánh giá hiệu quả kinh tế của trồng cây khoai tây trên địa bàn cụ thể tiến hành điều tra đánh giá hiệu quả của 3 thôn như thôn Yên Tĩnh, thôn Hiệp Lực, thôn Thượng Yên. 4. Ý nghĩa của đề tài 4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng rút ra những bài học kinh nghiệm thực tế. - Rèn luyện và nâng cao các kỹ năng, khả năng tiếp cận, thu thập xử lý số liệu trong quá trình nghiên cứu, viết báo cáo hoàn thành khóa luận. - Vận dụng và phát huy được những kiến thức đã học được vào nghiên cứu. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Đánh giá được hiệu quả kinh tế của cây khoai tây, tạo cơ sở khoa học giúp cho người dân, chính quyền địa phương đưa ra những giải pháp cụ thể và có những chiến lược phát huy những tiềm năng, thế mạnh của cây khoai tây trên địa bàn nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện mức sống cho người dân địa phương. 5. Bố cục của khóa luận Mở đầu: Nêu tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu. - Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn: hệ thống hóa và phân tích các lý luận đã được phát triển trong và ngoài nước; các khái niệm, quan niệm về vấn đề nghiên cứu, thực trạng sản xuất khoai tây trên thế giới và Việt Nam. - Chương II. Các phương pháp nghiên cứu: Đưa ra các phương pháp nghiên cứu và hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài. - Chương III. Kết quả nghiên cứu: Đặc điểm kinh tế - hội, vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, cơ sở hạ tầng, cơ cấu lao động,…; thực trạng phát triển kinh tế của xã,… - Chương IV. Các giải pháp: Đưa ra các giải pháp cụ thể và khả thi; nêu rõ quan điểm, phương hướng và mục tiêu của vấn đề nghiên cứu. Kết luận và kiến nghị: Trình bày ngắn gọn kết quả của khóa luận và đưa ra những kiến nghị cụ thể. CHƯƠNG I CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của sản xuất khoai tây Khoai tâycây lương thực, thực phẩm được trồng ở nhiều nước trên thế giới. Củ khoai tây chứa trung bình 25% chất khô, trong đó các chất dinh dưỡng quan trọng như: Năng lượng 94 kcal, protein 2.0 g, lipit 2.0 g, xenluloza 1.0 g, pectin 0,7% - 1,5% khối lượng khoai tây (có nhiều trong vỏ khoai tây), có 21 loại aminoaxit và nhiều loại vitamin A, B1, B6, PP.[1]. Với giá trị kinh tế cao, khoai tây là một trong bốn cây lương thực quan trọng xếp sau lúa, ngô và khoai lang. Khoai tâycây thân đứng, tán gọn, ưa lạnh. Khoai tây có thời gian sinh trưởng ngắn, từ 80 - 100 ngày, nhưng có khả năng cho năng suất từ 15 - 30 tấn củ/ha với giá trị dinh dưỡng cao. Sự phát triển của khoai tây chia làm 5 giai đoạn [2]: + Trong giai đoạn đầu, mầm bắt đầu xuất hiện từ khoai tây giống, sự tăng trưởng bắt đầu. + Trong giai đoạn thứ hai: Quá trình quang hợp bắt đầu khi cây phát triển lá. + Trong giai đoạn ba: Nhánh cây phát triển từ nách lá thấp, khi nhánh dủ lớn sẽ có hoa. + Củ khoai tây phát triển mạnh ở giai đoạn thứ 4, dinh dưỡng tập trung để hình thành và làm to củ. ở giai đoạn này một số yếu tố quan trọng là độ ẩm tối ưu trong đất, nhiệt độ đất và dinh dưỡng cần được đảm bảo. + Giai đoạn cuối là sự héo tán cây, vỏ củ cứng lại, đường chuyển hóa thành tinh bột. Yêu cầu ngoại cảnh: - Nhiệt độ: thích hợp cho thân củ phát triển là từ 16-17 0 C. - Ánh sáng: Khoai tâycây ưa ánh sáng. Ánh sáng cần thiết cho quá trình quang hợp, hình thành củ và tích lũy chất khô. - Độ ẩm: Trong thời gian sinh trưởng, khoai tây cần rất nhiều nước. Trước khi hình thành củ khoai tây cần độ ẩm đất là 60%, khi thành củ yêu cầu độ ẩm đất là 80% . - Đất: Đất trồng khoai tây tốt nhất là đất pha cát, đất bãi, đất phù sa ven sông. Độ pH phù hợp là 5,2 - 6,4. - Dinh dưỡng: Khoai tâycây có yêu cầu cao đối với các chất dinh dưỡng. Khoai tây có phản ứng rất tốt với các phân hữu cơ. Từ khi mọc đến trước khi hình thành củ khoai tây cần nhiều đạm. Thời kì bắt đầu hình thành củ cần nhiều lân và kali. 1.1.2. Khái niệm và các loại đánh giá * Khái niệm đánh giá - Đánh giá là so sánh những gì đã thực hiện bằng nguồn lực của thôn bản và những hỗ trợ từ bên ngoài với những gì thực sự đã đạt được.[3]. - Đánh giá sử dụng các phương pháp nghiên cứu để điều tra một cách có hệ thống các kết quảhiệu quả vấn đề nghiên cứu của đề tài. - Đánh giá yêu cầu phải lập kế hoạch chi tiết và có chiến lược lấy mẫu theo phương pháp thống kê. - Đánh giá có thể tiến hành đo lường định kì theo từng giai đoạn thực hiện một đề tài nghiên cứu. - Đánh giá phải tập trung vào các chỉ số kết quảđánh giá tác động của đề tài nghiên cứu đó . * Các tiêu ch đánh giá - Đối với các chỉ tiêu mang tính định lượng : Là các tiêu chí có thể đo đếm được cụ thể, các tiêu chí này thường sử dụng để kiểm tra tiến độ công việc. Thông tin cần cho các chỉ tiêu này có thể thực hiện được thông qua việc thu thập số liệu qua sổ sách kiểm tra hoặc phỏng vấn, …Cũng có thể đo lường trực tiếp trên đồng ruộng, năng suất của cây trồng, - Đối với các chỉ tiêu định tính : Là các chỉ tiêu không thể đo đếm được. Nhóm chỉ tiêu này thường phản ánh chất lượng của công việc dựa trên định tính nhiều hơn: cây sinh trưởng nhanh hay chậm, màu củ đẹp hay xấu, …Việc xác định chỉ tiêu này thường thông qua phỏng vấn, quan sát và nhận định của người tham gia giám sát cũng như người dân. * Các loại tiêu chí dùng cho đánh giá : Các loại chỉ tiêu này dùng cho hoạt động đánh giá là các chỉ tiêu mang tính toàn diện hơn. Việc xác định các chỉ tiêu đánh giá phải căn cứ vào mục đích và hoạt động của dự án, thường có các nhóm chỉ tiêu sau: - Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả các hoạt động sản xuất nông nghiệp theo mục tiêu đã đề ra: diện tích, năng suất, cơ cấu, đầu tư, sử dụng vốn,… - Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế: tổng thu, tổng chi, thu - chi, hiệu quả lao động, hiệu quả đồng vốn,… - Nhóm chỉ tiêu đánh giá ảnh hưởng của dự án đến đời sống kinh tế, văn hóa, hội; ảnh hưởng đến môi trường đất (xói mòn, độ phì, độ che phủ, …), ảnh hưởng đến đời sống (giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, bình đ†ng giới,…) - Các chỉ tiêu đánh giá phục vụ cho quá trình xem xét, phân tích, đánh giá hoạt động sản xuất với sự tham gia của cán bộ nông nghiệp và nông dân địa phương. 1.1.3. Khái niệm về hiệu quả kinh tế - Hiệu quả kinh tế (HQKT) là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của một nền sản xuất hội; do nhu cầu cuộc sống tăng, nhu cầu công tác quản lý, tổ chức - Hiệu quả kinh tế là một phạm trù hội với những đặc trưng phức tạp nên đánh giá hiệu quả kinh tế là vấn đề hết sức khó khăn và mang tính chất phức tạo. Mục tiêu của các nhà sản xuất và quản lý là với một lượng dự trữ tài nguyên nhất định, tạo ra được khối lượng sản xuất hàng hóa nhiều nhất, hay nói cách khác là ở một mức sản xuất nhất định cần phải làm như thế nào để có chi phí tài nguyên lao động thấp nhất. Điều đó cho ta thấy hiệu quả kinh tế liên quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và đầu ra - Hiệu quả kinh tế với tư cách là một phạm trù kinh tế khách quan, nó không phải là mục đích cuối cùng của sản xuất. Mục đích cuối cùng của sản xuất là đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần văn hóa cho hội. Hiệu quả kinh tế phản ánh thực chất các nhu cầu của hội. Vì thế việc nghiên cứu xem xét hiệu quả kinh tế không dừng lại ở mức độ đánh giá mà thông qua đó tìm ra các giải pháp phát triển sản xuất. Như vậy phạm trù hiệu quả kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá sản xuất và phân tích kinh tế nhằm tìm ra những giải pháp có lợi nhất. 1.1.4. Quan điểm về hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế có rất nhiều cách hiểu, có rất nhiều định nghĩa khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích và đối tượng sản xuất. * Quan điểm thứ nhất: Hiệu quả kinh tế được đo bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được hiệu quả đó. Theo quan điểm này được xác định bằng công thức: Hiệu quả kinh tế = kết quả thu được – chi phí bỏ ra. (H) = (Q) - (C) Quan điểm này phản ánh quy mô HQKT song không rõ rệt và chưa phản ánh hết mong muốn của nhà sản xuất kinh doanh, chưa xác định được năng suất lao động hội và khả năng cung cấp sản phẩm cho hội của các cơ sở sản xuất có lợi nhuận như nhau. * Quan điểm thứ hai: Hiệu quả kinh tế là mức độ thỏa mãn yêu cầu của quy luật kinh tếbản của kinh tế chủ nghĩa hội, cho rằng quỹ tiêu dùng là đại diện cho mức sống nhân dân, là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của nền sản xuất hội. Quan điểm này có ưu điểm là đã bám sát mục tiêu của nền sản xuất hội chủ nghĩa là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. * Quan điểm thứ ba: Theo quan điểm vi mô thì HQKT đạt được khi: MC = MR Trong đó: MR là doanh thu tăng thêm khi bán thêm một sản phẩm MC là chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm Như vậy, nếu hộ sản xuất tại điểm MR lớn hơn MC thì chưa tối đa hóa lợi nhuận còn sản xuất ở điểm MR nhỏ hơn MC thì việc đầu tư thêm sẽ làm giảm lợi nhuận[Nguyễn Văn Song, 2009] Vậy, có rất nhiều quan điểm về hiệu quả kinh tế nhưng mỗi một quan điểm có những cách định nghĩa khác nhau và có những ưu, nhược điểm nhất định. Tóm lại: Các quan điểm về HQKT cuối cùng đều có chung một điểm đó là sự so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra; mối liên hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới Trên thế giới, cây khoai tây được coi là cây lương thực có tầm quan trọng đứng thứ tư sau lúa mì, lúa nước và ngô. Khoai tây có nguồn gốc từ Peru. Hiện tại người ta cho rằng khoai tây đã được du nhập vào châu Âu vào khoảng thập niên 1570 (khoảng 8 năm sau chuyến hành trình đầu tiên của Columbus vào năm 1492) và sau đó nó đã [...]... - Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế- hội của Đồng Thịnh – huyện Sông Lô – tỉnh Vĩnh Phúc + Điều kiện tự nhiên + Điều kiện kinh tế - hội - Đánh giá thực trạng sản xuất khoai tây trên địa bàn Đồng Thịnh + Diện tích, năng suất, sản lượng của trồng khoai tây + Tình hình tiêu thụ sản phẩm khoai tây + Tổng số hộ tham gia sản xuất trồng khoai tây - Đánh giá hiệu quả trồng cây khoai tây + Đánh. .. xuất khoai tây của thế nào? - Chi phí cho sản xuất và kết quả thu được khi trồng 1 sào khoai tây thế nào? - Hiệu quả kinh tế và lợi nhuận kinh tế đạt được sau thu hoạch khoai tây trên địa bàn xã? - Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất khoai tây trên địa bàn xã? - Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân? - Những định hướng phát triển sản xuất khoai tây trên địa bàn xã? 2.2... Tổng số hộ tham gia sản xuất trồng khoai tây - Đánh giá hiệu quả trồng cây khoai tây + Đánh giá hiệu quả kinh tế từ khoai tây + Đánh giá hiệu quả hội - Đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi trồng cây khoai tây - Một số định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây khoai tây trên địa bàn Đồng Thịnh 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Để đạt được các... để xác định hiệu quả kinh tế Tuy nhiên công thức này cho biết mức độ hiệu quả nhưng không cho biết quy mô hiệu quả Nếu hiệu quả kinh tế kinh tế rất cao nhưng chỉ ở mức đầu tư rất nhỏ thì quá trình sản xuất kinh doanh cũng ít có ý nghĩa - Công thức 2: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng hiệu số giữa giá trị kết quả đạt dược và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu được... lao động: GO/CLĐ + Giá trị gia tăng trên một công lao động: VA/CLĐ + Lợi nhuận trên một công lao động: Pr/CLĐ * Một số công thức tính hiệu quả kinh tế - Công thức 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa giá trị kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó: Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu được/Chi phí sản xuất Hay H = Q/C Trong đó: H là hiệu quả kinh tế Q là kết quả thu được C là... trí địa Đồng Thịnh là một miền núi, nằm ở phía Đông Nam huyện Sông Lô, cách trung tâm huyện 13 km có diện tích tự nhiên 1210,32 ha với 1985 hộ và 9115 nhân khẩu, sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp Ranh giới được xác định: + Phía bắc giáp Yên Thạch + Phía nam giáp Cao Phong + Phía đông giáp Xuân Lôi + Phía tây giáp Tứ Yên, Đức Bác 3.1.1.2 Đặc điểm địa hình Đồng. .. hộ được chọn để nghiên cứu là các hộ trồng khoai tây thuộc 3 thôn như trên Từ kết quả thu được ta đi phân tích, xử lý số liệu từ đó phân tích thông tin, đánh giá hiện trạng lao động, tình hình sản xuất chính của các hộ nông dân, cơ cấu cây khoai tây trong hoạt động sản xuất kinh tế của các hộ gia đình Từ đó đánh giá hiệu quả kinh tế của cây khoai tây của Đồng Thịnh + Nội dung của phiếu điều tra bao... sản xuất khoai tâyhuyện Sông Lô Cùng với sự phát triển cây khoai tây trong cả tỉnh, huyện Sông Lô trong những năm gần đây cũng rất quan tâm đến phát triển sản xuất cây khoai tây và đã thu được nhiều kết quả nhất định nhờ có các thành tựu khoa học kỹ thuật mới, được nông dân áp dụng mạnh mẽ vào quá trình sản xuất khoai tây cho nên diện tích, năng suất và sản lượng khoai tây trên địa bàn toàn huyện đã... vậy, với đề tài đánh giá hiệu quả kinh tế cây khoai tây trên địa bàn Đồng Thịnh, em đã đặt ra rất nhiều câu hỏi để làm rõ vấn đề nghiên cứu với những câu hỏi như: - Tại sao lại chọn nghiên cứu đề tài này? - Mục đích, mục tiêu nghiên cứu là gì? - Sử dụng những phương pháp nghiên cứu nào? - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài là gì? - Điều kiện tự nhiên, kinh tế hội của địa bàn nghiên cứu? Thực... năng suất nhằm khai thác tối đa tiềm năng sẵn có của huyện 1.2.4 Tình hình sản xuất khoai tây Đồng Thịnh Đồng Thịnh là một trong các được phòng Nông nghiệp và Trạm Khuyến nông huyện chọn làm địa điểm để đưa giống khoai tây có năng suất cao áp dụng và trồng trên địa bàn Cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và phát triển cây khoai tây theo hướng sản xuất hàng hóa đã góp phần không nhỏ . triển cây khoai tây trên địa bàn xã. - Đánh giá hiệu quả kinh tế của trồng cây khoai tây trên địa bàn xã cụ thể tiến hành điều tra đánh giá hiệu quả của. hỏi thực tế đó, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế cây khoai tây trên địa bàn xã Đồng Thịnh, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc .

Ngày đăng: 18/03/2014, 10:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan