1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải quyết việc làm ở thái bình thực trạng và giải pháp

140 1,6K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 140
Dung lượng 566,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ trước đến nay, vấn đề việc làm luôn được xã hội mọi người quan tâm. Ngày nay, quan niệm về "phát triển" được hiểu một cách đầy đủ là: tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ xã hội; phải xóa đói, giảm nghèo, giảm thiểu thất nghiệp, đảm bảo được công bằng xã hội. Vì vậy, việc làm là một trong những vấn đề xã hội có tính chất toàn cầu, là mối quan tâm lớn của toàn nhân loại, của tất cả các quốc gia, đặc biệt là của các nước đang phát triển. Ở nước ta, vấn đề việc làm cho người lao động được Đảng Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng chỉ rõ: "Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng yêu cầu bức xúc của nhân dân" [10, tr. 218]. Tạo điều kiện cho người lao động có việc làm, một mặt nhằm phát huy được tiềm năng lao động, nguồn lực to lớn nước ta cho sự phát triển kinh tế - xã hội, mặt khác là hướng cơ bản để xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả, là cơ sở để cải thiện nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự nghiệp đổi mới đất nước tiếp tục đi lên. 1 Thái Bình là tỉnh thuộc lưu vực sông Hồng, "đất chật, người đông" với diện tích tự nhiên 1.546,01 km 2 , dân số 1,83 triệu người, mật độ dân số 1.188 người/km 2 , gấp 1,18 lần so với các tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng 5,7 lần so với cả nước; có 915 ngàn người trong độ tuổi lao động, chiếm 50% dân số của cả tỉnh, số dân nông thôn chiếm 93,7%, thu nhập bình quân đầu người thấp mới đạt 3.889.000 đồng/người/năm vào năm 2003 [5, tr. 34]. Thu nhập của người lao động cơ bản dựa vào sản xuất nông nghiệp, chất lượng lao động thấp, lao động phổ thông là chủ yếu, chưa qua đào tạo. Những năm 1997 - 1998 nông thôn Thái Bình diễn biến phức tạp, tình hình khiếu nại, tố cáo của nhân dân diễn ra diện rộng trên địa bàn của cả tỉnh. Việc khiếu nại đông người của nhân dân Thái Bình có nhiều nguyên nhân khác nhau, song trong đó có nguyên nhân quan trọng là việc làm thiếu, đời sống của người lao động gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, vấn đề việc làm cho người lao động là một trong những vấn đề bức xúc nhất đặt ra với các cấp ủy Đảng, chính quyền nhân dân Thái Bình. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVI chỉ rõ: "Coi trọng phát huy nhân tố con người; chăm lo giải quyết các vấn đề bức xúc về xã hội, giải quyết việc làm, cải thiện nâng cao đời sống nhân dân là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu để góp phần giữ vững ổn định kinh tế - xã hội" [26, tr. 90]. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề giải quyết việc làm Thái Bình nhằm đánh giá đúng đắn thực trạng, tìm ra phương hướng những giải pháp hữu hiệu để sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn lao động của tỉnh là một đòi hỏi bức xúc có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận thực tiễn. Do đó, tôi chọn đề tài "Giải quyết việc làm Thái Bình: thực trạng giải pháp" làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2 Việc làm là một trong những vấn đề có tính toàn cầu, là mối quan tâm lớn của các quốc gia nói chung Việt Nam nói riêng. Ở nước ta, từ những năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây, liên quan đến chủ đề luận văn đã có nhiều công trình khoa học, nhiều nhà nghiên cứu có bài viết xoay quanh vấn đề này, tiêu biểu như: - Về chính sách giải quyết việc làm Việt Nam của TS. Nguyễn Hữu Dũng, TS. Trần Hữu Trung (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997); - Ảnh hưởng của nền kinh tế tri thức với vấn đề giải quyết việc làm Việt Nam của GS.TS Đỗ Thế Tùng (Tạp chí Lao động Công đoàn, số 6-2002); - Thị trường lao động Việt Nam, định hướng phát triển của thạc sĩ Nguyễn Thị Lan Hương (Nxb Lao động - xã hội, 2002); - Lao động việc làm những bước tiến quan trọng của Nguyễn Thị Hằng (Tạp chí Cộng sản, số 23 - 8/2003); - Một số vấn đề lao động, việc l m v à à đời sống người lao động Việt Nam hiện nay do thạc sĩ Đinh Đặng Định chủ biên (Nxb Lao động, H Nà ội, 2004); - Vấn đề lao động việc làm Việt Nam từ đổi mới đến nay của GS.TS Phạm Đức Thành, PGS.TS Phạm Quý Thọ, ThS. Thang Mạnh Hợp (Tạp chí Lao động Công đoàn, số 298 - 12/2003); Ngo i ra, cà ũng có một số đề t i luà ận văn thạc sĩ viết về vấn đề việc l m nhà ư một số tỉnh: Đồng Nai, H Tà ĩnh, Kiên Giang ; Thái Bình, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh có ban h nh "Chà ương trình mục tiêu giải quyết việc l m tà ừ 2000 - 2005". 3 Song, dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị đến nay chưa có công trình nào viết về vấn đề này dưới dạng luận văn khoa học để tìm ra các giải pháp đồng bộ, hữu hiệu cho giải quyết việc làm tỉnh Thái Bình. Như vậy, việc nghiên cứu đề tài "Giải quyết việc làm Thái Bình: thực trạng giải pháp" dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 3. Mục đích, nhiệm vụ phạm vi nghiên cứu * Mục đích đề t ià Làm rõ cơ sở lý luận thực tiễn của vấn đề giải quyết việc làm, phân tích thực trạng việc làm Thái Bình, đề xuất phương hướng giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết có hiệu quả việc làm Thái Bình. * Nhiệm vụ của đề tài - Khái quát những vấn đề cơ bản về lý luận lao động, việc làm thất nghiệp. Làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm nước ta hiện nay để làm cơ sở cho việc phân tích tình hình giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình. - Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm tỉnh Thái Bình từ năm 1999 đến nay, rút ra những mặt làm được chưa được, chỉ rõ những nguyên nhân tồn tại, hạn chế. - Đề xuất những phương hướng cơ bản giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm tỉnh Thái Bình trong những năm tới. * Giới hạn của đề tài Đề tài tập trung vào các vấn đề có tính trọng điểm: giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình từ năm 1999 đến năm 2004, xây dựng một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả vấn đề giải quyết việc làm cho lao động Thái Bình trong thời gian từ nay đến năm 2010. 4 4. Cơ sở lý luận v phà ương pháp nghiên cứu của đề t ià * Cơ sở lý luận Đề t i à được nghiên cứu dựa trên lý luận của khoa học kinh tế chính trị, căn cứ v o quan à điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh v các quan à điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện trong các Văn kiện Đại hội Đảng v Hà ội nghị Ban Chấp h nh Trung à ương Đảng các khóa xoay quanh vấn đề việc l m. Bên cà ạnh đó, đề t i có kà ế thừa, chọn lọc một số đề xuất, số liệu thống kê của một số công trình khoa học có liên quan của các tác giả trong v ngo i nà à ước. * Phương pháp nghiên cứu Đề tài vận dụng phương pháp truyền thống của khoa học kinh tế chính trị: sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng duy vật lịch sử để nghiên cứu, đồng thời còn sử dụng các phương pháp khác như: khảo sát, điều tra nghiên cứu thực tế, tổng hợp, đối chiếu phân tích, thống kê… 5. Những đóng góp chủ yếu của đề tài + Làm rõ quan niệm về việc làm ý nghĩa kinh tế - xã hội của vấn đề giải quyết việc làm tỉnh Thái Bình. + Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm tỉnh Thái Bình từ năm 1999 đến nay. + Đề xuất những phương hướng cơ bản giải pháp chủ yếu có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả vấn đề giải quyết việc làm tỉnh Thái Bình. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 8 tiết. 5 Chương 1 VIỆC LÀM CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TĂNG, GIẢM VIỆC LÀM 1.1. VIỆC LÀM NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM NƯỚC TA 1.1.1. Khái niệm về lao động, việc làm thất nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm về lao động 6 Có nhiều cách tiếp cận hiểu khác nhau về lao động nhưng suy cho cùng, lao động là hoạt động đặc thù của con người, phân biệt con người với con vật xã hội loài người với xã hội loài vật; bởi vì: khác với con vật, lao động của con người là hoạt động có mục đích, có ý thức tác động vào thế giới tự nhiên nhằm cải biến những vật tự nhiên thành sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống của con người. Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh vai trò quyết định của lao động với sự phát triển kinh tế - xã hội. Theo C.Mác: "Lao động là một điều kiện tồn tại của con người không phụ thuộc vào bất kỳ hình thái xã hội nào, là một sự tất yếu tự nhiên vĩnh cửu làm môi giới cho sự trao đổi chất giữa con người với tự nhiên, tức là cho bản thân sự sống của con người" [20, tr. 61]. Ph.Ăngghen viết: Khẳng định rằng lao động là nguồn gốc của mọi của cải. Lao động đúng là như vậy, khi đi đôi với giới tự nhiên là cung cấp những vật liệu cho lao động đem biến thành của cải. Nhưng lao động còn là một cái gì vô cùng lớn lao hơn thế nữa, lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: lao động đã sáng tạo ra bản thân con người [21, tr. 641]. Trong quá trình lao động, con người đã vận dụng sức lực của mình, sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên nhằm biến đổi tự nhiên phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống. Đó là quá trình sản xuất vật chất được kết hợp bởi ba yếu tố: lao động, đối tượng lao động tư liệu lao động. Trong bất kỳ nền sản xuất nào, kể cả nền sản xuất hiện đại, lao động bao giờ cũng là nhân tố cơ bản, là điều kiện không thể thiếu của sự tồn tại phát triển đời sống xã hội loài người. Lao động là hoạt động sáng tạo của con người, nhờ có lao động mà con người khẳng định mình là chủ thể sáng tạo mọi giá trị vật chất tinh thần của xã hội. 7 Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chỉ rõ: trong các nguồn lực cơ bản (lao động, tài nguyên thiên nhiên, vốn khoa học công nghệ), mỗi nguồn lực đều có thể bị khan hiếm, cạn kiệt nhưng nguồn lực con người là vô tận nếu quốc gia đó có chính sách đúng đắn về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và khai thác nguồn lực này một cách khoa học. Vì vậy, V.Lênin khẳng định: "Lực lượng sản xuất hàng đầu của nhân loại là người lao động" [18, tr. 430]. Trong nguồn lao động của mỗi quốc gia hay một địa phương nào đó thì người lao động được xếp vào nguồn lao động. Nguồn lao động là số lượng của dân cư của quốc gia đó hay của địa phương đó có khả năng lao động. Hay có thể hiểu rằng: nguồn lao động là bộ phận dân cư có toàn bộ thể chất và tinh thần có thể sử dụng trong quá trình lao động. Tiềm lực của đất nước mạnh hay yếu trước hết phụ thuộc vào yếu tố nguồn lực lao động; bởi vì, với tư cách là nguồn lực, lao động trực tiếp tham gia tạo cung của nền kinh tế. Với tư cách là bộ phận dân số thực hiện quá trình tiêu dùng, nguồn lao động trở thành nhân tố tạo cầu của nền kinh tế. Điều khác biệt cơ bản giữa nguồn lao động với các nguồn lực khác là vừa tham gia tạo cung tạo cầu của nền kinh tế, vừa trực tiếp điều tiết quan hệ đó gắn với các thể chế kinh tế xã hội do con người tạo nên. Nguồn lao động vừa có nhu cầu tự thân để phát triển với yêu cầu ngày càng cao phong phú, vừa là chủ thể sáng tạo ra công nghệ, điều chỉnh cơ bản kinh tế để thăa mãn các nhu cầu đó. 8 Hiện nay trên thế giới, tiêu chí cơ bản để bố trí dân cư vào nguồn lao động được dựa trên độ tuổi tình trạng sức khỏe. Nhưng quy định giới hạn về độ tuổi lao động tối đa tối thiểu các nước có sự khác nhau. Ví dụ, độ tuổi lao động tối thiểu Braxin: 10 tuổi, Mỹ: 16 tuổi. Qui định về độ tuổi tối đa như: Mêhicô, Malayxia là 65 tuổi; Phần Lan, Đan Mạch là 75 tuổi… Theo Bộ luật lao động hiện hành nước ta, nguồn lao động: nam từ 15 đến 60 tuổi, nữ từ 15 đến 55 tuổi, có khả năng lao động (trừ những người tàn tật không có sức lao động). Bộ phận chính của nguồn lao động là lực lượng lao động, bao gồm những người trong độ tuổi lao động, có sức khăe đang làm việc những người thất nghiệp. Đặc trưng của nguồn lao động là các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng, bao gồm các chỉ tiêu: số lượng, độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, số người đang đi học, số người đang làm việc sự phân bố lao động theo lãnh thổ, theo ngành, theo khu vực kinh tế… Trong quá trình phát triển của sản xuất đời sống xã hội, chất lượng nguồn lao động cũng không ngừng được tăng lên. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động bao gồm: tình trạng sức khăe của người lao động, chính sách giáo dục - đào tạo, chính sách tiền lương các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Như đã đề cập, lao động là quá trình tiêu dùng sức lao động, vậy quá trình đó chỉ có thể tiến hành khi đã được dựa trên những tiền đề vật chất phục vụ cho quá trình đó đầy đủ. Trên bình diện một nước hay một địa phương nào đó thì quá trình lao động của bộ phận dân cư có sức lao động lại được thể hiện ở số lượng việc làm. Việc làm là một phạm trù kinh tế - xã hội, là một chỉ tiêu cơ bản để xem xét, đánh giá sự tiến bộ hay lạc hậu của mỗi quốc gia trong một giai đoạn lịch sử nhất định. 1.1.1.2. Việc làm 9 Khi nghiên cứu quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Mác có đề cập đến việc l m nhà ưng chưa đưa ra khái niệm cụ thể về việc l m, nhà ư: "Sự tăng lên của bộ phận tư bản khả biến của tư bản, v do à đó sự tăng thêm số công nhân đã có việc l m, bao già cũng gắn liền với những biến động mạnh mẽ v ới việc sản xuất ra số nhân khẩu thừa tạm thời" [20, tr. 159]. Theo cách tiếp cận của C.Mác cho thấy giữa việc làm có liên quan mật thiết với lao động. Việc làm thể hiện mối quan hệ của con người với những nơi làm việc cụ thể mà đó lao động diễn ra, là điều kiện cần thiết nhằm thăa mãn nhu cầu xã hội về lao động, là hoạt động lao động của con người. Dưới góc độ kinh tế, việc làm thể hiện mối tương quan giữa các yếu tố con người và yếu tố vật chất hay giữa sức lao động tư liệu sản xuất trong quá trình sản xuất vật chất. Có nhiều cách quan niệm khác nhau về việc làm, song xét cho cùng thực chất của việc làm là sự kết hợp sức lao động của con người với tư liệu sản xuất. Ở Việt Nam trước đây, trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp, người lao động được coi là có việc làm được xã hội thừa nhận, trân trọng là người làm việc trong thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa (quốc doanh, tập thể). Theo cơ chế đó, xã hội không thừa nhận việc làm ở các thành phần kinh tế khác cũng không thừa nhận có hiện tượng thiếu việc làm, thất nghiệp… Từ khi Đảng ta tiến hành công cuộc đổi mới đất nước đến nay, quan niệm về việc làm đã được nhìn nhận đúng đắn khoa học. Điều 13, Chương II Bộ luật lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ rõ: "Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm" [3, tr. 42]. Với khái niệm này, các hoạt động lao động sau đây được xác định là việc làm, bao gồm: 10 [...]... của đất nước; tạo mở nhiều việc làm, tăng thêm thu nhập, cải thiện nâng cao đời sống cho người lao động 1.3 MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM NƯỚC NGOÀI TRONG NƯỚC 36 Trên thế giới, vấn đề giải quyết việc làm mỗi quốc gia có hướng đi không giống nhau Trong khuôn khổ của bản luận văn này, tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu kinh nghiệm giải quyết việc làm của Nhật Bản Trung Quốc, không... về việc làm chưa được tập trung, chỉ đạo còn phân tán Quỹ quốc gia về việc làm còn nhỏ bé chưa được đầu tư đúng mức - Quản lý nhà nước về lao động việc làm còn nhiều bất cập, năng lực hoạch định chính sách điều hành thực thi chính sách về lao động việc làm còn nhiều hạn chế, qua nhiều khâu trung gian, thiếu sự kiểm tra giám sát chặt chẽ 1.1.3 Ý nghĩa của vấn đề giải quyết việc làm 20 Việc. .. những vấn đề cấp bách nhất; bởi vì giải quyết có hiệu quả vấn đề việc làm là cơ sở để thực hiện tiến bộ công bằng xã hội, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh bền vững Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta xác định: "Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp... năng lao động, giải quyết việc làm cho nhiều người lao động các thành phần kinh tế khác nhau; mặt khác còn ngăn chặn những việc làm trái với quy định dễ nảy sinh trong sản xuất kinh doanh Từ khái niệm việc làm, có thể làm rõ hơn một số khái niệm dẫn suất như: người có việc làm, thiếu việc làm * Người có việc làm Đối với nước ta, người có việc làm là những người từ đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân... nhân toàn xã hội tạo mở nhiều việc làm cho người lao động Điều đó được Bộ luật lao động quy định rõ ràng: "Giải quyết việc làm, đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp của toàn xã hội" [3, tr 142] Như vậy, với quan niệm trên đã làm cho nội dung của việc làm được mở rộng, tạo tiền đề để giải phóng tiềm năng lao động, giải. .. động lao động hợp pháp như các công việc nội trợ, chăm sóc con, cháu trong gia đình… đều được coi là việc làm Khái niệm trên làm cho nội dung của việc làm được mở rộng tạo ra khả năng to lớn giải phóng tiềm năng lao động, giải quyết việc làm cho nhiều người Điều đó được thể hiện chỗ: - Thứ nhất, thị trường lao động được mở rộng tới tất cả các thành phần kinh tế, trong mọi hình thức cấp độ của tổ... về việc: người lao động có khả năng làm việc, mong muốn làm việc nhưng không được làm việc Samuelson - nhà kinh tế học của trường phái hiện đại cho rằng: "Thất nghiệp là những người không có việc làm, nhưng đang chờ để trở lại việc làm hoặc đang tích cực tìm việc làm" [32, tr 271] Như vậy, thất nghiệp (không có việc làm) là hiện tượng người lao động bị mất việc làm hay là sự tách rời sức lao động khỏi... giàu có hay nghèo đói của mỗi quốc gia, đặc biệt là có ảnh hưởng lớn đến vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động Lịch sử phát triển của nhân loại cho thấy: quốc gia nào hoặc vùng nào có điều kiện thiên nhiên thuận lợi, tài nguyên phong phú thì nơi đó có điều kiện thuận lợi hơn đối với vấn đề giải quyết việc làm cơ cấu việc làm những nơi này cũng phong phú đa dạng hơn so với những nơi... tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động, đáp ứng nguyện vọng chính đáng yêu cầu bức xúc của nhân dân 1.2.5 Chính sách giải quyết việc làm của Đảng Nhà nước 29 Để giải quyết việc làm, vấn đề quan trọng hàng đầu là Nhà nước phải tạo ra các điều kiện thuận lợi để người lao động có thể tự tạo việc làm thông qua những chính sách kinh tế - xã hội cụ thể Các chính sách tác động đến việc làm có nhiều... chính đáng yêu cầu bức xúc của nhân dân" [10, tr 210] 1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG, GIẢM VIỆC LÀM 1.2.1 Dân số cơ cấu dân số Số lượng, tốc độ gia tăng cơ cấu dân số có ảnh hưởng lớn tới nguồn lao động vấn đề giải quyết việc làm của mỗi quốc gia Dân số, lao động việc làm là những vấn đề có liên quan mật thiết với nhau; xem xét mức độ biến động dân số những năm gần đây nước ta, . các giải pháp đồng bộ, hữu hiệu cho giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình. Như vậy, việc nghiên cứu đề tài " ;Giải quyết việc làm ở Thái Bình: thực trạng. đề t ià Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề giải quyết việc làm, phân tích thực trạng việc làm ở Thái Bình, đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu

Ngày đăng: 18/03/2014, 08:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.3: Tỷ lệ tăng dân số của Thái Bình qua các năm - Giải quyết việc làm ở thái bình thực trạng và giải pháp
Bảng 2.3 Tỷ lệ tăng dân số của Thái Bình qua các năm (Trang 60)
Bảng 2.9: So sánh lao động l m vi à ệc theo th nh ph à ần kinh tế - Giải quyết việc làm ở thái bình thực trạng và giải pháp
Bảng 2.9 So sánh lao động l m vi à ệc theo th nh ph à ần kinh tế (Trang 77)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w