°' LÀNG-'KHẮC NAM 10103140 MỘT SỐ VẤN ĐỂ LÝ LUẬN _ QUAN HỆ QUỐC TẾ
DUO! GOC NHIN LICH SU
(SACH THAM KHAO)
Một số vấn để lý
’
HNN Ï NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
Trang 2Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam Hoàng Khắc Nam
Trang 3HOÀNG KHẮC NAM
MỘT SỐ
VAN DE LY LUAN QUAN HE QUOC TE
DUO! GOC NHIN LICH SU
(SACH THAM KHAO)
NHÀ XUÁT BẢN CHÍNH TRỊ QUÓC GIA - SU THAT
Trang 4BANG CHU DAN TU VIET TAT Từ viết tắt ABM ANZCERTA APEC ASEAN AU CACM CARE CARICOM CIA ‘COP ECOSOC ECOWAS/CEAO EEC EU FIFA GATT IGO IME INTERPOL IOC IPCC ITO LTBT MERCOSUR Tén day du Tên lửa phòng thủ Hiệp định quan hệ kinh tế gần gũi Oxtraylia - Niu Dilan Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Liên minh châu Phi
Thị trường chung Trung Mỹ
Tổ chức nhân đạo và hỗ trợ phát triển quốc tế
Cộng đồng Caribê
Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ
Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc
Hội đồng kinh tế - xã hội :
Cộng đổng kinh tế các nước Tây Phi
Cộng đồng kinh tế châu Âu
Liên minh châu Âu _
Liên đoàn bóng đá thế giới
Hiệp định chung về thương mại và thuế quan
Tổ chức đa chính phủ Quỹ Tiển tệ quốc tế
Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế
Ủy ban Olympic quốc tế
Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu
Tổ chức Thương mại quốc tế
Hiệp định câm thử hạn chế
Trang 56 Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử MEN MNC NAFTA NATO NGO NMD NPT OAS OAU OECD OPEC Oxfam PLAN © PTA RTA SAARC SEV © TNC UDEAC UN UNCTAD | UNEP UNESCO WB 'ˆ WTO WWE
Quy chế tối huệ quốc
- Công ty đa quốc gia
Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
Tổ chức phi chính phủ |
Chương trình phòng thủ tên lửa quốc gia_
Hiệp định chống phổ biến vũ khí hạt nhân Tổ chức các nước châu Mỹ
Tổ chức thống nhất châu Phi
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ
Ủy ban Oxford cứu trợ nạn đói
Tổ chức phi chính phủ quốc tế phát triển cộng đồng lấy trẻ em làm trung tâm
Hiệp định ưu đãi thương mại
Hiệp định thương mại khu vực
Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á
Hội đồng tương trợ kinh tế Công ty xuyên quốc gia
Liên minh kinh tế và thuế quan Trung Phi Liên hợp quốc
Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển
Chương trình môi trường của Liên hợp quốc
'Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
của Liên hợp quốc Ngân hàng Thế giới
Tổ chức Thương mại thế giới
Trang 6LỮI NHÀ XUẤT BẢN
Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, quan hệ quốc tế đóng vai trò quan trọng, thúc đẩy sự hợp tác cùng phát triển cũng như cùng giải quyết các vấn để quốc tế đa
-dạng và phức tạp giữa các chủ thể quan hệ quốc tế trên toàn
thế giới
Quan hệ quốc tế là một ngành nghiên cứu về ngoại giao
và các vấn để toàn cầu giữa các nước thông qua các hệ thống quốc tế hay chủ thể quan hệ quốc tế, bao gổm các quốc gia,
tổ chức đa chính phủ (IGO), tổ chức phi chính phủ (NGỌ),
các công ty xuyên quốc gia (TNC) - đa quốc gia (MNC), Đối với các quốc gia, hệ thống quốc tế chính là một trong
những cơ sở hoạch định chính sách đối ngoại Đó cũng là điều
kiện bên ngoài quy định thuận lợi và khó khăn cho các chủ thể khi tham gia vào quan hệ quốc tế Đối với Việt Nam - một chủ _ thể tham gia tích cực trong hệ thống quốc tế và có ảnh hưởng ngày càng tăng trong khu vực, thì việc tìm hiểu hệ thống quốc tế giúp chúng ta có thể hiểu thêm môi trường quan hệ quốc tế và những tác động của nó mà nước ta phải tính đến trong
hoạch định chính sách đối ngoại và quá trình hội nhập quốc
Trang 78 Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử
Cuốn sách Một số uấn dé ly luận quan hệ quốc tế dưới sóc nhìn lịch sử của PGS TS Hoàng Khắc Nam tập trung bàn về quan hệ quốc tế trên phương diện lý thuyết, xác định các xu hướng vận động trong quan hệ quốc tế, tìm hiểu
những điểu kiện chỉ phối s sự tương tác giữa các chủ thể, dự báo hành vi và phản ứng của chúng trong quan hệ quốc tế, Cuốn sách cũng phân tích một số vẫn để lý luận cơ bản về ‘he
thống quốc tế, như tìm hiểu nhận thức về hệ thống quốc tế, các yếu tố tạo nên hệ thống quốc tế và khái niệm hệ thống quốc tế, trình bày các khái niệm về quyển lực, lý thuyết quyển lực, chạy đua vũ trang, nguyên nhân chiến tranh, quản trị toàn cầu, Đồng thời, một số lý thuyết và khái niệm
mới mẻ như chính trị xanh, lý thuyết phụ thuộc, phân định
khu vực, cũng được tác giả phân tích bằng lập luận sắc bén,
như một sự gợi mở cho độc giả suy ngẫm về sự biến đổi
không ngừng của thế giới tồn cầu hóa hơm nay
Nội dung cuốn sách tập trung luận giải về một số vấn để khá phức tạp và đang được tiếp tục nghiên cứu nên khó
tránh khỏi hạn chế Để bạn đọc thuận tiện theo đối, chúng tôi
cố giữ nguyên các luận giải của tác giả và coi đây la quan
điểm riêng Rất mong được bạn đọc góp ý và xin giới thiệu
cuốn sách cùng bạn đọc
“Tháng 10 năm 2014
Trang 8CHINH TRI XANH - MỘT CÁCH TIẾP CẬN
TRONG QUAN HE QUOC TE
Môi trường là những điều kiện vật chất bao quanh và nằm trong địa cầu Các nhận thức về vấn để môi trường
đã tổn tại từ lâu nhưng rất ít ỏi và không đi vào cuộc sống
Chúng chỉ bắt đầu tăng từ lúc nhân loại bước vào thời đại
phát triển công nghiệp từ giữa thê kỷ XIX Tuy nhiên, cho
đến trước thời hiện đại, các quan niệm về vấn để môi
trường thường chỉ dừng lại ở mức độ ý tưởng và nằm trong một số công trình nghiên cứu là chính Chúng it
được biến thành hành động thực tiễn hay chính sách cụ
thể Chúng lại càng ít được liên hệ đến quan hệ quốc tế Chỉ đến khi con người điện kiến trực tiếp những hiểm họa môi trường thực sự trong nửa cuối thế kỷ XX thì vân để môi trường mới được nhận thức một cách nghiêm túc Cùng với đó là tính quốc tế của vấn để môi trường và sự liên quan giữa môi trường với quan hệ quốc tế mới được
tìm hiểu một cách sâu sắc hơn Chính điểu này đã dẫn
đến quá trình hình thành nên quan điểm của chính trị
Trang 910 Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử
Sau Chiến tranh lạnh, cùng với sự gia tăng của vấn đề môi trường cũng như sự phổ biên của nhận thức môi trường, chính trị xanh đã có sự phát triển đáng kể cả về lý luận lẫn
thực tiễn Hiện nay, chính trị xanh đã trở thành một lý
thuyết hay cách tiếp cận đáng chú ý trong nghiên cứu quan hệ quốc tế
CÁC LUẬN ĐIỂM CHÍNH CỦA CHÍNH TRỊ XANH
1 Về vấn đề chủ thể quan hệ quốc tế, các nhà chính trị
xanh ít để cập trực tiếp chủ để này nhưng qua các công
trình của họ, có thể hình dung ra quan niệm về chủ thể
quan hệ quốc tế của lý thuyết này Quốc gia vẫn tiếp tục là
chủ thể quan trọng trong quan hệ quốc tế nhưng vai trò có xu hướng suy giảm cùng với sự xói mòn chủ quyển quốc
gia Bên cạnh đó, vai trò chủ thể của các tổ chức quốc tế,
trong đó có các tổ chức phi chính phủ quốc tế, và phong trào xã hội sẽ tăng dân lên cùng với sự gia tăng của yêu cầu đối phó với vân để môi trường Tổ chức quốc tế với những quyển han do quốc gia nhường lại sẽ đóng vai trò phối hợp
nỗ lực bảo vệ môi trường Trong khi đó, phong trào xã hội
giúp nâng cao ý thức và trách nhiệm toàn cầu về môi trường chung cho công dân, đồng thời gây áp lực lên chính sách môi trường của các quốc gia và tổ chức quốc tế Như
vậy, quan điểm về chủ thể quan hệ quốc tế của chính trị
Trang 10Chính trị xanh - một cách tiếp cận trong quan hệ quốc tế mãi
thành chủ thể toàn cầu Theo các nhà chính trị xanh, sự xuất hiện của các chủ thể toàn cầu trong vân đề môi
trường thông qua sự hình thành và phát triển của quản trị
toàn cầu là hoàn toàn khả thi Và khi các chủ thể toàn cầu
đóng vai trò nổi trội thì quan hệ quốc tế sẽ thay đổi và tiên theo xu hướng đại đồng, hình thành nên cộng đồng toàn cầu Đây là quan điểm về tương lai thế giới có phần gần gũi với chủ nghia toan cau (globalism)
2 Môi trường trở thành một trong những động lực của nền chính trị toàn cầu Nếu lợi ích chính trị và kinh tế trước kia vốn là những động lực chính chỉ phối nên chính trị quốc tế thì nay sẽ phải tính thêm môi trường như một động lực bổ sung Sở dĩ như vậy là do môi trường đang đe dọa tới an ninh và phát triển vốn đểu là những lợi ích mang
tính sông còn, nên việc bảo vệ môi trường đã trở thành một
lợi ích lớn đổi với con người, quốc gia và thế giới Do sự đe doa cua vân để môi trường ngày càng cao nên lợi ích này cũng ngày càng quan trọng Và khi lợi ích môi trường ngày càng quan trọng thì nó cũng ngày càng có khả năng chỉ phối chính trị quốc tế Điều đó cũng có nghĩa, môi trường đang và sẽ ngày càng trở thành lợi ích cơ bản của quốc gia và con người Vì thế, mọi chính sách của quốc gia và hành
vi của con người sẽ ngày càng chịu chỉ phối, bị định hướng
và thúc đấy bởi lợi ích môi trường _
Đồng thời, do môi trường là vấn để toàn cầu với ảnh hưởng trên phạm vi toàn thế giới nên môi trường cũng sẽ
Trang 1112 - Mội số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử
dẫn đến yêu cầu khi phân tích quan hệ quốc tế và chính trị
quốc tế phải tính đến yếu tố môi trường Luận điểm này có tầm nhìn hướng đến tương lai khi cho rằng vai trò động lực của môi trường đối với nền chính trị toàn cầu sẽ ngày càng tăng trong tương lai Và nến chính trị đó sẽ có khả năng trở thành nến chính trị mơi trường tồn cầu
3 Vấn để môi trường dẫn đến sự thay đổi quyền lực
trong quan hệ quốc tế Sự thay đổi của quyển lực dưới tác động của vấn để môi trường điễn ra theo nhiều cách khác
nhau Thứ nøhất, giải quyết vấn đề môi trường được cho
rằng phải bằng phương thức hợp tác, trên cơ sở tự nguyện chứ không thể giải quyết bằng quyển lực Quyển lực vì thế sẽ ít ý nghĩa hơn trong mối quan hệ hợp tác về môi trường Thứ hai, giải quyết vấn để môi trường cần có sự tham gia của tất cả các quốc gia Quốc gia nào cũng có môi trường của mình vốn là một phần không tách rời khỏi môi: trường thế giới Trong việc giải quyết vân để môi trường, các nước dù lớn hay nhỏ, mạnh hay yêu đều cần có trách nhiệm và sự tham gia như nhau Vì thế, chúng đều có vị
thế như nhau trong vấn đề này Quan hệ quyền lực nước
lớn - nước nhỏ vì thế cũng trở nên ít ý nghĩa hơn trong van dé môi trường Hơn nữa, tình trạng xuống cấp môi trường hiện nay lại đang trầm trọng ở các nước đang phát triển và gây ảnh hưởng tiêu cực cho các nước phát triển Các nước phát triển cũng cẩn các nước đang phát triển cải
thiện điều kiện môi trường nhưng khó ép buộc bằng
Trang 12Chính trị xanh - một cách tiếp cận trong quan hệ quốc tế 13
của các nước nhỏ cũng ngày càng được tính đến nhiều hon, ít nhât trong vấn để môi trường! Thứ ba, để giải
quyết vân để môi trường, cần thiết lập các thể chế hợp tác
quốc tế với những thấm quyển có hiệu lực Các quốc gia sẽ phải nhường quyển hạn nhất định của mình cho các thể chế này để tạo ra một thứ quyển lực mới trong quan hệ quốc tế tựa như “người quyển uy xanh” (Green Leviathan) theo cách dùng chữ của Thomas Hobbes Đó là thứ “quyển lực tập trung để khắc phục sự tàn phá của cạnh
tranh kinh tế “tự nhiên““? Yêu cầu về thứ "quyển lực
xanh" cho các thể chế môi trường quốc tế ngày càng tang do yêu cẩu bức bách của hợp tác quốc tế nhằm giải quyết vấn để môi trường Xu hướng này vì thế cũng sẽ khiến quyển lực quốc gia trong quan hệ quốc tế bị giảm “đất dụng võ”
1 Khơng Ít trường hợp các nước này đã thành công trong quan
hệ với nước lớn Trong Chiến tranh lạnh, khi cuộc chạy đua vũ
trang hạt nhân giữa các cường quốc bắt đầu trở nên quyết liệt, yêu cầu ngăn chặn tác hại phóng xạ cho môi trường của các nước Thế
giới thứ ba đã góp phan đáng kể dẫn đến việc kiểm soát vũ khí hạt
nhân đầu tiên năm 1963 - Hiệp ước cấm thử hạn ché (Limited Test Ban Treaty) với nội dụng cấm thử vũ khí hạt nhân trong khí quyển
Hay trong các kết quả của Hội nghị Rio de Janeiro năm 1992, các
- nước đang phát triển đã giành được những thoả hiệp từ phía các nước công nghiệp phát triển trong vấn đề khai thác rừng
2 Jill Steans: & Lloyd Pettiford, Introduction to International
Trang 1314 Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử
4 Chủ quyền quốc gia bị xói mòn bởi tác động xuyên quốc gia của vấn đề môi trường Do tính chung nhất của môi trường nên những vẫn đề môi trường trong nước sẽ ảnh hưởng đến lợi ích môi trường và phát triển của các nước khác Điều này khiến cho các nước không thể muốn làm gì thì làm đối với môi trường trong khu vực nước mình Điều đó có nghĩa là các nước sẽ ngày càng không thể thực thi chủ quyền của mình một cách đẩy đủ trên lãnh thổ của mình, ít nhất trong vân để môi
trường Điểu này hiện nay đã diễn ra trong thực tế
Chính sách môi trường của nhiều quốc gia trên thế giới đều đã được xây dựng trên cơ sở tính đến lợi ích môi
trường của nước khác Một số quốc gia và các nhà chính
trị xanh còn đi xa hơn khi khuyến nghị về quyển can thiệp sinh thái, tức là quyển can thiệp từ bên ngoài đối với sự vi phạm môi trường trong nước! Nếu điều này điễn ra thì chủ quyển quốc gia còn bị xói mòn nữa Ngoài
ra, còn những nguyên nhân khác cũng dẫn đến sự xói mòn chủ quyển quốc gia trong vấn để môi trường như sự
xuất hiện các thể chế quốc tế và toàn cầu trong lĩnh vực
1 Ví dụ, Hội nghị Hague về môi trường năm 1989 đã để cập
quyền can thiệp về sinh thái Ngay cả trong một tổ chức vốn tuân
thủ triệt để nguyên tắc không can thiệp nội bộ như ASEAN cũng
đã từng xuất hiện để nghị kiểu này Đó là để nghị về nguyên tắc
Trang 14Chính trị xanh - một cách tiếp cận trong quan hệ quốc tế 15
môi trường sẽ khiến các quốc gia phải nhượng lại một phần chủ quyền của mình để các thể chế này có thể hoạt
động một cách có hiệu lực
Tuy nhiên, trong vấn đề này, các nhà chính trị xanh
vẫn còn tranh luận và có quan điểm hai chiểu về vai trò
của quốc gia Nhiều người phản đối mô hình để cao vai
trò quốc gia của chủ nghĩa hiện thực khi cho rằng chủ
quyển quốc gia tuyệt đối chính là nguyên nhân gây ra vân
để môi trường Đối với một số người khác, quốc gia vẫn
cần thiết để để ra chính sách môi trường và chính sách đối
ngoại phù hợp cho dù vai trò của nó có bị suy giảm trong nển chính trị môi trường Nhận định trong Dự án về môi trường, dân số va an ninh (Project on Environment,
PopulaHon and Security) cũng đáng chú ý khi cho rằng sự khan hiếm tài nguyên môi trường sẽ làm tăng nhu cầu của xã hội đối với quốc gia trong khi đồng thời cũng làm giảm khả năng của quốc gia đáp ứng các nhu cầu đó!
5 Môi trường là một nguồn của xung đột trong quan
hệ quốc tế Việc môi:trường là một nguồn của xung đột
quốc tế được thể hiện trên ba phương diện chính: môi trường là đối tượng tranh chấp trong các xung đột quốc tế, sự xuống cấp môi trường làm tăng nguy: cơ xung đột trong quan hệ quốc tế, và những xung đột quốc tế mới trong việc giải quyết vấn để môi trường
1 Jill Steans & Lloyd Pettiford, Introduction to International
Trang 1516 Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử
Trên phương diện đầu tiên, xung đột với các đối
tượng tranh chấp thuộc về môi trường đã diễn ra từ lâu
trong lịch sử trên khắp thế giới Các cuộc xung đột này diễn ra nhằm tranh giành những lợi ích từ môi trường như đất đai, tài nguyên, nguồn nước! và đại dương Sự phân bố không đều tài nguyên môi trường là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng xung đột này trong
lịch sử Trên phương diện thứ hai, sự xuống cấp môi
trường góp phần làm tăng thêm khả năng xung đột trong quan hệ quốc tế Trong vân để này, nguy cơ cạn kiệt tài
1 Có thể nêu một số ví dụ về tranh chấp nguồn nước như sau:
tình trạng bất ổn kéo dài ở Trung Đông và Bắc Phi có một trong
những nguyên nhân là cuộc tranh chấp nguổn nước kéo dài trong
lịch sử giữa các quốc gia trong vùng bữaen và các nước Arập
tranh chấp với nhau về con sông Gioócđan Cuộc tranh chấp về
nguồn nước năm 1965-1966 là một trong những nguyên nhân gây
căng thẳng va gop phan dẫn đến chiến tranh Ixraen-Arập năm
1967 Mâu thuẫn giữa Palextin và Ixraen cũng sâu sắc thêm bởi
Ixraen đã bơm và sử dụng nước ngầm gấp năm lẩn so với người
Palextin trong vùng đất khô cằn như vậy Hay một loạt ví du khác: tranh chấp giữa Xuđăng và Ai Cập về sông Nil; Mali và Xénégan tranh nhau con sông Xênêgan; tranh chấp nguồn nước giữa Mali và Buốckina Phaxô, giữa Hungøgari và Xlôvakia Sự tranh chấp nay
còn liên quan đến việc sử dụng nước giữa quốc gia đầu nguồn và hạ nguồn Sự tranh chấp giữa Thổ Nhĩ Kỳ - Xyri - lrắc về khai thác
sông Ecephrates và Tigris cũng là một ví dụ điển hình khi Thổ Nhĩ
Kỳ triển khai dự án Đại Anatolia xây dựng một nhà máy thủy điện
lớn và các đập chắn trên sông Ecephrates để tưới tiêu đã gây thiếu
Trang 16Chính trị xanh - một cách tiếp cận trong quan hệ quốc tế 17
nguyên, đặc biệt là năng lượng có thể là nguyên nhân quan trọng dẫn đến xung đột trong tương lai Khi nguy cơ „ cạn kiệt chưa xảy ra, chỉ sự phân bố tài nguyên không đều
cũng đã dẫn đến vô vàn cuộc xưng đột Khi tài nguyên trở
nên khan hiếm, sự cạnh tranh sẽ tăng lên, xung đột sẽ xảy
ra nhiều hơn và thậm chí là trên quy mơ tồn cầu 1 Một số
người theo chủ nghĩa tương lai đã chỉ ra rằng “sự đổ vỡ
của môi trường tới giữa thế kỷ XXI sẽ dẫn đến các cấp độ
1 Nguy cơ xung đột tăng lên ở đại dương là ví dụ điển hình Nhu cẩu an ninh và phát triển đã khiến lợi ích quốc gia ngày càng
được mở rộng ra bên ngoài biên giới quốc gia Quan hệ đối ngoại của quốc gia ngày càng tiến ra đại đương Và xung đột liên quan
đến đại dương cũng vì thế mà tăng lên Bên cạnh đó, sự xuống cấp
môi trường cũng đang đóng vai trò là nguồn xung đột của đại dương Do nguy cơ cạn kiệt tài nguyên trên đất liền, do hệ sinh thái ven bờ bị suy giảm, các quốc gia ngày càng tiến ra xa đại dương để khai thác tài nguyên biển và đáy biển Vì thế, các tranh
chấp liên quan đến hải phận và tài nguyên biển cũng tăng lên trong quan hệ quốc tế Mặc dù lãnh hải rổi vùng đặc quyển kinh tế trên biển đã dần được xác định, nhưng tranh chấp không vì thế mà giảm đi Tình trạng tranh chấp hải phận giữa các quốc gia vẫn phổ biến trên thế giới Vấn để xâm phạm quyển lợi kinh tế giữa ngự
dân các nước không còn là chuyện hiếm Sự tranh giành lãnh hải và quyển khai thác biển ngày càng trở thành vân để lớn trong quan
hệ quốc tế dù đã có Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm
1982 Nguy cơ xung đột đặc biệt cao ở những vùng biển có tiểm
năng dầu mỏ Nhiều vấn để chưa được giải quyết như xác định đường cơ sở, vùng chổng lấn, quyển khai thác vùng biển quốc tế, nhu cẩu đối với tài nguyên biển, vấn để khai thác dầu mỏ ngoài
Trang 1718 Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử
II
xung đột ác mộng”! Đây chính là hàm ý về cuộc chiến
tranh giành tài nguyên môi trường trong tương lai Trên
phương diện thứ ba, trong quá trình hợp tác quốc tế giải quyết vấn để môi trường, đã bộc lộ các mâu thuẫn và
xung đột không hể nhỏ Đó là các mâu thuẫn về trách
nhiệm và quyển lợi giữa các nước, mâu thuẫn về cách thức giải quyết và cách tính toán, mâu thuẫn về khả năng
can thiệp sinh thái, ?
Đó là chưa kể sự suy thối mơi trường cũng là nguyên nhân gián tiếp của những hình thức xung đột quốc tế
khác Ví dụ, tình trạng đất đai bạc màu, nguồn nước ô
nhiễm và hệ sinh vật bị giảm sút thường là nguyên nhân
của tình trạng đói nghèo và hiện tượng đi cư ở một số nơi
trên thế giới Nếu đói nghèo đang đóng góp chính cho mâu thuẫn Bắc - Nam và làm tăng nguy cơ tranh đoạt tài nguyên môi trường thì hiện tượng di cư dễ gây ra xung đột giữa quốc gia xuất cư và quốc gia nhập cứ, giữa cư dân bản địa với cư dân nhập cư Những vấn để và nguy cơ
nêu trên cho thấy, vai trò là nguồn xung đột của vân đề
1 Conway Henderson, International Relations: Conflict and Cooperation at the Turn of the 21st Century, McGraw-Hill, Singapore,
1997 Bản dịch của Khoa Quốc tế học, Trường Dai hoc Khoa học xã hội và nhân văn, t.2, tr 126
2 Có thể thấy một ví dụ về điều này qua các mâu thuẫn và tranh
cãi tại 19 kỳ họp của Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc
(COP) với lần gần đây nhất là COP tại Warsaw (Ba Lan) vẫn chưa
Trang 18Chính trị xanh - một cách tiếp cận trong quan hệ quốc tế 19
môi trường là một thách thức không nhỏ đổi với quan hệ quốc tế và tương lai của nhân loại
6 Sự xuống cấp môi trường đã làm sâu sắc thêm sự chênh lệch Bắc - Nam và theo đó là mâu thuẫn giữa hai
nhóm nước này Những tranh cãi về môi trường giữa hai nhóm nước này đã tăng lên cùng với sự nổi lên của vân để môi trường Cả hai nhóm nước đều quy lỗi cho nhau và đòi nhóm kia phải chịu trách nhiệm Các nước phương Bắc phê phán các nước phương Nam về việc khai thác tài
nguyên bừa bãi, gây hủy hoại môi trường nghiêm trọng
Các nước phương Nam chỉ trích phương Bắc về các hoạt
động công nghiệp gây ô nhiễm, sự nóng lên của Trái đất
và chủ nghĩa tiêu dùng thái quá của họ Các nước phương Nam không thể ngừng khai thác tài nguyên bởi đó là lợi thế so sánh của họ và bị bức bách phải thu hẹp khoảng
cách phát triển Các nước phương Bắc cũng không thể
ngừng phát triển công nghiệp bởi như cầu không ngừng nâng cao tiêu chuẩn sống, và ngừng phát triển cũng có nghĩa là sụp đổ Các nước phương Bắc nêu lên quyển can thiệp về sinh thái Những nước phương Nam tố cáo chủ nghĩa thực dân sinh thái của các nước công nghiệp
phương Bắc Cả hai theo đuổi những chiến lược riêng rẽ
và cùng làm tổn hại tới môi trường trong khi vẫn tiếp tục chỉ trích lẫn nhau Mâu thuẫn Bắc - Nam vì thế mà tiếp tục sâu sắc thêm cùng với sự xuống cấp của môi trường
Trang 1920 Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử
nhau đã làm sâu sắc thêm sự bất đồng này Tình trạng xuống cấp môi trường đang đóng góp cho sự chia rẽ Bắc- Nam - sự chia rẽ có thể là lớn nhất trong quan hệ quốc tế thế kỷ XXI Đây là quan điểm có sự chia sẻ nhất định với chủ nghĩa mácxít mới
7 Môi trường giúp phổ biến ý thức về những giá trị
chung của nhân loại hay toan cau (global value) va tix dé giúp hình thành cộng đồng toàn cầu (global community) và cơng dân tồn cầu (giobal cifizen) Khi nguy cơ môi trường đang đe dọa cả thế giới, con người càng ý thức sâu sắc hơn về cái chung của nhân loại Điểu này được
quy định bởi một số lý do sau Thứ nhất, Trái đất là ngôi
nhà chụng, môi trường là của chung và đó là không gian sống duy nhất của nhân loại Thế giới quan này đang đưa con người vượt khỏi khuôn khổ và giá trị quốc gia -
dân tộc Lời tuyên bố “Đất nước của chúng ta, đó là hành
tinh nay” cua Hội nghị Hague về môi trường năm 1989 chính là tuyên ngôn cho ý tưởng đó Thứ hai, trong mối
tương tác và sự phụ thuộc vào môi trường, con người
ngày càng có ý thức rằng nhân loại là một trước môi trường, rằng sự hòa hợp giữa con người sẽ giúp đem lại sự hòa hợp với tự nhiên Nhân sinh quan này đang giúp
con người trở nên gần gũi với nhau hơn và đễ chia sẻ với
nhau hơn Nhân sinh quan này cũng tạo điều kiện cho sự
Trang 20Chính trị xanh - một cách tiếp cận trong quan hệ quốc tế 21
chung có tác dụng đưa các quan hệ riêng rẽ vào trong cùng một hướng chưng, làm nên tính hướng đích của cả hệ thống Thứ tư, vấn để môi trường cũng được cho rằng
sẽ tạo ra cái gọi là đạo đức sinh thai (ecological ethics) Dao
đức sinh thái được kỳ vọng sẽ ngày càng phổ biến trên phạm vi toàn cầu và làm tăng giá trị và chuẩn mực ứng
xử chung với môi trường, từ đó đóng góp cho sự hình
thành cộng đồng toàn cầu
Theo các nhà chính trị xanh và những người trong phong trào môi trường, các giá trị toàn cầu này sẽ ngày càng tăng và tử đó làm tăng ý thức về Trái đất là ngơi làng
tồn cẩu và sự hình thành các cơng dân tồn cầu Từ đó,
chính trị xanh đã phê phán sự khuyến khích chủ nghĩa địa phương và tư tưởng cục bộ Tuy nhiên, điểu đó không có nghĩa là họ phản đổi cộng đồng địa phương và sự đa
dạng Chính các nhà chính trị xanh là những người chủ
trương ủng hộ sự đa dạng văn hóa và mưu tìm cộng đồng toàn cầu của các cộng đổng địa phương, trong đó cá nhân
là thành viên của một cộng đổng phụ thuộc lẫn nhau Và
rằng Trái đất được tạo bởi những khu vực sinh học gắn kết với nhau Về mặt dân tộc, Trái đất là một vùng đa dạng, một nhân loại đa dang}
8 Môi trường đang làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau
giữa các quốc gia Thứ nhất, việc cùng phụ thuộc vào một
Trang 21
22 Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử
môi trường chung khiến các quốc gia phải tương tác với nhau Không một quốc gia nào phát triển được mà chỉ dựa vào mỗi môi trường quốc gia Quốc gia ngày càng có nhiều lợi ích liên quan đên mơi trường bên ngồi biên giới và buộc phải hướng ngoại nhiều hơn Diéu này làm tang sự 6hụ thuộc lẫn nhau giữa các nước trong quá trình phát
triển của mình Thứ hzï, nguy cơ môi trường khiến số phận
của chúng phụ thuộc vào nhau nhiều hơn Các quốc gia buộc phải tương tác với nhau để cùng đối phó bởi nhiều nguyên nhân môi trường xuất phát từ bên ngoài Không chỉ có vậy, các quốc gia cũng đang phải chịu áp lực ngày càng tăng từ bên ngoài trong những vấn để liên quan đến
môi trường 1h ba, sự phụ thuộc này tăng lên bởi nhận
thức về tính chung của môi trường và nhân loại như trên đã đề cập Con người có thể nhất trí với nhau về sự phụ
thuộc lẫn nhau trong vấn để môi trường dễ dàng hơn
nhiều lĩnh vực khác Thứ #z, việc ngày càng xuất hiện
nhiều chủ thể phi quốc gia trong lĩnh vực môi trường đã làm quan hệ quốc tế trở nên giằng chéo, đan xen chặt chẽ với nhau Và vì thế, đối tượng liên quan, kênh quan hệ và mức độ tương tác giữa các chủ thể cũng tăng lên, tạo
thành một hệ thống đa diện, đa tầng Kết quả là sự phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng cũng phức tạp và sâu sắc hơn
Thứ năm, bởi sự tương tác chặt chế giữa kinh tế và chính
trị với môi trường, sự phụ thuộc lẫn nhau trong nền
chính trị - kinh tế quốc tế đang góp phần làm tăng sự phụ
Trang 22Chính trị xanh - một cách tiếp cận trong quan hệ quốc tế 23
các khía cạnh chính trị và kinh tế của môi trường, vân để
môi trường cũng đang góp phần làm sâu sắc thêm sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và chính trị giữa các quốc gia
9, Môi trường giúp làm tăng hợp tác quốc tế Điều này do bản chất khách quan của môi trường quy định Môi trường là một và không thể chia cắt Bởi tính chỉnh
thể của hệ thống môi trường, sự tổn hại môi trường ở
quốc gia này cũng gây ảnh hưởng sang quốc gia khác nên van để môi trường ngày càng không còn là vấn để riêng Và rằng, việc giải quyết vấn để môi trường sẽ không thể
thực hiện được nếu không có hợp tác quốc tế
Bên cạnh yếu tố này, môi trường còn làm tăng hợp tác quốc tế bởi tác động từ sự phụ thuộc lẫn nhau và sự hình thành các giá trị chung mang tính toàn cầu Trong sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng, con đường tương tác thích hợp nhất giữa các quốc gia chính là hợp tác Khi đã phụ thuộc vào nhau, hợp tác có thể giúp hai bên cùng được, trong khi không hợp tác chắc chắn cả hai bên cùng mất Đồng thời, hợp tác trong lĩnh vực môi trường sẽ thúc đẩy hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khác, tạo bầu không khí thuận lợi cho môi trường hợp tác quốc tế nói chung Trong khi đó, sự phổ biến các giá trị chung đang tạo điểu kiện cho sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia, sự xích lại gần nhau giữa các dân tộc Các giá trị chung này đang góp
phân tác động thuận lợi cho cơ sở chủ quan của hợp tác
Trang 2324 Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử
môi trường hơn nhiều lĩnh vực khác Chúng ta cũng đang chứng kiến sự chia sẻ các giá trị chung về môi trường qua
các hội nghị toàn cầu và các hiệp định trong lĩnh vực này
Các công ước, hiệp định quốc tế về môi trường ra đời từ đầu thế kỷ XIX và số lượng đã lên tới hơn 170 tính đến cuối thế kỷ XXI
10 Môi trường và vấn để công bằng xã hội trong quan hệ quốc tế Sự tác động về vẫn để này diễn ra theo hai hướng Thứ nhất, bất bình đẳng được coi là một trong
những nguyên nhân dẫn đến vấn để môi trường khi bất bình đẳng dẫn đến nghèo đói, nghèo đói dẫn đến như cầu
khai thác môi trường để phát triển Kết quả là vấn để môi trường thường xấu đi nhanh chóng ở các nước kém phát triển Vì kém phát triển nên những nước này lại càng không muốn hy sinh lợi ích phát triển cho lợi ích môi trường Như vậy, có sự gần gũi với quan điểm của chủ
nghĩa mácxít mới, chính trị xanh coi bất bình đẳng xã hội
là một nguyên nhân dẫn đến sự suy thối của mơi trường Điểu đó cũng có nghĩa là muốn khắc phục vấn để môi
trường thì cần phải giải quyết tình trạng bất bình đẳng xã
hội cả trong nước lẫn trong quan hệ quốc tế Thứ hai, sự
tổn tại vấn để môi trường cũng đem lại cơ hội cho sự bình
đẳng hơn trong quan hệ quốc tế Quốc gia dù lớn hay nhỏ thì đều là những phần của môi trường thế giới Giải quyết
Trang 24
Chính trị xanh - một cách tiếp cận trong quan hệ quốc tế 25
vân để môi trường không thể bỏ qua bất kỳ quốc gia nào Điều đó có nghĩa là quốc gia nào cũng có quyển lợi và nghĩa vụ đổi với môi trường Quốc gia nào cũng có vai trò
và vị trí nhất định trong nỗ lực chung này Sự phụ thuộc
lẫn nhau giữa các quốc gia trong lĩnh vực môi trường không bất tương xứng quá nhiều như trong kinh tế và chính trị Hơn nữa, khi môi trường đang ngày càng trở thành nghĩa vụ quốc gia và trách nhiệm quốc tế, khía cạnh môi trường đang tạo thêm tính hợp pháp trong các nỗ lực
của các nước nhỏ trong việc giải quyết mâu thuẫn Bắc -
Nam Diéu này làm cho các nước nhỏ có thêm cơ hội cải
thiện vị thế quốc tế của mình trong lĩnh vực chính trị và
kinh tế thông qua vấn để môi trường
11 Chính trị xanh chủ trương giải quyết các vấn đề
chính trị môi trường theo phương thức phi bạo lực Môi
trường cũng đem lại điều kiện thuận lợi cho hợp tác khi làm tăng cơ hội sử dụng công cụ ngoại giao hơn là bạo
lực Tính chưng nhất và không thể chia sẻ của môi trường làm cho việc giải quyết vấn để này chỉ có thể trên cơ sở
hợp tác Xung đột và bạo lực dễ làm tăng thêm sự chia rẽ,
lòng hận thù và làm giảm cơ hội giải quyết vấn để môi
trường Ngoại giao chính là công cụ thích hợp để thúc đẩy
Trang 2526 Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử
dễ chấp nhận hơn so với nhiều công cụ quan hệ quốc tế
khác Ngoài ra, vai trò của ngoại giao cũng cẩn thiết cho môi trường khi nó giúp duy trì hòa bình và ổn định như điều kiện cần thiết để giải quyết vấn để môi trường
Như vậy, vấn đề môi trường làm tăng cơ hội sử dụng
các phương thức phi bạo lực trong quan hệ quốc tế Đến
lượt mình, việc sử dụng phổ biến các phương thức phi bạo lực và công cụ ngoại giao lại giúp tạo bầu không khí thuận lợi và làm tăng cơ hội hợp tác Ngoại giao đang đem lại nỗ lực hợp tác từ song phương tới đa phương, từ khu vực tới toàn cầu trước nguy cơ xuống cấp của môi trường Sự xuất hiện nến ngoại giao xanh là một minh chứng cho thấy điều này!
12 Môi trường giúp hình thành những thể chế quốc
tế trong lĩnh vực này Sự phụ thuộc lẫn nhau và yêu cầu
hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường đang dẫn đến
diéu đó Các thể chế quốc tế sẽ góp phần tạo ra khuôn khổ, mục tiêu, nguyên tắc cho sự hợp tác quốc tế trong van để môi trường Các thể chế này còn là nơi điểu hòa tranh chấp và giải quyết bât đồng, nơi tập trung ý chí hợp tác chính trị quốc gia, nơi phối hợp khả năng khoa học và
1 Ví dụ điển hình là Kế hoạch Địa Trung Hải Đó là sự hợp tác về môi trường giữa các nước có chế độ chính trị, văn hóa và trình
độ phát triển kinh tế khác nhau như Pháp và Italia - là những nước
phát triển với nền dân chủ kiểu phương Tây; Angiêri và Ai Cập là
những nước đang phát triển với nền văn hóa Hổi giáo; còn Anbani
Trang 26Chính trị xanh - một cách tiếp cận trong quan hệ quốc tế 27
kinh tế của các nước trong công cuộc bảo vệ môi trường thế giới Ngoài ra, sự tổn tại và phát triển của các thể chế cũng đang góp phần nâng cao nhận thức chung, hình thành giá trị chung và giúp nâng cao năng lực của các quốc gia trong vấn đề môi trường Điểu này có thể thấy được qua sự phát triển của các hình thức thể chế trong
lĩnh vực môi trường hiện nay Đó là các tổ chức quốc tế từ
liên chính phủ tới phi chính phủ, từ cấp độ song phương
tới khu vực và toàn cầu, từ các tổ chức chuyên môn tới các
tổ chức có chức năng chung ! Đó là sự hình thành hệ thống luật pháp quốc tế và chế độ quốc tế về môi trường thông qua hai quá trình: từ luật quốc gia đi ra thành luật pháp quốc tế, từ các công ước quốc tế đi vào thành luật pháp quốc gia)
Theo các nhà chính trị xanh, sự hình thành và phát
triển ngày càng tăng của thể chế quốc tế trong lĩnh vực môi trường không chỉ đóng góp vào xu hướng hợp tác
quốc tế nói chung, mà còn góp phần làm giảm tình trạng
1 Ví dụ như tổ chức Hòa bình xanh, Hiệp hội quốc tế về đánh giá tác động ([AIA), Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWE), Hiệp hội
quốc tế về bảo tổn thiên nhiên (TUCN), Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), Ủy ban hải đương học liên chính phủ (IOC),
2 Ví dụ như Công ước Washington năm 1973, Công ước
Marpol năm 1973, Công ước Bonn năm 1979, Công ước Vienna
năm 1985, Định ước Montreal năm 1987, Công ước Espoo năm 1991,
Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 1992,
Trang 2728 Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử
vô chính phủ trong quan hệ quốc tế Đó là tác động quan trọng đối với quan hệ quốc tế thế giới Đây là quan điểm có sự gần gũi với quan điểm thể chế của chủ nghĩa tự do
mới với điểm khác là sự nhân mạnh chủ yêu đến môi
trường như động lực cho quá trình này
13 Để giải quyết vấn đề môi trường, cần thay đổi cấu trúc quốc tế hiện tại theo hướng phi tập trung Hệ thống
và cấu trúc quốc tế hiện nay đang được coi là nguyên
nhân dẫn đến sự suy thối mơi trường trên phạm vi thế
giới Hệ thống quốc tế này được xây dựng theo hướng tập trung vào quốc gia Các quốc gia thường ưu tiên lợi ích quốc gia và các lợi ích liên quan đên quyển lực nên coi nhẹ vấn để môi trường chung Hệ thông các quốc gia như vậy khó giải quyết cuộc khủng hoảng môi trường Trong quan hệ quốc tế, cấu trúc của thế giới cũng tập trung quyển lực vào tay một số nước lớn Điều này sinh ra bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế và từ đó là sự khai thác môi trường của các nước yếu phục vụ cho các nước mạnh Ngoài ra, cơ
cấu của các xã hội và thế giới cũng là cấu trúc được xây
dựng dựa vào công nghiệp, văn hóa tiêu dùng, bóc lột, tập trung vào vật chất, Cấu trúc tập trung như vậy chính là
nguyên nhân sinh ra vấn để môi trường
Trang 28Chính trị xanh - một cách tiếp cận trong quan hệ quốc tế 29
trung vào tay các cực Cấu trúc mới của chính trị xanh bao
gồm cả con người và môi trường Nó được xây dựng trên những nhận thức chung về môi trường và con người, chuẩn
mực chung trong ứng xử với môi trường, đạo đức sinh thái,
Vì thế, cần thay đổi cơ câu hiện tại theo hướng tản quyển hơn Sự tản quyển này được cho là đi theo hai cấp độ Trên bình điện quốc gia, đó là sự phân quyển cho các giai tầng
trong xã hội theo hướng bình đẳng hơn Trên bình diện
quan hệ quốc tế, đó là sự giảm bớt quyển lực trong tay các quốc gia và nhất là chuyển quyển lực từ các nước lớn sang các thể chế toàn cầu và các phong trào xã hội Quyển lực của “người quyển uy xanh” đề cập ở trên sẽ được tạo ra từ sự tản quyển của các quốc gia Sự tản quyền như vậy để tránh
tình trạng lạm dụng quyển lực của quốc gia theo hướng
bất lợi cho môi trường cũng như giúp hình thành cộng đổng
toàn cầu theo sự hình dưng của các nhà chính trị xanh
14 Một trong những mô hình tương lai thế giới để
khắc phục vấn để môi trường là quản trị toàn cầu Đây cũng là quan điểm về thể chế nhưng có sự đi xa hơn chủ
nghĩa tự do mới vốn chi dừng lại ở các chế độ quốc tế về
Trang 2930 Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử
trong hệ thông của mình! Mặc dù vậy, các nỖ lực hiện
thời là không đủ và cần phải hình thành những thiết chế
có hiệu quả và hiệu lực hơn Đó chính là quản trị toàn cầu :
Sau Hội nghị của Liên hợp quốc về môi trường và phát triển năm 1992, Ủy ban quản trị toàn cầu gồm 28 nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới đã kêu gọi thành lập Tổ chức môi trường toàn cầu như một hình thức quản trị toàn cầu trong lĩnh vực môi trường
Tuy nhiên, quan niệm về quản trị toàn cầu là rất khác
nhau với sự tham gia của các học giả thuộc nhiều trường phái lý thuyết khác nhau? Mặc dù vậy, có thể hiểu quản trị toàn cầu là một hình thức thể chế trên quy mô toàn cầu, có những thẩm quyển nhất định ở trên quốc gia, được hình thành nhằm thúc đẩy sự phối hợp để đối phó với các vân để toàn cầu Trong số này, quản trị toàn cầu trong lĩnh vực môi trường được cơi là có tính khả thi hơn cả bởi ý
thức toàn cầu về tính chung nhất của môi trường, bởi
nguy cơ xuống cấp môi trường ngày càng trầm trọng, bởi
_1 Các tổ chức môi trường trong hệ thống của Liên hợp quốc là
Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), Ủy ban môi
trường và phát triển thế giới (WCED), Ủy ban về phát triển bển vững (CSD) và Ủy ban liên cơ quan về phát triển bển vững (IACSD) Trên thực tế, Liên hợp quốc đã tiến hành triển khai nỗ lực phối hợp toàn cầu thông qua việc bảo trợ cho các hội nghị cấp cao
tồn cầu về mơi trường
2 Tham khảo thêm Hoàng Khắc Nam: "Một số vấn để lý luận
Trang 30Chính trị xanh - một cách tiếp cận trong quan hệ quốc tế 31
xu hướng thể chế hóa đang tăng trong lĩnh vực này và cũng bởi lĩnh vực này dễ đạt được thỏa thuận hơn Quản
trị toàn cầu đang được kỳ vọng như một cách thức thiết
lập trật tự thế giới mới và đem lại những thay đổi quan
trọng trong chính trị quốc tế Và cũng rất có thể, nhận.thức
về quản trị toàn cầu sẽ cung cấp thêm một cách tiếp cận để đánh giá các vấn để quốc tế hiện đại cũng như giúp dự báo nhiều van để của tương lai! Nhìn chung, lý luận về quản trị toàn cầu đang đặt ra những thách thức cho các lý thuyết chính trị quốc tế hiện hành
ĐÁNH GIÁ VỀ CHÍNH TRỊ XANH
Cho dù còn có những nghi ngờ nhưng chính trị xanh đã có những đóng góp đáng kể vào nghiên cứu quan hệ quốc tế đương đại Các đóng góp của chính trị xanh thể hiện ở mãy điểm sau:
Thứ nhất, chính trị xanh đã bổ sung thêm một cách
tiếp cận mới cho nghiên cứu quan hệ quốc tê Đó là cách tiếp cận từ góc độ môi trường khi đem thêm yếu tố môi trường vào nghiên cứu quan hệ quốc tế Trước đó, gần như không có cách tiếp cận nào từ góc độ này Cách tiếp cận
của chính trị xanh là hữu ích trong bôi cảnh hiện nay và
tương lai bởi vấn để môi trường đang ngày càng trầm
trọng hơn và tác động ngày càng nhiều tới quan hệ quốc tế
Trang 31
32 Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử
Nó mang thêm yếu tố mới vào giải thích nhiều hiện tượng trong quan hệ quốc tế như xung đột và hợp tác, bản sắc và cộng đồng, Đây là đóng góp có ý nghĩa về mặt phương pháp luận trong nghiên cứu quan hệ quốc tế
Thứ hai, chính trị xanh nhấn mạnh sự gắn bó giữa môi
trường và cuộc sông con người, từ đó giúp chỉ ra và phân tích mối quan hệ qua lại giữa môi trường và quan hệ quốc tế Chính trị xanh cho rằng cẩn tính thêm đến môi trường
như một động lực cho nến chính trị toàn cầu bên cạnh các
động lực an ninh và phát triển như một số lý thuyết quan hệ quốc tế khác đã chỉ ra Cách tiếp cận bổ sung này giúp phân tích quan hệ quốc tế và chính trị quốc tế toàn diện hơn khi giúp phát hiện thêm những nguyên nhân, điểu kiện, chiều cạnh và tác động khác nhau trong mối quan hệ qua lại giữa các hiện tượng quan hệ quốc tế và vấn để môi trường Đây là đóng góp cho việc nghiên cứu quan hệ quốc tế được đầy đủ hơn và toàn diện hơn
Thứ ba, chính trị xanh được vận dụng bổ sung cho các
lý thuyết quan hệ quốc tế Đối với chủ nghĩa hiện thực, chính trị xanh giúp lý giải thêm một nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xung đột trong quan hệ quốc tế như tranh chấp tài nguyên chẳng hạn Đối với chủ nghĩa tự do, nó giúp cho thấy một nguyên nhân góp phẩn quy định xu hướng hợp tác quốc tế ngày càng tăng Đối với chủ nghĩa
mácxít mới, chính trị xanh giúp chỉ ra thêm một hậu quả
Trang 32Chính trị xanh - mội cách tiếp cận trong quan hệ quốc tế 33
một nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo Bắc - Nam Đối với chủ nghĩa kiến tạo, chính trị xanh giúp đem lại những lý giải về nhận thức toàn cầu và tác động của nó đối với việc hình thành cộng đổng an ninh theo mô hình
của lý thuyết này ,
Thứ tư, chính trị xanh giúp nâng cao ý thức bao vệ môi trường cũng như đặt cơ sở cho hợp tác quốc tế về vấn để môi trường trong chính sách của quốc gia cũng như các tổ chức quốc tế Nó khuyến khích đạo đức sinh thái và trách nhiệm toàn cầu trong van để môi trường Trong hoạch định chính sách giờ đây, bảo vệ môi trường không chỉ là mục tiêu chính sách đối nội, đối ngoại, mà còn là yếu tố phải tính đến trong các vấn để chính trị và kinh tế Thông qua chính sách, ý thức và hành động thực tiễn nhằm bảo vệ môi trường sẽ để lan tỏa, phổ biến và đi vào cuộc sống
hơn Hiện nay, rất nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế lớn như Liên hợp quốc (UN), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ
Tiển tệ quốc tế (IMEF), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đều đã có những chính sách hợp tác quốc tế
nhằm bảo vệ môi trường Đây là đóng góp về mặt thực
tiễn của chính trị xanh |
Thứ năm, chính trị xanh đóng góp cho việc xây dựng
các mô hình hợp tác tương lai cho thế giới đưới cách nhìn
xanh (green perspectHue) Không chủ khuyến khích một cách nhìn quan hệ quốc tế hướng tới tương lai nhiều hơn là giải
thích quá khứ và hiện tại, chính trị xanh còn đưa ra các
Trang 3334 Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử
nay và đưa ra các gợi ý về cơ câu, mô hình và tổ chức theo hướng thúc đẩy hợp tác, bảo đảm công bằng xã hội và bảo vệ môi trường Các gợi ý này vừa giúp nâng cao hiệu quả
trong việc bảo vệ môi trường, vừa giúp thúc đẩy hợp tác
trong quan hệ quốc tế Cả hai mục tiêu này đều có ý nghĩa tích cực đối với nhân loại và thế giới Đây là đóng góp cho tương lai của thế giới và giúp đem lại hy vọng về một thế giới tốt đẹp hơn trong tương lai
Bên cạnh đó, chính trị xanh cũng hứng chịu những
phê phán nhất định Sự phê phán chính trị xanh được tập
trung vào một số luận điểm chính dưới đây:
Thứ nhất, chính trị xanh chỉ là một cách tiếp cận bổ sung hơn là một lý thuyết về quan hệ quốc tế Đôi khi, nó chỉ được coi là cách nhìn xanh (green perspective) Diu mdi trường là vẫn để quan trọng nhưng nó chỉ là một trong
những vấn để lớn mà nhân loại phải đổi mặt Vì thế, chính
trị xanh - lý luận dựa chủ yếu vào môi trường - không có kha năng giải quyết mọi vấn đề trong quan hệ quốc tế, mà
chỉ giải thích được một số vẫn để quan hệ quốc tế có liên
quan đến môi trường mà thôi Đồng thời, phạm vi thời
gian của nó khá hạn chẽ, chủ yêu phục vụ cho hiện tại và tương lai khi vấn để môi trường bắt đầu rõ nét hơn là bao
gồm cả quá khứ khi vấn để môi trường hầu như chưa hiện diện trong quan hệ quốc tế Điều này cho thay tính quy
luật của nó là hạn chế Về mặt lý luận, cơ sở của nó cũng
Trang 34Chính trị xanh - một cách tiếp cận trong quan hệ quốc tế 35
thuyết quan hệ quốc tế, chính trị xanh không có khả năng thay thế bất kỳ lý thuyết nào, mà chỉ tạo thêm giá trị bổ sung Nhìn chung, chính trị xanh không hoàn toàn được coi là một lý thuyết quan hệ quốc tế đầy đủ và toàn diện, mà chỉ là cách tiếp cận bổ sưng bởi phạm vi ứng dụng khá
hạn hẹp của nó Thậm chí, có tác giả còn không xếp cách
tiếp cận chính trị xanh vào hệ thống các lý thuyết về quan
hệ quốc tết :
Thứ hai, chính trị xanh bị phê phán là khơng hồn tồn
chính xác khi để cao quá mức vai trò của yếu tố môi trường đổi với quan hệ quốc tế Môi trường đúng là một vấn để
lớn nhưng với tư cách là một lợi ích thì nó vẫn chưa thực: sự trở thành một lợi ích cơ bản hay có tính sống còn đối
với quốc gia Quốc gia có quá nhiều việc phải làm, phải lo cho các lợi ích chính trị và an ninh, kinh tế và phát triển hơn là vân để môi trường Thực tế đang cho thấy điểu này Dù tất cả các nước đều chú ý tới vẫn để môi trường nhưng lợi ích môi trường vẫn chiếm vị trí khiêm tốn trong chính sách đối ngoại của quốc gia Môi trường chưa phải là vấn
để ưu tiên và khi cần thiết, người ta sẵn sàng hy sinh lợi ích
môi trường cho các lợi ích an ninh và phát triển Khi chưa
đủ lớn, lợi ích môi trường khó có thể trở thành động lực lớn
1 Ví dụ, trong một số công trình có tính tổng hợp về lý thuyết
quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh như IwterraHonal RelaHons Theor for Tuentu-First Century năm 2007 của Martin Griffiths, The
Oxford Handbook of International Relations nam 2011 cha Dai hoc
Trang 3536 Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử
hướng dẫn chính sách và hành vi của quốc gia trong quan
hệ quốc tế Và khi đó, môi trường tác động đên quan hệ
quốc tế cũng chỉ ở mức vừa phải Cho dù có vịn cớ là bởi
tầm nhìn ngắn và sự quan tâm tới lợi ích trước mắt thì điểu này vẫn sẽ được tiếp tục trong thời gian dài nữa
Thứ ba, chính trị xanh cũng được cơi là phiến điện khi
nhân mạnh chủ yêu đên quan hệ qua lại giữa môi trường
và chính trị Quan hệ quốc tế là đa lĩnh vực Môi trường
thực tế không chỉ ảnh hưởng đến chính trị mà còn tác động
đến nhiều lĩnh vực khác, đặc biệt là kinh tế phát triển Tất
cả chúng đều tác động đên quan hệ quốc tế chứ không phải
qua mỗi kênh chính trị Việc chỉ phân tích tập trung vào tác
động của môi trường tới quan hệ quốc tế qua kênh chính trị như vậy là không đủ Thực tế cho thấy, kinh tế mới là nơi có quan hệ qua lại nhiều nhất với vấn đề môi trường, cho nên quan hệ kinh tế quốc tế - một lĩnh vực của quan hệ quốc tế - mới là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất của vân để môi trường Cách tiếp cận thiên về chính trị như vậy của chính trị xanh vì thế được coi là không đủ và phiên diện
Thứ tư, cả hai cách tiếp cận thuộc hai trường phái chủ
nghĩa môi trường nông và chủ nghĩa môi trường sâu! đều bị
1 Chủ nghĩa môi trường nông (shallou erotronmentalism) cho
rằng các vấn để về môi trường có thể được giải quyết với hệ thống
các tổ chức chính trị, xã hội và kinh tế hiện có của con người Chủ
nghĩa môi trường sâu (đeep environmentalism) cho rang can thay đổi
hoàn toàn cấu trúc chính trị, xã hội và kinh tế trong xã hội loài
Trang 36Chính trị xanh - một cách tiếp cận trong quan hệ quốc tế 37
phê phán Cách tiếp cận chủ nghĩa môi trường nông được cho là chỉ góp phần giảm nhẹ sự suy thối mơi trường chứ khơng giải quyết được căn bản vân đề Cách tiếp cận này cũng được cho rằng có xu hướng thúc giục các nước nghèo làm theo những gì các nước giàu nói hơn là như những gì họ làm! Trong khi đó, cách tiếp cận chủ nghĩa môi trường
sâu thì bi coi là tính khả thi không cao khi việc thay đổi cấu trúc quốc gia, thế giới và quan hệ quốc tế hiện tại là rất khó,
gặp nhiều mâu thuẫn, đời hỏi nhiểu thời gian nên tính khả thi bị hạn chế Lập luận cái chưng toàn cầu tăng lên trong mối quan hệ với cái riêng của địa phương hay cá nhân cũng
bị đặt đấu hỏi lớn khi thiếu vắng những quyển lực thực sự về vật chất và chính trị như một chính phủ thế giới chẳng
hạn Phải có một quyển lực như vậy mới đủ sức tạo ra cái
chung toàn cầu và hạn chế cái riêng địa phương Trong khi trên thực tế, chính cái riêng đang thúc đẩy việc khai thác tàn phá môi trường và từ đó tiếp tục làm tổn hại cái chưng Đó là điều mà nhà văn Garrett Hardin và một số người khác
gọi là “bi kịch của cái chung”2
Thứ năm, một số quan điểm của chính trị xanh cũng
được cho là khó khả thi và thậm chí là mâu thuẫn Ví dụ
như quan điểm về sự công bằng xã hội như cách thức giải
quyết vân để môi trường Chính một nhà chính trị xanh
1 Jill Steans & Lloyd Pettiford, Introduction to International Relations: Perspectives and Themes, Sdd, tr 226
2 John Vogler, “Environmental Issues”, John Baylis & Steve Smith,
Trang 3738 Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử
như Andrew Dobson cũng cho rằng công bằng và phát triển bển vững không thể bổ sưng cho nhau Muốn bảo vệ
môi trường thì cẩn một xã hội ổn định Muốn ổn định, xã
hội đó phải là có thứ bậc, tức là phải có sự bất bình đẳng
Điều đó có nghĩa là công bằng và bảo vệ môi trường có sự
mâu thuẫn với nhau Một quan điểm khác của Dobson
cũng đáng chú ý khi cho rằng bảo vệ môi trường có thể đồng nghĩa với phát triển kém hơn và điều nay sẽ ảnh hưởng lớn hơn đến các nước nghèo trên thế giới! Và nếu như vậy thì liệu các nước nghèo có sẵn sàng hy sinh lợi ích phát triển để bảo vệ môi trường? Thực tế được nhiều người chỉ ra là không Tương tự như vậy, sự kỳ vọng về
cái gọi là đạo đức sinh thái của các nhà chính trị xanh
cũng được coi là ít khả thị, và nếu có thì cũng không nhiều
tác dụng
1 Dẫn theo Jill Steans & Lloyd Pettiford, IntroducHon to International
Trang 3839
THUYET PHU THUOC DUGI GOc 80 QUAN HE Quoc TE
Thuyết phụ thuộc (theory of dependency) von là một lý thuyết về kinh tế chính trị quốc tế Tuy nhiên, nó cũng được coi là một lý thuyết quan hệ quốc tế Điểu này được quy định bởi hai lý do Về phương diện thực tiễn, quan hệ quốc tế ngày càng bị chi phối bởi kinh tế chính trị quốc tế nên việc áp dụng lý thuyết này vào quan hệ quốc tế cũng ngày càng tỏ ra thích hợp Về phương diện lý luận, thuyết phụ thuộc đã góp thêm vào nghiên cứu quan hệ quốc tế một
cách nhìn riêng về sự vận động của quan hệ quốc tế cũng
như giúp lý giải nhiều hiện tượng quan trọng trong quan hệ quốc tế mà các lý thuyết quan hệ quốc tế khác không giải thích được hoặc giải thích chưa thỏa đáng Điểu này góp phan đem lại tính chất quan hệ quốc tế cho lý thuyết này
Trong kho tàng lý thuyết quan hệ quốc tế hiện nay,
thuyết phụ thuộc được xếp vào chủ nghĩa mácxít mới (neomarxism) Việc sắp xếp như vậy là đo thuyết phụ thuộc
chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác về cả bản thể luận và
nhận thức luận Đồng thời, do vẫn có sự khác biệt đáng
kể với chủ nghĩa Mác và lại xuất hiện sau nên nó được
Trang 3940 Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử
với các trường phái khác như thuyết hệ thống thế giới (world system theory) cua Immanuel Wallerstein va cac quan diém cua Antonio Gramsci
Bài viết này giới thiệu về thuyết phụ thuộc với những nội dung chủ yếu của nó là quá trình hình thành và phát triển, các dòng quan điểm, những luận điểm chủ yếu và sự đánh giá Qua đó, bài viết hy vọng có thể cung cấp thêm một cách tiếp cận trong nghiên cứu quan hệ quốc tế -
một cách tiếp cận mà theo chúng tôi vẫn có ích trong việc
lý giải nhiều hiện tượng quan hệ quốc tế hiện nay
1 Sự hình thành và phát triển của thuyết phụ thuộc
So với nhiều lý thuyết quan hệ quốc tế, thuyết phụ thuộc ra đời tương đối muộn Thuyết này bắt đầu nổi lên và
mạnh nhất trong những thập niên 1950-1960 và phẩn nào
đó là cả thập niên 1970 Thuyết phụ thuộc được bắt đầu
chủ yếu từ Mỹ Latinh, sau đó lan sang Bắc Mỹ Sự nổi lên của thuyết phụ thuộc ở Mỹ Latinh diễn ra trong bối cảnh
quan niém hién dai hda! (modernisation) vốn được Uy ban
1 Quan niệm này cho rằng con đường phát triển gắn liển với chủ nphữa tư bản, công nghiệp hóa, đổi mới công nghệ, chủ nghĩa tiêu dùng,
kinh tế thị trường và gia tăng dân số Hiện đại hóa cũng gắn liền với
nâng cấp giáo dục, mở rộng vai trò của nhà nước, đa nguyên về chính
trị chính phủ dân chủ, tôn trọng tự do và quyển của công dân Con đường này sẽ tạo ra các xã hội hiện đại thay cho các xã hội lạc hậu
truyển thống trước kia Nhìn chung, đó là một quá trình gồm sự liên kết
kinh tế và những thay đổi công nghệ, công nghiệp, văn hóa, xã hội và chinh tri (Theo Jill Steans & Lloyd Pettiford, Introduction to International
Trang 40Thuyết phụ thuộc dưới góc độ quan hệ quốc tế 41
kinh tế Mỹ Latinh của Liên hợp quốc khuyến khích áp dụng, nhưng sau đó tỏ ra không những không hiệu quả,
mà đường như còn đem lại sự trì trệ kinh tế cho Mỹ Latinh
Đên cuối thập niên 1960, lý thuyết này lan sang Mỹ và được chào đón ở đây khi ở Mỹ cũng đang diễn ra nhiều
vân đề xã hội, tình trạng lạm phát mãn tính và sự suy
giảm của đồng đôla Sau Chiến tranh lạnh, lý thuyết này không có thêm phát triển gì mới nhưng vẫn có ảnh hưởng nhất định trong quan hệ quốc tế
Thuyết phụ thuộc được bắt đầu bởi hai học giả là
Hans Singer va Raul Prebisch Hans Wolfgang Singer
(1910-2006) là một nhà kinh tế học người Đức di tản sang
Anh dưới thời Hitler và đã có khoảng 20 năm làm việc cho
các tổ chức về kinh tế của Liên hợp quốc Năm 1950, Hans
-_ Singer xuất bản bài báo “Sự phân phổi lợi nhuận giữa các
quốc gia đầu tư và vay mượn” (The Distribution of Gains between Investing and Borrowing Countries) Raul Prebisch
là một nhà kinh tế học người Áchentina, đã từng là người đứng đầu Ủy ban kinh tế Mỹ Latinh (ECLAC) và Tổng
Thư ký Hội nghị thương mại và phát triển (UNCTAD) déu của Liên hợp quốc Cũng vào năm 1950, Raul Prebisch công bố bài viết “Sự phát triển kinh tế của Mỹ Latinh và những van đề chính yếu của nó”, “The Economic Development of
Latin America and its Principal Problems” Hai tac gia nay không liên hệ gì với nhau nhưng cùng chung một ý tưởng