1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lịch sử lý luận công tác tư tưởng giáo trình dùng cho chương trình đào tạo sau đại học chuyên ngành công tác tư tưởng

185 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 185
Dung lượng 20,7 MB

Nội dung

Trang 1

HOC VIEN BAO CHÍ VÀ TUYEN TRUYEN

LICH SU LY LUAN

CONG TAC TU TUONG

(Gido trinh ding cho chuong trinh dao tao sau dai hoc chuyên ngành công tác tư tưởng)

PGS, TS Hoàng Quốc Bảo - PGS, TS Trần Thị Anh Đào (Đồng chủ nhiệm đề tài)

Trang 2

MỤC LỤC

Phần 1

C.MAC, PH ANGGHEN VA V.LLENIN

VE CONG TAC TU TUONG

Chuong 1: HOAN CANH RA DOI CUA CHU NGHIA MAC VA

VAI TRO CUA C MAC, PH ANGGHEN ĐÓI VỚI HỆ TƯ TƯỞNG

CUA GIAL CAP VO SAN ou ceecsscssssesscesessnseeessneeceesnnssceesssnunsnnseesenseesnesessen 1

I Hoàn cảnh ra đời của Chủ nghĩa Mác - Hệ tư tưởng của giai cấp vô sản 1 II Vai trò của C.Mác, Ph.Awngghen đối với hệ tư tưởng của giai cấp

X8 6 Chuong 2 : QUAN DIEM CO BAN CUA C MAC, PH ANGGHEN

VỀ CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG . 7 ccccccsccrkkrrrrrrterrrrrrrrrrrre 13

I Một số quan điểm cơ bản của C.Mác về công tác lý luận 13 IL Một số quan điểm cơ bản của Ph.Ăngghen về công tác lý luận 16 II Một số quan điểm cơ bản của C.Mác và Ph.Ăngghen về công tác lý luận 2 1 IV Quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen về công tác tuyên truyền và cô động 25

Chương 3: HOAN CANH LICH SU VA VAI TRO CUA V.LLENIN

TRONG PHÁT TRIÊN CHỦ NGHĨA MÁC -cccc-sc 28 I Hoàn cảnh lịch sử nước Nga cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX 28 II Yêu cầu phát triển và truyền bá lý luận trong điều kiện mới ở nước Nga 33 IH Vai trò của V.LLênin trong phát triển chủ nghĩa Mác . - 34 IV Quá trình hình thành lý luận cách mạng của V.ILLênin bố sung,

phát triển hệ tư tưởng ¿sec cEerkeEkEEkEEkrrkerkrerkeee HH 36

Chương 4: QUAN ĐIỂM CO BAN CUA V.LLENIN VE CONG TAC

TƯ TƯỞNG - 5c 5 c2 2E tre ¬ 39 L Quan điểm của V.I.Lênin về những vấn đề chung của công tác tư tưởng 39

II Quan điểm của V.I.Lênin về lý luận và công tác lý luận 45

II Quan điểm của V.I.Lênin về công tác tuyên truyền và cô động 52

Chương 5: GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “TUYÊN NGÔN CỦA

DANG CONG SAN” CUA C.MÁC VÀ PH ĂNGGHEN 60

Trang 3

II Kết cấu và nội dung tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” 65

III Một số quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về công tác tư tưởng trong tác phẩm ““Tuyen ngôn của Đảng cộng sản” -¿-5:ss+: 74 IV Ý nghĩa những luận điểm về công tác tư tưởng của “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” - co cx cv 12 11111111 xe rree khe 82 Phan 2 TU TUONG HO CHI MINH VE CONG TAC TU TUONG Chương 6: CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỔ CHÍ MINH VỀ 00)I000.(0/04009909))c001 90

I Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tư tưởng .- «+ 90

II Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tư tưởng 100

II Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của công tác tư tưởng .- 103

Chương 7: TƯ TƯỞNG HÒ CHÍ MINH VỀ LÝ LUẬN VÀ CÔNG TÁC LÝ LUẬN .-.25- 2< k2 2111151715112 111211211 1111111 T11 1111111111 te 108 I Khái niệm lý luận và công tác lý luận - s-ssS+‡xsssseseeerre 108 II Những nội dung cơ bản tư tưởng Hỗ Chí Minh về lý luận và công tC LY TAN -:3©3+-++ 112 IH Nội dung cơng tác lý luận ở nước ta hiện nay dưới ánh sáng tư

tưởng Hồ Chí Minh . 2 - sex EkcEckeExeEEvErEkrkrrecree 126 Chương 8: TƯ TƯỞNG HỖ CHÍ MINH VỀ PHƯƠNG PHAP

TUYỂN TRUYỂN, CỎ ĐỘNG 20t ng 132

I Phương pháp và phương pháp tuyên truyền, cổ động theo tư tưởng Hồ

Chí Minh . 2 5% 2411 11 101117111 215111 1111111111111 crk 132

- II Những đặc trưng cơ ban trong phương pháp tuyên truyền, cổ động

Hồ Chí Minh + 2222 St 2t 2E2E1 111211211 11111111111.711 211 1x crxee 138 Chương 9: GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “ĐƯỜNG CÁCH MỆNH”

VA “SUA DOT LOT LAM VIỆC” 55 c2 rrrerrrrrreg 157

Trang 4

Phần 1

~C.MAC, PH ANGGHEN VA V.LLENIN

Trang 5

Chương Í

HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC VA VAI TRO CUA C MAC, PH ANGGHEN DOI VOI

HE TU TUONG CUA GIAI CAP VO SAN

I HOAN CANH RA DOI CUA CHU NGHĨA MÁC - HỆ TƯ TƯỞNG

CUA GIAI CAP VO SAN

Học thuyết Mác ra đời từ thế kỷ XIX là một tất yếu lịch sử, đáp ứng sự

đòi hỏi của phong trào công nhân và nhân lao động trên toàn thế giới Học thuyết đã giúp cho phong trào cách mạng của giai cấp công nhân có sự biến đổi về chất, làm cho phong trào công nhân hoạt động từ tự phát lên tự giác Học thuyết đã trang bị vũ khí lý luận sắc bén cho giai cấp công nhân, giúp họ

trở thành lực lượng cách mạng tiến bộ nhằm xóa bỏ tình trạng áp bức, bóc lột

và thiết lập một chế độ mới Học thuyết này ra đời là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố chủ quan và khách quan, đó là sự kết hợp giữa trí tuệ thiên

tài của C.Mác và Ph.Ăngghen với những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa -

tư tưởng đã chín muỗi

1 Tiền đề về kinh tế - xã hội

Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, ở các nước Tây Âu, nhờ sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp, lực lượng sản xuất phát triển làm cho chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn mới với trình độ cao hơn Lúc này, nước Anh trở thành một quốc gia tư bản chủ nghĩa mạnh nhất

VỚI Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp Ở Pháp, cuộc cách mạng công

Trang 6

lại đã chứng tỏ chủ nghĩa tư bản ưu việt hơn hắn xã hội phong kiến Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những một lượng của cải bằng tất cả các xã hội trước đó cộng lại

Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất đã làm cho quan hệ sản

xuất tư bản chủ nghĩa được củng cố Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

phát triển mạnh mẽ trên nền tảng vật chất, kỹ thuật của mình Với trình độ xã

hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất đã nảy sinh mâu thuẫn gay gắt

với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất Mâu thuẫn về mặt kinh tế này được biểu hiện về mặt xã hội là

mâu thuẫn giai cấp hết sức gay gắt Lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội lúc đó là người công nhân, người lao động là con đẻ của nền đại công nghiệp Chính môi trường công nghiệp này đã đào luyện nên giai cấp vô sản với trình

độ cao Họ ý thức, giác ngộ được lợi ích, địa vị gial cấp mình và trở thành lực

lượng cách mạng Nền chính trị tư sản đã tăng cường mọi biện pháp để duy trì trật tự xã hội (mặc dù nó bất công vì chỉ bảo vệ lợi ích cho số ít người trong

xã hội), để bảo vệ địa vị thống trị có lợi cho giai cấp mình Chính sự đối lập

về lợi ích cơ bản giữa hai giai cấp đó đã làm cho mâu thuẫn đối kháng nảy sinh và thêm phan gay gat |

Những xung đột sâu sắc giữa giai cấp tư sản và vô sản trở thành vấn đề

trung tâm của cuộc đấu tranh chính trị ở các nước tư bản chủ nghĩa, thu hút sự

quan tâm giải quyết của các nhà tư tưởng đương thời trong đó có C.Mác và Ph.Angghen

2 Tiền đề về chính trị - xã hội

Những năm 1830-1840, các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đã bắt đầu ở các nước tư bản phát triển Các cuộc đấu tranh này chứng tỏ mâu

thuẫn xã hội, mâu thuẫn giai cấp đã đến mức gay gắt và đòi hỏi phải được giải

quyết Mở đầu cho phong trào cách mạng của giai cấp vô sản là sự nổi dậy của công nhân dệt Liông ở Pháp nỗ ra vào năm 1831 Cuộc nỗi day nay voi

khẩu hiệu “Sống có việc làm hay là chết trong chiến đấu!” được ghi trên lá

Trang 7

cờ màu đen Do mới chỉ là phong trào tự phát, bước đầu, thiếu kinh nghiệm nên phong trào bị đàn áp đẫm máu Tuy bị thất bại song phong trào này chính là “mỗi lửa”, nguồn cỗ vũ cho các hoạt động sau đó của giai cấp vô sản Cuộc khởi nghĩa trên tuy bị đàn áp nhưng lại bùng nỗ tiếp vào năm 1834 với một bước tiến mới Ba năm sau (183 1-1834), cũng tại đây, phong trào công nhân

lại nỗ ra với lá cờ đỏ và khẩu hiệu mang tính chính trị: “Cộng hòa hay là

chết” thay cho cờ đen với khẩu hiệu mang tính kinh tế trước kia Đây là một bước tiến bộ quan trọng trong phong trào của giai cắp công nhân

Ở nước Anh, hoạt động của giai cấp vô sản mang tính qui mô rộng khắp hơn Phong trào Hiến chương ở đây nỗ ra trên phạm vi toàn quốc và kéo dài mười năm (1838-1848) Đây là “phong trào cách mạng vô sản to lớn đầu tiên, thật sự có tính chất quần chúng và có hình thức chính trị”

Vào thời điểm này, nước Đức đang còn ở đêm trước của cuộc cách mạng

tư sản Song, được ảnh hưởng mạnh mẽ bởi điều kiện của cuộc cách mạng

công nghiệp đã làm cho giai cấp vô sản có sự lớn nhanh về đội ngũ và tinh thần

giác ngộ cách mạng Do đó, cuộc đấu tranh của thợ dệt Xilêdi ở Đức năm 1844

cũng đã mang tính chất của giai cấp công nhân Mặc dù còn mang tính tự phát, nhưng sự lớn mạnh của phong trào công nhân Đức đã đưa đến sự ra đời tô chức vô sản cách mạng - tô chức Liên đoàn những người chỉnh nghĩa

Các cuộc nỗi dậy của giai cấp công nhân đã làm cho giai cấp tư sản ở Anh, Pháp hoảng sợ Ở Đức, giai cấp tư sản đang lớn lên trong lòng chế độ

phong kiến Tư sản Đức vốn đã khiếp sợ bạo lực cách mạng khi nhìn vào tắm gương Cách mạng tư sản Pháp 1789, nay sự sợ hãi đó càng tăng lên trước sự

phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân trong nước Tư sản Đức mơ tưởng đến sự biến đổi từ nền chính trị mang tính quân chủ phong kiến Đức sang nền chính trị dân chủ tư sản bằng biện pháp hòa bình Trong hoản cảnh lịch sử đó, sự xuất hiện giai cấp vô sản trên vũ đài chính trị là tất yếu

Trang 8

mẽ của phong trào công nhân, giai cấp tư sản đã tăng cường đàn áp Kết cục, những cuộc nổi dậy của giai cấp công nhân bị dìm trong bể máu Từ những thất bại trong các phong trào đấu tranh đó, giai cấp công nhân phải tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục Một trong những nguyên nhân cơ bản là

những lý luận đương thời đã tỏ ra lỗi thời về mặt lịch sử Một hệ thống lý luận tiễn bộ dẫn đường cho phong trào cách mạng mới chưa xuất hiện Từ đây dẫn tới việc thiếu một tổ chức đảng chính trị mới đại diện cho lợi ích

giai cấp công nhân nhằm tập hợp lực lượng, đưa phong trào đấu tranh có

tính tổ chức, ký luật

Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử và phong trào đấu

tranh của họ đã tạo ra nguồn tư liệu quý báu về thực tiễn xã hội để C.Mác và

Ph.Ăngghen bổ sung, hoàn thiện học thuyết của mình về chủ nghĩa xã hội, trước hết là những quan điểm về tư tưởng chính trị, hay nói cách khác là quan điêm về đâu tranh giai câp

3 Tiền đề về văn hóa - tư tưởng a Tiền đề về văn hóa

Cùng với những tư tưởng biện chứng trong học thuyết của Mác là sự ra đời của 3 phát minh khoa học lớn mà người ta thường gọi là 3 phát minh khoa

học mang tính chất vạch thời đại, đó là: Định luật bảo toàn và chuyển hóa

năng lượng của R.Maye (Đức) và P.P.Giulơ (Anh); Thuyết tế bào của Swan và Slâyđen (Đức); Thuyết về nguồn gốc và sự tiến hóa của sinh giới trong tự nhiên của Dacuyn (Anh) Với những phát minh đó, khoa học đã vạch ra mỗi

liên hệ thống nhất giữa những dạng tồn tại khác nhau, các hình thức vận động khác nhau trong tính thống nhất vật chất của thế giới, vạch ra tính biện chứng của sự vận động và phát triển của nó, đó là sự vận động, phát triển không

ngừng của vật chất Thông qua những phát minh đó, con người đã chứng

minh rằng toàn bộ giới tự nhiên đều vận động theo một vòng tuần hoàn vĩnh

cửu Điều đó càng chứng minh tư tưởng biện chứng trong học thuyết của Mác là hoàn toàn có cơ sở khoa học vững chắc

Trang 9

b Tiên đề vỀ tư tưởng

Để xây dựng học thuyết của mình ngang tầm với trí tuệ nhân loại,

C.Mác đã kế thừa những thành tựu trong lịch sử tư tưởng nhân loại Triết học

cô điển Đức với hai nhà triết học tiêu biểu Hêghen và Phoiơbắc là nguồn gốc trực tiếp hình thành tư tưởng của Mác, hay còn gọi là hệ thống triết học Mác

C.Mác đã từng là những người theo học triết học Hêghen và nghiên cứu triết học Phoiơbắc Qua đó, ông đã nhận thấy: tuy triết học của Héghen mang -: quan điểm của chủ nghĩa duy tâm nhưng chứa đựng cái “hạt nhân hợp ly” cha phép biện chứng Còn học thuyết triết học Phoiơbắc tuy còn mang nặng tính chất siêu hình nhưng nội dung lại thắm nhuan “quan diém duy vat” Cac Mác

đã kế thừa “hạt nhân hợp ly” cia Héghen và cải tạo, lột bỏ cái vỏ thần bí để

xây dựng nên lý luận mới của phép biện chứng Hai ông đã kế thừa chủ nghĩa

duy vật của Phoiơbắc, khắc phục tính siêu hình và những hạn chế lịch sử khác

của nó để xây dựng nên lý luận mới của chủ nghĩa duy vật Từ đó tạo ra cơ sở để ông xây dựng nên học thuyết triết học mới của thời đại, trong đó chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng thống nhất một cách hữu cơ

Việc kế thừa và cải tạo kinh tế chính trị học Anh với những đại biểu

xuất sắc là Ađam Smít và Đavit Ricácđô không những là nguồn gốc để xây

dựng học thuyết kinh tế mà còn là tiền đề lý luận để hình thành quan điểm, tư

tưởng vĩ đại của C Mác về chủ nghĩa duy vật lịch sử - Học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội

Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với những đại biểu nổi tiếng như

Xanh Ximông, Sáclơ Phuriê và Rôbớc Ôoen là một trong ba nguồn gốc lý

luận của học thuyết Mác về chủ nghĩa xã hội khoa học C.Mác đã kế thừa

những quan điểm tiến bộ của chủ nghĩa xã hội không tưởng để xây dựng lý

luận về chủ nghĩa xã hội khoa học

Học thuyết Mác hoàn bị và chặt chẽ, nó cung cấp cho những người

Trang 10

tư sản Dé là sự thừa kế thông minh của tất cả những cái tốt đẹp nhất mà loài - người đã sáng tạo ra hồi thế kỷ XIX: Triết học Đức, Kinh tế chính trị học

Anh, Chủ nghĩa xã hội Pháp

Có thể nói toàn bộ tư tưởng của Mác về chủ nghĩa duy vật lịch sử, về phép biện chứng duy vật, về hình thái kinh tế - xã hội, về chủ nghĩa xã hội

khoa học luôn là một dòng chảy vô tận, là cơ SỞ để loài người nghiên cứu, sáng tạo bồi đắp thêm vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác

II, VAI TRO CUA C MÁC, PH ĂNGGHEN ĐÓI VỚI HỆ TU TUONG CUA GIAI CAP VO SAN

1 Vai trò của C Mác đối với hệ tư tưởng của giai cấp vô sản

C.Mác (1818-1883) xuất thân trong gia đình người Đức phong lưu, có học thức, không cách mạng Khi còn là học sinh trung học phổ thông C.Mác

đã thể hiện là một thanh niên tài năng, biết gắn hạnh phúc của mình và hạnh

phúc mọi người Luận văn của C.Mác về “Những suy nghĩ của người thanh niên khi chọn nghề” có đoạn viết: “Nếu một người chọn nghề trong đó người ấy có thể làm được nhiều nhất cho nhân loại, thì lúc đó người ấy không chỉ cảm thấy một sự vui sướng ích kỷ, hạn chế và đáng thương mà hạnh phúc của

_người đó sẽ thuộc về hàng triệu người”! C.Mác hoàn thành luận án tiến sĩ

triết học năm 23 tuổi (1841) Những năm 1843-1844 được coi là sự chuyển biến mạnh mẽ của Mác từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường cộng sản chủ nghĩa; từ thế giới quan duy tâm sang duy vật C.Mác đã xây dựng nên cơ sở thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng cho

việc hình thành quan niệm khoa học mới về chính trị Chính trị là vấn đề giai

cấp, quan hệ giai cấp, đấu tranh giai cấp và đỉnh cao của cuộc đấu tranh này là

đấu tranh giành quyền lực cho một giai cấp nhất định, thời của C.Mác là cuộc

đấu tranh chủ yếu giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản

Bước ngoặt của đấu tranh chính trị là sự bùng nỗ cách mạng xã hội, giành lấy chính quyền nhà nước, lật đổ chế độ cũ và thiết lập chế độ mới

' C.Mác và Ph.Ăngghen, Những tác phẩm ban đầu, M, 1956, tr35

Trang 11

Chính trị là vấn đề quyền lực, biểu hiện trực tiếp là quyền lực nhà nước và

tính hiện thực của quyền lực lại là lợi ích, mà trước hết là lợi ích kinh tế

Trong hoàn cảnh giai cấp tư sản không còn đóng vai trò là giai cấp cách mạng Ở Anh, Pháp giai cấp tư sản tuy nắm quyền thống trị, lại hoảng sợ trước cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản nên không còn là vị trí tiên phong trong quá trình cải tạo dân chủ như trước Còn giai cấp tư sản Đức đang lớn

lên trong lòng xã hội phong kiến, vốn đã khiếp sợ bạo lực cách mạng khi nhìn

vào tắm gương Cách mạng tư sản Pháp 1789, nay lại thêm sợ hãi trước sự phát triển của phong trào công nhân Đức Vì vậy, giai cấp vô sản xuất hiện

trên vũ đài lịch sử với sứ mệnh xóa bỏ chế độ tư bản và trở thành lực lượng

tiên phong trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ và tiến bộ xã hội

Thực tiễn xã hội, nhất là thực tiễn của phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản đòi hỏi phải được soi sáng bởi một hệ thống lý luận, một trào lưu tư tưởng mới mà hạt nhân là học thuyết Mác về chủ nghĩa xã hội Học thuyết này nhanh chóng thâm nhập vào phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân toàn thế giới và đã giành được thắng lợi quan trọng

Có thể nói, C.Mác đã thừa kế hoàn chỉnh một cách thiên tài ba trào lưu tư tưởng chủ yếu của thế ký XIX, thuộc ba nước tiên tiễn nhất khi đó: Triét hoc cd điển Đúc, kinh tế chính trị học cổ điển Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp Tính triệt đễ và tính hoàn chỉnh đặc sắc (ngay cả kẻ thù địch với Mác cũng phải thừa nhận) của những quan điểm của ơng (mà tồn bộ hợp thành chủ nghĩa

duy vật hiện đại và chủ nghĩa xã hội khoa học hiện đại, tức là lý luận và cương

lĩnh của phong trào công nhân ở tất cả các nước văn minh trên thế giới)

Ph.Angghen đã từng nói: Cứ mỗi khi trong khoa học của loài người xuất hiện một phát minh tương đối quan trọng, thì chủ nghĩa duy vật cách mạng tức là chủ nghĩa duy vật biện chứng lịch sử và lý luận cách mạng lại mang một khuôn mặt mới, điện mạo mới kể cả cái nguyên lý cơ bản Vì vậy,

muốn vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác, nhất thiết phải có sự sáng tạo trong

Trang 12

Những tư tưởng, lý luận của Mác vẫn là tư tưởng chủ đạo, soi sáng cho hoạt động của các đảng cộng sản và công nhân quốc tế (V.I Lênin và Hồ Chí Minh là hai điển hình trong việc vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác) V.LLênin đã đánh giá học thuyết của C.Mác là một học thuyết cách mạng và khoa học, bởi nó trang bị cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động, các dân tộc bị áp bức toàn thế giới những nguyên lý cơ bản và phương

pháp đấu tranh để giải phóng khỏi chế độ tư bản, vững bước tiến lên xây dựng

thành công xã hội mới

Từ sau khi chủ nghĩa Mác ra đời đến nay, chúng ta đã chứng kiến sự lớn mạnh chưa từng thấy của giai cấp cơng nhân và lồi người tiến bộ trên toàn thế giới theo tư tưởng của C.Mác Hiện nay, trên thế giới ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu về C.Mác, không chỉ của những người cộng sản mà của cả những nhà khoa học không phải là cộng sản Một nhà khoa học Mỹ đã từng nói: C.Mác là một nhân vật quá lớn khiến chúng tôi ở phương Tây không thể dành riêng ông ấy cho cộng sản Ông ấy không phải là của riêng những người cộng sản vì ông ấy là một người khống lồ của khoa học Một nét văn hóa nữa trong tư tưởng của C.Mác là hệ thống lý luận của Ông về chủ

nghĩa xã hội không phải là một hệ thống đóng kín, bất di, bắt dịch, mà là một | hé thống mở, cần được liên tục phát triển

Năm 1995, hội nghị quốc tế về Mác tại Pari với hơn 500 đại biểu là nhà

chính trị, triết học đánh giá tư tưởng của Mác vẫn còn nguyên giá trị trong thế giới hiện nay Năm 1999, Đại học Cambridge (Anh) bình chọn Mác là nhà tư

tưởng số 1 của thiên niên kỷ Cuối thế kỹ XX Nhà triết học tư sản người Pháp J

Derida đánh giá: thế kỷ XXI nhân loại sẽ trở lại với tư tưởng của C.Mác, nhân loại sẽ không có tương lai nếu thiếu tư tưởng của Mác

Trang 13

2 Vai trò của Ph.Ăngghen đối với hệ tư tưởng của giai cấp vô sản Ph.Ăngghen (1820-1895) là con một chủ xưởng người Đức Ông sinh ngày 28 -I1-1820 tại Bác-men, tỉnh Ranh của Vương quốc Phổ (thuộc nước Đức ngày nay) Tuy xuất thân từ một gia đình thuộc giai cấp tư sản, nhưng ông đã dành tất cả tình cảm và trí tuệ cho giai cấp vơ sản Ơng hiến dâng toàn bộ cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân, nhằm giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân lao động khỏi mọi ách áp bức, bóc lột Khi còn là học sinh phổ thông trung học ông đã căm ghét chế

độ chuyên chế và sự độc đoán của bọn quan liêu Năm 18 tuổi vì hoàn cảnh

gia đình phải nghỉ học để vào giúp việc cho một hiệu buôn nhưng Ph.Ăngghen vẫn ham mê nghiên cứu khoa học và chính trị Năm 1842 Ph.Ăngghen sang Anh làm việc trong một xưởng sợi của cha, có điều kiện tiếp xúc và hiểu rõ tình cảnh của giai cấp công nhân, giao thiệp với phái Hiến chương và nghiên cứu kinh tế chính trị học cổ điển Anh Ông gặp

C.Mác lần đầu tháng 11/1842 tại tỉnh Ranh nước Đức, lần thứ 2 vào tháng

8/1844 Tại Pari nước Pháp Sau lần gặp thứ 2, hai ông đã có quan hệ gắn bó trong quá trình hơn 40 năm cùng nhau xây dựng chủ nghĩa Mác

Vào đầu những năm 40 của thế kỷ XIX, mặc dù phong.trào đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại sự thống trị, bóc lột của giai cấp tư sản đã phát

triển mạnh mẽ, nhưng vẫn còn mang tính tự phát, chưa có mục tiêu rõ rệt Giai cấp công nhân còn chưa nhận thức được lợi ích giai cấp và sứ mệnh lịch

sử cao cả của mình Những học thuyết khác nhau của chủ nghĩa xã hội không tưởng, chủ nghĩa cải lương, tư tưởng vô chính phủ đều thất bại và đem lại những tốn thất to lớn cho phong trào công nhân Nhu cầu cấp thiết của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân lúc này là cần có một học thuyết cách mạng chỉ đường, giúp cho phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân từ tự

phát thành tự giác, hoàn thành sứ mệnh lịch sử vĩ đại của mình

Trang 14

tưởng của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ tư bản, xây dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa Ph.Ăngphen đã cùng C.Mác nhiệt tình truyền bá tư tưởng cách mạng, xây dựng các tổ chức cách mạng của giai cấp công nhân, trở thành lãnh tụ của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân các nước châu Âu ở nửa cuối thế kỷ XIX V.I Lênin cho rằng: “Không thể hiểu chủ nghĩa Mác và không thể trình bày chủ nghĩa Mác một cách hồn chỉnh nếu khơng chú ý đến những tác phẩm của Ph.Ăngghen”! và “Sau Các

Mác, Ph.Ăngghen là nhà bác học và người thầy lỗi lạc nhất của giai cấp vô

sản hiện đại trong toàn thế giới văn minh” ?

Trong hơn 40 năm, Ph.Ăngghen đã cùng với C.Mác dày công nghiên cứu,

kế thừa những tỉnh hoa tư tưởng của nhân loại, mà trước hết và trực tiếp là triết

học cô điển Đức, kinh tế chính trị học cỗ điển Anh và chủ nghĩa xã hội không

tưởng Pháp; đồng thời hòa mình vào trong thực tiễn phong phú, sinh động của phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân để xây dựng nên chủ

nghĩa Mác - một học thuyết, một hệ thống lý luận khoa học và cách mạng

3 Vai trò của C Mác và Ph.Angghen đối với hệ tư tưởng của giai cấp vô sản

Trước đòi hỏi của phong trào công nhân thế giới thế kỷ XIX, hai lãnh

tụ của giai cấp công nhân là C.Mác và Ph.Ăngghen đã xuất hiện và đề ra học thuyết chính trị của mình

Lúc đầu tư tưởng của các ông chưa được người đứng đầu của tổ chức những người vô sản đón nhận (Liên đoàn những người chính nghĩa- Đây là tô chức của những người vô sản tiên tiến của nhiều dân tộc) Tuy nhiên Ứ/ên đoàn những người chính nghĩa còn mang nặng đường lỗi của chủ nghĩa xã hội không tưởng C.Mác và Ph.Ăngghen không tán thành quan điểm của /iên đoàn những người chính nghĩa, do đó các ông không tham gia tổ chức này Tuy vậy, các ông vẫn theo dõi hoạt động của Liên đoàn những người chính nghĩa và tìm cách truyền bá tư tưởng cách mạng và lập trường cộng sản chủ

nghĩa vào tổ chức và những người lãnh đạo -

V.TLênin, Toàn tập, tập 2, tr 12, tr 3, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1978 ?V.IL.Lênin, Toàn tập, tập 2, tr 12, tr 3, Nxb Tiên bộ, Mát-xcơ-va, 1978

Trang 15

Đến mùa xuân năm 1847, lãnh tụ của Liên» đoàn những người chính nghĩa là Giồ-dep-môn đã tha thiết mời C.Mác và Ph.Ăngghen gia nhập tổ chức Giô-dep-môn tỏ ý muốn thừa nhận quan điểm lý luận của hai ông và muốn đưa tơ chức thốt khỏi quan niệm sai lầm cũ Lần này C.Mác và Ph.Ăngghen chấp nhận lời đề nghị của Giô-dep-môn vì các ông thấy rằng đã đến lúc cần phải cải tô Liên đoàn những người chính nghĩa thành một tô chức có khả năng tuyên truyền những quan điểm đúng đắn trong phong trào công nhân

Bắt đầu từ đây phong trào công nhân đã được trang bị một lý luận tiễn bộ và phong trào đã có sự thay đổi trong đường lối đấu tranh Khẩu hiệu xưa kia “7t cả mọi người đễu là anh em!” mang tính chất công doan cia Lién đoàn những người chính nghĩa đã được thay bằng “Vô sản tất cả các nước, đồn kết lại!” (Tun ngơn của Đảng Cộng sản - 1848) của Liên đoàn những: người cộng sản TỔ chức của giai cấp công nhân đã tiễn hành đại hội và quyết

định đường lỗi đấu tranh của mình là làm cách mạng lật đỗ tư sản, xác lập

quyền thống trị của giai cấp công nhân trên cơ sở xây dựng một xã hội mới

không còn chế độ tư hữu và giai cấp đối kháng

Từ đây phong trào đấu tranh của giai cấp công đã có sự biến đổi về chất,

đặt dưới sự lãnh đạo của đảng chính trị với cương lĩnh, đường lối rõ rang, khoa hoc Nhu vay, su xuất hiện chủ nghĩa Mác đã đáp ứng được đòi hỏi của giai cấp

cách mạng mới lên Đồng thời giai cấp vô sản mới đó đã bắt gặp chủ nghĩa Mác như bắt gặp một cẩm nang thần kỳ cho con đường đấu tranh của mình

Trang 16

những thành tựu không thể phủ nhận đã chứng tỏ chủ nghĩa Mác thực sự có vai trò là kim chỉ nam cho phong trào công nhân

Có thể nói C.Mác và Ph.Ăngghen đã giác ngộ cho giai cấp công nhân tự

nhận thức được địa vị của mình và có ý thức về mình Công lao vĩ đại có ý

nghĩa lịch sử thế giới của C.Mác và Ph.Ăngghen là ở chỗ hai ông đã chứng minh bằng phương pháp phân tích khoa học rằng chủ nghĩa tư bản không thể tránh khỏi sự tan vỡ và chủ nghĩa tư bản sẽ chuyên lên chủ nghĩa cộng sản,

trong xã hội mới đó không còn tình trạng người bóc lột người

Nói tóm lại: Chủ nghĩa Mác - bộ phận cốt lõi của hệ tư tưởng vô sản ra đời do phong trào đấu tranh tự phát của giai cấp vô sản thế kỷ XIX cần có lý

luận khoa bọc dẫn đường Bên cạnh đó, thành tựu của văn hóa, khoa học của

nhân loại đương thời đã cung cấp cơ sở khoa học cho thế giới quan duy vật biện

chứng đồng thời được kế thừa tiền đề tư tưởng, lý luận về triết học, kinh tế chính

trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học C.Mác - Ph.Ăngghen với trí tuệ thiên tài và tình cảm cách mạng cháy bỏng đã kế thừa có phê phán và phát triển sáng tạo tỉnh hoa tư tưởng nhân loại đồng thời kiểm nghiệm qua phong trào công nhân quốc tế | để xây dựng thành học thuyết Mác - vũ khí lý luận của giai cấp vơ sản trên tồn thế giới Trong học thuyết đó hai ông đã góp phần sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; phát hiện ra những quy luật khách quan của sự phát triển xã hội và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; xây dựng nên lý luận giá trị thặng dư với các quy luật chỉ phối sự vận động, phát triển và diệt vong tắt yêu của chủ nghĩa tư bản Đây là những cơ sở lý luận khoa học, là vũ khí tư tưởng cho cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân

V.I.Lênin cho rằng: “Tất cả những cái mà tư tưởng loài người đã sáng tạo ra, Mác đã nghiền ngẫm lại, đã phê phán, và đã thông qua phong trào công

Trang 17

Chương 2

QUAN DIEM CO BAN CUA C MAC, PH ANGGHEN VE CONG TAC TU TUONG

Công tác tư tưởng gồm có 3 quá trình cơ bản: Quá trình hình thành, phát triển sáng tạo hệ tư tưởng và vận dụng hệ tư tưởng để đề ra đường lối chiến lược, sách lược (công tác lý luận); quá trình truyền bá hệ tư tưởng và đường lối, chính sách trong quần chúng (công fác tuyên truyễn) và quá trình thúc đây quần chúng tích cực hành động nhằm hiện thực hóa hệ tư tưởng và

đường lối, chính sách (công zác cổ động) Đương thời, các nhà kinh điển của ˆ

chủ nghĩa Mác chưa có điều kiện nghiên cứu sâu về khoa học công tác tư tưởng nhưng tư tưởng và hành động của các ông là tiền đề quan trọng để hình thành và phát triển khoa học này

I MOT SO QUAN DIEM CO BAN CUA C.MAC VE CONG TAC LY LUAN

1 Lý luận có vai trò quan trọng trong đấu tranh giai cấp

Theo C.Mác, lý luận gắn với lợi ích, bảo vệ lợi ích giai cấp Ông cho

rằng tư tưởng của Lu-ít Na-pô-lê-ông mang danh đại diện cho giai cấp nông dân Pháp giữa thế ký XIX, nhưng hồn tồn khơng gắn với lợi ích thực sự của nông dân cũng có nghĩa là: “Những tư tưởng ấy chỉ là những ảo giác trong cơn

hấp hối, là những từ đã biến thành những câu nói suông, là những thần linh đã

biến thành những bóng ma”! Theo C.Mác, lý luận gắn chặt với giai cấp bởi vai trò là vũ khí tỉnh thần quan trọng của giai cấp: “Giống như triết học thấy giai cấp vô sản là vỡ khí vật chất của mình, giai cấp vô sản cũng thấy triết học là vii

khí tỉnh thần của mình”” Chính vì vậy, lý luận chính là sự biểu hiện, phản ánh

lợi ích giai cấp hết sức rõ ràng: “Mỗi giai cấp mới thay thế cho giai cấp thống

` C.Mác — Ph.Ăng-ghen (1995), Toàn záp, Tập 8, tr272, Nxb Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội

Trang 18

trị trước mình, muốn thực hiện được mục đích của mình, đều nhất thiết phải biểu hiện lợi ích của bản thân mình thành lợi ích chung của mọi thành viên

trong xã hội hay nói một cách trừu tượng: phải gắn cho những tư tưởng của bản

thân mình một hình thức phố biến, phải biểu hiện những tư tưởng đó thành

những tư tưởng duy nhất hợp lý, duy nhất có giá trị phố biến”'

2 Lý luận cách mạng mang bản chất khoa học và cách mạng

Nhận thức sâu sắc vai trò của lý luận cách mạng đối với phong trào cách mạng, C.Mác luôn hướng trọng tâm hoạt động của mình vào nghiên cứu khoa học, kịp thời giải đáp những câu hỏi lớn mà nhân loại đang đặt ra nhưng

chưa có câu trả lời Là một thiên tải sáng tạo, Mác công hiến cho nhân loại hai

phát kiến khoa học mang tầm thời đại 1a Chi nghĩa duy vật lịch sử và Học thuyết giá trị thặng dư Tù giả thuyết khoa học, học thuyết Mác đã được chứng minh về mặt khoa học, trở thành hệ thống lý luận khoa học sâu sắc,

toàn diện, cân đối với ba bộ phận cầu thành: Triết học mác-xít; Kinh tế chính trị học mác-xít và Chủ nghĩa xã hội khoa học Trong hệ thống đó, luôn có sự

thống nhất giữa tính cách mạng và tính khoa học; thế giới quan và phương pháp luận; lý luận và thực tiễn; nhận thức thế giới và cải tạo thế giới Sáng tạo

là đặc tính bản chất, quy định học thuyết Mác là một hệ thống mở như

Ph.Angghen cho rằng: “Luôn được bổ sung, phát triển để theo kịp cuộc ”” C.Mác đã từng căn dặn: Học thuyết của chúng tôi không phải là giáo sống

điều mà là kim chỉ nam cho hành động Điều đó đòi hỏi những người cộng

sản phải ra sức học tập, năm vững và vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác đồng thời luôn theo sát nắm vững thời cuộc, phát hiện những mâu thuẫn mới nảy sinh cần giải quyết Sự hình thành, phát triển chủ nghĩa Mác không tách rời cuộc đấu tranh tư tưởng lý luận chống tư tưởng tư

sản, phản động, cơ hội, xét lại dưới mọi màu sắc và kê cả của những kẻ phản

bội, xa rời lợi ích giai câp công nhân, nhân dân lao động

` C.Mác — Ph.Ăng-ghen (1995), Toàn záp, Tập 3, tr68, Nxb Chính trị quốc gia-Sự thật, HN

? C.Mác và Ang-ghen, Tuyên tập, tập 5, tr 18-19, Nxb Sự thật, 1983

Trang 19

Lý luận cách mạng mang bản chất khoa học và cách mạng thể hiện rõ

nét trong “Lời nói đầu góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen” với luận điểm nỗi tiếng C.Mác chỉ ra: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thê thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể

đánh đỗ bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quan chúng”!

C.Mác cũng chỉ ra lý luận chỉ có được vai trò là vũ khí của giai cấp khi

nó mang bản chất khoa học và cách mạng triệt để: “Lý luận có thể thâm nhập

vào quần chúng khi nó chứng minh ađ hominem (dùng lý lẽ hay hành động của một người để phản bác phản bác lại chính người đó) và nó chứng minh ad

hominem khi nó trở thành triệt để Triệt để có nghĩa là hiểu được sự vật đến

tận gốc rễ của nó.”” C.Mác lấy ví dụ về tính triệt để của lý luận Đức lúc ấy là nó xóa bỏ tôn giáo một cách kiên quyết và tích cực; khẳng định con người là tồn tại tối cao của mình, do đó tất yếu phải xóa bỏ những quan hệ làm nhục, nô dịch, khinh rẻ con người chính vì vậy cách mạng tôn giáo mở ra cách mạng trong triết học ở Đức (triết học Hêghen)

3 Lý luận xuất phát từ thực tiễn cách mạng và soi đường cho thực tiễn Bàn về quan hệ giữa lý luận và thực tiễn C.Mác cho rằng lý luận phải xuất phat từ nhu cầu thực tiễn và soi đường cho thực tiễn Mác viết trong tac pham “Lời nói đầu góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen” rằng: “

mỗi dân tộc, lý luận bao giờ cũng chỉ được thực hiện theo mức độ mà nó là sự

thực hiện những nhu cầu của dân tộc ấy”” và “lý luận bao giờ cũng chỉ được

thực hiện theo mức độ mà nó là sự thực hiện những nhu cầu” Cũng trong tác

phẩm trên, Mác đặt vấn đề rằng: “Những nhu cầu lý luận liệu có trực tiếp trở thành những nhu cầu thực tiễn hay không? Tư tưởng có sức biến thành hiện thực vẫn chưa đủ; bản thân hiện thực cũng phải cố sức hướng tới tư tưởng”

C.Mác — Ph Ăng-ghen (1995), Toàn tập, Tập 1, tr580, Nxb Chính trị quốc gia-Su thật, HN

?“C.Mác — Ph Ăng-ghen (1995), Toàn tập, Tập 1, tr580, Nxb Chính trị quốc gia-Sự thật, HN

3 C.Mac — Ph Ang- ghen (1995), Toàn tdp, Tap 1, tr.582, Nxb Chính trị quộc gia-Sự thật, HN

* C.Mac — Ph Ang-ghen (1995), Toàn tập, Tập 1, tr.582, Nxb Chinh tri quoc gia-Su that, HN

Trang 20

Trong Luận cương thứ XI về PhoioBắc, C.Mác đã chỉ ra rằng các nhà

triết học trước kia chỉ giải thích thế giới nhưng vấn đề là phải dùng nhận thức đó để cải tạo thế giới: “Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều

cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới” Điều đó khẳng định vai trò,

nhiệm vụ quan trọng của lý luận đôi với thực tiên

Il MOT SO QUAN DIEM CO BAN CUA PH.ANGGHEN VE CONG TAC LY LUAN

1 Hệ tư tướng là sản phẩm của nhà tư tưởng phan ánh lợi ích của giai cấp mà họ là đại diện

Trước hết, cần phải khẳng định rằng, tư tưởng với tư cách là sản phẩm

tỉnh thần của con người, luôn tồn tại Nó xuất hiện một cách tự nhiên do nhu cầu nhận thức của con người, phục vụ cho sự phát triển xã hội Có thể nói, tư

tưởng là một trong những sản phẩm quan trọng nhất của đời sống mà con người hoàn toàn có quyền tự hào, thứ sản phẩm còn cao hơn và tinh xảo hơn mọi thứ sản phẩm công nghiệp hay cong nghệ tỉnh xảo nhất

Trong cuộc sống có nhiều tư tưởng khác nhau phản ánh nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau như chính trị, đạo đức, pháp quyền, tôn giáo Tư tưởng

được liên tục lựa chọn bởi các cá nhân cụ thể và có vai trò định hướng hành

động con người Nhận thức về tư tưởng phải linh hoạt chứ không thể coi nó là

những giá trị bất biến

Hệ tư tưởng không phải là sản phẩm riêng của cộng đồng, thậm chí nó cũng không phải là sản phẩm riêng của thời đại, nó là sự tổng hòa những kinh

nghiệm sống của nhiều cộng đồng người và của nhiều thời đại Hệ tư tưởng

cũng là sản phẩm của nhà tư tưởng phản ánh lợi ích của giai cấp mà họ là đại diện Trong thư gửi Mê-rinh (nhà sử học và nhà chính luận tuyên truyền dau tranh chéng chién tranh dé quéc), Ph.Angghen đã nhận định: “Hệ tư tưởng là

một quá trình do con người mệnh danh là nhà tư tưởng đã hoàn thành một cách

!C.Mác — Ph.Ăng-ghen (1995), 7oàn ráp, Tập 3, tr 12, Nxb Chính trị quốc gia-Su thật, HN

Trang 21

có ý thức ”! Nhu vay, Ph.Angghen cho rang trong xã hội có giai cấp, hệ tư tưởng mang tính giai cấp, phản ánh những lợi ích giai cấp Cuộc đấu tranh giữa

các lợi ích giai cấp tất yếu biểu hiện thành đấu tranh tư tưởng và hình thành hệ

tư tưởng: giai cấp thống trị trình bày lợi ích của mình như là lợi ích của xã hội,

luôn áp đặt hệ tư tưởng của mình cho toàn xã hội; giai cấp cách mạng có hệ tư

tưởng đối lập với hệ tư tưởng của giai cấp phản cách mạng Điều kiện xã hội

cần thiết để cho hệ tư tưởng phản ánh hiện thực một cách khách quan là lợi ích giai cấp phù hợp với nhu cầu của tiến bộ xã hội Các giai cấp tiến bộ trong lịch

sử đều góp phân hình thành nên hệ tư tưởng tiên tiến có tính khoa học Hiện nay, hệ tư tưởng của giai cấp vô sản thể hiện lợi ích sống còn của giai cấp công nhân và những người lao động, đồng thời cũng là lợi ích của toản xã hội và của

nhân loại tiến bộ Do đó, đúng như Ph.Ăngghen khẳng định, hệ tư tưởng là sản

phẩm của nhà tư tưởng phản ánh lợi ích của giai cấp mà họ đại diện 2 Lý luận chỉ đường dẫn lối cho phong trào cách mạng vô sản

Cách mạng vô sản thường được những người theo chủ nghĩa xã hội và

chủ nghĩa cộng sản ủng hộ Chủ nghĩa Mác cho rằng, Cách mạng vô sản là bước đầu tiên tiến đến loại bỏ ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa tư bản Ph.Angghen trong thư gửi Fridrich Ađph Sarge ở Hôken nhận định: “Ở đó cũng như ở đây và bây giờ, cả ở những vùng mỏ than của nước Đức, chỉ tuyên truyền không thôi thì phong trào không thể nào phát triển được Các Sự kiện sẽ bắt người ta phải tin và rồi phong trào cũng sẽ tiến nhanh, tất nhiên là

nhanh nhất ở nơi nào có một bộ phận giai cấp vô sản có tô chức và có trình độ

992

ly luan nhu 6 nude Ditc”* Như vậy, theo Ph.Angghen, ly luan chỉ đường dẫn lỗi cho phong trào cách mạng vô sản

Ph Ăngghen chỉ ra rằng, lý luận của giai cấp vô sản thể hiện lập trường

giai cấp và chỉ ra những điều kiện để giải phóng giai cấp ấy : “Chủ nghĩa

cộng sản ở mức độ nó là lý luận, là sự biêu hiện lý luận của lập trường của

Trang 22

giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh đó và sự khái quát lý luận về những điều kiện giải phóng của giai cấp vô sản”!

3 Lý luận góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh giai cấp

Thực chất của đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn về mặt lợi ích giữa quần chúng bị áp bức, vô sản đi làm thuê chống lại giai

cấp thống trị, chống lại bọn đặc quyền, đặc lợi, những kẻ đi áp bức bóc lột

Lý luận góp phần quan trọng trong cuộc đấu tranh giai cấp: Ph.Ăngghen viết:

“Tất cả mọi cuộc đấu tranh trong lịch sử, - không kế nó diễn ra trên địa hạt chính trị, tôn giáo, triết học, hay trên bất cứ một địa hạt tư tưởng nào khác - thực ra chỉ là biểu hiện ít nhiều rõ rệt của cuộc đấu tranh của các giai cấp

trong xã hdi, ”” |

Đấu tranh giai cấp có nguyên nhân khách quan từ sự phát triển mang tính xã hội hóa ngày càng sâu rộng của lực lượng sản xuất với quan hệ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất Biểu hiện của mâu thuẫn này về phương diện

xã hội: Mâu thuẫn giữa một bên là giai cấp cách mạng, tiến bộ, đại diện cho

phương thức sản xuất mới, với một bên là giai cấp thống trị bóc lột đại biểu cho những lợi ích dẫn đến cách mạng xã hội, thay thế phương thức sản xuất cũ bằng một phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn Phương thức sản xuất

mới ra đời mở ra địa bàn mới cho sự phát triển của sản xuất xã hội

Đấu tranh giai cấp góp phần xóa bỏ các thế lực phản động, lạc hậu đồng thời cải tạo cả bản thân giai cấp cách mạng Giai cấp nào đại biểu cho phương thức sản xuất mới, giai cấp đó sẽ lãnh đạo cách mạng Thành tựu mà

loài người đạt được trong tiến trình phát triển của lực lượng sản xuất, cách mạng khoa học và công nghệ, cải cách vẻ dân chủ và tiến bộ xã hội không

tách rời cuộc đấu tranh giai cấp giữa các giai cấp tiễn bộ chống các thế lực thù địch, phản động Dau tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là cuộc đấu tranh sau cùng trong lịch sử xã hội có giai câp Nó là cuộc đầu tranh khác vê

! C.Mác và Ăng-ghen, Toàn tập, tập 4, tr 399, Nxb Sự thật, H, 1995 ?C.Mác và Ang-ghen, Toan tap, tap 21, tr 373-374, Nxb Sự thật, H, 1995

Trang 23

chất so với so với các cuộc đấu tranh trước đó trong lịch sử Bởi vì, mục tiêu

của nó là thay đổi về căn bản sở hữu tư nhân bằng sở hữu xã hội Trước khi giành được chính quyên, nội dung của đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản

_và giai cấp tư sản là đấu tranh kinh tế, đấu tranh tư tưởng, đấu tranh chính trị

Sau khi giành chính quyên, thiết lập nền chuyên chính của giai cấp vô sản, mục tiêu và hình thức đấu tranh giai cấp cũng thay đổi Trong lời tựa cuốn “Chiến tranh nông dân ở Đức), Ph.Ang-ghen xếp đấu tranh lý luận ngang

hàng với đấu tranh chính trị và đấu tranh kinh tế “Lần đầu tiên từ khi có

phong trào công nhân, cuộc đấu tranh được tiến hành trên cả ba phương diện

của nó - trên phương diện lý luận, chính trị và kinh tế thực tiễn”,

Xét về lịch sử, không phải tới hôm nay, cuộc đấu tranh tư tưởng lý luận giữa CNTB và CNXH mới diễn ra, mà từ hàng trăm năm trước, ngay từ khi tư tưởng lý luận của CNXH ra đời, nó đã lập tức phải đương đầu với sự phê phán, phủ nhận, bôi nhọ, xuyên tạc đưới nhiều hình thức khác nhau Bất chấp mọi trở ngại, tính chất cách mạng và khách quan khoa học trong tư tưởng lý luận cùng với lý tưởng cao cả mà CNXH hướng tới đã thu hút, lan tỏa khắp

năm châu, trở thành động lực tỉnh thần của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh cho một xã hội công bang, dân chủ, cho một

cuộc sống ngày cảng tốt đẹp Điều này trở thành mối đe đọa đối với sự tồn vong của tư tưởng và xã hội tư sản Các thế lực thù địch chống lại CNXH với vô vàn thủ đoạn, từ chủ động gây chiến tranh nóng tới xuyên tạc, vu cáo,

thậm chí là “gán” trách nhiệm cho những người cộng sản về một số sự kiện xảy ra trên thế giới, ở một số quốc gia Xét về lịch sử, cuộc đấu tranh tư

tưởng lý luận giữa CNTB và CNXH đã có nhiều biến động ở những thời kỳ

khác nhau Trong cuộc đấu tranh đó, một mặt; các học giả tư sản tiếp tục xuyên tạc nhằm tấn công vào tư tưởng lý luận của CNXH, triệt để lợi dụng các hạn chê và sai lâm ở Liên bang X6-viét, sau nay là hệ thông các nước

Trang 24

XHCN làm bằng chứng chứng minh “tính không tưởng của CNXH”, xuyên tạc bản chất nhân văn trong tư tưởng lý luận của CNXH, bóp méo hoặc hạ

thấp các thành tựu đạt được ở Liên-Xô và các nước XHƠN Điều đó càng

khẳng định quan điểm của Ph.Ăngghen lý luận là vũ khí sắc bén góp phần đắc lực vào cuộc đấu tranh giai cấp nói chung và đấu tranh giữa CNTB và CNXH nói riêng là hết sức đúng đắn

4 Đầu tranh lý luận để phản bác lại những quan điểm sai trái thù địch và qua đó hình thành quan điểm lý luận

Theo Ph.Ăngghen, đấu tranh lý luận không chỉ để đập lại quan điểm sai trái thù địch mà còn thông qua đó hình thành quan điểm lý luận của giai cấp

vô sản Chăng hạn, Ph.Angghen bảo vệ và phát triển toàn diện chủ nghĩa Mác

thông qua phê phán lý luận mang tính triết trung, tầm thường của Duyrinh (người Đức - đại biểu của CNXH tiểu tư sản, tiến sĩ vật lý có tham vọng trở

thành tiến sĩ triết học bằng việc xây dựng một hệ thống triết học đối lập với

tất cả triết học trước đó) Đuyrinh khoác áo chủ nghĩa Mác nhưng đưa ra

những phát hiện trái với chủ nghĩa Mác, ngộ nhận mình xây dựng được hệ thống lý luận vượt Mác nhưng thực chất là triết học chiết trung và kinh tế học

tầm thường Trong lời tựa viết cho tác phẩm “Chống Đuyrinh”, Ăngghen đã viết: “Hệ thống của ông Duy Rinh được phê phán trong quyển sách này bao

trùm một lĩnh vực lý luận rất rộng; tôi buộc phải theo ông khắp nơi và đem những quan niệm của tôi ra đối lập lại những quan niệm của ông ta Vì vậy, sự phê phán tiêu cực đã trở thành sự phê phán tích cực; cuộc bút chiến trở

thành một sự trình bày ít nhiều có hệ thống về phương pháp biện chứng và thế giới quan cộng sản chủ nghĩa của Mác và tôi đã đại biểu”! Cái thế giới quan

đó xuất hiện lần đầu tiên trong cuốn “Sự khốn cùng của triết học” của Mác

và trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” đã trải qua một thời kỳ ấp ủ trong hơn 20 năm và cho đến khi bộ “Tư bản” ra đời ngày càng tranh thủ được các

°C;Mác — Ph.Ăng-ghen (1975), Tuyển tập, Tập 5, tr 18-19 Nxb Chính trị quốc gia-Sự thật, HN

Trang 25

giới rộng rãi một cách nhanh chóng và vượt xa ra ngoài biên giới của Châu

Âu Là người kế tục xuất sắc tư tưởng C.Mác, Ph.Ăngghen đã giải đáp những

câu hỏi lớn thời đại mới đặt ra, bảo vệ và phát triển toàn diện Chủ nghĩa Mắc

5 Lý luận của giai cấp vô sản thể hiện lập trường giai cấp và mang

tính khoa học

Ph.Ăngghen là một nhà duy vật biện chứng và do vậy bao giờ ông cũng nhấn mạnh rằng, lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa cộng sản thường xuyên phát triển, không dậm chân tại chỗ Những luận điểm mới thay thế cho những

luận điểm lỗi thời Và cũng chính vì vậy mà không phải tất cả những gì

C.Mác nói và viết ra đều là chân lý tối hậu Các Ông đã đúng ở những điểm

cơ bản và mang tính nguyên tắc, đồng thời có những luận điểm của ông đã lỗi -

thời, được thực tiễn cuộc sống vượt qua, các nghiên cứu lý luận của hậu bối

cần đổi mới, chỉnh sửa và làm cho phong phú thêm Khoa học về chủ nghĩa cộng sản là học thuyết khoa học thường xuyên phát triển và không ngừng được làm phong phú thêm bằng tri thức khoa học và thực tiễn, nó không chấp nhận những bộ phận cụ thể bị giáo điều hóa và những luận điểm, nguyên lý cơ bản bị xét lại Đây là một học thuyết sống động, kết hợp trong mình cái

chung và cái riêng, cái chủ yếu và cái thứ yếu, cái bất biến và cái thường biến Nó phát triển được là nhờ sự phát triển của khoa học - công nghệ, thực tiễn

cách mạng của các nước, các đảng cộng sản và các phong trào tiễn bộ, các cá

nhân kiệt xuất, các nhà khoa học, các tập thể sáng tạo, những cuộc tranh luận,

những thảo luận tập thể, những đồng thuận và những bất đồng Do vậy, học thuyêt cộng sản chủ nghĩa luôn cân mang tính mới mẻ, sông động và hiện đại

Ill MOT SO QUAN DIEM CO BAN CUA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN VE CONG TAC LY LUAN

Trang 26

1 Lý luận của giai cấp thống trị có vị trí thống trị xã hội

Trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ ra vấn đề có tính quy luật về vị trí lý luận của giai cấp thống

trị luôn thống trị xã hội “Lịch sử tư tưởng chứng minh cái gi, néu không phải

là chứng mỉnh rằng sản xuất tỉnh thần cũng biến đổi theo sản xuất vật chất ? Những tư tưởng thống trị của một thời đại bao giờ cũng chỉ là những tư tưởng của giai cấp thống trị”

C.Mác và Ph.Ăngghen còn chỉ ra răng lý luận cách mạng mang tính khách quan, khoa học, chiến đấu: “Những quan điểm lý luận của những người cộng sản tuyệt nhiên không dựa những ý niệm, những nguyên lý do một nhà cải cách thế giới nào phát minh hay phát hiện ra” mà “Những nguyên lý ấy

chỉ là biêu hiện khái quát của những quan hệ thực tại của một cuộc đấu tranh

giai cấp hiện có, của một sự vận động lịch sử đang diễn ra trước mắt chúng ta” và vì vậy “Những người cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình thành

một luận điểm duy nhất này là: xóa bỏ chế độ tư hữu”?

Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, C.Mác va Ph.Ăngghen đã trình bày một cách rõ ràng, hoàn chỉnh những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy

vật về lịch sử “Hệ tư tưởng Đức” thực sự là tác phẩm lớn nhất của thời kỳ

hình thành chủ nghĩa Mác (1842 - 1848)

Bên cạnh thành tựu hết sức to lớn về mặt triết học, C.Mác và

Ph.Ăngghen đã xây dựng hoàn chỉnh lý luận về cách mạng xã hội chủ nghĩa Theo hai ông, cách mạng xã hội chủ nghĩa có hai tiền đề thực tiễn: Về xã hội là mâu thuẫn đối kháng ngày càng quyết liệt giữa giai cấp tư sản với giai cấp công

nhân và nhân dân lao động; Về kinh tế là sự mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của lực lượng sản xuất với quan hệ sở hữu tư nhân: sự phát triển của đại công

nghiệp đã tạo ra một lực lượng sản xuất có tính chất thế giới thì tất yếu với nó phải là một quan hệ sở hữu đôi với tư liệu sản xuât mang tính công cộng

C.Mác — Ph.Ang-ghen (1995), Toàn tập, Tập 4, tr625 Nxb Chính trị quốc gia-Su that, HN

? C.Mac — Ph.Ang-ghen (1995), 7oàn rập, Tập 4, tr615-616, Nxb Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội

Trang 27

Hai ông cũng phân biệt sự khác nhau về nguyên tắc giữa chủ nghĩa xã hội khoa học với chủ nghĩa xã hội không tưởng về việc xóa bỏ tình trạng hiện thời Người không tưởng lên án chủ nghĩa tư bản như là một xã hội không có đạo đức đồng thời lên án cả đấu tranh giai cấp (tức lên án phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân), tưởng tượng và miêu tả rất tỉ mi về chủ nghĩa cộng sản C.Mác và Ph Ăngghen chỉ vạch ra những nét cơ bản về chủ nghĩa cộng sản và chứng minh rằng tiền đề vật chất của chủ nghĩa cộng sản (giai cấp công nhân và nền sản xuất đại công nghiệp) đã hình thành trong lòng xã hội tư bản

2 Lý luận của giai cấp vô sản thể hiện lập trường giai cấp và chỉ ra những điều kiện để giải phóng giai cấp Ấy

Chủ nghĩa cộng sản (mà CNXH là giai đoạn đầu) đã trải qua một chặng đường lịch sử dài ké từ khi Mác và Ăngghen viết “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” (1848 đến nay) Đây cũng là một chặng đường phức tạp, đầy mâu thuẫn, có nhiều thành tựu và cả những thiếu sót, sai lầm Nhưng xét ở những khâu chủ yếu và quyết định, đây là chặng đường đi lên trên thế tiến công của chủ nghĩa cộng sản “Chủ nghĩa cộng sản không phải là một học thuyết mà là một cuộc vận động Nó xuất phát không phải từ những nguyên tắc, mà từ øhững sự thật” Những người cộng sản không lấy thứ triết học này nọ, mà lẫy toàn bộ quá trình

lịch sử trước đây và đặc biệt là những kết quả thực tế trước mắt tại các nước văn

minh làm tiền đề của họ Chủ nghĩa cộng sản nảy sinh ra từ nền đại công nghiệp và những hậu quả của đại công nghiệp: từ sự xuất hiện thị trường thế giới và

cuộc cạnh tranh không thể kìm hãm được do sự xuất hiện của thị trường thế giới

gây ra; từ những cuộc khủng hoảng thương nghiệp ngày càng có tính phố biến và giờ đây đã hoàn toàn trở thành những cuộc khủng hoảng của thị trường thế giới; từ cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản do đó mà

nảy sinh ra “Chủ nghĩa cộng sản, ở mức độ nó là lý luận, là sự biểu hiện lý luận

Trang 28

của lập trường của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh đó và sự khái quát lý luận về những điều kiện giải phóng của giai cấp vô sản”",

Một khối lượng công việc lý luận khổng lồ của C.Mác và Ph.Angghen

thực hiện bước nhảy vọt cách mạng từ chủ nghĩa cộng sản không tưởng lên chủ nghĩa cộng sản khoa học, đặt các cơ sở khoa học và các nguyên lý

phương pháp luận cho nhận thức về chủ nghĩa cộng sản và vận động lên chủ nghĩa cộng sản C.Mác và Ph.Ăngghen đã phân tích rất cụ thể vai trò của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản bóc lột

Giai cấp tư sản là sản phẩm của một quá trình phát triển lâu dài của một loạt các cuộc cách mạng trong phương thức sản xuất Khi mới ra đời giai cấp tư sản đã đóng vai trò hết sức cách mạng trong lịch sử Nó đại diện

cho sự phát triển của lực lượng sản xuất đang lên, đánh đỗ sự thống trị của

giai cấp phong kiến, thiết lập nền chuyên chính tư sản thực hiện những tiến bộ xã hội “Chưa đầy một thế kỷ, giai cấp tư sản thống trị đã tạo ra được

một lực lượng sản xuất nhiều và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại” Đại diện cho lực lượng sản xuất mới, giai cấp

tư sản đã đập tan xiềng xích của chế độ phong kiến, thay vào đó là chế độ

tự do cạnh tranh thích hợp với sự thống trị về chính trị của giai cấp tư sản Là một giai cấp tư hữu bóc lột, nên vai trò của giai cấp tư sản bị hạn chế

ngay từ đầu, đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản nỗ ra ngay từ khi chủ nghĩa tư bản mới ra đời Giai cấp tư sản không những đã rèn vũ khí để giết mình, mà còn tạo ra những người sử dụng vũ khí ấy để đánh đỗ chính bản thân giai cấp tư sản: “Những vũ khí mà giai cấp tư sản đã dùng để đánh đỗ chế độ phong kiến thì ngày nay quay lại đập vào chính ngay giai cấp tư sản Nhưng giai cấp tư sản không những đã rèn những vũ khí sẽ

giết mình; nó còn tạo ra những người sử dụng vũ khí ấy - những công nhân

oA ` ~ X CA 2? 2

hiện đại, những người vô sản””

` C.Mác và Ph Ăngghen, Toàn tập, tập 4, tr 399, Nxb Chính trị quốc gia Sự thât, Hà Nội, 1995

? C.Mac va Ph Angghen, Toàn tập, tập 4, tr 605, Nxb Chính trị quốc gia Sự thât, Hà Nội, 1995

Trang 29

Giai cấp vô sản hiện đại là người có sứ mệnh đào huyệt chôn chủ nghĩa

tư bản và và sáng tạo ra một xã hội mới tốt đẹp hơn Sứ mệnh lịch sử thế giới

của giai cấp vô sản do vị trí kinh tế - xã hội của họ trong lịch sử quy định

Giai cấp vô sản hoàn toàn có khả năng hoàn thành sứ mệnh lịch sử thế giới

của mình, đo họ là giai cấp tiên tiễn gắn liền với nền đại công nghiệp, lớn lên cùng nền đại công nghiệp; là sản phẩm của nền đại công nghiệp, đại biểu cho xu hướng tiến lên của đại công nghiệp Họ là giai cấp thực sự cách mạng, dưới chủ nghĩa tư bản những người vô sản bị tước hết mọi tư liệu sản xuất nén ho chang có gì là của riêng mình để bảo vệ cả Muốn giải phóng, họ phải tiến hành “Cách mạng cộng sản chủ nghĩa”, “Irong cuộc cách mạng ấy, những người vô sản chẳng mất gì hết, ngoài những xiềng xích trói buộc họ””

Ngày nay điều kiện của cuộc “Cách mạng cộng sản chủ nghĩa” cũng có nhiều thay đổi nên hình thức và phương pháp đấu tranh cũng cần thay đổi cho phù hợp nhưng sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản mà CMác và Ph.Ăngghen chỉ ra vẫn không hè thay đổi

IV QUAN DIEM CUA C.MAC, PH.ANGGHEN VE CONG TAC

TUYEN TRUYEN VA CO DONG

Trong công tác tư tưởng, để đưa lý luận thâm nhập vào thực tiễn cách mạng thì quá trình tuyên truyền và cỗ động có ý nghĩa rất quan trọng Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về công tác tuyên truyền và cỗ động có thể khái quát lại qua các luận điểm như sau:

Thứ nhất, bản chất tuyên truyền là lôi kéo quần chúng về phía giai cấp mình: “những xung đột xảy ra trong xã hội cũ đã thúc đây quá trình phát triển

cua giai cap vô sản về nhiều mặt”, “từng bộ phận trọn vẹn của giai cấp thống

trị bị sự tiến bộ của công nghiệp đây vào hàng ngũ giai cấp vô sản, hay it ra

thì cũng bị đe dọa về mặt những điều kiện sinh hoạt của họ Những bộ phận

K ~ ee OK A 2 eA * r 2

ay cling dem lai cho giai cap v6 san nhiêu tri thức”

Trang 30

Thứ hai, công tác tuyên truyền có vai trò quan trọng làm cho chủ nghĩa cộng sản trở thành hiện thực Trong tác phẩm mang tính luận chiến “Những người cộng sản và Các Hainơtxen” Ph.Angghen cho rằng, công tác tuyên truyền và cô động, phải tránh “thứ công tác tuyên truyền lực lượng dân chủ”, “ thứ công tác tuyên truyền vô nghĩa được tiến hành một cách thô thiển và mù quáng như vậy chẳng phải là hết sức có hại cho lực lượng dân chủ kinh nghiệm đã cho thấy rằng thứ công tác tuyên truyền như vậy là vô ích ”'

Thứ ba, đối tượng chính của công tác tuyên truyền là quần chúng nhân dân: “sách lược đúng đắn trong công tác tuyên truyền không phải là lúc chỗ

này lúc chỗ kia lôi kéo được của đối phương một số người và một số nhóm

thành viên của tô chức, mà là tác động đến quần chúng đông đảo, chưa được cuốn hứt vào tô chức Một người mới toanh mà bản thân chúng ta lôi ra khỏi | trạng thái nguyên thủy, còn quý hơn một chục kẻ từ phe Lát-xan chạy sang, là những kẻ luôn luôn mang theo vào đảng những yếu tổ của các quan điểm không đúng của họ Nếu có thể tranh thủ riêng quần chúng mà không có

những thủ lĩnh địa phương của họ thì điều đó sẽ tốt hon rất nhiều””

Thứ tư, nguyên tắc chủ đạo của công tác tuyên truyền là: không nên tuyên truyền những vấn đề chưa rõ ràng “Thay vì đem lại sự sáng tỏ chí ít cho

một vấn đề nào đó, thì họ lại tạo ra một tình trạng rối rắm không thể tưởng

tượng được, Đảng hoàn toàn có thể không cần đến những nhà khai sáng mà nguyên tắc cơ bản của họ là dạy người khác những điều mà bản thân họ chưa nghiên cứu ra” Ÿ

Thứ năm, tuyên truyền phải bám sát đối tượng tránh tác động phản tuyên truyền; đối với các tầng lớp khác nhau trong xã hội vì lợi ích khác nhau nên phải lựa chọn nội dung tuyên truyén có thê lôi cuôn được họ

!C.Mác- Ph.Ăng-ghen (1995), Toàn tập, Tập 4, tr.383-384, Nxb Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội ?C.Mác- Ph.Ang-ghen (1995), Toàn tập, Tập 33, tr.779, Nxb Chính tri quốc gia-Sự thật, Hà Nội ‡ C.Mác —~ Ph.Ang-ghen (1995), Toàn rập, Tập 34, tr563, Nxb Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội

Trang 31

Thứ sđu, cơ quan ngôn luận có vai trò tuyên truyền rộng rãi lý luận, tư tưởng của giai cấp chính là báo đảng Nhiệm vụ công tác tuyên truyền của báo đảng là “Trước tiên là tiến hành những cuộc thảo luận, chứng minh, phát triển và bảo vệ những đòi hỏi của đảng, bác bỏ và lật đổ những tham vọng và những luận điểm của phe thù địch”"

Khẩu hiệu “VÔ SẢN TẤT CẢ CÁC NƯỚC, DOAN KET LAI!” 1a

biểu hiện rõ nét nhất về công tác tuyên truyền, cô động Kết luận đầy niềm tin và khâu hiệu chiến đấu đầy sức mạnh của “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” do C.Mác và Ph.Ăngghen khởi thảo luôn vang lên như hồi kèn xung trận của giai cấp vô sản trên toàn thế giới trong cuộc đấu tranh đánh đỗ chủ nghĩa tư bản vì thăng lợi của chủ nghĩa cộng sản

Trang 32

Chương 3

HOÀN CẢNH LICH SU VA VAI TRO CUA V.LLENIN

TRONG PHAT TRIEN CHU NGHIA MAC

I HOAN CANH LICH SU’ NUOC NGA CUOI THE KY XIX - DAU

THE KY XX

1 Hoàn cảnh kinh tế - xã hội

Vào giữa thế kỷ XIX, nước Nga Sa hoàng mới bước vào con đường phát triển TBCN nhưng mãi đến năm 1861 moi bai bỏ chế độ nông nô Tuy phát triển sau các nước tư bản Tây Âu nhưng chủ nghĩa tư bản Nga phát triển nhanh - chong, dén cudi thé ky XIX, dau thế kỷ XX, đề quốc Nga cũng chuyển sang giai đoạn để quốc chủ nghĩa Tư bản nước ngoài đầu tư mạnh mẽ vào Nga như Anh, Pháp, Đức Các ngành công nghiệp nặng phát triển như luyện kim, cơ khí, hoá dầu Đến đầu thế kỷ XX, 150 công ty độc quyền thao túng toàn bộ nền kinh tế Nga như ngân hàng Nga Á chiếm 1/3 tổng số vốn ngân hàng của nước Nga Phương thức sản xuất TBCN đã hình thành và phát triển Giai cấp công nhân tăng số lượng nhưng đời sống ngày càng khó khăn, cùng cực

Những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ở nước Nga chế độ địa

chủ - chuyên chế Nga hoàng ngày càng suy đôi, phản động Trên thực tế nước Nga vẫn là một nước nông nghiệp với mỗi quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu Tàn tích của chế độ nông nô vẫn tồn tại sâu rộng ở nước Nga thể hiện rõ nét ở việc phần lớn ruộng đất tập trung trong tay quý tộc, địa chủ (chiếm hơn hai phần ba ruộng) Nga hoàng đồng thời cũng là địa chủ lớn nhất với 7 triệu mẫu Nga ruộng đất Giai cấp nông dân phân hóa sâu sắc (1,5 triệu hộ giàu

chiếm tới 5/6 ruộng đất, trong khi 8,5 triệu hộ khác chỉ còn có 1/6 ruộng đất

canh tác Trong số nông dân nghèo, nhiều người buộc phải bán ruộng đất, lĩnh

canh, thu tô sống một cuộc sống đói khổ và lệ thuộc Địa chủ bóc lột nông dân hêt sức nặng nê và tàn bạo, nhât là chê độ lao dịch Trình độ sản xuât

Trang 33

nông nghiệp lạc hậu, do đó năng suất thấp, nạn mất mùa và đói kém xảy ra

thường xuyên

Chế độ nông nô bị bãi bỏ, chủ nghĩa tư bản lớn mạnh, nhưng nhân dân Nga vẫn sống dưới ách thống trị tàn bạo của chế độ Nga hoàng và sự bóc lột ngày càng thậm tệ của giai cấp tư sản Công nhân, nông dân Nga sống một cuộc sống lầm than, cùng cực, không được hưởng chút tự do nao

Phong trào đấu tranh của nhân dân Nga chống chế độ địa chủ-chuyên chế ngày càng lan rộng và sâu sắc Nông dân các tỉnh Khác-cốp, Pôn-ta-va,

Xa-ra-tốp nỗi lên chống địa chủ Công nhân biểu tình, bãi công chống lại sự

bóc lột nặng nề của các chủ tư bản (năm 1902 Công nhân biểu tình, bãi công

ở một số thành phố Pê-téc-bua, Rô-xtôp, Xa-ra-tốp, Vin-nô, Ba-cu )

2 Hoàn cảnh chính trị - xã hội

Cuối những năm 80 của thế kỷ XIX, với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân và sự ra đời của tổ chức Quốc tế Xã hội chủ nghĩa

(Quốc tế II- 14/7/1 889), chủ nghĩa Mác được truyền bá vào nước Nga dẫn đến

một loạt các tổ chức mác-xít ra đời Năm 1883 nhóm “Giải phóng lao động” do Plêkhanốp lãnh đạo được thành lập ở Thụy sĩ, nhóm này đã tích cực dịch

và truyền bá lý luận chủ nghĩa Mác vào Nga Vai trò của họ là tích cực truyền

bá chủ nghĩa Mác vào nước Nga để nâng cao trình độ nhận thức giác ngộ công nhân và nhân dân lao động ở Nga nhằm đánh một đòn mạnh và phái

- “đân tuý” Tuy nhiên, hạn chế của họ là chỉ dừng lại ở việc dịch sách và

truyền bá đơn thuần, không gắn bó với giai cấp công nhân Nga, không đả động gì đến vai trò của giai cấp nông dân, chưa kết hợp chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân

Từ những năm 70-80 thế kỷ XIX, công nhân Nga bắt đầu thức tỉnh đấu

tranh, lúc đầu còn mang tính tự phát, nhưng dần dần những người công nhân tiên tiễn hiểu rằng, muốn đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản thắng lợi, công

nhân cần tổ chức lại thông qua một tổ chức cách mạng chân chính Tính tích

Trang 34

tranh tự phát (đập phá máy móc) sang tự giác (lập hội đấu tranh có tổ chức) Nhiều tổ chức công nhân xuất hiện:

Năm 1875: Hội liên hiệp công nhân miền nam Nga thành lập ở Ô-đétxa Năm 1878: Hội liên hiệp công nhân miền nam Nga thành lập ở Pêtécbua Hai tổ chức này bị Sa hoàng đàn áp nhưng phong trào công nhân ngày càng phát triển Phong trào đấu tranh tự phát của giai cấp công nhân Nga đòi hỏi phải có sự lãnh đạo, đồng thời cũng đề ra yêu câu phải kết hợp chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân

Từ tình hình đó đặt ra cho V.I.Lênin và những người bạn của ông là phải truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân Nga để tiến tới thành lập chính đảng cách mạng ở Nga Năm 1895 tại Pêtécbua, V.I.Lênin hợp nhất

các tổ chức của công nhân ở Pêtécbua thành Hội Liên hiệp đấu tranh để giải

phóng giai cấp công nhân Pêtécbua Đây là tỗ chức tiền thân của đảng cách mạng dựa vào phong trào công nhân

Nhưng không được bao lâu thì tổ chức này bị chính phủ Nga Hoàng

đàn áp V.I.Lênin và bạn chiến đấu của ông bị bắt, bị đưa đi đày ở Xibêri

Trong Hội Liên hiệp đấu tranh để giải phóng giai cấp công nhân Pêtécbua có

sự phân hóa, một số nhân vật tự nhận phái trẻ, còn Lênin được coi là phái già Ban lãnh đạo mới của Hội được thành lập do Máctưnốp đứng đầu, thực chất

họ là phái kinh tế, quan điểm của họ đối lập hoàn toàn với V.LLênin.Với

đường lối chính trị sai lầm, cơ hội cải lương, chủ trương của họ là đấu tranh kinh tế, phủ nhận đấu tranh chính trị Họ chủ trương công nhân chỉ đấu tranh

về kinh tế chống lại bọn chủ, còn đấu tranh về chính trị là công việc của giai

cấp tư sản tự do Phái kinh tế, một trào lưu cơ hội, thỏa hiệp đầu tiên trong

hàng ngũ các tổ chức mác-xít ở Nga

V.I.Lênin coi quan điểm của phới kinh tế là phản bội chủ nghĩa Mác, là phủ nhận sự cần thiết phải thành lập chính đảng độc lập của giai cấp công

nhân; muốn biến giai cấp công nhân thành phụ thuộc về chính trị của giai cấp tư sản, cho nên, trong phong trào công nhân, nếu phái kinh tế thắng, nghĩa là

Trang 35

chủ nghĩa Mác thất bại Do đó, muốn thành lập chính đảng của giai cấp công

nhân phải đánh bại phái kinh tế Muốn vậy, cần phải tăng cường đấu tranh

trên lĩnh vực tư tưởng

_ Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười bùng nổ và giành thắng lợi ở Nga,

nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên ra đời, mở ra một chương mới trong lịch sử thế giới Giữa vòng vây của các thế lực phản cách mạng trong nước và các nước đề quốc, Đảng cộng sản Liên Xô, mà đứng đầu là V.I.Lênin đã lãnh đạo nhân dân, được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới, đã đấu tranh và bảo vệ thành công những thành quả của cách mạng Tháng Mười Nga Trung tâm cách mạng chuyển từ Đức sang Nga

3 Hoàn cảnh văn hóa - tư tưởng, lý luận

Đầu thế kỉ XIX, cuộc cách mạng về khoa học tự nhiên đã cung cấp những tri thức khoa học làm cơ sở cho việc phát triển tư duy biện chứng Học

thuyết của C.Mác và Ph Ăngghen ra đời đã cung cấp thế giới quan và phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, là khoa học về sự giải phóng của giai cấp công nhân, giải phóng nhân dân lao động, giải phóng con người Năm 1864, Quốc tế I ra đời có tuyên ngôn, điều lệ rõ ràng, đó là Tuyên ngôn đảng cộng sản (1848) do C Mác và Ph Ăngghen khởi thảo Dưới sự ảnh hưởng của Quốc tế I, công nhân các nước tích cực tham gia vào phong trào đấu tranh chính trị

Năm 1883, Plêkhanôp là người đầu tiên đưa chủ nghĩa Mác vào nước Nga, cũng là lãnh tụ lớn của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế nhưng ông đã mắc phải một số sai lầm do ảnh hưởng của phái Dân túy

Vì vậy muốn truyền bá chủ nghĩa Mác vào nước Nga thì phải đấu tranh chống lại phái Dân túy Nhóm “Giải phóng lao động” đấu tranh chống phái Dân túy rất yếu ớt, hơn nữa trong bản Cương lĩnh đầu tiên của họ vẫn còn ảnh hưởng của phái Dân túy Plêkhanốp không đề cập đến vai trò của giai cấp công nhân, mà còn cho rằng, giai cấp tư sản tự do Nga là một lực

lượng có thê ủng hộ cách mạng, mặc dù sự ủng hộ đó không vững chắc Hơn

Trang 36

chưa hề liên hệ với phong trào công nhân Do đó họ mới thành lập Đảng công nhân dân chủ - xã hội trên lý thuyết, chưa hề kết hợp chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân

Những năm 1890, xuất hiện chủ nghĩa cơ hội trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đòi phủ nhận chủ nghĩa Mác, phản bội lại giai cấp công nhân,

cùng với đó xuất hiện nhiều trào lưu duy tâm, phản động (tiêu biểu là Bécstanh)

V.IL.Lênin cho rằng, muốn thành lập chính đảng cách mạng tập trung

thống nhất, trước hết cần đánh bại phái Kinh tế, phái Dân túy, biểu hiện tư

tưởng cơ hội quốc tế của Becstanh Bên cạnh đó, yêu cầu phải truyền bá lí luận về chủ nghĩa xã hội khoa học vào phong trào công nhân và Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga đòi hỏi Lê nin phải nghiên cứu phát triển chủ nghĩa Mác nhằm đáp ứng những yêu câu của thực tiễn cách mạng ở nước Nga

Nói tóm lại, nước Nga vào cuối thế kỷ XIX tuy vẫn còn chế độ Nga hoảng nhưng đã bước vào con đường phát triển tư bản chủ nghĩa Từ năm 1861 khi Nga hoàng bãi bỏ chế độ nông nô đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng ở Nga, giai cấp công nhân phát triển mạnh trở

thành một lực lượng đông đảo trong xã hội Quan hệ sản xuất tư bản chủ

nghĩa với bản chất bóc lột là nguyên nhân sâu xa đưa đến phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga diễn ra rất mạnh mẽ Đến đầu thế kỷ XX nước Nga đã trở thành trung tâm cách mạng của thế giới Những cuộc đấu tranh đó đều bị Nga Hoàng thẳng tay đàn áp và đều thất bại Tuy nhiên, nguyên nhân cơ bản dẫn đến thất bại của các phong trào này là chưa có lý luận soi đường và chưa có lãnh tụ chính trị lãnh đạo phong trào

cách mạng Vì vậy, nhiệm vụ cách mạng xã hội trực tiếp đặt ra ở nước Nga là phải có một chính đảng cách mạng với lý luận cách mạng khoa học để lãnh

đạo phong trảo đấu tranh

Hoàn cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa - tư tưởng nêu trên đã thúc đây

V.I[.Lênin nghiên cứu và đưa ra những tư tưởng cách mạng, trong đó có những nội dung về công tác tư tưởng

Trang 37

I YEU CAU PHAT TRIEN VA TRUYEN BA LY LUAN TRONG ĐIÊU KIỆN MỚI Ở NƯỚC NGA

1 Yêu cầu phát triển lý luận trong điều kiện mới ở Nga

Chủ nghĩa Mác từ khi ra đời, phát triển đã trải qua và đứng vững trước

nhiều đợt tấn công của kẻ thù, đặc biệt là những năm 1890, khi mà chủ nghĩa

cơ hội phát triển đòi phủ nhận chủ nghĩa Mác, từ những kẻ thù tư tưởng của chủ nghĩa Mác và những người theo các khuynh hướng phi mác-xít trong phong trào công nhân quốc tế Do vậy, yêu cầu cần phải phát triển chủ nghĩa

Mác hết sức bức thiết Cùng với đó, khi cách mạng tháng Mười thành công,

nhà nước Nga Xô viết ra đời, đòi hỏi phải có sự giải đáp các vấn đề xung

quanh việc giành và giữ chính quyền của giai cấp vô sản và phải xây dựng học thuyết tương đối hoàn chỉnh về Đảng cộng sản Yêu cầu thực tiễn thôi thúc V.I.Lênin nghiên cứu, tìm tòi chủ nghĩa Mác và thực tiễn phong trào

cách mạng thê giới đê vận dụng vào nước Nga

2 Yêu cầu truyền bá lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học ở Nga

Năm 1883, Plêkhanôp thành lập nhóm macxit đầu tiên, nhóm “Giải

Trang 38

phải tuyên truyền và cổ động chính trị cho quần chúng để thu hút họ ủng hộ Đảng Yêu cầu phải truyền bá lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học vào phong trào công nhân và Đảng Xã hội dân chủ Nga, đòi hỏi V.I.Lênin phải nghiên cứu và đưa ra những quan điểm nhắm đáp ứng những yêu câu của thực tiễn

Ill VAI TRO CUA V.LLENIN TRONG PHAT TRIEN CHU NGHIA MÁC

V.LLênin (1870 - 1924) là lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản Nga và giai cấp vô sản toàn thế giới Người đã cống hiến toàn bộ sức lực và trí tuệ cho sự nghiệp đấu tranh để giành, giữ chính quyền Xô Viết và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trước đây

1 V.I Lênin đã kế thừa và phát huy sáng tạo học thuyết của C.Mác để xây dựng hệ thống lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin

Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, tình hình thế giới đã xuất hiện những

đặc điểm mới: Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn tột cùng của nó là chủ nghĩa đề quốc Sự phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc tạo tiền đề cho

cách mạng vô sản có thê nỗ ra và thắng lợi ở một số nước, thậm chí ở một nước

Trong hoàn cảnh đó, V.I.Lênin đã vận dụng sáng tạo và phát triển toàn diện học thuyết của C.Mác để giải quyết những vấn đề cơ bản của cách mạng vô sản V.I.Lênin đã ra sức bảo vệ lý luận của C.Mác, phê phán không khoan nhượng với mọi loại kẻ thù tư tưởng: xét lại, cơ hội Đồng thời, Người chú trọng tổng kết kinh nghiệm thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp công

nhân thế giới, dựa trên những kết quả mới của khoa học, bố sung, phát triển

cơ sở lý luận của Mác-Ăngghen với tỉnh thần biện chứng duy vật

2 V.I Lênin là người cống hiến cả lý luận lẫn thực tiễn cho phong trào cách mạng của giai cấp cơng nhân tồn thế giới

V.I.Lênin kế thừa và phát triển một cách xuất sắc sự nghiệp của C.Mác và Ph.Ăngghen, trong khi tổ chức lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga Ông đã có những cống hiến cả trong lý luận lẫn thực tiễn cho phong trào cách mạng của giai cấp công nhân toàn thê giới

Trang 39

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, V.I.Lênin đã không ngừng tuyên truyền, giáo dục, truyền bá, vận dụng những quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác vào thực tiễn phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân Nga; chứng minh tính đúng đắn, tính cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác bằng những bước tiến không ngừng của phong trào cách mạng dưới sự chỉ đạo, -

định hướng của học thuyết có sức mạnh vô địch này

3 V.I Lênin đóng góp quan trọng cho việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác

V.I Lênin đóng góp quan trọng cho việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác bằng những hoạt động lý luận cũng như những hoạt động thực tiễn cách mạng Những cống hiến vĩ đại của V.I.Lênin cả về lý luận và thực tiễn đã góp phần làm cho hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác ngày càng hoàn chỉnh Để ghi nhận công lao và những đóng góp to lớn của V.I.Lênin, những người cộng sản và giai cấp công nhân quốc tế trân trọng gọi học thuyết đó là chủ nghĩa Mác - Lênin

Alexandra Kolontai (1872-1952), nhà ngoại giao Xôviết nỗi tiếng, đã nhận xét: Có những cá nhân - hiếm thấy trong lịch sử loài người - là sản phẩm

của một chuyển biến lớn lao đã chín muỗi, đã tô đẹp cho cả một thời đại Trong số những người vi đại về tỉnh thần và ý chí dé 14 Vladimir lich Lênin

Như ở một tiêu điểm, Người đã tập hợp vào trong mình tất cả những cái gì của cách mạng là nghị lực, là hùng mạnh, không ủy mị trong phá bỏ cái cũ và rất kiên quyết trong xây dựng cái mới

Nhà văn vô sản lớn Maxim Gorky đã nhận xét, tràn ngập trong đời sống và công việc của V.LLênin là tỉnh thần hy sinh khắc khổ, thường thấy ở người cách mạng trí thức Nga trung thực, tin tưởng sắt đá vào khả năng thiết lập sự công bằng trên trái đất, tỉnh thần anh hùng của con người đã từ bỏ mọi niềm sung sướng trên đời để hiến mình cho hoạt động gian khổ vì hạnh phúc của mọi người

Trang 40

nghiệp vĩ đại, sự nghiệp giải phóng nhân dân bị áp bức” Người cũng khẳng định: “Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam không những là câm nang thần kỳ, là kim chỉ nam hành động, còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa cộng san ”

Điều đó đã chứng minh cho trí tuệ và tầm vóc của một con người vĩ đại

- V.I Lênin Cả cuộc đời và sự nghiệp của Người cống hiến cho phong trào cách mạng Nga và thế giới Cho đến nay những quan điểm của Người vẫn còn

mang giá trị vạch thời đại và có ý nghĩa lịch sử sâu sắc, đặc biệt trong công

tác tư tưởng của Đảng ta hiện nay

IV QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LÝ LUẬN CÁCH MẠNG CỦA V.ILLENIN BO SUNG PHÁT TRIÊN HỆ TƯ TƯỞNG

1 Hình thành lý luận cách mạng của V.I Lênin giai đoạn (1893-1907) Đây là giai đoạn V.I.Lênin tập trung chống lại phái Dân túy Trong tác phẩm: Những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ - xã hội ra sao (1894), V.I.Lênin đã phê phán tính chất duy tâm và những

sai lầm của phái Dân túy về nhận thức những vấn đề lịch sử - xã hội, vạch rõ ý

đồ xuyên tạc chủ nghĩa Mác bằng cách xóa nhòa ranh giới giữa phép biện chứng duy vật của C.Mác với phép biện chứng duy tâm của G.Hêghen, nêu lên mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn Trong tác phẩm “Làm gi?” (1902) V.I.Lênin phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác về các hình thức đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản trước khi giành chính quyền; đề cập đến nhiều vấn đề

đấu tranh kinh tế, chính trị, tư tưởng; đặc biệt ông nhấn mạnh quá trình hình

thành hệ tư tưởng của giai cấp vô sản và các bộ phận của công tác tư tưởng:

công tác lý luận, công tác tuyên truyền và công tác cô động

Năm 1905, V.I.Lênin viết tác phẩm “Hai sách lược của Đảng dân chủ - xã hội trong cách mạng dân chủ” Trong tác phẩm này, V.I.Lênin đã phát triển lý luận về phương pháp cách mạng, các nhân tố chủ quan và nhân tố khách

Ngày đăng: 08/11/2022, 23:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN