1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng việt (2)

310 6 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

NGÔN NGỮ HỌC VA TIENG er

Cơ sỡ ngôn ngữ học

Trang 2

MAINGOC-CHU - VU DUC NGHIEU — HOANG TRONG PHIEN

Trang 3

- LỜI NÓI ĐẦU CHO LẦN TÁI BẢN THÚ MƯỜI MỘT

Ngay từ khi in lân đầu, giáo trình này đã được độc giả trong cả nước, nhất là giảng viên và sinh viên các trường đại học, đón nhận va SU dung nhu mét tài liệu dạy — hoc hitu ich Trong muci chin năm qua, cuốn sách đã được tái bản tới mười lần Điều đó đã nói lên tính hữm dụng của nó đối với đông đảo bạn đọc:

Như tên gọi của cuốn sách, đây là giáo trình cơ sở về ngôn ngữ học và tiếng Việt Những kiến thức được đề cập đến ở đây, vì vậy tương đối đơn giản, dễ hiểu, mang tính “nhập môn” là chủ yến Giáo trình không đề tập đến những tranh luận khoa học phúc tạp và những vấn đê mang tính chuyên sâu của từng chuyên ngành

Đối tượng phục vụ của giáo trình là sinh viên chuyên ngành bã văn (Văn học, Ngôn ngữ), Ngoại ngữ, Đông phương, Quốc , thuộc các trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại bạo Sw phạm, Đại học Ngoại ngữ, v.v

Trang 4

Phần thứ hai — Cơ.sở ngữ âm học và ngữ âm tiếng Việt :

GS TS Mai Ngọc Chữ -

Phan thit ba ~ Co so từ vung hoc và từ vung tiéng Việt :

PGS TS Vũ Đức Nghiệu

Phần thứ tư — Cỡ sở ngữ pháp học và nữ pháp tiếng Việt Chuong XVIII, XIx, XX : GS TS Mai N goc Chir va GS TS

Hoang Trong Phiến

_ Chương XXI, XXIH, XXIH : GS TS Hoang Trong Phién Trong khi soạn thảo giáo trình, chúng tôi đã được các đồng

nghiệp trong và ngoài Hường giúp đố nhiều Riêng GS TS Diệp

Quang Ban đã đóng góp rất tích cực cho ba chương cuốt của 2 phân thứ tự

Nhân dịp cuốn sách được tái ban lấn thứ mười mot, chúng tôi xi: gửi tới các độc giả và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam lời cam ơn chân thành, sâu sắc Chúng tôi mong nhận được những gop ý để chất lượng cuốn sách ngày càng tốt hơi

Hà Nội, mùa Xuân 2010

Trang 5

QUY UGC TRONG CÁCH TRINH BAY

1 Các chú thích ở cuối trang ứng với những chữ số ghi ở phía trên, đặt giữa hai ngoặc tròn, ví dụ : (1)

2 Tài liệu dẫn trong sách được ghi bằng chữ số, đặt giữa hai

ngoặc vuông, vi du : [15] - Chữ số này ứng với số được ghi ở mục

Tời liệu tham khảo cuối mỗi phần VÍ dụ 6 phan II (Cơ sở ngữ

âm hoc va ngit Gm tiếng Việt) số [15] là tài liệu : Đoàn "Thiện

Thuật Ngữ ôm tiếng Việt, H., 1980

Trang 6

Phần thứ nhất TÔNG LUẬN * * * Bản chất xã hội của ngôn ngũ Hệ thống tín hiệu ngôn ngữ

Nguồn gốc và diễn tiến của ngôn ngũ

Trang 7

Chương I

BẢN CHẤT XÃ HỘI CỦA NGÔN NGỮ

Về mặt thời gian lịch sử, chắc hẳn ngôn ngữ của loài người phải cổ xưa hơn rất nhiều lần so với ngay cả những huyền thoại xưa cũ nhất Nó gắn bó với sự sống của con người như đồ ăn thức uống, như sự thở ra, hít vào ; đến nỗi dường như không mấy khi mỗi người chúng ta nghĩ tới nó, nghĩ rằng có một cái gọi là ngôn ngữ tồn tại với mình

Nhưng rồi có lúc chúng ta tự hỏi : Ngôn ngữ là gi ?

Lời giải dap ‘cho câu hỏi đó không phải chỉ có một và không thể chỉ có một, bởi vì bản thân ngôn ngữ *»ốn là một đối tượng hết sức phức tạp và đa diện -

-I TRƯỚC HẾT, NGÔN NGỮ LÀ MỘT

HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI

1 Nói rằng ngôn ngữ là một hiện tượng xö hội là bởi vì một

sự thật hiển nhiên : nó không phải là hiện tượng tự nhiên (vốn

là những hiện tượng tổn tại một cách khách quan, không lệ thuộc

vào ý muốn chủ quan của con người) như sao băng, thủy triều,

động đất

Ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài người, do

_ ý muốn và như cầu : người ta phải giao tiếp với nhau trong quá trình sống và tồn tại, phát triển Bên ngoài xã hội lồi người, ngơn ngữ không thể phát sinh Điều này được chứng minh qua hai câu chuyện sau đây Chuyện thứ nhất : Theo nhà sử học Hêđơrơt, hồng đế Zêlan Utdđin Acba đã cho tiến hành một thí nghiệm dé

xem một đứa trẻ không cần ai dạy bảo, có thể biết được đạo của -

Trang 8

khác nhau, đem nuôi cách li hoàn toàn với xã hội trong một tháp

kín ; không ai được đến gần ; cho ăn uống qua một đường dây Mười hai năm sau, cửa tháp được mở Những đứa trẻ vẫn lớn lên ; nhưng chúng cớ nhiều biểu biện của thú hơn là người ; và không

- hê có biểu hiện nào về tiếng nói hoặc tín ngưỡng, tôn giáo cá

Chuyện thứ hai : Năm 1920, ở Ấn Độ, người ta phát hiện ra hai em bé gái được chó sối nuôi sống trong một cái hang Một em

khoảng hai tuổi, một em khoảng bảy, tám tuổi Sau khi được cứu trở về, em nhỏ bị chết ; em lớn sống được, nhưng chỉ cố những tập tính của chó sới : không có ngôn ngữ, chỉ biết gầm gừ, bò bằng cả tứ chỉ dựa trên hai bàn tay, hai bàn chân ; thính thoảng

cất tiếng sủa như sới về ban đêm

Sau gần bốn năm em bé này mới học được 6 từ, và qua 7 năm được gần 50 từ Đến 16 tuổi, em mới nói như một đứa trẻ 4 tuổi và không sống được nữa,

2 Ngôn ngữ cũng không phải là hiện tượng của cá nhân tôi, cá nhân anh ; mà nó là của chúng ta Chính vì nó là cái chung của xã hội, của chúng ta ; cho nền anh nới tôi mới hiểu, và chúng ta hiểu nhau Về mặt này, đối với mỗi cá nhân, ngôn ngữ như - một thiết chế xã hội chặt chẽ, được giữ gìn và phát triển trong kinh nghiệm, trong truyền thống chung của cả cộng đồng Thiết chế đó chính là một tập hợp của những thới quen nới, nghe và hiểu, được tiếp thu một cách dễ dàng và liên tục ngay từ thời thơ ấu của mỗi chúng ta Vì thế, những thối quen này về sau rất khó thay đổi Nó như là một cái gì đấy bắt buộc đối với mỗi người

trong mọi người

Dầu sao thì tiếng Việt cũng vẫn gọi con mèo, cái nhà, người

mẹ.: bằng các từ mèo, nhờ, mẹ Còn tiếng Anh thì gọi bằng các tt’ cat, house, mother chit khéng thé dễ dàng thay thế bằng từ ˆ khác hoặc đánh đổi cho nhau

Trang 9

đa dạng về tính xã hội của ngôn ngữ Ví dụ, từ /ờ¿ /ế cua tiéng

Việt chuẩn mực được phát âm thành nhời nhẽ, đó là cách phát

âm của phương ngữ Bắc bộ Việt Nam Trong khi đó, nếu phát âm thành mời nẽ thì đây lại là hiện tượng nói ngọng và bị coi là lối

3 Ngôn ngữ cũng không phải là hiện tượng sinh vật vì nó không, mang tính di truyền Người ta có được ngôn ngữ là nhờ

quá trình học tập, tiếp thu từ những người cùng sống xung quanh,

Mặt khác, so với tiếng kêu của các loài động vật, ngơn ngữ lồi

người cũng khác hẳn về chất Tiếng kêu đó, loài động vật có thể

dùng để "trao đổi thông tin" như : kêu gọi bạn tình trong các mùa hôn phối, hay là báo tin có thức ăn, có sự nguy hiểm nhưng tất cả đều vô tình xuất hiện dưới ảnh hưởng của những "cảm xúc" khác nhau Chúng - những tiếng 'kêu đó - là bẩm sinh ; sự "trao đổi thông tin" là vô ý thức Đó là những kết quả của quá trình di

truyền chứ không giống nhau như kết quả của trẻ em học nói

Còn hiện tượng một số con vật học nói được tiếng người thì rõ ràng lại là kết quả của quá trình rèn luyện phản xạ có điêu kiện Những con vật "biết nới" đó dù thông minh đến mấy cũng không thể nào tự lĩnh hội được hoặc phát âm được những âm thanh để

biếu thị khái niệm khi nó ở ngoài một hoàn cảnh cụ thé với một

kích thích cụ thể

4 Chẳng những ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội như đã

phân tích bên trên ; mà hơn thế nữa, nó là một hiện tượng xã hội

đặc biệt Tính chất đặc biệt này thể hiện ở chỗ nó không thuộc

về kiến trúc thượng tầng của riêng một xã hội nào ; cho nên khi

một cơ sở hạ tầng nào đớ bị phá vỡ, kéo theo sự sụp đổ của kiến trúc thượng tầng tương ting, thi nớ (ngôn ngữ) vẫn là nó Mặt

khác ngôn ngữ không mang tính giai cấp Nó ứng xử bình đẳng

đối với tất cả mọi người trong xã hội Tuy vậy, mỗi người, mỗi

nhớm người không vô can với nd ma họ sử dụng cho nó mục

Trang 10

Chính vì tính chất đặc biệt này mà người ta không thể hi vong tác động làm biến đổi ngôn ngữ bằng một cuộc cách mạng chính

› trị xã hội

II NGÔN NGỮ LÀ PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP

QUAN TRỌNG NHẤT CỦA CON NGƯỜI:

1 Có thể hiểu một cách giản dị rằng : giao tiếp là sự truyền - đạt thông tin từ người này đến người khác với một mục đích nhất

định nao do /

_ Su giao tiếp được thực hiện nhờ hoạt động giao tiếp giữa hai

hoặc hơn hai người với nhau trong một bối cảnh nhất định và

bằng một phương tiện giao tiếp chung

Các kết quả nghiên cứu về sinh lí học và tâm lí học cho thấy rằng ở con người, nhu cầu giao tiếp dường như mang tính bẩm sinh Ngay cả bây giờ, nếu thiếu ngôn ngữ hoặc giao tiếp bằng ngôn ngữ bị hạn chế do những nguyên nhân nào đó thì người ta

dùng "ngôn ngữ cử chỉ" cho đến khi không còn có thể trao đổi

-bằng "ngôn ngữ" này nữa mới thôi ˆ

- Khi giao tiếp, người ta trao đổi tư tưởng, tình câm, trí tuệ, sự

hiểu biết với nhau ; và tác động đến nhau Chính nhờ thế mà

cọn người mới tập hợp với nhau thành cộng đồng xã hội, có tổ :

chức và hoạt động của xã hội ; những tư tưởng và trí tuệ của

người nay, thé hé nay mới truyền tới người khác, thế hệ khác được _ Những hoạt động được gọi là giao tiếp đó, đã được thực hiện nhờ một công cụ tốt nhất là ngôn ngữ Nhờ nó mà con người cớ khả năng hiểu biết lẫn nhau Nó là một trong những động lực bảo

đâm sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người Chức năng

trung tâm của ngôn ngữ là chức năng giao tiếp

2 Ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp giữa người với người ; - nhưng không phải mọi yếu tố, mọi đơn vị của nó đều tham gia như nhau vào quá trình này Nói khác đi, các đơn vị của nó tham

gia thực hiện chức năng xã hội vốn có của nó một cách khác nhau

Trang 11

Trực tiếp tham gia vào quá trình mang thông tin và truyền đạt thông tin là các đơn vị định danh như từ; cụm từ ; và các đờn vị

thống báo như câu, văn bản Chẳng hạn, các từ : người, mớy,

nhà, cây, đi, cười, một, hơi, giỏi Các cụm từ : đó tai mèo, nhà

cao ting, bé tong đúc sẵn, mẹ tròn con 0uông Các câu : Người Uới người là bạn „ Trên trới đốt có chừng một triệu giống động

ột ; Mớu người không phải nưuóc lẽ đều là những đơn vị trực tiếp mang thông tin hoặc truyền tải thong tin

Ngược lại, các đơn vị như : âm vị, hình vị lại chỉ gián tiếp tham

gia vào quá trình giao tiếp ; bởi vì chúng chỉ là chất liệu cấu tạo nên những đơn vị vừa nêu trên mà thôi

“8 Trong xã hội loài người, phần lớn nhất và trọng yếu nhất `

- của thong tin (gém các kiểu dạng, các nguồn gốc khác nhau) được tàng trữ và lưu hành nhờ ngôn ngữ Nói như V.Lênin : Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quơn trọng nhất của con người Sở dĩ nó quan trọng nhất là vì trên góc độ lịch sử và toàn diện mà xét, không một phương tiện giao tiếp nào có thể sánh được với nó

Cho dù ngôn ngữ bằng lời của con người cớ bị những hạn chế _về không gian và thời gian ; cho dù ngồi ngơn ngữ ra, con người

còn dùng những phương tiện giao tiếp khác nữa như : các điệu bộ, cử chỉ ; các loại kí hiệu, tín hiệu giao thông ; các biểu trưng quân hàm, quân hiệu ; các tác phẩm nghệ thuật tạo hình, âm

nhạc nhưng ở vị trí trên hết và trước hết, vẫn phải là ngôn ngữ -

So với ngôn ngữ, các loại phương tiện giao tiếp khác chi cd thé đóng vai trò là phương tiện bổ sung cho nó (giao tiếp ở đây được hiểu là giao tiếp trong đời sống rộng rãi thuộc phạm vi toàn xã

hội) Sở đi nới như vậy là vì phạm vi sử dụng của chúng rất hạn

chế ; và mặt khác, chúng không đủ sức để phân ánh những hoạt

Trang 12

ngược lại, dường như là không thể ; hoặc nếu có thể, thì kết quả

chỉ là phần rất nhỏ và không đầy đủ

“TI NGÔN NGỮ LÀ HIẾN THỰC TRỰC TIẾP - CỦA TƯ TƯỞNG :

1 Khi nói ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất,

- chúng ta muốn nhấn mạnh đến chức năng hàng đầu của nó : chức

nang giao tiếp

Bên cạnh đó ngôn ngữ còn có một chức năng nữa là chức năng -phản ánh Tư duy của con người - sự phản ánh thế giới khách

quan xung quanh - chủ yếu được tiến hành, được thực hiện dưới

hình thức ngôn ngữ

Từ cội nguồn của mình, ngơn ngữ lồi người ra đời và phát

triển là do người ta thấy cồn phải nói uới nhau một cdi gi dé O

đây, mệnh đề nay bao ham hai vấn đề :

a) Con người đỡ có một cái øi đấy (những kết quả, quá trình hoạt động thuộc lĩnh vực tỉnh thần, tư tưởng ) cần phải được

truyền đạt, trao đổi với người khác

b) Phương tiện để truyền đạt những thông tin đó

Nói rõ hơn, các kết quả của sự phản ánh thế giới khách quan

(cũng tức là tư duy) củả con người cần được thông báo với những

người khác trong cộng đồng ; và chính con người đã chọn phương

tiện để thông báo là ngôn ngữ Từ đây, nảy sinh vấn đề quan hệ

giữa ngôn ngữ với tư duy

2 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ với tư duy vốn hết sức phức tạp ‘cho nén co thé tiép cận nghiên cứu từ nhiều phương diện, nhiều

xuất phát điểm khác nhau Nếu chỉ xét từ góc độ chức năng phản

ánh của ngôn ngữ không thôi, thì trước hết cần phải thấy : Hiện ~ thục trục tiếp của tư tưởng lò ngôn ngũ (K.Mac)

Trang 13

Tuy nhiên, nới vậy không có nghĩa rằng ngôn ngữ chỉ là cái vỏ

vật chất trống rỗng ; mà nóố là một thế chất hai mặt : vật chất ~

tỉnh thần :

Kết luận mà Mác nêu như vừa dẫn, hết sức quan trọng Ông còn có một nhận xét khác : Ngôn ngữ cũng cổ xưa như ý thúc Uậy ( ) là ý thúc thục tợi, thục tiễn ; va tương tự như ý thúc, ngôn ngữ sinh ra chỉ do nhu cầu, do sự cần thiết phải giao tiếp Uới

.người khúc

Ở đây, cần phân biệt các tên gọi ứ⁄ duy và ý ¿hức Bản than

tên gọi #⁄ duy cũng đã có những cách hiểu khơng hồn tồn đồng

nhất trong các khoa học khác nhau như triết học, tâm lí học, sinh "li học thần kinh cao cấp Ngay trong một khoa học, người ta

cũng có thể hiểu tư duy là sự phản ánh thực tại khách quan được tiến hành bởi con người ; hoặc cũng có thể hiểu tư duy là sản

phẩm của các hoạt động tri tué do

Vậy ý thúc cần phải được hiểu là nó rộng hơn ## đuy Nó là một tập hợp hoàn chỉnh gồm những yếu tố nhận thức về cảm xúc, có liên quan chặt chẽ với nhau, trong đó tư duy chỉ là một trong _những quá trình nhận thức mà thôi

“Trong mối tương quan tư duy - ý thức thì tư duy là bộ: phận cơ bản cấu thành ý thức ; bởi vì trong ý thức, cùng với các quá _ trình nhận thức như câm giác, trị giác, ki ức, biểu tượng, tư duy, _ còn có các quá trình cảm xúc gắn liên với sự đánh giá và trạng

thái ý chí của con người

Do đó bhi nói uề chúc nang cia ngôn ngủ trong quan hệ ngôn ngũ - tư duy như thế nào, thì cũng có thể nói uề quan hệ ngôn, ngủ — ý thúc như Uôy

— 8 Ngôn ngữ là hình thức tồn tại, là phương tiện vật chất để

thể hiện tư duy Về phương diện này, tư duy là cái được biểu hiện

còn ngôn ngữ là cái để biểu hiện tư duy Các kết quả hoạt động của tư duy (thuộc lính vực tỉnh thần) bao giờ cũng được khoác

Trang 14

-_ đưới dạng vật chất nhằm làm cho những người khác "thấy được"

Mối quan hệ ngôn ngữ - tư duy ở đây có thể hình dung như hai

mặt: của một tờ giấy vậy : đã có mặt này là phải có mặt kia Chính ©

ở trong ngôn ngữ và nhờ cớ ngôn ngữ mà ý thức tiềm tại trở nên

được hiện thực hóa, thực tại hóa Mặt khác chính trong quan hệ

với tư duy, với ý thức mà ngôn ngữ không phải là cái xác không hồn, không phải là hiện tượng thuần túy vật chất Nó trở thành hiện tượng vật chất - tỉnh thần

Bởi thế, ta không thể nói một tiếng hắt hơi hay zó¿ một tiếng ho (vỉ đó là những tiếng, những âm thanh phát ra vô ý thức do hoạt động, phản ứng thuần túy sinh lí của cơ thể con người) Tuy nhiên, ta có các từ ho, hót hơi để nói trong những câu, chẳng hạn :

- Liên ho suốt ngày uì bị cẳđm lạnh

- Ong ấy ngồi va hắt hơi liên tục

Tiếng ho hoặc tiếng hất hơi của ai đó mà ta nghe thấy được, không phải là ngôn ngữ

4 Chang nhiing là phương tiện vật chất để biểu đạt tư duy, ngôn ngữ còn là công cụ của hoạt động tư duy: Nó trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành-và phát triển tư duy của con người

Để tiến hành các hoạt động tư duy, trí tuệ, con người cần phải có một cái vốn tri thức, hiểu biết nhất định (có thể là nhiều hoặc ít, tùy theo) Vốn tri thức đó con người có được nhờ những hoạt động thực tiễn, tìm hiểu và khám phá thế giới khách quan quanh mình Nó được tàng trữ, được bảo toàn chủ yếu nhờ ngôn ngữ ; rồi chính nhờ ngôn ngữ mà người ta có thể truyền thụ những tri thức, những hiểu biết từ người này sang người khác, từ thế hệ - này đến thế hệ khác, từ nơi này đến nơi khác

Về mặt sinh lí học thần kinh cao cấp, sự truyền đạt tri thức

bằng ngôn ngữ, nhờ ngôn ngữ như vậy, chính là hiện tượng ngôn ngữ tham gia vào việc tạo nên các /iên hệ tạm thời Nhờ các liên hệ tạm thời này mà con người khác hẳn động vật : Người ta không nhất thiết phải làm quen trực tiếp với sự vật này hay sự vat kia, ‘ nhưng vẫn có thể biết được ít nhiều nớ là gì, nó như thế nào

Trang 15

nếu như có một người nào đó đứ biết và nói lợi cho biết, hoặc người ta biết được những sự vật khác cố quan hệ đến chúng (Tôi

_chua thấy sao Hỏa bao giờ, nhưng tôi cũng biết được Phô bốt của nó là gì, nớ như thế nào nhờ các nhà thiên van học nơi cho biết):

Việc truyền kiến thức như thế đã rút ngắn được thời gian cần

thiết cho sự tìm hiểu thế giới xung quanh con người Cứ như vậy, truyền đạt, tích lũy, phát triển thêm tư duy con người càng ngày càng trở nên phong phú hơn và sâu xa hơn ,

5 Dé lam rõ hơn bản chất của ngôn ngữ cùng với chức năng giao tiếp, chức năng phản ánh của: nó, cần làm sáng tỏ hơn mối quan bệ tay ba giữa ý thức (tư duy) với ngôn ngữ và thực tại khách quan

_ Ta biết rằng cội nguồn của ý thức chính là thực tại khách quan, vì ý thức chính là hình ảnh chủ quan của thực tại khách quan, là tồn tại được phản ánh Ý thức được biểu hiện bằng ngôn ngữ Vậy

ngôn ngữ quan hệ gián tiếp với thực tại khách quan thông qua ý

thức Quan hệ ngôn ngữ - ý thức - thực tại khách quan như vừa nêu, thường được biểu diễn qua một quan hệ bộ ba quen thuộc ` khác là £ừ — hhói niệm — sự Uột

Ngôn ngữ và ý thức (tư duy) gắn bó với nhau như một, không

bao giờ tách rời nhau, nhưng chúng không phải là một Đối với thực tại khách quan, ngôn ngữ có tác dụng, vai trò như một công cụ để định danh, gọi tên cho các sự vật, hiện tượng, quan hệ

tồn tại trong đó Mặt khác, quan trọng hơn là : ngôn ngữ như một công cụ để cấu trúc hóa, mô hình hóa thực tại khách quan Nó cũng cho thấy được ít nhiều những đặc điểm văn hóa - dân

tộc, văn hóa vật chất và văn hóa tỉnh thần của mỗi cộng đồng người ; nhưng không thể nơi đố là những biểu hiện cao thấp của

các trình độ tư duy khác nhau

IV NGON NGU - LOI NOI - HOAT DONG LOI NOI

1 Trong giao tiép ngén ngii; sé di toi ndi, anh nghe va ching

Trang 16

là tiếng nói của tôi, kia là tiếng nói của anh ) là bởi vì giữa chúng ta đã có một cái chung và những cái riêng

a) Cái chưng đó của chúng ta bao gồm các âm, các từ, các bộ phận cấu tạo từ, các mô hình cấu tạo nhớm từ, mô hình cấu tạo câu, các thành phần câu cùng với các quy tắc hoạt động, quy

tắc biến đổi của chúng vốn đã và đang được sử dụng trong không

biết bao nhiêu lần khác nhau giữa những người đang cùng nói

một ngôn ngữ

Cái chung đó, trong ngôn ngữ học được gọi là ngôn ngữ

Đó là một hệ thống những đơn vị vật chất và những quy tắc

hoạt động của chúng, dùng làm công cụ giao tiếp của con người, được phản ánh trong ý thức của cộng đồng và trừu tượng hóa khỏi bất kì một tư tưởng, cảm xúc và ước muốn cụ thể nào

Như vậy, ngôn ngữ không chỉ tổn tại riêng cho tôi hay riêng cho anh, mà tồn tại cho tất cả chúng ta Nó được nhận thức và ' tương ứng với ý thức của cả cộng đồng chứ không phải chỉ tương ứng với ý thức của riêng anh hoặc riêng tôi Nó, tự bản chất vốn

là hiện tượng mang tính xã hội

b) Là công cụ để giao tiếp giữa người với người, ngôn ngữ chứng

tỏ các khả năng của mình trong các lời nơi ra (kể cả dạng nói lẫn

dạng viết) Cái lời nói ra đó, trong ngôn ngữ học được gọi là loi

nói ~ kết quả của sự nói năng.,

Lời nói là chuỗi liên tục các tín hiệu ngôn ngữ được xây dựng nên theo các quy luật và chế£ liệu của ngôn ngữ, ứng với nhu cầu biểu hiện những nội dung (tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, ý chí ) cụ thể Với cách hiểu như vậy, nếu không đòi hỏi thật nghiêm ngặt về mặt tên gọi thuật ngữ, ta có thể coi Zời nói như là những uön bởn, những điễn từ (discourse) Lời nơi phân biệt với ngôn ngữ ở chỗ : nó mang những màu sắc cá nhân của chủ thể nói năng (người nói cụ thể trong một tình huống cụ thể)

c) Có thể nói : giao tiếp bằng ngôn ngữ giữa người với người

thực chất là sự truyền - nhận thông tin thông qua sự /rao đổi

van ban (B.V Kasevich) Nếu không tính đến sự giao tiếp bằng cách viết, thì giao tiếp bằng cách nối năng sẽ bao gồm ¡

Trang 17

- Hành vi nói ra của người nói Đây chính là hành vi sản sinh văn bản (diễn từ)

¬ Hành vi hiểu văn bản (được thực hiện từ phía người nghe, người đối thoại)

Trong đối thoại giao tiếp, giả sử cớ hai người, thì tư cách người ' nghe và người nói được luân phiên nhau : anh nói, tôi nghe và

ngược lại, tôi nói, anh nghe

Hanh vi noi của người nói và hành vi hiểu của người nghe được

gọi là hành u¿ lời nói ; còn hệ thống các hành vi lời nói gọi là

hoqt động lời nói , `

'2 Về sự phân biệt ngôn ngữ với lời nói và xem xét mối quan hệ giữa chúng với nhau, phải kể F.de.Saussure là người đi đầu Ông (và những người ủng hộ ông về sau) đã tách biệt hoàn toàn

tuyệt đối giữa ngôn ngữ như một cái hoàn toàn có tính chất xã

hội với iời nói như một cái hoàn toàn có tính cá nhân

Sự thể khơng hồn tồn hẳn như vậy Thực chất phân biệt ngôn ngữ (langue) với loi nói (parole) là tự tách bạch giữa hai mat cua mot vấn đề : Ngôn ngữ được thực tại hóa trong lời nói ;

‘va lời nói chính là ngôn ngữ đang hành chức, đang được dùng để

giao tiếp giữa người với người

Chính F.Saussure trong Giớo ¿trinh ngôn ngữ học dại cương)

cũng đã viết về vấn đề này như sau :

Hoạt động ngôn ngữ có một mặt có nhân 0uờ một mặt xõ hội,

va không thể quan niệm mặt này mà thiếu mặt kia được ,(tr.29)

Tất nhiên, hơi đối tượng này gắn bó khang khit véi nhau va giả dịnh lẫn nhữu : ngôn ngữ là cồn thiết để cho lời nói có thể hiểu được uờ gây được tốt củ những hiệu quả của nó ; nhưng lời - nói lại cần thiết để cho ngôn ngũ được xóc lập ; uề phương điện lịch sử, sự kiện của lời nói bao giờ cũng đi trước ( ) Cuối cùng,

chính lời nói làm cho ngôn ngữ biến hóa.(tr.45)

(1) F.de.Saussure Œi4o trình ngôn ngữ học đại cương Nxb Khoa học xã hội Hà

Trang 18

Như vậy, so với ngôn ngữ và trong mối tương quạn với ngôn ngữ, lời nói không phải chỉ đơn thuần là cái gì đó thứ yếu, hoàn toàn ngẫu nhiên và hoàn toàn mang tính cá nhân Nó cũng chính là ngôn ngữ - ngôn ngữ đang ở dạng hoạt động - và vi vay, nd cũng mang trong mình mặt xã hội của ngôn ngữ lẫn những màu © sắc cá nhân của người nói - người sử dụng

Ngôn ngữ hoạt động, hiện ra dưới dang những chuỗi âm nối: tiếp nhau Tuy nhiên, để sử dụng được một ngôn ngữ, có thính

giác tốt vẫn là chưa đủ Người ta phải biết phân tích được các

loạt âm thanh đó với những dấu hiệu riêng biệt, để biết trong đó

có những âm đoạn nào ứng với cai gi, nim trong những quan hệ nào với các âm đoạn khác Do đó, nếu không zớm được ngôn ngữ thì ta vẫn có thể nghe thấy lời nơi của người khác, nhưng không ` biết anh ta "noi gì" Đối với đứa trẻ sơ sinh, trong những tháng đầu tiên, tiếng nơới của những người xung quanh nó chẳng khác | gÌ với các tiếng động, tiếng ồn ào khác Ngay cả người lớn, khi chưa „ốm, được ngoại ngữ, anh ta có thể nghe thấy người ta nói ngoại ngữ đó, nhưng không thể hiểu được ; thậm chí cũng không thé nhac lại từng câu, từng từ được Sở dĩ như vậy là vÌ anh ta không biết "phân tích" cái chuỗi âm thanh lạ tai đó ra từng thành

phan ; tung khúc đoạn ; bộ phận như thế nào ; và các quy luật

vận dụng chúng trong các tình huống nói năng như thế nào -

Kết cục, nếu nắm vững những hiểu biết về mối quan hệ biện chứng của cặp phạm trù cái chung - cái riếng trong học thuyết duy vật biện chứng Mác xíÍt, chúng ta sẽ thấy mối quan hệ ngôn ngữ - lời nối một cách sáng rõ hơn nhiều

Trang 19

Chương II

HỆ THỐNG TÍN HIỆU NGƠN NGỮ

-_I BẢN CHẤT TÍN HIỆU CỦA NGÔN NGỮ

.1 Trong đời sống của mình, loài người phát hiện, làm quen, xây dựng và sử dụng nhiều kiểu loại tín hiệu khác nhau Việc nghiên cứu toàn điện các loại tín hiệu đớ, là nhiệm vụ trung tâm của khoa tín hiệu học (semiology)

Đã có nhiều quan niệm khác nhau và nhiều cách phân loại khác nhau đối với tín hiệu Để cho vấn đề ở đây trở nên giản tiện, đỡ phức tạp, chúng ta quan niệm về tín hiệu như sau :

- Tín hiệu là một sự vật (hoặc một thuộc tính vật chất, một hiện:

tượng) kích thích vào giác quan của con người, làm cho người ta trí giác được và lí giải, suy diễn tới một cái gÌ đó ngồi sự vật ấy Ví dụ : Cái đèn đỏ trong bảng đèn tín hiệu giao thông đường

bộ là một tín hiệu ; bởi vì khi nó hoạt động (sáng lên) ta nhìn

thấy nó và suy diễn tới sự cấm đoán, khóng được đi qua chỗ nào do - Vậy một sự vật sẽ là một tín biệu nếu nó thỏa mãn các yêu

cầu sau đây : ‘

a) Phải là một sự vật hoặc thuộc tính vật chất được cảm nhận

qua giác quan của con người ; chẳng hạn : âm thanh, màu sắc,

ánh sáng, hình vẽ, vật thể Nơi cách khác, tín hiệu phải là vật chất, kích thích đến giác quan của con người và con người cảm

nhận được

b) Phải đại điện cho một cái gì đó, gợi ra cái gì đó không phải

là chính nó Tức là cái mà nó đại diện cho, không trùng với chính

nơ Ví dụ : Tín hiệu đèn đỏ báo hiệu nội dung cấm đi Nội dung

Trang 20

` Mặt khác nó cũng sẽ chỉ là.tín hiệu khi mối liên hệ giữa nó

với cới mà nó chỉ rœ được người ta nhận thức, tức là người ta

phải biết liên hội nó với cái gì

c) Sự vật đó phải nằm trong một hệ thống tín hiệu nhất định để được xác định tư cách tín hiệu của mình cùng với các tín hiệu khác Chẳng hạn, cái đèn đỏ vừa nói trên là một tín hiệu ; thế nhưng nếu tách nó ra, đưa vào chùm đèn trang trí thì nó lại không phải là tín hiệu nữa Sở dĩ như thế là vì chỉ có nằm trong hệ thống tín hiệu đèn giao thông, nó mới có tư cách tín hiệu, được xác định cùng với đèn xanh, đèn vàng nhờ sự đối lập quy ước giữa chúng với nhau

2 Xuất phát từ bình diện tín biệu học trong nghiên cứu-ngôn

ngữ, người ta bảo rằng ngôn ngữ là một hệ thống tín biệu, rằng _

nó có bản chất tín biệu

Theo quan niệm vừa trình bày bên trên, tín hiệu là cái phải có hai mặt : mặt biểu hiện vật chất-và mặt được biểu hiện (cái mà mặt biểu hiện chỉ ra, làm đại diện cho) Vậy thì trong ngôn ngữ, trước hết phải coi các hình vị (những đơn vị nhỏ nhất mà có giá trị về mặt ngữ pháp ví dụ như : uorÈ, er, ing; ed trong cdc tu :

work, worker, working, worked của tiếng Anh: hoặc như : sân, máy, bay, quợt, cứnh trong các từ : sân bay, máy bay, cánh

quat của tiếng Việt) và các từ là những tín hiệu ; bởi vì chúng

cố mặt biểu hiện là âm thanh, và mặt được biểu hiện là những ý

nghĩa, những nội dung nhất định nào đó

6 đây cũng cần phải thấy rằng trong từ - đơn vị trung tâm của ngôn ngữ - có thể có nhiều quan hệ tín hiệu Trước hết, âm thanh biểu hiện (làm tín hiệu cho) ý nghĩa Tiếp theo, cả cái phức thể âm thanh“ ý nghĩa đó lại biểu hiện, làm tên gọi, làm đại diện cho sự vật, hiện tượng, thuộc tính, quá trỉnh trong thế giới khách quan Đến lượt mình, cả cái phức thể bộ ba này, trong những phát ngôn cụ thể, lại có thể làm tín hiệu, đại diện cho một sự vật khác (Do là những trường hợp chuyển nghĩa ẩn dụ, hoán dụ, trường Hợp từ biểu thị nghĩa bóng như ta vẫn thường gặp)

Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của ngôn ngữ học không phải là

nghiên cứu các sự vật, hiện tượng được gọi tên ; mà là nghiên

Trang 21

cứu các phương thức phản ánh chúng trong ngôn ngữ nói chung và từng ngôn ngữ cụ thể

3 ‘Ban chất tín hiệu và đặc trưng của tín hiệu ngôn ngữ ‘thé hién 6 nhitng điểm sau đây :

3.a Cũng như các tín hiệu nới chung, tín hiệu ngôn ngữ là sự hợp nhất của cái biểu hiện với cái được biểu hiện Cái biểu hiện _của tín hiệu ngôn ngữ là âm thanh, còn cái được biểu hiện của no 1a ý nghĩa, là khái niệm về sự vật được phản ánh được gọi tên

(Ö đây, như trên vừa nói, chúng ta đã gác sự vật được gọi tên

sang một bên) Dưới dạng đơn giản hóa tới mức lí tưởng, ta có thể biểu diễn tín hiệu - từ CÂY trong tiếng Việt chẳng han, bằng

lược đồ như sau :

- Từ: CAÂY | - _Loài thực vật có thân, lá

Ý (Khái niệm) | rõ rệt hoặc cố hình thù giống

những thực vật có thân, lá

Cái biểu biện (cũng thường gọi là mặt biểu hiện) và cái được biểu hiện của tín hiệu ngồn ngữ gốw bó khðng khít uới nhau, uồ đã có cới này lờ có cới bia Người ta có thể hình dung chúng như hai mặt của một tờ giấy vậy, đã có mặt này, tất phải có mặt kia 3.b Hai mặt của tín hiệu ngôn ngữ không bao giờ tách lời nhau, nhưng lại có quan hệ võ đoán với nhau Điều này có nghĩa _ là chúng ta không tỉm được lí do cho việc giải thích vì sao âm này

_lại có ý này hoặc ý này vì sao lại được "chứa" trong âm này Trong ví dụ vừa nêu trên kia, bản thân âm CÂY không hề có mối liên hệ bên trong nào, cũng như không có sức mạnh quy định, ràng buộc nào đối với cái ý mà nó biểu thị Ngược lại, cái ý (khái niệm) /oời ¿hực uột có thâm, ló, không hề tự mình quy định tên gọi cho mình, không hể có tác động quyết định nào đối với áo khade vật chất âm thanh của minh

Trang 22

Nếu quả thật quan hệ giữa mặt biểu hiện và được biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ là quan hệ có lí do, quan hệ quy định lẫn

nhau thì đã không có hiện tượng cùng một sự vật như nhau, một

khái niệm như nhau, nhưng mỗi ngôn ngữ đã cấp cho nó một âm khác nhau ; và trong một ngôn ngữ đã không có hiện tượng từ đồng âm, đồng nghĩa tổn tại

Tuy nhiên, trong ngôn ngữ, các từ tượng thanh, các thán từ lại dường như là những luận chứng phản lại nguyên lí về tính không lí do giữa mặt biểu hiện và được biểu hiện Để giải đáp,

chúng ta hãy tự hỏi : các từ tượng thanh và thán từ trong mỗi

ngôn ngữ là bao nhiêu ? Chúng có phải là toàn bộ ngôn ngữ, hay phần cốt lõi, cơ bản của ngôn ngữ không ? Tại sao cùng một sự _ vật nhưng trong ngôn ngữ này người ta gọi nó bằng cái tên có tính tượng thanh, còn ngôn ngữ kia thì lại không ?

Cuối cùng, cần ghỉ nhận rằng sự tượng thanh cũng chỉ là tương đối, gần đúng mà thôi ; và trong các ngôn ngữ khác nhau đã tượng:

thanh cùng một từ theo những cách it nhiều khác nhau Bên cạnh

đó, các từ cảm thần cũng trong một tinh hình tương tự như vậy Nhìn trên gớc độ lịch sử và toàn thể, những từ được coi là có lí do cũng sẽ lu mơ dần cái lí do ấy đi để nhận lấy tính chất của tín hiệu ngôn ngữ nới chung, là vốn không có tính lí do

_ 8.c Mặt biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ là âm thanh - là cái nghe được chứ không nhìn thấy được Nó "diễn ra trong thời gian va có những đặc diểm uốn lò của thời gian ; a) Nó có một bê rộng và b) bể tông đớ chỉ cớ thể đo trên một chiều mà thôi"

aCe de Saussure)

Noi rõ hơn, mặt biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ có tính hình tuyến Khi tín hiệu ngôn ngữ đi vào hoạt động (giao tiếp) chúng

hiện ra lần lượt cái này tiếp theo sau cái kia, làm thành một chuối,

một tuyến theo bề rộng một chiều của thời gian Chính điều này,

làm cho tín hiệu ngôn ngữ khác với các tín hiệu khác, bởi vÌ trong

Trang 23

các tín hiệu loại khác có thể được sắp xếp, phân bố trên một không

"gian đa chiều, thậm chí bất chấp trật tự không gian và thời gian

~ Tinh hình tuyến này !ô rõ ngay khi người ta biểu hiện các yếu t6 dé béng chit viét va dem tuyến không gian của những tín hiéu van tu thay thé cho su ké tiép trong thời gian (F.de.Saussure), Véi ngôn ngữ, người ta không thé nado ndi ra hai yéu tố cùng một lúc Chúng phải được phát âm nối tiếp theo nhau trong ngữ lưu, hết cái này đến cái kia VÍ dụ, ta hãy quan sát một phát ngôn được ghỉ lại bằng những kí hiệu chữ viết như sau :

Ai-di-đdằng-ấy-xa-xa-để-em-ôm—bóng-trăng-tà năm canh

Chính vì vậy, thuộc tính này (tính hình tuyến) được coi như một nguyên lí cơ bản của ngôn ngữ, có giá trị chỉ phối cơ chế hoạt động của ngôn ngữ Nó cũng dẫn đến rất nhiều hệ quả, mà một trong những hệ quả quan trọng nhất là quan hệ ngữ đoạn giữa các đơn vị ngôn ngữ Điều này chẳng những quan trọng đối với người tham gia vào cuộc đối thoại, giao tiếp bằng ngôn ngữ (để người ta có thể nghe được, nhận ra một cách phân minh các tín

hiệu, các yếu tố trong lời của người nói ra) ‘ma con rat quan trong đối với người phân tích ngôn ngữ học

Dựa vào các chuỗi được nói ra đó, người phân tích ngôn ngữ học phân tích và nhận diện được các đơn vị ngôn ngữ, phát hiện

được các quy tắc kết hợp các yếu tố, các đơn vị, các thành phần

để có các từ, nhóm từ, câu, đoạn văn và văn bản.,

4 Ngôn ngữ, như đã trình bày, vốn là hiện tượng mang bản

chất xã hội và thuộc số các hiện tượng xã hội Mặt khác, nó còn

có một bân chất nữa không kém phần quan trọng là : ngay từ đầu, ngôn ngữ đã đồng thời là tín hiệu, mang bản chất tín hiệu

Chính bản chất tín hiệu của ngôn ngữ, với tất cả những đặc

trưng riêng biệt và tính phức tạp trong tổ chức hệ thống của mình,

Trang 24

II HỆ THỐNG VÀ CẤU TRÚC CỦA NGÔN NGỮ

1 Những khái niệm mở đầu

1.1, Hàng ngày, chúng ta vẫn nới hoặc nghe nói tới những tên gọi như : hệ thống giáo dục phổ thông, hệ thống đèn thắp sáng,

hệ thống ống cấp thoát nước Chúng ta đã dùng tu hé thong

không đòi hỏi được giới hạn một cách nghiêm ngặt về mặt thuật ngữ

Hiện nay, khái niệm hệ £bống được sử dụng trong rất nhiều: ngành khoa học ; và đã có không ít quan niệm về nội dung, cũng như cách tiếp cận thuật ngữ này

—_ Một cách hiểu thường gặp về hệ thống, được phát biểu như sau : Đó là một tổng thể những yếu tố có liên hệ qua lợi uề quy

định lẫn nhau, tạo thành một thể thống nhất phúc tạp hơn Cách

hiểu hệ thống như vậy có thể được diễn giải rõ thêm :

- Đớ là một tập hợp các yếu tố SỐ

¬ Các yếu tố đó phái có quan hệ qua lại với nhau, quy định lẫn

nhau Từ đây suy ra rằng : mỗi yếu tố chỉ thể hiện được mình và

có được "phẩm chất" của mình trong hệ thống "của mình" - Các yếu tố quan hệ với nhau theo những cách thức nhất định

như thế, tạo thành một tập hợp có tư cách một chỉnh thể

_ Vậy, có thể xem bộ cờ tướng là một hệ thống ; ba cái đèn màu xanh, đó, vàng của tín hiệu giao thông đường bộ là một hệ thống 1.2 Hệ thống nào cũng có cấu trúc của nớ Khái niệm cếu ¿rúc thường xuyên đi đôi cùng với khái niệm hệ thống Cấu trúc được hiểu là tổng thể các mối quan hệ trong hệ thống, là phương thức — tổ chức của hệ thống

Như thế, cấu trúc chỉ là một thuộc tính cấu tạo hệ thống ; nó có được trong hệ thống chứ khơng ở ngồi hệ thống Nếu hiểu

được tổ chức bên trong của hệ thống như thế nào, là ta đã hiểu được cấu trúc của nớ Vi du : Khi coi một tòa nhà cao tầng là một _ hệ thống hoàn chỉnh, nếu ta "nắm" được tòa nhà ấy-có báo nhiêu

Trang 25

25-nhiêu phòng ; các đơn nguyên, các tầng và các phòng đó thuộc những loại nào, kiểu gì, được sắp đặt như thế nào, nương tựa vào nhau ra sao, quan hệ nối kết với nhau như thế nào thì nghĩa là -

ta đã biết được, hiểu được cấu trúc của hệ thống - toà nhà đó Tuy nhiên, có điều cần lưu ý là dường như chúng ta đã nói tới

cấu trúc như một cái gì đấy chỉ thuần tuý là một tổng thể, một

mạng lưới của các quan hệ, mà khơng kể gÌ đến các yếu tố có quan hệ Sự thể là vẫn phải tính đến cả các yếu tố trong khi miêu tả và xem xét cấu trúc ; nhưng đôi khi, để nhằm vào những mục

tiêu nhất định, người ta đã trừu tượng hố chúng mà thơi

1.3 Trong tự nhiên và xã hội có rất nhiều loại hệ thống Tuy

vậy, các hệ thống chức năng là loại quan trọng nhất Đó là loại

hệ thống được cấu tạo, được xây dựng nhằm những mục đích nhất

định ; và trong đó, mỗi yếu tố hoặc loại yếu tố phải thực hiện một chức năng nào đó

Ngôn ngữ là hệ thống chức năng, bởi vì nó do con người tạo lập để thực hiện chức năng vô cùng quan trọng : chức năng làm công cụ giao tiếp, chức năng phản ánh tư duy của con người

2 Hệ thống và cấu trúc của ngôn ngữ _

2.1 Sở di ta nói được : ngôn ngữ là một hệ thống là vì nó thoả mãn những yêu cầu, đáp ứng những tiêu chí cần yếu của khái

niệm hệ thống nói chúng Nó là một tổng thể, một tập hợp các

yếu tố - các đơn vị của nó — và các đơn vị này có những mối quan hệ thuộc nhiều kiểu dạng khác nhau

Ngôn ngữ cũng có cấu trúc của nó, bởi vì nó có một tổ chức bên trong, có một mạng lưới quan hệ phức tạp, đa dạng giữa các kiểu loại yếu tố - đơn vị khác nhau của mình

— 2,2 Các đơn vị của ngôn ngữ - cũng tức là các yếu tố của nó -

phân biệt nhau về chức phận trong hệ thống, vị trí trong hệ thống

và cũng phân biệt nhau về cấu tạo của mình Để nhận diện và phân biệt chúng về mặt khoa học, người ta phải dùng các kí thuật

phân tích ngôn ngữ học

Trang 26

Đối với câu, cũng có quan điểm nghiên cứu coi nó là đơn vị

của ngôn ngữ, nhưng thực chất, nó phải là đơn vị của lời nói ; bởi

một lẽ đơn giản : câu không phải là đơn vị có sẵn, được "làm sẵn" trong ngôn ngữ 7# (có nhà nghiên cứu còn kể thêm cả cựm tit)

_là đơn vị có chức năng định danh Hình uị và âm uị là những đơn

vị đảm nhận chức năng cấu tạo (hỉnh vị để cấu tạo và biến đổi từ ; âm vị để cấu tạo và phân biệt mặt biểu hiện - vật chất âm _ thanh - của các đơn vị khác) Ví du :

a) Từ những câu như :

.— They sơu that hia ideas were both clever and pratical (t Anh) - Họ đã thấy những ý tưởng của ông uừa thông mính uừa thiết thục (t Việt), ta phân cắt ra được những từ :

_~ They - saw - that - his - ideas - were — both — clever - and — pratical

- Họ - đã - thấy - những - ý - tưởng - của ông - uừa - thông

mình - thiết thục

b) Ta cũng có các hình vị như : fly-er ; work-ed ; booR-s ; un-—cover ; im—possible ; love-ly (t.Anh) ; tau-thuy ; duong-sat ;

cd-vang ; xe-cé ; lau-cé ; hoc-tro ; ludi-nhae (t.Viét)

©) Âm vị là những đơn vị như : k-a-d (card) b-i-g (big) t-u

(too) s-ou (so) (t Anh) s—a (xa) l-a-m (làm) k-u-n (ctin) (t.Việt)

2.3 Các đơn vị của ngôn ngữ, như vậy là không phải chỉ gồm

một loại Căn cứ vào chức năng đâm nhận trong hệ thống, người

ta đã tách ra được các loại đơn vị như vừa trình bày trên đây

Mỗi loại đơn vị đó, đến lượt chúng, lại làm thành một tiểu hệ thống trong hệ thống lớn là hệ thống ngôn ngữ Người ta gọi mỗi „tiểu hệ thống (gồm những đơn vị đồng loại) của ngôn ngữ là một

cấp độ : cấp độ từ, cấp độ hình vị, cấp độ âm vị

2.4 Các đơn vị của ngôn ngữ quan hệ với nhau rất phức tạp

và theo nhiều kiểu Đặc biệt, càng đi vào hoạt động giao tiếp, các quan hệ đó càng thể hiện ra dưới nhiều dạng khác nhau Tuy ' nhiên, xét ngôn ngữ với tư cách một hệ thống, người ta thường

nối đến ba quan hệ cốt lõi nhất, có khả năng chỉ phối toàn bộ cơ ' chế hoạt động của hệ thống này như sau :

Trang 27

2.4.a) Quan hệ ton ti/Quan hé cap bac (hierarchical relation) Người ta cũng gọi đây là quan hệ bao hàm, quan hệ cấp hệ Chúng ta gọi đây là quan hệ tôn ti với ngụ ý thể hiện tính tôn ti,

thứ bậc của các cấp bậc ngôn ngữ Quan hệ này thể hiện ở chỗ :

đơn vị thuộc cấp độ cao hơn bao giờ cũng bao hờm đơn vị thuộc cấp độ thấp hơn Ngược lại, đơn vị thuộc cấp độ thấp hơn bao giờ cũng nồm trong don vi thuộc cấp độ cao hơn ; và là thành tố để

cấu tạo đơn vị thuộc cấp độ cao hơn

Điều đó có nghĩa là : Câu (đơn vị của lời nói) được xây dựng nên từ các từ, bao hàm các từ ; từ bao hàm hình vị ; hình vị bao

hàm âm vị Ngược lại, âm vị nằm trong hình vị, hình vị nằm trong từ, từ nằm trong câu Vậy xét về mặt thành tố cấu tạo, mỗi đơn

vị thuộc cấp độ cao hơn bao gid cing gém it „hốt một đơn vị thuộc

cấp độ thấp hơn Ví dụ :

Hình vị gồm một âm vị : pari-e (t.Phap) ; book-s (t.Anh)

Từ gồm một hình vị : eau (t.Pháp) ; nax»mo (t.NÑga) ; người,

dep, hat (t.Viét)

Câu gồm một ty Feu ! (t.Phdp) ; Attention ! (t.Anh) ; Bat ! (t.Khmer) ; Chay ! (t.Viét)

Thậm chí, mở rộng ra đến bậc văn bản thi “một văn bân cũng có thể chỉ gồm một câu, một từ như trong tục ngữ, các c danh ngôn, các câu khẩu hiệu, lời nhắc nhở, khuyến cáo

Chẳng hạn : ;

Pass along 1 Attention : train / (t.Anh)

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn (t.Việt)

Lắc trước khi dùng (lời ghi trên nhãn lọ thuốc)

Thuốc tiêm, không được uống (-nt-)

Rõ ràng, đơn vị ở cấp độ thấp hơn bao giờ cũng là cái đi vao để cấu tạo đơn vị thuộc cấp độ cao hơn Quan hệ tôn ti là quan hệ giữa các đơn vị không đồng loại, khác nhau về cấp độ, tức là

khác nhau về phẩm chất, về chức năng mà chúng đảm nhận trong

Trang 28

2.4.b Quan hé két hop (syntagmatic relation)

Quan hệ kết hợp là quan hệ nối kết các đơn vi ngôn ngữ thành

chuỗi khi ngôn ngữ đi vào hoạt động Cơ sở của nó chính là tính hinh tuyến của ngôn ngữ Tính chất này bắt buộc các đơn vị ngôn

_ ngữ phải nối tiếp nhau lần lượt trong ngữ lưu để cho ta những

kết hợp gọi là ngữ đoạn (syntagmes), ví dụ : Ban nay ; Ban nay bằng gỗ ; Bàn này bằng gỗ lim ; Đã làm rồi ; Còn uui hơn nữa ;

Sẽ nhớ mới

Thực chất, quan hệ kết hợp là quan hệ của tính tương cận Nó

liên kết các yếu tố lại để tạo thành những đơn vị lớn hơn ; chẳng hạn, liên kết các hình vị để tạo từ ; liên kết các từ để tạo nhớm từ ; liên kết các từ, nhóm từ để tạo câu ; liên kết các câu để tạo

đoạn văn bản hoặc văn bản

Ta có thể hình dung quan hệ kết hợp là quan hệ giữa các yếu

tố, các đơn vị, nối tiếp nhau trên một trục nằm ngang theo tuyến

- tính gọi là trục kết hợp Trên trục này chỉ có những đơn vị đồng hạng (hiểu với nghĩa là thuộc cùng cấp độ, cớ chức phận như nhau) thì mới trực tiếp kết hợp với nhau Đó là một nguyên tắc

Chẳng hạn, từ trực tiếp kết hợp với từ (hoặc nhớm từ có chức phận tương đương) chứ không phải là trực tiếp kết hợp với câu hoặc hình vị của từ khác

2.4.c Quan hé lién tudng (associative relation)

6 đây, chúng ta hãy dùng tên gọi này với nội dung bao gồm cả cái mà trong một số tài liệu về ngôn ngữ học gọi là quan hệ hệ

hình hay quan hệ đối uị (paradigmatic relation)

Trên kia chúng ta đã thấy quan hệ kết hợp là quan hệ hiện

diện trên tuyến tính, dựa vào sự nối tiếp nhau của hai hay nhiều yếu tố trên trục kết hợp

Quan hệ liên tưởng là quan hệ "xâu chuỗi" một yếu tố xuất hiện với những yếu tố khiếm diện đứng sơu lưng nó và vé nguyên tác

có thể thay thế cho nớ VÍ dụ :

1 - Đứng sau lưng từ chè trong ngữ đoạn đương uống chè là

một loạt từ : cờ phê, bia, rượu, thuốc, nước Chúng hoàn toàn đủ

khả năng về nguyên tắc để thay vào vị trí của chè

Trang 29

2 Đứng sau lưng dạng thức paGoraere cha động từ tiếng Nga

_Pavorare là các dạng thức pdØo7!0, paỐ0TQ€T©

Chúng sẵn sàng thay thế cho nhau "khi cần thiết" Cơ thể biểu diễn hai ví dụ này dưới dạng như sau : F— cà phê [—— padoraro — dang uéng chè On pagoraer —— bia paboraemr rượu nan paooraere thuốc | | pacvoraem —— nước : —— paoorawr

Mỗi dãy yếu tố, đơn vị được lập thành nhờ quan hệ liên tưởng

gọi là một dãy liên tưởng hoặc hệ đối vị (paradigme) Ta có thể

hình dung dãy này theo chiều của một trục thẳng đứng, vuông

góc với trục kết hợp ; và gọi nó là trục liên tưởng

Sự liên tưởng có thể được tiến hành dựa trên tính tương đồng (chủ yếu là tương đồng về mặt được biểu hiện) hoặc tính

tương phản (đối lập, trái nghĩa) Như vậy, quan hệ liên tưởng

mang tính nội dung, dựa vào nội dung, ý nghĩa hơn là quan hệ

kết hợp Mặt khác nếu quan.hệ kết hợp là quan hệ hiện diện

giữa bai hay nhiều yếu tố trong các ngữ đoạn hiện thực thì quan

hệ liên tưởng lại là khiếm điện Nó khiếm điện vì nó là sợi dây

liên hệ giữa một yếu tố xuất hiện với những yếu tố "đứng sau

lưng" yếu tố này, trú ngụ trong, đầu ‹ óc, trong trí tuệ của người

sử dụng ngôn ngữ

Quan hệ liên tưởng cho phép người nơi (người tạo lập văn bản)

khi muốn nói một cái gì đó, được quyền lựa chọn lấy yếu tố thích ứng trong dãy liên tưởng cố thể cớ Tuy nhiên, sự lựa chọn này cũng còn phải tuy thuộc vào khả năng tổ hợp giữa các yếu tố được lựa chọn để đưa vào kết hợp trot.g ngữ đoạn nữa Chứng tỏ rằng mỗi một kết hợp, một ngữ đoạn, một phát ngôn được hình thành,

Trang 30

giữa quan hệ kết hợp và quan hệ liên tưởng Điều này thể hiện rõ nhất và phát huy tác dụng trong khi tạo lập văn bản giao tiếp nơi

chung, đặc biệt là trong sáng tác văn chương, nghệ thuật, thơ ca

Ví dụ, trong câu thơ Suối khô dòng lệ chờ mong thúng ngày

của Tản Đà, han ông đã phải lựa chọn trong đãy liên tưởng như :

khô-tuôn-cạn-ưới-đâm chẳng hạn, để lấy ra một từ thoả đáng nhất Từ &hô được lựa chọn vỉ nó xứng với cái ý tác giả muốn ; đồng thời bảo đảm sự tương hợp về mọi quy tắc ngôn ngữ ˆ với các yếu tố đứng trước và sau nó trong ngữ đoạn s

5 Nhận ra các đơn vị, các yếu tố, các lớp hạng yếu tố của ngôn ngữ cùng những quan hệ phức tạp, đa dạng giữa các yếu tố, các

lớp hạng này, là ta đã phát hiện ra được cấu trúc của nớ Mặt

khác, qua đớ, tính hệ thống của ngôn ngữ cũng được làm sáng tỏ - Tuy nhiên, nhận thức về hệ thống và cấu trúc của ngôn ngữ

không phải chỉ là "biết để mà biết" Điều này cho phép ngôn ngữ

học nhìn nhận đối tượng nghiên cứu của mình một cách toàn diện và sâu sắc hơn Chính từ chỗ thấy được ngôn ngữ bao gồm nhiều loại đơn vị, yếu tố khác nhau, tạo thành nhiều tiểu hệ thống, nhiều bộ phận khác nhau có tác động, quan hệ qua lại với nhau mà trong

ngôn ngữ học đã xây dựng những bộ môn nghiên cứu khác nhau,

đi sâu vào nghiên cứu từng mặt, từng bộ phận, từng tiểu hệ thống đó Chẳng hạn, ngữ âm học và âm vị học nghiên cứu cơ cấu âm thanh - mặt biểu biện - của ngôn ngữ ; ngữ pháp học nghiên cứu _ cơ cấu ngữ pháp của ngôn ngữ ; từ vựng học nghiên cứu thành phần từ vựng của ngôn ngữ Đến nay thì ngôn ngữ đã được nghiên cứu ở những góc độ chỉ tiết hơn với nhiều bộ môn cụ thể hơn nữa như : ngữ nghĩa học, phong cách học, ngữ phóp 0uăn bản,

từ nguyên học và nhiều bộ môn liên ngành khác như : øgôn ngữ

học xã hội, ngôn ngit hoc tam lí Các bộ môn đó có thể nghiên cứu trên góc độ chung đối với các ngôn ngữ, và thuộc về các bộ môn đại cương (tức là nghiên cứu những vấn đề chung, khái quát cho nhiều hoặc cho các ngôn ngữ) Ngược lại, chúng cũng có thể nghiên cứu trong từng ngôn ngữ cụ thể như : ngữ âm học tiếng Việt, từ vựng học tiếng Việt, ngữ pháp học tiếng Việt

Trang 31

_— Một cấu trúc phúc lợp của những dơn vi không đồng loại có - quan hệ qua lại uới nhau ; đó là cái dién hình đối uới ngôn ngữ (A Rephormatxki) Vì vậy, khi xét một sự kiện ngôn ngữ nào đó, ta phải luôn luôn đặt nó trong hệ thống Tại đây, cấu trúc của hệ thống sẽ 'thẩm định" phẩm chất của sự kiện đó trong mối quan

hệ với hàng loạt sự kiện khác, yếu tố khác Ví dụ : xét một yếu

t6 a No 1a cái gì ? Đặt vào tiếng Nga, trong tương quan với các từ me, mo, u nó là một từ : liên từ a, Còn trong tương quan với các yếu tố như oứ, y, e, am, ú (như) trong pyKoũ, pyKy, pyKe, pyku chang han) thi a lai là một hình vị để thể hiện các ý nghĩa

giống cái, cách 1, số ít của danh từ

Việc xác nhận ngôn ngữ mang tư cách của một hệ thống cho ta một sự nhìn nhận trở lại đối với nguyên lí về tính võ đoán Chính tính hệ thống của ngôn ngữ đã chế ước tính võ đoán Về điểm này F.de 5aussure cố nêu một nhận xét quan trọng : Tối

cả những gì có liên quan đến ngôn ngữ uói tính cách là một hệ thống đều dòi hỏi ( ) được nhìn nhộn trên quan điểm sau day,

một quan điểm đữ không được các nhà ngôn ngữ học chú ý mấy :

sự hạn chế tính v6 doan ( ) Nguyên lí này, nếu có hiệu lục uô

hạn dộ, sẽ dẫn tới tinh trang hết súc phúc tạp ; nhưng trí tuệ đã

đưa được nguyên lí trột tự uờ đều đặn uào một số bộ phôn trong

khối các tin hiệu, uờ chỉnh đó là uai trò của cới có nguyên do

tương dối),

Cuối cùng, cũng cần nơi thêm : hệ thống ngôn ngữ không phải

là một cái gì đấy cứng nhắc và hoàn toàn bất biến Là một hệ thống thuộc loại hệ thống chức năng, ngôn ngữ phải có những

biến đổi để đáp ứng với yêu cầu làm công cụ giao tiếp của con người:

Trong tiến trình phát triển của mình, hệ thống này hiện ra tư

cách là cái của ngày hôm nay, đang tồn tại và hành chức, nhưng chính nó cũng lại là sản phẩm, là tài sản của ngày hôm qua, từ

các thế hệ xa xưa truyền lại Nó vừa là kết quả của hiện tại, lại

Trang 32

vừa là kết quả của quá khứ Bởi vậy, người ta có thể nghiên cứu

ngôn ngữ ở một trạng thái cụ thể, vào một đoạn thời gian nào

đó, được giả định như là "đứng im" không có thay đổi gì, hệ thống

ngôn ngữ được coi như là hoàn toàn ổn định Nghiên cứu như, thế gọi là nghiên cứu đồng đại (synchronic) Ngược lại, người tá có thể nghiên cứu ngôn ngữ (các yếu tố, các bộ phận của nó) đã _ có những biến đổi gì, biến đổi như thế nào trong các trạng thái xét theo tiến trình lịch sử Hướng nghiên cứu này gọi là nghiên

cứu theo quan điểm lịch đại (diachronic) : -

Đồng đại và lịch đại không đối nghịch nhau mà thống nhất biện chứng với nhau, Nếu ta coi mỗi trạng thái ngôn ngữ như một "lát

cắt" đồng đại thì lịch đại chính là một dãy liên tục mang tính kế

_ thừa của chính những lát cát đồng đại đó Ngược lại, đối với lịch đại, mỗi lát cắt đồng đại chỉ là một sự phân ‹ cắt it nhiéu mang

tinh chat ước lượng mà thôi :

Trang 33

Chương HI

-NGUON GOC VA DIEN TIEN CUA NGON NGU

Các dạng ngôn ngữ đã và dang hiện diện trên hành tính của chúng ta, hết sức đa dạng và sinh động Mỗi ngôn ngữ cụ thể như

thế lại có một nguồn gốc trực tiếp hoặc gián tiếp của nó, với những

chiêu hướng biến động, phát triển không phải bao giờ cũng hoàn

toàn như nhau Tuy nhiên, đó là những vấn đê được nghiên cứu

riêng cho từng ngôn ngữ một :

Ở đây, chúng ta sẽ chỉ nới đến những "chuyện chung" của ngôn

"ngữ trong xã hội loài người nói chung

I NGUON G6C CUA NGON NGU

1 Không phải chỉ có chúng ta hôm nay mới tự hỏi : ngôn ngữ

của con người ra đời từ đâu ? nhờ ai, nhờ cái gì ? Việc đặt những vấn đề đại loại như thế và lời giải đáp cho chúng, thực ra đã có không ít và có từ lâu, thậm chí từ xa xưa ị

Khi đức tin vào sức mạnh sáng tao van nang noi Thượng Đế

bị đổ vỡ (vì chẳng bao giờ có Thượng Đế cả) thì không ai còn nghĩ rằng Thượng Đế đã tạo ra loài người chứng ta và cho ta ngôn ngữ

để ta biết nói như biết thở vậy

Người ta cũng đã cố gắng đi tìm nguồn gốc ngôn ngữ ở trần gian, nơi ngôn ngữ đang tồn tại và hoạt động Thế là các giải

thuyết như : thuyết tượng thanh, thuyết về tiếng kêu động vật,

thuyết về tiếng kêu trong phối hợp lao động, thuyết cảm thán bộc lộ tâm lí tình câm, thuyết quy ước xã hội lần lượt xuất hiện Ngày nay, bình tỉnh mà xét, các giả thuyết đó đếu có phần đúng của nó, nhưng tiếc thay, chỉ đúng được với một vài sự kiện hoặc -

hiện tượng ngôn ngữ mà thôi Nhìn nhận như thế về nguồn gốc

ngôn ngữ, thật chẳng khác nào thấy một vài cây đã vội kết luận

Trang 34

2 Với sự ra đời của triết học duy vật biện chứng, vấn đề nguồn

gốc ngôn ngữ được xem xét và phân tích một cách toàn diện hơn, _ khoa học và hợp lí hơn : con người là chủ thể sáng tạo và sử dụng `

ngôn ngữ ; vậy phải tìm hiểu sự ra đời của ngôn ngữ gắn liền với nghiên cứu nguồn gốc con người cả tróng quá trình phát sinh

giống nòi lẫn quá trình phát sinh và phát triển của mỗi cá thể

Các kết quá nghiên cứu về triết học, sinh vật học, khảo cổ học,

sinh lí học thần kinh và ngôn ngữ học kết luận rằng lao động đã làm phát sinh, phát triển loài người và làm phát sinh ngôn ngữ trong quá trình đó

.2.a Hàng triệu năm trước đây, tổ tiên của chúng ta vốn là một loài vượn người sống trên cây trong những cánh rừng tiền sử Do nhiều biến động của tự nhiên, những cánh rừng ấy bị tiêu diệt Thức ăn trên tầng cây cao ngày càng trở nên khó kiếm Loài vượn người ấy buộc lòng phải rời ngọn cây cao (vốn là nơi trú an,

sinh sống từ lâu đời) xuống đất đi lang thang kiếm ăn

Trên mặt đất, sự di động chủ yếu không còn là leo trèo như

trên cây nữa ; đã thế, kẻ thù lại nhiều hơn Việc tỉm kiếm thức ăn và tự vệ để sinh tổn đã buộc loài vượn người này tập dần,

được cách đi bằng hơi chỉ sau va ditng thang minh lén Cai ban

lề trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người chính là việc đứng thẳng mình lên và đi bằng hai chân đó Để có được dáng đứng thẳng lên, loài vượn người xưa kia đã phải "tập đi" hàng nghìn năm chứ không đơn giản như một em bé tập đi bây giờ, chỉ độ một tháng là xong

Thế là hai tay con vượn người được giải phóng Đôi chân bây

giờ hoàn toàn đám đương việc đi lại Đôi tay ngày càng trở nên

khéo léo hơn, biết sử dựng các vật sẵn có làm công cụ tự vệ, kiếm ăn ; và quan trọng hơn : nớ biết chế tạo ra công cự lao động Con Dượn người đã chuyển dần thành con người uượn rồi thành người

(người nguyên thủy) ,

Dáng đứng thẳng cũng làm cho tầm mắt của tế tiên chứng ta được rộng và xa hơn ; đồng thời lồng ngực nở hơn và những cơ quan của bộ máy phát âm có điều kiện phát triển hon ,

Mat khác, có công cu trong tay, những con người tiên sử dd kiếm được nhiều thức ăn hơn và chuyển dần từ đời sống ăn thực

Trang 35

-vật (cây, quả, củ, rễ ) sang đời sống ăn thịt Thêm vào đó; việc:

' tìm ra và sử dụng được lửa cũng đã khiến họ chuyển từ ăn sống sang ăn chín Một hệ quả quan trọng đã diễn ra, thức ăn chín, mềm khiến xương hàm người ta không cần phải to thô như trước riữa ; lồi cằm (phần trước xương hàm dưới) vểnh ra rõ dần

- Tuy nhiên, trong số các biến đổi về mặt sinh học của con người,

sụ tiến bộ của bộ nõo`lồ quan trọng nhất Nhờ lao động, nhờ ăn - thịt, bộ não của tổ tiên chúng ta cũng phức tạp dần lên ; những phần vỏ não trực tiếp liên quan đến tiếng nói như thùy trán, thùy

thái dương và phần dưới thùy đỉnh, phát triển mạnh Kết cục là

so với những người bà con anh em.họ của tổ tiên chúng ta, bộ não con người ngày nay (tính theo tỉ lệ giữa trọng lượng của não với trọng lượng toàn thân) lớn hơn khỉ đột 10 lần,:hơn đười' ươi 6 lần, hơn khi đen 2 lần và hơn vượn 4 lần

Như vậy, lao động đã tạo ra con người và tạo ra những tiền - đề thứ nhất về mặt sinh học để ngôn ngữ có thể phát sinh "Có thể nói lao động để chuẩn bị và "tạo cơ sở vật chất" để loài người

có những cơ quan thích hop cho việc sản sinh tiếng nối

2.b Cũng chính lao động đã tạo ra nhân tố xã hội để ngôn _ngữ

_ phát sinh Lao động đã liên kết con người thành những bầy đàn,

những cộng đồng và về sau thành xã hội có tổ chức Muốn cùng chung sức để làm việc gì đó, người ta cần phải thỏa thuận với

nhau 1a sé lam gì, làm như thế nào Những điều "biết được" về

thế giới xung quanh, những kinh nghiệm trong lao động cần phải được thông báo cho nhau từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác

- Đến đây thì con người (dù ` là người cổ nhất) đã khác con vật về chất Người ta đã đến lúc thấy "cẩn phải nói với nhau một cái

gì đó" bởi vì họ đã có cới cần phải nói uới nhau và có phương tiện để nói uới nhau Phương tiện ấy chúng ta gọi là ngôn ngữ Vậy,

không cớ ai khác, chính lao động đã sáng tạo ra con người và ngôn ' ngữ của con người Lao động đã lãm cho bộ óc của con người cổ

xưa biết hoạt động "theo kiểu người" và có một công cụ vừa để

Trang 36

_9.c Tự bản chất của mình, từ khi mới phát sinh, ngôn ngữ vốn là công cụ, là phương tiện để cơn người giao tiếp với nhau Thế nhưng, lúc đầu nớ chưa phải là ngôn ngữ như chúng ta đang có

hôm nay ; mà là thứ ngôn ngữ chưa phân thành âm tiết rõ ràng,

bởi vì cái lưỡi, cái cằm và hàm dưới, hệ dây thanh chưa phù hợp,

thuần thục với công việc mới mẻ, đẩy phức tạp- công việc phát tiếng nói ~ này ; thậm chí có bộ phận ‹ còn đang trên đường hoàn

- thién dan nà

Tuy vậy, người ta không đợi cho mọi bộ phận do âm phát triển

thật hoàn chỉnh tồi mới nói với nhau Những tiếng nới còn lẫn, '

còn nhòe, và ú 6 dé da được phối hợp: với các động tác, dang vé của cơ thể, mặt mũi, vai, tay, chân (nhất là đôi tay) để "phát biểu

ý nghĩ, tình cảm của họ Thoạt đầu tiếng nói của con người chưa

khác các điệu bộ bao nhiêu (Điều này còn để lại những tàn ‘du

của nó trong một số ngôn ngữ mà hiện nay ta còn thấy được Chẳng hạn, trong ngôn ngữ dân tộc Êvê, người ta không dùng

một từ di ma lai ding” nhiều từ khác nhau, miêu tả các kiểu đi

khác nhau : :

_ đô bô hô bô hô ; đi nặng nề, phục phịch _ đô đê dê : : đi một cách vững vàng

- đô bụ la bu lœ : đi nhanh bừa đi

dépiapia: di ron rén

dé go-uu g6 vu : di khap khiéng, dau chúi xuống de

Dan dần, con người sử dụng tiếng nói thành thạo hơn và bỏ xa những cách "phát biểu" bằng cử chỉ, động tác ; bởi lẽ ngôn ngữ thành tiếng của họ ngày càng mạch lạc hơn, hoàn thiện hơn, trở thành hệ thống tín hiệu thứ hai, hệ thống "tín hiệu loan báo: các

tín hiệu"

_ Hoạt động tín hiệu là hiện tượng chung cho mọi loài động vật

trên hành tinh chúng ta ; nhưng con người, với ngôn ngữ của minh đã có thêm một phương thức mới, khác hẳn về chất Nhờ có ngôn ngữ này mà từ đây, ngay trong đêm đen, con người nghe

được (tức là nhận được) một tín hiệu cớ nghĩa "mặt trời" chẳng

hạn, thì anh ta đã nghĩ tới , đã hình dung ra mặt trời rồi, không

cần phải đợi cho đến khi nhìn tận mắt nữa

Trang 37

- Đối với động vật, chỉ cố những kích thích trực tiếp về thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác mới trở thành tín hiéu kích thích

được Ngược lại, đối với con người, ngoài những thứ đó, người tạ

còn có các từ trong ngôn ngữ để thay thế cho chúng Đến đây thì

cái gọi là ngôn ngữ thực sự hình thành và không bao giờ rời xa

loài người nữa :

II DIỄN TIẾN CUA NGON NGU

_ Ổ trên, chúng ta đã phân tích và thấy rằng ngôn ngữ xuất hiện cùng với quá trình hình thành ý thức, gắn liền với lao động, với

sự xuất hiện của con người và xã hội loài người Vậy, xem xét quá trỉnh diễn tiến của ngôn ngữ trong sự diễn tiến của xã hội loài người sẽ là điều hợp lí

Về mặt dân tộc học, người ta đã phân loại các đơn vị tổ chức

xã hội loài người thanh cdc bac : thi t6éc, b6 lac, bộ tộc và cuối

cung la dén tộc Bên cạnh đó, học thuyết về các hình thái kinh tế

xã hội lại phân chia lịch sử xã hội theo một cách khác và được các

hình thái kinh tế xã hội ứng xử với các giai đoạn phát triển như :

_công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản

chủ nghĩa

Trên thực tế, khó lòng có thể vạch ra từng bậc trong sự diễn tiến của ngôn ngữ một cách "phân đoạn" như vậy Tuy nhiên, trong chừng mực nhất định, người tả vẫn có thể dựa vào những ranh giới phân đoạn đó nhiều hoặc it, thy theo, vi chang còn có cách nào hơn

1 Chế độ công xã ã nguyên thủy ứng với loại cộng đồng thị tộc và bộ lạc (còn gọi chung là các nhóm dân tộc học) trong đó bộ lạc ‘1a don vi cơ sở

Mỗi bộ lạc như thế cư trú trên một lãnh thổ, mọi người trong „ bộ lạc có quan hệ kinh tế với nhau, mang những đặc điểm đời

sống - văn hớa chung va noi cùng một thứ tiếng

Về mặt ngôn ngữ, thời kì này có hai xu hướng dường như trái

- ngược nhau, nhưng nhiêu khi lại đan xen vào nhau : xu hướng

Trang 38

i

.a) Xu hướng chia tách thường xảy ra khi một bộ lạc tăng trưởng dân số không ngừng và đến một lúc nào đó, do nhiều điều kiện khác nhau (nhưng nhu cầu sinh sống là chủ yếu) buộc người ta

tự nhiên phải tách ra thành những bộ phận, những nhớm, cư trú phân tán trên nhiều địa bàn khác nhau Do điều kiện sống xa

- nhau, thậm chí biệt lập, rất ít tiếp xúc hoặc không có tiếp xúc

nữa, các bộ phận cư dân đó về sau đã hình thành nên (một cách tự nhiền) những bộ lạc độc lập

- Trong quá trình đó, những khác biệt về mặt ngôn ngữ đã 1 này sinh rồi được củng cố qua nhiều thế hệ và trở thành ngôn ngữ khác nhau có cùng nguồn gốc, hoặc trở thành những phương ngữ, thổ ngữ khác nhau của một ngôn ngữ chung Các nhà dân tộc học, sử học, ngôn ngữ học cùng với những ngành khoa học hữu quan,

khi nghiên cứu sự thân thuộc về mặt cội nguồn giữa các tộc người,

- giữa các ngôn ngữ hiện đang tồn tại hoặc giữa các phương ngữ

của một ngôn ngữ, đã thấy rất rõ điều đớ Chẳng hạn : Các nhớm phương ngữ : Mày, Rục, Sách, Arem, Mãliềng của tiếng Chứt ; các

nhóm phương ngữ : Thổ, Poọng, Đan Lai, Li Hà, Cuối Chăm, Cuối Niéu của tiếng Thổ ở khu vực Đông Nam Trường sơn - Việt Nam ; Các phương ngữ của tiếng Papua ở Châu Phi, các phương ngữ của

tiếng Litva ở Liên Xô hẳn đã là kết quả của quá trình chia tách

và khuếch tán như vậy

Có thể nói, ngôn ngữ của các bộ lạc, tự nó đã là những mầm taống để hình thành các phương ngữ, thổ ngữ trong giai đoạn xã hội phát triển cao hơn sau này

b) Xu hướng hợp nhất có lẽ hay xây ra vào giai đoạn chót của ' chế độ công xã nguyên thủy đang chuyển dần sang xã hội có giai cấp Lúc này, có những liên mỉnh bộ lạc được hỉnh thành (hoặc là bằng cách một bộ lạc này chính phục các bộ lạc khác, hoặc la một số bộ lạc tự nguyện liên minh với nhau vì những nguyên nhân nào đỏ)

"Liên minh bộ lạc là điều kiện hết sức thuận lợi để các ngôn ngữ (dù không gần gũi nhau lắm về mặt cội nguồn, hoặc hồn tồn khơng có quan hệ thân thuộc đi chăng nữa) tiếp xúc chặt chẽ với nhau và tác động, ánh hưởng lấn nhau Thường có hai lối

tác động : :

Trang 39

Thứ nhất, một ngôn ngữ bộ lạc chiến thắng các ngôn ngữ khác và trở thành ngôn ngữ chưng trong cộng đồng toàn liên minh Tuy

vậy, nó vẫn chịu ảnh hưởng của các ngôn ngữ không chiến thắng khác và thay đổi Ít nhiều bộ dạng của minh di ; nhất là ở mặt - '

ngữ âm và từ vựng Tiếng Latin của người La Mã trong cac vùng bị người La Mã chỉnh: phục, là như vậy

‘Thi hai, tiếp xúc ngôn ngữ dẫn đến pha trộn ngôn ngữ và thậm chí có thé lam nay sinh một ngôn ngữ mới Thế nhưng, đây không phải là sự pha trộn cơ giới, đảo đều ; cũng không phải là sự tạo

thành một ngơn ngữ hồn tồn mới, khác hẳn các ngôn ngữ tham

gia tiếp xúc, pha trộn ; bởi vì ngôn ngữ mới này, vẫn giữ cơ cấu hình thái của một: trong những, ngôn ngữ thuộc thành phần pha trộn đó làm cơ sở hền tảng cho mình Chính nhờ cái cơ sở (gọi là - cơ tầng) đố mà người ta vẫn xác định được ngôn ngữ mới thân thuộc với ngôn ngữ nào hơn và thuộc vào nhóm nào trong phổ hệ

của họ ngôn ngữ

Lối tiếp xúc, ảnh hưởng như thế, ngay gần đây, người ta vẫn còn cớ thể kiểm chứng được trong không hiếm ngôn ngữ -hiện : đang tồn tại.: Ví dụ :

1/ Tiếng Việt trong quế nh tiếp xúc lâu đời với tiếng Hán,

_ đã vay mượn vào vốn từ của mình một khối lượng rất lớn các từ

và yếu tố tạo từ cùng với một số ảnh hưởng khác về mặt ngữ

pháp ; nhưng khơng vÌ thế mà nớ thuộc cùng một nhóm gan gũi

về cội nguồn với tiếng Han :

Ở châu Âu, quan hệ giữa tiếng ‘Anh với tiếng Pháp ; -tiếng

Rumani với các ngôn ngữ Slave và tiếng Hi Lạp, tiếng, Hung, người ta cũng thấy những tình hình tương tự : tiếng Anh vẫn thuộc số các ngôn ngữ Giecman, còn tiếng Pháp, tieng F Rumani van thuộc về các ngôn ngt Roman

2/ Theo A.G.Odricua, người Sán Chấy() ở Việt Nam vốn là

người Dao gốc Quý Châu - Trung Quốc, di cư đến Quảng Đông rồi di cư sang Việt Nam sống chung với người Tay, Ning Tai day,

Trang 40

ngôn ngữ của họ, tiếng Sán Chấy, là một ngôn ngữ pha trộn gồm cơ tầng Dao với tiếng Tày Nùng

Như vậy, điểm nổi rõ về mặt ngôn ngữ trong thời kì công xã

nguyên thủy, thời kì của các thị tộc, bộ lạc là luôn luôn diễn ra

quá trình chia tách và liên minh, tiếp xúc Một mặt, sự chia tách làm gia tăng số lượng các ngôn ngữ khác nhau hoặc các phương ngữ, thổ ngữ khác nhau trong một ngôn ngữ ; mặt khác, sự tiếp xúc lại dẫn đến tình trạng gần nhau, và tới một mức nào đó sẽ dẫn đến pha trộn ngôn ngữ

2 Thay thế chế độ công xã nguyên thủy là chế độ xã hội có giai cấp, gắn liền với sự thiết lập nhà nước (trước hết là những nhà nước cổ đại) theo kiểu nào đỏ của : phương Đông hoặc phương Tây

Tùy theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở từng nơi mà các nhà nước đó đã được xây dựng bằng những cách -khác nhau, bởi những

nguyên nhân it nhiều khác nhau Các nhà nước cổ đại ở Hi Lạp,

La Mã, Ai Cập, Ấn Độ, Trung Hoa và vùng Cận Đông là sản phẩm

của những bộ lạc hoặc liên minh bộ lạc chiến thắng để thống trị

các tộc người khác trong cộng đồng Một số nơi khác (rất có thể như nước Văn Lang ở Việt Nam thời xưa chẳng hạn) lại xây dựng nhà nướt trên cơ sở của một liên minh tự nguyện, thiết lập chính quyền trung ương thống nhất, khả di tập trung sức mạnh toàn cộng đồng để đối phó với thiên tai hoặc các cuộc xâm lăng, thôn

tính cửa ngoại nhân :

Nhà nước ra đời đồi hỏi trong cộng đồng phải có một ngôn ngữ

thống nhất làm ngôn ngữ nhà nước Ngôn ngữ đó cớ thể là một ngôn ngữ bản địa của người chiến thắng như tiếng:Latin từ sau năm 49 trước công nguyên ở đế quốc Lá Mã, tiếng Xôngai trong lãnh thổ của nhà nước Xôngai (ở châu Phi) trước đây ; cũng có

thể là ngôn ngữ của bộ lạc làm hạt nhân, trung tâm cho nhà nước

như tiếng Việt trong lãnh thổ nước Văn Lang thời xưa Mặt khác,

- ở một số nơi, cùng với sự hình thành nhà nước là quá trình xuất

hiện, xây dựng chữ viết (hoặc là tự sáng tạo, hoặc là vay mượn,

Ngày đăng: 08/11/2022, 21:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w