1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số vấn đề lí luận ngôn ngữ học và tiếng việt

533 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 533
Dung lượng 25,25 MB

Nội dung

Trang 3

Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam Lý Toàn Thắng

Một số vấn để lí luận ngôn ngữ học và tiếng Việt / Lý Toàn

Thắng - H : Khoa học xã hội, 2012 - 532tr ; 24cm

ĐTTS ghi: Viện Khoa học xã hội Việt Nam Viện Từ điển học

và Bách khoa thư Việt Nam ;

1 Tiếng Việt 2 Ngôn ngữ học 3 Tác phẩm 4 Tác giả 5 Từ điển học

495.922 - dc14

Trang 4

VIEN KHOA HOC XA HOI VIET NAM

VIEN TU DIEN HOC VA BACH KHOA THU VIET NAM

LY TOAN THANG

MỘT SỐ VÁN ĐÈ LÍ LUẬN

NGƠN NGỮ HOC VA TIENG VIỆT

i | HOC VIEN BAO CHÍ¿ TUYỂN TRUYES |

| 5543 - 2048

Trang 6

ont NAM PWN ảï 10 11 12 13 14 MỤC LỤC Lời tác giả 9 Phan I

NGON NGU HOC BAI CUONG,

NGON NGI HOC TAM Li, NGON NGU HOC TRINHAN II

Một vài cơ sở ngôn ngữ học của vấn đề chữ viết 13

Giới thiệu lí thuyết phân đoạn thực tại câu 27

Về một hướng nghiên cứu trật tự từ trong câu 37

Vấn đề ngôn ngữ và tư duy 46

Ngôn ngữ và sự tri nhận không gian 54

Về cấu trúc ngữ nghĩa của câu 67

Bản sắc văn hoá: thứ nhìn từ góc độ tâm lí - ngôn ngữ 77 Đôi điều suy nghĩ về chiến lược day - học tiếng Việt ở nhà 87

trường phố thông ,

Ba giới từ tiếng Anh af, on, in (thử nhìn từ góc độ cơ chế tri 95 nhận không gian trong sự so sánh đối chiếu với tiếng Việt) Một số vấn đề cấp bách của ngôn ngữ học tri nhận 108 Ý niệm LÒNG trong tiếng Việt: từ góc nhìn của lí thuyết 122 giảng dạy ngoại ngữ

Thử áp dụng ngữ pháp học tri nhận vào nghiên cứu một 130 vài hiện tượng ngữ pháp tiếng Việt

Trang 7

LY TOAN THANG 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Phần II

TIENG VIET; CHU VIET

Hệ thống từ xưng gọi trong tiếng Việt hiện đại

Tìm hiểu thêm về loại cầu “Nạ - Nụ - V”

Bàn thêm về kiểu loại câu “P - N” trong tiếng Việt

Loại từ và các tiêu loại danh từ trong tiếng Việt

Ngữ nghĩa của từ cấy và sự phân loại đân đã thực vật ở người Việt

Định vị không gian "trên - đưới" trong tiếng Việt

Sự hình dung không gian trong ngữ nghĩa của loại từ và

đanh từ chỉ đơn vị

Trở lại câu chuyện về từ qua

Câu chuyện về loại từ con

Về cách thức trị nhận thế giới của người Việt (trên ngữ liệu câu đố về động vật và thực vật)

Trở lại câu chuyện cụm danh từ (thử nhìn từ góc độ ngữ

pháp học tri nhận)

Bàn về những cơ sở của việc ding dau cau trong tiéng Viét Tự pháp và quy tắc chính tả tiếng Việt

Về vai trò của A de Rhodes đối với sự chế tác và hoàn chỉnh chữ Quốc ngữ

Phép sử dụng các đấu trong văn bản tiếng Việt Phần IH

TU DIEN HOC

Từ điển học hệ thống - một thành tựu của Ngôn ngữ học

Trang 8

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN NGƠN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT 32 33 34 35 36 37 38 39 40 4I 42 43 44 45 46 47

Từ điển học hệ thông - một thành tựu của Ngôn ngữ học 355

Nga và Xô viết: Kiểu nhóm Từ điển học và Chân dung Từ điển học

Từ điển học - trên đường học tập và nghiên cứu: Xung 374 quanh khái niệm “từ điển học”

Từ điển học - trên đường học tập và nghiên cứu: Loại 384 hình học từ điển

Từ điển học - trên đường học tập và nghiên cứu: Một số 395 vấn đề về cấu trúc vi mô của từ điển

Phần IV

NGON NGU TAC GIA, TAC PHAM 405

Về ngôn ngữ giới thiệu nhân vật trong truyện Kiều 407 Lục bát truyện Kiều: câu Lục và luật phối thanh 420 Bài học về cách nói, cách viết của Chủ tịch Hồ ChíMinh 436

Luc Bat Huy Cận: "Ngậm ngùi” 446

Bằng Trắc thơ Bảy chữ Xuân Diệu 454

Đọc lại Tổng biệt hành của Thâm Tâm 461

Âm điệu trong thơ Hàn Mạc Tử 471

Thơ văn xuôi của Chế Lan Viên 481

Nguyễn Bính - người kể chuyện chân quê 489

Thanh Bang va van Bang trong thơ Bích Khê 500

May vấn đề Thi học và Thi luật đại cương 513 Phụ lục: Danh mục các công trình khoa học - sách và bài 526

Trang 10

LOT TAC GIA

Năm 2002, tôi có cho in một tuyển tập gầm 28 bài, với nhan để “Máy

vấn đề Việt ngữ học và ngôn ngữ học đại cương” - đây là một tập hợp có chọn lựa những bài viết của tôi trong vòng 30 năm (1971 - 2001)

Khi đó, tôi có nhấn mạnh rằng: tập sách được ra mắt bạn đọc, vì một

lí đo rất quan trọng là thời gian đó tôi có đọc một số bài giáng về ngôn ngữ

học tâm lí, ngôn ngữ học trí nhận và lí thuyết trật tự từ cho các học viên cao học và nghiên cứu sinh của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

văn ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Vì thế, đối tượng bạn đọc chủ yếu của tuyển tập mà tôi hướng tới là các "nhà ngữ học trẻ"

Lần xuất bản tuyển tập mới này, tôi vẫn đi theo định hướng tới bạn đọc như vậy, bởi lẽ trong những năm qua tôi có điều kiện mở rộng công việc giảng dạy của mình ở một số trường Đại học tại Thái Nguyên, Hải Phòng,

Huế v.v và tôi càng cảm nhận rõ thêm nhu cầu học tập, nghiên cứu của các học viên cao học và nghiên cứu sinh

Bên cạnh việc giữ lại 20 bài trong tuyển tập cũ xuất bản năm 2002 tôi

đã bổ sung thêm 26 bài mới viết trong vòng 10 năm trở lại đây (2001-2011), chủ yếu thuộc ba lĩnh vực: ngôn ngữ học trí nhận, ngôn ngữ văn chương và từ điển học

Để Quý bạn đọc tiện theo đối, các bài viết trong tập sách này được sắp xếp theo một số chủ đề và ở mỗi chủ để các bài viết được bố trí theo trình tự

thời gian Cuối sách, tôi có cung cấp một phụ lục về những cuốn sách khác

cũng như về những bài báo mà tôi không đưa vào vựng tập mới này

Tôi hiểu rất rõ rằng: với thời gian, những nội dung kiến thức, những

phân tích lí giải của một số bài trong vựng tập này chắc chan sẽ có những điểm, những chỗ vị tất đã còn sức thuyết phục như khi nó được công bố lần

đầu trước đây Tuy vậy, tôi có ý nguyện được giữ lại nguyên văn các bài viết

của mình (chủ yếu chí chính sửa một số lỗi về chế bản hoặc về trình bày,

Trang 11

LY TOAN THANG

Tập sách này sở đĩ có thể ra mắt được Quý bạn đọc trước hết là nhờ có

chủ trương của Lãnh đạo Viện Khoa học xã hội Việt Nam cũng như của Lãnh đạo Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, ủng hộ cho in những công trình khoa học cửa các cán bộ nghiên cứu lâu năm ở Viện

Sau nữa, là nhờ có sự khuyến khích rất nhiệt tình của nhiều bạn bè đồng ñighiệp trong Viện; rong ñgành: cũng như sự chăm sóe; chia sẻ của người thân trong gia đình

Và cuối cùng, là nhờ có sự giúp đỡ nhiệt tâm của PGS.TS Nguyễn

Xuân Dũng - Giám đốc kiêm Tổng Biên tập Nhà xuất bản Khoa học xã hội

trong qua trinh in an va bién tap ban thao

Nhân đây, tôi xin ngỏ lời cảm ơn chân thành tới tất cả

Hà Nội, những ngày giáp Tết Nhâm Thìn 2012

Tác giả Lý Toàn Thắng

Trang 12

PHAN |

Trang 14

MOT VÀI CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC CUA VAN DE CHU VIET

Khi nghiên cứu một hệ thống chữ viết ghi âm nào đó, với mục đích

tìm hiểu các ưu điểm và nhược điểm của nó để tiến hành những sửa đổi cần thiết nhằm hoàn thiện hệ thống chữ viết này, thông thường phải xem xét mấy vẫn để ngôn ngữ học dưới đây:

a) Đặc tính của các đơn vị cơ sở của hệ thông chữ viết được nghiên cứu

b) Mối quan hệ qua lại giữa chữ và âm thể hiện trong các nguyên lí và quy tắc đọc các từ, cũng như trong các nguyên lí và quy tắc viết các từ theo

chuẩn mực hiện hành

Hệ thống chữ viết được tạo thành từ một số lượng nhất định các đơn

vị cơ sở được gọi là tự vị (grapheme) Tự vị khác với chữ cái, tuy hai khái niệm này có quan hệ mật thiết với nhau, bởi vì: a) chữ cái chỉ có quan hệ với bé chit cai (alphabet), con ty vi c6 quan hé đến ngôn ngữ viết nói chung, b)

tự vị có thể là một chữ cái hoặc một tổ hợp chữ cái (tr, ph, ngh ), nhưng có thể không phải là chữ ái" mà chỉ là những loại kí hiệu đặc biệt (đấu thanh, dấu trọng âm, dấu câu, chữ số ) Mối quan hệ giữa tự vị và chữ cái trên đại

thể cũng giống như mối quan hệ giữa âm vị và âm tố, và có thể được hình dung như sau:

âm tố: âm vị = tự vị: chữ cái

Phương pháp phân xuất tự vị về cơ bản cũng giống như phương pháp

phân xuất âm vị với những khái niệm tương ứng như tự tố (graph), tha tự tố (allograph), tự vị (grapheme),v.v Tự tố là những yếu tố cuối cùng, không

thể chia nhỏ được nữa, thu được sau khi tiến hành thao tác chiết đoạn văn bản Tự tố thường trùng với chữ cái ( thí dụ: a, b, c) Tự tố được phân loại và được quy thành những kiểu tự tố (thí dụ: e, &, g là cùng một kiểu) Bằng thao tác phân bố các kiểu tự tố, ta thu được tự vị (e, &, ¢ chi là ba cách viết của

một tự vị, thí dụ là &) Hai kiểu tự tố nào đó chỉ được coi là hai tha tự tố của

„ ' Số lượng tự vị của một ngôn ngữ do vậy thường lớn hơn số lượng chữ cái Tiéng Anh chỉ có 26 chữ cái nhưng có tới 104 tự vị (60 tự vị nguyên âm, 44 tự vị phụ âm), tiếng Pháp có 44 chữ cái nhưng có tới 111 ty vi

Trang 15

LY TOAN THANG

cling mét ty vi néu chúng có cùng một cái được biểu đạt (referent) ngôn ngữ

học (thường là âm vị, đôi khi có thể là hình vị hay từ) và ở trong thế phân

phối bổ sung với nhau (thí dụ trường hợp ø và + khi biểu thị bán nguyên âm

[w] 6 vị trí âm đệm và âm cuối, so sánh: hoá và huế, hao và híu) Trong khi xác định các kiểu tự tố, nhiều khi phải nhờ đến ý nghĩa, để xử lí những cặp

như nhời/ lời, trăng/ giăng, v.v vôn khác nhau cả về cái biểu đạt (chữ cái)

lẫn cái được biểu đạt (âm vị )

Điểm đáng lửu ý nhất của tự vị, so với âm vị, là ở chỗ nó có tính

"nước đôi" Một mặt, tự vị là đơn vị cấu trúc cơ sở của ngôn ngữ viết (với tư

cách là một hệ thống kí hiệu độc lập) có giá trị khu biệt ý nghĩa và nhận diện

các từ ở dạng chữ viết Mặt khác, xét trong mỗi quan hệ với ngôn ngữ nói, tự

vị (khi là các chữ cái) thường là sự hiện thân trên chữ viết của âm vị (vì nó biểu đạt âm vị đó) Đặc tính nước đôi này của tự vị không được thể hiện

đồng đều nhau ở tắt cả các tự vị và do đó cần có thái độ đối xử phân biệt với từng nhóm tự vị Xét cụ thể bộ chữ cái tiếng Việt hiện dùng, có thê chia ra

lam ba nhóm lớn:

1) Nhóm các tự vị thoả mãn cả hai phương diện của đặc tính "nước

đôi": phân xuất trên văn bản là tự vị mà xét trong mỗi quan hệ với ngôn ngữ

nói cũng là tự vị Thí dụ, tự vị Z đối lập với tất cả các tự vị còn lại của chữ

Quốc ngữ (được thể hiện bằng chữ cái Z trong mọi trường hợp), đồng thời

trong mọi trường hợp biểu thị âm vi /d/

2) Nhóm các tự vị chỉ đáp ứng một trong hai phương điện:

a) Phân xuất chúng trên chữ viết thì được hai tự vị, nhưng xét ở mặt

tương quan với mặt ngữ âm của ngôn ngữ thì chúng chỉ được coi là hai cách viết của một tự vị (hay đúng bơn, một siêu tự vị: archigrapheme) mà thôi Điển hình là trường hợp hai chữ cái đ và øí Một mặt có tồn tại những cặp chữ đối lập buộc ta phải coi chúng là hai tự vị (đ# / giữ, dao / giao, ) nhưng mặt khác trong trạng thái tiếng Việt hiện đại chúng chỉ được phát âm như nhau là /z /, nghĩa là chỉ được coi là thuộc một tự vị

b) Phân xuất trên chữ viết chỉ được một tự vị, nhưng lại phải coi chúng là hai tự vị vì chúng biểu thị hai âm vị khác nhau Thí dụ như ty vi o

thu được do déi lp voi tat ca ñhững tự ÿị ñguyên ấm còn lại (số sánh: /ø/ ta,

Trang 16

MOT SỐ VẤN ĐỂ LÍ LUẬN NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT

mà lại biểu thị cá nguyên âm /o/ lẫn bán nguyên âm /w/; nghĩa là xét ở

phương diện mối tương quan với ngôn ngữ nói, đây là hai tự vị (nhưng bị

"viết" chung thành một)

3) Nhóm các tự vị không thoả mãn cả hai phương diện: chúng vừa

không có tính khu biệt và tính hệ thông của tự vị xét ở mặt ngôn ngữ viết,

vừa không biểu thị âm vị tương ứng xét ở mặt tương quan với ngôn ngữ nói Thí dụ như các nhóm chữ cái: "c, k, q", "g, gh", "ng, ngh”

Đây không phải là các tự vị mà chỉ là các tha tự tố (biến thể vị trí)

được phân bố bổ sưng như sau |:

trước: Ì, e, trước: ư, ơ, â, trước bán nguyên ê, lê (ia) , a, 4, wo (ua), âm: u, o (ué, 0a ) u, 6, 0, ud (ua) ¢, k, q k (1) c (2) q 3) g, gh gh (4) 5 (5) g (6) ng, ngh ngh (7) ng (8) ng (9) Đây cũng không phải là các tự vị vì giá trị âm thanh của chúng chỉ là: œk,q=/k/ ø, gh=/y/ ng, ngh = / /

Nét khác biệt của ba nhóm tự vị nói trên có thé được hình dung qua lược đỗ sau theo hai tiêu chuẩn: a) phân xuất trên chữ viết, và b) biểu thị âm vị I H II tiêu chuân a + + - tiêu chuân b + - -

Qua bang nay ta thay: a) nhom I khéng can dat ra van dé cai tiến các tự vị, b) nhóm 1! cần nghiên cứu cải tiến, vì tuy các tự vị có đầy đủ cương vị khu biệt trong hệ thống chữ viết, nhưng lại bắt hợp lí trong việc thể hiện mặt

* Qua bang, nay ta thay ngay 1a q 6 6 thir 3 rõ rang không cần thiết vì ít ra có thể dùng e thay, giống như dùng chung ñg ở hai ô cuỗi Dù sao hệ thống như vậy vẫn cân đối hơn Cách dùng ø trước vốn là được vay mượn từ tiếng Latin vào, trong ngôn ngữ này ¿ cũng chí dùng trước 1 và cá tố hợp này được đọc như [ku]: qualis [kua°lis] “nào, gì”, agua [a°kua] "nước"

Trang 17

LÝ TOÀN THẮNG

ngữ âm (các âm vị ) của ngôn ngữ nói, e) nhóm III nhất thiết phải được cải tiến vì bất hợp lí trên cả hai phương diện: hệ thống chữ viết và tương

quan với ngôn ngữ nói

Khi xem xét một hệ thống chữ viết, không nên chỉ dựa vào mối quan hệ giữa chữ và 4m dé đánh giá hệ thống đó, mà bỏ qua tính hệ thống và tính

khủ biệt của các chữ (từ vJ ngày trong nội bộ hệ thống đó Những đồng thời

lại phải thấy, như tên gọi của nó, chữ viết ghi âm trước hết được dùng để

biểu đạt mặt ngữ âm của một ngôn ngữ, do đó khi xem xét các tự vị chủ yếu

vẫn phải căn cứ trên mối quan hệ giữa cái biểu đạt (chữ) và cái được biểu đạt

(âm) của các tự vị là chính Xét ở phương diện này có thể chia tự vị ra làm hai loại: a) các tự vị có giá trị âm thanh, và b) các tự vị không có giá trị âm

thanh Trong loại sau lại có thể chia ra hai trường hợp: một là các chữ cái

"câm", nghĩa là không biểu thị một âm thanh tương ứng nào Các chữ cái

“cam” có thể có tư cách tự vị như các dầu mềm và dấu cứng trong tiếng Nga, nhưng thường chúng chỉ là những kí hiệu bổ trợ dùng để tạo ra những tổ hợp chit (nhu A trong ph, ch, ngh), dé khu biệt các từ đồng âm (so sánh: doit va

doigt trong tiếng Pháp), để làm rõ một giá trị âm thanh của các chữ cái đa trị (trong tiếng Pháp, ¿ dùng để chỉ ra cách đọc mở của âm /2/ cuối từ brochet, còn z chỉ ra cách đọc khép của nó trong ởzoeher) Trường hợp thứ hai là các kí hiệu "câm" đặc biệt (không phải là chữ cái) như các dấu phụ (điacritical mark), các chữ số, v.v Do đó khi nói đến mối quan hệ "tự vị - âm vị", sự

thực là chỉ nói đến mối quan hệ "chữ (cái) - âm" của bộ chữ cái là chủ yếu

Xét ở góc độ này, như ta đã biết, một bộ chữ cái "lí tưởng" phải thoả

mãn nguyên lí sau đây: mỗi chữ (tự vị) phải đồng thời có tính đơn hiệu và

đơn trị Đơn hiệu nghĩa là một chữ ghi một âm và một âm được ghi bằng

một chữ Đơn trị có nghĩa là mỗi chữ chỉ ghi cùng một âm trong mọi trường hợp và mỗi âm chỉ được ghi bằng cùng một chữ trong mọi trường hợp Tự vị nào có được cả hai tính chất này được gọi là tự vị tuyệt đối Trong các thứ chữ viết ghi âm hiện dùng, rất hiểm các tự vị loại này Tiếng Nga chỉ có một tự vị „/ zí Tiếng Pháp hồn tồn khơng có Cịn trong tiếng Việt, chỉ tính riêng các chữ phụ âm đầu đã có tới 5 tự vị tuyệt đối là: b, đ 1, x, s” Có được

! Ở đây chúng tôi tạm thời chấp nhận cách giải thuyết âm vị học của Đoàn Thiện Thuật (“Ngữ âm tiếng Việt", Hà Nội, 1976) để tiện xác định số lượng âm vị tiếng Việt Do vậy, chúng tôi không kế thêm các ty vi: m, n, p, ¡ là tự vị tuyệt đối, vì chúng vừa biểu th các phụ âm đầu lại vừa biểu thị các phụ âm cuối tương quan; nghĩa là vi phạm tính đơn trị của tự vị

Trang 18

MỘT SỐ VẤN ĐỂ LÍ LUẬN NGƠN NGỮ HỌC VA TIENG VIỆT

sự ưu việt đó, trước hết là vì tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ rất thích hợp cho một thứ chữ ghí âm như chữ Quốc ngữ Là một ngôn ngữ phi hình

(amorphous language) hồn tồn khơng biến hình, biến dạng, tiếng Việt không cần phản ánh trên chữ viết những sự biến đối sinh ra do việc cấu tạo

các dạng thức khác nhau của một từ hoặc do việc cấu tạo các từ mới, từ một

thân từ gốc Trong tiếng Nga chẳng hạn, phát âm là [tas] nhưng viết là TA3

“chậu” (đọc theo chữ là [taz] vì còn có các dạng thức TA3A, TA3Y, TA3OB

và từ phái sinh TA3HMK, ở đó 3 vẫn đọc là [z] Tiếng Pháp cũng vậy, phải

viết là CADET “thứ” [kade] mặc dù có thể viết CADE (như CAFÉ, CLÉ,

v.v.) vì còn dạng thức giống cái: CADETTE Cùng đọc là [H] nhưng phải viết khác nhau vì phải tuân theo phạm trù ngôi của động từ LIRE “đọc”: Je lis, Tu ii nhưng 1I / Elle Lit

Bên cạnh ưu điểm căn bản nói trên, là sản phẩm của một thời kì lịch

sử và của những cá nhân có trình độ khoa học và ý thức chính trị còn nhiều

hạn chế, chữ Quốc ngữ tất nhiên cũng còn nhiều nhược điểm trong việc tuân

thủ mối quan hệ “một - một” giữa chữ và âm, cần phải sửa đổi Nhưng ngay ở phương diện này, so với chữ Pháp và chữ Nga - vốn có nhiều điểm bất hợp lí do tính phức tạp về mặt loại hình ngôn ngữ của nó quy định - chữ Việt vẫn

ít vi phạm tính đơn hiệu và đơn trị hơn Xét cụ thể:

1) Vi phạm tính đơn hiệu: có hai trường hợp: chữ

a) một chữ biểu thị một tổ hợp âm:

(âm + âm)

Tiếng Việt không có hiện tượng này Trong tiếng Pháp, thí dụ x trong extrême “cực điểm" tương ứng với âm tổ [ks] Hay s của tiếng Nga trong awa “hố” tương ứng với âm tô [ya] (chữ + chữ) b) một tổ hợp chữ chỉ biểu thị một âm: ————— âm Thí dụ, 9 tổ hợp ghi phụ âm tiếng Việt: ch, gh, gỉ, kh, nh, ng (ngh), ph, tr, th, Tiếng Pháp thì rất nhiều: ph, ch, th, qu, ai, au, eau, oeu, er (et, ed, ez, ef ) VV

2) Vi pham tinh don trị: có hai trường hợp: a) nhiều chữ (hoặc tô hợp chữ) biểu thị một âm:

Trang 19

LY TOAN.THANG

chữ 1 | chữ 2 | chữ 3 âm

Tiếng Việt có 9 trường hop g (gh), ng (ngh), k (c, 4), đ (g0, ¡ 0), lê

(la), uô (u4), ươ (wa), u (o: ở trước và sau: a, e) Tiếng Pháp thì rất nhiều: ø

(ai, oh, eau), e (6, ai, éi); 8 (6 ss), k (ce, quy vw moms

chữ

b) một chữ biểu thị nhiều âm: ` âm | âm2 | âm3 Tiếng Việt có hai trường hợp: ø biểu thị nguyên âm ø và bán

nguyên 4m w (hoe, hao), a biéu thi nguyén 4m a dai va a ngan (hay, sau) Trong tiếng Pháp và tiếng Nga loại này rất nhiều, so sánh: - Việt: c - [k] [k] - Pháp: c oo os - Việt: v-[ v ] [v] ⁄ ⁄ Lvì -Nga: b- [f] tl |

Khi nghiên cứu một hệ thông chữ việt nào đó, ngoài việc chú ý dén

đặc tính nước đôi của tự vị, còn cần phải chú ý phân biệt các nguyên lí và

quy tắc tự pháp (graphics) vốn khác với nguyên lí và quy tắc chính tả (orthography) Su khac biệt giữa tự pháp và chính tả có thể quy vào mấy điểm chính sau:

a) Đối tượng nghiên cứu của tự pháp là các quy luật phiên chuyển

các âm vị trong ngôn ngữ nói thành các tự vị trong ngôn ngữ viết, tức là mối liên quan giữa chữ và âm Vì vậy tự pháp chủ yếu quan tâm đến cách đọc (giá trị âm thanh) của các chữ Còn chính tả chủ yếu lại nhằm vào cách viết, vì nó giúp cho người bản ngữ biết lựa chọn cách viết đúng chuẩn theo những quy tắc được thừa nhận chung

b) Nhiều chữ cái của hệ thống chữ viết đang dùng có một hay hai gid trị âm thanh (đa tr), và được phân ra thành giá trị âm thanh chính và phụ

Trang 20

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN NGON NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT

Giá trị âm thanh chỉnh là giá trị vốn có của chữ cái đó trong bộ chữ cái

Còn giá trị âm thanh phụ là giá trị nảy sinh khi chữ cái được dùng ở các vị trí khác nhau trong từ Tự pháp chỉ nghiên cứu các giá trị âm thanh chính,

còn các giá trị âm thanh phụ là thuộc phạm vi quan tâm củả chính tả Thí

dụ, chữ a noi chung biểu thị am [a] trong bộ chữ cái Nhưng ía có những

cặp đối lập: sao / sau, hai / hay, ở đô a trong sau và hay lại biểu thi Am [4]

Trong trường hợp đầu, giá trị âm thanh chính của 4 (viết a, đọc a) là do tự pháp chỉ phối; còn trong trường hợp sau, giá trị âm thanh phụ của chữ cái này (viết a, đọc Z) là do chính tả tạo ra, vì theo đúng tự pháp thì đáng lẽ phải

viết său, hãi (như viết ä ở trong năm) So với quy tắc tự pháp, quy tắc chính tả là phụ, là thứ yếu và được xây dựng trên cơ sở quy tắc tự pháp”

Những sự khác nhau nói trên giữa tự pháp và chính tả được thể hiện

Ất rõ trong các quy tắc đọc và viết các chữ cái trong các từ Trong tiếng Nga chẳng hạn, tự pháp của nó theo nguyên lí âm tiết, còn chính tả thì lại

theo nguyên lí hình thái học Nguyên lí âm tiết của tự pháp tiếng Nga là: giá trị âm thanh của chữ cái được thể hiện ra trong phạm vi âm tiết và được xác định tuỳ theo vị trí của nó so với các chữ cái bên cạnh Thí dụ: H đọc cứng là "n" khi đứng trước các chữ nguyên âm cứng như HA, HO, nhưng đọc mềm là "nh" khi đứng trước các chữ nguyên âm mềm như HE, HAHA Con nguyên lí hình thái học của chính tả tiếng Nga là: cùng một

hình vị thì được thể hiện giống nhau trên mặt chữ ở tất cả các từ cùng họ,

cho đủ phát âm có khác nhau Thí dụ: thân từ KOH (đọc là "côn") được

viết như nhau trong các dạng thức khác nhau ở các cách của danh từ, không phụ thuộc vào cách phát âm của hai chữ O và H đã bị thay đổi đi: O KOHE (đọc là "cônhe") nhưng HA KOHY (đọc là "cany"), và KOHOB (đọc là "canôf”) v.v

Tiếng Việt thì khác hẳn Nguyên lí tự pháp và nguyên lí chính tả của nó đều cùng mang bản chất ngữ âm học Sự hoà hợp ít thấy này, như đã nêu trên, vốn cơ sở trên đặc điểm phi hình của tiếng Việt, khiến cho chữ Quốc ngữ về cơ bản là một thứ chữ ghi âm hợp H và tiện dùng Trước hết hãy nói

đến nguyên lí tự pháp của tiếng Việt Tự pháp tiếng Việt về cơ bản được

! Do vậy những người trình độ văn hoá còn thấp ( kế cả học sinh đầu cấp I) dễ tuân theo tự pháp ("nghe sao, viết vậy") mà viết sai chính tá, thí dụ: viết øe thay vì hoe, kéu thay vi kéo, hăy thay vì hay, V.V

Trang 21

LY TOAN THANG

xây dựng theo nguyên lí vị trí của chữ cái trong cấu trúc âm tiết Sự tuỳ

thuộc trong cách đọc của chữ cái vào chữ đi sau (hoặc đi trước nó) chỉ được áp dụng đối với các tự vị không tuyệt đối (tương đối) nghĩa là những tự vị có hai hay nhiều giá trị âm thanh Còn những tự vị tuyệt đối thì được phát âm -

trong bất cứ trường hợp nào cũng vậy: ở đầu, ở giữa hay ở cuối từ - tương

ling với giá trị âm thanh của chũng trong bộ chữ cải Chẳng hạn, hai tự vị

tuyệt đối / và đ luôn luôn được phát âm (như nó vốn có) ở vị trí phụ âm đầu và

âm chính trong mọi loại hình âm tiết

Tình hình đối với các tự vị tương đối, ta thấy có phức tạp hơn Trên đại thể thì vẫn là nguyên lí vị trí trong cấu trúc âm tiết chỉ phối cách đọc

các chữ cái Cùng chữ cái z nhưng tuỳ theo vị trí trong âm tiết mà được

đọc khác nhau So sánh cách đọc! của các từ sau: âm đâu âm đệm âm chính âm cuỗi tu t u tung t u ng tua t ua tuôn t ud n tué t w é quát k w a t tiu t i W lầu I a w

Bằng cách xác lập các cấu trúc phân bố của các chữ cái (theo cách đọc của nó) ta có thê cụ thể hoá thêm nguyên lí phát âm theo vị trí trong âm tiết nói trên của tự pháp chữ Quốc ngữ thành nguyên tắc đọc đệ quy (progressive) và nguyên tắc đọc hổi quy (regressive) Nguyén tc doc đệ quy là đọc chữ cái X nào đó dựa theo chữ cái a di sau (X + a) Con nguyên tắc đọc hồi quy là đọc chữ cái X nào đó dựa vào chữ cái a đi trước (a + XÌ

Trong chữ Quốc ngữ, nguyên tắc đọc đệ quy là chủ yếu

Một số thí dụ về nguyên tắc đọc đệ quy của tự pháp chữ Quốc ngữ là

cách đọc của ø Chữ cái này có hai giá trị âm thanh: [g] và [z] tuỳ theo nó được phân bố trong cấu trúc: 1) "X + chữ cái ï", hay: 2) "X+ các chữ cái

` Để tiện trình bày, chúng tôi không thể hiện riêng thanh điệu trong các lược đồ này

Trang 22

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN NGƠN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT

nguyên âm không phải dòng trước (nghĩa là u, ô, o, uô, ư, ơ, â, ươ, a, ä” So

sánh: ø đọc như l4 theo cầu trúc Ï trong gì, giết, _giống, gia, giang, nhưng: g đọc như [ø] theo cau trúc 2 trong gu, gỗ, 26, guông, gử, gỡ, gân, Sương, ga, gang’ Té hop chit gh khéng duoc xét ở đây vì đó chỉ là cách viết - theo đúng chính tả của ø trước i, é, e Trường hợp cách đọc của a va u trong hay va tuy cũng đọc đệ quy như vậy Các cặp đỗi lập hai / hay, tui / tuy cho thấy cùng viết là a (ở cặp đầu) và øz (ở cặp sau) nhưng lại đọc khác nhau do hai chữ ¿ và y ở sau quy định: âm đâu âm đệm âm chính âm cuôi hai h a j hay h ă 3 tui t u Ả tuy t w i

Cũng có một số tự vị tương đối lại được đọc theo nguyên tắc hồi quy

như trường hợp cách đọc của bán âm cuối [w] Sự phân bố của hai chữ cái ø, u biểu thị âm này như sau: 1) sơ đỗ "các nguyên âm /.ø /,/e / + X "đành cho cách doc [w] của ø: hao, heo; 2) so đồ "các nguyên âm còn lại + X" đảnh cho ø [w]: tu, êu, cửu, đẫu, sau (ở đây chữ viết là a, nhưng âm là [4], tuỳ nhiên như đã nêu trên, trong tự pháp chữ Quốc ngữ, nguyên tắc đọc đệ quy là chủ đạo, còn đọc hồi quy chỉ là thứ yếu và được dùng tương đối hạn chế

Trở về trên ta đã bản về tự pháp chữ Quốc ngữ, bây giờ sang van dé

chính tả Chính tả chữ Quốc ngữ, cũng giống như tự pháp của nó, được xây dựng theo hai nguyên tắc viết: viết đệ quy (X + a) và viết hồi quy (a + X),

trong đó nguyên tắc đệ quy là chủ đạo Chẳng hạn như cách viết g, øh, và ng, ngh Lua chon chit nao cho đúng chính tả là tuỷ theo nguyên âm đi sau nó là đồng trước (¡ é, e) hay không Ta có hai kiểu sơ đồ: 1) "X + nguyén 4m dong trudéc" danh cho gh, ngh, và 2) "X + nguyên âm dòng giữa va dong sau, hay ban 4m dém" danh cho g, Tg So sánh: gụ, gỗ, gò, guong, gir, go, gan,

ga, gắn, gương, và ngụ, ngỗ, ngo, nguồn, ngừ, ngò, ngân, nga, ngắn,

! Suy theo cách viết (chính tả) tất nhiên có thể đoán ra trường hợp ø đọc như [z]

vến là tổ hợp chữ gi bi tinh lugc / di, cho nên mới có sự phân biệt kì lạ giữa giø (lúa) va (gi&t) gia nho vao vị trí đâu nặng (đáng lẽ g/a phải việt đầy đủ là gi/4)

Trang 23

LY TOAN THANG

ngưỡng, ngoan, nguấy Nhưng: ghi, ghê, ghép và nghĩ, nghệ, nghi, nghiêng Cách viết c, È, ạ trên đại thế cũng giống như của g, gh, va ng, ngh

Trường hợp các tổ hợp chữ ghỉ nguyên âm đôi øa, uổ, ưa, ươ cũng theo nguyên tắc viết đệ quy Theo so dé "X + zéro" ta viét ua, wa: mua, hứa, ua, ưa Còn cách viết của uô, ươ là theo sơ đồ "X + các âm cuối": un, tương, cuối, lươi, muốn, thước Nguyên tắc viết hồi quy hầu như chỉ thấy ở trường hợp ø, ø, ở vị trí âm cuối [- w]: ta viết bào, bèo (o sau 2, £) nhưng lại viết: bíu, bêu, bâu, bửu ( sau các nguyên âm khác)

Tuy nhiên khác với tự pháp, chính tâ chữ Quốc ngữ còn theo một

nguyên tắc khác nữa bê trợ cho nguyên tắc viết đệ quy và hỗi quy, Đó là

nguyên tắc viết theo vị trí trong từ: chữ cái đứng ở đầu từ (X + b), ở giữa từ

(a + X + b) và ở cuối từ (a + X) được viết không giống nhau Điển hình là trường hợp 4 tô hợp chữ nguyên âm đôi: /2, yé, ia ya Bốn tổ hợp chữ này

cùng biểu thị một nguyên âm đôi /iê/ nhưng được viết theo hai nguyên tắc chính sau:

1) Theo nguyên tắc đệ quy, viết ¡a, i2, yê theo sơ đỗ cấu trúc "X + zéro

hay các âm cuối": tia, id, yét, miếng

2) Theo nguyên tắc hồi quy, viết ya, yê, theo sở đồ cầu trúc "bán âm u + X": uyên, khuya, tuyết

Nhưng đi sâu thêm, ta thấy trong từng cách viết đệ quy và hồi quy, lại có sự phan bé ia, ié, ya, yé, theo vi tri trong tir Cy thé:

a) theo nguyên tắc đệ quy, sẽ viết:

- yê ở đầu từ: yêu - iê ở giữa từ: tiễn - ïa ở cuỗi tir: Ha, id

b) theo nguyên tắc hồi quy, sé viét: (sau u): - yê ở đầu từ: syên

- yê ở giữa từ: tuyét - ya ở cuối từ: khuya

Trang 24

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT s] theo sơ đỗ 1: cécité k] theo so dé 2: cas z] theo sơ đồ 1: geler ——— L -c 1 [ -g am [g] theo so dé 2: gant

Trong khi đó chính tả tiếng Pháp chủ yếu lại áp dụng nguyên tác hồi quy (a + X) Chẳng hạn như cách viết đúp các chữ cái phụ âm tuỳ thuộc vào nguyên âm đi trước chúng Thí dụ, trong tiếng Pháp chỉ có thể viết liền hai

chữ n sau a, o, e (a + n = an và a + nn, o +n và o + nn, e + n và e + mn), còn sau các chữ nguyên âm khác chỉ viết được một chữ n (ai + n, au +n,i+n,u

+n, v.v.) So sanh: banniére "co", connecter "nối", enmnemi "địch"; nhưng: bains "nhà tắm", saunier "người làm (hay bán) mudi", dune "tring", finir "xong",v.v Trong chữ Pháp, như ta thấy, vì không có tự vị tuyệt đối, nên các nguyên tắc tự pháp và chính tả của nó luôn luôn phải: hoặc là đệ quy (X +a), hoặc là hồi quy (a + X) Thêm nữa nếu nguyên tắc tự pháp chú đạo của tiếng Pháp là đệ quy thì nguyên tắc chính tả chủ đạo của nó lại là hồi quy; còn trong chữ Quốc ngữ, đối với các tự vị tuyệt đối thì nguyên lí chung là "nghe sao, viết vậy", "viết sao, đọc vậy" Riêng đối với các tự vị tương đối thi khác với trong tiếng Pháp, ở trong tiếng Việt có sự trùng hợp giữa nguyên tắc chủ đạo của tự pháp và của chính tả - đều là nguyên tắc đệ quy Sự trùng hợp này, như đã nêu trên, giúp cho chữ Quốc ngữ tuy còn nhược điểm nhưng vẫn là một thứ chữ hợp lí và tiện dùng trong việc đọc và viết, so

với nhiều thứ chữ khác

Sự tác động đồng thời của các nguyên tắc tự pháp và chính tả nhiều khi được thể hiện rất phức tạp và tế nhị trong cách thức sử dụng một số chữ cái Trong chữ Quốc ngữ, điển hình là trường hợp của y và i Hai chữ cái này

được dùng theo hai cách: dùng độc lập và dùng trong tổ hợp chữ cái (iê, ia, yê, ya) Ta lần lượt xét từng trường hợp

1) ¡ và y dùng độc lập:

Cả hai chữ ¡ và y đều có thể đứng ở vị trí âm chính như fin, Jy và âm cuối như /ối, hay Trong vị trí âm chính, chúng lại có thể đứng sau âm đệm nhu: fuy, guì (q„) Sự tương ứng giữa chữ và âm của i va y như sau:

lif

iy <<

{jl

Trang 25

LY TOAN THANG

Ta hãy xét từng cách dùng của ¿, y, trong các vị trí

a) Ở vị trí âm chính: cách viết của ¡ và y được phân bố theo ba kiểu

cấu trúc sau:

- *X + zéro": ở kiểu cấu trúc này, trừ một vài ngoại lệ đã trở thành thói

quen viết có phân biệt ¡ và y (như chí viết ¡ ở các từ tượng thanh: / di, iach, ? dm, i oap v.v.), noi chung có thể tuỳ tiện viết j hay y: ÿ @ ra), lý độ

- "X + bán âm cuối hay phụ âm cuối": ở kiểu cấu trúc này chỉ viết i: i, tinh, iu, diu

Có thể thấy hai kiểu cấu trúc này được xây dựng theo nguyên tắc đệ quy

(X +a) Kiéu cấu trúc thứ ba, ngược lại, lại theo nguyên tắc hồi quy (a + X): - "bán âm đệm u + X": ở kiểu này chi vidt yo uy, upnh, huyệt

Như vậy, xét về nguyên tắc chính tả thì ï được viết theo nguyên tắc đệ quợ, còn y thì lại được viết theo nguyên tắc hồi quy Cần lưu ý: trường hợp viết tuỳ tiện y (, Jy (li) thực ra cũng là theo nguyên tắc đệ quy, do đó phương án cải tiến dùng nhất loạt (bỏ 7y) là hợp lí

b) Ở vị trí âm cuối: cách viết của ¡ và y đều theo nguyên tắc đệ quy

Cụ thể có hai kiểu cấu trúc: 1) "X + hai nguyên âm ngắn / ă /, và / đ /" dành cho y: dy, idy, hay (viết a nhưng biểu thị / š /), 2) "X + các nguyên âm còn

lại" dành cho i: ưử, rơi, coi, chuối, gửi, ơi, người, ai (viết a, đọc a) Có thể rút

ra mấy nhận xét: a) sự khu biệt ngắn / dài của nguyên âm vốn được thể hiện

ngay trên chữ cái nguyên âm: a /ă, ơ/á, theo đúng quy tắc tự pháp (thí dụ: ăn - an, cơm - câm) nay lại bị chuyển sang thể hiện trên chữ bán âm cuối trong trường hop: hai / hay theo quy tắc chính tả; lẽ ra phải viết hoặc hai /

hãi hoặc hay / hăy mới đúng; b) do sự khu biệt ngắn / dài bị đổ sang bán âm

cuối, nên ở trường hợp cặp ơ / â có hiện tượng dư thừa: lẽ ra khi đã có hai

chữ cái khác nhau ghi ø (dài) và đ (ngắn) thì không cần phải phân biệt thêm ¡

(ngắn) và y (dài) như di / dy hién nay Chỉ cần viết hoặc ới / ái, hoặc đy “ấy như

kiểu ới - df 1a đủ

2) ¡ và y đùng trong tô hợp chữ ghi nguyên âm đôi (i, ia, yé, ya):

Như đã trình bày ở trên, cách viết của các tổ hợp chtt i, ia, yé, ya theo các nguyên tắc đệ quy, hồi quy va vi tri trong từ có thể được hình dung như sau:

đầu từ giữa từ cuối từ "Xt+a" (1) yvé (2) ié G3) ia "atx" (4) yé (5) yé (6) ya

Trang 26

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN NGƠN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT

So sánh ba ô trên với ba ô dưới trong bảng này, ta thấy ngay được sự

bất hợp lí của cách viết yê ở ô I: lẽ ra y và ¡ của chữ Quốc theo hệ thống phải

viết là i¿ (nghĩa là viết iêu, lấn thay vì yêu, yến hiện nay)

Tổng quát lại, có thể hình dung các quy tắc viết ngữ ở vị trí âm chính (một mình hoặc trong tổ hợp chữ nguyên âm đôi) trong cầu trúc âm tiết như sau: đầu từ gitta tt j cuôi từ đệ quy (X + a) q@)¿ (2)i G)iy 4@ye | Bie (6) ia hoi quy (a + X) My (8)y ()y 0y | qDyê | (12) ya Thí dụ: (1)z(2) in 3) 1) (4) yên

(5) miết (6) tía, ia (1) uỳnh

(8) huych (9) tuy, tợ (10) uyên (11) nguyệt (12) khuya

Qua bang nay có thé thay khả năng cải tiến chính tả của y và í có ba mức: 1) chỉ viết ¡ và bỏ y ở ô 3;

2) thay thêm cả y trong yé bang i 6 6 4; 3) nhất loạt thay toàn bộ y bằng 7 trong các ô

Hiện nay phương án của Viện Ngôn ngữ học đưa ra là dừng ở mức đầu Còn ở vị trí âm cuối, việc cải tiến + và ¡ có phức tạp hơn Nếu chỉ dừng lại ở mức cải tiến chính tả, viết ? nhất loạt (hoặc ngược lại nhất loạt y) thì sẽ vấp phải một khó khăn không vượt qua được là sự có mặt của những

đôi đối lập ruý [twớ] - ri [túi] Lỗi thoát duy nhất ở đây là áp dụng một cải

tiến tự pháp, bằng cách ding mét con chữ mới w thay cho ø, ø đang dùng để

biểu thị bán âm / w / Dùng w lập tức sẽ biến đổi được đôi đối lập ý - túi thành ý - đới và do đó có thể thay y trong từ đầu bang i: tw 7ï - rúi, Kết quả

là ¡ được viết nhất loạt ở vị trí âm cuối, Những cải tiễn tự pháp như vậy, tuy

có làm thay đổi nhiều chính tả đang dùng, song chúng thường là con đường

ngắn nhất và nhiều khi duy nhất để tiến gần đến một chữ viết ghỉ âm lí

tưởng, vừa khoa học vừa tiện dùng

Trang 27

LY TOAN THANG

TAI LIEU THAM KHAO

1, Vdn dé cai tién chit Quéc ngữ, H 1961

2 Doan Thién Thuật, Ngữ âm tiếng Việt, H., 1971

3, H Gleason, An Introduction to Descriptive Linguistics, New York, 1955

4 N Catach, La structure de l'orthographe frangaise,."La Recherche" 1973,

vol 4, No 39

5 T A Amirova, K ixtorij teorij grafemiki, Moskva, 1977

6 V G Gak, Orfografiia v svete strukturnogo analiza, "Problemy

strukturnoj lingvistiki ", Moskva, 1962

7.1 F, Ivanova, Sovremennyi russkij jazyk Grafika i orfografiia, Moskva, 1966

(Công bố lần đầu trong Tạp chí Ngón ngữ, s6 3-4/1979, tr 1 84-195)

Trang 28

GIỚI THIỆU LÍ THUYẾT PHAN ĐOẠN THỰC TẠI CÂU

1 Đặt vấn đề

Trong các công trình về ngữ pháp học - đặc biệt về cú pháp và câu - vài chục năm gần đây thường hay sử dụng các thuật ngữ: "sự phân đoạn thực tại của câu” (actual divison of the sentence), "phối cảnh chức năng của câu” (Functional Sentence Perspective) Tuy khác nhau trong cách gọi, nhưng hai

thuật ngữ này đều cùng thuộc về một lí thuyết chung thường được gọi là lí

thuyết phân đoạn thực tại câu (PĐTT) Trong bài này, chúng tôi muốn giới

thiệu những luận điểm cơ bản và tương đối đã được thống nhất của lí thuyết

đó, chủ yếu trên cơ sở các tài liệu của Tiệp Khắc và Liên Xô là những nước mà việc nghiên cứu lí thuyết PĐTT câu được chú trọng nhiều hơn ca

2 Về khái niệm "phân đoạn thực tại"

Trong sự phê phán ngữ pháp học truyền thống, các nhà nghiên cứu thường nhấn mạnh vào một điểm: ngữ pháp học truyền thống đã nghiên cứu câu một cách cô lập, không đặt nó vào trong một hành động giao tiếp cụ thể,

vào một tình huéng (ngữ cảnh) cụ thể Do vậy nó đã bỏ qua một sự kiện

ngôn ngữ đáng lẽ cần được quan tâm là: cùng một câu nói (với cùng một cau trúc cú pháp và tử vựng - ngữ nghĩa như nhau) nhưng tuỳ ý định của người

nói (người viết trong những tình huống giao tiếp cụ thể mà câu nói đó thực

hiện những nhiệm vụ thông báo khác nhau Lấy một ví dụ đơn giản như câu

trá lời (ở dạng đầy đủ):

- Da, ngay mai em di Hai Phong

Câu này có thể là câu trả lời cho một loạt câu hỏi kiểu như "Ngày mai,

anh có đi đâu không?", "Ngày mãi, di sẽ đi Hải Phòng?”, v.v., nghĩa là tuỳ trường hợp mà trung tâm thông báo của câu đó rơi vào những thành phần câu khác nhau

Trên cơ sở điều vừa nêu, các nhà nghiên cứu thấy la:

Trang 29

LY TOAN THANG

sự kiện, được người nói coi là quan trọng, là cần phải chú ý trong tỉnh huỗng giao tiếp đó; thông tin này được gọi là thông tin thực tại (actual information)

của câu và được thể hiện chủ yếu là nhờ trật tự từ và ngữ điệu

Hai câu sau đây: - Tôi có biết chuyện dy - Chuyện ấy tôi có biết

có cùng một nội dung thông tỉn sự kiện (Vì ñó cùng những từ, những thành phần câu và những quan hệ cú pháp như nhau) nhưng lại có thông tin thực

tại khác nhau (vì có trật tự từ không giống nhau)! -

2) Vì là thông tin thực tại không được trực tiếp thể hiện trong sự phân

đoạn câu về mặt cú pháp (ra các thành phân câu) nên cần phải thêm một sự phân đoạn nữa dành riêng cho thông tin này Sự phân đoạn đó được gọi là

phân đoạn thực tại, thành hai thành phần A cha dé (Theme, Topic) và thuật để (Rheme, Comment} Trong đó thuật đề là thành phần luôn luôn phải có mặt; còn chủ đề thì có thể có, có thể không

Trong phân tích câu, tuyệt nhiên không nên nhằm lẫn sự phân đoạn

cú pháp với sự PĐTT; bất cứ thành phần câu nào cũng có thể là chủ để

hoặc thuật đề So sánh những thành phần câu khác nhau những đều làm

cha dé trong những thí dụ sau (phần được in đậm):

- Nó ngủ

- Bộ đội họ dũng cảm lắm

- Canh nha co mét lối đi nhỏ

- ĐẤt này không trằng hoa được

- Vải này khổ hơi hẹp

Sự PĐTT còn được một số nhà nghiên cứu coi là một diện phân tích

câu riêng và gọi nó là "tố chức theo ngữ cảnh" (contextual organization),

"cầu trúc thông báo" (communicative structure) hoặc "sâu trúc chức năng"

(fÑmmctional structure) của câu (trong sự tương ứng với các tên gọi "câu trúc cú pháp" và "cầu trúc ngữ nghĩa")

! Theo một quan điểm khác về ngữ nghĩa câu, hai câu này có nghĩa (sense, znachenie) giống nhau, nhưng có ý (meaning, smysl) khác nhau

? Tên gọi của hai thành phần này nếu tính từ khi vấn đề PĐTT câu bắt đầu được đặt ra trong các khuynh hướng ngữ pháp khác nhau cho đến nay thì có rất nhiều: chủ ngữ tâm lí - vị ngữ tâm lí, chủ ngữ logic - vị ngữ logic, chủ ngữ ngữ nghĩa - vị ngữ ngữ nghĩa; khởi ngữ - mục đích phát ngôn, cơ sở - hạt nhân phát ngôn, cái đã biết -

Trang 30

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN NGON NGU HOC VA TIENG VIET

3 Về các khái niệm "chủ đề" và "thuật đề"

Trước hết cần phải nói rằng bên cạnh xu hướng đi theo lí thuyết truyền thống về PĐTT cho rằng câu chỉ được phân tích thành hai phần chủ đề và thuật dé, gần đây một số nhà nghiên cứu (chủ xướng là nhà ngôn ngữ học Tiệp Khắc J Firbas, cho rằng phải thêm một thành phan thứ ba nữa vào sự phân đoạn, đó là "chuyên đề đề" (Transition) với chức năng là phần chuyển

tiếp từ chủ đề sang thuật dé (hoặc ngược lại) Thí dụ, câu: N4 viết một bài

báo sẽ được phân tích là: Nam (chủ đề) - viết (chuyến để) - mội bài báo

(thuật đề) Quan niệm này hiện đang được nhiều người ủng hộ Tuy nhiên

trong phạm vi hiểu biết của mình trên cơ sở sách vở hiện có, chúng tôi chỉ

trình bày kĩ về hai thành phần chủ để và thuật đề

Hiện giờ cũng có hai cách hiểu về hai thành phan này của sự PĐTT

câu: a) một cách hiểu cho rằng chủ để là cái mà vào thời điểm giao tiếp người nghe đã biết (hoặc đoán nhận được) nhờ vào ngữ cảnh hoặc vốn tri thức chung Còn thuật đề là cái mới, cái chưa biết Do đây mà có một số nhà

nghiên cứu để nghị dùng các thuật ngữ "cái đã biết" (dannoe) và "cái mới"

(novoe); b) một cách hiểu khác cho rằng chủ đề là cái được nói đến, được

nêu làm đề mục của câu; còn thuật đề là cái nói về chủ đề, là trung tâm thông

báo của câu, Theo cách hiểu thứ hai này về chủ đề và thuật để thì cái đã biết

và cái mới không liên quan đến sự PĐTT câu mà liên quan đến cấu trúc từ

vựng - ngữ nghĩa của câu, Đồng thời việc xác định chủ để và thuật đề luôn

luôn được tiến hành trên cơ sở có tính toán đến sự phân đoạn cú pháp thành

các thành phần câu

Xu thế chung của các nhà nghiên cứu là đi theo cách hiểu thứ hai, bởi

lẽ ngữ liệu của các ngôn ngữ cho thấy: tuy thường thì chủ để trùng với cái đã

biết, nhưng cũng có khi nó lại là cái chưa biết, là điều thông tin mới Ngược lại, tuy thuật đề thường trùng với cái chưa biết, nhưng cũng có khi nó lại là

cái đã biết, là điều thông tin cũ Thí dụ, trong đoạn đối thoại sau:

(1) Anh Nam về, mẹ ơi!

(2) Ai về?

(3) Anh Nam vé, me ra day!

! Ngữ pháp truyền thông đã áp dụng những định nghĩa này về cha dé và thuật để cho chủ ngữ và vị ngữ, vì thế nó đã bị nhiều nhà nghiên cứu phê phán và đòi hỏi phải tìm cho chủ ngữ và vị ngữ những cách định nghĩa mới có tính chất chức năng và hình thức hơn

Trang 31

LY TOAN THANG

thì trong câu (3) mặc dù chữngữ "Anh Nam" là cái đã biết, vì nó là đanh từ

riêng nên luôn luôn tự thân xác định và nó lại đã được nói đến trước ở câu (1); nhưng đó vẫn là thuật đề của câu, vì nó là phần tra lời cho câu hỏi (2)

4 Phương pháp xác định chủ đề và thuật đề

Phương pháp thường được dùng hiện nay là sử dụng những câu hỏi chung và câu hỏi riêng: Bộ phận câu nào được baơ hàm trong câu hỏi và

được trả lời trong câu đáp thì đó là thuật đề, bộ phận còn lại là chủ đề Thí dụ

với một câu: "Nó viết thư" nếu câu hỏi riêng tương ứng là "Nó đang làm gì đấy?" thì sơ đồ PĐTT của câu đó sẽ là:

- Nó/ viết thư (Cả/ Tả)

nhưng nếu câu hôi riêng tương ứng là "Nó viết gì đây nhỉ?" thì ta lại có một sơ đề khác:

- Nó viễu thư (Cải Tả)

Hoặc khi ta hỏi về một sự kiện nào đó với kiểu câu hỏi chung "Có

chuyện gì thé?" va ứng vào đó là một câu trả lời, thí dụ:

- Tắc câu rồi!

thì cả câu này chỉ ứng với thuật đề, không có chủ đề

Người ta thường chia ra bốn kiểu câu hỏi để đưa các câu cần điều tra

vào và từ đó mà suy ra chủ đề và thuật đề của câu:

a) Câu hỏi chung về điều được thông đạt, dùng khi ta biết có sự kiện

gì xảy ra nhưng chưa biết đích xác là cái gì, kiểu như "Có chuyện gì thển",

b) Câu hỏi riêng về điều được thông dat, ding khi ta đã biết một phần sự

kiện, còn một phần thì chưa rõ, kiểu như "4¡ đf?", "Bao giờ là Tết nhỉ?", v.v,

c) Cau hỏi chung để kiểm tra lại (khẳng định hay phủ định) điều được thông đạt, kiểu như "Có đúng là anh nói thé không?", v.v

d) Câu hỏi riêng để kiểm tra tính hiện thực của một phần sự kiện đã được thông đạt, kiểu như "Nam có đến đây khơng?", v.v

Ngồi việc áp dụng câu hỏi còn có thể căn cứ vào những câu đi trước

để đoán nhận chủ đề của câu đang xét, thí dụ nhờ ngữ cảnh mà ta biết từ

"chè" là chú để trong câu thứ hai của đoạn văn sau:

- Mời anh ngôi xuống đây, ta uống nước đã Chè tôi vừa mới pha đây

hoặc căn cứ vào những tiêu chí hình thức khác-như dựa vào các từ ngữ chuyên

để báo hiệu về thuật để (để nhắn mạnh) như "chính, đến, chỉ có là" v.v

~ Chính nó là thủ phạm :

- Đấn vô tuyến dạo này mình cũng chịu không xem được

Trang 32

MOT SỐ VAN ĐỀ LÍ LUẬN NGÔN NGỮ HỌC VA TIENG VIET

- Chỉ có anh Nam là tỗI

hoặc chuyên để báo hiệu về chủ để như "còn, về" v.v

- Còn các đẳng chí thì có thể ở nhà

- Vé van dé dy thì chúng tôi có biết và đã báo cáo lên trên 5, Phân loại câu theo phân đoạn thực tại

Tuy mục đích khảo cứu mà có những cách phân loại câu theo PĐTTT khác nhau Thường có ba cách sau:

1) Cách phân loại dựa theo bốn kiểu câu hỏi vừa nêu trên Theo cách này, các câu được chia thành bốn kiểu PĐTT:

a) Kiểu thông đạt chung (ứng với kiểu hỏi chung về điều được thông

đạt) Thí dụ:

- Hết giời

- Một chiếc xe bị chết máy ngang đường

Ở kiểu này, thông tin thực tại thường trùng với thông tin sự kiện và

câu ít bị ngữ cảnh chế định

b) Kiểu thông đạt bộ phận (ứng với kiểu hỏi riêng về một phần của điều được thông đạt) Thí dụ:

- Tiền còn

- Cạnh nhà có một lỗi đi nhỏ

Ở kiểu này thông tin thực tại chỉ là một phần của thông tin sự kiện và

câu phụ thuộc nhiều vào ngữ cảnh

c) Kiểu kiểm chứng chung (ứng với kiểu hỏi chung kiểm tra tính hiện thực của điều được thông đạt) Thí dụ:

- Đúng là anh Nam nói thế

- Không, không thê có chuyện như vậy được

d) Kiểu kiểm chứng bộ phận (ứng với kiểu hỏi riêng kiểm tra tính hiện

thực của một mặt nào đó trong điều được thông đạt) Thí dụ:

- Có, tôi có biết

- Không, chị ấy không đến đây

Ở kiểu này và kiểu (e) vì cái quan trọng là phản ứng của người đối thoại (khẳng định hay phủ định) nên cái nổi lên là tình thái tính của câu

2) Cách phân loại dựa theo sự có mặt hay vắng mặt của chủ để Theo cách này, các câu được chia làm hai loại: loại câu phân đoạn được thành chủ

đề và thuật đề, và loại câu không phân đoạn được, chỉ có thuật đề Thí dụ,

hai câu:

Trang 33

LY.TOAN THANG

(1) Noi gió rằi! (2) Bao ndi lén ri!

khác nhau ở chỗ, câu (1) là câu chỉ có thuật đề, không phân đoạn được, còn

câu (2) là câu có cả chủ đề (Bão) và thuật đề (mỗi lên rồi Kiểu câu không

phân đoạn được thường ít bị ngữ cảnh chế định, ngược lại kiểu câu phân

đoạn được thường bị ngữ cảnh chế định nhiều hơn

3) Cách phân loại dựa theo trật tự của chủ để và thuật đề Theo cách này những câu có trật tự "chủ dé - thuật dé” được gọi là những câu có trật tự khách quan, thông thường (unmarked) Còn những câu có trật tự "thuật đề -

chủ đề" được gọi là những câu có trật tự chủ quan, biểu cảm (marked, pathetic, emotive) Quan niệm về tính chất khách quan và chủ quan của trật tự PĐTT xuất phát từ một cơ sở lí luận như sau: nếu coi mục đích của câu là để diễn đạt một tư tưởng hoàn chỉnh thì người nói sẽ suy-nghĩ và diễn đạt từ

tưởng đó, trong quá trình tạo ra câu, theo trật tự "chủ đề - thuật đề", và báo

giờ người nói cũng cố gắng đạt đến điều đó bằng biện pháp này hay biện

pháp khác Thí dụ kiểu đảo trật tự từ trong những câu ứng với kiểu hỏi riêng

về chủ thể (4 đi đầu?) như:

- Đi đầu là công nhân (so với: Công nhân/ đi đầu)

là một biện pháp để đưa thuật để xuống vị trí điển hình của nó ở cuối câu,

tránh bớt những câu có thuật để ở vị trí đầu câu (câu trong ngoặc đơn)

Xu thế hướng tới một trật tự khách quan "chủ đề - thuật đề" là một xu thé phổ quát cho nhiều ngôn ngữ Và điều này đã được một số nhà nghiên

cứu dựa vào để đề nghị nên coi sự PĐTT câu không phải chỉ đơn thuần là một diện phân tích câu mà là một cấp độ riêng, cao hơn cấp độ cú pháp (được gọi là cấp độ logic - ngữ pháp, thông báo - cú pháp hoặc siêu cú pháp)

6 Về các phương tiện ngôn ngữ để biểu thị sự phân đoạn thực tại

của câu

Khi nói đến các phương tiện loại này, các nhà nghiên cứu thường coi trật tự từ và ngữ điệu là hai phương tiện chủ yếu Ngoài ra còn có những

phương tiện bỗ trợ khác như từ hư (kiểu "chính", "cả", "còn", "vê" ) và các

kết cấu chuyên dùng (kiểu "chỉ có là" v.v.) Trong nhiều ngôn ngữ người ta đã tìm được những quy luật phân bố trật tự từ và ngữ điệu để phục vụ cho sự

PĐTT câu Chẳng hạn đối với kiểu câu chỉ có hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ thì quy luật đó tom tat là: -

Trang 34

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN NGƠN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT

a) Nếu câu có trật tự ngược (vị ngữ - chủ ngữ) và với trọng âm câu là

chuẩn mực (rơi vào cuối câu) thì câu này sẽ có kiểu PĐTT là kiểu thông đạt

chung (chỉ có thuật đề), thí dụ: - Được mùa

- Hết vé

- Vỡ bát rồi

Ngoại lệ duy nhất ở đây là nếu câu có trọng âm logic nhắn ở vị ngữ đầu câu thì câu thuộc kiểu PĐTT thông đạt bộ phận với trật tự chủ quan (thuật để - chủ đề), thí dụ:

- (Đừng có làm ôn) Chạy/ cá tao bây giờ - (Ông gì ơi) rơi/ quả dựa kia!

bì) Nếu câu có trật tự xuôi thì với ngữ điệu bình thường, câu sẽ thuộc

kiểu PĐTT thông đạt bộ phận với trật tự khách quan (chủ đề - thuật đẻ), thí dụ:

- Anh Nam/ đến

- Ngôi nhà này/ đẹp qua!

Nhưng nếu câu có trọng 4m logic nhấn ở chủ ngữ thì câu tuy vẫn

thuộc kiểu PĐTT thông đạt bộ phận nhưng có trật tự chủ quan, thí dụ: - Tôi/ xung phong (câu hỏi: Đông chí nào xung phong?)

Về trường hợp các từ ngữ và kết cầu chuyên dùng cho sự PĐTT câu thì chúng tôi đã nói qua ở trên Chỉ xin lưu ý là khi báo hiệu cho chủ đề hoặc thuật đề không phải bao giờ những từ ngữ này cũng bắt buộc phải đi trước chúng Trường hợp của từ cững là một ví dụ Từ này luôn luôn có mặt trong những câu mà ngữ pháp học gọi là "câu khẳng định phạm trù" khi mà bổ ngữ được đảo lên trước vị ngữ để nhắn mạnh và có tư cách là thuật để của câu:

- Cỏ/ chúng cũng cướp

- Chuyện gì/ hắn cũng biết

Trường hợp sử dụng các kiến trúc bị động cũng là một trường hợp cần quan tâm Xét ở góc độ phục vụ cho sự PĐTT của câu, kiến trúc bị động

được dùng để báo hiệu thuật để và tạo ra trật tự khách quan "chủ đề - thuật

đề" cho câu Thí dụ để thông báo một chuyện gì xảy ra với một người quen biết, nếu ta dùng kiến trúc chủ động:

- Bọn côn đồ hành hung anh Nam

Thì ở câu này nhân vat “anh Nam" tuy là "cái đã biết" nhưng lại năm

trong thuật dé, va do đó không "tự nhiên" bằng nếu được đặt vào vị trí chủ

đề ở đầu một câu bị động:

33

Trang 35

LY TOAN THANG

- Anh Nam bị bọn côn đồ hành hung

Didu này càng rõ hơn khi ta xét trong ngữ cảnh, như ở thí dụ sau: (1)(Môt con chuột đàng ăn gạo) Một con mèo sắp và nó (2).(Môi con chuột dang ăn gạo) Nó sắp bị một con mèo về

Theo điều tra thực nghiệm của chúng tôi thì câu thứ hai trong đoạn câu (2) được: coi là tự nhiên hơn câu thứ hai ở đoạn câu (1) nhờ chỗ trong

câu kiểu bị động này từ "nó" đã được đưa lên vị trí chủ đề của câu

7 Về mỗi quan hệ giữa sự phân đoạn thực tại và những sự phân

đoạn cú pháp và ngữ nghĩa của câu

Hiện giờ đã có khá nhiều những công trình nghiên cứu vấn đề này, đặc biệt là về mối quan hệ giữa sự PĐTT và sự phân đoạn cú pháp Ở tiếng Nga chẳng hạn trong luận án tiến sĩ của mình, I S, Raspopov đã nêu lên bốn kiểu kết cấu câu với các thành phần câu là: a) kiểu có chủ ngữ và vị ngữ; b)

kiểu có chủ ngữ, vị ngữ và bổ ngữ; c) kiểu có thêm trạng ngữ chỉ thời gian,

địa điểm trên cơ sở hai kiểu a và b; đ) kiểu có thêm trạng ngữ chỉ mức độ hoặc cách thức hành động trên cờ sở hai kiểu a và b Từ bốn kiểu kết cấu này, Raspopov đã xây dựng sáu kiểu PĐTT tương ứng Trong cuốn sách viết về trật tự từ tiếng Nga, nhà ngôn ngữ học Tiệp Khắc P Adamec cũng trình bày những mô hình kiểu như vậy, nhưng theo một hướng phân loại khác Còn I I Kovtunova lại chú ý đến vấn đề khi nào thì sự PĐTT vi phạm đến sự phân đoạn cú pháp (tức là làm thay đổi sự bề trí bình thường cúa các thành phân câu, như khi đáo bổ ngữ), khi nào thì không; và bà đã đưa ra sáu trường hợp không có sự vi phạm này Hiện nay người ta đã đi sâu đến cả những vấn

đề như vai trò của thành phần câu và của từ loại trong sự PĐTT câu

Trong những năm gần đây, mối quan hệ giữa sự PĐTT và sự phân đoạn ngữ nghĩa (cấu trúc ngữ nghĩa) của câu được chú ý đến ngày một nhiều Chẳng hạn người ta đã nghiên cứu khá sâu về mặt ngữ nghĩa của các

động từ và danh từ trong loại câu có trật tự ngược (vị ngữ - chủ ngũ) và thay

rang: dé đứng được ở vị trí trước chủ ngữ, động từ của những câu này bao

giờ cũng phái có mang sắc thái tồn tại (xuất hiện, tiêu biến) cho dù bản thân

chúng vốn có thể là những động từ chỉ hành động hay quá trình Liên hệ với

tiếng Việt, bước đầu cũng có thể thấy tình hình về cơ bản cũng như vậy; ta

Trang 36

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN NGÔN NGỮ HỌC VA TIENG VIỆT

- Nổi gió rồi!

- Cháy nhà ai kìal

hoặc vốn là có ý nghĩa hành động: - Bỗng bước vào một người lạ mặt - Bay mat hai con chim rồi

Các nhà nghiên cứu thường cũng hay dẫn ra một trường hợp khác để thấy rõ vai trò của ngữ nghĩa câu đối với sự PĐTT Đó là trường hợp trong nhiều ngôn ngữ khi câu thông báo về trạng thái bên trong hoặc cảm

giác của chủ thể thì chủ thể đó bao giờ cũng đứng đầu câu, dù là tuỳ ngôn ngữ, kiểu câu đó có thể khác nhau So sánh:

- Tiếng Việt: 7ói nhức đầu

- Tiếng Nga: U menja bolit golava - Tiếng Anh: 7 have a headache

- Tiéng Phap: J'ai mal a la téte

- Tiéng Dire: Jeh habe Kopfschmetchen

- Tiéng Han: Ngd đầu thông 8 Kết luận

Trên đây chúng tôi mới chỉ trình bày một số vấn đề chính của lí thuyết phân đoạn thực tại Thực ra còn nhiều vấn đề khác nữa, do khuôn khổ của bài báo mà chúng tôi chưa thể đề cập đến, như vấn đề ý định người nói và tính phụ thuộc ngữ cảnh của câu, vấn để những nét khác biệt của PĐTT

trong các phong cách ngôn ngữ khác nhau (văn viết và văn nói, văn xuôi và thơ), vấn đề các chức năng và các quy tắc của trật tự từ troạg PĐTT và phân đoạn cú pháp, vấn đề sự biến diễn của các kiểu PĐTT trong tiến trình lịch sử của một ngôn ngữ v.v Tuy nhiên chúng tôi nghĩ là, trong hiện trạng của lí

thuyết này, ta cũng có thể triển khai nghiên cứu nó trong tiếng Việt như một

số sách ngữ pháp đã bước đầu làm và đặc biệt là bài báo gần đây của V X

Panfilov mô tả khá kĩ về các kiểu PĐTT Sự nghiên cứu đó có rất nhiều triển

vọng, trước hết là bởi vì việc nghiên cứu này sẽ góp phần làm rõ hơn một số vấn để về kiểu câu, về các thành phần câu, về các chức năng của trật tự từ, từ hư và ngữ điệu (mà lâu nay mới chỉ được xem xét từ góc độ là những phương tiện ngữ pháp) Sau nữa trên cơ sở ngữ liệu tiếng Việt - một ngôn

ngữ đơn lập điển hình - có thể đóng góp ít nhiều vào lí thuyết PĐTT vốn

được nghiên cứu chủ yếu trên cơ sở tiếng Nga, tiếng Tiệp và trong chừng

mực nhất định là tiếng Anh và tiếng Pháp

35

Trang 37

LY TOAN THANG

TAI LIEU THAM KHAO

1 Danes F., Order of elements and sentence intonation, To honor Roman Jakobson, t.I, Mouton - The Hague, Paris, 1967

2 Firbas J., A4 note on transition proper in functional sentence analysis, Philologica Pragensia, 8, 1965 -

3 Halliday M.A.K., Notes on Transitivity and Theme in English, Journal of

Linguistics, 3, 1967

4, Hatcher A G., Theme and Underlying Question, Word (Supplement), 12, 1956

5 Tuyén tập Papers on Functional Sentence Perspective, Praha, 1974 6 Adamec P., Porjadok slov v sovremennom russkom yazyke, Praha, 1966

7 Kovtunova I L., Porjadok slov i aktualnoe chlenenie, Moskva, 1976

8 Mathesius V., O tak nazyvaemom aktualnom chleneiem predlozhenija, Prajskij lingvisticheskij kruzhok, Moskva, 1967

9 Panfilov V X., Aktualnoe chlenenie predlojenij vo vietnamskom jazyke, Voprosy jazykoznanija,1, 1980 -

10 Raspopov I S., Aktuainoe chlenenie i kommunikativno - sintaksichesskije tipy povestvovatelnykh predlojenij v russkom jazyke, Moskva, 1964 (Luan an tién st ngữ văn)

(Công bố lần đầu trong Tạp chí Wgôn ngữ, số 1 - 1981, tr 46-54)

Trang 38

VE MOT HUONG NGHIEN CUU TRAT TU TU TRONG CAU

1 Khi phê phán khuynh hướng miêu tả luận (deseritivism) trong ngôn

ngữ học, N Chomsky có nhận định rằng khuynh hướng này đã tự bằng lòng

với việc mô tả và phân loại các sự kiện ngôn ngữ, trong khi đó sứ mệnh của

ngôn ngữ học lẽ ra phái là giải thích bản chất của các sự kiện đó' Tình hình

nghiên cứu của nhiều địa hạt ngôn ngữ học đi theo khuynh hướng này, trong đó có ngữ pháp học, quả là như vậy, tuy ở những mức độ khác nhau và vì những nguyên nhân khác nhau Riêng trong việc nghiên cứu trật tự từ thì có thể

dẫn thêm ý kiến của một nhà ngôn ngữ học Tiệp Khắc cho rằng: ngôn ngữ học

tuy đã phác ra được một bức tranh nhất định về trật tự từ, nhưng lại chưa trả lời

được một câu hỏi hết sức quan trọng - vì sao bức tranh đó lại chính là như thé,

chứ không phải khác?”

2 Để làm được sứ mệnh giải thích được các sự kiện ngôn ngữ, ngữ

pháp học cần phải có những thay đổi, những điều chỉnh trong một số quan

niệm có tính chất miêu tả luận của mình Nói cụ thể hơn trong lĩnh vực câu,

đó là quan niệm cho rằng có thể nghiên cứu câu tách rời khỏi sự giao tiếp, khỏi hoạt động nói năng Theo cách quan niệm này, nhà ngữ pháp chỉ cần

trực tiếp sưu tầm các câu từ các văn bản (ngữ liệu), như là một sản phẩm đã

có sẵn, rồi mô tả và phân loại chúng, Còn những quá trình đã sản sinh ra

"sản phẩm - câu nói": đó ở người nói, những quá trình cảm thụ có thể có ở

người nghe cũng như những quá trình thủ đắc (acquysition) diễn ra ở trẻ em đối với câu nói đó, nhà ngữ pháp miêu tả không lưu tâm đến Chính sự không lưu tâm này đã ảnh hưởng không ít đến năng lực giải thích của ngữ pháp học miêu tả đối với các sự kiện ngôn ngữ, trong đỏ có hiện tượng trật

tự từ đã nêu trên

'N Chomsky, Explanatory Models in Linguistics, trong tập “Logic Methodology and Philosophy of Science", Standford University Press, 1962; Cartesian Linguistics, New York, 1966

2K Pala, Othnoshenie mezhdu porjadkom slov i actualnym chleniem v cheshkom jazyke, “Prague Studies in Mathematical Linguistics”, 1967, No 2

Trang 39

LY TOAN THANG

3 Trong việc nghiên cứu trật tự từ, sự thực cũng đã có những nhà nghiên

cứu đề cập đến việc giải thích nguyên do vi đâu một câu nói lại có các trật tự,

các thành phần cú pháp như nó đã có V Mathésius trong những công trình

nghiên cứu về trật tự từ tiếng Tiệp đã nói đến những nhân tế chỉ phối việc phân bố các thành phần câu mà ông gọi tên là "những nhân tố trật tự từ" Ông chia ra

hai loại:

a) những nhân tế chủ yếu, là loại nhân tố chỉ phối trực tiếp sự phân bế

trước sau của chủ ngữ và vị ngữ Trong tiếng Tiệp, nhân tố này là sự phân

đoạn thực tại câu;

b) những nhân tổ thứ yếu, là loại nhân tố chỉ ảnh hướng gián tiếp đến

sự phân bố trước sau của chủ ngữ và vị ngữ Trong tiếng Tiệp, đó là những

nhân tổ như: nhân tố ngữ pháp và nhân tố nhịp điệu, nhân tố có thể chêm vào (hay không thể chêm vào) các thành phần câu khác!

Tuy nhiên, số lượng những nhân tô trật tự từ mà V Mathésius đã nêu sẽ có thể tăng lên đáng kê, nếu ta xem xét vấn đề với quan điểm "động",

quan điểm "quá trình": nghĩa là xem xét nó trong sự sản sinh, sự cảm thụ và sự thủ đắc câu Hay nói cách khác, xem xét nó từ góc độ của chuyên ngành ngôn ngữ học - tâm lí Ở đây, riêng trong phạm vi bài này, chủ yếu chúng tôi chỉ sẽ để cập đến các quá trình sản sinh câu

4 Với quan điểm của ngôn ngữ học- tâm lí, câu nói (cũng như trật tự các thành phần của nó) không phái đã được hình thành ngay từ đầu quá

trình sản sinh lời nói Câu chỉ được tạo ra dần dần qua nhiều quá trình, nhiều pha (giai đoạn) khác nhau Trên đại thể, có ba pha sau đây: a) pha

định hướng, mà kết quả của nó là chủ định nói năng (của người nó), b} pha chương trình hoá bên trong câu nói bằng một thứ mã đặc biệt của lời nói bên trong, c) pha hiện thực hoá chương trình này mà kết quả là ta có

được câu nói cụ thé’ G hai pha đầu tiên của quá trình sản sinh, cho đến tận cấp độ cuối cùng (cấp độ bề mặt) của pha thứ hai, nghĩa là khi ta đã

1V, Mathésius, Osnovnaja funktsija porjadka slov v cheskom jazyke, "Prajskij lingvisticheskij kruzhok", Moskva, 1967 Trong cuốn sách "Ngữ pháp tiếng Việt Tiếng - Từ ghép - Đoán ngữ” (Hà Nội, 1975) của mình, Nguyễn Tài Cần cũng chỉ ra nhiều nhân tố chỉ phối sự phân bố của các thành tố chính và phụ tham gia vào đoản ngữ (tr 198- 203)

? Chi tiết về quá trình sản sinh lời nói, xin- xem; A.A.Leontiev, Psikholingvisticheskije edinicy i porajdenije rechvogo vyskazyvanjja, M 1969 Thực ra còn có giai đoạn "kiểm tra" nữa, nhưng vì nó không trực tiếp liên quan đến vấn dé đang trình bảy nên chúng tôi không nhắc đến ở đây

Trang 40

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT

xây dựng được cái chương trình bên trong của câu nói tương lai thì chương trình ấy cũng chưa phải là một sơ đồ tuyến tính (có trật tự trước sau) mà mới chỉ có dạng "cây thành tế" với tư cách như là bước trung chuyển từ đồng tính (simultaneous) sang tuyến tính Chính từ "cây" này

sẽ sản sinh ra câu nói tương lai với một trật tự tuyến tính nhất định của

các thành phần câu

Sang đến pha thứ ba, cũng không phải ngay từ đầu đã diễn ra sự "tuyến

tính hoá" chương trình bên trong câu nói! mà đó là một quá trình được thực

hiện dần dần Lúc đầu chương trình này được phiên địch từ mã lời nói bên

trong sang mã ngôn ngữ (lời nói bên ngoài) chưa phải bằng các từ ngay, mà chỉ là những cái tương đương với từ (chỉ mới được "ghi" một số đặc trưng

ngữ nghĩa cơ bản, chứ chưa được ghi các đặc trưng ngữ pháp) Chỉ đến gần cuối pha này mới thực sự xuất hiện sơ đồ cú pháp (đã tuyến tính) của câu do kết quả của việc ghi cho các thành tố của câu (theo thứ tự bắt đầu từ trái sang

phải) tất cả các đặc trưng ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp cần thiết

Qua sự trình bày rất sơ lược nói trên về các quá trình sản sinh câu nói, rõ ràng là câu nói chỉ có được cấu trúc ngữ pháp của nó với một trật tự từ nhất định thông qua những thao tác phức tạp của nhiều giai đoạn khác nhau trong một hành động nói năng Trong các giai đoạn (các

pha) ấy, ta có thể tìm thấy nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành trật

tự từ của câu nói, trước hết là đến yếu tổ đứng đầu câu Những nhân tố

này mang bản chất rất khác nhau: có những nhân tố trong ngôn ngữ và

những nhân tố ngồi ngơn ngữ; có nhân tố thuần tuý ngôn ngữ học, có

nhân tổ xã hội - ngôn ngữ học, có nhân tố dân tộc - ngôn ngữ học; và một

bộ phận đáng kể là những nhân tế tâm lí học Số lượng những nhân tổ này, trong sự nghiên cứu hiện nay chưa được xác định đầy đủ và nghiêm

ngặt” Ở đây, trong phạm vi bài này, chỉ xin nêu lên làm thí dụ hai nhân

tế đã có chứng minh bằng thực nghiệm tâm ]í - ngôn ngữ học”

! Xin lưu ý là: trật tự tuyến tính của chương trình bên trong câu nói có tính chất phổ quát cho mọi ngôn ngữ (thí dụ, trật tự: chủ ngữ - bỗ ngữ - vị ngũ) và tuỳ từng ngôn ngữ cụ thể mà trật tự này được thế hiện ra lời nói bên ngoài khác nhau (thí dụ:

C-V-B,B-C-V,V-C-Bv.v.)

? Chỉ tiết về những nhân tố này, xin xem chuong III trong tuyén tap: "Osnovy teorij rechevoi dejatelnosti", M.,1974

3 Chi tiết về số những nhân tố đã được thực nghiệm này, xin xem: Lý Toàn Thắng, Phân tích ngôn ngữ học và tấm lị - ngôn ngữ học các nhân tỖ trật tự từ, Luận án phó tiến sĩ ngôn ngữ học (ban tiếng Nga), M., 1980

39

Ngày đăng: 08/11/2022, 23:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w