'PHÂN VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA QUAN LY KINH TE
NGUYEN LY |
QUAN LY KINH TE
Trang 2PHÂN VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA QUAN LY KINH TE
NGUYÊN LÝ _
QUAN LY KINH TE
( Túi bản có sửa chữa, bổ sung )
Trang 3TAP THE TÁC GIA:
TS ĐOÀN PHÚC THANH (chủ biên)
ThS VŨ ĐẮC ĐỘ
Trang 4LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Nền kinh tế quốc dân là một hệ thống động và phức tạp, bao gồm nhiều lĩnh vực, vùng kinh tế, thành phần kinh tế và các đơn
vị kinh tế cơ sở, giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ Khoa hoc quan lý kinh tế là hệ thống các nguyên lý về sự tác động giữa chủ thể và khách thể quản lý trong hoạt động kinh tế Vì vậy, việc nghiên cứu những nguyên lý chung về mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý, đặc biệt là sự tác động từ phía chủ
thể đối với khách thể trong hoạt động kinh tế là rất cần thiết Nguyên lý quản lý kinh tế đã được coi là một môn học trong
chương trình đào tạo cho sinh viên các trưởng đại học
Những nguyên lý nói trên là một thể thống nhất từ mục tiêu
quản lý đến những hành vi, điều kiện quản lý cụ thể và giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau Các nguyên lý quản lý kinh tế sẽ được vận dụng để xây dựng cơ chế, chính sách quản lý kinh tế ở tầm kinh tế quốc dân đến các loại hình doanh nghiệp
Để phục vụ tốt hơn cho việc học tập, nghiên cứu và giảng
dạy môn học Nguyên lý quản lý binh tế của cân bô và học viên Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia cùng với Khoa Quản lý kinh tế xuất bản cuốn sách
Trang 5Cuốn sách gồm 11 chương, đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản và mang tính hệ thống của khoa học quản lý kinh tế
nhằm tổ chức và vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Trong quá trình biên soạn, tập thể tác giả đã cố gắng bảo
dam tính khoa học và hiện đại, đồng thời gắn với quan điểm,
chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới quản lý kinh tế,
kinh nghiệm quản lý của các nước đang phát triển, cũng như
những vấn để kinh tế - xã hội do thực tiễn đặt ra
Với lần tái bản này, các tác giả có sửa chữa và bổ sung một số nội dung theo tình thần Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX và các nghị quyết Hội nghị lần thứ ba và năm Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khoa IX
Mặc dù các tác giả đã rất cố gắng, song khó tránh khỏi những khiếm khuyết Chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng
góp của bạn đọc để tiếp tục sửa chữa và hoàn thiện trong lần tái
bản sau
Tháng 12 năm 2003
Trang 6Chương Ï
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ
I QUAN LY KINH TE VA VAI TRO CUA QUAN LY KINH TE TRONG DOI SONG XA HOI
1 Khai niém "quan ly kinh té"
Có nhiều cách tiếp cận khái niệm "quản lý"
Thông thường quản lý đồng nhất với các hoạt động
tổ chức chỉ huy, điều khiển, động viên, kiểm tra
Theo lý thuyết điều khiển học, quản lý là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý đến một hệ
thống nào đó nhằm biến đổi nó từ trạng thái này
sang trạng thái khác theo nguyên lý phá vỡ hệ
thống để tạo lập hệ thống mới và điều khiển hệ thống
Dựa vào lý thuyết nói trên, có thể hiểu quản lý
Trang 7
đã để ra Như vậy, khái niệm "quản lý kinh tế" bao
hàm những khía cạnh sau đây:
- Quản lý kinh tế là sự tác động giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý Chủ thể quản lý là những tổ chức và cá nhân những nhà quản lý cấp
trên Đối tượng quản lý - hay còn gọi là khách thể quản lý - là các tổ chức và cá nhân những nhà quản lý cấp dưới, cũng như các tập thể và cá nhân ngudi
lao động Sự tác động của chủ thể quan lý lên đối
tượng quản lý được thực hiện thông qua các hoạt động tổ chức, điều khiển, phối hợp, động viên, kiểm tra,
- Chủ thể quản lý và đối tượng quản lý cấu thành
hệ thống quản lý Nền kinh tế quốc dân nói chung cũng như các đơn vị kinh tế cơ sở nói riêng đều được
xem như một hệ thống quản lý gồm hai phân hệ: chủ thể quản lý và đối tượng quản lý Mỗi phân hệ cũng có thể là một hệ thống phức tạp
- Quản lý kinh tế là quá trình lựa chọn và thiết lập hệ thống chức năng, nguyên tắc, phương pháp, cơ chế, công cụ, cơ cấu tổ chức quản lý kinh tế, đồng thời xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế và bảo đảm hệ thống thông tin cho các quyết định quản lý kinh
tế
- Mục tiêu của quản lý kinh tế là huy động tối đa
Trang 82 Lịch sử tư tưởng quản lý kinh tế
Quản lý nói chung và quản lý kinh tế nói riêng là loại hoạt động tất yếu khi có nhiều người làm việc với
nhau để thực hiện một công việc chung hoặc nhằm một mục tiêu chung Nhu cầu và trình độ quản lý
ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển của khoa học - công nghệ và sự phân công lao động trên phạm
vi quốc gia và quốc tế Có thể khái quát tư tưởng quản lý kinh tế qua các thời kỳ sau đây:
a) Thoi kỳ cổ đại
Tư tưởng quản lý và quản lý kinh tế sơ khai được bắt đầu từ các nhà triết học cổ Hy Lạp và cổ Trung
Hoa Trong những năm 652 - 605 trước Công nguyên, các nhà triết học cổ Hy Lạp đã cho ra đời Bộ luật về
sản xuất và áp dụng chế độ lương khoán
Thời Trung Hoa cổ đại đã coi kế hoạch, tổ chức,
tác động, kiểm tra là các chức năng quản lý Đồng
thời, các nhà hiển triết thời kỳ này đã có những đóng góp quan trọng về tư tưởng quản lý nhà nước, vạch ra
logic cua quá trình quản lý xã hội là "tu thân, tế gia,
trị quốc, bình thiên hạ" Khổng Tử (551 - 478 trước
Công nguyên) là người đưa ra luận thuyết về quản lý
Trang 9Mạnh Tử (372 - 289 trước Công nguyên) là người kế tục nổi tiếng của Khổng Tử Ông nhấn mạnh vai trò làm chủ của nhân dân và trách nhiệm phục vụ
nhân dân của người lãnh đạo Ông cho rằng, chính sách kinh tế của nhà nước phải hướng vào làm giàu
cho dân, dân giàu thì nước mạnh; bản chất con người
là thiện, vì thế phải chăm lo cải thiện đời sống nhân
dân
Các tư tưởng về pháp trị của Tuân Tử (313 - 238 trước Công nguyên) hay kết hợp cả đức trị lẫn pháp
trị của Hàn Phi Tử (280 - 233 trước Công nguyên)
đều là những quan điểm quan trọng về quản lý vĩ mô
và có ảnh hưởng rất lớn tới tư tưởng và phong cách quản lý kinh tế phương Đông
Ở Việt Nam, thời các triều đại phong kiến cũng đã xuất hiện nhiều tư tưởng quản lý mà chủ yếu là quản
lý hành chính Riêng về lĩnh vực quản lý kinh tế, theo các tài liệu lịch sử, vào thế kỷ X, chính quyền
nhà Lý đã thực hiện việc phong cấp ruộng đất cho
nông dân Phần lớn ruộng đất được phong cấp vẫn thuộc quyền sở hữu của nhà nước phong kiến và phải chịu sự kiểm soát của triều đình
Năm 1397, Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn điền và hạn nô Chế độ quân điền năm 1427 và chế
Trang 10thực hiện các chức năng quan lý hành chính, nhà
nước phong kiến đã can thiệp vào kinh tế, đặc biệt là
khâu phân phối ruộng đất - loại tư liệu sản xuất quan trọng nhất của lĩnh vực nông nghiệp
b) Thời ky ra doi va phat triển của chủ nghĩa tư
bản
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất cuối
thế kỷ XVIII được bắt đầu bằng sự ra đời của máy hơi nước do J.Watt phát minh đã đánh dấu một gia1 đoạn
mới về sử dụng năng lượng Cùng với sự phát triển
của sản xuất công nghiệp, thương nghiệp, giao thông
vận tải, nhu cầu về quản lý kinh tế không ngừng
tăng lên và từng bước tách khỏi triết học, trở thành một khoa học độc lập Khoa học quản lý kinh tế ngày
càng được phát triển và hoàn thiện do sự đóng góp
của các lý thuyết sau đây:
Thứ nhất: Lý thuyết quản lý theo khoa học
Đại biểu cho thuyết quản lý theo khoa học là
Fredrick Winslow Taylor (1856 - 1915) Ong da
nghiên cứu các hoạt động trong phạm vi xí nghiệp
nhằm tạo ra một cơ cấu tổ chức hợp lý, một chế độ
điều khiển khoa học để mang lại hiệu quả cao trong
sản xuất công nghiệp Taylor cho rằng, đối với môi
loại công việc dù nhỏ nhặt nhất đều có một khoa học
để thực hiện nó, vì thế đã định nghĩa "Quản lý là biết
Trang 11
đó hiểu được rằng họ đã hồn thành cơng việc một
cách tốt nhất và rẻ nhất"
Nối tiếp tư tưởng của Taylor, Henry Lawrence
Grant (1861 - 1919) khẳng định: con người có ý nghĩa
quan trọng nhất trong sản xuất và phương pháp
quản lý theo khoa học cần tập trung vào người thợ
Còn Frank Bunker Gilbreth (1868 - 1924) đã nghiên cứu phương pháp và công cụ để tiết kiệm thời g1an và
sức lao động của con người
Thứ hai: Lý thuyết quản lý hành chính
Người để xướng thuyết quản lý hành chính là
Henry Fayol (1841 - 1925) Ông cho rằng, quản lý là thực hiện các chức năng dự báo và lập kế hoạch, tổ
chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra Theo Fayol, vấn đề quyết định của quản lý là tìm được những
người cần thiết và đặt mỗi người vào vị trí mà họ có thể phục vụ tốt nhất Ông cũng là người đi trước thời đại khi khẳng định quản lý là một nghề đặc biệt, nhà quan lý thuộc về "hàng ngũ tỉnh hoa trí thức của đất nước" và cần được đào tạo
Hạn chế chủ yếu của Fayol là chưa quan tâm đầy
đủ các yếu tố tâm lý và môi trường xã hội của người lao động; chưa xác định mối quan hệ giữa xí nghiệp và
khách hàng, giữa xí nghiệp với các đối thủ cạnh tranh
và những ràng buộc của nhà nước đối với xí nghiệp
Trang 12Lý thuyết này nghiên cứu yếu tố tâm lý cá nhân
và tập thể cũng như bầu không khí trong xí nghiệp Theo Mary Parker Follet (1868 - 1933), trong quản lý
cần chú trọng tới người lao động với toàn bộ đời sống của họ bao gồm cả yếu tố kinh tế, tình thần và tình
cam Trong quan hệ quản lý, bà đề cao sự hợp tác, thống nhất giữa người lao động và người quản lý nhằm phát triển các quan hệ con người tốt đẹp như là
một nguồn lực để tăng năng suất và hiệu quả lao động
Cũng như Follet, Elton Mayo (1880 - 1949) đã có
nhiều đóng góp cho khoa học quan lý kinh tế khi đưa
ra một phương pháp quản lý hiệu quả hơn phương pháp duy trì ký luật và giám sát chặt chẽ, đó là tạo lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong một nhóm cũng như giữa người quản lý và người lao động
Hạn chế của E.Mayo là tách biệt xí nghiệp với
môi trưởng xã hội trong việc nghiên cứu, hơn nữa
muc đích của các nghiên cứu chỉ phục vụ cho lợi ích của Ban quản trị
Thứ tư: Lý thuyết tổ chức trong quản lý
Người sáng lập ra lý thuyết tổ chức là Max Weber
(1864 - 1920) Ông cho rằng, để quản lý các doanh nghiệp lớn phải phân công lao động rõ ràng; phải sắp
xếp hợp lý vị trí của từng người trong tổ chức vào
Trang 13và thủ tục quản lý chặt chẽ; lựa chọn người một cách nghiêm ngặt, cùng với chế độ lương, thưởng, đề bạt thoa đáng
Thứ năm: Lý thuyết hành vì trong quản lý
Lý thuyết hành vi về thực chất là khai thác các yếu tố tâm lý con người và vận dụng chúng vào trong quản lý Với thuyết Y”, Douglas Mc.Gregor dua ra
quan niệm nhân bản và lạc quan về hành vi của
người lao động, từ đó chủ trương sử dụng biện pháp quản lý thông qua tự giác và tự chủ thay cho quản lý
bằng kỷ luật và kiểm tra
Thứ sáu: Lý thuyết về quản lý kinh tế hiện đại Kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay
trước sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học - công
nghệ, nhất là công nghệ thông tin và sự ra đời của môn điều khiển học, khoa học quản lý kinh tế ngày
càng có cơ sở lý thuyết vững chắc và nền tảng kỹ
thuật hiện đại Từ đây, các tư tưởng quản lý kinh tế hiện đại đã ra đời nhờ vào sự nghiên cứu của các nhà
khoa hoc nhu Thomas J.Peters, Robert H.Waterman
cùng với sự tổng kết kinh nghiệm của nhiều nhà doanh nghiệp lớn trên thế giới, đặc biệt là ở Nhật
bản Các lý thuyết quản lý kinh tế hiện đại mang
những đặc trưng sau đây: |
- Chú trọng nhân tố văn hoá trong quan ly, bao
Trang 14gồm truyền thống văn hoá của các quốc gia, khơi dậy lòng tự hào dân tộc và đối với từng doanh nghiệp
- Tôn trọng tính chủ động sáng tạo của người lao
động thông qua các hoạt động kích thích, động viên, hướng dẫn - Sư dụng các phương tiện hiện đại phục vụ cho các hoạt động quản lý - Các quyết định quản lý thường có tính tổng hợp và thích nghị Đó là sự kết hợp đồng thời các phương
pháp quản lý và sự biến đổi linh hoạt các phương
pháp thích ứng với từng điều kiện kinh tế cụ thể
- Đề cao tinh than tap thể, sự liên kết cộng đồng
trong quá trình sản xuất kinh doanh và phân phối sản phẩm
Ngoài các lý thuyết quản lý - mà chủ yếu là quản lý doanh nghiệp như đã nêu trên đây, tư tưởng quan
lý kinh tế còn được thể hiện sinh động ở các trường
phái kinh tế học cổ điển, trường phái kinh tế học của jJ.M.Keynes và trường phái kinh tế hỗn hợp
Với lý thuyết "bàn tay vô hình", Adam Smith (1723 - 1790) chủ trương nhà nước không can thiệp
vào nền kinh tế vì cho rằng cơ chế thị trường sẽ tự
điều tiết và điều chỉnh các hoạt động của nền kinh tế
đó Ngược lại, John Maynard Keynes (1883 - 1946)
kêu gọi nhà nước phải can thiệp vào nền kinh tế cả ở
tầm vĩ mô lẫn vi mô thông qua các chính sách và
Trang 15Samuelson lại đề xướng chủ trương kết hợp bàn tay vô hình - tức cơ chế thị trường với bàn tay hữu hình - tức sự quản lý của nhà nước
c) Thời hỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Trên cơ sở phân tích những mâu thuẫn cơ bản của
chủ nghĩa tư bản, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định sự thay thế tất yếu chủ
nghĩa tư bản bằng một chế độ xã hội mới, xã hội cộng
san chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội
Đồng thời, C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin cũng đã đưa ra những tư tưởng quản lý kinh tế quan trọng
Những tư tưởng đó ngày càng được vận dụng một cách
sáng tạo để phát triển nền kinh tế theo con đường xã hội chủ nghĩa ở một số nước trên thế giới Có thể khái quát những tư tưởng quản lý kinh tế cơ bản trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội như sau:
Thứ nhất: Tư tưởng của Các Mác về quản lý:
Trong b6 Tu ban, Cac Mác đã phân tích sự chỉ
huy của nhà tư bản là cần thiết và là điều kiện của
sản xuất có hợp tác với quy mô tương đối lớn Ông cho
rằng, tất cả mọi loại lao động trực tiếp hay lao động
chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn thì ít
nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà
những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ quá
Trang 16điều khiển lấy mình, con một dàn nhạc thì phải có
nhạc trưởng C.Mác cũng đã phân tích quá trình phân công lao động trong quản lý dưới chế độ tư bản chủ nghĩa như sau: lúc đầu nhà tư bản trực tiếp giám sát, điều hành sản xuất, khi tư bản đạt đến một đại
lượng nhất định thì nó bàn giao công việc quản lý cho
những người quản lý chuyên nghiệp, nhân danh nhà tư bản để chỉ huy quá trình lao động Như vậy, lao động quản lý đã trở thành một nghề chuyên môn và là lao động làm thuê cho nhà tư bản !
Thứ hai: Tư tưởng của Ph.Ăngghen về quản lý Là người cộng sự đắc lực của C.Mác, Ph.Ăngghen
(1820 - 1895) đã có công lớn trong việc nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế để đóng góp vào kho tàng tư
tưởng quản lý, bao gồm quản lý một chu kỳ sản xuất
và tài chính cũng như vai trò quản lý của nhà nước Ông đã phân tích và khẳng định tính tất yếu
khách quan của quyển uy và sự phục tùng, đặc biệt trong quá trình tiến hành sản xuất và lưu thông
sản phẩm ”
Thứ ba: Tư tưởng của V.I.Lénin vé quan lý
Ngoài sự cống hiến vĩ đại là nghiên cứu và vận
1 Xem: C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, t.25, ph.II, tr.587-591
Trang 17dụng sáng tạo học thuyết mácxít vào điều kiện lịch sử mới, V.ILênin (1870 - 1924) còn là một nhà lý luận và nhà tổ chức thực tiễn về quản lý kinh tế và
quản lý xã hội Sau Cách mạng Tháng Mười Nga
(1917), Lênin xác định tổ chức quản lý là nhiệm vụ chủ yếu và trung tâm của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động, trong đó nhiệm vụ quản lý nhà nước
trước hết và trên hết được quy lại thành nhiệm vụ thuần tuý kinh tế ! Người đã phân tích tính chất khó khăn và phức tạp của quản lý trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội nhưng đồng thời khẳng định đó
là nhiệm vụ cao cả nhất, lý thú nhất, bởi vì quản lý là
điều kiện để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội;
cho nên phải học tập cách quản lý, kể cả học tập những nhà tổ chức lớn nhất của chủ nghĩa tư bản
Năm 1991, Lênin chuyển từ chủ nghĩa cộng sản thời
chiến sang chính sách kinh tế mới (NEP), đánh dấu một bước ngoặt trong tư duy kinh tế, trước hết là tư duy quản lý nền kinh tế trong điều kiện kinh tế - xã
hội của nước Nga lúc đó
Thứ tư: Tư tưởng quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Vào nửa đầu thế kỷ XX, khi hệ thống các nước xã
hội chủ nghĩa ra đời, mô hình quản lý nền kinh tế
1 Xem: V.I.Lênin: Toàờn tập, Nxb Tiến bộ, Matxcova, 1977,
Trang 18theo cơ chế tập trung được thiết lập Theo mô hình
đó, nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế từ một trung tâm thông qua hàng loạt các chỉ tiêu pháp lệnh
được giao mang tính áp đặt Các đơn vị kinh tế cơ sé
không được quyền chủ động sản xuất kinh doanh
Kết quả là nền kinh tế ngày càng lâm vào tình trạng
trì trệ và kém hiệu qua, nhất là vào thập kỷ 80 của
thế kỷ XX, Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, buộc
các nước này phải chuyển sang con đường kinh tế thị trưởng tư bản chủ nghĩa
Trước tình hình và sự thách thức mới, các nước xã
hội chủ nghĩa còn lại một mặt vẫn kiên định con đường
mà mình đã chọn, mặt khác tiếp thu có chọn lọc những
thành tựu về khoa học quản lý kinh tế mà nhân loại đã
sáng tạo Tư tưởng quản lý nền kinh tế hàng hoá theo
cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa (hay nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa) mà Việt Nam và Trung
Quốc đang vận dụng là phù hợp với xu thế chung của thời đại và sự đòi hỏi của thực tiễn đất nước Vấn đề là ở chỗ, phải lựa chọn và quyết định những bước đi khoa học nhằm kết hợp tăng trưởng kinh tế và công bằng xã
hội theo mục tiêu đã được xác định
3 Mục tiêu và động lực trong quản lý kinh tế
œ) Mục tiêu của quản lý binh tế
Trang 19xã hội do chủ thể quản lý xác định nhằm hướng đối
tượng quản lý phải đạt tới sau một thời gian nhất
định
Như vậy, mục tiêu quản lý kinh tế là cái đích cần phải phấn đấu để đạt tới Mục tiêu đó được đề ra do
chủ thể quản lý kinh tế nhận thức và vận dụng các quy luật vào điều kiện cụ thể của đất nước, bao gồm
điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội Cũng
như mục tiêu quản lý nói chung, mục tiêu quản lý
kinh tế có nhiều loại, nhiều cấp và với những khoảng
thời gian khác nhau Cụ thể là có mục tiêu tổng thể
nền kinh tế quốc dân, các ngành, các địa phương và
mục tiêu của doanh nghiệp; có mục tiêu định tính,
mục tiêu định lượng; mục tiêu trước mắt, mục tiêu lâu đài
Tuy có nhiều loại mục tiêu quản lý kinh tế khác
nhau nhưng có thể khái quát thành hai loại cơ bản
như sau:
Thứ nhất: Mục tiêu kinh tế - kỹ thuật
Đây là mục tiêu trực tiếp và cơ bản nhất của quản
lý kinh tế Các quyết định quản lý phải nhằm vào
việc khai thác tiềm năng về lao động, tiền vốn, công
nghệ và tài nguyên thiên nhiên để tạo ra khối lượng
sản phẩm hàng hoá cho xã hội với chất lượng cao, giá
thành hạ, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng
Các phương pháp quản lý được vận dụng tổng hợp và
Trang 20nhân và tập thể người lao động, tăng năng suất lao động và đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh,
đồng thời kết hợp hài hoà các lợi ích kinh tế
Bằng các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của mình, nhà nước thực hiện mục tiêu ổn định và phát triển
thị trường; thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá; mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài, tạo tiền đề để
tăng trưởng và phát triển kinh tế nhằm nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho nhân dân theo tình thần Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là "Đảng cần
phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn
hố nhằm khơng ngừng nâng cao đời sống của nhân
dân"' Cũng thông qua hệ thống, cơ chế, chính sách
kinh tế, nhà nước khuyến khích các chủ thể kinh
doanh thuộc nhiều thành phần kinh tế ứng dụng những thành tựu mới, hiện đại về kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất; phát huy lợi thế so sánh của đất
nước để thực hiện mục tiêu "đi tắt", "đón đầu" về phát
triển kinh tế
Thứ hai: Mục tiêu chính trị - xã hội
Mục tiêu của quản lý kinh tế là tạo tiền đề vật
chất cho sự ổn định và củng cố hệ thống chính trị, mà
trước hết là củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng cầm
Trang 21quyền Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hơn nữa lại là một nền
kinh tế đang trong quá trình mở rộng các quan hệ
hợp tác quốc tế, vấn đề giữ vững an ninh chính trị và
toàn vẹn lãnh thổ được đặt ra như một nhu cầu bức
thiết Cơ chế, chính sách nói riêng và các quyết định quản lý kinh tế nói chung phải góp phần tích cực vào việc thoả mãn nhu cầu đó
Về mặt xã hội, mục tiêu của quản lý kinh tế là
phát triển con người một cách toàn diện về trí tuệ và thể lực thông qua các chính sách tạo việc làm, bảo
đảm công bằng xã hội, phát triển giáo dục, y tế, cải
thiện điều kiện làm việc, nghỉ ngơi, giải trí cho người
lao động Ngoài ra, mục tiêu xã hội của quản lý kinh
tế còn bao gồm sự hình thành văn hoá kinh tế cho
người lao động và khai thác hợp lý tài nguyên thiên
nhiên nhằm bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái
Các mục tiêu kinh tế - kỹ thuật, chính trị - xã hội là một thể thống nhất, cùng với hệ thống các quy luật và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, chúng hình thành nên các nguyên tắc, chi phối mọi hoạt động quản lý kinh tế của đất nước
b) Động lực của quỏn lý binh tế
Động lực của quản lý kinh tế là những kích thích của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý nhằm làm cho đối tượng quản lý nhanh chóng đạt tới mục tiêu
Trang 22quản lý kinh tế được phân làm nhiều loại căn cứ vào
cách tiếp cận khác nhau Dưới đây sẽ đề cập đến hai
loại động lực chính
Thứ nhất: Động lực kinh tế
Lợi ích vật chất là động lực trực tiếp của quan lý kinh tế bởi vì nó kích thích các tập thể và người lao động hăng hái sản xuất kinh doanh với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao Bởi vậy, phải quan tâm
đến lợi ích người lao động, đồng thời kết hợp hài hoà
các lợi ích, coi đó là một trong những nguyên tắc
quan trọng của quản lý kinh tế Thông qua các chính
sách và chế độ về lương, thưởng, thuế khoá, lãi suất và đảm bảo các điều kiện sinh hoạt như nhà ở, học
hành, đi lại sẽ thu hút các nguồn lực về vốn và lao động trong các bộ phận dân cư để đầu tư cho sản xuất
kinh doanh
Ngoài ra, lợi ích kinh tế còn được thực hiện thông
qua các chính sách tạo điều kiện cho công nhân được
mua cổ phiếu để hưởng cổ tức trong công ty cổ phần;
người nông dân được giao quyền sử dụng ruộng đất;
toàn dân được hưởng thụ các phúc lợi tập thể và phúc lợi xã hội
Thứ hai: Động lực tinh than
Các quyết định quản lý kinh tế ngoài việc khuyến khích lợi ích bằng vật chất còn khơi dậy lòng nhiệt
tình, sự hăng hái và tự giác tham gia các hoạt động
Trang 23thống văn hoá của đất nước cũng như của doanh
nghiệp mà người lao động đang sống và làm việc
Cấu thành động lực tỉnh thần còn bao gồm sự ghi
nhận của tập thể, của xã hội cũng như nhà quản lý đối với công lao và thành tích mà người lao động đã đạt được Và tất nhiên, họ phải được khen thưởng,
được cất nhắc đề bạt vào những chức vụ quản lý tương xứng Ngoài ra, việc thực hiện một cách công
bằng và bình đẳng trong phân phối các thành quả do xã hội tạo ra; sự gương mẫu, liêm khiết và công minh
của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp; tính đồng bộ và
nghiêm minh của pháp luật cũng như việc duy trì chế
độ lao động chặt chẽ và nề nếp trong nội bộ doanh nghiệp cũng là những động lực tỉnh thần mạnh mẽ
trong quản lý kinh tế
Từ sự phân tích trên đây, có thể thấy, giữa mục tiêu
và động lực có mối quan hệ rất chặt chẽ, không thể tách
rời nhau Có mục tiêu đúng, tự nó sẽ biến thành động
lực; ngược lại, mục tiêu sai hoặc không phù hợp sẽ triệt tiêu động lực Nếu tạo ra được động lực mạnh mẽ sẽ
nhanh chóng đạt tối mục tiêu Vì thế, trong hoạt động quản lý kinh tế, chủ thể quản lý có thể kiểm định các
quyết định quản lý của mình thông qua việc xem xét
mối quan hệ giữa mục tiêu và động lực
4 Vai trò của quản lý kinh tế trong đời sống xã hội
Trang 24phát triển khoa học - công nghệ, sự xã hội hoá lực
lượng sản xuất và xu thế phân công hợp tác trên phạm vi quốc gia và quốc tế Nhiều nhà khoa học đã khẳng định: "Việc quản lý là thiết yếu trong mọi sự hợp tác có tổ chức, cũng như ở mọi cấp độ của tổ chức
trong một cơ sở" Tính tất yếu khách quan của quản
lý kinh tế được thể hiện ở vai trò to lớn của nó trong
đời sống xã hội
Thứ nhất: Quản lý kinh tế là một nguồn lực quan
trọng để tăng trưởng kinh tế
Tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn và khoa
học - công nghệ được coi là nguồn lực để tăng trưởng
kinh tế Song, trên thực tế, nhiều quốc gia giàu về tài
nguyên, phong phú về lao động nhưng lại chậm
tăng trưởng Ngược lại, không ít quốc gia mặc dù hạn
chế về tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn liếng
nhưng nhanh chóng trở nên giàu có nhờ vào sự nỗ lực
của quản lý Nếu như ở thế kỷ XIX người ta so sánh
sự giàu có, văn minh giữa các quốc gia bằng các chỉ
tiêu số lượng về gang thép, dầu mỏ, than đá, ngũ cốc, lao động, vốn liếng thì ngày nay được thay bằng hàm lượng giá trị, hàm lượng trí tuệ của sản phẩm và các chỉ tiêu nhân văn
Thứ hơi: Quan lý kinh tế thực hiện chức năng định hướng và điều tiết nền kinh tế
Trang 25hiện thông qua việc xác định mục tiêu, hình thành
các nguyên tắc để chi phối các hoạt động quản lý và quá trình lao động sản xuất kinh doanh Mặt khác,
việc thực hiện các chức năng kế hoạch hoá, tổ chức,
điều khiển, động viên, kiểm tra trong quản lý kinh tế thực chất là nhằm định hướng đối tượng quan lý
hành động theo nguyên tắc và đạt tới mục tiêu đã xác định
Trong xu thế mở rộng các quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế với tính chất đa dạng hoá, đa phương hoá, quản lý nhà nước về kinh tế có vai trò quyết định
trong việc hướng dẫn và tạo điều kiện cho các chủ thể kinh tế từng bước tham gia vào thị trường khu vực và
quốc tế
Thứ ba: Quản lý kinh tế tạo điều kiện để phát
triển năng lực cá nhân và tỉnh thần tập thể trong lao
động sản xuất
Quản lý kinh tế được thực hiện thông qua những
hình thức, phương pháp, công cụ mà chủ thể quản lý tác động đến tập thể và cá nhân người lao động
Bằng sự tác động ấy sẽ khơi dậy và phát huy lòng
nhiệt tình và ý thức tự giác của từng người trong lao
động Phương thức tác động càng phù hợp, nghĩa là
lợi ích của người lao động - bao gồm lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần - càng được thoả mãn thì tính tích
Trang 26huy Cũng thông qua lao động sáng tạo, con người
được hoàn thiện về thể lực, nhân cách, đặc biệt là rèn luyện kỹ luật lao động, nhất là trong điều kiện kinh
tế thị trường với một nền công nghiệp tiên tiến, hiện
đại
Hiệu quả của các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng không chỉ
phụ thuộc vào năng lực và sự sáng tạo của các cá nhân, mà còn tuỳ thuộc vào sức mạnh tập thể Vì thế,
nhà quản lý bắt buộc phải thiết lập một môi trường
thuận lợi để nhiều người cùng hợp tác, phối hợp hoạt
động nhằm tạo ra "tính trội" theo lý thuyết hệ thống Như thế nghĩa là người lao động sẽ được học tập, rèn
luyện tính tập thể, ý thức cộng đồng nhất là trong lao
động sản xuất kinh doanh
Ngoài ra, quản lý kinh tế còn góp phần tích cực
vào việc thực hiện đường lối phát triển kinh tế của
Đảng; đưa pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống; thực hiện quyền sở hữu xã hội chủ nghĩa một cách
hiện thực và mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã
hội
II DAC DIEM CUA QUAN LY KINH TE VA
KHOA HOC QUAN LY KINH TE
Nghiên cứu đặc điểm của quản lý kinh tế là dé hiểu rõ hơn bản chất của các hoạt động quản lý kinh
Trang 27động khác trong đời sống xã hội Cũng tương tự như
vậy đối với mục đích nghiên cứu đặc điểm của khoa học quản lý kinh tế
1 Đặc điểm của quản lý kinh tế
Thứ nhất: Quản lý kinh tế vừa là khoa học vừa là
nghệ thuật
Tính khoa học của quản lý kinh tế thể hiện ở chỗ:
có thể rút ra những khái niệm, phạm trù, tính quy
luật và quy luật về sự hình thành và phát triển của các quan hệ quản lý kinh tế Từ các khái niệm, phạm
trù, tính quy luật và quy luật đó, nhà quản lý vận
dụng vào điều kiện cụ thể của đất nước, từng địa
phương, ngành kinh tế và các đơn vị kinh tế cơ sở để đưa ra các quyết định quản lý phù hợp với thực tế
Mặt khác, hệ thống các mục tiêu, nguyên tắc, phương
pháp về quản lý kinh tế được hình thành trên cơ sở
nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan,
đường lối kinh tế của Đảng và pháp luật của Nhà
nước, các trào lưu phát triển kinh tế của thời đại và
thực tiễn kinh tế - xã hội của đất nước Từ hệ thống
mục tiêu, nguyên tắc cấu thành khoa học quản lý
kinh tế nói trên sẽ giúp cho nhà quản lý kinh tế các
cấp đề ra những giải pháp để tăng trưởng kinh tế và
két hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
Trang 28quan lý, phải xử lý những công việc, tình huống mà kiến thức và sách vở không chỉ ra, nghĩa là phải có
nghệ thuật quản lý Như vậy, tính nghệ thuật của
quản lý kinh tế được quyết định bởi những đặc thù của nó so với các hoạt động khác
Tính nghệ thuật trong quản lý kinh tế thể hiện ở cách thức giải quyết mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý các cấp cũng như phương pháp "đối nhân xử
thế" trong phạm vi doanh nghiệp Ngoài ra, nền kinh
tế thị trường đòi hỏi nhà quản lý phải xử lý thường
xuyên những thông tin về thị trường để kịp thời đưa
ra các quyết định quản lý có cơ sở khoa học Điều đó
cần đến một tác phong năng động, linh hoạt và quyết
đoán của nhà quản lý Cũng trong nền kinh tế ấy, quy luật cạnh tranh đòi hỏi các chủ thể kinh doanh dám chấp nhận rủi ro, dám mạo hiểm để khai phá
những lĩnh vực mới thu lợi nhuận cao Những tác
phong và đức tính nói trên thuộc về năng khiếu, sở trường và tài nghệ của từng nhà quản lý
Thứ hai: Quản lý kinh tế là hoạt động dựa vào quyền uy của chủ thể quản lý
Để có thể thực hiện được các chức năng tổ chức,
điều khiển, động viên , các tổ chức và cá nhân người
quản lý phải có quyền lực nhất định Quyền lực của chủ thể quản lý bao gồm:
Trang 29- Quyền lực về trí tuệ
- Quyền lực về đạo đức
Một cơ quan quản lý mạnh, một nhà quản lý giỏi
phải hội đủ cả 4 yếu tố quyền lực nêu trên
Thứ ba: Quản lý kinh tế là hoạt động chủ quan của chủ thể quản lý
Các quyết định quản lý kinh tế bao giờ cũng được:
xây dựng và ban hành bởi những tập thể và cá nhân
những người quản lý cụ thể Trong khi đó, khả năng
của con người luôn có hạn ở những mức độ nhất định,
vì thế, hiệu quả của các quyết định quản lý tuỳ thuộc
vào năng lực nhận thức và vận dụng các quy luật
khách quan vào điều kiện kinh tế - xã hội của chủ thể
quản lý Từ đây đặt ra yêu cầu phải lựa chọn những
người có đủ phẩm chất và năng lực tham gia quản lý
kinh tế ở tầm vĩ mô và tầm vi mô
Thứ tư: Quản lý kinh tế có tính chất hai mặt: tổ
chức - kỹ thuật và kinh tế - xã hội
Mặt tổ chức - kỹ thuật phản ánh những cách
thức, phương pháp, nghệ thuật quản lý kinh tế và
được quy định bởi trình độ của lực lượng sản xuất
Nói cách khác, mặt tổ chức - kỹ thuật thể hiện tính
nghề nghiệp của quản lý kinh tế Lực lượng sản xuất
càng phát triển thì sự phân cơng chun mơn hố
càng cao, đòi hỏi các phương pháp quản lý kinh tế
phải chặt chẽ và cơ sở kỹ thuật đảm bảo cho các hoạt
Trang 30Mặt kinh tế - xã hội phản ánh mục đích của các
hoạt động quản lý kinh tế và do quan hệ sản xuất mà
cốt lõi là quan hệ về sở hữu quy định Trong các
phương thức sản xuất, quyền quản lý kinh tế thuộc
về người chủ sở hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu
Điều này nói lên tính chất gia1 cấp của các hoạt động
quản lý kinh tế
2 Đặc điểm của khoa học quản lý kinh tế
Cũng như các bộ môn khoa học khác, khoa học
quản lý kinh tế chứa đựng nhiều đặc điểm Dưới đây
sẽ khái quát một số đặc điểm chủ yếu
Thứ nhất: Khoa học quản lý kinh tế là một khoa
học ứng dụng
Các môn khoa học cơ bản giúp cho con người nhận thức và giải thích quy luật vận động của sự vật hiện tượng Khoa học kinh tế nói chung có nhiệm vụ phát
hiện các quy luật khách quan và vận dụng chúng để
phát triển kinh tế Còn khoa học quản lý kinh tế
không chỉ dừng lại ở việc nhận thức và vận dụng hệ
thống các quy luật, mà quan trọng hơn là tìm ra các cách thức quản lý sao cho có thể phát triển kinh tế
nhanh và hiệu quả nhất Trong quản lý kinh tế, phương pháp tác động của chủ thể quản lý phải phù
hợp với đối tượng quản lý Yêu cầu về sự phù hợp đó
Trang 31chủ thể quản lý vào đối tượng quản lý, khoa học quản l lý kinh tế còn chỉ rõ cách thức vận dụng các nguyên
lý đó vào từng đối tượng cụ thể và thời gian cụ thể Nói cách khác, các chức năng, nguyên tắc, phương
pháp, cơ chế, công cụ quản lý kinh tế sẽ được vận
dụng với nội dung và hình thức khác nhau đối với đối tượng quan lý trong phạm vi doanh nghiệp, ngành, vùng kinh tế hay trên tổng thể nền kinh tế quốc dân trong từng thời kỳ nhất định Các nguyên lý tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý trong hoạt động kinh tế còn được bổ sung bởi những kinh
nghiệm và nghệ thuật quản lý tiên tiến của lịch sử
nhân loại Hơn nữa, chính khía cạnh nghệ thuật của
quản lý kinh tế cũng thể hiện tính ứng dụng của môn
khoa học này
Thứ hơi: Quản lý kinh tế là một khoa học mang
tính hiên ngành
Khoa học quản lý kinh tế nghiên cứu các mối
quan hệ về quản lý trong quá trình tiến hành các
hoạt động kinh tế Vì thế phải sử dụng kiến thức của các môn khoa học về kinh tế - xã hội và về tổ chức
điều khiển con người
Trước hết, kinh tế chính trị học có liên quan trực tiếp đến khoa học quản lý kinh tế Nó giúp chủ thể
quản lý nhận thức và vận dụng các quy luật kinh tế
để hình thành cơ chế, chính sách phát triển kinh tế
Trang 32việc phát hiện và giải quyết mâu thuẫn của các quan
hệ quản lý
Tiếp đến, khoa học về tổ chức - bao gồm điều
khiển học, vận trù học, lý thuyết hệ thống, lý thuyết thông tin - cung cấp những kiến thức về tổ chức, điều
khiển, hạch toán, kiểm tra các quá trình kinh tế
Ngoài ra, các bộ môn tâm lý học, xã hội học, luật
học, khoa học về sư phạm là cơ sở để xác định phương pháp và công cụ quản lý kinh tế
Thứ ba: Khoa học quản lý kinh tế là một trong những khoa học có tốc độ phát triển nhanh
Cách đây chưa đầy một trăm năm - bắt đầu từ lý
thuyết quản lý theo khoa học của F.W.Taylor - khoa học quản lý kinh tế còn rất non trẻ Nhưng đến nay nó đã trở thành một môn khoa học độc lập, hoàn
thiện cả về lý thuyết lẫn cơ sở thực tiễn, vì thế đã
khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong kho tàng tri thức của nhân loại Sự phát triển hoàn
thiện và nhanh chóng của khoa học quản lý kinh tế là do mấy nguyên nhân sau đây:
- Sự phát triển nhảy vọt của khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin
- Nhu cầu tăng trưởng kinh tế để cải thiện đời sống con người và ổn định về chính trị - xã hội
- Sự đầu tư nghiên cứu công phu của các nhà khoa học, bao gồm các nhà kinh tế học, triết học, điều
Trang 33- Sự đóng góp đáng kể về kinh nghiệm quản lý,
nhất là kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp của nhiều
doanh nhân nổi tiếng trên thế giới
Tuy nhiên, để tạo ra sự tăng trưởng và phát triển
bền vững cho các nền kinh tế, khoa học quản lý kinh tế còn phải tiếp tục hoàn thiện cả về lý luận lẫn công nghệ quản lý trong phạm vì từng quốc gia và trên thế
g1ỚI
II ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI
DUNG NGHIÊN CỨU MÔN HỌC
1 Đối tượng nghiên cứu
Khoa học quản lý kinh tế nghiên cứu các quan hệ quản lý trong quá trình tiến hành các hoạt động
kinh tế Đó là sự tác động giữa chủ thể quản lý và khách thể (hay đối tượng) quản lý Như vậy, quan
hệ quản lý là một hệ thống gồm hai phân hệ: chủ thể quản lý và khách thể quản lý Chủ thể quản lý
kinh tế là các tổ chức và những người quản lý kinh tế các cấp Còn khách thể quản lý kinh tế là các tập thể và cá nhân những người lao động Mặt khác,
quan hệ quản lý kinh tế cũng bao gồm các mối quan
hệ dọc, quan hệ ngang; quan hệ giữa các khâu chức
năng thuộc nhiều cấp quản lý; quan hệ giữa các cấp quản lý trong từng khâu chức năng Tuy nhiên, sự
Trang 34chỉ mang tính chất tương đối
Vì khoa học quan lý kinh tế nghiên cứu sự tác
động giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý - là
những tập thể và cá nhân người lao động - cho nên
mối quan hệ quản lý kinh tế không những chứa đựng
các yếu tố kinh tế mà còn bao gồm các yếu tố tổ chức hành chính, tâm lý, xã hội Quan hệ quản lý kinh tế
được thực hiện thông qua các chức năng, nguyên tắc,
phương pháp, cơ chế, công cụ bộ máy quản lý kinh tế, và cả hệ thống thông tin bảo đảm cho quá trình ra quyết định quản lý kinh tế
Lực lượng sản xuất càng phát triển, quan hệ sản xuất càng phù hợp thì các chức năng, nguyên tắc,
phương pháp trên đây càng hoàn thiện, từ đó mục
tiêu quản lý kinh tế sẽ được thực hiện nhanh chóng và có hiệu quả
2 Phương pháp nghiên cứu
Ngoài việc tuân thủ các phương pháp truyền thống như duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
môn học coi trọng phương pháp hệ thống vì nền kinh
tế quốc dân là một hệ thống động và phức tạp, bao gồm nhiều lĩnh vực, vùng kinh tế, thành phần kinh
tế và các đơn vị kinh tế cơ sở, giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ Mặt khác, khoa học quản lý kinh tế là hệ
thống các nguyên lý về sự tác động giữa chủ thể và
Trang 35Là một môn khoa học ứng dụng, đồng thời với
việc hoàn thiện các nguyên lý tác động, quản lý kinh
tế còn có nhiệm vụ tổng kết thực tiễn, bao gồm cả
việc tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của thế giới về quản lý kinh tế Ngoài ra, các phương pháp so sánh, mô hình hoá, toán kinh tế cũng được sử dụng trong nghiên cứu quản lý kinh tế
3 Nội dung nghiên cứu môn học
Môn học nghiên cứu những nguyên lý chung về
mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý, đặc biệt là sự tác động từ phía chủ thể đối với
khách thể trong hoạt động kinh tế Những nguyên lý
nói trên là một thể thống nhất từ mục tiêu quản lý
đến những hành vi, điều kiện quản lý cụ thể và giữa
chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau Các nguyên lý quản lý kinh tế sẽ được vận dụng để xây dựng cơ chế
chính sách quản lý kinh tế ở tầm kinh tế quốc dân đến các loại hình doanh nghiệp
Trên cơ sở của đối tượng đào tạo và sự phân bổ thời gian theo chương trình đào tạo tổng thể, ở đây, chúng tôi tập trung vào những nội dung tổng quát sau đây:
Thứ nhất: Các nguyên lý chung của khoa học quản lý kinh tế
Thứ hai: Các hoạt động quản lý kinh tế cơ bản
Trang 36Thứ ba: Các điều kiện bảo đảm cho việc tiến hành
hoạt động quản lý kinh tế
Tuy nhiên, sự phân định môn học thành những
nội dung đó cũng là sự phân định mang tính chất
tương đối
Từ những nội dung tổng quát đã nêu, môn học
được cấu thành bởi 11 vấn đề và được kết cấu làm 11
chương
Chương I: Những uấn đề chung uề quản lý kinh tế
Chương II: Chức năng quản lý kinh tế
Chương III: Nguyên tắc quản lý kinh tế
Chương IV: Phương pháp quỏn lý hinh tế
Chương V: Cơ chế quỏn lý binh tế Chương VI: Công cụ quản lý binh tế
Chương VII: Cơ cấu tổ chức quản lý kinh tế
Chương VIII: Quản lý nhà nước về kinh tế
Chương IX: Quản lý các loại hình doanh nghiệp Chương X: Thông tin uà quyết định quản lý kinh tế Chương XI: Cứớn bộ quản lý binh tế:
Câu hỏi
Câu 1: Phân tích vai trò của quản lý kinh tế trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
Câu 9: Trình bày quá trình phát triển của các tư
Trang 37Câu 3: Trình bày mối quan hệ giữa mục tiêu và
động lực của quản lý kinh tế
Câu 4: Nêu các đặc điểm của quản lý kinh tế Giải
thích tại sao quản lý kinh tế vừa là khoa học vừa là
Trang 38Chương lI
CHỨC NĂNG QUẢN LÝ KINH TẾ
I KHÁI NIỆM VA SU PHAN LOẠI CHỨC
NANG QUAN LY KINH TẾ
1 Khái niệm chức năng quản lý kinh tế
Chức năng quản lý khinh tế là tập hợp các hoạt động quản lý binh tế mang tính tất yếu của chủ thể quan ly, nay sinh từ sự phân công chuyên môn hoú
các hoạt động quan lý kinh tế nhằm đạt tới mục tiêu
Từ khái niệm trên đây cho thấy, chức năng quản
lý kinh tế là những công việc mang tính tất yếu khách quan của chủ thể quản lý kinh tế các cấp Về thực chất, chức năng quản lý kinh tế xác định loại công việc, khối lượng công việc mà nhà quản lý phải
làm cũng như trình tự của các công việc đó để có thể
đạt tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở tầm vĩ
Trang 39kinh tế là sự phân cơng chun mơn hố các hoạt động quản lý kinh tế Vì thế, sự phân cơng chun
mơn hố càng sâu đòi hỏi sự hợp tác càng chặt chẽ và các chức năng quản lý càng được phân định rõ ràng,
mạch lạc
Hệ thống quản lý trong nền kinh tế là một chỉnh thể bao gồm nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều bộ phận Mỗi cấp, mỗi ngành và mỗi bộ phận đó gắn liền với
các chức năng quản lý nhất định Vì thế chức năng
quản lý kinh tế xác định vị trí của các cấp, các ngành, các bộ phận quản lý trong hệ thống quản lý kinh tế
nói chung Nếu không xác định được chức năng và
không thực hiện tốt các chức năng đó thì chủ thể
quản lý không thể điều hành được hệ thống quản lý kinh tế của mình Từ các chức năng quản lý kinh tế đã được xác định, chủ thể quản lý các cấp đề ra các nhiệm vụ cụ thể của công việc quản lý, đông thời thiết kế bộ máy quản lý và bố trí cán bộ vào các bộ phận thích hợp của bộ máy quản lý Cũng xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận quản lý, chủ thể quản lý tiến hành các hoạt động kiểm tra, điều chỉnh nhằm
hướng các bộ phận quản lý vào một mục tiêu chung
2 Phân loại các chức năng quản lý kinh tế
Trang 40Mặt khác, công việc quản lý không chỉ do một người tiến hành mà nó liên quan đến từng đơn vị kinh tế cơ sở, từng địa phương, ngành kinh tế cũng như trên tổng thể toàn bộ nền kinh tế quốc dân Vì vậy, chức
năng quản lý kinh tế rất đa dạng và phong phú Tính
đa dạng và phong phú của các chức năng quản lý
kinh tế ngày càng tăng lên do sự phát triển của khoa
học - công nghệ, nhất là công nghệ thong tin; sự đòi
hoi cua cơ chế thị trường và xu hướng mở rộng các
quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế Tuy nhiên, cũng có thể phân loại các chức năng quản lý kinh tế dựa vào một số tiêu chí nhất định sau đây:
g) Phân loại theo cấp độ quản lý
Theo cấp độ quan lý, chức năng quản lý kinh tế được phân thành chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và chức năng quản lý sản xuất kinh doanh
Với chức năng quản lý nhà nước về kinh tế, các cơ
quan quản lý kinh tế các cấp, các ngành thực hiện các
hoạt động dự đoán và dự báo, xác định mục tiêu, xây
dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cấp mình, ngành mình; đồng thời, tổ chức, phối hợp, kiểm tra, điều chỉnh hoạt động kinh tế trên cơ sở mục
tiêu đã được xác định Để tiến hành các hoạt động tổ
chức, phối hợp, kiểm tra, điều chỉnh đó, nhà nước
sử dụng các công cụ riêng có như pháp luật, kế hoạch,