1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thống kê kinh tế (đề cương bài giảng)

96 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 3

LOE HOE BAU

Môn học Thống kê kinh tế đã được đưa vào giảng day cho sinh viên chuyên ngành Kinh tế chính trị -Phân viện Báo chí & Tuyên truyền từ năm học 1997-1998 Từ thực tiễn giảng dạy và học tập, môn học đã được khẳng định vai trò, vị trí của nó trong chương trình đào tạo cử nhân ngành Kinh tế chính trị Nhằm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên, khoa Quản lý kinh tế tổ chức biên soạn tập đề cương bài giảng Thống kê kinh tế Tập đề cương này được áp dụng cho giảng dạy và học

tập với thời lượng 45 tiết học =3 đơn vị học trình

Do trong chương trình, sinh viên không học môn lý thuyết thống kê cho

nên tập đề cương bài giảng này chúng tôi kết cấu thành 2 mảng trì thức: 2

chương đầu trình bày kiến thức cơ bản nhất về Thống kê học; 6 chương sau

trình bày lý thuyết Thống kê kinh tế và chủ yếu chỉ ải vào Thống kê phân tích kinh tế, Thống kê mô tả chỉ đề cập ở mức độ cần thiết để làm cơ sở cho Thống

kê phân tích

Thống kê kinh tế là môn học có khối lượng trì thúc rất lớn Trong phạm vỉ tập đề cương bài giảng và trên cơ sở đối tượng người học, thời gian học, chúng tôi thiết kế một kết cấu tối thiểu song vẫn cố gắng bảo dam tính hệ thống của các khái niệm phạm trù và nguyên lý lý thuyết chủ yếu nhất

Thống kê kinh tế là môn khoa học ứng dụng và là công cụ tổ chức và

quản lý kinh tế Tập đề cương bài giảng được xây dựng và thể hiện với định

hướng ứng dụng vào tổ chúc quản lý nên kinh tế quốc dân và quản trị doanh

nghiệp |

Để đáp ứng với yêu cầu mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt

Nam, tập đề cương bài giảng đã cập nhật kiến thúc hiện đại của Thống kê kinh tế quốc tế và sự chuyển đổi của Việt Nam thích ứng với hệ thống Thống kê thế giới | Tham gia biên soạn gồm có: 1.ThS Vũ ĐắcĐộ - Chủ biên 2 CN Trần Ngọc Quyên 3 TS Phạm Thị Liên

Mặc dù có nhiều cố gắng, song do khả năng và điêu kiện cho nên tập

đề cương bài giảng này còn nhiều hạn chế Chúng tôi rất mong nhận được sự

đóng gốp ý kiến từ đồng nghiệp, độc giả quan tâm và sinh viên để chúng tôi tiếp tục bổ xung và hoàn thiện

Trang 4

CHUONG I

TONG QUAN VE THONG KE VA THONG KE HOC

I CAC KHAI NIEM

1 Khai niém thong ké

Thống kê được hiểu là hệ thống các phương pháp ghi chép, thu thập và

phân tích các con số về những hiện tượng tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, xã hội để tìm hiểu bản chất và tìm quy luật vốn có của những hiện tượng ấy Chẳng hạn như làm thế nào để có được các con số về dân số Việt Nam ở một thời điểm nào đó và nghiên cứu sâu cơ cấu lứa tuổi, giới tính, lãnh thổ, nghề nghiệp, mức sống, trình độ học lực và đào tạo, tình trạng hôn nhân và gia đình v.v Từ đó, có các đánh giá đúng đắn về thực trạng dân số, giúp cho việc hoạch định các chính sách xã hội có liên quan đến việc phát triển dài hạn từng địa phương và -_ cả nước Thống kê là công việc nghiệp vụ gắn với những “con số” nhằm mô tả, đánh giá, phân tích và dự báo các hiện tượng và quá trình xã hội giúp con

người đề ra các giải pháp đúng đắn và tích cực nhằm đạt hiệu quả tối ưu

2 Khái niệm thống kê học

Thống kê học là lý thuyết về hoạt động thống kê Là hệ thống tri thức về thong kê được tổng hợp và trình bày bằng một phương pháp luận khoa học và được xếp vào nhóm ngành khoa học xã hội Thống kê học nghiên cứu mặt lượng của các hiện tượng, quá trình xã hội số lớn trong điều kiện, địa điểm và thời gian cụ thể, từ đó mà rút ra mặt chất của các hiện tượng, quá trình xã hội số lớn đó

Hiện tượng xã hội hay tự nhiên đều có hai mặt chất và lượng không tách rời nhau Chất của hiện tượng giúp ta phân biệt hiện tượng này với hiện tượng khác, đồng thời bộc lộ những khía cạnh bên trong của hiện tượng Nhưng chất không tồn tại độc lập mà được biểu hiện qua lượng Sở dĩ cần phải xử lý mặt

Trang 5

khuất dưới tác động ngẫu nhiên Phải thông qua tổng hợp mặt lượng của số lớn đơn vị cấu thành hiện tượng thì tác động của các yếu tố ngẫu nhiên mới được bù trừ và triệt tiêu

Là một môn khoa học xã hội thống kê nghiên cứu tất cả các hiện tượng của đời sống xã hội Trong lĩnh vực kinh tế —- xã hội, Thống kê học quan tâm nghiên cứu các hiện tượng sau:

- Các hiện tượng về dân số

- Các hiện tượng về quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng - Các hiện tượng về đời sống vật chất và tinh thần của dân cư

- _ Các hiện tượng về sinh hoạt chính tri, xã hội

- _ Các hiện tượng về tài nguyên môi trường và tích luỹ của cải xã hội Khác với các môn khoa học xã hội khác, thống kê học không trực tiếp nghiên cứu bản chất và quy luật phát triển của hiện tượng xã hội Thống kê học nghiên cứu mặt lương để tiếp cận bản chất và quy luật của hiện tượng xã hội

Thống kê học tập trung nghiên cứu hiện tượng kinh tế - xã hội số lớn Tuy

nhiên, trong một số trường hợp cần thiết để tìm hiểu, thống kê học còn nghiên cúu cả các hiện tượng cá biệt từ đó để hiểu toàn điện cụ thể và sâu sắc hơn

Thống kê kinh tế sử dụng các kiến thức của nhiều ngành khoa học như Toán học, Xã hội học, Kinh tế học

-Một điều cần lưu ý là, hiện tượng nghiên cứu của thống kê học bao giờ cũng tồn tại trọng điều kiện thời gian và không gian xác định, cho nên các chỉ tiêu thống kê luôn tồn tại vừa là số tuyệt đối, vừa là số tương đối và có tính lịch

sử cụ thể

3 Một số khái niệm thường dùng trong thống kê học

3.1 Tổng thể thống kê (còn gọi là tổng thể chung): là tập hợp những _yếu tố hay hiện tượng cách biệt kết hợp với nhau trên cơ sở một đặc điểm

Trang 6

+ Đơn vị tổng thể: là các đơn vị cá biệt (người vật, sự việc, ) cấu thành

tổng thể thống kê trong từng trường hợp nghiên cứu thống kê nhất định, các

đơn vị tổng thể là những phần tử không thể chia nhỏ được nữa

+ Tổng thể mẫu là tổng thể bao gồm một số đơn được chọn ra từ tổng

thể chung mà đặc trưng mẫu mang tính đại diện

3.2 Tiêu thức thống kê: là khái niệm chỉ đặc điểm của đơn vị tổng thể

Ví dụ trong tổng thể nhân khẩu, mỗi người dân là một đơn vị nó có các đặc

điểm (tiêu thức) như: Họ và tên, tuổi, giới tính, trình độ văn hoá Trong doanh

nghiệp có các tiêu thức như: Vốn sở hữu, vốn vay, chi phí sản xuất

Tiêu thức thống kê được chia thành 2 loại chủ yếu:

° Tiêu thức thuộc tính: Là tiêu thức phản ánh tính chất hay loại hình của đơn vị tổng thể, không thể biểu hiện trực tiếp bằng con số Thí dụ: Giới

tính, tôn giáo, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân là các tiêu thức thuộc tính

° Tiêu thức số lượng: Là tiêu thức được biểu hiện trực tiếp bằng con

số như: giá thành sản phẩm, năng suất lao động của công nhân, tuổi, chiều cao,

cân nặng của con người Tiêu thức số lượng được sử dụng các trị số khác nhau được gọi là lượng biến

3.3 Chỉ tiêu thống kê: là khái niệm biểu hiện một cách tổng hợp đặc điểm về mặt lượng trong sự thống nhất với mặt chất của tổng thể thống kê Chỉ tiêu trống kê thường mang tính tổng hợp, biểu hiện số lượng của nhiều đơn vị

hiện tượng và quá trình Đây cũng là căn cứ để phân biệt giữa chỉ tiêu và tiêu chí

Cũng cần phân biệt chỉ tiêu và trị số của chỉ tiêu Mỗi chỉ tiêu thống kê

thường được biểu hiện bằng các trị số khác nhau và các trị số này thay đối tuỳ điều kiện thời gian và không gian Chỉ tiêu thống kê được xác định trên cơ sỞ -vận dụng lý thuyết kinh tế vào hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội cụ thể,

Trang 7

Chỉ tiêu thống kê được phân thành 2 loại: chỉ tiêu khối lượng và chỉ tiêu chất lượng

° Chỉ tiêu khối lượng: là chỉ tiêu biểu hiện quy mô của tổng thể Ví

dụ: Tổng sản phẩm quốc nội, số lao động của doanh nghiệp, diện tích gieo

trồng của địa phương

° Chỉ tiêu chất lượng: là chỉ tiểu biểu hiện tính chất và trình độ, quan hệ so sánh trong tổng thể Ví dụ: năng xuất lao động, năng xuất cây trồng vật nuôi, giá thành sản phẩm Các chỉ tiêu chất lượng là các chỉ tiêu mang

tính chất so sánh từ sự so sánh các chỉ tiêu về số lượng

H KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ

Đối tượng nghiên cứu của thống kê là hiện tượng hoặc quá trình phức tạp, có thể trải rộng trên không gian rộng lớn, thời gian đài Cho nên, việc nghiên cứu chúng phải cần phải xác lập một quy trình chặt chẽ, khoa học mới hy vọng mang lại kết quả mong muốn

Trang 8

Xác định vấn đề nghiên cứu, mục đích, nội dung vấn đề nghiên cứu Xây dựng hệ thống khái niệm, chỉ tiêu thống kê Điều tra thống kê Xử lý số liệu: - Tap hop sắp xếp - Chọn các phần mềm xử lý số liệu - - Phân tích thống kê sơ bộ - - Lựa chọn các phương pháp phân tích thống kê phù hợp '4 1 ~ Phân tích tổng hợp, giải thích kết quả nghiên cứu, dự đoán xu hướng vận động | ị Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu

Chú ý: Trình tự công đoạn của tiến trình nghiên cứu: TY

Trang 9

2 Nội dung chủ yếu của các giai đoạn nghiên cứu thống kê

2.1 Giai đoạn 1: Xác định vấn đề nghiên cứu, mục đích, nội dung vấn

đề nghiên cứu

Vấn đề nghiên cứu không phải do ý muốn chủ quan mà do đòi hỏi

khách quan của thực tiễn tổ chức quản lý Để xác định chính xác vấn đề

nghiên cứu phải đặt câu hỏi cho chính vấn để nghiên cứu đó Tại sao lại phải

nghiên cứu vấn đề này, nghiên cứu vấn để đó có tác dụng (ý nghĩa) gì? Về

mục đích nghiên cứu phải xác định rõ: Kết quả nghiên cứu để làm gì? Để

hoạch định chính sách; để ra quyết định quản lý; để viết sách, viết luận án

Cũng chính từ mục đích nghiên cứu quyết định đến nội dung nghiên cứu Nội

dung nghiên cứu bao gồm đề tài, chủ đề, phần công việc xác định cho mỗi đề tài, chủ đề đó

2.2 Giai đoạn 2: Xây dựng khái niệm chỉ tiêu thống kê

Đối với từng vấn đề nghiên cứu khác nhau, chúng ta cần phải xác định

hệ thống khái niệm và chỉ tiêu phân tích thống kê phù hợp Lý thuyết thống kê đã cung cấp các khái niệm chung và cơ bản nhất, tuy nhiên trong từng đối

tượng nghiên cứu cụ thể phải xác định lại, chuẩn hoá khái niệm Thí dụ khi

thống kê về hiện tượng lạm phát, phải chuẩn hoá khái niệm lạm phát Trên thực tế, còn nhiều quan điểm khác nhau về hiện tương này Có quan điểm nặng về lạm phát giá, có quan điểm phủ nhận lạm phát giá hoặc chỉ coi lạm phát giá là yếu tố tham khảo mà bản chất lạm phát là lạm phát tiền Về các chỉ tiêu, cũng phải xây dựng các chỉ tiêu thống kê phù hợp phản ánh đúng hiện tượng thống kê và các tiêu thức, trị số của chỉ tiêu cũng cần phải xác định rõ cả quyền số của các trị số trong chỉ tiêu

2.3 Giai đoạn 3: Điều tra thống kê

Điều tra thống kê là quá trình thu thập ghi chép hiện tượng nghiên cứu "HỘI cách có hệ thống theo quan sát quá trình biến động của hiện tượng Về thực chất, điều tra thống kê là thu thập các dữ liệu thống kê Công việc đầu tiên là phải xây dựng kế hoạch điều tra thống kê Kế hoạch được xây dựng

Trang 10

dưới dạng một văn bản trong đó đề cập nội dung của công việc điều tra, mục đích yêu cầu của công việc điều tra, trình tự, phương pháp tiến hành điều tra, công tác tổ chức, nhân lực, tài chính va các điều kiện vật chất khác Thông thường kế hoạch điều tra được xây dựng trên 5 nội dung sau:

- Mô tả mục đích điều tra

- Xác định đối tượng và đơn vị điều tra

- Nội dung điều tra |

- Thời điểm, thời kỳ điều tra

-_ Biểu điều tra và bản giải thích cách ghi biểu

Triển khai công việc điều tra phải dựa trên kế hoạch Tuy nhiên, trong

quá trình triển khai có thể có những vấn đề phát sinh cần phải xử lý kịp thời Trong thực tế thường có sai số trong điều tra thống kê do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan Vì vậy cần phải lường trước các nguyên nhân dẫn đến

sai số điều tra thống kê để chủ động có những biện pháp phòng ngừa 2.4 Giai đoạn 4: Xử lý số liệu( đữ liệu)

Sau khi điều tra thu thập dữ liệu, chúng ta có được đữ liệu “ thô” phản ánh đặc trưng cá biệt của đơn vị có tính chất rời rạc của tổng thể nên rất khó quan sát để rút ra kết luận Vì vậy, phải tiến hành xử lý số liệu Quá trình xử lý

- Tạp hợp, sắp xếp: Việc tập hợp sắp xếp thường được làm bằng cách

phân loại dữ liệu và tập hợp di liệu theo đặc trưng (tổ) Tập hợp sắp xếp thường được trình bày dưới dạng bảng hay biểu đồ cho dễ quan sát

- Chọn phần mềm xử lý dữ liệu Hiện nay có nhiều phần mềm thống kê -

hỗ trợ đắc lực cho việc xử lý đữ liệu Tuỳ theo loại dữ liêu, đối tượng và mục đích nghiên cứu mà chọn phần mềm xử lý phù hợp

- Phân tích thống kê sơ bộ Các dữ liệu được xử lý qua phần mềm cho

phép chúng ta có nhận định sơ bộ khái quát về hiện tượng nghiên cứu Rút ra “nhận xét ban đầu có tính định hướng cho việc phân tích chi tiết

Trang 11

phân tích thường được chia thành 2 nhóm: Nhóm các đại lượng thể hiện mức độ tập trung của dữ liệu và nhóm các đại lượng thể hiện mức độ phân tán rời rạc của dữ liệu Mỗi loại dữ liệu cần lựa chọn phương pháp phân tích thích

hợp

Cần lưu ý, trong nhiều trường hợp khi xử lý số liệu thống kê phải kiểm tra đối chiếu lại các kết quả của điều tra thống kê và cả công việc điều tra

thống kê để loại trừ những sai số hoặc nhận thức chủ động về các sal số

2.5 Giai đoạn 5: Phân tích tổng hợp, giải thích kết quả nghiên cứu, dự

đoán xu hướng vận động

Đây là giai đoạn đòi hỏi phải có đội ngũ chuyên gia vừa có kiến thức thống kê

vừa có kiến thức chuyên ngành nghiên cứu để tiến hành công việc:

- Phân tích tổng hợp

- Giải thích kết quả nghiên cứu

- Dự đoán xu hướng vận động của hiện tượng, quá trình nghiên cứu Trong quá trình thực hiện công việc ở giai đoạn này cần phải chú ý kiểm chứng các công việc của giai đoạn trước

2.6 Giai đoạn 6: Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu phải thể hiện yêu cầu của giai đoạn 1 Vì vậy báo cáo tổng

hợp kết quả nghiên cứu phải đối chiếu, so sánh với mục đích nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu và nội dung nghiên cứu

Về hình thức trình bày, người ta có thể trình bày báo cáo tổng hợp dưới các dạng sau:

- Lập bảng báo cáo tổng hợp Bảng báo cáo tổng hợp có thể có từng loại bảng riêng biệt: Báo cáo tổng hợp định tính và báo cáo tổng hợp định lượng Thông thường bảng báo cáo tổng hợp được lập dưới dạng bảng báo cáo tổng

hợp kết hợp ( cả định tính và định lượng) gọi tất là bảng báo cáo tổng hợp chung

- Trình bày bảng báo cáo tổng hợp dưới dạng biểu đồ Biểu đồ là hình vẽ

đường nét hình học đùng để mô tả có tính quy ước các số liệu thống kê đã tổng hợp trong mối quan hệ so sánh Người ta sử dụng đường nét, màu sắc để trình

Trang 12

tượng nghiên cứu Hình thức này rất sinh động và cũng dễ dàng cho việc nhận

thức đặc điểm, thực chất của hiện tượng nghiên cứu

- Trình bày dưới dạng đồ thị Đồ thị trình bày báo cáo tổng hợp thống kê được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, tuỳ theo mục đích và hiện tượng nghiên cứu mà người ta lựa chọn các hình thức cụ thể như: Biểu đồ hình cột; biểu đồ tượng hình; biểu đồ diện tích; biểu đồ đường gấp khúc( động thái); bản

đồ thống kê Đồ thị luôn phản ánh mối quan hệ giữa nhân tố tác động Đồ thị

Trang 13

CHUONG II

CAC PHUONG PHAP THONG KE

I DIEU TRA THONG KE

1 Y nghia va nhiém vu cua diéu tra thong ké

Điều tra thống kê là tổ chức một cách khoa học và theo một kế hoạch thống nhất việc thu thập, ghi chép nguồn tài liệu ban đầu về các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội

Điều tra thống kê là giai đoạn thứ nhất của quá trình nghiên cứu thống

kê, có nhiệm vụ thu thập các tài liệu ban đầu dùng làm căn cứ cho việc tổng

hợp và phân tích thống kê Do đó, kết quả của điều tra thống kê sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng của các giai đoạn sau của quá trình nghiên cứu

thống kê

Một cuộc điều tra thống kê tốt phải đảm bảo đạt được 3 yêu cầu: chính xác, kịp thời và đầy đủ

2 Các loại và các phương pháp của điều tra thống kê

2.1 Các loại điều tra thống kê

- Điều tra thường xuyên và điều tra không thường xuyên:

+ Điều tra thường xuyên là tiến hành ghi chép, thu thập tài liệu ban đầu của hiện tượng một cách liên tục

+ Điều tra không thường xuyên là tiến hành ghi chép, thu thập tài liệu ban đầu của hiện thượng một cách không liên tục, không gắn liền với quá trình

phát sinh và phát triển của hiện tượng

- Điều tra toàn bộ và điều tra khơng tồn bộ:

+ Điều tra toàn bộ là tiến hành thu thập tài liệu ban đầu trên toàn thể các

đơn vị thuộc đối tượng điều tra, không bỏ qua bất kỳ đơn vị nào

Trang 14

Điều tra toàn bộ là nguồn cung cấp tài liệu đầy đủ nhất trong nghiên cứu thống kê

+ Điều tra khơng tồn bộ là tiến hành thu thập tài liệu ban đầu trên một số đơn vị được chọn ra trong toàn bộ các đơn vị thuộc tổng thể điều tra Mục đích của nhiều cuộc điều tra không toàn bộ là để có tài liệu dùng làm căn cứ

tính toán, suy rộng ra thành các đặc trưng của toàn bộ tổng thể nghiên cứu Đối với loại điều tra khơng tồn bộ người ta chia thành các loai sau: + Điều tra chọn mẫu là loại điều tra không toàn bộ, trong đó người ta chỉ chọn ra một số đơn vị nhất định thuộc tổng thể nghiên cứu để tiến hành điều tra thực tế, sau đó dùng kết quả thu thập được để tính tốn và suy rơng thành

các đặc điểm của tồn bơ tổng thể Trong điều tra chọn mẫu, số đơn vị phải

được chọn theo nguyên tắc ngẫu nhiên, dựa trên cơ sở lý luận xác suất và thống kê toán

+ Điều tra trọng điểm là loại điều tra không toàn bộ, chỉ tiến hành ở bộ phận chủ yếu nhất trong toàn bộ tổng thể nghiên cứu Kết quả điều tra giúp cho ta nhận thức được tình hình cơ bản của hiện tượng nghiên cứu, nhưng

không dùng để suy rong ra thành các đặc điểm chung của tổng thể

+ Điều tra chuyên để (còn gọt là điều tra đơn vị cá biệU là loại diéu iva khơng tồn bộ, chỉ tiến hành trên một số rất ít, thậm chí một đơn vị của tổng thể, nhưng lại đi sâu nghiên cứu chỉ tiết nhiều khía cạnh khác nhau của đơn vi nào đó nhằm rút ra một số kinh nghiệm chỉ đạo thực tiễn

2.2 Các phương pháp của điều tra thống kẻ

Tuỳ theo tính chất của hiện tượng nghiên cứu và mục đích điều tra, ta có

thể dùng các phương pháp khác nhau để đăng ký và ghi chép tài liệu ban đầu

Thông thường có ba phương pháp: đăng ký trực tiếp, phỏng vấn và đăng ký

- qua chứng từ sổ sách

Trang 15

- Phỏng vấn là phương pháp đăng ký, trong đó nhân viên điều tra thu thập tài liệu qua sự trả lời của người hoặc đơn vị được điều tra Có các phương pháp phỏng vấn sau:

+ Phương pháp phái nhân viên điều tra Nhân viên điều tra được cử đến tận địa điểm điều tra, gặp người được điều tra, đặt các câu hỏi, nghe trả lời, rồi

ghi chép lại |

+ Phương pháp tự ghi báo cáo Người được điều tra sau khi nghe hướng

dẫn, tự mình ghi chép vào phiếu điều tra, rồi nộp lại cho cơ quan điều tra

+ Phương pháp gửi thư (còn gọi là phương pháp thông tấn) Cơ quan

điều tra và người cung cấp tài liệu không trực tiếp gặp nhau mà chỉ trao đổi văn kiện, tài liệu qua bưu điện

- Phương pháp đăng ký qua chứng từ, số sách Đây là phương pháp thu thập tài liệu căn cứ vào các chứng từ, số sách đã được ghi chép một cách có hệ thống Các chứng từ, số sách này bao gồm các tài liệu ghi chép ban đầu và cả các tài liệu trung gian ở các cơ quan, doanh nghiệp

Il TONG HOP THONG KE

1 Y nghia va nhiệm vụ của tổng hop thống kê

Tổng hợp thống kê là sự tập hợp, chỉnh lý và hệ thống hoá một cách khoa học các tài liệu ban đầu thu thập được trong điều tra thống kê Đó là giai

đoạn thứ hai của quá trình nghiên cứu thống kê

Tổng hợp thống kê là một giai đoạn trong quá trình nghiên cứu thống kê Nhiệm vu cơ bản của tổng hợp thống kê là làm cho các đặc trưng riêng biệt

của từng đơn vị tổng thể bước đầu chuyển thành đặc trưng chung của toàn bộ tổng thể, làm cho các biểu hiện riêng của tiêu thức điều tra bước đầu chuyển - thành các biểu hiện và đặc điểm chung của hiện tượng nghiên cứu

Việc tổ chức tổng hợp thống kê một cách đúng đắn và khoa học có ý

nghĩa rất sâu sắc đối với kết quả nghiên cứu thống kê

Trang 16

2 Phân tổ thống kê

Muốn giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ cơ bản của tổng hợp thống

kê, không những phải có phương pháp luận đúng đắn, mà còn phải có phương

pháp tổng hợp khoa học, đó là phương pháp phân tổ thống kê 2.1 Ý nghĩa của phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hoặc một số) tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ (và các tiểu tổ) có tính chất hoặc đặc trưng khác nhau

VD: Khi nghiên cứu về dân số có thể căn cứ vào tiêu thức: giới tính, độ

tuổi, trình độ văn hóa

Phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê,

vì sẽ không thể tiến hành hệ thống hóa một cách khoa học các tài liệu điều tra nếu không áp dụng phương pháp này

2.2 Nhiệm vụ của phân tổ thống kê

- Phân chia các loại hình kinh tế - xã hội của hiện tượng nghiên cứu: Dựa trên lý luận cơ sở của các ngành khoa học để phân chia tống thế thành từng bộ phận khác nhau về tính chất và chỉ rõ đó là các loại hình kinh tế - xã hội khác nhau, tồn tại khách quan Phương pháp phân tổ để giải quyết nhiệm vụ này được gọi là phương pháp phân tổ phân loại

- Phản ánh kết cấu của hiện tượng nghiên cứu Muốn nghiên cứu kết cấu

của tổng thể phải dựa trên căn cứ phân tổ thống kê và người ta gọi phương

pháp này là phân tổ kết cấu Ví dụ: nhờ có loại phân tổ này ta có thể nghiên cứu cấu thành của nhân khẩu theo giới tính, tuổi, nghề nghiệp, dân tộc, trình

.độ văn hóa

- Biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thúc Hiện tượng kinh tế - xã hội

phát sinh và biến động không phải một cách ngẫu nhiên, tách rời với các hiện

Trang 17

luật nhất định Tìm hiểu tính chất và mức độ liên hệ giữa các hiện tượng nói chung và các tiêu thức nói riêng là một trong các nhiệm vụ quan trọng của nghiên cứu thống kê Phân tổ thống kê là một trong các phương pháp có thể

giúp ta thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu này và được gọi là phân tổ liên hệ Khi

tiến hành phân tổ liên hệ, các tiêu thức có thể liên hệ với nhau được phân thành

hai loại: tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả Tiêu thức nguyên nhân là tiêu thức tác động ảnh hưởng đến sự biến động của tiêu thức kết quả Sự thay đổi (tăng hoặc giảm) của tiêu thức nguyên nhân làm cho tiêu thức kết quả thay

đổi Tuy nhiên sự thay đổi không vượt ra ngoài xu hướng vận động có giới hạn

của quan hệ nhân quả

2.3 Tiêu thức phản tổ:

Tiêu thức phân tổ là tiêu thức được chọn làm căn cứ để tiến hành phân

tổ thống kê Lựa chọn tiêu thức phân tổ là là lựa chọn đặc trưng, tính chất làm

căn cứ đồng nhất để phân tổ thống kê Tiêu thức phân tổ khác nhau sẽ nói lên

những mặt khác nhau của hiện tượng Vì vậy tùy thuộc vào mục đích nghiên

cứu mà ta chọn tiêu thức phân tổ cho phù hợp

2.4 Số tổ cần thiết và khoảng cách tổ

Để xác định số tổ cần thiết phải căn cứ vào tính chất của tiêu thức được chọn để phân tổ Cần phân biệt hai loại tiêu thức: Tiêu thức thuộc tính (hay còn

gọi là tiêu thức chất lượng) và tiêu thức số lượng

Tiêu thức thuộc tính là tiêu thức không biểu hiện cụ thể bằng con số, như dân tộc, giai cấp, giới tính

Tiêu thức số lượng là loại tiêu thức được biểu hiện cụ thể bằng con số

như tuổi, tiền lương, số lượng công nhân

Khi phân tổ theo tiêu thức thuộc tính có những trường hợp việc xác định _số tổ rất đơn giản vì số tổ rất ít và đã được xác định từ trước như phân tổ dân số theo giới tính, dân tộc, tầng lớp Một số trường hợp khác việc xác định số

Trang 18

pham, O đây số tổ thực tế có thể rất nhiều, có khi tới hàng nghìn hàng vạn,

nếu cứ phân chia theo số lượng thực tế đó thì việc phân tổ gặp rất nhiều khó khăn và thậm chí không giúp gì cho phân tích thống kê Để giải quyết vấn đề

này, ta ghép nhiều tổ nhỏ thành một tổ lớn với nguyên tắc là các tổ nhỏ ghép lại với nhau phải giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất, về giá trị sử dụng, về quy mô hay loại hình

Khi phân tổ theo tiêu thức số lượng cần phải căn cứ vào các lượng biến khác nhau của tiêu thức mà xác định số tổ khác nhau về tính chất Nhưng tuỳ

theo số lượng biến của tiêu thức thay đổi nhiều hay ít mà cách phân tổ cũng có

sự khác nhau Mặt khác cũng cần chú ý đến số lượng đơn vị tổng thể nhiều hay

ít mà xác định số tổ thích hợp Khi lượng biến của tiêu thức biến thiên lớn Áp dụng quy luật “lượng đổi chất đổi” để có thể ghép một số lượng biến nhất định vào thành một tổ Như vậy, mỗi tổ sẽ bao gồm một phạm vi lượng biến và tồn

tại hai giới hạn: Giới hạn dưới và giới hạn trên Giới hạn dưới ứng với lượng biến nhỏ nhất, giới hạn trên ứng với lượng biến lớn nhất Trị số chênh lệch giữa hai giới hạn gọi là khoảng cách tổ

Như vậy việc xác định số tổ và khoảng cách tổ là một vấn để tương đối

TA ee LBD RIAL Aaa Re trey £ pilue Lap, pliat Biar yuyer tuy t =o

cứu cụ thể Trong thực tế có những trường hợp phân tổ với khoảng cách đều nhau và không đều nhau Nói chung, việc xác định khoảng cách tổ đều nhau

hay không đều nhau là phải căn cứ vào đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu

Phải đảm bảo các đơn vị được phân phối vào mỗi tổ đều có cùng một tính chất WwW v for 0 sự khác nhau về lượng giữa các tổ phải nêu rõ được sự khác nhau về chất Orn giữa các tổ đ II PHÂN TÍCH THỐNG KE

-1 Ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích thống kê

Trang 19

Phân tích thống kê là nêu lên một cách tổng hợp, qua các biểu hiện bằng số lượng để nhận diện bản chất và tính quy luật của hiện tượng và quá trình

kinh tế - xã hội trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể

Phân tích thống kê có liên hệ mật thiết với các giai đoạn điều tra và tổng hợp thống kê Chỉ có dựa trên cơ sở tài liệu điều tra phong phú và chính xác,

kết quả tổng hợp thực sự khoa học thì phân tích thống kê mới có khả năng rút

ra những kết luận đúng đắn Phân tích thống kê là công việc không thể thiếu được trong toàn bộ quá trình nghiên cứu thống kê Tài liệu của điều tra và tổng hợp phải được phân tích sâu sắc và toàn điện mới có thể đọc được “ tiếng nói của các con số” và rút ra bản chất và tính quy luật của hiện tượng và quá trình kinh tế-xã hội Như vậy, mục đích cuối cùng của nghiên cứu thống kê mới đạt được và thống kê mới thực sự là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất để nhận thức xã hội và là căn cứ khoa học để lãnh đạo và quản lý các quá trình xã hội

2 Các phương pháp phân tích thống kê

2.1 Các phương pháp phân tích mức độ của hiện tượng nghiên cứu Các hiện tượng kinh tế-xã hội bao giờ cũng phát sinh và phát triển trong

điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể Thống kê học dựa trên mặt lượng để

tiếp cận mặt chất của các hiện tượng.Vì vậy cần thiết phải tính toán và phân tích các mức độ của chúng Muốn nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng cần sử dụng nhiều chỉ tiêu, trong đó chủ yếu là:

- Các chỉ tiêu tuyệt đối (hay còn gọi là số tuyệt đối) - Các chỉ tiêu tương đối (hay còn gọi là số tương đối) - Các chỉ tiêu bình quân (hay còn gọi là số bình quân)

- Các chỉ tiêu đánh giá độ biến thiên của tiêu thức

2.1.1 Số tuyệt đối

* Khái niệm và ý nghĩa số tuyệt đối

Trang 20

Số tuyệt đối trong thống kê là loại chỉ tiêu biếu hiện quy mô, Khor Lượng

của hiện tượng kinh tế-xã hội trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể bằng

một “ con số” xác định

Số tuyệt đối trong thống kê có ý nghĩa rất quan trọng vì thông qua VIỆC nghiên cứu các số tuyệt đối đem lại một nhận thức cụ thể về quy mô, khối lượng thực tế của hiện tượng nghiên cứu Số tuyệt đối là cơ số đầu tiên để tiến

hành phân tích thống kê, đồng thời còn là cơ sở để tính các số tương đối và số bình quân Vì có tâm quan trọng lớn lao như vậy nên số tuyệt đối trong thống kê được coi là loại chỉ tiêu quan trọng nhất

Đơn vị tính số tuyệt đối

- Đơn vị tự nhiên là đơn vị tính toán phù hợp với đặc điểm vật lý của hiện tượng và được biểu hiện bằng đơn vị đo chiều đài, điện tích, thể tích, khối

lượng, số đơn vị tổng thể

- Đơn vị kép Trong một số trường hợp phải sử dụng đơn vị kép để tính (Kwh, giờ công, ngày công, tan - km )

- Don vi tién té 14 don vi duge sử dụng rộng rãi trong thống kê, giúp ta tổng hợp và so sánh được nhiều vật phẩm có đơn vị do lường và giá trị sử dụng khác nhau

* Các loại số tuyệt đối

- Số tuyệt đối thời kỳ là số tuyệt đối phản ánh mặt lượng của hiện tượng trong một khoảng thời gian nhất định Đặc điểm của số tuyệt đối thời kỳ đó là

số tuyệt đối thời kỳ của cùng một chỉ tiêu có thể cộng được với nhau, thời kỳ

càng dài thì trị số của số tuyệt đối càng lớn

- Số tuyệt đối thời điểm là số tuyệt đối phản ánh mặt lượng của hiện

tượng nghiên cứu vào một thời điểm nhất định Đặc điểm của số tuyệt đối thời

điểm là phản ánh mặt lượng của hiện tượng tại những thời điểm nhất định

Trước và sau thời điểm này biện tượng sẽ thay đổi Các số tuyệt đối thời điểm |

Trang 21

ua 161 nh ta ng 2.1.2 Số tương đối

* Khái niệm và ý nghĩa số tươn ø đối

Số tương đối trong thống kê là loại chỉ tiêu biểu hiện quan hệ tỷ lệ giữa hai mức độ của cùng một chỉ tiêu hoặc giữa hai chỉ tiêu nhưng chúng có liên quan với nhau

Trong công tác phân tích thống kê, các số tương đối được sử dụng rong rãi để phản ánh kết cấu, quan hệ so sánh, trình độ phát triển, trình độ phổ biến, của hiện tượng kinh tế-xã hội trong điều kiện lịch sử nhất định

Trong công tác lập kế hoạch và kiểm tra thực hiện kế hoạch, số tương đối cũng #1 một vai trò quan trọng Nhiều chỉ tiêu kế hoạch đặt ra bằng các số tương đối, còn khi kiểm tra chấp hành kế hoạch thì ngoài việc tính toán chính Xác các số tuyệt đối, bao giờ cũng phải đánh giá trình độ hoàn thành kế hoạch

bằng các số tương đối

Số tương đối trong thống kê không phải là con số thu thập được qua điều tra mà là kết quả so sánh giữa hai chỉ tiêu thống kê đã có Bởi vậy, mỗi số tương đối đều phải có gốc so sánh Hình thức biểu hiện của số tương đối là số lần hoặc số phần trăm hay phần nghìn

* Các loại số tương đối và phương pháp tính toán

- Số tương đối động thái thường được sử dụng rộng rãi để biểu hiện biến động về mức độ của hiện tượng nghiên cứu qua một thời gian nào đó Số tương , đối này được tính bằng cách so sánh hai mức độ cùng loại của hiện tượng Ở hai thời kỳ (hay thời điểm) khác nhau và được biểu hiện bằng số lần hay số phần trăm Trong thực tế, số tương đối động thái này còn gọi là tốc độ phát triển hay chỉ số phát triển

- Số tương đối kế hoạch được dùng để lập các kế hoạch phát triển kinh tế

— Xã hội và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch Có hai loại:

.T Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch, biểu hiện bằng số phần trăm, là quan hệ tỷ lệ giữa mức độ cần đạt được của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong kỳ kế

Trang 22

hOạch VƠI mức dỌ tnuc te cua chi Liêu nay oO Ky goc SO Sanh Cong thực unn

như sau:

Số tương đốnhệm _ Mức độ kỳ kếhoạch

vụ kế hoạch Mức độ kỳ gốc so sánh x100%

+ Số tương đối hoàn thành kế hoạch, biểu hiện bằng số phần trăm, là quan hệ tỷ lệ giữa mức thực tế đã đạt được trong kỳ kế hoạch so với mức kế hoạch đã đề ra về một số chỉ tiêu kinh tế nào đó Công thúc như sau:

Số tương đối hoàn Mức độ thực tế đã đạt được

thànhkếhoạch = Mức độ kỳ kế hoạch x100%

Đối với các chỉ tiêu kinh tế mà kế hoạch dự kiến phải tăng lên thì số

tương đối hoàn thành kế hoạch tính ra trên 100% là vượt mức kế hoạch, dưới 100% là khơng hồn thành kế hoạch Nhưng cũng có một số chỉ tiêu kinh tế mà kế hoạch dự kiến phải giảm đi (như giá thành, tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm ) thì số tương đối hoàn thành kế hoạch tính ra dưới 100% mới là vượt mức kế hoạch, còn trên 100% là khơng hồn thành kế hoạch

Trang 23

Số tương đối động thái = x 0 Giữa các số tương đối trên ta có các mối quan hệ sau: Y, _ bề X Yon Yo Yen Yo

- Số tương đối kết cấu là số tương đối xác định tỷ trọng của mỗi bộ phận cấu thành trong tổng thể Số tương đối này thường biểu hiện bằng số phần trăm

và tính được bằng cách so sánh trị số tuyệt đối của từng bộ phận với trị số tuyệt

đối của cả tổng thể

Trị số tuyệt đối của bộ phận

Số tương đối kếtcấu = ——— ——— — X100%

Trị số tuyệt đối của tổng thé

- Số tương đối cường độ là số tương đối được dùng để biểu hiện trình độ

phổ biến của hiện tượng nghiên cứu trong điểu kiện lịch sử nhất định Số tương đối này tính được bằng cách so sánh chỉ tiêu của hai hiện tượng khác nhau nhưng có liên quan với nhau

Số trẻ em sinh ra trong năm

Tỷ lệ sinh của nhân khẩu =—— Số nhân khẩu T trong năm ; (người/1000 người) - Số tương đối so sánh là số tương đối biểu hiện sự so sánh, đánh giá

chênh lệch về mức độ giữa hai bộ phận trong một tổng thể, hoặc giữa hai hiện

tượng cùng loại nhưng khác nhau về điều kiện không gian

2.1.3 Số bình quản

* Khái niệm và ý nghĩa số bình quân

Số bình quân trong thống kê là loại chỉ tiêu biểu hiện mức độ điển hình

chung theo một tiêu thức nào đó của một tổng thể bao gồm nhiều đơn vị cùng loai

Khi nghiên cứu thống kê ta không thể nêu lên tất cả các đặc điểm riêng

biệt, mà cần tìm một chỉ tiêu có khả năng mô tả một cách khái quát các đặc

Trang 24

điểm chung, điển hình nhất của hiện tượng Yêu cầu này được giải quyết bằng cách tính số bình quân Do số bình quân chỉ biểu hiện đặc điểm chung của cả

tổng thể nghiên cứu cho nên các nét riêng biệt có tính chất ngẫu nhiên của

từng đơn vị cá biệt bị loại trừ Có nghĩa là số bình quân đã san bằng mọi chênh lệch giữa các đơn vị về lượng biến của tiêu thức nghiên cứu Số bình quân có một vị trí và ý nghĩa rất quan trọng trong công tác nghiên cứu Nó được dùng

trong công tác nghiên cứu kinh tế, nhằm nêu lên đặc điểm điển hình của hiện tượng kinh tế - xã hội số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể

* Các loại số bình quân trong thống kê

-_ Số bình quân cộng (số bình quân số học): được dùng nhiều nhất trong

nghiên cứu thống kê, tính được bằng cách đem chia tổng các lượng biến của

tiêu thức cho số đơn vị tổng thể Số bình quân cộng giản đơn được áp dụng trong trường hợp khi các lượng biến chỉ gặp một lần trong tính tốn Cơng thúc: n DX X¥ =f n X: Số bình quân X,: Lượng biến thứ I ‘n: Số đơn vị của tổng thể

- Số bình quân cộng gia quyển được áp dụng trong trường hợp khi các

Trang 25

- SỐ bình quân điểu hòa là số bình quân được vận dụng trong trường hợp không có tài liệu về số đơn vị tổng thể mà chỉ có tài liệu về các lượng biến

của tiêu thức nghiên cứu và chỉ tiêu về tổng lượng tiêu thức

Công thức xác định:

- Số bình quân điều hòa giản đơn:

- SÕ bình quân điều hòa gia quyền:

- Số bình quân nhân (số bình quân hình học) được đùng trong trường hợp các lượng biến có quan hệ tích số với nhau Ứng dụng trong thống kê kinh tế - xã hội, công thức số bình quân này thường chỉ dùng để tính các tốc độ phát

triển bình quân

Công thúc xác định:

- _ Số bình quân nhân giản đơn:

` X =1,

- _ Số bình quân nhân gia quyền:

d) Mot (model) là biểu hiện của một tiêu thức được gặp nhiều nhất trong một tổng thể hay trong một đãy số phân phối Trong một dãy số lượng biến, mết là lượng biến có tần số lớn nhất

Trang 26

- Trong một dãy số lượng biến có khoảng cách tổ, muốn tìm ốf trước

hết phải tìm tổ có mối tức là tổ có tần số lớn nhất Sau đó, trị số gần đúng của

mốt được tính theo công thức: M= ta, = Si + i Mo qin) Mo eis - #M,—t + (Iu, - Ýwu+1) Trong đó: Mẹ - Ký hiệu của mốt

XÃ.» - Giới hạn đưới của tổ khoảng cách tổ có mối 'u, - Trị số khoảng cách tổ có mối

Ju, - Tan số của tổ có mối

Jv, - Tan số của tổ đứng trước tổ có mối

Juan - Tần số của tổ đứng sau tổ có mối

- Số trung vi là một lượng biến của tiêu thức, đứng ở vị trí giữa trong day số lượng biến

Số trung vị phân chia dãy số lượng biến thành 2 phần (phần trên và phần

đưới số trung vị) Mỗi phần có cùng một số đơn vị tổng thể bằng nhau Nếu số

đơn vị tổng thể là lẻ (n = 2m + 1) thì số trung vị sẽ là lượng biến đứng ở vị trí

thứ m + 1; còn nếu số đơn vị tổng thể chắn (n = 2m) thì số trung vị căn cứ vào

lượng biến của 2 đơn vị ở vị trí giữa nhất (đơn vị thứ m và m + 1) cộng lại và chia đôi, tức là:

Xn + Xonat

Trang 27

Trong một dãy số lượng biến có khoảng cách tổ, muốn tìm số trung vị trước hết cần xác định khoảng cách tổ có số trung vị, sau đó trị số của số trung H Dl i=] _ 2 vị được xác định theo công thức: M,= XM nin + AM, Ina, SM,., Trong đó: M,- Ký hiệu số trung vị Xu, - Giới hạn dưới của khoảng cách tổ có số trung vị !w - TrỊ số khoảng cách tổ có số trung vị

i i - Tong cdc tần số trong dãy số lượng biến (số đơn vị tổng thé)

°w.-› - Tổng các tần số của các tổ đứng trước tổ có số trung vị

Ju, - Tan số của tổ có số trung vỊ

2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá độ biến thiên của tiêu thức

* Ý nghĩa

- Giúp ta nhận xét tính chất đại biểu của số bình quân Trị số của chỉ tiêu tính càng lớn độ biến thiên của tiêu thức càng nhiều, do đó tính chất đại

biểu của số bình quân càng thấp và ngược lại

- Giúp ta nghiên cứu mối liên hệ tương quan, phân tích sai số trong điều tra chọn mẫu

* Các chỉ tiêu đánh giá độ biến thiên của tiêu thức

-_ Toàn cự (khoảng biến thiên) là độ lệch giữa lượng biến lớn nhất và lượng biến nhỏ nhất của tiêu thức nghiên cứu Công thức:

R= Xanax Xmn R: Toan cu

Trang 28

Ä› max? “ *min" Xa: lượng biến lớn nhất và nhỏ nhất của tiêu thức

-_ Độ lệch tuyệt đối bình quân: là số bình quân số học của các độ lệch tuyệt đối giữa các lượng biến với số bình quân cộng của các lượng biến đó Công thức chung: H _ x —* _ ¬M d-— n Trường hợp có quyền số:

ả- Độ lệch tuyệt đối bình quân

x- Số bình quân số học của các lượng biến #:

- Phuong sai la s6 bình quân số học của bình phương các độ lệch giữa

các lượng biến với số bình quân số học của các lượng biến đó Công thức: 3 o Sx, —x)? = - Trường hợp có quyền số: n — ` _ (x, ~ x)" f 2 = i=] oO DS

Trang 29

Trong đó: y - hệ số biến thiên

2.2 Các phương pháp thống kê phân tích sự biến động của hiện tượng kinh tế - x4 hội:

Biến động của hiện tượng kinh tế - xã hội có thể được nghiên cứu trong những trường hợp sau:

- Biến động theo thời gian - Biến động qua không gian

- Biến động trong quá trình thực hiện kế hoạch - Biến động thời vụ

- Biến động về kết cấu nội bộ

- Biến động do ảnh hưởng của các nhân tố

Để thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu đối với các trường hợp biến động nói trên, thống kê học sử dụng hai phương pháp phân tích chủ yếu: phương pháp dãy số biến động theo thời gian và phương pháp chỉ số

2.2.1 Da&y số biến động theo thời gian * Khái niệm và ý nghĩa

Dãy số biến động theo thời gian là dãy các trị số của một chỉ tiêu thống

kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian Ví dụ:

Bang 1 Giá trị sản xuất của doanh nghiệp Á từ năm 1999 - 2004 Năm ¬ 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 Giá trị sản xuất (fý đồng) Tổ 2.0 21 2.4 2.5 2.8

Mỗi dãy số biến động theo thời gian có hai thành phần: thời gian và chỉ

tiêu về hiện tượng nghiên cứu Cả hai thành phần này đều biến động: thời gian thay đổi thì trị số của chỉ tiêu cũng thay đổi theo một xu hướng nhất định Thời

gian trong dãy số có thể là ngày, tháng, quý, năm Trị số của chỉ tiêu có thể là

số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân Các trị số này còn được gọi là mức độ của dãy số Căn cứ vào đặc điểm của thời gian trong dãy số, có thể phân biệt: dãy số biến động theo thời kỳ và dãy số biến động theo thời điểm

Trang 30

- Dãy số biến động theo thời ky (goi tat 14 day số thời kỳ) là dãy số phân ánh mặt lượng của hiện tượng qua từng thời kỳ Khoảng cách thời gian của dãy số càng đài thì trị số của chỉ tiêu càng lớn và vì thế ta có thể cộng các trị số này với nhau để phản ánh mức độ của hiện tượng trong thời kỳ dài hơn

- Dãy số biến động theo thời điểm (gọi tắt là đãy số thời điểm) là dãy số phản ánh mặt lượng của hiện tượng vào các thời điểm nhất định Ví dụ:

Bảng 2 Tình hình hàng hóa tôn kho của công ty X quý 1/2008

Ngày tháng 11 1.2 1.3 1.4

Giá trị hàng tồn kho (triệu đồng) 350 364 370 352

Đối với dãy số thời điểm các trị số của chỉ tiêu không cộng được với nhau vì con số cộng này không có ý nghĩa trên thực tế

* Các chỉ tiêu phân tích dãy số biến động theo thời gian

- Múc độ bình quân theo thời gian

Trang 31

* Lượng tăng (giảm) tuyệt đối

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối là chỉ tiêu đánh giá sự thay đổi tuyệt đối về mức độ của hiện tượng qua thời gian Căn cứ vào việc chọn kỳ gốc so sánh

khác nhau, có thể phân biệt:

- Lượng tăng (giảm) tuyệt đối từng kỳ (hay liên hoàn) là hiệu số giữa

mức độ của kỳ nghiên cứu (y,) với mức độ của kỳ đứng liền trước đó (y, ,)

ỒY; =Y¡ —Yii

Chỉ tiêu này nói lên mức tăng của hiện tượng giữa hai thời gian gần nhau

- Lượng tang (giảm) tuyệt đối tính dồn (hay định gốc) là hiệu của hai mức độ của kỳ nghiên cứu (y,) với mức độ của kỳ được coi là gốc cố định cho mọi lần so sánh Giả sử chọn y; là cố định ta có công thức:

Ấy, = Vy, ~7)

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối tính dồn bằng tổng đại số các lượng tăng

(giảm) tuyệt đối từng kỳ

n-]

Ay, => oy,

f=}

- Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân là số bình quân của các lượng tăng (giảm) tuyệt đối từng kỳ trong dãy số Cơng thức:

Va mrs

đ—]

A=

* Tốc độ phát triển là chỉ tiêu tương đối ding để đánh giá hiện tượng nghiên cứu đã phát triển trong một thời gian nhất định với một tốc độ cụ thể là bao

nhiêu và phát triển theo chiêu hướng nào Tùy theo mục đích nghiên cứu và việc chọn kỳ gốc so sánh có thể phân loại các loại tốc độ phát triển sau:

- Tốc độ phát triển liên hoàn là tỷ lệ so sánh giữa một mức độ trong dãy

số (y,) với mức độ đứng liền ngay trước nó (y,¡)

Trang 32

Yi-l f = Chỉ tiêu này dùng để biểu hiện sự phát triển của hiện tượng giữa hai thời gian ngắn, liền nhau

- Tốc độ phát triển định gốc là tỷ lệ so sánh giữa một mức độ trong dãy

số (y,) với mức độ của kỳ được chọn làm gốc cố định (y,) Công thức xác định:

T, = 3;

J}

Chỉ tiêu này dùng để biển hiện sự phát triển của hiện tượng trong từng

giai đoạn tương đối đài

Giữa tốc độ phát triển định gốc và phát triển liên hoàn có mối quan hệ

toán học như sau:

phát triển liên hồn Cơng thức xác định:

- 1ì

* Tốc độ tăng (giảm) là chỉ tiêu tương đối dùng để đánh giá xem mức độ của

hiện tượng nghiên cứu giữa hai thời gian đã tăng thêm (hoặc giảm đi) bao nhiêu

Tùy theo mục đích nghiên cứu có thể tính các loại tốc độ tăng (giảm)

nhu sau:

- Tốc độ tăng (giảm) từng kỳ (liên hoàn) là tỷ số so sánh giữa lượng tăng (giảm) tuyệt đối từng kỳ với mức độ kỳ gốc liên hồn Cơng thức xác định:

ÖY, _ Y¡—Yj¡q

a =———=——-

Trang 33

- Tốc độ tăng (giảm) định gốc là tỷ số so sánh giữa lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc với mức độ kỳ gốc cố định Công thức xác định:

Ay, —

bh - ea h—T_Ị

i — Aq

Ji yy

- Tốc độ tăng (giảm) bình quân là chỉ tiêu tương đối nói lên nhịp điệu

tăng (giảm) điển hình của hiện tượng nghiên cứu trong thời gian dài Công thức xác định:

a =i —1(100)

- Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) liên hoàn là chỉ tiêu phản ánh số tuyệt đối tương ứng với 1% của tốc độ tăng (giảm) từng kỳ Công thức xác định: OV, 1; 7 Via _ Via °! a, Vi — Vi-t x100 100 Vi 2.3 Chỉ số

2.3.1 Khái niệm và ý nghĩa của chỉ số

Chỉ số trong thống kê là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh

giữa các mức độ của một hiện tượng kinh tế

Tuy chỉ số là chỉ tiêu tương đối tính đựợc bằng phương pháp so sánh

nhưng chỉ có mấy loại số tương đối sau đây mới được gọi là chỉ số:

- Chỉ số tương đối động thái là số tương đối phản ánh sự biến động của

hiện tượng theo thời gian

- Chỉ số tương đối so sánh là chỉ số tương đối mức độ của cùng một hiện tượng trong điều kiện không gian khác nhau

- Chỉ số tương đối nhiệm vụ kế hoạch hoặc hoàn thành kế hoạch của đơn “vi san xuất kinh doanh

Trong phân tích thống kê, chỉ số có tác dụng:

- Biểu hiện sự biến động của hiện tượng qua thời gian Các chỉ số loại

này được gọi là chỉ số phát triển

Trang 34

- Biểu hiện sự so sánh mức độ của hiện tượng qua điều kiện không gian

khác nhau

- Biểu hiện các nhiệm vụ kế hoạch hoặc tình hình thực hiện kế hoạch các chỉ tiêu kinh tế

- Phân tích vai trò và ảnh hưởng biến động của các nhân tố đối với sự

biến động của toàn bộ tổng thể phức tạp

2.3.2 Phân loại chỉ số

* Nếu căn cứ vào phạm vi tính toán có thể phân biệt chỉ số thành 3 loại:

- Chỉ số cá thể là chỉ số nói lên sự biến động của từng phần tử, từng đơn

vị cá biệt của tổng thể hiện tượng phúc tạp

_- Chỉ số chung là chỉ số nói lên sự biến động của tất cả các phần tử, các

đơn vị thuộc tổng thể phúc tạp

- Chỉ số tổ là chỉ số nói lên sự biến động của từng tổ hay bộ phận, đơn vị

thuộc tổng thể nghiên cứu

* Nếu xét theo tính chất của chỉ tiêu, có thể phân biệt thành hai loại:

- Chỉ số của chỉ tiêu chất lượng là chỉ số nói lên biến động của các chỉ

tiêu như: năng suất lao động, giá thành, giá cả, tiền lương

- Chỉ số của chỉ tiêu số lượng là chỉ số nói lên biến động của các chỉ tiêu như: khối lượng, số lượng sản phẩm, khối lượng hàng hóa tiêu thụ, số lượng lao động

Việc phân biệt hai loại chỉ số nói trên giúp cho việc xác định nguyên tắc xây dựng chỉ số của từng nhóm chỉ tiêu giống nhau về tính chất

Trang 35

Ta lấy ví dụ trong trường hop tính chỉ số giá:

Py Po

Ly =

¡: chỉ số cá thể

p: giá sản phẩm, giá hàng hoá

P¡: kỳ nghiên cứu, báo cáo 4: số lượng sản phẩm g,: thời kỳ nghiên cứu qạ: thời kỳ gốc | * Chỉ số chung - Theo phương pháp hiên hợp Về giá cả:

Giả sử có tài liệu về giá cả và lượng hàng hoá tiêu thụ trên một thị trường như sau:

Tênhàng | Đơn vị tính | Giá bán lẻ đơn vị (1000°) | Lượng hàng hoá tiêu thụ | Kỳ gốc (p) | Kỳbáocáo(@) | Kỳ gốc (ø,) | Kỳ báo cáo - Œ,) A kg 5.0 4.5 1000 1100 B | m 3.0 2.4 2000 2100 C ] 4.0 4.0 4000 6000 Theo vi du trén: i, == =09 5 (90%)

Có nghĩa là giá cả hàng A kỳ báo cáo bằng 90% so với giá hàng đó ở kỳ gốc, tức là giảm đi 10% Tính thành trị số tuyệt đối, giá cả hàng A đã giảm đi

`

là:

Trang 36

4.5 - 5 =- 0.5 ngàn đồng

Để nghiên cứu tình hình biến động giá cả của cả ba mặt hàng nói trên,

cần tính chỉ số giá cả chung Trong trường hợp này, ta không thể tổng hợp một

cách đơn thuần theo lối cộng giá sản phẩm của các mặt hàng ở từng kỳ và sau đó so sánh với nhau vì cách tính này đã không chú ý đến tình hình tiêu thụ thực tế của mỗi mặt hàng có tầm quan trọng và lượng tiêu thụ khác nhau Cũng vì lý do này nên không thể dùng phương pháp tính số bình quân giản đơn của

các chỉ số cá thể Để xác định chỉ số chung về giá cả trước hết phải chuyển giá

cả của các loại hàng vốn không cộng được với nhau thông qua chỉ tiêu doanh thu Doanh thu của từng loại hàng là kết quả của việc đem lấy giá bán lẻ nhân với lượng hàng hoá tiêu thụ Vậy công thức xác định chỉ số chung về giá cả như sau: 1 _ Pg P pg Để đảm bảo ý nghĩa thực tiễn lượng hàng hoá (q) được chọn làm quyền số phải lấy ở kỳ nghiên cứu Nghĩa là công thức xác định chỉ số chung về giá ` là:

“Theo số liệu trên: /> “0.945 (94.5%)

Có nghĩa là giá cả chung của các mặt hàng kỳ báo cáo so với kỳ gốc chỉ bằng 94.5% (giảm 5.5%) về trị tuyệt đối, do giá cả kỳ báo cáo giảm đi làm cho doanh thu giảm 1000 đồng

Về lượng hàng hoá:

1100

Cũng theo tài liệu trên: “ 1000 1,1 (110%) nghĩa là lượng hàng A

Trang 37

Còn công thức tính chỉ số chung về lượng hàng hoá tiêu thụ cũng lý giải như trên và để đảm bảo ý nghĩa thực tiễn cần cố định chỉ tiêu giá ở kỳ gốc Ta có công thức tính chỉ số chung về lượng hàng hoá tiêu thụ:

— ara Mmx

Từ số liệu trên: 47 = 1.395 (135,9%)

Nghĩa là lượng hàng hoá tiêu thụ giữa 2 kỳ tăng 35.9% làm cho mức doanh thu tăng 9.700 ngàn đồng

Như vậy, khi xây dựng công thức tính chỉ số chung của chỉ tiêu chất

lượng (lấy giá cả làm đại diện) quyền số của nó là chỉ tiêu số lượng có liên

quan được cố định ở kỳ báo cáo Đối với chỉ số chung của chỉ tiêu số lượng (lấy lượng hàng hoá tiêu thụ làm đại diện) quyền số của nó là chỉ tiêu chất lượng có liên quan được cố định ở kỳ gốc

Theo phương pháp bình quân:

Trang 38

Như vậy, chỉ số chung của chỉ tiêu chất lượng (đại diện là chỉ tiêu giá

cả) và số bình quân điều hoà của các chỉ số cá thể và chỉ số chung của chỉ tiêu

lượng hàng hoá tiêu thụ là số bình quân cộng của các chỉ số cá thể, * Hệ thống chỉ số:

Hệ thống chỉ số là một phương trình phản ánh mối quan hệ giữa các chỉ số với nhau Để có hệ thống chỉ số cần phát có phương trình kinh tế Ví dụ:

Doanh thu = giá bán x lượng hàng hoá tiêu thụ Ppq=Ppxq Từ phương trình trên có hệ thống chỉ số: Tự = 1 x 1 LPI _ Ð Pđ: ĐPi > Po > Pot Š đoÐạ (1) (2) (3)

Trong hệ thống chi số trên, chỉ số (1) gọi là chỉ số tổng hợp (phản ánh

sự biến động chung của tổng thể) Chỉ số (2) và (3) gọi là chỉ số nhân tố (phản

ánh sự biến động của từng nhân tố)

Ngoài ra, hệ thống chỉ số cũng được vận dụng để phân tích srr hiến động

Trang 39

CHUONG III

NHUNG VAN DE CHUNG CUA THONG KE KINH TE

I DOI TUONG, PHUONG PHAP VA VAI TRO CUA THONG KE KINH TE

1 Đối tượng nghiên cứu

Thống kê kinh tế là một phân hệ của thống kê học - là tổng thể quá

trình thu thập, xử lý, phân tích, dự báo thông tin kinh tế xã hội trong toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho lãnh đạo và

tổ chức quản lý nền kinh tế quốc dan

Đối tượng nghiên cứu của thống kê kinh tế là mặt lượng của các hiện tượng kinh tế xã hội số lớn diễn ra trong toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội, trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, trong điều kiện thời gian và địa

điểm cụ thể

- Đặc trưng của thống kê kinh tế là nghiên cứu mặt lượng và thông qua mặt lượng của các hiện tượng kinh tế mà nêu lên bản chất và tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu

- Phải nghiên cứu số lớn các hiện tượng để những nhân tố không bản chất được bù trừ và triệt tiêu, mặt bản chất của hiện tượng mới được thể hiện rõ

nét, tính quy luật mới được khẳng định

- Thống kê kinh tế nghiên cứu các hiện tượng diễn ra trong quá trình tái sản xuất xã hội từ yếu tố đầu vào đến việc tiêu thụ sản phẩm

- Thống kê kinh tế nghiên cứu tái sản xuất trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân Nền kinh tế quốc dân (KTQD) có thể được hiểu theo các quan điểm khác nhau: theo lãnh thổ địa lý và lãnh thổ kinh tế

+ Theo lãnh thổ địa lý: nền KTQD là tổng thể các đơn vị kinh tế thường

trú và không thường trú trong phạm vi lãnh thổ nghiên cứu, tồn tại trong mối

Trang 40

liên hệ hữu cơ với nhau, thực hiện các chức năng khác nhau trong hệ thống phân công lao động xã hội

+ Theo lãnh thổ kinh tế: nền KTQD là tổng thể các đơn vị kinh tế

thường trú của lãnh thổ nghiên cứu, tồn tại trong mối liên hệ hữu cơ với nhau, thực hiện các chức năng khác nhau trong hệ thống phân công lao động xã hội

Các đơn vị kinh tế duoc coi là đơn vị thường trú của một quốc gia nếu:

e Có trung tâm lợi ích kinh tế trên lãnh thổ đó

e Đã thực tế hoạt động trên lãnh thổ đó từ 1 năm trở lên e Tuân thủ luật pháp của lãnh thổ đó

Các trường hợp ngoại lệ: các tổ chúc quân sự và ngoại giao của nước (quốc gia) A ở nước ngồi ln là đơn vị thường trú của nước (quốc gia) A

2 Phương pháp tiếp cận của thống kê kinh tế

Lý thuyết thống kê nói chung và thống kê kinh tế nói riêng thường sử dụng hai

phương pháp nghiên cứu và tiếp cận chủ yếu để nghiên cứu đối tượng

Phương pháp thống kê mô tả, bao gồm các phương pháp thu thập số liệu, mơ tả,

tính tốn và trình bày số liệu

Phương pháp thống kê suy diễn (còn gọi là thống kê phân tích) bao gồm các phương pháp ước lượng, kiểm định, phân tích mối liên hệ, dự đoán dựa trên cơ sở các dỡ liệu thông fm thu thập

3 Vai trò của thống kê kinh tế trong cơ chế thị trường

Trong hệ thống thông tin phục vụ quản lý, thông tin thống kê nói chung và thông tin thống kê kinh tế nói riêng giữ vị trí quan trọng Chúng cung cấp những thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của đất nước trong mối liên hệ với thế giới Thông tin kinh tế được coi là “ nguồn tài nguyên đặc biệt” của cán

bộ lãnh đạo và chỉ đạo nên kinh tế Thông tin kinh tế làm cơ sở, căn cứ cho

Ngày đăng: 08/11/2022, 00:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w