1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề cương bài giảng môn học xây dựng đảng về tư tưởng

206 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 206
Dung lượng 22,44 MB

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ-HÀNH CHÍNH QUÓC GIA HÒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHi VA TUYEN TRUYEN

DE TAI KHOA HOC CAP CO SO

DE CUONG BAI GIANG MON HOC XAY DUNG DANG VE TU TUONG

| HOC VIEN BAO CHI & TUYEN TRUYE™ |

LDtd = LOAF -

Chi nhiém dé tai: ThS Tran Thi Huong Thư ký đềtài : ThS Lé Thi Hang

Trang 3

MUC LUC Trang Chương 1 | Nhập môn Xây dựng Dang về tư tưởng 1

Chương 2 | Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vỀ xây 20

dựng Đảng về tư tưởng ,

Chương 3 | Các bộ phận xây dựng Đảng về tư tưởng 44

Chương 4 | Giáo dục lý luận chính trị cho đảng viên Fi Chương 5 | Giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, 98

dang vién

Chuong 6 | Dau tranh tư tưởng ở nước ta hiện nay 119

Chuong 7 Nguyên tắc, phương pháp xây dựng Đảng về tư tưởng 141 Chương § | Hình thức và phương tiện xây dựng Đảng về tư tưởng _Ƒ 187

Chương 9 | Chất lượng và hiệu quả xây dựng Đảng về tư tưởng 188

Danh mục tài liệu tham khảo 200

Trang 5

CHUONG 1 NHAP MON XAY DUNG DANG VE TU TƯỞNG I KHAI NIEM 1 Tư tưởng, hệ tư tưởng q Tự tƯỞHg ;

Từ điển Tiếng Việt định nghĩa tư tưởng là quan điểm và ý nghĩ chung

— eủa con người đối với hiện thực khách quan và đối với xã hội

tư tưởng, tư tưởng tiến bộ, hệ tư tưởng Nho giáo'

Re

Từ điển Triết học định nghĩa: tư tưởng là "sự phản ánh hiện thực trong

ý thức, là biểu hiện quan hệ của con người đối với thế giới xung quanh" Tư tưởng là sự phản ánh của hiện thực trong ý thức, biểu thị những lợi

ich ít nhiều có tính phổ biến của con người, của xã hội Tư tưởng lả hình thức

phản ánh thế giới bên ngoài, được thôi thúc bởi mục đích, bởi ý thức rõ ràng về những ích lợi, triển vọng của việc nhận thức đó nhằm vào việc cải tạo thế giới bên ngoài Là sự phản ánh thế giới khách quan, song không phải là sự phản ánh hời hợt, bên ngoài sự vật, mà nó có khả năng phản ánh cái bản chất sâu kín, bên trong sự vật, hiện tượng Thông qua những kinh nghiệm do thực tiễn mang lại, thông qua những tri thức đã được tích lũy trong lịch sử, tư tưởng có khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa để tiến sâu vào bản chất sự

vật, thể hiện dưới dạng các khái niệm, phạm trù, nguyên lý

Như vậy, có thể quan niệm ứ# /ưởng là sự phản ánh thế giới khách quan vào trí óc con người dưới dạng những khái niệm, pham trù, những nguyên lý, quy luật nhằm thỏa mãn các nhu câu (nhận thức và hoạt động thực tiễn) của con người Độ chính xác, tính khoa học có thể kiểm nghiệm

được của các nguyên lý, phạm trù, khái niệm là minh chứng đánh giá tính

chân lý của các tư tưởng Song, tư tưởng không chỉ là sự phản ánh thế giới

Trang 6

khách quan, mà tư tưởng còn xác định con đường để cái tạo thế giới khách quan phục vụ nhu cầu của con người

Trong quá trình phản ánh đó, tư tưởng có những đặc trưng cơ bản sau đây:

Một là, hình thức phản ánh của tự tưởng là chủ quan, nhưng nội dung phản ánh là khách quan Nói cách khác, hình thức của tư tưởng là chu quan, nội dung của tư tưởng là khách quan Não người là khí quan vật chất thực hiện chức năng phản ánh của tư tưởng, song bản thân tư tưởng lại hồn

tồn trừu tượng, vơ ảnh, vô hình Ta chỉ có thể nhận biết tư tưởng của một

chủ thể nào đó qua cái vỏ ngôn ngữ của các khái niệm, được sắp xếp theo các quan hệ giữa chúng Hình thức sắp xếp các khái niệm, phạm trù đã biết để xây dựng một luận điểm, một nguyên lý lý luận nào đó, hay đơn giản chỉ là một tư tưởng đơn lẻ dưới dạng các khái niệm, các phạm trù mà họ nói, hoặc viết ra

đều là hình thức của tư tưởng Nội đung tư tưởng mà các khái niệm phản ánh

nằm ở bên ngoài nó, đó là các quan hệ hiện thực, khách quan diễn ra trong đời sống xã hội, tự nhiên và tư duy Xét theo mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể của quá trình phản ánh, thì chủ thể phản ánh là con người có khí quan vật

chất đặc biệt là bộ não, thực hiện chức năng nhận thức — phản ánh Khách thể

của quá trình phản ánh là các quan hệ hiện thực, đời sống xã hội, các sự vật, sự việc bên ngoài ý thức của chúng ta Khách thể của quá trình phản ánh quy định nội dung của phản ánh, còn chủ thể của quá trình phản ánh quy định hình thức phản anh

Hai là, tư tưởng có tính độc lập tương đối so với thể giới khách quan và có tác động trở lại thế giới khách quan Vì tư tưởng có tính độc lập tương

đối so với thế giới khách quan, nên tư tưởng có khả năng “thoát khỏi” tính

muôn vẻ của cái cụ thé để đi sâu khám phá cái phổ biến, cái bản chất tồn tại ở

nhiều sự vật, hiện tượng cùng loại Trong quá trình thoát khỏi cái cụ thể, sự

Trang 7

vượt trước so với thế giới khách quan và phản ánh sai lạc, máy móc, bảo thủ

so với thế giới khách quan đã biến đổi

Khi chủ thể nhận thức được cái bản chất, tất yếu và quy luật vận động của sự vật, hiện tượng, tư tưởng có khả năng dự đoán chiều hướng phát triển tương lai của các sự vật hiện tượng đó Ngược lại, khi chủ thể nhận thức có năng lực phản ánh hạn chế, quan điểm nhận thức không đúng, thái độ định

kiến, chủ quan phiến điện và thiếu thông tin cần thiết, tư tưởng khó có khả

năng phản ánh đúng tình hình thực tiễn, sẽ phản ánh sai lạc thực tiễn khách quan, khi đó, nó trở thành lực lượng bảo thủ, kìm hãm sự phát triển của đời

sống thực tiễn

Ba la, tư trởng gắn với lợi ích của con người Tư tưởng, về bản chất

là sự phản ánh thế giới khách quan vào não người, song sự phản ánh đó là sự phản ánh của những con người và lực lượng xã hội cụ thể thực hiện, được thúc đây bởi những nhu cầu, động cơ, lợi ích riêng của các chủ thê nhận thức Chính do nhu cầu nhận thức thế giới khách quan phục vụ lợi ích của con

người, nên đã thúc đây con người không ngừng khám phá thế giới khách quan

xung quanh mình Lợi ích của con người gắn với tư tưởng của họ, con người

sử dụng những thành tựu tư tưởng do mình tạo ra để bảo vệ lợi ích của chính mình Trong xã hội có giai cấp thì tư tưởng bao giờ cũng mang tính giai cấp C.Mác - Ph.Ăng-ghen khẳng định: “Những tư tưởng thống trị của một thời đại bao giờ cũng chỉ là tư tưởng của giai cấp thống trị” Trong xã hội có giai cấp

luôn điễn ra cuộc đấu tranh tư tưởng nhằm truyền bá, thuyết phục, lôi kéo

quần chúng nhân dân theo quan điểm tư tưởng của giai cấp thống trị, nhằm

biến tư tưởng thành sức mạnh vật chất để giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh giai cấp Do vậy, xây dựng Đảng về tư tưởng đòi hỏi các chính Đảng phải coi trọng việc đấu tranh tư tưởng cả trước và sau khi giành được chính quyền, đặc

biệt sau khi giành được chính quyền, cần phải đấu tranh chống những khuynh

Trang 8

hướng, tư tưởng lệch lạc, các tư tưởng thù địch, phản động để cho ý thức

XHCN chiếm ưu thế tuyệt đối trong tỉnh thần đời sống xã hội

Bắn là, tư tưởng luôn có chủ thể xác định Không có tư tưởng chung chung toàn nhân loại, tư tưởng phi giai cấp trong xã hội còn phân chia giai cấp Tư tưởng luôn gắn với một chủ thể xác định, phản ánh những lợi ích của chủ thể mà nó đại biểu C.Mác — Ph.Ăng-ghen đã chỉ ra rằng: “Trong mọi thời đại, những tư tưởng của giai cấp thống trị là những tư tưởng thống trị Điều đó có nghĩa là giai cấp nào là lực lượng vật chất thống trị trong xã hội thì cũng là lực lượng tỉnh thần thống trị trong xã hội.”!

Năm là, tư trưởng có thể được phân loại dưới nhiều hình thức khác

nhau Căn cử vào tính chất cách mạng và tiến bộ của tư tưởng, có thể phân loại tư tưởng thành: tư tưởng cách mạng và tư tưởng phản cách mạng: tư

tưởng tiến bộ và tư tưởng lạc hậu Căn cứ vào đặc điểm nhận thức, có thể

phân loại tư tưởng thành: tư tưởng triết học, tư tưởng chính trị, tư tưởng tôn giáo, tư tưởng nghệ thuật, tư tưởng khoa học, tư tưởng kinh tế, tư tưởng pháp lý v.v

b Hệ tư tưởng

Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản,

C.Mác và Ph.Ăng-ghen chỉ ra rằng các giai cấp phải phát triển tư tưởng (hệ

thống hóa, khái quát hóa tư tưởng của giai cấp mình thành lý luận, thành các học thuyết chính trị - xã hội) thành hệ tư tưởng làm vũ khí lý luận trong đấu

tranh giai cấp Theo các Ông, hệ tư tưởng cũng là sản phẩm của nhà tư tưởng trên cơ sở hệ thống hóa, bảo vệ, phát triển các quan điểm tư tưởng phản ánh lợi ích của giai cấp họ Ph.Ăng-ghen viết “Hệ tư tưởng là một quá trình do con người mệnh danh là nhà tư tưởng đã hoàn thành một cách có ý thức” Như vậy, để lãnh đạo cách mạng, các Đảng Cộng sản phải được xây dựng trên hệ tư tưởng tiên tiến, cách mạng và khoa học, phải tiến hành xây dựng

Trang 9

Đảng về tư tưởng một cách kiên trì, bền bí, lâu dai, tác động sâu sắc đến đội

ngũ đảng viên của Đảng

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, trong xã hội có giai cấp, hệ tư tưởng bao giờ cũng mang tính giai cấp, phản ánh những lợi ích giai cấp Trong tác phẩm “Làm gì” V.ILLê-nin đã chỉ rõ: Chừng nào trong xã hội còn giai cấp và đấu tranh giai cấp thì không thể có hệ tư tưởng nói chung, không thé có hệ tư tưởng phi giai cấp, vấn đề đặt ra chỉ là như thế này: “Hệ tư tưởng tư sản hoặc hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, không có hệ tư tưởng trung gian (vì nhân loại không tạo ra một hệ tư tưởng “thứ ba” nào ca; va chang, trong một

xã hội bị những sự đối kháng giai cấp chia xẻ thì không bao giờ có hệ tư

tưởng ở ngoài hoặc trên cac giai cấp) Vì vậy, mọi sự coi nhẹ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa đều có nghĩa là tăng cường hệ tư tưởng tư sản”,

Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: hệ /w ưởng (danh từ) là hệ thống tư

tưởng và quan điểm, thường phản ánh quyền lợi cơ bản khác nhau của các

giai cấp, các tầng lớp xã hội?

Như vậy, hệ tư tưởng là hệ thống các tư tưởng, quan điểm, quan niệm về chính trị, kinh tế, xã hội, pháp quyền, tôn giáo, đạo đức, thâm mỹ, triết học

thuộc ý thức xã hội, mang bản chất giai cấp và là kim chỉ nam cho hành động

của một giai cấp, tầng lớp nhất định trong xã hội Hệ tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, được xác định là nền táng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng

Là một yếu tô thuộc kiến trúc thượng tầng xã hội, hệ tư tưởng có những đặc điểm riêng: chỉ gắn với giai cấp giữ địa vị thống trị, hoặc đại diện cho

một hình thái kinh tế - xã hội; mang bản chất giai cấp thống trị xã hội; phản

ánh lợi ích của giai cấp thông qua lăng kính của các nhà tư tưởng đại diện cho giai cấp; mang tính khái quát, trừu tượng cao và có tính ổn định tương đối;

` V.I.Lê-nin: 7oàn đập, tập ố, Nxb Tiên bộ, Matxcova,1975, tr.49-50

Trang 10

bao gồm hệ thống các tư tưởng: chính trị, tôn giáo, đạo đức trong đó tư tưởng chính trị là cốt lõi

Hệ tư tưởng chính trị được hiểu là hệ thống tư tưởng, lý luận, quan điểm của một giai cấp, một chính đảng nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp đó, được biểu hiện thành các quan điểm chính trị, cụ thể hóa trong cương lĩnh, đ-

ường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước

Để hệ tư tưởng của giai cấp thống trị (giai cấp cầm quyền) trở thành hệ

tư tưởng của xã hội, chiếm địa vị thống trị tỉnh thần xã hội, được nhân dân

ủng hộ, tin theo, các chính đảng phải làm tốt quá trình sáng tạo hệ tư tưởng Quá trình sáng tạo hệ tư tưởng gồm ba quá trình chủ yếu: quá trình sản xuất

hệ tư tưởng; quá trình tái sản xuất hệ tư tưởng (quá trình truyền bá, giáo đục

hệ tư tưởng đã được sản xuất vào trong Đảng và trong xã hội); quá trình vật

chất hóa hệ tư tưởng (quá trình biến tư tưởng thành hiện thực) Các giai cấp,

các nhà nước, các chính đảng, các lực lượng xã hội với tư cách là chủ thé sang

tạo tư tưởng, phải tiến hành công tác tư tưởng của mình,

Vì vậy, công tác tư tưởng, theo nghĩa chung nhất là hoạt động của các chủ thể tư tưởng (các giai cấp, các nhà nước, các chính đảng ) thông qua các

quá trình tư tưởng xác lập, phát triển, truyền bá và định hướng hệ tư tưởng

của mình đối với xã hội nhằm tạo niềm tỉn, thống nhất tư tưởng, thúc đây

quan chúng hành động theo những lợi ích do chủ thể tư tưởng xác định

Xây dựng Đảng về tư tưởng là một bộ phận của công tác xây dựng nội bộ Đảng Cộng sản, cũng phải trải qua ba quá trình đó, nhưng chủ thể tiến hành được xác định là Đảng và đối tượng được tác động là đội ngũ đảng viên của Đảng

2 Công tác tư tưởng của Đẳng

Khái niệm công tác tư tưởng đã được nhiều học giả đề cập đến trong

các sách giáo trình, các sách chuyên khảo Điểm qua tình hình nghiên cứu, có

Trang 11

Trong cuốn sách “Nguyên lý công tác tư tưởng tập I” do PGS,TS Lương Khắc Hiếu (chủ biên) các tác giả quan niệm: “công tác t tưởng là hoạt động có mục đích của một giai cấp, một chỉnh đảng nhằm hình thành, phát triển, truyền bá hệ tư tưởng trong quân chúng, thúc đẩy quân chúng

hành động vì lợi ích của chủ thể hệ tư tưởng

Công tác tư tưởng dưới chủ nghĩa xã hội là hoạt động có mục đích của

Đảng Cộng sản và Nhà nước nhằm phát triển, truyền bá hệ tư tưởng xã hội chủ

nghĩa, biến hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa thành hệ tư tưởng chỉ phối, thông trị trong đời sống tỉnh than xã hội, động viên, cổ vũ tính tích cực, tự giác, sáng tao của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa an

Trong cuốn sách “Mộ: số vấn đề về công tác tư tưởng” Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, tác giả Đào Duy Tùng quan niệm: “Cồng fác tưởng là bộ phận cấu thành rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động cách mạng của Đảng, công tác tư tưởng cùng với công tác tổ chức góp phân xây dựng Đảng thành đội tiên phong, bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, có nhiệm vụ: giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ trương đường lỗi chính sách của Đảng cho cán bộ đảng viên và quân chúng nhằm nâng cao tỉnh tự giác, chủ động sáng tạo của họ trong việc thực hiện những nhiệm vụ chính trị cụ thể do Đảng đề ra, động thời nó cũng góp phân vào việc hình thành chủ trương đường lỗi của Đảng - một nhiệm vụ không thể thiếu được của công tác tư tưởng Công tác tư tưởng của Đảng còn góp phần quan trọng vào việc xây dựng những con người mới xã hội chủ nghĩa, vào việc hình thành thượng tầng kiến trúc mới về mặt hình thái ý

thie”

Kế thừa quan niệm của các tác giả, có thể đưa ra khái niệm về công tác tư tưởng của Đảng như sau: Công iác tư tưởng là hoạt động lãnh äđqo quan trọng hàng đầu của Đảng trong việc: phát triển hệ tư tưởng của Đảng;

! PGS,TS Lương Khắc Hiểu (chủ biên): Nguyên lý công tác tu tướng tập I, NXB CTQG, Hà Nội, 2008 ? Đào Duy Tùng: Mội số vấn đề về công tác tư tưởng, Nxb CTQG, Hà Nội,1999, tr.8

Trang 12

nghiên cứu ly luận tổng kết thực tiễn, góp phần hình thành quan điểm, đường lỗi, chính sách của Đảng; truyền bá giáo dục hệ tư tưởng, đường lỗi chủ trương của Đảng, chỉnh sách pháp luật của Nhà nước nhằm hình thành thé giới quan, phương pháp nhận thức khoa học cho cắn bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, tạo sự thống nhất tư tưởng trong Đảng, sự đồng thuận tư tưởng giữa Đảng với nhân dân; cổ vũ động viên tỉnh thân sáng tạo cách

mang của nhân dân thực hiện thắng lợi đường lỗi chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; đấu tranh chống các thế lực thù địch

trên mặt trận tư tưởng; góp phần xây dựng nên văn hóa mới, con người mới xã hội chủ nghĩa, quảng bá hình ảnh tươi đẹp của đất nước, con người Việt Nam, đường lỗi chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra cộng đồng quốc tế.!

Quan niệm trên đã cho thấy rõ bản chất, chủ thể, đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ công tác tư tưởng của Đảng

Thứ nhất, về bản chất công tác tự tưởng của Đảng

Công tác tư tưởng của Đảng không phải là hoạt động nghiệp vụ đơn

mw, ff

thuần mà thuộc về hoạt động lãnh đạo của Đảng Chữ "công tác” trong khái niệm "công tác tư tưởng của Đảng” có nghĩa là hoạt động của Đảng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức các hoạt động tư tưởng chủ yếu như: Hoạt động sản xuất tư tưởng: hoạt động truyền bá, giáo dục tư tưởng; hoạt động hiện thực hóa tư tưởng (biến tư tưởng thành hiện thực) Tất cả các nước, các chính đảng, các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau đều phải tiến hành các hoạt động tư tưởng nói trên, nhưng nội dung và phương thức tiến hành hoạt động tư tưởng của các chính đảng, các nhà nước không giống nhau Xuất phát từ vị trí, tầm quan trọng của hoạt động tư tưởng trong xã hội ta, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định, Đảng là người lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức toàn bộ các hoạt động tư tưởng trong xã hội

Trang 13

Khi nói công tác tư tưởng thuộc về hoạt động lãnh đạo của Đảng là bởi: bản chất của hoạt động lãnh đạo là hoạt động giác ngộ, nâng cao nhận thức, tuyên truyền, vận động, thuyết phục quần chúng; là hoạt động tô chức, nêu gương và dẫn dắt quần chúng hành động Toàn bộ những hoạt động lãnh đạo ấy đều lấy hoạt động tư tưởng làm căn bản Chỉ có thông qua công tác tư tưởng, Đảng mới có thể tác động vào trái tìm, khối óc quần chúng làm cho họ giác ngộ, tin tưởng và tự nguyện theo Đảng làm cách mạng

Nhưng Đảng không chỉ là người lãnh đạo các hoạt động tư tưởng, mà còn là người chỉ đạo và tổ chức các hoạt động tư tưởng Nghĩa là Đảng trực tiếp chỉ đạo và tổ chức các hoạt động: nghiên cứu, phát triển lý luận (sản xuất); truyền bá, giáo dục lý luận trong các tầng lớp nhân dân; hiện thực hóa lý luận thành đường lối, chính sách chỉ đạo thực tiễn Song Đảng là một khái niệm rộng, bao gồm toàn bộ hệ thống tổ chức, cán bộ, đảng viên của Đảng trên phạm vi toàn quốc Trong hệ thống tổ chức của Đảng từ Trung ương xuống đến cơ sở có rất nhiều các cơ quan khác nhau, có cơ quan lãnh đạo, có cơ quan tham mưu, giúp việc, vậy những cá nhân và tổ chức nào giữ vai trò chủ thể công tác tư tưởng của Đảng với tư cách là người lãnh đạo, chỉ dao va tô chức các hoạt động tư tưởng?

Thứ hai, về chủ thể công tác tư tưởng của Đảng

Với tư cách là người lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động tư tưởng, chủ thể công tác tư tưởng của Đảng là: Đại hội Đảng các cấp, Ban Chấp hành Trung ương mà thường xuyên và trực tiếp là Bộ chính trị, Ban Bí thư; cấp ủy đảng các cấp; đảng đoàn, ban cán sự và các chỉ bộ Đảng Đối với các cơ quan lãnh đạo của Đảng, trong mối quan hệ này là chủ thể, trong mối quan hệ khác lại là đối tượng của công tác tư tưởng Ví dụ, các đảng bộ huyện là đối tượng trực tiếp của công tác tư tưởng của tỉnh ủy, song huyện ủy lại là chủ thể công tác tư tưởng của các đáng bộ cơ sở Dưới sự lãnh đạo của

chủ thể nói trên, toàn bộ hệ thống chính trị; toàn bộ cán bộ, đảng viên của

Đảng: tất cả quần chúng tích cực đều tham gia các hoạt động tư tưởng Trong

Trang 14

đó các cơ quan tham mưu của Dang về công tác tư tưởng, các cơ quan thông tin, báo chí của Nhà nước là lực lượng nòng cốt, có trách nhiệm trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo và thực hiện các hoạt động công tác tư tưởng của Đảng Đảng ta chỉ rõ: “Công tác tư tưởng là nhiệm vụ của toàn Đảng, của tat ca dang viên, trước hết là cấp ủy các cấp và đồng chí bí thư cấp ủy, của cả hệ thống chính trị với sự tham gia, đóng góp của nhân dân, trong đó lực lượng nòng cốt là đội ngũ chuyên trách làm công tác tư tưởng, lý luận, báo chí của Dang”!

Thư ba, đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ công tác tư trởng của Đảng Công tác tư tưởng của Đáng có hai hướng tác động chủ yếu: tác động ra bên ngoài xã hội và tác động vảo trong nội bộ Đảng Khi công tác tư tưởng

của Đảng hướng ra bên ngoài xã hội, thì toàn bộ các tổ chức của hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, các tầng lớp nhân dân là đối

tượng tác động của công tác tư tưởng Với đối tượng tác động này, công tác tư tưởng của Đảng hướng tới mục tiêu: truyền bá, giáo dục hệ tư tưởng, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước nhằm làm cho hệ tư tưởng của Đảng trở thành hệ tư tưởng chủ đạo trong xã hội, góp

phan bồi dưỡng thế giới quan, phương pháp nhận thức khoa học cho các tầng

lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận tư tưởng giữa các tầng lớp nhân dân với Đảng và Nhà nước; mặt khác công tác tư tưởng còn góp phần làm cho nhân dân và các lực lượng xã hội khác sống và làm việc trên đất nước ta hiểu, tuân

thủ chính sách và pháp luật của Nhà nước Đối với các quốc gia và vùng lãnh

thd, với nhân dân các nước trong cộng đồng quốc tế, công tác tư tưởng của Đảng hướng tới mục tiêu: quảng bá hình ảnh tươi đẹp và thân thiện của đất nước, con người Việt Nam; tuyên truyền quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ta đến cộng đồng quốc tế, nhằm làm cho chính phủ và nhân dân các nước hiểu, tin tưởng, ủng hộ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tô quôc xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta

Trang 15

Khi hướng vào nội bộ Đảng, công tác tư tưởng có mục tiêu: bảo đảm xây dựng Đảng vững mạnh về tư tưởng Xây dựng Đảng về tư tưởng là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của học thuyết Mác - Lênin về chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân Công tác tư tưởng, rước hết có nhiệm vụ nâng cao nhận thức tư tưởng, lý luận cho đội ngũ đảng viên, bảo đảm cho đội ngũ đảng viên của Đảng có thế giới quan và phương pháp nhận thức khoa học, tạo sự thống nhất về tư tưởng, chính trị và tổ chức trong toàn

Đảng; làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành nền

tang cla Dang Hai la, nghiên cứu sâu sắc, có hệ thống những di sản lý luận

của C.Mác- Ph.Ăng-ghen V.I.Lê-nin, Hồ Chí Minh để thấu triệt, phát triển và

vận dụng cho phù hợp với yêu cầu của thời đại mới Ba /à, nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn cách mạng Việt Nam, cung cấp những luận cứ khoa học và góp phần hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Bốn ià, nghiên cứu những kinh nghiệm phong phú của các đảng anh em, tiếp thu tỉnh hoa trí tuệ nhân loại làm giàu kho tàng lý luận của Đảng, không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của Đảng, bảo đảm cho Đảng luôn xứng đáng là đội tiên phong, lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Năm là, nghiên cứu lý luận, tổng kết kinh nghiệm công tác xây dựng Đáng, hình thành lý luận về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống quốc tế Sáz Jà, công tác tư tưởng có nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng, bảo vệ quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trước những âm mưu, thủ đoạn phá hoại tư

tưởng của các thế lực thù địch

Trang 16

3 Xây dựng Đảng về tư tưởng

Theo Từ điển Tiếng Việt, xáy đựng (động từ): làm cho hình thành một chỉnh thể về xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa theo một phương hướng nhất _

định, ví dụ : xây đựng cơ đồ, xây dựng đất nước

Trong Tập bài giảng chương trình cao cấp lý luận chính trị - hành

chính cho các đối tượng đào tạo ở Trung tâm Học viện Chính trị - Hành

chính quốc gia Hồ Chí Minh, tác giả Bùi Đức Lại quan niệm "Xây dựng Đảng về tư tưởng là xây dựng nền tảng tư tưởng của Đảng, tạo sự thống nhất trong Đảng về mục tiêu lý tưởng, về đường lối, chính sách, về hành động; xây dựng nền tảng đạo đức vững chắc của Đảng, thể hiện trong bộ mặt tỉnh thần của cán bộ, đảng viên; làm cho lý tưởng, đạo đức của Đảng trở thành giá trị chung, trở thành động lực phát triển của toàn xã hội"?

Từ quan niệm về công tác tư tưởng của Đảng đã được phân tích ở trên, kế thừa quan niệm của các tác giả, có thể quan niệm: Xây đựng Đảng về tư tưởng là xây dựng và bảo vệ hệ tư tưởng của Đảng; truyền bá, giáo dục hệ tư tưởng, giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, tạo sự thống nhất tư tưởng và hành động trong toàn Đảng; đấu tranh chống các tư tưởng sai trái và thù địch góp phần bảo vệ nên tảng tư tưởng của Đảng

Như vậy, thực chất xây dựng Đảng về tư tưởng là công tác tư tưởng trong nội bộ Đảng, nó có nội hàm, chủ thể, đối tượng hẹp hơn so với công tác

tư tưởng của Đảng nói chung |

Chú thể xây dung Dang về tư tưởng được xác định là: toàn Đảng, từ Ban Chấp hành Trung ương đến từng đảng viên, trong đó thường xuyên và trực tiếp là Bộ chính trị, Ban Bí thư; cấp ủy đảng các cấp; đảng đoàn, ban cán sự và các chi bộ Đảng

Đối tượng xây dựng Đảng về tư tưởng: cán bộ, đảng viên của Đảng

! 7> điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2010, tr.1459

? Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh: Tập bài giảng chương trình cao cấp lý luận chính

Trang 17

Nội dung xây dựng Đảng về tư tưởng: + Xây dựng nền tảng tư tưởng của Đảng

+ Giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên

+ Giáo dục nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên + Nghiên cứu, bổ sung phát triển lý luận, tổng kết thực tiễn

+ Xây dựng sự thống nhất về tư tưởng, làm cơ sở để xây dựng khối

đoàn kết, thống nhất về ý chí và hành động trong toàn Đảng

+ Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

II VI TRI, VAI TRO XAY DUNG DANG VE TU TƯỞNG

Xây dựng Đảng về tư tưởng là một trong ba mặt chủ yếu trong công tác

xây dựng nội bộ Đảng.Điều lệ Đáng khóa XI đã khẳng định: "Đảng Cộng sản

Việt Nam được xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tô chức” 1 Góp phần nâng cao vai trò tiên phong của Đẳng

Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc Để Đảng xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp và dân tộc, Đảng phải làm tốt công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tô chức, trong đó xây dựng Đảng về tư tưởng là vấn đề đặt lên hàng đầu

Tiên phong về tư tưởng, lý luận là biểu hiện tập trung nhất tính tiên

phong của Đảng Công tác lý luận của Đảng trong những năm qua đã góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc tìm ra những lời giải đáp đúng đắn,

kịp thời nhằm giải quyết có hiệu quả những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn Sau

27 năm đổi mới, nhiều vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã được làm sáng tỏ hơn Đây là cơ sở để toàn Đảng, toàn dân tiếp tục vững tin và củng cố quyết tâm để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội

Tiên phong về lý luận không chỉ là yếu tố quyết định tư cách, tính chất của Đảng và vẫn đề chất lượng cán bộ mà còn tác động tới vai trò lãnh đạo của Đảng Đảng đòi hỏi đảng viên và cán bộ phái: Học, hiểu lý luận, chính

Trang 18

sách, tình hình trong nước và trên thế giới để giáo dục quần chúng Phải nắm vững chính sách của Dang và của Chính phủ, đi đúng đường lối quần chúng như thế mới xứng đáng là đảng viên và cán bộ của Đảng, như thế mới lãnh đạo được quần chúng nhân dân

Trong xây dựng Đảng về tư tưởng, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định,

phải học tập lý luận Mác - Lê-nin Đảng cần phải giáo đục và yêu cầu đảng viên ra sức học tập lý luận, mở rộng tự phê bình và phê bình, đấu tranh với những tư tưởng phi vô sản

2 Góp phần thực hiện dân chủ, thống nhất ý chí và hành động

trong Đẳng

Làm tốt xây đựng Đảng về tư tưởng góp phần thực hiện dân chủ thống

nhất ý chí và hành động trong Đảng Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi

sự thống nhất về tư tưởng, về hành động là nguồn sức mạnh to lớn của Đảng

Người khẳng định: Nếu đảng viên tư tưởng và hành động không nhất trí, thì

khác nào một mớ cắt rời, "trống đánh xuôi, kèn thôi ngược" Như vậy, thì

không thể lãnh đạo quần chúng, không thể làm cách mạng |

Thực hành dân chủ trong Đảng là chìa khóa giải đáp mọi vướng mắc tư tưởng của đảng viên nảy sinh, tồn tại trong thực tiễn Thông qua sinh hoạt đảng, mọi đảng viên thực hiện tự phê bình và phê bình, giãi bày tâm tư, tình cảm, những vấn đề còn băn khoăn, vướng mắc Qua trao đổi, tranh luận, thảo luận đi đến thống nhất về tư tưởng trong tổ chức đảng, tạo ra sự gắn kết tình đồng chí, bảo đảm Đảng là một khối thống nhất về tư tưởng, ý chí và hành động

3 Góp phần bảo vệ, phát triển hệ tư tưởng của Đảng

Trang 19

phổ biến, bởi vì không chỉ có các giai cấp, các chính đảng mà cả các tổ chức tôn giáo cũng đấu tranh quyết liệt với nhau để khẳng định và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình Cuộc đấu tranh này là một tất yếu khách quan của

lịch sử để khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân cùng với hệ tư

tưởng của nó Diễn biến, tính chất, quy mô các giai đoạn của thời đại đều tuỳ thuộc vào diễn biến của cuộc đấu tranh nay

Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh được xác định là nền

tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng Do đó, đây là

một trọng điểm chống phá của các thế lực thù địch, phản động Phản bác lại những luận điệu xuyên tạc, chống phá của kẻ thù trên mặt trận tư tưởng không có tiếng súng nhưng lại là cuộc chiến cực kỳ gay go, phức tạp và quyết liệt, | đòi hỏi phải có trình độ lý luận, trình độ trí tuệ cao Nó đóng vai trò quan trọng không chỉ trong việc củng cố vững chắc trận địa tư tưởng hằng ngày, hằng giờ, mà còn có tầm chiến lược, góp phần quyết định trong việc bảo vệ nên tảng tư tưởng của Đảng, của Nhà nước, của chế độ; xây dựng và bảo vệ cơ sở lý luận, đường lối cách mạng, xác định hướng đi và dẫn dắt quần chúng

nhân dân; làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù

địch

Khẳng định tính đúng đắn, tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trước sự chống phá, xuyên tạc, bôi nhọ của các thế lực thù địch, phản động - không gì bằng nắm chắc, hiểu thấu đáo và vận dụng có hiệu quả hệ tư tưởng đó trong

thực tiễn Xây dựng Đảng về tư tưởng phải làm cho hệ tư tưởng Mác - Lênin

được thấm nhuần trong tư tưởng, hành động của mọi cán bộ, đảng viên, phải không ngừng bổ sung, phát triển lý luận ấy, đồng thời đấu tranh không khoan nhượng với các thế lực thù địch, phản động đang tìm cách chống phá Đảng ta trên mặt trận tư tưởng

Đảng Cộng sản Việt Nam xác định nhiệm vụ xây dựng Dang về tư

tưởng hiện nay là đấu tranh kiên quyết, không khoan nhượng với kẻ địch để

Trang 20

bảo vệ học thuyết Mác-Lênin, các nguyên lý khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin đã được lịch sử thừa nhận, trong đó cần tập trung bảo vệ và phát triển 3 học thuyết nền tảng của chủ nghĩa Mác là học thuyết về giá trị thặng dư, học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội, học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp v6 san

Trong xây dựng Đảng, cần kiên quyết đấu tranh báo vệ và phát triển các nguyên lý xây dựng Đảng kiểu mới của V.I.Lê-nin trong điều kiện Đảng cầm quyền Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, xây dựng Đảng về tư tưởng là phải đấu tranh bảo vệ tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự đóng vai trò nên tảng tư tưởng trong Đảng

Xây dựng Đảng về tư tưởng có mặt ở các thời kỳ, các giai đoạn cách mạng - ngay cả khi chưa nắm chính quyền lẫn khi Đảng cẦm quyền Nó luôn đi trước, di cling va đi sau mọi sự kiện, đóng vai trò đặc biệt quan trong trong xây dựng, tô chức lực lượng và hiện thực hoá cương lĩnh, đường lồi, nghị quyết của Đảng Nó góp phần quyết định nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Dang, bao dam cho Đảng đủ sức gánh vác trọng trách mà nhân dân giao phó, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị

4 Góp phần dự báo và định hướng tư tưởng trong Đảng

Trang 21

diễn biến tư tưởng trong Đảng, những âm mưu, thủ đoạn của kẻ địch để có khả năng định hướng tư tưởng trong Đảng

Trước xu hướng mở rộng hợp tác quốc tế, đa dạng hóa các mối quan hệ

đối ngoại, bối cảnh tồn cầu hố kinh tế kéo theo toàn cầu hóa trên các lĩnh

vực khác của đời sống xã hội, trong đó có thông tin truyền thông, thông tin ngày càng nhiều, hướng tiếp cận ngày càng đa dang, tinh chất thông tin ngày càng phức tạp Thực trạng này dẫn tới một xu thé là cán bộ, đảng viên rất có

khả năng chịu tác động từ các luồng thông tin phong phú, đa chiều, đa lĩnh vực mà ho dé dàng tiếp cận được, từ đó mà hình thành nên những luồng tư tưởng không thống nhất, thậm chí trái chiều Dự báo diễn biến tư tưởng trong Đảng một cách chủ động, chính xác và kịp thời là cơ sở để định hướng, thống nhất tư tưởng, xác định nội dung, hình thức, phương pháp xây dựng và đấu - tranh tư tưởng có hiệu quả, giữ thế chủ động trên trận địa hình thái ý thức này

Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã rút ra những bài học quý giá về công tác dự báo, định hướng tư tưởng: "Kinh nghiệm lịch sử cách mạng Việt Nam cho thấy, ở những bước

ngoặt của cách mạng, hoặc khi tình hình thực tiễn diễn biến phức tạp, cần

sớm có định hướng chính trỊ, tư tưởng Lúc nào chậm chạp, chập chờn thì tư tưởng một bộ phận không nhỏ sẽ chao đảo Trái lại, hễ chớm nở những biểu hiện đao động mà uốn nắn ngay, nhất là khi bộ chỉ huy của toàn Đảng nhất trí cao, cách xử lý kịp thời thì toàn Đảng, toàn xã hội sẽ nhanh chóng ổn định tư tưởng",

- Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất cầm quyền, do đó mà tư tưởng của Đảng cũng chính là tư tưởng được phổ biến trong toàn xã hội Khi tư tưởng trong Đảng được thống nhất, tư tưởng trong xã hội cũng thông suốt, là cơ sở bảo đảm cho Đảng lãnh đạo sự nghiệp cách mạng thành công với sự ủng hộ, góp sức của nhân dân

! Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,NXB CTQG, Hà Nội, 1996

Trang 22

HI ĐỎI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU MÔN HỌC XÂY DUNG DANG VE TU TUONG

1 Đối tượng nghiên cứu môn học xây dựng Đảng về tư tưởng

Xây dựng Đảng về tư tưởng là một môn học gắn liền với thực tiễn xây

dựng Đảng Củng với hai môn học xây dựng Đảng về chính trị và xây dựng Đảng về tổ chức, xây dựng Đảng về tư tưởng là một trong ba môn học về xây dựng nội bộ Đảng nhằm xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng trong sạch, vững mạnh, đủ năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu chống lại sự suy thoái trong bản thân Đảng, xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc, xứng đáng là người lãnh đạo, người tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Môn học Xây đựng Đảng về tư tưởng nghiên cứu, làm rõ quy luật xây dựng Đảng về tư tưởng, nguyên tắc, phương thức tiến hành xây dựng Dang về tư tưởng

2 Phương pháp nghiên cứu môn học xây dựng Đảng về tư tưởng Môn học xây dựng Đảng về tư tưởng sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

- Phương pháp lôgíc và lịch sử, phương pháp so sánh, phân tích, tổng - Phương pháp tổng kết thực tiễn là một phương pháp đặc thù của môn học

3 Nhiệm vụ nghiên cứu môn học xây dựng Đẳng về tư tưởng

Xây dựng Đảng về tư tưởng là một môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo cử nhân Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền Đây là môn học được thiết kế với khối lượng kiến thức cho 45 tiết giảng dạy và học tập (tương đương 3 đơn vị học trình hoặc 2

tín chỉ)

Trang 23

Một là: trang bị cho người học những kiến thức cơ bản, khá toàn điện về xây dựng Đảng về tư tưởng, các khái niệm cơ bản như: tư tưởng, hệ tư tưởng, công tác tư tưởng của Đảng: vị trí, vai trò xây đựng Đảng về tư tưởng

Hai la: cung cấp cho người học quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Dang Cộng sản Việt Nam về xây dựng Dang về tư tưởng: làm sáng tỏ các bộ phận chủ yếu của xây dựng Đảng về tư tưởng Ba là: giúp cho người học nắm vững các nguyên tắc, phương pháp, hình thức, phương tiện xây dựng Đảng về tư tưởng; nội dung giáo dục lý luận chính trị cho đảng viên, giáo dục đạo đức cách mạng cho đảng viên, cuộc đấu tranh tư tưởng ở nước ta hiện nay

Bắn là: trang bị cho người học khái niệm, tiêu chí đánh giá chất lượng

và hiệu quả xây đựng Đảng về tư tưởng, chỉ ra những biện pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động này trong thực tiễn

Môn học Xây dựng Đảng về tư tưởng góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ xây đựng, chỉnh đốn Đảng, giúp người học có thể đảm đương, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của người cán bộ cơng tác đảng, đồn thé sau

khi tốt nghiệp

CÂU HỎI ÔN TẬP

1 Phân tích khái niệm và nội dung xây dựng Đảng về tư tưởng Phân biệt công tác tư tưởng của Đảng với xây dựng Đảng về tư tưởng

2 Phân tích vị trí, vai trò xây đựng Đảng về tư tưởng

Trang 24

Chương 2

CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỖ CHÍ MINH

VE XAY DUNG DANG VE TU TUONG

I CHU NGHIA MAC-LENIN VE XAY DUNG DANG VE TU TUONG

1 Chủ nghĩa Mác - Lênin về công tác lý luận

a Tư trông của C.Mác-Ph.Ảng-ghen về công tác lý luận

C.Mác và Ph.Ăng-ghen là những người thầy đầu tiên của giai cấp vô sản, đã chỉ ra con đường và biện pháp để giải phóng giai cấp vô sản khỏi ách áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản Trong suốt quá trình hoạt động và lãnh đạo cách mạng, C.Mác-Ph.Ăng-ghen đã đưa ra những tư tưởng cơ bản, làm

nền tảng cho công tác lý luận Quan điểm cơ bản của C.Mác và Ph.Ăng-ghen

về công tác lý luận được thể hiện chủ yếu qua hai tác phẩm nỗi tiếng “Hệ tư tưởng Đức” và “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” và một số tác phẩm khác của hai Ông

Trong “Lời nói đầu góp phan phê phán triết học pháp quyên của

Hêghen" với luận điểm nỗi tiếng, C.Mác chỉ ra vai trò to lớn của lý luận cách

mạng: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể đánh đỗ bằng lực lượng vật chất;

nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào

quần chúng”!

Theo Ph.Ăng-ghen, lý luận có vai trò chỉ đường dẫn lối cho phong trào

cách mạng vô sản: “Ở đó cũng như ở đây và bây giờ, cả ở những vùng mỏ than của nước Đức, chỉ tuyên truyền không thôi thì phong trào không thể nào phát triển được Các sự kiện sẽ bắt người ta phải tin và rồi phong trào cũng sẽ

tiến nhanh, tất nhiên là nhanh nhất ở nơi nào có một bộ phận giai cấp vô sản

có tô chức và có trình độ lý luận như ở nước Đức”

Khi thấy phong trào công nhân Anh tiến chậm do coi thường lý luận,

Trang 25

Ph.Ăng-ghen yêu cầu những người lãnh đạo phải học tập lý luận Ông viết: “Trước sự thiếu vững chắc của những quan điểm lý luận trước kỉa, trước những lệch lạc về thực tiễn xuất phát từ sự thiếu vững chắc đó, ở Luân đôn

người ta ngày càng thấy rằng, với lý luận mới của chúng tôi, Mác và tôi đã đúng “và họ đã nhận thấy” cần phải đưa Liên đồn thốt khỏi nhũng hình thức

và truyền thống hoạt động âm mưu cũ”Ì,

Bàn về quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, C.Mác cho rằng lý luận phải

xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và soi đường cho thực tiễn Trong tác phẩm “Lời nói đầu góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen”, C.Mác đặt vấn đề: “Những nhu cầu lý luận liệu có trực tiếp trở thành những nhu cầu

thực tiễn hay không? Tư tưởng cố sức biến thành hiện thực vẫn chưa đủ; bản

thân hiện thực cũng phải cố sức hướng tới tư tưởng”

Trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, C.Mác và Ph.Ăng-

ghen yêu cầu những người cộng sản phải gương mẫu trong thực tiễn, phải có

trình độ lý luận: “Nhu váy la về thực tiễn, những người cộng sản là bộ phận kiên quyết nhất trong các đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận luôn luôn thúc day phong trao tiễn lên; về mặt lý luận họ hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ là họ hiễu rõ điễu kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vô sản ””

-_ Ph.Ăng-ghen chỉ ra rằng, lý luận của giai cấp vô sản thé hiện lập trường giai cấp và chỉ ra những điều kiện để giải phóng giai cấp ấy: “Chủ nghĩa cộng sản ở mức độ nó là lý luận, là sự biểu hiện lý luận của lập trường của giai cấp

vô sản trong cuộc đấu tranh đó và sự khái quát lý luận về những điều kiện giải

phóng của giai cấp vô sản”?

Trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” C.Mác và Ph.Ăng- ghen chỉ ra vẫn đề có tính quy luật về vị trí lý luận của giai cấp thống trị luôn

! C Mác và Ph.Ăng-ghen: Toàn tập, tập 21, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995, tr,325, ? C.Mác và Ph.Ăng-ghen: Toàn tập, tập 1, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995, tr.582

* C.Mác và Ph.Ăng-ghen: Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội,1995, tr.614

Trang 26

thống trị xã hội “Lịch sử tư tưởng chứng minh cái gì, nếu không phải là chứng

mỉnh rằng sản xuất tinh thần cũng biến đổi theo sản xuất vật chất ? Những tư tưởng thống trị của một thời đại bao giờ cũng chỉ là những tư tưởng của giai cấp thống trị”, |

C.Mác và Ph.Ăng-ghen còn chỉ ra rằng lý luận cách mạng mang tính khách quan, khoa học, chiến đấu: “Những quan điểm lý luận của những người cộng sản tuyệt nhiên không dựa những ý niệm, những nguyên lý do một nhà cải cách thé giới nào phát minh hay phát hiện ra” mà “Những nguyên lý ấy chỉ là biểu hiện khái quát của những quan hệ thực tại của một cuộc đấu tranh giai cấp hiện có, của một sự vận động lịch sử đang diễn ra trước mắt chúng ta” và vì vậy “Những người cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình thành một luận điểm duy nhất này là: xóa bỏ chế độ tư hữu”

Vào những năm 50, 60 của thế kỷ XIX, sau khi “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” ra đời, trong phong trào cách mạng đã xuất hiện nhiều tổ chức liên kết công nhân trong những liên hiệp, nghiệp đoàn, đã tổn tại những tổ chức mệnh danh là cách mạng nhưng lại mang nhiều sắc thái chính trị, tư _ tưởng phản cách mạng Đề thống nhất, đoàn kết các phong trào đó phải có hạt nhân chính trị là đảng cộng sản dựa trên nguyên tắc kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân, năm 1864, Hội Liên hiệp công nhân quốc tế (tức quốc tế I) được thành lập Đó là một tổ chức bao gồm nhiều đại biểu công nhân trong nhiều trào lưu khác nhau, kết hợp lại trên cơ sở chủ nghĩa cộng sản khoa học Trong thời gian hoạt động trong quốc tế I, C.Mác và Ph.Ăng-ghen đã phải đấu tranh chống lại các trào lưu tư tưởng phản động tiểu tư sản như: (chủ nghĩa Pruđông, Bacunin, Látxan và chủ nghĩa công đoản Anh) để giữ vững lý luận cách mạng và khoa học của chủ nghĩa cộng sản

Trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gota”, C.Mác đã đấu tranh không khoan nhượng để chống chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa cải lương, những

Trang 27

khuynh hướng thoả hiệp vô nguyên tắc trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế

Theo Ph.Ăng-ghen, đấu tranh lý luận không chỉ để đập lại quan điểm

sai trái thù địch mà còn thông qua đó hình thành quan điểm lý luận của giai cấp vô sản Chẳng hạn, Ph.Ăng-ghen bảo vệ và phát triển toàn điện chủ nghĩa Mác thông qua phê phán lý luận mang tính triết trung, tầm thường của Đuyrinh (người Đức - đại biểu của CNXH tiểu tư sản, tiến sĩ vật lý có tham

vọng trở thành tiến sĩ triết học bằng việc xây dựng một hệ thống triết học đối

lập với tất cả triết học trước đó) Trong lời tựa viết cho tác phẩm “Chống Đuyrinh”, Ph.Ăng-ghen đã viết: “Hệ thống của ông Đuy Rinh được phê phán trong quyển sách này bao trùm một lĩnh vực lý luận rất rộng; tôi buộc phải theo ông khắp nơi và đem những quan niệm của tôi ra đối lập lại những quan niệm của ông ta Vì vậy, sự phê phán tiêu cực đã trở thành sự phê phán tích cực; cuộc bút chiến trở thành một sự trình bày it nhiều có hệ thống về phương pháp biện chứng và thế giới quan cộng sản chủ nghĩa của Mác và tôi đã đại

biểu”',

b Quan điểm của V.I.Lê-nin về công tác lý luận

Theo V.I.Lê-nin, công tác lý luận của Đảng dựa trên cơ sơ lý luận, trên cơ sở những kết luận khoa học đúc rút được từ lý luận và thực tiễn để phổ biến, tuyên truyền và tổ chức thực hiện tư tưởng của Đảng V.I.Lê-nin đã nói: “Không thể là một nhà lãnh đạo tư tưởng mà lại không làm công tác lý

luận nói trên, cũng như không thể là một nhà lãnh đạo tư tưởng mà lại không _

hướng công tác đó theo những nhu cầu của sự nghiệp, mà lại không tuyên truyền trong công nhân những kết luận của lý luận 46”

V.I.Lê-nin cho rằng người cán bộ làm công tác tư tưởng phải là những

người tiên phong về lý luận: “Nhà tư tưởng chỉ xứng đáng với danh hiệu nhà

tư tưởng khi nào họ đi trước phong trào tự phát chỉ đường cho nó, khi nào họ

! C.Mác và Ph.Ăng-ghen: Tuyễn tập, tập 5, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1975, tr.18-19

? V,I.Lê-nin: Toàn tập, tập 1, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1978, tr.382

Trang 28

biết giải quyết trước những người khác tất cả những vấn đề lý luận, chính trị,

sách lược và các vấn đề về tổ chức mà “những yếu tố vật chất” của phong trào

húc phải một cách tự phát”

- Về vị trí, vai trò của ly luận và công tac ly luận

Trong tác phẩm “Cương lĩnh của chúng ta”, V.I.Lê-nin chỉ rõ: Không thể có một đảng xã hội chủ nghĩa mạnh, mà lại không có lý luận cách mạng để đoàn kết tất cả những người xã hội chủ nghĩa lại để họ rút ra từ trong lý luận đó tất cả lòng tin tưởng của họ và đem áp dụng lý luận đó vào những phương pháp đấu tranh và phương sách hành động của họ Trong tác phẩm “Làm gì?”, V.I.Lê-nin đã khẳng định: "k»ông có by luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng ”? và “Chỉ đảng nào được một ý luận tiên phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong 3,

Có lý luận cách mạng thì đảng mới có thể phân tích được sâu sắc trên

cơ sở khoa học đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội, chính trị, lịch sử, đánh giá

so sánh lực lượng của cách mạng và phản cách mạng trên phạm vi thế giới để vận dụng những nguyên lý phổ biến vào việc quyết định đường lối chiến lược và sách lược cách mạng Vai trò của đảng với tư cách là lãnh tụ chính trị của

giai cấp vô sản trước hết phải thể hiện ở chỗ đảng có thể nhìn thấy trước được

xu hướng phát triển khách quan của lịch sử, phát hiện được quy luật khách quan của cách mạng, nghĩa là trước hết đảng phải trưởng thành về lý luận, phải có lý luận đúng

Đảng cộng sản là đội tiên phong chính trị có tổ chức và là đội ngũ có tổ chức chặt chẽ nhất, cách mạng nhất và giác ngộ nhất của giai cấp công nhân Khi có chính quyền, đảng là hạt nhân lãnh đạo của hệ thống chuyên chính vô sản và là một bộ phận của hệ thống đó Để hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình, Đảng phải có lý luận tiên phong dẫn đường, chỉ lối, mới giải quyết được những nhiệm vụ cách mạng thực tiễn đặt ra Hơn nữa, phát triển lý luận

! V.1.Lê-nin: Toàn tập, tập 5, Nxb Tiễn bộ, Matxcơva , 1975, tr 445-446

Trang 29

sẽ giúp đảng khắc phục hai khuynh hướng: giáo điều và kinh nghiệm Chủ

nghĩa giáo điều có biểu hiện là thoát ly thực tế, vận dụng máy móc kinh

nghiệm hoặc những kết luận có tính lý luận của nước ngồi, khơng phát huy tỉnh thần độc lập, sáng tạo của mình, chưa đi sâu nghiên cứu thực tế đất nước

để làm cho công tác lý luận được phong phú, sinh động Còn chủ nghĩa kinh

nghiệm có biểu hiện là coi thường lý luận, tách rời thực tiễn với lý luận; phân tích, phê phán tư tưởng sai lầm một cách gò ép, hời hợt, sức thuyết phục yếu

V.I.Lê-nin còn khẳng định vai trò và mối quan hệ chặt chẽ giữa công

tác lý luận với công tác tuyên truyền và cô động Người viết: Nếu không phát triển được công tác lý luận “ thì sẽ không tiến được một bước nào trong công tác tuyên truyền và cỗ động”! Giống như quá trình sản xuất vật chất,

mắt khâu đầu tiên và quan trọng nhất của quá trình tư tưởng là sự sản xuất tư

tưởng, tức là công tác lý luận Công tác lý luận quyết định phương hướng, nội dung của công tác tuyên truyền, cỗ động và là cơ sở, nền tảng của công tác xây dựng Đảng về tư tưởng Công tác lý luận phát triển đúng hướng sẽ là tiền đề, điều kiện thuận lợi cho công tác tuyên truyền và cỗ động Ngược lại nếu công tác lý luận giáo điều, trì trệ thì công tác tuyên truyền và cổ động sẽ gặp khó khăn, thiếu sức sống, thậm chí bế tắc

- Về nhiệm vụ của công tac ly luận và cắn bộ lý luận

Đối với V.ILLê-nin, công tác lý luận là nhiệm vụ hàng đầu trong xây

dựng Đảng về tư tưởng Một nhiệm vụ hết sức quan trọng của lý luận được

Lênin nhắn mạnh đó là đấu tranh trên mặt trận tư tưởng - lý luận, chống lại những phái cơ hội, chống chủ nghĩa tự do, xét lại Trong tác phẩm “Làm gi” V.I.Lênin viết: “Cần tiến hành đấu tranh tích cực chống “phái phê bình” hợp pháp, nó đã làm trụy lạc đầu óc con người đến cùng cực” Cũng trong tác phẩm này, Người đã nêu ra quan điểm của C.Mác để lên án, phê phán những kẻ “tìm cách làm giảm ý nghĩa của lý luận”, Người việt: “ nêu thực sự can

' Sdd, tap 19, tr.359 ? Sđ4, tập 6, tr.25

Trang 30

phải liên hiệp thì cứ ký kết những thỏa hiệp nhằm đạt những mục tiêu thực

tiễn của phong trào, nhưng chớ có buôn bán nguyên tắc, chớ có “nhân

nhượng” về lý luận

V.ILLê-nin đã nhận thức sâu sắc cuộc đấu tranh lý luận là một cuộc đấu

tranh hết sức gay gắt, trong cuộc đấu tranh này giai cấp tư sản đang tìm mọi

cách để thủ tiêu hệ thống lý luận tiến bộ, tìm cách phê phán, phủ nhận, bôi nhọ,

xuyên tạc dưới nhiều hình thức khác nhau Để nhắn mạnh hơn tầm quan trọng của lý luận trong cuộc đấu tranh này, V.LLênin tiếp tục khẳng định quan điểm của Ph.Ăng-ghen: “ cuộc đấu tranh vĩ đại của đảng dân chủ - xã hội không

chỉ có hai hình thức (chính trị và kinh tế) mà có ba hình thức”, và xếp “hình

thức đấu tranh lý luận ngang với hai hình thức đấu tranh trên”! Như vậy, kế

thừa quan điểm của C.Mác - Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã chứng minh rang “strc mạnh và sự vô địch” của phong trào cách mạng chính là ở sự “phối hợp và gắn

liền” của lý luận, chính trị và kinh tế, trong đó lý luận được coi là vũ khí tấn

công sắc bén nhất

Không chỉ nêu rõ nhiệm vụ của công tác lý luận đối với sự phát triển của phong trào cách mạng, đối với cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng - lý luận; xuyên suốt trong các tác phẩm của mình, V.I.Lênin còn nhấn mạnh tới nhiệm vụ của các nhà lý luận là phải phát triển công tác lý luận và vận dụng nó vào thực tiễn cách mạng

Nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất của các nhà lý luận là phải tổng kết thực tiễn: “Chúng ta phải cố gắng theo kịp các sự kiện xảy ra, tông kết lại, rút ra các kết luận Chúng ta phải làm công việc thường xuyên của các nhà chính luận - Viết lịch sử hiện đại và cố gắng viết như thế nào để trang sử do chúng ta viết ra có thể giúp đỡ đắc lực cho những người trực tiếp tham gia

992

phong trào”” Thực tiễn luôn biến đỗi không ngừng, đòi hỏi các nhà lý luận phải coi đây là công việc thường xuyên, cần phát triển lý luận cho phù hợp

Trang 31

với hoàn cảnh thực tế đất nước Trong thực tiễn cách mạng, những người cán bộ lý luận phải ý thức rõ về mối quan hệ chặt chẽ giữa lý luận, chính trị và tô chức, coi đó là điều kiện đảm bảo sức sống và hiệu lực của công tác xây dựng Đảng về tư tưởng

Bản thân V.I.Lê-nin là một nhà lý luận, do đó Người luôn quan niệm rằng phải thường xuyên bổ sung và phát triển lý luận, không thể đứng im hay

lùi lại so với thực tiễn đang diễn ra từng ngày, từng giờ Người viết: “Chúng

ta không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả

xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về

mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống"! Với quan niệm này, V.I.Lê-nin đã khẳng định lý luận, dù là của các nhà kinh điển cũng

không phải là bất biến, là tuyệt đối mà cần bổ sung, phát triển và hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện của thực tiễn Để làm được công việc đó, yêu cầu

đối với cán bộ lãnh đạo - những người trực tiếp hoạch định cương lĩnh, đường

lỗi phải không ngừng học tập và nghiên cứu Bàn về nội đung này, V.I.Lê-nin viết: “Riêng đối với những người lãnh đạo, nhiệm vụ của họ là phải học tập,

ngày càng nhiều hơn, tất cả các vấn đề lý luận; phải tự giải thoát, ngày càng

nhiều hơn, khỏi ảnh hưởng của những câu cỗ truyền của thế giới quan cũ, và không bao giờ được quên rằng chủ nghĩa xã hội, từ khi đã trở thành một khoa học, đòi hỏi phải được coi là một khoa học, nghĩa là phải được nghiên cứu”Z

- Công tác lý luận gắn liền với thực tiễn Theo quan điểm của V.I.Lê- nin, sự thống nhất lý luận với thực tiễn là yêu cầu rất căn bản của hệ tư tưởng

của giai cấp vô sản Điều này thể hiện trước hết ở chỗ công tác lý luận phải

hướng vào giải quyết những vấn đề cấp thiết của thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản và quần chúng lao động về chính trị, kinh tế, xã hội "Không thể có một đảng xã hội chủ nghĩa vững mạnh, nếu không có ]ý

' Sdd, tap 4, tr.232 2 Sdd, tap 6, tr.34

Trang 32

luận cách mạng để đoàn kết tất cả những người xã hội chủ nghĩa lại, để họ rút ra từ trong lý luận đó tất cả những tín điều của họ và đem ap dung ly luận đó vào những phương pháp đấu tranh và phương sách hành động của họ;

bênh vực cho một lý luận như thể mà mình nhận định là đúng, để chống lại

những sự công kích vô căn cứ và những mưu toan bóp méo lý luận đó, nhu thể tuyệt nhiên chưa có nghĩa là phản đối mọi sự phê phán ”

Công tác lý luận phải xuất phát từ thực tiễn, vì yêu cầu của thực tiễn,

mặt khác thực tiễn phải được soi sáng, định hướng từ lý luận được tổ chức chỉ đạo một cách khoa học

2 Chủ nghĩa Mác - Lênin về công tác tuyên truyền, cỗ động

a Tw tưởng của C.Mác và Ph.Ăng-ghen về công tác tuyên truyền, cỗ động

C.Mác và Ph.Ăng-ghen không những là những người sáng lập ra chủ nghĩa Mác mà còn là những người tuyên truyền, cỗ động mẫu mực những nguyên lý của chủ nghĩa Mác trong giai cấp vô sản Tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăng-ghen về công tác tuyên truyền, cỗ động có thể khái quát lại qua một số luận điểm như sau:

- Công tác tuyên truyền, cỗ động phải được tiễn hành một cách khoa

học Trong tác phẩm mang tính luận chiến “Những người cộng sản và Các

Hainơtxen” Ph.Ăng-ghen cho rằng, công tác tuyên truyền phải tránh “thứ công tác tuyên truyền lực lượng dân chủ”, “ thứ công tác tuyên truyền vô

nghĩa được tiến hành một cách thô thiển và mù quáng như vậy chẳng phải là hết sức có hại cho lực lượng dân chủ kinh nghiệm đã cho thấy rằng thứ

công tác tuyên truyền như vậy là vô ích ”?

- Nguyên tắc chủ đạo của công tác tuyên truyền là: không nên tuyên

truyền những vấn đề chưa rõ rang: “Thay vi dem lai su sáng tỏ chí ít cho một

vấn đề nào đó, thì họ lại tạo ra một tình trạng roi ram không thể tưởng tượng

Trang 33

được Đảng hoàn toàn có thể không cần đến những nhà khai sáng mà nguyên tắc cơ bản của họ là dạy người khác những điều mà bản thân họ chưa nghiên cứu ra” Ì,

- Cơ quan ngôn luận có vai trò tuyên truyền rộng rỗi lý luận, tư tưởng của giai cấp chính là báo đảng Nhiệm vụ công tác tuyên truyền của báo đẳng là “Trước tiên là tiến hành những cuộc thảo luận, chứng minh, phát triển và bảo vệ những đòi hỏi của đảng, bác bỏ và lật đỗ những tham vọng và những

luận điểm của phe thù địch”

b Quan điểm của V.I.Lê-nìn về công tác tuyên truyền, cỗ động

V.LLê-nin không chỉ là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận kiệt xuất, lãnh tụ lỗi lạc của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới mà Người còn là một nhà tuyên truyền, cỗ động chính trị xuất chúng Điều đó được thể

hiện qua 9000 tác phẩm, bài báo, báo cáo, điễn văn được coi là sự mẫu mực

về tính thuyết phục, thể hiện sâu sắc và toàn điện các vẫn đề mà vẫn dễ hiểu

và giản dị Hình ảnh của một vị lãnh tụ với những lời diễn thuyết trước hàng

triệu công nhân và binh sĩ Nga đã trở thành biểu tượng của những áng hùng ca tuyên truyền bất hủ, có sức kêu gọi và lay động lòng người Quan điểm của V.I.Lê-nin về công tác tuyên truyền, cỗ động có thể khái quát lại qua các luận điểm như sau:

- Về vai trò của công tác tuyên truyền và cô động

Công tác tuyên truyền, cỗ động là bộ phận không thể thiếu trong hoạt

động cách mạng của các đảng cộng sản, là công cụ lãnh đạo chính trị của Đảng, nâng cao giác ngộ chính trị của cán bộ, đảng viên, tạo ra sự nhất trí về quan điểm đối với những vấn đề thuộc đường lối đối nội, đối ngoại của Đảng V.I.Lê-nin đã nhắn mạnh rằng: “ tiến hành được một cách có hệ thống cuộc

` C.Mác - Ph.Ăng-ghen: Toàn tập, tập 34, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.563 ? C.Mác - Ph.Ăng-ghen: Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Ha Nội, 1995, tr.384-385

Trang 34

tuyên truyền, cỗ động hết sức có nguyên tắc và toàn điện Đó là nhiệm vụ chủ yếu và thường xuyên của Đảng cộng sản”,

Công tác tuyên truyền, cổ động đóng vai trò quan trọng không chỉ trong giai đoạn cách mạng giành chính quyền mà còn trong giai đoạn xây dựng đất nước, trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội Sau thắng lợi của cách mạng

xã hội chủ nghĩa tháng Mười vĩ đại, đất nước Xô Viết bước vào công cuộc

xây dựng trong hòa bình, V.ILLê-nin cho rằng: “Chính trị chủ yếu của chúng ta lúc này là xây dựng đất nước về mặt kinh tế và toàn bộ công tác cổ động và tuyên truyền của chúng ta đều phải dựa trên cơ sở đó””

- Về nguyên tắc tuyên truyền và cỗ động

Về tính khoa học trong tuyên truyền, cỗ động, V.LLê-nin đưa ra quan điểm: “Tài nghệ của mỗi một người tuyên truyền và mỗi một người cỗ động là

ở chỗ ảnh hưởng một cách tốt nhất đến một thính giả nhất định, làm cho một

chân lý nào đó đối với họ trở nên có sức thuyết phục mạnh nhất, dé hiểu nhất, "3, Người tuyên truyền, cỗ để lại những ấn tượng rõ ràng nhất, sâu sắc nhất

động phải kết hợp được tính khoa học và nghệ thuật trong hoạt động của mình, phản ánh đúng hiện thực mà tuyên truyền vô sản gây được niềm tin khoa học cho cán bộ, đảng viên, tạo cơ sở khách quan để đập tan những luận điệu xuyên tạc, phản tuyên truyền của giai cấp tư sản Một biểu hiện khác của tính khoa học là tính chân thực, cũng được V.L.Lê-nin đề cập tới trong tác phẩm Bàn về nhiệm vụ của Quốc tế III: " Giai cấp vô sản cần biết sự thật, và chẳng có gì tai

hại hơn cho sự nghiệp của họ bằng những lời dối trá có vẻ đẹp đế và êm tai của

bon tiéu tu san"

Để đạt được hiệu quả xây dựng Đảng về tư tưởng, trong tuyên truyền và cỗ động nhất thiết phải gắn với thực tiễn phong trào cách mạng, với cuộc sống

dé kip thời phát hiện những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến, những kinh

1 V LLé-nin: Todn tập, tập 6, tr.10

? V.I.Lê-nin: Toàn tập, tập 41, tr.483

Trang 35

nghiệm hay để tổng kết và phổ biến nhân rộng V.I.Lê-nin thường xuyên đòi

hỏi và căn dặn những người cộng sản: “Hãy bớt rùm beng về chính trị đi Hãy bớt những nghị luận kiểu trí thức đi Hãy gần gõi đời sống hơn nữa Hãy chú ý nhiều hơn nữa xem trong công việc thường ngày của họ, quần chúng công nông đang thực tế sáng tạo cái mới như thế nào Hãy kiểm nghiệm kỹ hơn xem

cái mới đó có tính chất cộng sản đến mức độ nào”"

- Về hình thức và phương tiện tuyên truyền, cô động

V.LLê-nin cho rằng phương tiện có tác dụng nhất đối với công tác tuyên truyền và cổ động lúc bấy giờ đó là sử dụng báo chí như một công cụ đắc lực Người viết: “một cuộc cỗ động mà chúng ta không thể tiến hành được nếu không có một tờ báo cho toàn nước Nga, xuất bản thường kỳ và được phổ biến

một cách ding din” “To bao không chỉ là người tuyên truyền tập thé va người cỗ động, mà lại còn là người tổ chức tập thể nữa””

V.I.Lê-nin chỉ rõ, thành lập một đảng, mà không tổ chức ra một tờ báo nhất định làm cơ quan đúng đắn cho đảng đó, thì trong một chừng mực lớn

việc thành lập đó chỉ là một lời nói suông mà thôi Người viết “Khẳng định là

Trang 36

và sự hệ thong hóa hoạt động đó vd

Để tiến hành xây dựng Đảng về tư tưởng, cần sử dụng nhiều hình thức và phương tiện để tuyên truyền và cỗ động, nhưng trong đó phải đặc biệt chú ý đến tuyên truyền và cỗ động bằng miệng vì nó thích nghỉ với mọi đối tượng,

mọi hồn cảnh, khơng gian và thời gian Nó nối dài trí tuệ người tuyên truyền và cỗ động, rút ngắn khoảng cách giữa chủ thể và khách thể, cán bộ và đảng

viên; tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân V.I.Lê-nin cho rằng: “Dù phương tiện thông tin đại chúng có hiện đại đến đâu cũng không bỏ được tuyên truyền cỗ động bằng miệng” Đồng thời, V.I.Lê-nin khẳng định “tuyệt đối cần tô chức ngày càng nhiều và ngày càng rộng rãi những hội nghị đảng viên, đi đôi với những biện pháp khác, nhằm phát huy tính chủ động của các đảng viên”, -

- Sự khác nhau giữa hoạt động tuyên truyền và cỗ động

V.I.Lê-nin, ngay từ thời kì trước cách mạng, đã chú ý đến những khác biệt trong phương pháp công tác của người tuyên truyền và người cổ động Người chỉ rõ, “nếu như người tuyên truyền nói nhiều ý, trình bày một cách

sâu sắc bản chất và những nguyên nhân của một hiện tượng xã hội, thì người

cỗ động sẽ lấy một ví dụ, một sự việc nào đó nỗi bật nhất và được thính giả biết rõ nhất nhằm chứng mỉnh một ý, một tư tưởng quan trọng để khêu gợi sự bất bình, sự phẫn nộ của quần chúng đối với sự bất công rõ rệt ấy và kêu gọi

họ đi đến hành động”! |

Người cỗ động đề cập đến các sự kiện và sự việc của đời sống xuất phát từ lập trường giải quyết thực tế các nhiệm vụ Người cỗ động phải bình luận từng văn kiện chính trị, từng sự kiện quan trọng trong nước, quốc tế, những thành tích và thiếu sót trong công tác của tập thé

! V Lê-nin: Toàn tập,tập 4, NXB Tiên bộ, Matxcơva, 1974, tr.241-242

? V.1.Lê-nin: Toàn đập, tập 6, NXB Tiến bộ, Matxcơa, 1978, tr.86

Trang 37

V.ILLê-nin đã phân tích bằng việc nêu ra một ví dụ cụ thể: “ nPƯỜI tuyên truyền, nếu bàn về vấn đề thất nghiệp chẳng hạn thì phải giải thích bản chất tư bản chủ nghĩa của các cuộc khủng hoảng, vạch rõ cái gì làm cho các cuộc khủng hoảng là không thể tránh khỏi trong xã hội hiện đại, vạch rõ sự

cần thiết phải cải biến xã hội ấy thành xã hội xã hội chủ nghĩa Nói tóm lại,

người tuyên truyền phái nói “nhiều ý”, nhiều đến nỗi là thoạt tiên thì toàn bộ những ý ấy chỉ có số một (tương đối) ít người có thể hấp thụ được Cũng nói

về vấn đề này, người cỗ động thì sẽ lấy một ví dụ nào nổi bật nhất và được thính giả biết rõ nhất rồi dựa vào những sự việc mà tất cả mọi người đều biết Ấy, người cỗ động sẽ đem hết sức ra làm cho “quần chúng” có một ý niệm duy nhất: ý niệm về sự mâu thuẫn phi lí giữa sự tăng thêm về của cải và sự tăng thêm nghèo khổ; người cỗ động sẽ ra sức kêu gọi sự bất bình, sự phẫn nộ của quần chúng đối với sự bất công rõ rệt ấy, và để cho người tuyên truyền

giải thích đầy đủ mâu thuẫn ấy”'

II TƯ TƯỞNG HÒ CHÍ MINH VẺ XÂY DỰNG DANG VẺ TƯ TƯỞNG

Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng công tác xây dựng Đảng về cả ba mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức, trong đó: "giáo dục tư tưởng và lãnh đạo tư tưởng là việc quan trọng nhất của Đảng, phải kiên quyết chống cái thói xem

nhẹ tư tưởng"? vì Người cho rằng, tư tưởng thông suốt thì hành động mới tích -

cực, đúng hướng Do đó, trong mọi hoạt động của đảng viên, của tổ chức đảng, xây dựng Đảng về tư tưởng phải luôn luôn đi trước một bước Người coi sự thống nhất về tư tưởng, về hành động là nguồn sức mạnh to lớn của Đảng Người nhắn mạnh: "Nếu đảng viên tư tưởng và hành động không nhất trí, thì khác nào một mớ cắt rời, "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” Như vậy,

thì không thể lãnh đạo quần chúng, không thể làm cách mạng"Š,

1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của lý luận và công tác lý luận

Trang 38

Một là, ra sức học tập, nghiên cứu để nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin và những kinh nghiệm quý báu của các thế hệ ông cha ta trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước cũng như kinh nghiệm của các nước

Hai là, từ thực tiễn của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, con người

Việt Nam, coi trọng việc vận dụng lý luận vào tổng kết thực tiễn rút ra những bài học kinh nghiệm cho cách mạng Việt Nam

Ba là, truyền bá lý luận Mác - Lênin để đồng bào, đồng chí hiểu Đảng, hiểu cách mạng, hiểu đường lối, chủ trương của Đảng rồi đứng lên đánh đuổi

để quốc, giành độc lập tự do cho Tổ quốc, xây dựng nước Việt Nam xã hội

chủ nghĩa giàu mạnh, ai cũng đủ cơm no, áo ấm, ai cũng được học hành Trên cả ba mặt đó, Người luôn luôn căn đặn Đảng phải chú ý chống bệnh chủ quan, giáo điều, máy móc và thổi phông những đặc thù, coi thường lý luận, rơi vào chủ nghĩa xét lại

Hồ Chí Minh quan niệm lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tông hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội trong lịch sử Lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, theo Người, đó "là sự tông kết những kinh nghiệm của phong trào công nhân từ trước đến nay ở tất cả các nước, khoa học về các quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội, khoa học về cách mang của quần chúng bị áp bức và bị bóc lột khoa học về xây dựng chủ nghĩa cộng sản"!

Hồ Chí Minh quan niệm lý luận là những vấn đề rất thực tế, từ "/jyzc rễ trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng rõ ràng, làm thành kết luận Rồi lại đem nó chứng minh với

thực tế Đó là lý luận chân chính"?,

Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò của lý luận, đặc biệt là lý luận Mác - Lênin; đồng thời Người cũng rất coi trọng công tác lý luận của Đảng nhằm năm vững những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng

Trang 39

sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, kinh nghiệm của tổ tiên trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam; nhằm tổng kết những kinh nghiệm của cách mạng nước ta rút ra những bài học có ý nghĩa, có giá trị lý luận

Vai trò của lý luận theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tập trung ở những luận điểm cơ bản sau đây:

Một là, lý luận đóng vai trò định hướng cho hành động

Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn của quá trình phát

triển của xã hội loài người, tổng kết những thành công và cả những thất bại của cách mạng qua các giai đoạn, các thời kỳ lịch sử Từ những bài học kinh nghiệm thực tiễn lặp đi lặp lại đó, con người rút ra những quy luật vận động của sự vật, hiện tượng

Khi đặt vẫn đề Đáng lãnh đạo thế nào và lãnh đạo bằng cái gì, Hồ Chí

Minh chỉ ra rằng, lý luận rất quan trọng: “Không có lý luận thi ling túng như "!_ Răng, nguyên nhân của bệnh chủ quan, bảo thủ là do

"Kém lý luận, hoặc khinh lý luận, hoặc lý luận suông'2,

nhăm mat ma di

Vì kém lý luận nên không biết xem xét đánh giá đúng sự vật, hiện tượng; không biết nhanh chóng xử trí, giải quyết đúng những mâu thuẫn; không nhận rõ được điều kiện, hoàn cảnh khách quan, chủ quan; "ý mình nghĩ thế nào làm thế ấy Kết quả thường thất bại”

Hai là, lý luận đóng vai trò dự đoán tương lai

Sự vật luôn luôn vận động, phát triển không ngừng Những hiện tượng của hôm nay đều có nguồn gốc nảy sinh từ quá khứ Cái hiện tại có thể sẽ là bước đi tiếp theo nào đó nảy sinh trong tương lai Lý luận giúp con người tử

hiện tại có khả năng phán đoán được tương lai Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng

Trang 40

nghiệm, điều đó rất quý, nhưng nếu họ "biết thêm lý luận thì công việc lợi

hơn nhiều Họ quên rằng: kinh nghiệm của họ tuy tốt, nhưng cũng chẳng qua

là từng bộ phận mà thôi, chỉ thiên về một mặt mà thôi" Người nói: "Có kinh

nghiệm mà không có lý luận cũng như một mắt sáng một mắt mờ",

Lý luận giúp con người định hướng đúng cho hành động hiện tại, phán

đoán đúng những bước đi và sự phát triển - của tương lai "Lý luận cốt để áp

dụng vào công việc thực tế Lý luận mà không áp dụng vào thực tế là jý luận suông ˆ Người viết răng, dù đọc được ngàn vạn cuốn sách lý luận, nhưng

nếu không biết đem ra thực hành thì như thế "không phải đã là biết lý luận", "khác nào một cái hòm đựng sách", "xem nhiều sách để mà loè, để mà ra ta _ đây, thế không phải là biết lý luận" Người khẳng định: "Lý luận phải đem ra

thực hành Thực hành phải nhằm theo lý luận

Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế Chỉ học thuộc lòng, để đem /oè

thiên hạ thì lý luận ấy cũng vô ích

Vì vậy, chúng ta phải gống học, đồng thời học thì phải hành ”

Ba là, lý luận giúp con người tạo lập niềm tin, kiên định lập trường, tw tuéng

Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin, làm theo chủ nghĩa Mác - Lênin, đó là

nhiệm vụ, là trách nhiệm của mỗi đảng viên Lý luận Mác - Lênin giúp

chúng ta hiểu các quy luật vận động của xã hội loài người, hiểu con đường

nên đi và cần đi để xây dựng một xã hội Việt Nam ấm no, hạnh phúc

Trong Bài nói chuyện ở lớp huấn luyện đáng viên mới (5-1966) ở Hà

Nội, Hồ Chí Minh đã nêu rõ, muốn xứng đáng với danh hiệu đảng viên, phải không ngừng rèn luyện tư tưởng vô sản và giữ vững lập trường, phải cố gắng

học để nâng cao trình độ hiểu biết của mình Người nói rằng, Người "đã 76

tuổi nhưng vẫn cố gắng học thêm": để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải mạnh; "Đảng mạnh là do chỉ bộ tốt Chỉ bộ tốt là do các đảng viên đều tốt Muốn

Ngày đăng: 12/11/2021, 11:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w