1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý xã hội cấp cơ sở ở nước ta hiện nay

136 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 13,14 MB

Nội dung

Trang 1

7 THƯ VIỆN| VL ile DT8-NNPL | 3 2.) og QUAN HOC VIEN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN 2006 7

80101573 KHOA NHA woes PHAP LUAT

Trang 2

VL ae

324 og

TAP THE TAC GIA:

Dado “Thị Thông: Chủ biên

Trang 3

MUC LUC

Lời giới thiệu

Chương! TONG QUAN VE CAP CO SO VA QUAN LY XA HOI CAP CƠ SỞ

1.1 Cap co so

1.1.1 Khái niệm va đặc điểm của cấp cơ sở 1.1.2 VỊ trí, vai trò của cấp cơ sở

1.1.3 Phân loại cấp cơ sở

1.2 Quản lý xã hội cấp cơ sở

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của quản lý xã hội cấp cơ sở

1.2.2 Chức năng quản lý xã hội cấp cơ sở 1.2.3 Phương pháp quản lý xã hội cấp cơ sở

Chuong IIT BO MAY QUAN LY XA HOI CAP CO SO

‘ 2.1 To chitc b6 may chinh quyén cap cơ sở

2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của bộ máy chính quyền cấp cơ sở 2.1.2 Vai trò, chức năng của bộ máy chính quyền cấp cơ sở 2.1.3 Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy chính quyền cấp cơ sở

2.1.4 Tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền cấp cơ sở

2.1.5 Đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyên cấp cơ sở 42.2 Các tổ chức trong hệ thống chính trị 2.2.1 Cấp uỷ đảng cơ sở 2.2.2 Mặt trận tổ quốc Việt Nam HOC LIÊN BẢO CHI & TUYEN TRUYEN | 324 | 200% 2.2.3 Ban thanh tra nhan dan 2.2.4 Tổ hòa giải 2.2.5 Các thiết chế xã hội khác 2.3 Cán bộ cơ sở

2.3.1 Khái niệm cán bộ công chức cấp cơ sở 2.3.2 Khái niệm cán bộ cấp cơ sở

2.3.3 Nhiệm vụ và tiêu chuẩn cán bộ công chức cấp cơ sở

2.3.4 Chế độ chính sách đối với cán bộ cấp cơ sở +

Trang 4

Chuong IIT NOL DUNG QUAN LY XA HOI CHUA CHÍNH QUYỀN CẤPCƠSỞ 72

3.1 Quản lý kinh tế - tài chính của chính quyền cấp cơ sở 72 3.1.1 Quản lý kinh tế 72 3.1.2 Quản lý ngân sách 76 3.2 Quản lý đất đai, địa giới hành chính của chính quyền cấp cơ sở 8]

3.2.1 Quan ly dat dai 81

3.2.2 Quản lý địa giới hành chính 82 3.3 Quản lý giao thông công chính 83 3.3.1 Quản lý giao thông 84

3.3.2 Quản lý cấp nước sạch 85

3.3.3 Quản lý thoát nước, rác thải và vệ sinh môi trường 87

3.3.4 Một số chính sách và biện pháp thúc đẩy phát triển giao

thông công chính trên địa bàn co so 20 3.4 Quản lý văn hóa và xã hội của chính quyền cấp cơ sở 94 3.4.1 Quản lý dân cư và nguồn nhân lực | 94 3.4.2 Quan ly van hóa 101 3.4.3 Quản lý giáo dục 104 3.4.4 Quản lý y tế 106 3.4.5 Công tác bảo trợ xã hội 106 3.5 Quản lý quốc phòng - an ninh, trật tự, an toàn xã hội 108 3.5.1 Công tác quân sự địa phương 108 3.5.2 Quản lý trật tự, trị an Lil 3.6 Quản lý hành chính, tư pháp của chính quyền cấp cơ sở ' 113

3.6.1 Tuyền truyền phổ biến, giáo dục pháp luật 113

3.6.2 Quản lý hộ tịch 115

3.6.3 Công tác thi hành án 117

3.6.4 Xử lý vi phạm hành chính 118 3.6.5 Giải quyết khiếu nại, tố cáo 120 3.6.7 Hướng dẫn, quản lý hoạt động của tổ hòa giải, ban thanh D1

tra nhân dân cấp cơ sở |

Trang 5

CHUONG I: TONG QUAN VE CAP CO S6 VA QUAN LY XA HOI

CAP CO SO

1.1 CẤP CƠ SỞ

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của cấp cơ sở

1.1.1.1 Khái niệm cấp cơ sở

Cấp cơ sở là đơn vị hành chính nhé nhất trong hệ thống hành chính bốn cấp ở nước ta Đây là nơi trực tiếp thực hiện chủ trương dường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam khố ÌX đã chỉ rõ "cấp cơ sở xã, phường, thị trấn là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân: cư trú, sinh sống Hệ

thống chính trị ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận

động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà _ nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ tập thể của

nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển xinh tế - xã hội tổ chức CuỘc

sống cộng đồng dân cư”

Từ những nội dung trên cá thể khái quát về cấp cơ sở như sau;

_—_- Cấp cơ sở là cấp xã, phường, thị trấn,là đơn vị hành chính lãnh thổ

nhỏ nhất

- Cấp cơ sở là cấp hành chính thấp nhất trong hệ thống hành chính của

nước ta |

ˆ 1.112 Đặc điểm cấp cơ sở

- Cấp cơ sở là cấp thấp nhất trong các cấp độ quản lý của hệ thống chính quyền Nhà nước, nhưng lại là nền tảng của chế độ chính trị và đời sông

xã hội

- Cấp cơ sở là nơi diễn ra cuộc sống của đân, nơi chính quyền và các

đoàn thể tổ chức cuộc sống, hoạt động và các phong trào của cộng đồng dân

cư để thực hiện quyẻn lầm chủ, thực hành dân chủ của chính mình

Trang 6

thực sự hay không phải thể hiện ở chỗ nhân dân có thấu hiểu và tin tưởng hay

không, nhân dân có được tham gia hành động để biến khả năng thành hiện

thực hay không |

- Cấp cơ sở là cấp hành động, tổ chức hành động, đưa đường lối nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống Vì lẽ đó mà chính quyền, Đảng, đoàn thể xã hội phải gần dân, hiểu dân, sát dân, lắng nghe ý

kiến của dân và rất cần có năng lực quyết định công việc và năng lực giáo dục, tuyên truyền, thuyết phục và vận động quần chúng, có phương pháp va phong cách dân vận: "óc nghĩ, mắt nhìn, miệng nói, tai nghe, chân đi tay

làm" như Hồ Chí Minh đã từng dạy |

1.1.2 Vi tri, vai trò của cấp cơ sở

Trong hệ thống hành chính nước ta, cấp cơ sở giữ một vị trí đặc biệt

quan trọng, là một đơn vị hành chính độc lập và cũng là một cấp hành chính

nhỏ nhất trong bốn cấp hành chính ở nước ta

Là một đơn vị hành chính, cấp cơ sở có một hệ thống chính trị hoàn chỉnh với các yếu tố hợp thành là Đảng, chính quyền và các đoàn thể xã hội Hoạt động quản lý xã hội ở cơ sở được thực hiện bởi nhiều chủ thể: Đảng, chính quyền, các đoàn thể quần chúng và các thiết chế xã hội tự quản khác

Là một cấp hành chính nhỏ nhất, cấp cơ sở vừa phải chấp hành chính

sách pháp luật của Nhà nước vừa chịu sự lãnh đạo trực tiếp cua UBND

huyện

Cấp cơ sở là nơi cư trú, sinh sống của các tầng lớp dân cư cho nên đây chính là nơi mà chính quyền gần dân nhất, hiểu dân nhất, ở nhân dân có đủ _ điều kiện nhất để thực hiện và phát huy một cách đây đủ quyền làm chủ của mình trên các lĩnh vực của đời sống xã hội Do đó, cấp cơ sở chính là nơi mà mối quan hệ giữa chính quyền và nhân đân được phản ánh một cách đầy đủ nhất, rõ nét nhất Chính vì vậy, vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quản iý xã hội ở cơ sở là tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân,

giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa chính quyền và nhân dân

Vai trò của cấp cơ sở còn thể hiện ở chỗ: Đó là nơi tổ chức thực hiện

đường lối chính sách và pháp luật làm cho đường lối, chính sách và pháp luật

Trang 7

đi vào cuộc sống, trở thành hành vi ứng xử của chủ thể xã hội ở cơ sở Chính trong quá trình này mọi đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật được kiểm chứng về tính đúng đắn, khoa học và hợp lý, sức sống của các quyết sách được khẳng định và đánh giá một cách khách quan công bằng và minh

bạch nhất

1.1.3 Phân loại cấp cơ sở

Cấp cơ sở được phân thành hai loại là xã, thị trấn và phường

- Xã, thị trấn là đơn vị hành chính độc lập ở nông thôn, vừa phải thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn vừa phải thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính ,tư liệu sản xuất và địa bàn sản xuất của nhân dân chủ yếu nằm trong địa giới hành chính xã, thị trấn, do chính quyền xã,

thị trấn trực tiếp quản lý Mọi họat động quản lý của chính quyền xã, thị trấn

đều liên quan trực tiếp đến người dân trong xã, thị trấn

- Phường là đơn vị hành chính phụ thuộc, nằm trong đô thị, không tách rời về các hoạt động kinh tế - xã hội và đời sống dân cư tồn đơ thị Chính

quyền Phường không quản lý toàn diện kinh tế - xã hội Các Iĩnh vực của đời sống xã hội đều được quản lý trực tiếp theo hệ thống dọc

Sự khác nhau giữa xã, thị trấn và phường thể hiện ở những nội dung

sau "¬ TS Sa

Mồt là: Phường nằm ở đô thị - trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế

- xã hội Còn thị trăn, xã nằm ở khu vực nông thôn

Hai là: Kinh tế phường là kinh tế đa ngành, chủ yếu là phi nông

nghiệp, tạo nguồn thu chủ yếu cho ngân sách địa phương Còn kinh tế xã, thị trấn là kinh tế đơn ngành, nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ

trọng lớn |

Ba là: Địa giới hành chính phường nhỏ, mật độ dan cư cao, thành phần

dan cu da dang, phức tạp , liên kết lỏng lẻo, có lối sống khác nhau, trình độ dân trí cao, dân cư trú không chính thức và đân vãng !1a¡ chiếm 1ÿ lệ đáng kể Còn ở

xã, thị trấn thì dân cư thuần nhất, cư trú khá én định, gắn kết với nhau theo

Trang 8

Xét về địa vị pháp lý thì vị trí, vai trò của xã, phường, thị trấn ngang nhau nhưng mỗi loại hình cấp cơ sở mang những đặc điểm riêng biệt làm cho hoạt động quản lý xã hội ở mỗi loại hình cấp cơ sở có nội dung không giống nhau

1.2 QUẦN LÝ XÃ HỘI CẤP CƠ SỞ

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của quản lý xã hội cấp cơ sở 1.2.1.1 Khái niệm quản lý xã hội cấp cơ sở

Thuật ngữ “quản lý” -xét về nội dung, có nhiều cách diễn đạt khác nhau

Với ý nghĩa thông thường, phổ biến thì quản lý có thể hiểu: /à hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý vào

một đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của

Con người nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối tượng theo

những mục tiêu đã đặt ra

Theo Mác, quản lý xã hội là chức năng đặc biệt được sinh ra từ tính chất xã hội hoá lao động Nó có tâm quan trọng đặc biệt vì mọi sự phát

triển của xã hội đêu thông qua hoạt động của con người và thông qua quản lý (con người điều khiên con người)

Như vậy, quản lý xã hội là một yêu tô hêt sức quan trọng, không thê

thiểu được trong đời sông xã hội Xã hội phát triển càng cao thì vai trò của quản lý xã hội càng lớn và nội dung càng đa dạng và phức tạp

Là một cấp hành chính trong hệ thống hành chính của nhà nước ta ,

chính quyền cấp cơ sở như một xã hội thu nhỏ, một đơn vị kinh tế độc lập

nhưng lại mang những sắc thái riêng không giống bất kì một cấp hành

chính nào Hoạt động quản lý xã hội cấp cơ sở ở nước ta được thực hiện

bởi nhiều chủ thể khác nhau Bên cạnh chủ thể cơ bản là nhà nước còn có

các chủ thể là các tô chức do các cộng đồng dân eư khác nhau thiết lập nên để quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định của cộng déng.Cac

chủ thé quan lý này luôn ton tại song hành, nhưng mức độ tác động,

phương thức tác động tới xã hội là khác nhau Trong tiễn trình phát triển

Trang 9

của lịch sử xã hội loài người vị thê của các chủ thê đôi với xã hội cũng

thay đôi theo

Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng IX xác định rõ: “Phán công, phán

cấp nâng cao tính chủ động của chỉnh quyên địa phương, kết hợp chặt chẽ quản lý ngành và quản lý lãnh thé, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung

J

dan chủ `

Từ sự phân tích trên có thể khái quát về quản lý xã hội cấp cơ sở như

sau: Quan ly xã hội cap cơ sở là sự tác động bằng quyền lực nhà nước và

bằng các thiết chế xã hội khác để điều chỉnh các quá trình xã hội ở cơ sø và hành vì của con người nhằm duy trì trật tự và ổn định xã hội ở cấp cơ

?

SỞ

1.2.1.2.Đặc điểm của quản lý xã hội cấp cơ sở

Quản lý xã hội ở cơ sở có những đặc điểm sau :

Mội là : quản lý xã hội ở cơ sở vừa mang tính nhà nước vừa mang tính tự quản

Mỗi cấp cơ sở là một cộng đồng xã hội cùng địa bàn sinh sống với

các mối quan hệ qua lại đa dạng, phức tạp : quan hệ họ hàng ,dòng

tộc ,quan hệ với các tổ chức ,đoàn thể quần chúng, quah hệ với các tổ chức tự quản , quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng ,quan hệ với chính quyền nhà nước ở cơ sở .các mối quan hệ này đan xen và

tác động qua lại lẫn nhau Do có mối liên hệ với nhau như vậy nên

việc giải quyết tốt mối quan hệ này sẽ tạo tiền đề cho sự tồn tại và

phát triển của các quan hệ khác va ngược lại

Trang 10

Sự tác động bằng pháp luat , bang quyén luc.nha nước chỉ cần thiết và thực cần thiết khi giải quyết mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ giữa

nhà nước và công đân,khi công dân cần được bảo vệ bằng nhà nước

Hai là: Quản lý xã hội ở cấp cơ sở có nội dung rộng lớn

2 Z ~ at ? ^“ ? ra r ⁄ ` 3 “

Nội dung quản lý xã hội ở cấp cơ sở có tính chát đa nghành : Quan lý kinh tế;quản lý văn hoá- xã hội; quản lý an ninh quốc phòng,trật tự an toàn xã hội;quản lý tài nguyên môi trường với phạm vi khách thể là con người cũng rất đa dạng

Ba là: Quản lý xã hội ở cấp cơ sở do nhiều chủ thể tiến hành

Chủ thể thực hiện các hoạt động quản lý xã hội ở cấp cơ sở rất đa dạng , bao

gồm :chính quyền , tổ chức đảng ,Mặt trận tổ quốc,Đoàn thanh niên ,Hội nơng

dân,tổ hồ giải,tổ dân phố như vậy,trong cơ cấu chủ thể quản ký xã hội cấp CƠ SỞ

có nhiều chủ thể riêng biệt mà các cấp hành chính — lãnh thổ khác (cấp tỉnh, cấp

huyện )không có

Tuy có cơ cấu chủ thể đa dạng với mức độ tham gia quản lý cũng như nội

dung quản lý của từng loại chủ thể có sự khác nhau nhưng giữa các chủ thể luôn “có mối iiên hệ với nhau , tác động qua lại lẫn nhau bổ xung cho nhau, tạo thành

sức mạnh tổng hợp tác động đến khách thể quản lý ,làm cho hành vi của khách

thể phù hợp với trật tự quản lý mà chủ thể quản lý mong muốn

Bốn là: Quản lý xã hội ở cấp cơ sở là một dạng quản lý cụ thể ,trực tiếp Các hành vi quản lý của chủ thể tác động trực tiếp đến đối tượng quản lý mà

không thông qua bất kỳ một khâu trung gian nào nghĩa là tất cả các quyết định quản lý và hành vi quản lý của chủ thể đều tác động trực tiếp lên khách thể quản

ly

Trang 11

1.2.2 Chức năng quản lý xã hội của cấp cơ sở 1.2.2.1 Chức năng định hướng

Định hướng là quá trình xác định các mục tiêu và phương pháp

nhằm hướng xử sự của khách thể vào việc thực hiện mục tiêu bằng các

phương pháp đã định

Nội dung cơ bản của định hướng là xác định mục tiêu chương trình

hành động trong một thời gian cụ thể

Trong quản lý xã hội ở cơ sở, chức năng định hướng thể hiện ở chỗ: chủ thể quản lý xác định mục tiêu, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh, quốc phòng ở cơ sở trong một thời hạn

nhất định, đề ra các biện pháp để thực hiện muc tiêu chương trình kế hoạch

đó

1.2.2.2 Chức năng tổ chức

Bản chất của tổ chức với tính cách là một chức năng của -quản lý thể hiện ở chỗ nó tạo ra những quan hệ tổ chức, tạo ra cơ cấu của hệ thống quản lý và bị quản lý, lựa chọn người tổ chức lao động của họ một cách khoa học và tạo ra cả hệ thống thông tin; xác định thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan, cá nhân tham gia vào quá trình quản lý trong toàn bộ quá trình quản lý xã hội ở cơ sở cũng như trong từng lĩnh vực, từng giai

đoạn của quá trình

Quản lý xã hội ở cơ sở với đặc thù là chủ thể quản lý rộng với địa vị

pháp lý khác nhau (khách thể quản lý đa dạng), do vậy việc tạo ra một sự

phối hợp, liên kết giữa các cá nhân, các quá trình là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là nhân tố quyết định hiệu quả của hoạt động quan lý xã hội Ở CƠ SỞ

1.2.2.3 Chức năng điêu chỉnh

Điều chỉnh là quá trình chủ thể quản lý sử dụng quyền lực để tác

động đến các quan hệ quản lý, làm cho các quan hệ đó phát triển thco mội -

chiều hướng nhất định nhằm đạt được mục tiêu mà chủ thể quản lý định

Trang 12

Về thực chất điều chỉnh quan hệ quản lý là sự tác động bằng quyền

lực lên cách xử sự của cá nhân, tổ chức, làm cho các xử sự đó phù hợp với

yêu cầu của quá trình quản lý xã hội |

Chức năng điều chỉnh trong quản lý xã hội ở cơ sở thẻ hiện ở chỗ chủ thể quản lý ban hành các quyết định quản lý và tổ chức thực hiện các quyết định đó Các quyết định phải thể hiện rõ các yêu cầu, đòi hỏi mà chủ thể bị quản lý (cá nhân, tổ chức) phải thực hiện Nói cách khác các quyết định quản lý phải xác định rõ ai, trong điều kiện nào phải làm gì được làm

gì và không được làm gi

1.2.2.4 Chức năng kiểm kê, kiểm soát

Kiểm kê phản ánh nhiền thông số phát triển của các quá trình xã hội Ví dụ: việc phân tích các tài liệu thống kê cho thấy tiến độ thực hiện

kế hoạch phát triển kinh tế trên địa bàn xã Mặt khác, kết quả kiểm kê cho

phép phát hiện những khuynh hướng phát triển của các quá trình xã hội, cho phép xác định hậu quả của những biến đổi xã hội trong quá trình quản

lý |

Chức năng kiểm soát gắn liền với kiểm kê Kiểm soát được dùng dé

xác định tính tối ưu của quyết định quản lý Kiểm soát cho phép đánh giá tiến trình thực hiện nghị quyết, mức độ đi chệch chương trình đặt ra, xác định phương hướng, sửa chữa, uốn nắn và phối hợp

Kiểm kê và kiểm sốt khơng chỉ cần thiết khi tổng kết kết quả của

việc thực hiện quyết định quản lý mà cả trong tất cả các giai đoạn khác của hoạt động quản lý, giúp nhà quản lý khắc phục kịp thời những khiếm - khuyết trong công tác quản lý

1.2.3 Phương pháp quản lý xã hội cấp cơ sở

1.2.3.1 Phương pháp hành chính

Phương pháp hành chính là phương pháp tác động dựa trên cơ sở quyền lực nhà nước, biểu hiện mối quan hệ giữa quyền.ny và phục tùng

Phương pháp hành chính thể hiện tính chất quyền lực nhà nước của

Trang 13

Phương pháp hành chính trong quản lý xã hội ở cấp cơ sở thể hiện

trên hai phương điện sau |

Một là: Chủ thể quản lý ra các quyết định quản lý có tính bát buộc chung, trong đó quy định cách thức xử sự chung cho các đối tượng quan

lý; quy định trách nhiệm, quyền hạn của các tổ chức, cá nhản trong quá

trình quản lý

Hai là: Chủ thể quản lý ra các quyết định cá biệt áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với đối tượng vi phạm các quyết định quản lý chung

Tóm lại, bằng phương pháp hành chính, chủ thể quản lý xã hội quy định những quy tắc xử sự chung trong quả: lý xã hội ở cơ sở, quy định nhiệm vụ và quyển hạn của cơ quan, cá nhân dưới quyền: kiểm tra việc chấp hành pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới: áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong trường hợp đối tượng quản lý không thực hiện

đúng những yêu cầu mà chủ thể quản lý đã đặt ra

1.2.3.2 Phương pháp giáo dục

Phương pháp giáo dục, thuyết phục là cách thức tác động của chủ thể quản lý đến nhàn thức, tình cảm của con người nhằm hình thành ở họ ý

thức tự giác chấp hành các yêu cầu, đòi hỏi của quá trình quản lý, trên cơ

sở đó làm thay đôi hành vi của họ mene cn cam

| Phuong pháp giáo dục, thuyết phục có ý nghĩa to lớn trong quản lý xã hội cấp cơ sở vì rằng đối tượng của quản lý xã hội là con người có lý trí ý chí và tình cảm Và điều quan trọng hơn là trong nhà nước XHCƠN lợi ích của chủ thể quản lý và lợi ích của đối tượng quản lý về cơ bản là nhất

trí với nhau, hoạt động quản lý xã hội ở cơ sở thể hiện ý chí của chủ thể

quản lý, ý chí đó phù hợp với lợi ích của nhân dân lao động, đó là mục tiêu

xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh, công bằng và tiến bộ

Thực tế cho thấy mục tiêu quản lý xã hội mà chủ thể quản lý đặt ra

Trang 14

sách đó sẽ phát huy được hiệu lực thực tế và hoạt động quản lý xã hội Ở cơ sở mới đạt hiệu quả mong muốn

1.2.3.3 Phương pháp kinh tế

Phương pháp kinh tế là tổng thể các cách thức mà chủ thể quản lý sử

dụng để tác động vào các đối tượng quản lý thông qua lợi ích kinh tế

Đặc trưng của phương pháp kinh tế là thông qua lợi ích kinh tế để kích thích đối tượng quản lý quan tâm đến những đòi hỏi của chủ thể quản lý trong quá trình quản lý xã hội bởi vì việc đáp ứng đầy đủ yêu cầu của chủ thể

quản lý chính là điều kiện để đối tượng quản lý được hưởng cái lợi ích vật chất thoả đáng từ phía chủ thể quản lý

Nội dung cơ bản của phương pháp kinh tế là : chủ thể quản lý sử dụng | các đòn bẩy kinh tế như chế độ thưởng, phạt ,chế độ trách nhiệm vat chat đối với các đối tượng quản lý trong những trường hợp được pháp luật quy định

Trong quản lý xã hội ở cơ sở có nhiều trường hợp áp dụng phương

pháp kinh tế mang lại hiệu quả cao hơn so với áp dụng biện pháp hành chính Tuy nhiên biện pháp kinh tế chỉ có hiệu quả thực sự khi mối quan hệ giữa

quyền và nghĩa vụ được giải quyết một cách triệt để , lợi ích của chủ thể quản

lý và khách thể quản 1ý được giải quyết một cách hài hoà

CHƯƠNG II: BỘ MÁY QUẢN LÝ XÃ HỘI CẤP CƠ SỞ

2.1 TO CHỨC BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN CẤP CƠ SỞ

2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của bộ máy chính quyền cấp cơ sở

2.1.1.1 Khái niệm

Điều 4 Luật tổ chức HĐND và ƯBND 2003 quy định như sau: HĐND và UBND được tổ chức ở các đơn vị hành chính sau:

- _ Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tinh):

Trang 15

- Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ( gọi chung là cap

huyện);

- _ Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã)

HĐND và UBND ở mỗi cấp hành chính là các cơ quan thực thi quyẻn

lực nhà nước ở địa phương, thường được gọi chung là chính quyền địa

phương Đây là cách gọi chính thức, phổ biến hiện nay trong các văn kiện của Đảng, các văn bản của Nhà nước Chính quyền cấp xã còn được gọi là chính

quyền cấp cơ sở, bởi đây là cấp chính quyền quan hệ trực tiếp với nhân dàn

liên hệ chặt chẽ với nhân dân

2.1.1.2 Đặc điểm của bộ máy chính quyển cấp cơ sở

Mỗi chính quyền cơ sở là một cộng đồng về lãnh thổ, về kinh tế và các

quan hệ xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, tự nó phải giải quyết hàng loạt các công

việc: bảo vệ và phát triển sản xuất, giữ gìn trật tự trị an, tổ chức các nghi lễ

liên quan đến các bước chuyển tiếp trong chu trình đời người của mỗi thành viên, bảo đảm các nghĩa vụ đối với nhà nước Tất cả các công việc đó đều động chạm tới lợi ích của các thành viên trong cộng đồng đó các thành viên đều phải chịu sự chỉ phối của những công việc đó, phải tham gia vào các

công việc đó của chính quyền, phải đảm nhận các nghĩa vụ đối với chính

quyền, cũng như bồn phận của một công dân đối với nhà nước mà nhà nước

đã quy định cho họ Chính quyền cấp cơ sở có những đặc điểm sau:

_ -Chính quyền cấp cơ sở là cấp gần dân nhất, do dân trực tiếp tổ chức ra có vai trò là cầu nối chuyển tải mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống Vấn đề càng quan trọng và cấp bách ở chỗ cấp cơ sở là cấp trực tiếp quản lý dân số bao phủ toàn bộ điện tích lãnh thổ

đất nước từ Bắc tới Nam, từ miền ngược xuống miền xuôi, từ nông thôn cho

tới đô thị, từ đất liền ra tận hải đảo, nên hiệu lực quản lý của cấp chính quyền cơ sở góp phần quyết định tới sự thành công hay thất bại của mọi chủ trương,

chính sách đã được hoạch định từ cấp trên Đây là một trong những vai trò quan trọng của chính quyền cấp cơ sở đồng thời là một đặc điểm nổi bật phân biệt chính quyền cấp cơ sở với chính quyền các cấp

Trang 16

-Chính quyền cấp cơ sở là cấp chính quyền gánh chịu nhiều trách

nhiệm: trực tiếp tổ chức, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, mọi nghĩa vụ trước nhà nước, mọi nghĩa vụ trước nhân dân đều dồn hết lên vai chính quyền cấp cơ SỞ

-Hoạt động hành chính của chính quyền cấp cơ sở vừa mang tính quản lý nhà nước vừa mang tính tự quản địa phương Tính chất tự quản địa phương theo cách phân quyền hiện nay được hiểu là quyền tự quản chứ không phải là quyền tự trị Chính quyền cấp cơ sở cần được coi là hình thức tổ chức tự quản của dân chúng

-Tổ chức bộ máy chính quyền cấp cơ sở theo quy định của pháp luật

chỉ có HĐND và UBND không có các cơ quan, tổ chức chuyên môn như phòng, ban

-Chính quyền cấp cơ sở có nhiều loại hình khác nhau với những tên gọi

khác nhau, có những đặc điểm khác nhau về cơ sở hạ tầng, cơ sở kinh tế-kỹ

thuật, kết cấu dân cư, trình độ dân trí và kể cả cơ sở hình thành cũng khác

nhau

-CHính quyền cấp cơ sở là cấp chính quyền mà chức năng, thầm quyền gắn liền với việc thực hiện phương châm "dân biết, dân bàn dân làm dân kiểm tra”, đồng thời cũng là cơ sở bảo đảm cho việc thực hiện phương châm này có hiệu quả nhất

2.1.2 Vai trò, chức năng của bộ máy chính quyền cấp cơ sở

Trong hệ thống đơn vị hành chính lãnh thổ ở nước ta hiện nay, cấp xã là đơn vị có địa giới hành chính nhỏ nhất, vì thế chính quyền cấp xã còn được

gọi là chính quyền cấp cơ sở trong hệ thống bốn cấp hoàn chỉnh: trung ương,

tỉnh, huyện xã ngoài ra kiiông còn cấp nào dưới nó

Trang 17

địa phương bầu ra chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan

nhà nước cấp trên”

Khác với HĐND cấp tỉnh và cấp huyện, tính đại diện và thẩm quyền của HĐND cơ sở chỉ giới hạn trong phạm vi đơn vị hành chính lãnh thổ nhỏ là xã, phường, thị trấn với diện tích và dân số nhỏ nhất trong hệ thống chính quyền 4 cấp hoàn chỉnh Căn cứ vào nguyện vọng của nhân dan và các quy định của Hiến pháp và pháp luật, HĐND ở cơ sở quyết định những vấn đề liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân địa phương mình Các nghị quyết của HĐND ở cơ sở chỉ có hiệu lực pháp lý trên phạm VỊ XÃ, phường, thị trấn đó Mọi tổ chức, cá nhân sống và hoạt động trên địa bàn đó đều phải có trách nhiệm thi hành các nghị quyết của HĐND cấp mình

Tính chất đại diện và nét đặc trưng của cơ quan quyền lực nhà nước ở

cơ sở của HĐND được thể hiện qua các điểm sau:

-HĐND do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra thay mặt nhân dân,

phản ánh ý chí, nguyện vọng và quyền làm của của nhân dân

-HĐND là cơ quan thuộc hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước nằm

trong bộ máy nhà nước thống nhất từ trung ương đến cơ sở, HĐND có quyền và nghĩa vụ quyết định các biện pháp thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, tổ chức thực hiện các quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên ở địa bàn địa phương; điều hoà, phối hợp hoạt động của các cơ quan nhà nước

thuộc địa bàn địa phương cũng như các cơ quan trung ương đóng tại địa

phương HĐND cùng với UBND là cơ quan chính quyển địa phương có nhiệm vụ lãnh đạo việc xây dựng kinh tế - xã hội trên địa bàn lãnh thổ, bảo vệ trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công đân

Trang 18

-Là bộ phận trong hệ thống các cơ quan thuộc bộ máy nhà nước,

HĐND và UBND phải chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước các cơ quan

nhà nước cấp trên

Điều 2 quy định: “UBND do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của HđND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên”

UBND là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, thuộc hệ thống cơ quan hành chính nhà nước UBND do HĐND cùng cấp bầu ra và là cơ quan

chấp hành của HĐND UBND cấp cơ sở có cơ cấu tổ chức riêng để thực hiện

chức năng nhiệm vụ của mình do pháp luật quy định Với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung ở địa phương, UBND cấp cơ sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội và hành chính trong địa bàn xã, phường, thị trấn

-Tính chất chấp hằnh của UBND cấp cơ sở thể hiện ở việc UBND phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND cấp mình; đồng thời UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên chấp hành các nghị quyết của HĐND cùng cấp, tô chức,

chỉ đạo việc thực hiện các nghị quyết và các văn bản này

-Với tính chất là cơ quan hành chính nhà nước ở cơ sở, UBND có đặc điểm là thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước ở cơ sở, đảm bảo bộ máy hành chính nhà nước vận hành thông suốt, đảm bảo sự quản lý thống nhất của nhà nước: chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ở cơ sở; đồng thời văn bản do UBND

cấp cơ sở ban hành chỉ có hiệu lực pháp lý trong phạm vi xã, phường, thị trấn

2.1.2.1 Vai trò của chính quyền cập cơ sở:

Chính quyền cấp cơ sở là cấp hành chính trực tiếp quan hệ với dân

trong tổ chức bộ máy hành chính nhà nước có vai trò trong việc tổ chức thực

Trang 19

hiện và quản lý mọi mặt của đời sống xã hội ở cơ sở V.I Lê nin khẳng định rang: “Thanh qua cua cuộc cách mạng mà chúng ta đạt được ngày hôm nay

chính là vì chúng ta luôn chú ý tới một vấn dé quan trong bac nhất, đó là

chính quyền cơ sở kinh nghiệm của chính quyền cơ sở Và cũng từ cơ sở mà

chúng ta có được sự lạc quan, nhanh nhạy và quyết đoán trong hành động cách mạng”

Do cách thức tổ chức chính quyền ở các cấp hành chính khác nhau

cũng tạo cho chính quyền cấp cơ sở có vai trò riêng biệt so với chính quyền cấp tỉnh và cấp huyện Nhìn chung, trong chính quyền các cấp đều có hai cơ quan: có quan hành chính và cơ quan đại diện Song vai trò của chúng ở từng

cấp chính quyền lại khác nhau Đối với các cấp trung gian (cấp huyện và cấp

tỉnh) thì chức năng chủ yếu của chúng là bảo đảm mối liên hệ giữa trung ương và cơ sở Ngược lại, đối với cấp chính quyền cơ sở, chúng được hình

thành trên nền tảng những địa điểm quần cư Đặc điểm của cấp chính quyền

cơ sở này là nó liên kết đân cư trong một khối thống nhất Mọi vấn đề của địa phương đều liên quan chặt chẽ với nhau và cần được giải quyết trên cơ sở kết

hợp hài hoà các lợi ích: Dân cư với nhà nước và giữa dân cư với nhau Chính

quyền ở đây không phải và không chỉ là cơ quan cai trị mà là cơ quan thể hiện lợi ích chung của dân cư Nói cách khác, nếu chính quyền-cấp trung gian có nhiệm vụ bảo đảm triển khai pháp luật, chính sách của nhà nước tới cơ sở, thì chính quyền cấp cơ sở ngoài việc bảo đảm thi hành pháp luật của nhà nước, các mệnh lệnh của cơ quan nhà nước cấp trên còn cần thiết phải thể hiện lợi ích của đân cư nhiều hơn Đây là cấp chính quyền cơ sở, cấp gần dân,

sát dân nhất Nơi tổ chức thực hiện và kiểm nghiệm trên thực tế sự đúng đắn

của chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật, các quyết định quan lý của Nhà nước Chính quyền cơ sở là bộ phận nòng cốt của hệ thống chính trị ở cơ Sở, trực tiếp giải quyết công việc cụ thể của nhân dân, bảo đảm cho khối đại đoàn kết toàn đân được thiết lập ngay từ cơ sở và góp phản vào sự ổn định

phát triển của đất nước

Bác Hồ từng dạy: “Cấp xã là cấp gần gũi với nhân dân nhất, là nên tảng của hành chính Cấp xã làm được thì mọi việc đều xong'”

Trang 20

Chính quyền cấp cơ sở nơi vừa bảo đảm được lợi fchequéc gia vira thoa

mãn được lợi ích cộng đồng dân cư mà không phải bất kỳ lúc nào các loại lợi

ích này cũng thống nhất được với nhau Chỉ có ở chính quyền cấp cơ sở mới quan hệ trực tiếp với người dân, mọi hoạt động đều trực tiếp liên quan ngay đến quyền và lợi ích cụ thể của người dân và tiếp nhận các phản hồi cũng trực

tiếp từ người dân trong muôn ngàn vạn trạng các tình huống không thể dự liệu được

Chính quyền cấp cơ sở là nơi tạo điều kiện và môi trường sản xuất,

kinh doanh cho các đơn vị, tổ chức kinh tế và các hộ gia đình trên địa bàn Có

vai trò tích cực trong việc tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân xây

dựng nếp sống văn minh, gia đình hạnh phúc; xây dựng những phong tục, tập

‡ l

quan xa hoi tốt đẹp; bài trừ những hủ tục, tập quán lạc hậu; bài trừ mê tín đị

đoan Đồng thời chính quyền cấp cơ sở trực tiếp xây dựng phong trào và tổ

chức các hoạt động văn hoá, tổ chức và quản lý các lễ hội cổ truyền bảo vệ

cac di tích, danh lam - thắng cảnh, củng cố phát huy bản sắc truyền thống của địa phương, là bảo tàng văn hoá dân gian mà người dân vừa là chủ thể sáng tạo, vừa là người tiếp nhận sáng tạo của chính mình, là người bảo lưu, truyền tụng những siá trị văn hoá đó

Chính quyền cấp cơ sở có vai trò-to lớn trong việc đảm bảo trật tự-an toàn của cộng đồng dân cư đang sinh sống trên địa bàn Chính quyền cấp cơ sở là cấp gần dân nhất, nắm được mọi biến động về tình hình trật tự trị an của

từng xóm, làng, cụm đân cư, tổ dân phố để kịp thời giải quyết những mâu

thuần cũng như tranh chấp xảy ra trong địa bàn quản lý Đồng thời hướng dẫn

các tổ chức, cơ quan đóng trên địa bàn đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo

vệ an ninh Tổ quốc, giữ gìn trật tự địa phương

2.1.2.2 Chức năng của bộ máy chính quyền cấp cơ sở

Đặc thù của chính quyều: cấp cơ sở ở nước ta là ngoài HĐND và UBND thi cap cơ sở không còn bất kỳ cơ quan nào khác như ở các cấp trung ° gian Vì thế có thể nói, chính quyền cấp cơ sở hợp thành từ hai bộ phận: HĐND và UBND ở cơ sở - cơ quan nhà nước chủ yếu thực hiện quyền hành

Trang 21

pháp nhưng lại do chính nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra Chính quyên

cấp cơ sở có chức năng, nhiệm vụ chung là tổ chức và thực hiện các chủ

trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, tổ chức tốt đời sống của nhân đân ở cơ Sở

-e_ Chức năng của HĐND cấp cơ sở

Theo Điều 119 Hiến pháp 1992 quy định: HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ

của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân

dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên

Như vậy, với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương,

HĐND có các chức năng chính sau:

+ Chức năng đại diện: Đại diện cho nhân dân địa phương quyết định

những vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân địa

phương Quyết định của HĐND không được trái với Hiến pháp, pháp luật và phải trên cơ sở phù hợp với lòng dan, xuất phát từ ý chí, nguyện vọng của

nhân dân, vì lợi ích của nhân dân và có ý nghĩa thiết thực với địa phương

Thực hiện chức-năng đại diện-cho nhân dân địa-phương, HĐND phải căn cứ vào Hiến pháp luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, ra nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thị hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương: về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách; về quốc phòng, an ninh ở địa phương; về biện pháp ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao cho, làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước

Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, HĐND khi ban hành các quyết định về những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế-xã hội, củng cố -

quốc phòng, an ninh ở địa phương, không ngừng cải thiện, chăm lo đời sống

vật chất và tỉnh thần của nhân đân địa phương, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ

đối với nhà nước

Trang 22

HĐND thực hiện nhiệm vu quản lý địa phương trong khuôn khỏ quy định của pháp luật tức là thi hành và chấp hành pháp luật của nhà nước ở địa phương quyết định những vấn đề được giao ở địa phương Thấm quyền và phạm vi quản lý của HĐND do pháp luật quy định

Chức năng đại diện cho nhân dân địa phương quyết định các văn đề của địa phương là đặc trưng nổi bật của HĐND, là chức năng cơ bản nhất của HĐND

+Chức năng giám sát: Đây là chức năng quan trọng của HĐND, thông

qua giám sát, HĐND kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết của HĐND

Là người đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân địa phương, chịu

trách nhiệm trước các cơ quan nhà nước cấp trên thực hiện quản lý địa

phương và chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương, HĐND 0 CƠ SỞ CÓ trách nhiệm giám sát hoạt động của Thường trực HĐND, UBND cấp mình; giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của HĐND, giám sát việc tuân theo

pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ

trang đóng tại địa phương và công dân ở địa phương

Để thực hiện chức năng này của HĐND cấp cơ sở, pháp luật đã quy

định cụ thể quyền hạn, nhiệm vụ của HĐND cũng như của Đại biểu HĐND

trong việc: Xem xét báo cáo công tác của Thường trực HDND, UBND; Xem

xét việc trả lời chất vấn của Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND trong và giữa

kỳ họp HĐND; Xem xét văn bản pháp quy của UBND cấp mình Trong quá

trình thực hiện nhiệm vụ được giao HĐND sử dụng những quyền hạn theo sự

phân cấp quản lý của chính quyền cấp trên, bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của chính quyền trung ương, đồng thời phát huy quyền chủ động sáng tạo của

địa phương

Trang 23

Chức năng chủ vếu của UBND cấp cơ sở là quản lý nhà nước trên các

lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương bằng pháp luật, theo pháp luật; tỏ

chức và chỉ đạo nhân dân địa phương chấp hành Hiến pháp, luật các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và thi hành nghị quyết của HĐXD cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội

củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn

CƠ SỞ

Điều 2 Luật tổ chức HĐND và UBND 2003 quy định rõ: “UBND thực

hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ

2,99

SO

Là chủ thể quản lý, trong khi thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình

UBND cấp cơ sở sử dụng quyền lực nhà nước để chỉ đạo, điều hành các đối

tượng thuộc thẩm quyền quản lý nhằm thực hiện pháp luật của nhà nước, bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ quản lý trên các lĩnh vực của đời sống xã hội Điều 3 Luật tổ chức HĐND và UBND 2003 quy định: “UBND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến

pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; phát huy quyền làm

chủ của nhân dàn tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa và chống các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí

vô trách nhiệm và các biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong

bộ máy chính quyền địa phương”

2.1.3 Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy chính quyền cấp cơ sở 2.1.3.1 Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND

Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân địa phương, HĐND quyết định

những vấn đề quan trọng nhấi trong phạm vi lãnh thổ địa phương mình

HĐND cấp cơ sở được Hiến pháp 1992 và Luật tổ chức HĐND và UBND

2003 giao cho nhiều nhiệm vụ và quyền hạn nhằm thực hiện tốt công tác quản lý mọi mặt đời sống của nhân dân ở địa phương, góp phần thực hiện

Trang 24

thắng lợi công cuộc phát triển đất nước giàu mạnh Các nhiện: vụ và quyền

hạn của HĐND được phân thành các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND) xá và thị trán:

*Trong lĩnh vực kinh tế

Theo Điều 29 Luật tổ chức HĐND và UBND 2003, HPND xa, thi tran thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau:

+Quyết định biện pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

hàng năm; kế hoạch sử dụng lao động công ích hàng năm, biện pháp thực

hiện chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công và

chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi theo quy hoach chung;

+Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: dự toán thu,

chỉ ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; các chủ trương, biện pháp để triển khai

thực hiện ngân sách địa phương và điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương

theo quy định của pháp luật; giám sát việc thực hiện ngân sách đã được

HĐND quyết định;

~~~ +Quyết định biện pháp quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất

được để lại nhằm phục vụ các nhu cầu công ích của địa phương:

+Quyết đinh biện pháp xây dựng và phát triển hợp tác xã tổ hợp tác,

kinh tế hộ gia đình ở địa phương;

+Quyết định biện pháp quản lý, sử dụng và bảo vệ nguồn nước, các công trình thuỷ lợi theo phân cấp của cấp trên; biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt, bảo vệ rừng, tu bổ và bảo vệ đê điều ở địa

phương;

+Quyết định biện pháp thực hiện xây dựng, tu sửa đường siao thông, -

cầu; cống trong xã và các cơ sở hạ tầng khác ở địa phương;

+Quyết định biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lăng phí chống

tham nhũng, chống buôn lâu và gian lận thương mại

Trang 25

*Trong lĩnh vực giáo dục

Theo Điều 30 Luật tổ chức HĐND và UBND 2003 HĐND xã, thị trấn

thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau:

+Quyết định các biện pháp thực hiện phát triển văn hoá, giáo dục ở địa phương: biện pháp bảo đảm các điều kiện cần thiết để trẻ em vào học tiểu học đúng độ tuổi, hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục tiểu học; tổ chức

các trường mầm non; thực hiện bổ túc văn hoá và xoá mù cho những người

trong độ tuổi;

+Quyết định biện pháp giáo dục, chăm sóc thanh niên, thiếu niên, nhi đồng: xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, giáo dục truyền thống đạo đức tốt đẹp; giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc; ngăn chặn việc truyền bá văn hoá phẩm phản động, đồi truy, bài trừ mê tín, hủ tục, phòng và

chống các tệ nạn xã hội và các biểu hiện không lành mạnh trong đời sống xã

hội ở địa phương

*Trong lĩnh vực văn hoá - xã hôi, thông In, thể dục thể thao bảo vê tài nguyên - môi trường

Điều 30 Luật tổ chức HĐND và UBND 2003 quy định HĐND xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau:

+Quyết định biện pháp phát triển hoạt động văn hoá, văn nghệ, thé duc

thể thao; hướng dẫn tổ chức các lễ hội cô truyền, bảo vệ và phát huy giá trị

các di tích lịch sử - văn hoá và danh lam tháng cảnh ở địa phương theo quy

định của pháp luật:

+Quyết định việc xây dựng, tu sửa trường lớp, cơng trình văn hố

thuộc địa phương quản lý; |

+Quyết định biện pháp bảo đảm giữ gìn vệ sinh, xử lý rác thải, phòng, chống dịch bệnh biện pháp bảo vệ môi trường trong phạm vi quản lý; biện pháp thực hiện chương trình y tế cơ sở, chính sách dân số và kế hoạch hoá gia

Trang 26

+Quyết định biện pháp thực hiện chính sách chế độ đối với thương

binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, những người và gia đình có công với nước,

thực hiện công tác cứu trợ xã hội và vận động nhân dàn giúp đỡ gia đình khó khăn, người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; biện pháp thực hiện xoá đói, giảm nghèo

*#Trong lĩnh vực quốc phòng an ninh, trât tư an tồn xã hơi

Điều 31 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, quy định HĐND xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau:

+Quyết định biện pháp bảo đảm thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự;

xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ, xây dựng quốc phòng toàn dân;

+Thực hiện nhiệm vụ hậu cần tại chỗ; thực hiện nhiệm vụ động viên,

chính sách hậu phương quân đội và chính sách đối với các lực lượng vũ trang

nhân đân ở địa phương;

+Quyết định biện pháp bảo đảm giữ gìn an ninh, trật tự công cộng an toàn xã hội; phòng, chống cháy, nổ; đấu tranh phòng ngừa, chống tội phạm

và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên địa bàn

*Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo

Tại Điều 32 của Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, quy định HĐND xã, thị trấn có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:

_ +Quyết định biện pháp thực hiện chính sách dân tộc, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao dân trí của đồng bào các dân tộc thiểu số; bảo đảm thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tăng cường đoàn kết toàn dân và tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc ở địa phương;

+Quyết định biện pháp thực hiện chính sách tôn giáo, bảo đảm quyền

tự do tín ngưỡng tón giáo của nhân dân địa phương the quy định của phán luật

#Trong lĩnh vưc thi hành pháp luật

Trang 27

Điều 33 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, quy định HĐND xã, thị trấn có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:

+Quyết định biện pháp bảo đảm việc thi hành Hiến pháp luật, các van bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của địa phương:

+Quyết định biện pháp bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự nhân phẩm

các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân;

+Quyết định biện pháp bảo vệ tài sản, lợi ích của Nhà nước; bảo hộ tài

sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa phương;

+Quyết định biện pháp bảo đảm việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật

*TIrong xây dựng chính quyền địa phương

Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 tại Điều 34 quy định HĐND

xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

+Bau, mién nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch Phó Chủ tịch và thành viên khác của UBND cùng cấp; bãi nhiệm đại biểu HĐND và chấp nhận việc đại biểu HĐND xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu

theo quy định của pháp luật;

+Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu;

+Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định, chỉ thị trái pháp luật của UBND cùng cấp

*Irong quản lý địa giới hành chính

Khoản 4 Điều 34 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định

HĐND xã, thị trấn có nhiệm vụ, quyền hạn:

Thông qua đề án thành lập mới nhập, chia và điều chỉnh địa giới hành -

chính ở địa phương để đề nghị cấp trên xem xét, quyết định

Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND phường

Trang 28

HĐND phường thực hiện những nhiệm vụ, quyền han quy định đối với

HĐND xã thị trấn ngoài ra, xuất phát từ đặc điểm của công tác quản ly doi

với đô thị, HĐND phường còn thực hiện những nhiệm vụ quyền hạn theo quy định tại Điều 35 Luật tô chức HĐND và UBND 2003 :

+Quyết định biện pháp thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển Kinh tế- xã hội và quy hoạch đô thị; thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng: bảo

đảm trật tự giao thông đô thị, trật tự xây dựng trên địa bàn phường;

+Quyết định biện pháp xây dựng nếp sống văn minh đô thị; biện pháp phòng, chống cháy nổ, giữ gìn vệ sinh; bảo vệ môi trường, trật tự công cộng và cảnh quan đô thị trong phạm vi quản lý;

+Quyết định biện pháp quản lý dân cư và tổ chức đời sống nhân dân

trên địa bàn phường

2.1.3.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND

UBND cấp cơ sở có hai nhiệm vụ chính: Một là, chấp hành các nghị

quyết của HĐND chịu trách nhiệm và tổ chức triển khai thực hiện các nghị

quyết đó; Hai là, quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở địa phương a oe

Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cap co sở được quy định theo từng lĩnh vực và từng loại hình chính quyền cấp cơ sở

` Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xá, thị trấn:

*Tronø lĩnh vực kinh tế, ngân sách

Trong lĩnh vực kinh tế, ngân sách, UBND xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau:

+Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội hàng năm trình HDND

cùng cấp thông qua để trình UBND cấp huyện phê duyệt; tổ chức thực hiện

Trang 29

+Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên dia ban; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sánh cấp mình; dự

toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết toán ngân sách địa phương trình HĐND cùng cấp quyết định và báo cáo

UBND, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;

+Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương phối hợp với các cơ quan

nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn xã, thị trấn và báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

+Phối hợp với cơ quan hữu quan thu thuế ở địa phương bảo đảm thu đúng, thu đủ, kịp thời các loại thuế và các thu khác ở địa phương theo quy định của pháp luật;

+Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất phục vụ các nhu cầu công ích ở địa phương; xây dựng và quản lý các công trình công cộng, đường

giao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo quy định

của pháp luật;

+Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện Việc quản lý các khoản đóng góp này phải công khai có kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của

pháp luật

*TIrong lĩnh vưc nông nghiệp.lâm nghiệp ngư nghiệp, thuỷ lợi và tiểu thủ công nghiệp

Đối với lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và tiểu

thủ công nghiệp, UBND xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều I12 Luật tổ chức HĐND và UBND 2003:

+Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề

án khuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát -

Trang 30

vật nuôi trong sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ các bệnh dịch đối với cây trồng và vật nuôi:

+Tổ chức việc xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ; thực hiện việc tu bổ, bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng; chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão

lụt; ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều,

bảo vệ rừng tại địa phương;

+Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

+Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề

truyền thống ở địa phương và tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ

để phát triển các ngành, nghề mới

*Trong lĩnh vưc xây dưng, giao thông van tai

Theo Điều 113 Luật tổ chức HĐND và UBND 2003, trong lĩnh vực

xây dựng, giao thông vận tải, UBND xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau:

+Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã

theo phân cấp;

+Quản lý xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở điểm dân

cư nông thôn theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật

về xây dựng và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền do pháp luật quy

định;

+Tổ chức bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giao thông và các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương theo quy định của pháp luật;

+Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường

Trang 31

Trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục, thể dục thể thao, Điều 114 Luật tổ

chức HĐND và UBND 2003 quy định UBND xã, thị trấn có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:

+Thuc hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; phối

hợp với trường học huy động trẻ em vào lớp đúng độ tuổi; tổ chức thực hiện các lớp bổ túc văn hoá, thực hiện xoá mù chữ cho những người trong độ tuổi:

+Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp

mẫu giáo, trường mầm non ở địa phương; phối hợp với UBND cấp trên quản

lý trường tiểu học, trường trung học cơ sở trên địa bàn;

+Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao; tổ chức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích

lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh ở địa phương theo quy định của pháp luật

Trong lĩnh vưc v tế xã hôi

Trong lĩnh vực y tế, xã hội, UBND xã, thị trấn thực hiện những nhiệm

vụ, quyền hạn sau:

+Tổ chức thực hiện chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hoá gia

đình được giao; vận động nhân dân giữ gin vé sinh: phong, chéng cac dich

bệnh; tổ chức và quản lý trạm y tế của xã;

+Thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, những người và gia đình có công với nước theo quy định của

pháp luật; +Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo; vận động nhân dân

giúp đỡ các gia đình khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi | không nơi nương tựa; tổ chức các hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng chính sách ở địa phương theo quy định của pháp luật;

+Quan lý, bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sỹ; quy hoạch, quản lý nghĩa địa ở địa phương

*Trong lĩnh vực quốc phòng an ninh, trât tự an tồn xã hơi

Trang 32

Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trat tu an toan xa hoi va thi hanh -

pháp luật ở địa phương, UBND xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền

hạn theo Điều 115 Luật tổ chức HĐND và UBND 2003:

+Tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toan dan, xây dựng làng xã chiến đấu trong khu vực phòng thủ địa phương;

+Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch: đăng ký, quản lý quân nhân dự bị động viên; tổ chức thực hiện việc xây dựng

huấn luyện, sử dụng lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương;

+Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội; xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh; thực hiện biện pháp phòng ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương;

+Quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại của

người nước ngoài ở địa phương

* Trong việc thực hiên chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo

Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, UBND

xã, thị trấn có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn và bảo đảm thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ở địa phương theo quy định tại Điều 116 Luật tổ chức HĐND và UBND 2093

*Trong việc thị hành pháp luât

Trong việc thi hành pháp luật, UBND xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 117 Luật tổ chức HĐND và UBND

2003:

+Can cứ vào các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết

-của HĐND cùng cấp, ban hành quyết định, chỉ thị và tổ chức thực hiện, kiểm

tra việc thi hành các văn bản đó;

+Tổ chức thực hiện các biện pháp thi hành Hiến pháp, luật, các văn

bán của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp:

Trang 33

+Tổ chức và hướng dẫn hoạt động của các tô hoà giải thanh tra nhàn

dân; kịp thời giải quyết các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhàn dân theo quy định của pháp luật;

+Tổ chức tiếp dân, xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo và kiến nghị

của công dân theo thẩm quyền;

+Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; kiểm tra việc thực hiện pháp luật trên địa bàn;

+Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thi hành án theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

+Tổ chức việc đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật

*Trong công tác xây dựng chính quyền và quan ly dia giới hành chính Trong công tác xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính

UBND xã, thị trấn có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+Tổ chức và thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND ở địa phương theo quy định của pháp luật;

+Lập hồ sơ quy hoạch xây dựng các điểm dân cư nông thôn: đưa ra

HĐND cùng cấp thông qua để trình cấp trên xem xét, quyết định;

+Quản lý hồ sơ, mốc giới, chỉ giới và bản đồ địa giới hành chính của

địa phương

2.1.4 Tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền cấp cơ sở

2.1.4.1 Tổ chức và hoạt động của HĐND

*Vé co’ cau:

Khác với HĐND cấp tỉnh và cấp huyện, HĐND cấp cơ sở không có các ban của HĐND mà chỉ có Thường trực HĐND Thường trực HĐND cấp cơ sở gồm có Chủ tịch HĐND và Phó Chủ tịch HĐND

Trang 34

Thường trực HĐND do HĐND cùng cấp bầu ra Theo Điều 52 Luật tổ chức HĐND và UBND 2003: thành viên của Thường trực HĐND không thể

đồng thời là thành viên của UBND cùng cấp

Kết quả bầu Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND cấp cơ SỞ phải được

Thường trưc HĐND cấp huyện trực tiếp quản lý phê chuẩn Chủ tịch HĐND

ở mỗi đơn vị hành chính không được giữ chức vụ đó quá hai nhiệm kỳ liên

"tục

*Số lượng và cơ cấu đại biểu:

Căn cứ theo quy định của Luật bầu cử đại biểu HĐND, mỗi đơn vị bầu

cử đại biểu HĐND không được bầu quá 5 đại biểu

Số đại biểu HĐND cấp cơ sở khoảng từ I5 đến 35 đại biểu, tuỳ theo điều kiện địa lý, xã hội và dân số của từng địa phương Cụ thể, theo Điều 9

_ của Luật bầu cử đại biểu HĐND năm 2003, số đại biểu HĐND xã, phường,

thị trấn được quy định như sau:

+Xã, thị trấn miền xuôi có từ 4.000 người trở xuống được bầu 25 đại biểu, có trên 4.000 người thì cứ thêm 2.000 người được bầu thêm I đại biểu,

nhưng tổng số không quá 35 đại biểu — mm"

+Xã, thị trấn miền núi và hải đảo có từ 3.000 người trở xuống đến 2.000 người được bầu 25 đại biểu, có trên 3.000 người cứ thêm 1.000 người

được bầu thêm I đại biểu nhưng tổng số không quá 35 đại biểu;

+Xã, thị trấn có dưới 2.000 người trở xuống đến 1.000 người được bầu

19 đại biểu;

+Xã, thị trấn có dưới 1.000 người được bầu 15 đại biểu; +Phường có từ 8.000 người trở xuống được bầu 25 đại biểu:

+Phường có trên 8.000 người thì cử thêm 4.000 người được bầu thêm l

Trang 35

Trong cơ cấu HĐND các cấp, để bảo đảm tính đại điện cho nhân dân,

không phân biệt giữa các dân tộc, tôn giáo, giới tính, đồng thời tạo điều kiện

cho các dân tộc thiểu số phát triển bình đẳng cùng với các dân tộc khác trong

đại gia đình các dân tộc Việt Nam, pháp luật cũng quy định việc bảo đảm số

lượng đại biểu HĐND là nữ Đặc biệt đối với địa phương có nhiều dân tộc

thiểu số cần bảo đảm số lượng thích đáng đại biểu HĐND là người dân tộc thiểu số Khoản 2 Điều 14 Luật bầu cử đại biểu HĐND quy định:

“Trên cơ sở số lượng đại biểu HĐND được bầu, sau khi thống nhất ý kiến với Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND cùng cấp, chậm nhất là 90 ngày trước ngày bầu cử:

Thường trực HĐND cấp xã dự kiến cơ cấu, thành phần, số lượng đại

biểu HĐND được bầu của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức

kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở cấp mình và thôn, làng, ấp, bản, buôn, phumï, sóc, tổ dân phố, khu phố, khóm trên địa bàn, trong đó bảo đảm số lượng thích đáng đại biểu HĐND là phụ nữ; đối với địa phương

có nhiều dân tộc thiểu số cần bảo đảm số lượng thích đáng đại biểu HĐND là người dân tộc thiểu số”

*Nhiém ky:

Điều 6 Luật tổ chức HĐND và UBND 2003 quy định rõ:

| “Nhiệm kỳ mỗi khoá của HĐND các cấp là năm năm, kể từ kỳ họp thứ nhất của HĐND khoá đó đến kỳ họp thứ nhất của HĐND khoá sau

Nhiệm kỳ của Thường trực HĐND, UBND, các Ban của HĐND theo nhiệm kỳ của HĐND cùng cấp Khi HDND hết nhiệm kỳ, Thường trực

HĐND, UBND, các Ban của HĐND tiếp tục làm việc cho đến khi HĐND

Trang 36

*Giai tin HDND:

Trong trường hợp HĐND gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của

nhàn đân thì bị giải tán Việc giải tán HĐND cơ sở được tiến hành theo trình tự sau:

-Thường trực HĐND cấp huyện phối hợp với Chủ tịch UBND cấp huyện trình ra HĐND cấp huyện xem xét, quyết định việc giải tấn HĐND cấp xã thuộc quyền quản lý của cấp huyện;

-Trưởng ban hoặc Phó trưởng ban pháp chế của HĐND cấp huyện báo

cáo thẩm tra về tờ trình của Thường trực HĐND và UBND cấp huyện về việc

xem xét giải tán HĐND cấp xã;

-HĐND cấp huyện thảo luận và thông qua nghị quyết về việc giải tấn HĐND cấp xã Nghị quyết về việc giải tán HĐND cấp xã do HĐND cấp

huyện trình và phải được UBND cấp tỉnh phê chuẩn trước khi thực hiện *Tổ chức HĐND trong trường hợp sáp nháp địa giới hành chính, chia đơn vị hành chính:

-Trường hợp sáp nhập địa giới hạnh chính

Nếu có nhiều đơn vị hành chính sáp nhập thành đơn vị hành chính mới

thì HĐND của các đơn vị hành chính cũ được nhập thành HĐND của đơn vị hành chính mới và tiếp tục hoạt động cho đến hết nhiệm kỳ

HĐND của đơn vị hành chính mới bầu ra Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ |

viên Thường trực HĐND và hoạt động cho đến hết nhiệm kỳ (Điều 131 Luật

tổ chức HĐND và UBND 2003)

-Trường hợp chia tách đơn vị hành chính

Nếu một đơn vị hành chính được chia thành nhiều đơn vị mới, các đại

biểu HĐND đã được bầu hoặc công tác ở địa hạt thuộc đơn vị hành chính

Trang 37

mới nào thì hợp thành HĐND của đơn vị hành chính đó và tiếp tục hoạt động

cho đến hết nhiệm kỳ

Trường hợp số đại biểu HĐND ở đơn vị hành chính đủ hai phần ba so với số đại biểu được bầu theo quy định của Luật bầu cử HĐND (đối với chính quyền cấp cơ sở là từ 15 đến 35 đại biểu) thì HĐND mới bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Uỷ viên Thường trực HĐND và tiếp tục hoạt động cho đến hết nhiệm kỳ

Trường hợp số đại biểu HĐND ở đơn vị hành chính mới không đủ theo quy định của Luật bầu cử đại biểu HĐND thì tiến hành bầu cử bổ sung theo _ quy định của Luật bầu cử đại biểu HĐND (Điều 132 Luật tổ chức HĐND và

UBND 2003)

*Hoạt động của HĐND

Theo quy định của pháp luật hiện hành, HĐND hoạt động thông qua

các hình thức sau:

Hình thức hội họp: Hình thức nội họp là một trong những hình thức

hoạt động chủ yết: của HĐND Mỗi hình thức hoạt động của HĐND có xI trí

nhất định, song chỉ có kỳ họp là nơi tập hợp toàn thể đại biểu HĐND mới thể

hiện đích thực vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, mới có

thẩm quyền quyết định các vấn đề có liên quan đến địa phương được phap luật quy định Vì thế, kỳ họp được coi là hình thức hoạt động chủ yếu của HĐND Thông qua kỳ họp, ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương

được chuyển thành quyết định của cơ quan quyền lực nhà nước địa phương,

quyền giám sát việc thực hiện nghị quyết và hoạt động của các cơ quan trực

thuộc HĐND và các cơ quan nhà nước, tổ chức khác ở địa phương được thực

hiện Tại kỳ họp, tất cả nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND được HĐND thảo luận, quyết.định và giải quyết bất cứ vấn đề gi thuộc thẩm quyền của cơ quan quyền:lực nhà nước ở địa phương Ngoài những việc HĐND có thể giao

Trang 38

cho Thường trực HĐND, UBND giải quyết theo quy định của pháp luật, có những việc pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của HĐND

-Kỳ họp thứ nhất: Được triệu tập chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày bầu cử đại biểu HĐND, do Chủ tịch HĐND khoá trước triệu tập và chủ toa Trong kỳ họp thứ nhất của HĐND cơ sở thực hiện các công việc như: bầu Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND khoá mới; bầu Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND; bầu thư ký kỳ họp HĐND

-Kỳ họp thường lệ: Tại kỳ họp thường lệ, HĐND quyết định kế hoạch

phát triển kinh tế —- xã hội của địa phương; quyết định dự toán và phân bổ

ngân sách, phê chuẩn ngân sách, quyết định các chủ trương, biện pháp để

triển khai thực hiện ngân sách địa phương; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật; quyết định những vấn đề khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình; xem xét báo cáo

tình hình hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, UBND cùng cấp

-Kỳ họp cuối năm: Kỳ họp này đồng thời cũng là kỳ họp thường lệ của HĐND cơ sở nên trình tự và các vấn đề cần giải quyết giống như trong

kỳ họp thường lệ

-Kỳ họp cuối nhiệm kỳ: Tại kỳ họp này, HĐND xem xét, thảo luận

báo cáo công tác cả nhiệm kỳ của HĐND, Thường trực HĐND, UBNĐ

Hình thức ra văn bản của HĐND: Theo quy định tại Điều 120 Hiến

pháp 1992 và Điều I Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND

và UBND, HĐND được ban hành văn bản quy phạm pháp luật dưới hình thức

nghị quyết

Nội dung nghị ¿uyết của HĐND cấp cơ sở được quy định như sau: Nghị quyết của HĐND xã, thị trấn được ban hành để quyết định các

chủ trương, biện pháp trong lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, xã hội và đời

sống ø, văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao, bảo vệ tài nguyên môi trường

Trang 39

quốc phòng, an ninh, trat tu an toan xã hội, thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, thi hành pháp luật, xây dựng chính quyền địa phương

trên địa bàn xã, thị trấn được quy định tại các điều 29, 30, 31,3 2, 33 và điều 34 Luật tổ chức HĐND và UBND 2003 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan của cơ quan nhà nước cấp trên

Nghị quyết của HĐND phường ban hành để quyết định những vấn đề quy định tại các điều 29, 30, 31, 32, 33, 34 Luật tổ chức HĐND và UBND 2003 và các chủ trương, biện pháp xây dựng, phát triển đô thị trên địa phường

được quy định tại điều 35 Luật tổ chức HĐND và UBND 2003 cùng với các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan của cơ quan nhà nước cấp

trên

Nghị quyết của HĐND phải được gửi đến các thôn, làng, ấp, bản,

phum, sóc, cụm dân cư trong địa bàn để nhân dân giám sát, kiểm tra việc

thực hiện/ theo quy định Quy chế thực:hiện dân chủ ở cơ sở

Hoạt động của đại biểu HĐND:

Đại biểu HĐND là cầu nối quan trọng giữa chính quyền cơ sở với nhân đân là người giữ mối liên hệ mật thiết, trực tiếp giữa Nhà nước với nhân dân

địa phương và ngược lại, đại biểu HĐND vừa chịu trách nhiệm trước cử trị

bầu ra mình, vừa chịu trách nhiệm trước HĐND cấp xã và các cơ quan nhà

nước cấp trên

Đại biểu HĐND thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình thông

qua các hoạt động sau:

-Tham gia các kỳ họp: Trong kỳ họp HĐND, đại biểu HĐND tham gia thao luận và quyết định chương trình làm việc của kỳ họp HĐND; Thảo luận

tại phiên họp toàn thể và thảo luận ở tổ đại biểu về các vấn đề thuộc nội

dung, chương trình kỳ họp; Biểu quyết thông qua những vấn đề thuộc nội

dung chương trình kỳ họp

Trang 40

- Hoạt động chất vấn:Tại kỳ họp, đại biểu HĐND có quyền chất van Chủ tịch HĐND, Chủ tịch và các thành viên khác của UBND Chất vấn của

đại biểu HĐND liên quan đến việc thực hiện, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ

phát triển mọi mặt đời sống xã hội ở địa phương Việc chất vấn của đại biểu

HĐND có thể thực hiện: cả trong thời gian giữa hai kỳ họp HĐND

- Hoạt động tiếp xúc cử trị: Thông qua hoạt động tiếp xúc với cử trị, đại biểu HĐND mới thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri, lắng nghe được tâm tư và mong muốn của cư tri về mọi vấn đề của

nhân dan dia phương và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân Việc

tiếp xúc cử tri được thực hiện theo chế độ tiếp xúc cử tri và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của HĐND, trả lời những yêu cầu kiến nghị của cử tri

2.1.4.2 Tổ chức và hoại động của UBND

*Về cơ cẩu:

UBND được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ UBND do HĐND cùng cấp bầu ra Việc bầu các thành viên của UBND được tiến hành bằng cách bỏ phiếu kín theo danh sách đề cử chức vụ của từng người Kết quả bầu UBND cơ sở phải được cơ quan hành chính nhà nước cấp trên trực tiếp phê chuẩn

_ Thành phần UBND cơ sở gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên

UBND

Điều 119 Luật tổ chức HĐND va UBND 2003 quy định như sau:

“UBND do HĐND cùng cấp bầu ra gồm có Chủ tịch, Phó chủ tịch và

Uỷ viên Chủ tịch UBND là đại biểu HĐND Các thành viên khác của UBND không nhất thiết phải là đại biểu HĐND

Kết quả bầu các thành viên của UBND phải được Chủ tịch UBND cấp

trên trực tiếp phê chuẩn

Ngày đăng: 08/11/2022, 00:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w