HỌC VIỆN BAO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYÈN KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
DE TAI KHOA HOC CAP CO SO
PHAP CHE TRONG QUAN LY (LƯU HANH NOI BO)
Người thực hiện: TS Tran Quang Hién
Hà Nội — 2015
Trang 2MUC LUC
Trang
CHUONG 1
MOT SO VAN DE LY LUAN
VE BAO DAM PHAP CHE TRONG QUAN LY
I Khai niém va yéu cau bao dam phap ché trong quan ly | Il Các phương thức và nguyên tắc bảo đảm pháp chế trong quản lý 5
CHUONG 2
HOAT DONG GIAM SAT CUA QUOC HOI
VA HOI BONG NHAN DAN TRONG QUAN LY
I Hoạt động giám sát của Quốc hội H
1I Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân 5 IH Hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước 18
CHUONG 3
HOAT DONG THANH TRA, KIEM TRA
CUA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRONG QUÁN LÝ
1 Hoạt động kiểm tra của cơ quan hành chính nhà nước trong quản lý 22
II Thanh tra nhà nước 2
CHUONG 4
GIAI QUYET KHIEU NAL, TO CAO TRONG QUAN LY
L Một số vấn đề chung về khiếu nại, tố cáo và quyền khiếu nại, tố cáo 48 II Quyén, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ khiếu nại, tố cáo 58 III Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo ø 65 IV Tính tất yếu khách quan, nguyén tac va thủ tục giải quyét khiéu nai, t6 cdo
r,
Trang 3
CHUONG 5
TAI PHAN HANH CHINH TRONG QUAN LY
I Một số van dé chung về tài phán hành chính trong quan ly ở Việt Nam
II Thiết lập Toà hành chính ở Việt Nam và ý nghĩa
II Đối tượng xét xử và thẩm quyền xét xử của Toà hành chính
IV Các giai đoạn tố tụng hành chính
CHƯƠNG 6
HOẠT ĐỘNG KIEM TRA, GIAM SAT CUA DANG,
CAC TO CHUC XA HOI VA CONG DAN TRONG QUAN LY I Kiém tra, giám sát của Đảng
H Hoạt động kiểm tra, giám sát của các tổ chức xã hội
IH Thanh tra nhân dân
Trang 4
MO DAU
1 Tên học phần: Pháp chế trong quản lý 2 Mã số môn học:
3 Phân loại môn học: Môn học phần kiến thức chuyên ngành cho các
chuyên ngành đào tạo của Khoa Nhà nước và Pháp luật, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
4 Số tín chỉ: 03 tín chỉ
5 Mục đích môn học: Sau khi kết thúc học phần, sinh viên phải nắm được những kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành sau đây:
- Lý thuyết:
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, hệ thống của môn học
Theo đó, giúp cho sinh viên năm được những kiến thức lý luận về bảo đảm
pháp chế trong quản lý như: Những vấn đề chung về bảo đảm pháp chế trong quản lý; Hoạt động bảo đảm pháp chế trong quản lý của các chủ thể trong hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay
- Thực hành:
Hình thành kỹ năng cần thiết vận dụng những kiến thức về bảo đảm pháp chế trong quản lý vào hoạt động thực tiễn công tác của mình
6 Yéu cau: |
- Về tri thức Kết thúc học phan sinh viên sinh nắm được những kiến
Trang 5- Về kỹ năng Sinh viên có được những kỹ năng cần thiết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành quản lý trong hoạt động thực tiễn của mình sau này - Về thái độ Sinh viên có thái độ nghiêm túc, cầu thị trong suốt quá trình học tập 7 Phân bỗ thời gian: - Học phần gồm: 03 tín chi - Trong do: + Phan ly thuyét: 02 tin chi (30 tiết) + Phần thực hành: 01 tín chỉ (30 tiết) 8 Giảng viên tham gia giảng dạy môn học: STT Ho va tén Cơ quan công Chuyên ngành tác 1 TS Trần Quang Hiển | Học viện Báo chí | Các chuyên ngành đào
và Tuyên truyền |tạo của Học viện Báo
chí và Tuyên truyền
2 TS Trân Xuân Học Học viện Báo chí | Các chuyên ngành đào và Tuyên truyền |tạo của Học viện Báo
chí và Tuyên truyền
3 TS Vũ Thị Thu Quyên | Học viện Báo chí | Các chuyên ngành đào và Tuyên truyền |tạo của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
9, Điều kiện tiên quyết: Học xong các học phân Kiến thức cơ sở ngành 10 Nội dung môn học:
- Nội dung tông quát và phân bỗ thời gian:
+ Học phần tập trung làm rõ những những vấn đề chung về bảo đảm
pháp chế trong quản lý;
oer eco SE ge TT CC ee
Trang 6+ Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong quản lý;
+ Hoạt động kiểm tra, thanh tra của bộ máy hành chính nhà nước trong
quản lý;
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý; + Tài phán hành chính trong quản lý;
+ Hoạt động kiểm tra, giảm sát của Đảng, các tô chức xã hội và công dân trong quản lý;
- Nội dung chỉ tiết:
Chương Nội dung Thời lượng (tiết) mục Lý | Bài | Thực thuyết| tập | hành 5 hoac thao | luận 1 Chương 1: Một số vẫn đề chung về| 4 2 3
bảo đảm pháp chê trong quản lý
1.1 Khái niệm và yêu cầu bảo đảm pháp chê trong quản lý
1.2 Cac phương thức và nguyên tặc bảo đảm pháp chê trong quản lý
2 Chương 2: Hoạt động giám sát của 4 2 3 Quốc hội và Hội đồng nhân dân
trong quản lý
Trang 7
Chương 3: Hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan hành chính nhà nước trong quản lý
I Hoạt động kiểm tra của cơ quan hành chính nhà nước trong quản lý
lI Thanh tra nhà nước
Chương 4: Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý
I Một số vấn đề chung về khiếu nại, tố cáo và quyền khiếu nại, tố cáo
II Quyền, nghĩa vụ của các bên tham
gia quan hệ khiếu nại, tố cáo
HI Thâm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo
IV Tính tất yếu khách quan, nguyên tắc và thủ tục giải quyêt khiêu nại, tô cáo Chương 5: Tài phán hành chính trong quản lý L Một số vấn đề chung về tài phán hành chính trong quản lý ở Việt Nam
II Thiết lập Toà hành chính ở Việt Nam và ý nghĩa IH Đối tượng xét xử và thâm quyền xét xử của Toà hành chính IV Các giai đoạn tố tụng hành chính
Chương 6: Hoạt động kiểm tra, giám
sát của Đảng, các tô chức xã hội và công dân trong quản lý
I Kiêm tra, giám sát của Đảng
Trang 8
II Hoạt động kiểm tra, giáo sát của các
tô chức xã hội
LH Thanh tra nhân dân
IV Hoạt động kiểm tra, giáp sát của công dân trong quản lý
Tổng số: 30 13 17
11 Phương pháp giảng đạy và học tập:
Tổ chức giảng dạy thông qua các giờ học trên lớp, kết hợp việc thảo luận, thực hành kỹ năng quản lý trong giờ học 12 Tổ chức, đánh giá môn học: Thang điểm đánh giá: 10 TT | Cách thức đánh giá Trọng số 1 Điểm kiểm tra thường xuyên (KT TX) 0,3
2 | Điểm nhận thức và thái độ tham gia thảo luận 0,1 3 | Điểm thi kết thức học phần 0,6 ĐMH = KTTX x 0,3 + Thảo luận x 0,1 + Thi hết môn x 0,6 13 Phương tiện vật chất bảo đảm: - Phòng học đủ ánh sáng, diện tích, bàn ghế - Bảng, phần viết; - Máy chiếu;
14 Tài liệu tham khảo:
* Tài liệu bắt buộc
Khoa Nhà nước và Pháp luật, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2009);
Giáo trình lưu hành nội bộ “Pháp chế trong quản lý”
* Tài liệu tham khảo
- Hiển pháp Việt Nam năm 1946, 1959, 1980, 1992 và Nghị quyết về việc sửa đổi, bố sung một số điều của Hiến pháp 1992, 2013 Nxb CTQG, Hà Nội
Trang 9- Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Khoa Nha nước — Pháp luật (2006) Giáo trình Các ngành luật cơ bản trong hệ thông pháp luật Việt Nam (quyển 1) Nxb CTQG, Hà Nội
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Khoa Nhà nước — Pháp luật (2006) Giáo trình Các ngành luật cơ bản trong hệ thông pháp luật Việt Nam (quyền 2) Nxb CTQG, Hà Nội
Trang 10Chuong I
MOT SO VAN DE LY LUAN
VE BAO DAM PHAP CHE TRONG QUAN LY
I KHÁI NIỆM VÀ YÊU CÂU BAO DAM PHAP CHE TRONG QUAN LY
1 Khai niém
Pháp chế là vấn dé không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn to lớn Trong xã hội ta, pháp chế đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ và củng cố chế độ xã hội, đảm bảo các mục đích của sự điều chỉnh các quan
hệ xã hội |
Pháp chế xã hội chủ nghĩa là sự đòi hỏi các chủ thể pháp luật (cơ quan nha
nước, các nhân viên nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân ) phải thực
hiện đúng, thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật trong các hoạt động của mình
Như vậy, nội dung của pháp chế rất phong phú, trong đó nội dung cơ bản nhất là sự tự giác, triệt để tôn trọng pháp luật của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân Khái niệm pháp chế có liên quan chặt chẽ tới khái niệm pháp luật với tư cách là tổng thê các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành
hoặc thừa nhận chính thức Pháp luật là cơ sở của pháp chế Muốn có pháp chế thì trước hết phải có hệ thống pháp luật hoàn thiện
Xây dựng Hiến pháp và pháp luật, sử dụng pháp luật để quản lý xã hội luôn
luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta coi trọng Trong mọi thời kỳ phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước ta không chỉ chú ý đến việc ban hành Hiến pháp và pháp luật mà còn luôn luôn đòi hỏi sự nghiêm chỉnh thi hành pháp
luật, tuân thủ pháp luật, có biện pháp tăng cường ý thức tôn trọng pháp luật và kỷ cương xã hội Trong các Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc của Đảng ln
Trang 11Ở nước ta, chức năng quản lý chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện, có nghĩa là thực hiện hoạt động chấp hành các quyết định pháp luật
của các cơ quan quyền lực nhà nước và điều hành các quá trình phát triển xã hội
trên cơ sở và dé thi hành pháp luật Nói cách khác, bộ máy hành chính nhà nước
và các chủ thê khác thực hiện hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật Trong quá trình đó đòi hỏi các cơ quan quản lý chấp hành nghiêm chỉnh, thường xuyên, đúng đắn pháp luật nhằm duy trì trật tự, kỷ cương và củng cô pháp chế Pháp chế là một trong những nguyên tắc cơ bản trong quản lý, chủ thể quản lý
có thể thực hiện tốt vai trò quản lý toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xã hội,
nếu năm vững các công cụ pháp luật Thiếu nguyên tắc này hoạt động quản lý sẽ không có cơ sở pháp lý bền vững, sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng, rối loạn và
khơng kiểm sốt được Vì vậy, bảo đảm cho pháp chế được củng có, tăng Cường
và hoàn thiện là yêu cầu khách quan của quá trình xây dựng nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và cũng là yêu cầu của quá trình hoàn thiện con người và các quyền của họ trong quản lý xã hội
Trong quá trình xây dựng và từng bước hoàn thiện bộ máy nhà nước, nhà nước đã tạo ra cơ chế kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước để chống các biểu hiện lạm quyền, vi phạm pháp luật Quản lý nhà nước là hoạt động phức tạp, liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân,
của nhà nước Điều đó đòi hỏi mọi hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước phải bị kiểm tra, giám sát bởi các các cơ quan khác, của tô chức xã hội và của công dân Hoạt động kiểm tra, giám sát đối với hoạt động quản lý nhà nước không đối lập, không cản trở hoạt động quản lý; ngược lại làm cho hoạt động
này trở nên dân chủ và hiệu quả hơn
Bảo đảm pháp chế trong quản lý là phải củng cố việc xây dựng cơ chế,
phương tiện, phương pháp nhằm làm cho pháp luật được thực hiện có hiệu quả
trong thực tế, nhằm xây dựng và củng cố chính quyền của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân, đem lại lợi ích cho Nhà nước, xã hội và mọi công dân
Việc bảo đảm pháp chế sẽ không có ý nghĩa nếu kỷ luật nhà nước cũng như
kỷ luật lao động, kỷ luật trực thuộc trong hoạt động công vụ, kỷ luật tài chính,
Trang 12
kỷ luật kế toán, kỷ luật trong hoạt động thông tin, văn bản không được các cơ
quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thực hiện nghiêm túc Đồng thời tình trạng thiếu kỷ cương, trật tự trong hoạt động của bộ máy hành
pháp sẽ tác động tiêu cực đến tình trạng pháp chế, tới việc thực hiện pháp luật
của công dân Vì vậy, bảo đảm kỷ luật là tiền đề, là điều kiện tiên quyết để bảo
đảm pháp chế trong quản lý
Việc bảo đảm pháp chế trong quản lý có ý nghĩa to lớn, nếu:
- Pháp chế được bảo đảm thông qua đường lối chính trị của Đảng cầm quyền Đường lối chính trị của Đảng không chỉ xác định phương hướng, mục tiêu mà còn xác định phạm vi nội dung các vấn đề cơ bản để nhà nước thể chế hoá thành pháp luật |
- Pháp chế được bảo đảm thông qua các biện pháp xã hội và đạo đức
Nguồn gốc của pháp chế là pháp luật Pháp luật không chỉ được bảo đảm thực hiện bởi các biện pháp cưỡng chế nhà nước mà nó còn chịu sự tác động của các biện pháp giáo dục quần chúng, bằng phong trào quần chúng, bằng dư luận xã hội, bằng truyền thống văn hoá và đạo đức của con người trong xã hội Các yếu tố này liên quan mật thiết với nhau tạo nên tổng thể các biện pháp để củng cố và duy trì pháp chế
- Pháp chế được bảo đảm thông qua các yếu tố pháp lý Căn cứ vào nội dung và tính chất của các biện pháp tổ chức pháp lý chúng ta có các biện pháp bảo đảm pháp chế cơ bản như hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng, các tổ chức xã hội và công dân, hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước,
hoạt động kiểm toán nhà nước; hoạt động kiểm tra, thanh tra của các cơ quan
hành chính nhà nước; hoạt động xét xử của Toà án đối với hoạt động quản lý
2 Yêu cầu
Bảo đảm pháp chế trong quản lý có nghĩa là bằng những cơ chế và hoạt
động pháp lý làm cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh, có hiệu quả trong thực tế, hoạt động của bộ máy nhà nước phải thực sự vì dân, đem lại những tiện ích và thủ tục thực sự đễ hiểu, đơn giản và việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của
Trang 13
công dân theo một trật tự nhất định Do đó, để đảm bảo pháp chế trong quản lý,
chúng ta phải thực hiện đầy đủ những yêu cầu sau:
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, để nhân dân lao động có đủ điều
kiện thực hiện các quyền tự đo chân chính của họ
- Xây dựng, kiện tồn tơ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo hướng tính gọn, đủ năng lực: Hoàn thiện cơ chế bầu cử nhằm nâng cao chất
lượng Đại biểu Quốc hội, tăng số lượng đại biểu chuyên trách để Quốc hội phải
thực sự là cơ quan lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và
thực hiện chức năng giám sát tối Cao; nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân, phát huy vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân; đây mạnh cải
cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ, Uy ban nhân dân
các cấp theo hướng xây dựng hệ thống cơ quan hành chính thống nhất, thông
suốt, hiện đại thực sự là bộ máy điều hành có năng lực và hiệu quả; xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ
công lý, quyền con người
- Xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị đáp ứng yêu cầu của việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao; có cơ chế kịp thời đưa ra khỏi bộ máy nhà nước những cán bộ, công chức không xứng đáng, kém phẩm chất và năng lực
- Hoàn thiện cơ chế dân chủ, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân
trong việc giám sát cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan công quyền, phát
hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt là các hiện tượng
quan liêu, tham nhũng
Trang 14
- Nang cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của công dân, coi đó là điều kiện tiên quyết để đưa pháp luật vào cuộc sống
- Hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tô chức trong xã hội phải phù
hợp với mục đích, nội dung và yêu cầu của văn bản pháp luật Nếu trái với yêu cầu này thì những hoạt động kể trên rơi vào tình trạng tuỳ tiện không thống nhất hoặc chủ quan duy ý chí, thậm chí còn xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền cũng như lợi ích chính đáng của công dân
- Hoạt động của các cơ quan nhà nước nằm trong khuôn khổ và phạm vi thâm quyền cũng như chức năng mà pháp luật đã quy định Vượt quá giới hạn thâm quyền cũng như tự động thu hẹp thâm quyền đều là những hành vi trái pháp luật và sẽ bị xử lý |
- Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan nhà nước có quyền ban hành các văn bản pháp luật mang tính quyền lực nhà nước để
điều chỉnh các quan hệ xã hội và giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của
những cơ quan ay, Những văn bản pháp luật này không được trái với Hiến pháp
Hiệu lực của những văn bản này chỉ bị huý bỏ, thay thế hoặc chấm dứt bởi văn
bản của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền
II CÁC PHƯƠNG THỨC VÀ NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM PHÁP CHÉ TRONG QUẢN LÝ
1 Các phương thức bảo đảm pháp chế trong quản lý
Mỗi loại cơ quan nhà nước, các tổ chức được thành lập để thực hiện những
chức năng nhất định Quốc hội có chức năng lập hiến, lập pháp; giám sát tối cao;
quyết định những chính sách hệ trọng của đất nước về đối nội, đối ngoại, nhiệm
vụ kinh tế — xã hội, quốc phòng — an ninh của đất nước Các cơ quan hành
chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước Toà án có chức năng chính là xét xử các tranh chấp về quyển và xử lý vi phạm pháp luật, đồng thời thông qua hoạt động xét xử giám
sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan nhà nước khác Viện Kiểm sát nhân
dân thực hiện chức năng công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp bảo đảm kiểm
Trang 15
soát việc thực hiện pháp luật có hiệu quả, duy trì trật tự kỷ cương trong quản lý xã hội
Ngoài những chức năng, phương diện hoạt động chủ yếu như trên, các cơ quan nhà nước, các tổ chức còn thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra nhằm bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý
Để bảo đảm pháp chế trong quản lý, Nhà nước còn thành lập những cơ quan, tổ chức chuyên trách thực hiện chức năng bảo đảm pháp chế trong quản lý - Đó là Toà Hành chính, Thanh tra nhà nước Với quan điểm dân chủ hố, cơng khai trong hoạt động hành chính, pháp luật còn quy định Mặt trận tô quốc ở cấp xã, phường, thị tran va tập thể lao động trong các cơ quan, tô chức nhà nước cũng lập ra tổ chức thanh tra nhân dân để giám sát hoạt động của các CƠ
quan nhà nước, các tổ chức khác và người có trách nhiệm; công dân tham gia
bảo đảm pháp chế và kỷ luật nhà nước, trật tự an toàn xã hội thông qua việc thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo
Như vậy, hoạt động bảo đảm pháp chế trong quản lý được tiến hành bằng
nhiều phương pháp, biện pháp, cách thức khác nhau — đó là các phương thức
bảo đảm pháp chế trong quản lý
Phương thức bảo đảm pháp chế trong quản lý là tổng thể phương tiện tô chức - pháp lý được các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và cong dan sw dung nham bao dam phap ché va ky ludt trong quan lý, thiết lập trật tự trong
quản lý, bảo vệ các quyển, lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích nhà nước và xã hội
Hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán có nội dung, tính chất,
đối tượng tác động, thủ tục tiến hành khác nhau Mỗi loại hoạt động có vai trò,
tác động xã hội nhất định đối với bảo đảm pháp chế trong quản lý Khi đánh giá
về vai trò các loại hoạt động này V.I.Lênin viết: “Thống kê và kiểm tra là điều chủ yếu để bảo đảm sự hoạt động đúng đắn trong chủ nghĩa xã hội, rằng: “Kiểm
tra con người và kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ trên thực tế luôn là mấu chốt
của toàn bộ công tác, của chính trị.”' Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn coi trọng
° Lê nin toàn tập, tập 33, tr 124 và tập 45, tr 19
Trang 16
công tác thanh tra Người coi “khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc
thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ,
nơi kiểm tra Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích” Bởi
vậy, “Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới”, “Cán bộ thanh tra là
tai mắt của Đảng và Chính phủ, tai mắt có sáng suốt thì người mới sáng suốt”
Ở nước ta, khái niệm giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán bước đầu đã được quy định trong pháp luật, đã được đề cập trong sách báo lý luận pháp lý và đang được tô chức thực hiện trong thực tiễn hoạt động quản lý của đất nước
Trong hoạt động quản lý, gi sát thường được dùng để chỉ hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước, Toà án, các tổ chức xã hội và công dân nhằm bảo đảm sự tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật trong quản lý Nó cũng được dùng để chỉ hoạt động của cơ quan công an, chấp hành viên giám sát các đối tượng đang chấp hành án, các đối tượng tình nghi khác
Như vậy, hoạt động giám sát chủ yếu được thực hiện ngoài quan hệ trực thuộc, tức là giữa cơ quan giám sát và cơ quan chịu sự giám sát đó không nằm
trong một quan hệ trực thuộc trực tiếp theo chiều đọc Trong quản lý để thực -
hiện chức năng giám sát, pháp luật trao cho một số cơ quan, trong một số trường hợp nhất định những quyền hạn nhất định như: quyền đình chỉ, quyền bãi bỏ quyết định của cơ quan chịu giám sát
Kiểm tra là khái niệm rộng được vận dụng theo hai hướng Mộ /à, kiểm tra
là hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước cấp trên với cơ quan nhà nước
cấp dưới nhằm xem xét, đánh giá mọi mặt hoạt động của cấp dưới khi cần thiết, hoặc kiểm tra một vấn đề cụ thể nào đó Ở đây hoạt động kiểm tra thực hiện trong quan hệ trực thuộc Vì vậy, khi thực hiện kiểm tra, cơ quan cấp trên, thủ
trưởng cơ quan có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế kỷ luật, biện pháp
bồi thường thiệt hại vật chất, hoặc áp dụng các biện pháp tác động tích cực tới
đối tượng bị kiểm tra như khen thưởng về vật chất, tỉnh thần /Zz¡ /à, kiểm tra là
hoạt động của các tô chức xã hội như kiểm tra của Đảng, của các tô chức xã hội
đối với hành chính nhà nước nhà nước Vì vậy, kiểm tra ở phạm vi này Ít mang tính quyền lực nhà nước, không áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước, mà
Trang 17
chỉ có thể áp dụng các biện pháp tác động mang tính chất xã hội như hoạt động
kiểm tra Đảng, của các tô chức xã hội khác
Thanh tra được dùng đê chỉ hoạt động của các tổ chức thanh tra nhà nước bao gồm cơ quan thanh tra được thành lập theo cấp hành chính và cơ quan thanh
tra được thành lập ở cơ quan quản lý theo ngành, lĩnh vực Giữa cơ quan thanh
tra và đối tượng bị thanh tra thường không có quan hệ trực thuộc; nhưng các cơ quan thanh tra hoạt động với tư cách là cơ quan chức năng giúp thủ trưởng cùng cấp Vì vậy, có thể coi hoạt động của các cơ quan thanh tra hành chính chính là sự thanh tra của thủ trưởng các cơ quan cấp trên đối với cơ quan, cán bộ, công chức trực thuộc cấp đưới Trong quá trình thanh tra, cơ quan thanh tra có thê áp
dụng các biện pháp cưỡng chế để bảo đảm công tác thanh tra và xử lý vi phạm
hành chính, nhưng không có quyền sửa đổi, bãi bỏ quyết định của đối tượng bị
thanh tra
2 Các nguyên tắc hoạt động bảo đảm pháp chế trong quản lý - Nguyên tắc pháp luật hóa
Nguyên tắc pháp luật hóa phải được coi trọng trong hoạt động bảo đảm
pháp chế trong quản lý Các hoạt động bảo đảm pháp chế trong quản lý cần phải được thể chế hoá đầy đủ và chặt chẽ trong các văn bản pháp luật và phải được các chủ thể thực hiện nghiêm minh, mọi vi phạm phải bị xử lý trách nhiệm, cần chú trọng quy định rõ ràng theo nguyên tắc tăng nặng trách nhiệm của người có chức vụ so với công dân
- Nguyên tắc thường xuyên
Nguyên tac thường xuyên có nghĩa là hoạt động bảo đảm pháp chế trong
quản lý cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm phát hiện và khắc phục các lệch lạc, thiếu sót, cũng như vi phạm pháp luật trong hoạt động hàng
ngày của các cơ quan trong bộ máy nhà nước;cần nhắn mạnh đây không phải là
biện pháp đặc biệt nhất thời
- Nguyên tắc £oàn điện, hệ thống và thu hút rộng rãi nhán dân tham gia
Nguyên tắc toàn diện, hệ thống và thu hút rộng rãi nhân dân tham gia đòi
hỏi hoạt động bảo đảm pháp chế phải được tiến hành toàn diện trong mọi lĩnh
Trang 18
vực quản lý: Hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội và phải được tô chức thực hiện một cách có hệ thống theo kế hoạch khoa học, đảm bảo mọi điều
kiện để công dân có thể tham gia một cách tích cực
- Nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả
Nguyên tắc nhanh chóng, kip thoi va hiệu qua đòi hỏi khi có hiện tượng, sự
việc vi phạm pháp luật xảy ra thì phải tiến hành ngay các hoạt động bảo đảm
pháp chế tương ứng để phòng ngừa, phát hiện các vi phạm, tìm ra các nguyên
nhân dẫn đến vi phạm, áp dụng kịp thời các biện pháp khắc phục Tính hiện thực
và hiệu quả của hoạt động bảo đảm pháp chế chỉ đạt được khi người thực hiện
hoạt động quản lý có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức pháp lý, biết dựa vào quần chúng nhân dân trong thực tiễn hoạt động quản lý của mình
- Nguyên tắc cong khai, minh bach
Nguyên tắc công khai, minh bạch của hoạt động bảo đảm pháp chế đây là
đòi hỏi của hoạt động quản lý dân chủ, nghĩa là phải công khai, minh bạch để
nhân dân thực hiện quyền kiểm tra chính bản thân hoạt động bảo đảm pháp chế
và là hình thức bảo đảm hiệu quả, tính hiện thực của hoạt động quản lý đó, đồng thời nhằm tăng thêm lòng tin của dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của
Nhà nước
Trang 19
Chuong 2
HOAT DONG GIAM SAT CUA QUOC HOI VA HOI DONG NHAN DAN TRONG QUAN LY
Các cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội và Hội đồng nhân dân) là
những cơ quan có vị trí đặc biệt quan trọng trong bộ máy nhà nước và giám sát là chức năng Hiến định của các cơ quan này Chức năng giám sát xuất phát từ
địa vị pháp lý của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, là những cơ quan đại diện
cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân Đó là những cơ quan trực tiếp nhất nhận quyền lực của nhân
dân, thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước
Cơ quan quyền lực nhà nước giám sát hoạt động của các cơ quan hành
chính nhà nước cùng cấp, các tô chức cũng như mọi công dân Thông qua hoạt
động giám sát, Quốc hội và Hội đồng nhân dân trực tiếp chỉ đạo cũng như xem xét mọi mặt công tác của cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp, các tổ chức; kịp thời phát hiện những yếu kém, những khuyết điểm trong công tác tổ chức và hoạt động cũng như những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ mà pháp luật đã quy định đối với các đối tượng chịu sự giám sát Trên
cơ sở đó cơ quan quyền lực nhà nước đưa ra những kết luận, kiến nghị cần thiết để yêu cầu các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, các tổ chức có biện pháp
khắc phục những hạn chế, nhược điểm trong hoạt động của mình
Thông qua hoạt động giám sát, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
phát hiện những vi phạm pháp luật xâm phạm tới lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân từ đó có các biện pháp xử lý kịp thời hoặc yêu cầu các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh những vi phạm đó để củng cố pháp chế
Phạm vi, nội dung, quyền hạn, hình thức, phương pháp giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, của các Đại biểu Quốc hội và của Hội đồng nhân
dân được quy định trong Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội và nhiều văn bản
Trang 20
pháp luật quan trọng khác, đặc biệt được quy định trong Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân
I HOAT DONG GIAM SAT CUA QUOC HOI
Quéc héi Việt Nam có vị trí đặc biệt quan trọng trong bộ máy nhà nước
Hiến pháp 2013 đã ghi nhận địa vị pháp lý của Quốc hội: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề
quan trọng của đất nước và giảm sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước” Bên cạnh đó, trong các luật quy định về hoạt động giám sát của Quốc hội cũng khẳng định rõ chức năng giám sát của Quốc hội: Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao của mình tại kỳ họp Quốc hội trên cơ sở hoạt động giám
sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Quốc hội
Nội dung hoạt động giám sát của Quốc hội bao hàm việc theo dõi, xem xét tính hợp hiến và hợp pháp đối với nội dung các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước chịu sự giám sát trực tiếp của Quốc hội ban hành cũng như tính hợp hiến, hợp pháp đối với việc tổ chức và thực hiện pháp luật trong thực tiễn của các cơ quan nhà nước đó; Quốc hội còn giám sát hiệu quả hoạt
động, năng lực, trách nhiệm của các đối tượng chịu sự giám sát của Quốc hội
1 Hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội Quốc hội giám sát thông qua các hoạt động như:
- Xem xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Chính phủ;
- Xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, bộ luật, nghị quyết của Quốc hội;
- Xem xét và trả lời chất vấn của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ
Trang 21- Thành lập Uỷ ban lâm thời để điều tra về một vấn đề nhất định và xem xét, báo cáo kết quả điều tra của Uỷ ban,
Căn cứ vào kết quả giám sát, Quốc hội có các quyền:
- Yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản hướng dẫn
thi hành Hiến pháp, luật, bộ luật, nghị quyết của Quốc hội;
- Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch
nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trái với Hiến pháp, luật, bộ luật, nghị quyết của Quốc hội;
- Ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn khi xét thấy cần thiết;
- Miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng
Chính phủ;
- Phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ
2 Hoạt động giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội không
những có nhiệm vụ giúp Quốc hội, mà còn trực tiếp thực hiện quyền giám sát
thông qua các hoạt động:
- Xem xét báo cáo công tác của Chính phủ trong thời gian giữa hai kỳ họp
của Quốc hội; |
- Xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ có dấu hiệu trái với Hiến pháp luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết cua Uy ban Thuong vu Quéc hoi;
- Xem xét việc trả lời chất vẫn của người bị chất vấn trong thời gian giữa hai kỳ họp của Quốc hội;
Trang 22- Đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật
của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trái với Hiến pháp, luật, bộ luật, nghị
quyết của Quốc hội và trình Quốc hội xem xét, quyết định việc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó tại kỳ họp gần nhất;
- Quyết định huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uý ban
Thường vụ Quốc hội;
- Kiến nghị với Quốc hội hoặc yêu cầu cơ quan, cá nhân có thẩm quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc cách chức, xử lý đối với những người có hành vi vi
phạm pháp luật nghiêm trọng:
- Đề nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc
hội bầu hoặc phê chuẩn;
- Ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vẫn khi xét thấy cần thiết
3 Giám sát của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội
Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội giám sát thông qua các hoạt động sau:
- Thẩm tra báo cáo công tác của Chính phủ thuộc lĩnh vực Hội đồng, Uỷ
ban phụ trách theo sự phân công của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
- Xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thâm quyền với cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị — xã hội có dấu hiệu trái với văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên
- Trong trường hợp cần thiết yêu cầu Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ báo cáo về hoạt động thuộc lĩnh vực Hội đồng, Uỷ ban phụ trách;
- Tổ chức đoàn giám sát;
- Cử thành viên đến cơ quan, tổ chức liên quan để xem xét, xác minh về
Trang 23- Tổ chức nghiên cứu, xử lý và xem xét việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân Thâm quyền của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội trong việc xem xét kết quả giám sát:
- Kiến nghị, yêu cầu cơ quan, tÔ chức, cá nhân có thẩm quyền sửa đối, bổ
sung, đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới
- Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, các thành viên khác của Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về những vấn
đề Hội đồng, Ủy ban phụ trách
- Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tô chức, cá nhân thì yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp để kịp thời chấm đứt hành vi vi phạm pháp luật, xem xét trách nhiệm, xử lý người vi phạm, khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm
4 Hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc hội và Đoàn Dai biéu Quốc
hội
Các hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc hội và Đoàn Đại biểu Quốc hội:
- Chất vấn Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của
Chính phủ;
- Giám sát văn bản quy phạm pháp luật, giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương;
- Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa phương trả lời về những vấn đề mà Đoàn Đại biểu quan tâm;
Căn cứ vào kết quả giám sát, Đại biểu Quốc hội, Doan Đại biểu Quốc hội
có các quyền:
- Kiến nghị, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thâm quyền sửa đổi, bổ
sung, đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm
14
Trang 24pháp luật hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới
- Kiến nghị cơ quan, tô chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết
các vấn đề có liên quan đến chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước hoặc các vấn đề của địa phương
- Đại biểu Quốc hội còn có quyền kiến nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc
hội bầu hoặc phê chuẩn
Tính quyền lực trong hoạt động giám sát của Quốc hội đối với bộ máy hành
chính nhà nước còn thê hiện về mặt tổ chức như quyết định thành lập, bãi bỏ các
Độ, cơ quan ngang Bộ của Chính phủ; thành lập mới, chia, nhập, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phó trực thuộc Trung ương, thành lập, giải thê đơn vị hành chính
— kinh tế đặc biệt
II HOAT DONG GIAM SAT CUA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
Với vị trí, vai trò là co quan quyền lực nhà nước ở địa phương, Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện giám sát hoạt động của Uỷ ban nhân dân, các cơ
quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cùng cấp; giảm sát việc thực hiện các
nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ
quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tô chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của
công dân ở địa phương Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát của mình tại kỳ họp Hội đồng nhân dân và trên cơ sở hoạt động giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân
1 Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân
Theo quy định tại Điều 87 Luật Tổ chức chính quyền địa phương (năm
2015) Hội đồng nhân dân quyết định nội dung giám sát theo đề nghị của Thường
trực Hội đồng nhân dân trình trên cơ sở các kiến nghị của Ban của Hội đồng
nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và ý kiến, kiến nghị của cử tri địa phương
- Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát thông qua các hoạt động sau đây:
Trang 25
+ Xem xét báo cáo công tác của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;
+ Xem xét báo cáo của Ủy ban nhân dân cùng cấp về tình hình thi hành
Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;
+ Xem xét văn bản của Ủy ban nhân dân cùng cấp có dấu hiệu trái với Hiến
pháp, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị
quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;
+ Xem xét trả lời chất vẫn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy
ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;
+ Thành lập Đoàn giám sát về một vấn đề nhất định khi xét thấy cần thiết
và xem xét kết quả giám sát của Đoàn giám sát
- Căn cứ vào kết quả giám sát, Hội đồng nhân dân có các quyên sau đây: + Yêu cầu Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành van ban dé thi hành Hiến pháp, pháp luật và nghị quyết của Hội đồng nhân dân;
+ Bãi bỏ một phan hoặc toàn bộ văn bản của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cùng cấp trái với Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân;
+ Ra nghị quyết về trả lời chất vấn và trách nhiệm của người trả lời chất
vấn khi xét thấy cần thiết;
+ Miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội
đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Ủy viên Ủy ban nhân dân 2 Giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân
Thường trực Hội đồng nhân dân có quyền giám sát hoạt động của Uỷ ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân, giám sát cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân đân và công dân trong việc thi hành Hiến pháp, luật, bộ luật, nghị quyết của Quốc hội; các văn
16
Trang 26
bản của cơ quan nhà nước cấp trên và các nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp
Giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân thông qua các hoạt động: - Giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tổ chức Đoàn giám sát hoặc giao cho các Ban của Hội đồng nhân dân giám sát việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo tại địa phương
- Trình Hội đồng nhân dân xem xét các văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong trường hợp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp
- Trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu
3 Các Ban của Hội đồng nhân dân
Các Ban của Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ giúp Hội đồng nhân dân
giám sát hoạt động của Uy ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn của Uỷ
ban nhân dân, giúp Hội đồng nhân dân giám sát cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việc thi hành
Hiến pháp, luật, bộ luật của Quốc hội; các văn bản quy phạm pháp luật của cơ
quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua các hoạt động:
- Thâm tra các báo cáo, đề án do Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hồi
đồng nhân dân phân công; xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong trường hợp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, bộ luật, nghị quyết của Quốc hội; các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;
- Trong trường hợp cần thiết, yêu cầu Uỷ ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cùng cấp báo cáo về những vấn đề thuộc lĩnh vực
Ban phụ trách;
- Cử thành viên đến cơ quan tổ chức hữu quan để xem xét, xác minh vấn
đê thuộc nhiệm vụ, quyên hạn của Ban
17
Trang 27Như vậy, phạm vi giám sát của Hội đồng nhân dân bao gồm toàn diện mọi
van dé va lĩnh vực quản lý nhà nước đối với mọi cơ quan, tô chức, đơn vị sự
nghiệp trên địa bàn lãnh thổ tương ứng bất luận cơ quan, tổ chức, đơn vị đó trực
thuộc cấp nào Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân góp phần tích cực vào việc phát hiện những sai trái của cơ quan, tổ chức ở địa phương trong việc chấp hành pháp luật Trên cơ sở đó kiến nghị cấp có thâm quyền giải quyết, xử
lý kịp thời những sai phạm; đôn đốc các cơ quan thực hiện Nghị quyết của mình
cũng như giải quyết các vẫn đề bức xúc ở địa phương, bảo đảm thi hành có hiệu
quả các quy định của pháp luật và nghị quyết của Hội đồng nhân dân địa phương
HI HOẠT ĐỘNG KIEM TOÁN CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
1 Mục đích của Kiểm toán nhà nước
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc
hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán
-_ việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản cơng”
Hoạt động kiểm tốn của Kiểm toán nhà nước là việc kiểm tra, đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính; việc tuân thủ pháp
luật; tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản của Nhà nước
Hoạt động kiểm toán nhà nước phục vụ việc kiểm tra, giám sát của Nhà
nước trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; góp phần thực
hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, phát hiện và ngăn chặn
hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước
Hoạt động quản lý nhà nước rất đa dạng và phong phú trên mọi lĩnh vực và
là đối tượng kiểm tra, giám sát của nhiều cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và
công dân, nhưng không một cơ quan, tổ chức nào có đối tượng kiểm tra, giám sát, như cơ quan kiểm toán nhà nước
Đối tượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là tất cả các cơ quan, don vi sử dụng ngân sách, tiên và tài sản của Nhà nước Trong đó cơ bản, có số lượng
18
Trang 28
lớn nhất là các cơ quan hành chính nhà nước Nói cách khác, kiểm toán nhà
nước chủ yếu nhằm vào hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, mọi hoạt động có liên quan đến quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước của cơ quan hành chính nhà nước là đối tượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước
2 Nhiệm vụ cơ bản của Kiểm toán nhà nước Kiểm toán nhà nước có các nhiệm vụ sau:
- Quyết định kế hoạch kiểm toán hàng năm và báo cáo với Quốc hội, Chính
phủ trước khi thực hiện
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán hàng năm và thực hiện nhiệm vụ
kiểm toán theo yêu cầu của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ
- Xem xét, quyết định việc kiểm toán khi thường trực Hội đồng nhân dân,
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có yêu cầu
- Trình ý kiến của Kiểm toán nhà nước để Quốc hội xem xét, quyết định dự toán ngân sách nhà nước, quyết định phân bổ ngân sách Trung ương quyết định dự án, công trình quan trọng quốc gia, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước
- Tham gia với Uỷ ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc
hội và các cơ quan khác của Quốc hội, Chính phủ trong việc xem xét, thấm tra
báo cáo về dự toán ngân sách nhà nước Phương án phân bổ ngân sách Trung
ương, phương án điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, phương án bố trí ngân
sách cho dự án, công trình quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định vả quyết toán ngân sách nhà nước
- Tham gia với Uỷ ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc
hội khi có yêu cầu trong hoạt động giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của
Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về lĩnh vực tài chính - ngân sách, giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước và chính sách tài chính
Trang 29- Chuyén hé so cho co quan điều tra và các cơ quan khác của Nhà nước có thâm quyền kiểm tra, xử lý những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân đã được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán
3 Quyền hạn của Kiểm toán nhà nước
Khi thực hiện hoạt động kiểm toán, Kiểm toán nhà nước có các quyền hạn SaU:
- Yêu cầu đơn vị được kiểm tốn và tơ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu phục vụ cho việc kiểm toán; đề nghị cơ quan hữu quan phối hợp công tác để thực hiện nhiệm vụ được giao; đề
nghị cơ quan nhà nước, đoản thể quần chúng, tổ chức xã hội và công dân giúp
đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ |
- Yéu cau don vị được kiểm toán thực hiện các kết luận, kiến nghị của
Kiểm toán nhà nước đối với các sai phạm trong báo cáo tài chính và các sai
phạm trong việc tuân thủ pháp luật; kiến nghị thực hiện các biện pháp khắc phục
yếu kém trong hoạt động của đơn vị do Kiểm toán nhà nước phát hiện và kiến nghị
- Kiểm tra đơn vị được kiểm toán trong việc thực hiện kết luận và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước
- Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu các đơn vị được kiểm toán thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán đối với các trường hợp sai phạm trong báo cáo tài chính và các sai phạm trong việc tuân thủ pháp luật; đề nghị xử lý theo pháp luật những trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đây đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nuoc
- Kién nghi co quan nhà nước có thấm quyền xử lý những vi phạm pháp
luật của tổ chức, cá nhân đã được làm rõ thông qua hoạt động kiểm toán
- Đề nghị cơ quan có thâm quyền xử lý theo pháp luật đối với tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước hoặc cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật cho Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà
nước
Trang 30
- Trưng cầu giám định chuyên môn khi cần thiết;
- Được uỷ thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; Kiểm toán
nhà nước chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu, tài Hiệu và kết luận của
Kiểm toán đo doanh nghiệp kiểm toán thực hiện
- Kiến nghị Quốc hội, Uý ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ và các cơ quan khác của Nhà nước sửa đôi, bổ sung các cơ chế, chính sách và pháp luật cho phù hợp
Như vậy, có thể nói rằng thông qua hoạt động của mình, Kiểm toán nhà
nước có vai trò rất quan trọng đối với việc bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong
lĩnh vực quản lý, sử dụng ngân sách, tiên và tài sản của Nhà nước
Trang 31
Chương 3
HOAT DONG THANH TRA, KIEM TRA
CUA CO QUAN HANH CHINH NHA NUOC TRONG QUAN LY
I HOAT DONG KIEM TRA CUA CO QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
TRONG QUAN LY
Kiểm tra là phương tiện quan trọng để phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý những vi phạm pháp luật, phát hiện những yếu kém trong tổ chức và hoạt
động của bộ máy hành chính nhà nước và của đội ngũ cán bộ, công chức trong
việc thực thi nhiệm vụ của mình Trong quản lý nhà nước, kiểm tra là biện pháp quản lý, là hoạt động không thể thiếu trong quá trình quản lý cũng như trong việc thực hiện quyền hạn của các chủ thể quản lý có thẩm quyền và phải được thực hiện thường xuyên, liên tục Thông qua hoạt động kiểm tra các chủ thể
quản lý vừa phát hiện những điểm tích cực, những điển hình tiên tiến, vừa phát
hiện những hiện tượng tiêu cực trong quản lý nhà nước Từ đó, các chủ thể quản lý vừa có nhiệm vụ hoàn thiện các văn bản quản lý vừa có nhiệm vụ cải tiến
biện pháp cũng như cách thức quản lý, đáp ứng yêu cầu của hoạt động quản lý và thực tiễn đặt ra cho họ
Hoạt động kiểm tra của bộ máy hành chính nhà nước thể hiện rõ tính quyền
lực nhà nước bởi:
- Chủ thể kiểm tra tiến hành hoạt động một cách đơn phương, không cần có sự đồng ý hay thỏa thuận của bên bị kiểm tra Hoạt động kiểm tra có thể được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất đối với các đối tượng quản lý
- Chủ thê kiểm tra có quyền yêu cầu bên bị kiểm tra cung cấp hồ sơ, tài liệu và các chứng cứ liên quan tới các vẫn dé và nội dung cần kiểm tra Bên bị kiểm
tra không được từ chối hay cản trở việc thực hiện các yêu cầu nói trên
- Người kiểm tra có quyền ra chỉ thị về phương hướng, thời hạn và biện pháp sửa chữa những thiếu sót của bên bị kiểm tra mà đoàn kiểm tra đã phát
Trang 32
1 Hoạt động kiểm tra của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước tham quyền chung
Hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý hành chính nhà nước thâm quyền
chung (Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp) theo Hiến pháp và các văn bản
pháp luật hiện hành khác đều tương tự giống nhau về bản chất, căn cứ, phạm vị,
hình thức và phương pháp tiến hành
Kiểm tra trước hết là một chức năng quan trọng của cơ quan quản lý nhà nước thâm quyền chung, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục Cơ sở của hoạt động này là tính trực thuộc của quan hệ giữa các cơ quan, đơn vị là đối
tượng kiểm tra với cơ quan quản lý có thắm quyền chung Hoạt động kiểm tra
được tiến hành trong phạm vi hệ thống bộ máy quản lý, do đó hoạt động này
mang tính chất nội bộ Đó cũng là điểm khác với hoạt động giám sát, kiểm tra
của Đảng và Toà an
Phạm vi kiểm tra bao hàm mọi vấn đề thuộc mọi ngành và lĩnh vực quản
lý Vì vậy, Chính phủ, Uỷ ban nhân dân có thể kiểm tra bất kỳ một hoạt động
nào của đối tượng bị quản lý, có thê tiến hành thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất khi phát hiện vi phạm hoặc để bảo đảm việc thực hiện có hiệu quả các quyết định cụ thể do cơ quan quản lý có thâm quyền chung ban hành
Hoạt động kiểm tra có thể do chính cơ quan quản lý có thâm quyền chung
thực hiện bằng cách nghe báo cáo, đánh giá báo cáo của đối tượng kiểm tra, tự mình tổ chức các đoàn kiểm tra tổng hợp hoặc về từng vấn đề hoặc thông qua cơ
quan thanh tra nhà nước
Do tính trực thuộc về tô chức và hoạt động giữa đối tượng bị kiểm tra và
các chủ thể tiến hành, do đó hoạt động kiểm tra của Chính phủ, Uỷ ban nhân dân
có tính quyền lực cao Chủ thể kiểm tra có quyên ra quyết định bắt buộc với đối
tượng bị kiểm tra phải thi hành; có quyền đình chỉ bãi bỏ các quyết định trái
pháp luật của đối tượng bị kiểm tra, khi cần có thể áp dụng các biện pháp kỷ luật
đối với cả những người có chức vụ hoặc đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị trực
thuộc
2 Hoạt động kiểm tra chức năng, kiểm tra nội bộ 23
Trang 33eR
a Kiểm tra chức nang
Là hoạt động kiểm tra do các cơ quan quản lý ngành hay lĩnh vực (ở Trung ương gồm Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý ngành hay lĩnh vực) thực hiện đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị không trực thuộc mình về mặt tổ chức trong việc chấp hành pháp luật, đường lối, chính sách và các quy tắc quản lý về ngành hay lĩnh vực do mình quản lý thống nhất trong cả nước
Khi tiến hành kiểm tra theo chức năng, các cơ quan kiểm tra có quyền ra
quyết định yêu cầu cơ quan bị kiểm tra cùng cấp đình chỉ, sửa đổi hoặc bãi bỏ
quyết định trái pháp luật của cơ quan đó, nhưng không có quyền tự mình đình chỉ, sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định đó, cũng không có quyền áp dụng các chế tài kỷ luật, xử phạt hành chính, trừ trường hợp cơ quan kiểm tra chức năng
đó là cơ quan thanh tra chuyên ngành Ví dụ như: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực có quyền kiến nghị với Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quy định do các cơ quan đó ban hành trái với các văn bản pháp luật của Nhà nước hoặc của
Bộ, cơ quan ngang Bộ về ngành, lĩnh vực do Bộ, cơ quan ngang Bộ phụ trách;
nếu người nhận được kiến nghị không ra quyết định đình chỉ hoặc bãi bỏ thì có
quyền trình lên Thủ tướng Chính phủ quyết định Tuy nhiên, đối với cơ quan
cấp đưới, có thể đình chỉ những văn bản trái pháp luật do cơ quan đó ban hành
và đề nghị Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của mình bãi bỏ Ví dụ: Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ có quyền đình chỉ việc thi hành, đề nghị Thủ tướng bãi bỏ những văn bản của Uỷ ban nhân dân va Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương trái với các văn bản của Bộ, cơ quan ngang Bộ phụ trách và chịu trách nhiệm về quyết định đình chỉ đó Trong trường hợp nếu
có tranh chấp giữa cơ quan kiểm tra chức năng và đối tượng bị kiểm tra thì về nguyên tắc đối tượng bị kiểm tra phải chấp hành nhưng có quyền kiến nghị với cơ quan có thâm quyển giải quyết Nhìn chung hoạt động kiếm tra chức năng
được quy định khá cụ thể trong Luật Tổ chức Chính phủ và các văn bản pháp
Trang 34
luật khác về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, thâm quyền các cơ quan
quản lý nhà nước b Kiểm tra nội bộ
Kiểm tra nội bộ là nhiệm vụ, chức năng của mọi cơ quan quản lý nhà nước
Ở đây, khái niệm kiểm tra nội bộ được dùng đề chỉ hoạt động kiểm tra trong nội
bộ ngành, một cơ quan, tô chức do thủ trưởng các cơ quan quản lý ngành và lĩnh vực hoặc thủ trưởng các cơ quan quản lý có thẩm quyền chung, các tổ chức, đơn vị cơ sở của Nhà nước tiến hành trong phạm vi nội bộ cơ quan, tô chức, đơn vị mình Hoạt động này có tính trực thuộc chặt chẽ giữa chủ thể và đối tượng bị
kiểm tra Phạm vi kiểm tra bao quát mọi hoạt động, mọi van đề thuộc nhiệm vụ,
chức năng của cơ quan cấp dưới, nhân viên dưới quyền Thủ trưởng cơ quan có thê trực tiếp kiểm tra hoặc lập ra tổ chức giúp Thủ trưởng kiểm tra Khi tiến hành kiểm tra, Thủ trưởng cơ quan hoặc tôổ chức kiểm tra có quyền áp dụng mọi hình thức và biện pháp thuộc quyền hạn của Thủ trưởng như: Khen thưởng cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thành tích, kỷ luật cơ quan, tổ chức và cá nhân vi phạm, ra quyết định đình chỉ hoặc bãi bỏ các quyết định sai trái của cấp dưới,
đình chỉ hành vi vi phạm pháp luật.v.v
II THANH TRA NHÀ NƯỚC
1 Mục đích thanh tra
Đây là vấn đề quan trọng có tính chất định hướng cho hoạt động thanh tra Theo quy định của Luật Thanh tra thì: Hoạt động thanh tra nhằm phòng ngừa,
phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện các sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục, phát huy nhân tố tích cực; góp phan nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tô chức, cá nhân
Từ quy định trên, có thể thấy rằng hoạt động thanh tra có nhiều mục tiêu như mục tiêu chủ yếu, mục tiêu trực tiếp, mục tiêu gián tiếp
Cụ thể, mục đích của hoạt động thanh tra nhằm:
Trang 35
- Phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật Đây là mục tiêu chủ yếu, trực
tiếp của hoạt động thanh tra Thanh tra là hoạt động thường xuyên của cơ quan
quản lý nhà nước nhằm bảo đảm cho các quyết định quản lý được chấp hành, bảo đảm mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật Chính tính chất thường xuyên của hoạt động thanh tra đã có tác dụng phòng ngừa các vi phạm pháp luật Bởi vì các cuộc thanh tra thường chỉ rõ những sai phạm, lệch lạc cần phải chắn chỉnh trong hoạt động của các đối tượng thanh tra, kế cả những việc chưa xảy ra nhưng đang có nguy cơ hoặc dấu
hiệu của sự vi phạm Hoạt động thanh tra nhắc nhở các cơ quan, tổ chức và cá nhân thường xuyên cân nhắc, tự kiểm tra việc làm của mình để tránh khỏi những
vi phạm Đồng thời hoạt động thanh tra cũng có tính chất răn đe đối với những người có ý định vi phạm pháp luật
- Phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật cũng là một mục tiêu quan trọng của hoạt động thanh tra Chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền đòi hỏi phải tăng cường tính pháp chế, kỷ cương pháp luật trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức và trong cách thức hành xử của công dân Mọi hành vi vi phạm
pháp luật đều phải được phát hiện nhanh chóng và xử lý nghiêm minh Hoạt động thanh tra là xem xét việc làm của các tổ chức, cá nhân trên cơ sở những
quy định của pháp luật và tìm ra những việc làm vi phạm và những người sai
phạm để đánh giá tính chất, mức độ vi phạm, từ đó kiến nghị cơ quan nhà nước
có thâm quyền xử lý những vi phạm đó
- Phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến
nghị với cơ quan nhà nước có thâm quyền các biện pháp khắc phục Hoạt động thanh tra không chỉ nhằm phát hiện và xử lý những vi phạm pháp luật, mà còn giúp cơ quan quản lý nhà nước đánh giá sự phù hợp của cơ chế, chính sách, các quy định của pháp luật, các quyết định quản lý của mình phù hợp với thực tiễn
cuộc sống hoặc là phát hiện những khiếm khuyết, sơ hở gì dễ dẫn đến sự vi phạm để kịp thời sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục các khiếm khuyết đó
- Phát huy nhân tổ tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân Đây
26
Trang 36
là mục tiêu có tính chất gián tiếp nhưng cũng không kém phần quan trọng của
hoạt động thanh tra, nhất là việc “phát huy nhân tô tích cực” qua hoạt động thanh tra Nhân tế tích cực ở đây được hiểu là những việc làm hay, mạnh dạn thé
hiện một tư duy mới, một cách suy nghĩ và hành động mới phù hợp với quan
điểm và chủ trương cải cách, đổi mới toàn diện đất nước, nhất là trong lĩnh vực
kinh tế Cơ chế, chính sách là thước đo, chuẩn mực cho các hoạt động sản xuất
kinh doanh, là luật chơi chung cho các hoạt động đó Tuy nhiên, cơ chế, chính sách và pháp luật có những mặt hạn chế cố hữu của nó Đó là sự lạc hậu so với thực tiễn của cuộc sống đang hàng ngày, hàng giờ vận động thay đổi với nhiều
hình thức phong phú, đa dạng mà pháp luật chưa thể tiên liệu hết được Chính vì
vậy, hoạt động thanh tra ngoài việc phòng ngừa và phát hiện để xử lý những hành vi vi phạm còn phát huy những nhân tố tích cực, những con người sáng tạo, những cung cách làm ăn phù hợp để khuyến khích, động viên, giúp đỡ, tao điều kiện tốt nhất để họ phát huy được khả năng của mình trong sản xuất kinh doanh cũng như trong các lĩnh vực khác Phát huy nhân tố tích cực còn được hiểu là việc thanh tra có thể đề nghị Nhà nước sửa đổi những quy định không phù hợp, gây khó khăn cho hoạt động của các tô chức và cá nhân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ đồng thời ban hành những quy định cởi mở hơn, phù hop hon dé phat huy năng lực, trí tuệ của toàn dân tham gia tích cực vào sự
nghiệp đổi mới của đất nước
2 Khái niệm Thanh tra nhà nước
a “Thanh tra nhà nước” là một chức năng của quản lý nhà nước
Thanh tra là công cụ quan trọng của quán lý, thanh tra và quản lý đều có một mục đích là hiệu quả của quản lý nhà nước; muốn quản lý tốt không thê
không thực hiện chức năng thanh tra Như vậy, “thanh tra” trước hết là một loại
hoạt động cơ bản của quản lý, trong đó có quản lý nhà nước Theo Luật Thanh
tra thì “thanh tra nhà nước là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quan ly nhà nước với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ
chức, cá nhân chịu sự quản lý theo thẩm quyên, trình tự, thủ tục được quy định 27
Trang 37
trong luật này và các quy định khác của pháp luật Thanh tra nhà nước bao gốm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành”
Quy định trên đây đã chỉ rõ những đặc trưng quan trọng của hoạt động thanh tra nhà nước để phân biệt với các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát
khác của Nhà nước và của nhân dân Về chủ thể thực hiện thanh tra nhà nước đó
là các cơ quan quản lý nhà nước Hoạt động đó có thể do Thủ trưởng cơ quan quản lý quyết định hoặc do một loại cơ quan nằm trong hệ thống cơ quan quản
lý nhà nước tiến hành, đó là các cơ quan thanh tra nhà nước Về đối tượng của
thanh tra nhà nước là các cơ quan, tô chức, cá nhân chịu sự quản lý Có thê thấy
đối tượng của thanh tra rất rộng để tương ứng theo đối tượng của quản lý Điều đó càng thể hiện sự gắn bó giữa thanh tra và quản lý Cơ quan, tô chức, cá nhân
nào chịu sự quản lý thì đều có thể là đối tượng thanh tra Nội dung của hoạt động thanh tra nhà nước là xem xét, đánh giá, xử lý việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các đối tượng chịu sự quản lý Như vậy, nội dung thanh
tra theo quy định của pháp luật hiện hành khá toàn diện, nó bao gồm từ việc xem xét làm rõ hoạt động hay hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân; đánh giá những
hoạt động và hành vi đó xem đúng hay không đúng, phù hợp hay không phù hợp
để đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời bảo đảm hiệu quả, hiệu lực của công tác
quản lý Toàn bộ việc xem xét, đánh giá, xử lý đều căn cứ vào chuẩn mực đó là
chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân
Về loại hình thanh tra nhà nước bao gồm /hanh tra hành chính và thanh tra
chuyên ngành:
- Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà
nước theo cấp hành chính đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ
của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp
Thanh tra hành chính trước hết là một hoạt động thanh tra nhà nước nên nó có những điểm chung như bất kỳ hoạt động thanh tra nhà nước nào, tuy nhiên có
những điêm riêng cơ bản là:
Trang 38Về tổ chức, thanh tra hành chính là hoạt động được đảm nhiệm trước hết
bởi các cơ quan thanh tra được tổ chức theo cấp hành chính Ở Trung ương là Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: ở huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh là Thanh tra huyện Thanh tra Bộ, Thanh tra
Sở cũng tiến hành hoạt động thanh tra hành chính, đồng thời đảm nhận chức
năng thanh tra chuyên ngành Ngoài ra, cũng có thể thấy đối tượng của thanh tra
hành chính là cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của cơ quan quản lý, có nghĩa rằng hoạt động thanh tra hành chính chủ yếu nhằm vào
bản thân bộ máy quản lý, giám sát hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức
thông qua việc xem xét, đánh giá việc chấp hành chính sách, pháp luật và nhiệm vụ của họ
- Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà
nước theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật, những quy định về chuyên môn — kỹ thuật, quy tắc quản lý của ngành, lĩnh vực thuộc thâm quyền quản lý
Như vậy, thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước theo ngành và lĩnh vực Đó chủ yếu là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, hoặc một số cơ quan thuộc Chính phủ Tuy nhiên, ở các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương có các Sở được xác định là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban
nhân dân nhưng vẫn chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Bộ và có mối quan hệ
chặt chẽ với Bộ Chính vì vậy, Sở cũng là cơ quan có trách nhiệm quan trọng trong việc thực hiện quyền quản lý theo ngành và lĩnh vực, cho nên Sở cũng có thé thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
Nội dung của thanh tra chuyên ngành có một số điểm khác biệt với thanh tra hành chính đó là ngoài thanh tra việc chấp hành pháp luật, thanh tra chuyên ngành còn hướng vào đánh giá sự chấp hành các quy tắc chuyên môn - kỹ thuật,
Trang 39
Đối tượng của thanh tra chuyên ngành là bất kỳ cơ quan, tô chức, cá nhân
nao hoạt động trong lĩnh vực quản lý của Bộ, ngành
b “Thanh tra nhà nước” là một hệ thống cơ quan quản lý nhà nước
Ngoài việc mỗi cơ quan, tổ chức nhà nước đều tự mình tiến hành hoạt động
thanh tra, Nhà nước ta còn thành lập một loại cơ quan chuyên biệt — các cơ quan thanh tra nhà nước, có chức năng chủ yếu là thanh tra Theo Luật Thanh tra thì các tô chức thanh tra nhà nước là bộ phận của bộ máy hành chính nhà nước, có nhiệm vụ giúp cơ quan quản lý nhà nước quản lý công tác thanh tra và thực hiện
nhiệm vụ, quyên hạn thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ,
xem xét giải quyết các khiếu nại, tế cáo trong phạm vi thâm quyền quản lý nhà nước của cơ quan quản lý cùng cấp Các cơ quan này tạo thành một hệ thống thống nhất Hệ thống này bao gồm: - Cơ quan thanh tra theo cấp hành chính Các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính gồm có: 1 Thanh tra Chính phủ; 2 Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Thanh tra tỉnh); 3 Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Thanh tra huyện); |
Thanh tra Chính phủ là cơ quan của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước
Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Chính phủ
Thanh tra tỉnh và Thanh tra huyện được xác định là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cùng cấp; có trách nhiệm giúp Uý ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện nhiệm, quyên hạn thanh tra
hành chính trong phạm vi quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cùng cấp Thanh tra tỉnh chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ về công tác,
tô chức, nghiệp vụ thanh tra Thanh tra huyện chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ
Trang 40
tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện và chịu sự hướng dẫn về công tác, nghiệp vụ
thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh
Các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính chỉ thực hiện thanh tra hành
chính mà không thực hiện thanh tra chuyên ngành
- Thanh tra theo ngành và lĩnh vực Cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực
gồm có:
+ Thanh tra Bộ, cơ quan ngang bộ (gọi chung là Thanh tra Bộ) Thanh tra
Bộ là cơ quan của Bộ, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và
thanh tra chuyên ngành
+ Cơ quan thuộc Chính phủ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan
mình được thành lập cơ quan thanh tra
+ Thanh tra Sở được thành lập ở những Sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà
nước theo uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cùng cấp hoặc theo quy định của pháp
luật
Thanh tra sở là cơ quan của sở, có trách nhiệm giúp Giám đốc sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc sở Như vậy, cũng như Thanh tra bộ, Thanh tra sở thực hiện cả nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành
Với vị trí là tổ chức thanh tra của cơ quan chuyên môn làm nhiệm vụ quản
lý nhà nước và với nhiệm vụ quyền hạn về thanh tra hành chính và thanh tra
chuyên ngành cho nên Thanh tra sở chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc sở,
đồng thời chịu sự hướng dẫn về công tác, nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra bộ Điều này thể hiện nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ tại địa phương về công tác thanh tra
3 Nguyên tắc của hoạt động thanh tra nhà nước
Để bảo đảm cho cuộc thanh tra đạt được mục đích, yêu cầu đề ra, Luật
Thanh tra quy định: Hoạt động thanh tra phải tuân theo pháp luật, đảm bảo
chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản
31