Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 3 trong giờ tập đọcSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 3 trong giờ tập đọcSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 3 trong giờ tập đọcSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 3 trong giờ tập đọcSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 3 trong giờ tập đọcSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 3 trong giờ tập đọcSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 3 trong giờ tập đọcSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 3 trong giờ tập đọcSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 3 trong giờ tập đọcSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 3 trong giờ tập đọcSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 3 trong giờ tập đọcSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 3 trong giờ tập đọcSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 3 trong giờ tập đọc
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Như chúng ta đã biết, trong chương trình Tiểu học, môn Tiếng Việt là một môn học hết sức quan trọng giúp các em tiếp nhận những tri thức ban đầu về ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng Trên cơ sở đó hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng (nghe - nói - đọc - viết) để học tập và giao tiếp Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện phát triển các năng lực và phẩm chất toàn diện cho học sinh Tập đọc là một phân môn quan trọng trong chương trình Tiếng Việt, nó hình thành khả năng giao tiếp, là cơ sở phát triển tư duy cho học sinh để tiếp thu các môn học khác Đối với học sinh lớp 3, các yêu cầu kĩ năng cần phải có của việc đọc là đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu và đọc diễn cảm Người giáo viên không những rèn cho học sinh đọc đúng, đọc rõ ràng từng từ, từng câu trong một đoạn văn, đoạn thơ, biết ngắt, nghỉ hơi ở dấu phẩy, dấu chấm câu mà phải rèn cho học sinh bước đầu biết thay đổi giọng đọc phù hợp với bài thơ hoặc bài văn xuôi Là một giáo viên nhiều năm liền dạy lớp 3, tôi thấy việc rèn đọc đúng cho học sinh là một kĩ năng rất quan trọng làm tiền đề để các em có thể đọc hiểu và đọc hay được bài văn, bài thơ Từ đó giúp các em tự tin và học tốt môn tập đọc hơn nữa.Chính vì nhận thức được tầm quan trọng đó nên tôi đã trao đổi trực tiếp với đồng nghiệp và rút ra được : “ Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 3 trong giờ tập đọc ” PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Thực trạng công tác dạy và học Trong quá trình thực hiện tôi thấy có những ưu điểm như sau a) Ưu điểm : Trường Tiểu học Bình Dương có đội ngũ giáo viên đoàn kết, nhiệt tình trong công tác giảng dạy,luôn có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc được giao Đội ngũ giáo viên rất linh hoạt sử dụng phương pháp dạy học tích cực và tự 1 bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.Nhà trường đã trang bị đầy đủ các đồ dùng và phương tiện dạy học ( tranh ảnh, máy chiếu ) Học sinh đa số các em đều ngoan ngoãn có ý thức học tập Học sinh được trang bị đầy đủ SGK và đồ dùng học tập Phần đông các em học sinh đều thích học môn tập đọc Bên cạnh những thuận lợi đó tôi còn thấy có những hạn chế sau: b Hạn chế Một số em đọc còn chậm Học sinh mới qua lớp 2 nên chỉ mới biết đọc thành tiếng bài văn , bài thơ và đọc chưa đúng các phụ âm khó Một số em chưa phân biệt phụ âm đầu l hoặc n, tr hoặc ch, s hoặc x Khi đọc các dấu chấm , dấu phẩy còn ngắt, nghỉ như nhau, viết còn thiếu dấu thanh Một vài em còn bị ngọng đọc thanh ngã thành thanh sắc và phải đánh vần để đọc từng chữ * Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là : Việc đọc bài trên lớp và đọc bài ở nhà còn hạn chế Giáo viên chưa có những biện pháp hướng dẫn rèn luyện học sinh đọc tốt Phụ huynh và giáo viên còn chưa khuyến khích, động viên con kịp thời Thống kê kết quả khảo sát chất lượng môn tập đọc đầu năm 2020- 2021 của học sinh lớp 3A và lớp 3B gồm 30 học sinh về kĩ năng đọc đúng tôi đã tổng hợp và đánh giá xếp loại như sau: Lớp kiểm chứng là lớp 3B Lớp Sĩ Đọc đúng Ngắt chưa đúng Đọc sai âm đầu Đọc ngọng SL % SL % SL % SL % 18 60,0 6 20,0 3 9,9 3 9,9 số 3B 30 Lớp thực nghiệm là lớp 3A Lớp Sĩ Đọc đúng Ngắt chưa đúng Đọc sai âm đầu Đọc ngọng SL % SL % SL % SL % 17 56,6 6 20,0 4 16,6 3 10,0 số 3A 30 2 Kết quả như trên cho thấy việc đọc đúng của học sinh chưa cao.Học sinh đọc đúng còn chiếm tỉ lệ thấp Phần lớn học sinh còn đọc sai âm đầu, không biết cách ngắt, nghỉ trong câu Để đạt được kết quả tốt sau đây tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp mà mình đã áp dụng Biện pháp 1 : Phát huy hiệu quả việc đọc mẫu của giáo viên Biện pháp 2: Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh Biện pháp 3: Phối hợp với phụ huynh học sinh 2 Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy Biện pháp đầu tiên mà tôi muốn hướng tới học sinh là: Phát huy hiệu quả việc đọc mẫu của giáo viên Khâu đầu tiên trong quy trình luyện đọc ở lớp 3 là đọc mẫu của giáo viên Bước này rất quan trọng vì muốn học sinh đọc đúng, phải giới thiệu cho các em mẫu đúng Giáo viên không được đọc thừa, không được đọc thiếu âm, vần, tiếng Vì vậy, việc đọc mẫu của giáo viên đòi hỏi phải chuẩn mực, chính xác, có tác dụng với học sinh và định hướng cách đọc đúng Để có giọng đọc đúng tốt, tôi không ngừng rèn luyện về giọng đọc Vì thế, ở mỗi tiết học, trước khi luyện đọc cho học sinh, tôi thường luyện đọc trước nhiều lần để rèn luyện giọng đọc của mình cho trôi chảy tự nhiên Đặc biệt là phát âm đúng chuẩn, ngắt nghỉ và nhấn giọng đúng chỗ Giọng đọc của giáo viên phải luôn thể hiện được ngữ điệu của từng kiểu câu của nội dung từng đoạn, từng bài, từng nhân vật.Có như vậy mới làm nổi bật ý nghĩa và tình cảm của tác giả đã gửi gắm vào bài đọc đó Từ đó giúp học sinh thấy sôi nổi, hào hứng tham gia vào việc tìm hiểu, khám phá bài Tập đọc hơn và học sinh có ý thức đọc diễn cảm tốt hơn Thực tế cho thấy giáo viên đọc mẫu đúng thì học sinh mới nghe chuẩn được và học sinh mới đọc đúng được Ngược lại nếu giáo viên đọc mẫu sai thì học sinh sẽ bắt chước mẫu sai 3 Ví dụ : Đối với học sinh của lớp 3A của tôi khi dạy bài: “Chiếc áo len” Khi đọc mẫu tôi cần đọc lời người dẫn chuyện chậm rãi, đọc giọng Lan ngây thơ, giận dỗi, đọc giọng Tuấn nhẹ nhàng tình cảm nhưng đáng yêu “ Mẹ ơi ,mẹ dành tiền mua cái áo ấy đi cho em Lan đi.Con không cần thêm áo đâu ”.Giọng mẹ trầm bối rối “ Để mẹ nghĩ đã, Con đi ngủ đi !” Giọng Lan ân hận: “ Con không thích chiếc áo ấy nữa Mẹ hãy để tiền mua áo ấm cho cả hai anh em ” Tuỳ theo nội dung bài, tuỳ theo đối tượng học sinh mà tôi có thể đọc mẫu trước lớp một hoặc hai lần.Cũng có bài tôi hướng dẫn gợi ý để học sinh nhận xét, đề xuất cách đọc rồi cho học sinh thể hiện Sau đó tôi chỉnh sửa làm như vậy cũng góp phần tạo cho học sinh hứng thú học tập và theo dõi việc đọc mẫu tốt hơn Biện pháp 2: Tiếp theo là Rèn các kĩ năng đọc đúng cho học sinh Trong biện pháp này tôi vận dụng linh hoạt, sáng tạo mô hình trường tiểu học mới để giúp các em đọc đúng Luyện đọc là khâu rất quan trọng trong giờ dạy Tập đọc ở Tiểu học nói chung và lớp 3 nói riêng Rèn kĩ năng đọc đúng là một biện pháp rất quan trọng giúp học sinh đọc tốt trong giờ tập đọc Đối với học sinh lớp 3,các em có luyện đọc đúng thì mới có thể đọc hiểu và đọc hay được Muốn đọc đúng trước tiên tôi rèn phát âm đúng cho học sinh.Để rèn luyện cho học sinh cách phát âm chuẩn, giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi và sửa lỗi cho học sinh Nếu học sinh không phát hiện ra thì giáo viên sẽ đưa những lỗi mà học sinh còn phát âm chưa đúng, sau đó rèn phát âm đúng cho học sinh Đây là biện pháp quan trọng nhất các em có thể mắc rất nhiều lỗi nhưng tôi tập trung vào hai nhóm sau: + Nhóm 1 : Các em thường hay phát âm nhầm lẫn những tiếng có phụ âm l / n + Nhóm 2: Các em hay đọc sai dấu thanh ngã thành dấu thanh sắc Và tôi rèn các em theo quy trình của tiết dạy tập đọc ở phần luyện đọc Đầu tiên tôi hướng dẫn học sinh đọc đúng từ 4 a) Hướng dẫn học sinh đọc đúng từ Ví dụ: Khi dạy bài “ Ông ngoại” - Tôi cho học sinh tự tìm những từ mà các em cho là khó đọc: Cơn nóng, - luồng khí, lặng lẽ, nhường chỗ, lặng lẽ Trong quá trình theo dõi học sinh đọc tôi thấy các em học sinh lớp tôi hay đọc hay sai ở những từ có phụ âm đầu l / n và dấu ngã Nên trong số những từ các em vừa đưa ra tôi hướng dẫn các em đọc những từ sau: luồng khí, lặng lẽ, cơn nóng + Đối với nhóm 1: Các em thường hay phát âm nhầm lẫn những tiếng có - phụ âm l / n Đưa các từ này lên bảng Hỏi học sinh cách đọc Cho học sinh nhận xét Giáo viên kết luận rồi hướng dẫn cụ thể như sau: + Khi phát âm, đối với tiếng có phụ âm đầu "l": Đầu lưỡi cong lên đặt lên ngạc trên rồi phát âm bật đầu lưỡi đẩy luồng hơi ra ngoài Ví dụ: loang lổ + Đối với tiếng có phụ âm đầu "n": Đầu lưỡi chạm lợi (thẳng lưỡi) rồi phát âm luồng hơi sẽ thoát ra cả miệng và mũi Ví dụ: cơn nóng Tôi tiếp tục cho học sinh luyện đọc lại nhiều lần các từ này + Đối với nhóm 2: Các em hay đọc sai dấu thanh ngã thành dấu thanh sắc Ví dụ: ngã / ngá, những /nhứng Trong trường hợp này, khi sửa lỗi cũng gặp rất nhiều khó khăn, giáo viên phải kiên trì, đọc mẫu để học sinh đọc theo Tôi sẽ đọc mẫu nhiều lần hướng dẫn học sinh bật hơi mạnh khi đọc Học sinh không phải sửa được ngay mà phải qua một quá trình rèn luyện tập đọc Việc rèn phát âm đúng chuẩn cho học sinh, tôi chủ yếu dựa vào phương pháp trực giác và nghe nhìn Học sinh nghe giáo viên phát âm mẫu đồng thời nhìn khuôn miệng của giáo viên khi phát âm rồi đọc theo và tự điều chỉnh theo mẫu, giáo viên nghe và sửa luôn cho học sinh 5 Rèn phát âm đúng chuẩn là cả một quá trình lâu dài nên phải được diễn ra thường xuyên, liên tục và ở mọi lúc, mọi nơi thì mới có hiệu quả Ngoài việc giúp các em luyện phát âm đúng chuẩn trong giờ Tập đọc, tôi còn dành nhiều thời gian để luyện thêm cho các em vào giờ học buổi chiều, thời gian đầu giờ học hoặc cuối buổi học, lúc ra chơi hoặc ngoài giờ lên lớp kể cả khi nói chuyện cùng các em tôi cũng chia sẻ nắn, chỉnh cách phát âm cho các em Với cách làm này tôi đã thu được hiệu quả rất tốt với học sinh lớp tôi chủ nhiệm Tôi luôn biểu dương những học sinh đọc phát âm đúng chuẩn Với cách làm này, tôi đã khích lệ tinh thần học tập đặc biệt là cách luyện phát âm chính xác của học sinh Cứ như vậy, những học sinh được đọc thì cố gắng thể hiện đọc phát âm đúng chuẩn, những học sinh còn lại luôn chăm chú lắng nghe, theo dõi bạn đọc để nhận xét, phát hiện lỗi sai và sửa giúp cho bạn Sau khi học sinh đọc đúng từ tôi hướng dẫn học sinh đọc đúng câu b) Hướng dẫn học sinh đọc đúng câu ( câu văn và câu thơ ) * Đối với học sinh lớp tôi, khi đọc câu dài, trong đoạn văn, các em đã biết cách ngắt hơi sau dấu phẩy và nghỉ hơi sau dấu chấm Nhưng các em chưa biết cách ngắt hơi ở một số cụm từ trong câu Ví dụ : Khi dạy bài: “ Ông ngoại” Tôi đưa lên bảng câu dài: Trước ngưỡng cửa của trường tiểu học,/tôi đã may mắn có ông ngoại- / /thày giáo đầu tiên của tôi …// Ngoài việc ngắt hơi sau dấu phẩy và nghỉ hơi sau dấu chấm Tôi hướng dẫn các em dựa vào quan hệ ngữ pháp và nghĩa của từ để xác định cách ngắt, nghỉ giữa các cụm từ Như ở câu trên cần phải ngắt hơi ở sau từ: “ Thế là” và cụm từ “ của trường tiểu học” Sau khi thống nhất, tôi dùng phấn kẻ một nét xiên ( / ) ngắt hơi và hai nét xiên (có ông ngoại) ( // ) nghỉ hơi Tôi yêu cầu học sinh dùng bút chì gạch theo như thày giáo ở trong sách Sau đó tôi sẽ gọi học sinh đọc lại nhiều lần câu dài này Đối với học sinh lớp tôi, tôi còn tổ chức cho vài học sinh thi đọc câu dài để tạo không khí thi đua trong lớp Do vậy mà các em đọc đúng, đọc tốt các câu dài 6 *Đối với những câu thơ , khi dạy những bài thơ,ngoài phát âm đúng, giáo viên cần hướng dẫn các em biết ngắt, nghỉ đúng nhịp điệu bài thơ và biết nhấn giọng các từ ngữ gợi cảm xúc Ví dụ : Đối với học sinh khá giỏi lớp tôi, tôi hướng dẫn các em cách đọc diễn cảm, nhấn giọng qua các từ ngữ, hình ảnh gợi tả, gợi cảm.Những văn bản truyện kể có lời đối thoại, tôi hướng dẫn học sinh bằng cách: Khi nghe giáo viên đọc mẫu, học sinh phải tìm ra được cách đọc của từng nhân vật và lời dẫn chuyện, sau đó cho học sinh thể hiện đúng giọng đọc các nhân vật đó dưới hình thức sắm vai Với những câu có dấu chấm cảm, dấu chấm hỏi, tôi hướng dẫn các em đọc lên giọng ở cuối câu, thể hiện giọng người hỏi và sắc thái biểu cảm Đối với học sinh yếu tôi dành thời gian để hướng dẫn trực tiếp các em đọc bài trước mỗi giờ học Ngoài ra tôi dành thời gian vào các thứ chẵn trong 15 phút truy bài để rèn cho học sinh cách phát âm đúng, cách ngắt nghỉ đúng Còn lại những thứ lẻ trong tuần tôi cho các em rèn đọc cho nhau theo hình thức Đôi bạn cùng tiến, tôi sẽ kiểm tra việc đọc của các em vào những buổi sinh hoạt cuối tuần Nhóm nào có nhiều bạn tiến bộ sẽ được tuyên dương, khen thưởng trước lớp Như vậy các em sẽ hứng thú hơn với môn học và có ý thức đọc bài tốt hơn Khi học sinh đã đọc đúng các từ khó và câu dài thì các em sẽ đọc tốt các đoạn văn, các khổ thơ, tốt các bài văn , bài thơ Theo tôi trong quá trình luyện đọc đoạn, nếu lúc nào giáo viên cũng gọi từng em hay chỉ định theo thứ tự thì học sinh dễ nhàm chán Vì thế, tôi thường tạo bầu không khí vui vẻ như thi đua giữa các bàn hay từng nhóm 2- 3 học sinh thi đọc tiếp sức, đọc truyền điện…Làm như vậy, học sinh rất thích thú, em nào cũng mang hết khả năng để rèn đọc và những em khác thì chú ý lắng nghe để nhận xét, đánh giá bạn đọc Sau khi rèn các kĩ năng đọc đúng cho các em, tôi thấy học sinh lớp tôi có tiến bộ rất nhiều Các em đã phát âm chuẩn, đặc biệt những tiếng có phụ âm đầu 7 l / n, những tiếng ( từ ) có thanh ngã và sắc Và hơn thế nữa học sinh của lớp tôi biết cách ngắt hơi, nghỉ hơi ở câu dài rất tốt Ngoài việc rèn đọc ở lớp thì việc rèn đọc ở nhà cũng rất quan trọng Chính vì vậy tôi phối hợp với các bậc phụ huynh học sinh Biện pháp 3: Phối hợp với phụ huynh học sinh Theo chương trình GDPT 2018 việc giáo dục học sinh tự học, tự quản là rất quan trọng, không những của nhà trường mà là của toàn xã hội Lớp tôi đại đa số phụ huynh rất trẻ nên họ cập nhật được với công nghê thông tin tương đối nhanh Chính vì vậy tôi nhận thấy phụ huynh là lực lượng đắc lực giúp tôi rèn kĩ năng đọc đúng , đọc diễn cảm để nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp tôi Vì vậy, tôi phân học sinh lớp tôi thành 2 nhóm đọc tốt và đọc chưa tốt Tôi mời phụ huynh ở hai nhóm này đến gặp để chia sẻ trao đổi về phương pháp rèn đọc đúng và đọc diễn cảm, cách quản lí thời gian rèn đọc cho các em ở nhà Đối với học sinh đọc chưa tốt phụ huynh cần ngồi đọc cùng con, nghe con đọc, sửa cách đọc cho con và thời gian quản lí con luyện đọc nhiều Còn đối với học sinh đọc tốt các bậc phụ huynh tạo điều kiện mở mạng để cho học sinh rèn thêm đọc những bài thơ hay hoặc kể đúng giọng của các nhân vật trong các câu chuyện.Như vậy, phụ huynh đóng góp vào một phần không nhỏ trong việc khuyến khích con chăm đọc sách và có niềm say mê sáng tạo với môn tập đọc này 3 Thực nghiệm sư phạm a.Mô tả cách thức thực hiện Đối tượng : Là học sinh lớp 3A lớp thực nghiệm Lớp kiểm chứng là lớp 3B Thời gian thực nghiệm: Từ 9/ 9/ 2020 đến hết tháng 1 năm 2021 b) Kết quả đạt được Thông qua áp dụng các biện pháp trên tôi đã áp dụng vào bài tập đọc nhớ lại buổi đầu đi học như sau: BÀI SOẠN MINH HỌA 8 TẬP ĐỌC BÀI : NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC Theo THANH TỊNH I Mục tiêu Đọc trơn toàn bài Đọc đúng các từ ngữ: nao nức, bỡ ngỡ,… -Biết đọc bài với giọng trìu mến, tự hào thể hiện tình cảm yêu mến ngôi trường mới và tình cảm yêu quê hương đất nước của em học sinh -Nắm được nghĩa của các từ ngữ mới: náo nức, mơn man, quang đãng, …và ý nghĩa của bài II Hoạt động dạy học 1 Kiểm tra bài cũ HS1: Đọc đoạn 3 của bài Bài tập làm văn HS2: Đọc đoạn 4 của bài – nhận xét, khen Câu chuyện Bài tập làm văn đã khuyên chúng ta điều gì ? Học sinh trả lời – nhận xét, khen Giáo viên nhận xét, khen 2 Bài mới 2.1 Giới thiệu bài Yêu cầu học sinh mở sách giáo khoa trang 51 Bạn nào cho thày biết: Bức tranh vẽ gì? Học sinh trả lời – nhận xét Giáo viên nhận xét, giới thiệu bài Giáo viên ghi bảng – học sinh ghi vở - học sinh đọc đầu bài 2.2 Bài mới Giáo viên đọc mẫu – nêu giọng đọc Bài này chia làm 3 đoạn: Đoạn 1 : Từ đầu……….quang đãng Đoạn 2 : Em bước…….hôm nay tôi đi học Đoạn 3: Còn lại Trong bài còn có từ khó Cả lớp gạch chân cho thày từ : nao nức, bỡ ngỡ 9 Câu dài Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉn cười giữa bầu trời quang đãng ở hoạt động này tôi áp dụng biện pháp 1: Đọc mẫu của giáo viên Giáo viên đọc mẫu đúng và hay có tác dụng định hướng cách đọc cho học sinh, * Hoạt động 1: Luyện đọc Học sinh làm cá nhân – cặp - Đọc nối tiếp đoạn lần 1, tìm từ khó đọc và câu dài để rèn SGK trang 51,52 - Đọc nối tiếp đoạn lần 2, đọc từ và lời giải nghĩa Học sinh chia sẻ Học sinh nhận xét , giáo viên nhận xét Tôi áp dụng biện pháp 2 , nhằm giúp học sinh đọc đúng các từ khó và câu dài * Hoạt động 2: -Tìm hiểu bài: Học sinh làm cá nhân – cặp + Điều gì gợi tác giả nhớ những kỉ niệm của buổi tựu trường? +Trong ngày tựu trường đầu tiên ,vì sao tác giả thấy cảnh vật xung quanh có sự thay đổi lớn ? + Tìm những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ ,rụt rè của đám học trò mói tựu trường? +Đoạn văn nào tả cảm xúc của bạn học sinh ? + Theo em bạn học sinh trong bài có yêu quê hương và ngôi trường của mình không ? Liên hệ : Để thể hiện tình cảm của mình với ngôi trường các em cần làm gì ? Qua bài tập đọc hôm nay tác giả đã cho chúng ta thấy được điều gì ? -Chia sẻ trước lớp Học sinh trả lời – nhận xét – giáo viên nhận xét, chuyển sang hoạt động 3 * Hoạt động 3: Luyện đọc lại Học sinh làm cá nhân – nhóm Học sinh chia sẻ Tổ chức cho học sinh thi đọc đoạn 2 Học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét 10 Tôi áp dụng biện pháp 2, học sinh đã biết đọc thầm, biết phát âm đúng, ngắt nghỉ hơi hợp lí và đã biết nhấn giọng phù hợp 4 Nhận xét giờ học Giáo viên nhận xét tiết học Yêu cầu học sinh về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau Như vậy tôi đã trình bày ba biện pháp ,So sánh lớp thực nghiệm (3A) và lớp kiểm chứng ( 3B ) tôi thu được kết quả như sau : Lớp thực nghiệm là lớp 3A Đọc đúng Lớ đúng Sĩ số SL p 3A Ngắt, nghỉ chưa Đọc sai âm đầu Đọc ngọng 30 28 % SL 93,4 % 1 3,3 SL % SL 0 0 1 % 3,3 Lớp kiểm chứng là lớp 3B Đọc đúng Ngắt, nghỉ chưa Đọc sai âm đầu Đọc ngọng đúng Lớp Sĩ số 3B 30 SL 21 % SL 70 % 3 SL 9,9 2 % SL 6,6 4 % 13,3 *Nhận xét: Nhìn vào bảng thống kê kết quả khảo sát trên, một lần nữa cho thấy chất lượng đọc của học sinh lớp tôi tăng lên rõ rệt Các em đọc bài trôi chảy, to, rõ ràng, đọc đúng chuẩn, ngắt nghỉ đúng Với kết quả này ,tôi thực sự tin tưởng vào những biện pháp nghiên cứu của mình và tôi tiếp tục thực hiện trong năm học này d) Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm Trong quá trình thực hiện biện pháp 2 tôi cần sát sao hơn nữa trong việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh 4 KẾT LUẬN 11 Trong quá trình nghiên cứu và trực tiếp dạy học, tôi thấy rằng, muốn học sinh học tốt, giáo viên không những có phương pháp dạy tốt mà cần có thái độ cởi mở, dẫn dắt học sinh.Giáo viên cần kiên trì uốn nắn, sửa lỗi cho học sinh một cách cụ thể, không nên nóng vội Cần động viên, khích lệ các em tiếp thu bài một cách nhanh nhất để nâng cao chất lượng rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh đạt hiệu quả cao nhất và giờ học diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên Qua áp dụng “ Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 3 trong giờ tập đọc ” Tôi thấy chất lượng dạy học môn tập đọc ở lớp 3 trường tôi đã có kết quả nhất định và là cơ sở vững chắc để các em học tốt hơn những môn học khác.Với một vài kinh nghiệm này, tôi mong muốn được đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường Trên đây là một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 3 trong giờ tập đọc Tôi mong được sự đóng góp của ban giám khảo cùng các thầy cô Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn 5 Kiến nghị với các cấp quản lý a) Đối với tổ chuyên môn và nhà trường Tổ chức nhiều buổi sinh hoạt chuyên môn về phân môn tập đọc để các giáo viên được chia sẻ kinh nghiệm Trang bị đầy đủ phương tiện dạy học để giáo viên có thể tổ chức tốt các tiết dạy của mình b ) Đối với phòng giáo dục và đào tạo Tổ chức nhiều buổi sinh hoạt chuyên môn để tôi có nhiều cơ hội được học hỏi kinh nghiệm của các trường 6 CAM KẾT Tôi xin cam kết báo cáo tôi là tri thức,kinh nghiệm thực tế của bản thân tại trường tiểu học Bình Dương Tôi không sao chép hay vi phạm bản quyền Do thời gian có hạn nên chắc chắn không tránh khỏi những sai sót,rất mong hội đồng thẩm định,đồng nghiệp đóng góp ý kiến để báo cáo được hoàn thiện hơn PHẦN III : MINH CHỨNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP 12 Lớp kiểm chứng là lớp 3B Đọc đúng Ngắt, nghỉ chưa Đọc sai âm đầu Đọc ngọng đúng Lớp Sĩ số 3B 30 SL % 21 70,0 SL % 3 SL 9,9 % 2 SL 6,6 4 % 13,3 Lớp thực nghiệm là lớp 3A Đọc đúng Lớ 3A đúng Sĩ số SL p 30 Ngắt, nghỉ chưa Đọc sai âm đầu Đọc ngọng 28 % 93,4 SL % 1 SL % 3,3 SL 1 % 3,3 PHẦN IV: CAM KẾT Giáo viên cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền , các biện pháp đã triển khai thực hiện và minh chứng về sự tiến bộ của học sinh là trung thực Vạn ninh ngày 19 tháng 10 năm 2021 GIÁO VIÊN ( ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Duy Hoạt Đánh giá , nhận xét của tổ / nhóm chuyên môn ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… TỔ / NHÓM TRƯỞNG CHUYÊN MÔN (Ký và ghi rõ họ tên ) Đánh giá nhận xét của đơn vị 13 ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… HIỆU TRƯỞNG 14 ... Luyện đọc khâu quan trọng dạy Tập đọc Tiểu học nói chung lớp nói riêng Rèn kĩ đọc biện pháp quan trọng giúp học sinh đọc tốt tập đọc Đối với học sinh lớp 3, các em có luyện đọc đọc hiểu đọc hay... 9,9 9,9 số 3B 30 Lớp thực nghiệm lớp 3A Lớp Sĩ Đọc Ngắt chưa Đọc sai âm đầu Đọc ngọng SL % SL % SL % SL % 17 56,6 20,0 16,6 10,0 số 3A 30 Kết cho thấy việc đọc học sinh chưa cao .Học sinh đọc chiếm... tạo cho học sinh hứng thú học tập theo dõi việc đọc mẫu tốt Biện pháp 2: Tiếp theo Rèn kĩ đọc cho học sinh Trong biện pháp vận dụng linh hoạt, sáng tạo mơ hình trường tiểu học để giúp em đọc