Phân tích các ảnh hưởng kinh tế - xã hội - môi trường của cụm công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai và đề xuất một số giải pháp để phát triển bền vững cụm công nghiệp
Trang 1Lời mở đầu 4
Chương I: Những vấn đề chung về cụm công nghiệp 8
1.1 Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý môi trường tại các cụm công nghiệp 8
1.1.1 Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật 8
1.1.2 Các quy định về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp 8
1.2 Quản lý môi trường trong các cụm công nghiệp 10
1.2.1 Mô hình phát triển cụm công nghiệp 10
1.2.1.1 Khái niệm về cụm công nghiệp 10
1.2.1.2 Các đặc điểm của cụm công nghiệp tại Việt Nam 12
1.2.2 Nguyên tắc quản lý môi trường trong các cụm công nghiệp 13
1.2.2.1 Khái niệm quản lý môi trường 13
1.2.2.2 Nguyên tắc quản lý môi trường nói chung 13
1.2.2.3 Vấn đề môi trường trong các cụm công nghiệp và nguyên tắc quản lý môi trường trong các cụm công nghiệp 17
Chương II: Cụm công nghiệp Tằng Loỏng, Bảo Thắng, Lào Cai 18
2.1 Hiện trạng kinh tế - xã hội – môi trường của khu vực thị trấn Tằng Loỏng 18
2.1.1 Các điều kiện về tự nhiên 18
2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế 23
2.1.3 Tình hình xã hội 24
2.1.4 Hiện trạng chất lượng môi trường 25
2.2 Cụm công nghiệp Tằng Loỏng 31
2.2.1 Sự hình thành, phát triển 31
2.2.2 Các nhà máy trong cụm CN và phân bố của các nhà máy 31
2.2.3 Thực trạng hoạt động quản lý môi trường trong cụm công nghiệp Tằng Loỏng 35
2.2.4 Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển cụm công nghiệp Tằng Loỏng, Bảo Thắng, Lào Cai 36
Chương III: Ảnh hưởng kinh tế - xã hội – môi trường của cụm CN 38
3.1 Các ảnh hưởng kinh tế 38
Trang 23.1.1 Các ảnh hưởng tích cực 38
3.1.2 Ảnh hưởng tiêu cực 43
3.2 Các ảnh hưởng xã hội 46
3.2.1 Ảnh hưởng tích cực đối với xã hội 46
3.2.2 Ảnh hưởng tiêu cực đối với xã hội 47
3.3 Các ảnh hưởng môi trường 48
3.3.1 Ảnh hưởng đến môi trường đất 48
3.3.2 Ảnh hưởng đến môi trường không khí 49
3.3.3 Ảnh hưởng đến môi trường nước 51
3.3.4 Ảnh hưởng đến hệ sinh thái của khu vực 52
Chương IV: Đề xuất một số giải pháp trong quản lý môi trường và lồng ghép vấn đề môi trường trong quy hoạch phát triển bền vững cụm công nghiệp 54
4.1 Giải pháp về quy hoạch phát triển của cụm công nghiệp và thị trấn Tằng Loỏng 54
4.2 Giải pháp về quản lý môi trường đối với cụm công nghiệp và trong từng doanh nghiệp 55
4.2.1 Đối với cơ quan quản lý 55
4.2.2 QLMT trong từng doanh nghiệp 57
4.3 Đề xuất một số giải pháp về kỹ thuật 58
Kết luận 61
Trang 3Danh mục các bảng, hình vẽ
Trang
Bảng 2.1: Hệ động thực vật khu vực Tằng Loỏng năm 2008 22
Bảng 2.2: Hiện trạng dân số - lao động năm 2005 24
Hình 2.1: So sánh nồng độ bụi lơ lửng trong các mẫu không khí 26
Hình 2.2: Nồng độ TSS, NO2- trong chất lượng nước mặt 28
Hình 2.3: Nồng độ Zn, dầu mỡ trong chất lượng nước mặt 28
Hình 2.4: Nồng độ chất rắn lơ lửng trong mẫu nước mặt lấy vào các thời điểm khác nhau 28
Hình 2.5: Nước thải ra môi trường của nhà máy photspho vàng 30
Bảng 3.1: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Lào Cai qua các năm (2000-2006) tính theo giá hiện hành (triệu đồng) 39
Hình 3.1: Biểu đồ tỷ trọng ngành công nghiệp trong các ngành kinh tế của tỉnh Lào Cai qua các năm 40
Hình 3.2: Biểu đồ cơ cấu kinh tế tỉnh Lào Cai năm 2000 42
Hình 3.3: Biểu đồ cơ cấu kinh tế tỉnh Lào Cai năm 2006 42
Trang 4Lời mở đầu
Lào Cai là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc của Tổ quốc Cũng như cảnước, Lào Cai đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá vàbước đầu đã thu được những kết quả khả quan Phát triển Công nghiệp, trong
đó tập trung vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có là lợi thế để tỉnhphát triển kinh tế xã hội và là mục tiêu trọng tâm mà tỉnh đặt ra
Cụm công nghiệp Tằng Loỏng - huyện Bảo Thắng là một trong nhữngcụm công nghiệp trọng điểm về chế biến khoáng sản và sản xuất hóa chất.Trong những năm qua, cụm công nghiệp này ngày càng phát triển và nhậnđược sự quan tâm đầu tư lớn của tỉnh, đồng thời thu hút được nhiều dự án đầu
tư và dần trở thành trung tâm công nghiệp lớn không chỉ của tỉnh mà của cảnước Từ khi hình thành và phát triển, cụm công nghiệp đã có những đónggóp rất lớn cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, song bên cạnh đócũng nảy sinh một số mặt trái là những ảnh hưởng về môi trường mà các cơquan chức năng và cộng đồng địa phươngđang cùng tìm giải pháp khắc phục,
xử lý Đề tài “Phân tích các ảnh hưởng kinh tế - xã hội - môi trường của
cụm công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai và đề xuất một số giải pháp để phát triển bền vững cụm công nghiệp Tằng Loỏng” hy
vọng sẽ góp phần vào việc tăng cường hiệu quả cho công tác quản lý, bảo vệmôi trường tại cụm công nghiệp và thị trấn Tằng Loỏng
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: nhằm đưa ra giải pháp kết hợp hài hòagiữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường trong hoạt động của các doanhnghiệp Phân tích những ảnh hưởng tiêu cực, tiềm ẩn từ hoạt động của khucông nghiệp đối với người dân do sự cố môi trường gây ra Theo đó đề xuấthướng quản lý và bảo vệ môi trường hiệu quả đồng thời góp phần hỗ trợ chocác nhà hoạch định chính sách đưa ra chiến lược, quy hoạch, kế hoạch pháttriển khu vực cụm công nghiệp và thị trấn Tằng Loỏng
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp liệt kê, tổnghợp phân tích số liệu Phương pháp quan sát, khảo sát thực địa: trực tiếp quan
Trang 5sát trong thực tế và rút ra những nhận xét
Luận văn được chia thành 4 chương với các nội dung chính như sau:Chương I: Những vấn đề chung về cụm công nghiệp
Chương II: Cụm công nghiệp Tằng Loỏng, Bảo Thắng, Lào Cai
Chương III: Ảnh hưởng kinh tế - xã hội – môi trường của cụm CN Chương IV: Đề xuất một số giải pháp trong quản lý môi trường và lồngghép vấn đề môi trường trong quy hoạch phát triển bền vững cụm côngnghiệp
Trang 6Chương I: Những vấn đề chung về cụm công nghiệp
1.1 Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý môi trường tại các cụm công nghiệp
1.1.1 Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
Hiện nay vấn đề bảo vệ môi trường trong các khu, cụm công nghiệp đãđược Nhà nước quy định trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, cụthể là:
- Cấp trung ương: Nghị quyết 41 NQ/TW của Bộ Chính trị về bảo vệmôi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa; Luật bảo vệ môitrường năm 2005; các văn bản dưới luật gồm các nghị định, thông tư quy địnhhoặc hướng dẫn thực hiện về bảo vệ môi trường trong các khu, cụm côngnghiệp như: Nghị định 81/2007/NĐ-CP quy định tổ chức, bộ phận chuyênmôn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước,…
- Cấp địa phương: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương cũng xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luậtbảo vệ môi trường và các văn bản dưới luật về bảo vệ môi trường tại các khu,cụm công nghiệp: gồm các Nghị quyết, Chỉ thị, Quy định…
1.1.2 Các quy định về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp
- Điều 36, chương V, Luật bảo vệ môi trường 2005 quy định về “Bảo
vệ môi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung
1 Khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụmcông nghiệp, khu du lịch và khu vui chơi giải trí tập trung (trong Luật này gọichung là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung) phải đáp ứng các nhucầu về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Tuân thủ quy hoạch phát triển tổng thể đã được phê duyệt;
b) Quy hoạch, bố trí các các khu chức năng, loại hình hoạt động phải
Trang 7gắn với bảo vệ môi trường;
c) Thực hiện đầy đủ, đúng các nội dung của báo cáo đánh giá tác độngmôi trường đã được phê duyệt;
d) Có đầy đủ các thiết bị, dụng cụ thu gom, tập trung chất thải rắnthông thường, chất thải rắn nguy hại và đáp ứng các yêu cầu tiếp nhận chấtthải đã được phân loại tại nguồn từ các cơ sở trong khu sản xuất, kinh doanh,dịch vụ tập trung;
đ) Có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung, hệ thống xử lý khíthải đạt tiêu chuẩn môi trường và được vận hành thường xuyên;
e) Đáp ứng các yêu cầu về cảnh quan môi trường, bảo vệ sức khỏecộng đồng và người lao động;
g) Có hệ thống quan trắc môi trường;
h) Có bộ phận chuyên môn đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ bảo vệmôi trường
2 Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm côngnghiệp có nguy cơ gây tác hại đối với môi trường phải có khoảng cách antoàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên
3 Việc triển khai các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bên trongkhu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung chỉ được thực hiện sau khi đã đápứng đầy đủ các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này và được cơ quan nhànước có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận
4 Bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường trong khu sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ tập trung có nhiệm vụ sau đây:
a) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trườngđối với các cơ sở, dự án đầu tư bên trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụtập trung;
b) Quản lý hệ thống thu gom, tập trung chất thải rắn thông thường, chất
Trang 8thải nguy hại; hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung và hệ thống xử
lý khí thải;
c) Tổ chức quan trắc, đánh giá hiện trạng môi trường, tổng hợp, xâydựng báo cáo môi trường và định kỳ báo cáo cơ quan chuyên môn về quản lýmôi trường cấp tỉnh;
d) Tư vấn cho ban quản lý giải quyết tranh chấp liên quan đến môitrường giữa các dự án trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung
5 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với bộ, cơ quanngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan để chỉ đạo, tổ chức việc thựchiện bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trungtrên địa bàn quản lý của mình.”
- Bên cạnh quy định của Luật bảo vệ môi trường 2005 đối với bảo vệmôi trường trong các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, còn có cácvăn bản dưới luật nhằm cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện:
+ Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ Quyđịnh tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước
và doanh nghiệp nhà nước:
Điều 9: Tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại Ban
quản lý khu kinh tế
Điều 10: Tổ chức,bộ phận chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi
trường tại các doanh nghiệp Nhà nước
1.2 Quản lý môi trường trong các cụm công nghiệp
1.2.1 Mô hình phát triển cụm công nghiệp
1.2.1.1 Khái niệm về cụm công nghiệp
* Mô hình phát triển cụm công nghiệp trên thế giới:
Khu công nghiệp đã có một quá trình hình thành và phát triển hơn 100năm nay Anh là nước công nghiệp đầu tiên và khu công nghiệp đầu tiên được
Trang 9thành lập năm 1896 ở Manchester; sau đó là vùng công nghiệp Chicago (Mỹ);khu công nghiệp Napoli (Ý) vào những năm đầu thập kỷ 40 của thế kỷ trước.Đến những năm 50, 60 của thế kỷ XX, các vùng công nghiệp và các khu côngnghiệp phát triển nhanh chóng và rộng khắp các nước công nghiệp như là mộthiện tượng lan toả, tác động và ảnh hưởng Vào thời kỳ này, Mỹ có 452 vùngcông nghiệp và gần 1.000 khu công nghiệp, Pháp có 230 vùng công nghiệp,Canada có 21 vùng công nghiệp Tiếp theo các nước công nghiệp đi trước,vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước, hàng loạt các khu công nghiệp và khuchế xuất hình thành và phát triển nhanh chóng ở các nước công nghiệp hoáthế hệ sau như: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Thái Lan… Cũngtrong thời kỳ này, ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, Liên Xô, Đức, TiệpKhắc đang tiến hành xây dựng các xí nghiệp liên hợp, các cụm công nghiệplớn, các trung tâm công nghiệp tập trung Mặc dù có thể dưới những tên gọikhác nhau gắn với tính đặc thù của ngành sản xuất, nhưng chúng đều cónhững tính chất, đặc trưng chung của khu công nghiệp Trên các sách báo, ởtrong các từ điển, cho đến nay đã có sự thống nhất về các khái niệm: xínghiệp liên hợp, cụm công nghiệp, trung tâm công nghiệp.
Theo định nghĩa của Mỹ và một số nước, khu, cụm công nghiệp là tậphợp các công ty cùng với các tổ chức tương tác qua lại trong một lĩnh vực cụthể Chẳng hạn như, sản xuất chế tạo sản phẩm cơ khí Xung quanh nhà sảnxuất sản phẩm cuối cùng hình thành các nhà cung cấp chuyên môn hóa cácphụ kiện và dịch vụ cũng như cơ sở hạ tầng Khu, cụm công nghiệp tập trungbao trùm lên cả các kênh phân phối và khách hàng, bên cạnh đó là những nhàsản xuất sản phẩm phụ trợ, các công ty thuộc các ngành liên quan về kỹ thuật,công nghệ hoặc cùng sử dụng một loại đầu vào Các khu, cụm công nghiệptập trung còn chi phối, liên kết, hoặc bao gồm cả các tổ chức chính phủ và phichính phủ như các trường đào tạo, các viện công nghệ, các trung tâm nghiêncứu, hiệp hội thương mại… cung cấp các dịch vụ đào tạo chuyên môn, giáodục, thông tin, nghiên cứu và hỗ trợ kỹ thuật Silicon Valley là một khu công
Trang 10nghiệp điển hình ở Mỹ Các cụm công nghiệp, so với các khu công nghiệp cómột chút khác biệt, đó là không nhất thiết phải dựa vào khoa học và côngnghệ cao, ví dụ như một số cụm công nghiệp chuyên về thủ công và cácngành nông nghiệp tại các khu vực như Đông Nam Á, nơi có nhiều công tykinh doanh vừa và nhỏ, trong đó cụm công nghiệp hứa hẹn nhất trong khuvực ở giai đoạn ban đầu này là Trung tâm công nghiệp dầu cọ ở Sabah, miềnĐông Malaysia.
* Mô hình phát triển cụm công nghiệp tại Việt Nam: Quan niệm về khu
công nghiệp và khu chế xuất của Chính phủ và Nhà nước Việt Nam trong quychế khu công nghiệp và khu chế xuất: “Khu công nghiệp là khu tập trung, cácdoanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ chosản xuất công nghiệp, có danh giới địa lý xác định, không có dân cư sinhsống, do chính phủ hoặc Thủ tướng chính Phủ quyết định thành lập”
1.2.1.2 Các đặc điểm của cụm công nghiệp tại Việt Nam
- Trong các cụm công nghiệp đã hoạt động và đang hình thành tại ViệtNam, đang có xu hướng hình thành và phát triển các cụm công nghiệpchuyên ngành, sản xuất vật liệu, dệt may, chế biến thực phẩm, sản xuất sảnphẩm cơ khí chế tạo… tương tự như định nghĩa ban đầu về khu, cụm côngnghiệp của nước ngoài
- Đặc trưng của các khu, cụm chuyên ngành công nghiệp chế tạo làphần lớn thuộc lĩnh vực công nghệ cao, hàm lượng chất xám khá, tỷ suất đầu
tư lớn, đòi hỏi lực lượng lao động có tay nghề cao, đã qua trường lớp đào tạo
và tương ứng là hiệu quả hoạt động khá của các doanh nghiệp trong các khu,cụm này - có đóng góp lớn cho ngân sách và xã hội Sản phẩm của nhiều cụmcông nghiệp cơ khí đã rất nổi tiếng và có giá trị lớn về nhiều mặt đối với kinh
tế - xã hội nước ta như tàu vận tải đường biển, xe ôtô tải và xe chở khách
Trang 11- Riêng đối với các cụm công nghiệp cơ khí, về mặt bằng sản xuất vàlao động, các cụm công nghiệp cơ khí được chính quyền, nhân dân địaphương ủng hộ tạo điều kiện phát triển thuận lợi Hệ số sử dụng đất côngnghiệp đạt khá cao bởi các quy trình và thủ tục đầu tư được thực hiện nghiêmtúc Chủ đầu tư là nhà sản xuất lớn có thực lực về tài chính và công nghệ,được Chính phủ quan tâm lớn Các sản phẩm ở đây phần lớn đều thuộc sảnphẩm trọng điểm quốc gia Lực lượng lao động làm việc tại các khu, cụmcông nghiệp cơ khí có trình độ văn hóa khá, được tuyển chọn, đào tạo tốt,được trả lương và được doanh nghiệp quan tâm Một số cụm công nghiệpkhác có hệ số sử dụng đất thấp, một số doanh nghiệp ở các khu này để xảy rađình công, bãi công gây ra hậu quả xấu đến phát triển kinh tế của cả nước nóichung và phát triển công nghiệp nói riêng
1.2.2 Nguyên tắc quản lý môi trường trong các cụm công nghiệp
1.2.2.1 Khái niệm quản lý môi trường:
Quản lý môi trường là sự tác động liên tục, có tổ chức và hướng đíchcủa chủ thể quản lý môi trường lên cá nhân hoặc cộng đồng người tiến hànhcác hoạt động phát triển trong hệ thống môi trường và khách thể quản lý môitrường, sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt đượcmục tiêu quản lý môi trường đã đề ra, phù hợp với luật pháp và thông lệ hiệnhành
Các nguyên tắc quản lý môi trường là các quy tắc chỉ đạo những tiêuchuẩn hành vi mà các chủ thể quản lý (các tổ chức, các cơ quan, các nhà lãnhđạo) phải tuân thủ trong suốt quá trình quản lý môi trường
1.2.2.2 Nguyên tắc quản lý môi trường nói chung:
- Đảm bảo tính hệ thống: Xuất phát từ bản chất hệ thống của đối tượngquản lý, môi trường cần được hiểu như là một hệ thống động phức tạp, baogồm nhiều phần tử hợp thành Nhiệm vụ của quản lý môi trường là trên cơ sở
Trang 12thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin về trạng thái động của đối tượng quản lý(hệ thống môi trường) đưa ra các quyết định quản lý phù hợp, thúc đẩy cácphần tử cấu thành hoạt động đều đặn, cân đối, hài hòa với mục tiêu đã định.
- Đảm bảo tính tổng hợp: Nguyên tắc này được xây dựng dựa trên cơ
sở tác động tổng hợp của hoạt động phát triển lên đối tượng quản lý Các hoạtđộng phát triển thường diễn ra dưới nhiều hình thái rất đa dạng (hoạt động sảnxuất, hoạt động tiêu thụ, hoạt động thương mại, hoạt động dịch vụ, hoạt độngđầu tư, sinh hoạt vật chất và tinh thần của các cộng đồng…) Dù dưới hìnhthái nào, quy mô và tốc độ hoạt động ra sao, mỗi loại hoạt động, trực tiếp haygián tiếp, mạnh hay yếu, đều gây ra tác động tổng hợp lên hệ thống môitrường Vì thế, trong khi hoạch định chính sách và chiến lược môi trường,trong việc đề ra các quyết định quản lý môi trường, cần phải tính đến tác độngtổng hợp và hậu quả của chúng
- Đảm bảo tính liên tục và nhất quán: Môi trường là một hệ thống liêntục, tồn tại, hoạt động và phát triển thông qua chu trình trao đổi vật chất, nănglượng và thông tin “chảy” liên tục trong không gian và thời gian Hoạt độngcủa hệ thống môi trường không phân ranh giới theo thời gian và không gian.Đặc tính này quy định tính nhất quán và tính liên tục của tác động quản lý lênmôi trường, đòi hỏi không ngừng nâng cao năng lực dự đoán và xử lý tổnghợp cũng như bản lĩnh quản lý vĩ mô của nhà nước
- Đảm bảo tập trung dân chủ: Là nguyên tắc cơ bản của quản lý kinh tế,quản lý xã hội và quản lý môi trường được thực hiện nhiều cấp khác nhau Vìthế, cần phải bảo đảm mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa tập trung và dânchủ trong quản lý môi trường Tập trung phải thực hiện trên cơ sở phát huydân chủ ở cơ sở trong bàn bạc quyết định các vấn đề có liên quan tới môitrường theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” Ngượclại, dân chủ phải thực hiện trong khuôn khổ tập trung, không mâu thuẫn, đốilập với tập trung, tránh lãng phí nguồn lực của xã hội Tập trung được biểu
Trang 13hiện thông qua kế hoạch hóa các hoạt động phát triển, ban hành và thực thi hệthống pháp luật về môi trường, thực hiện chế độ trách nhiệm của người đứngđầu các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp,hộ gia đình ở tất cả các cấp quản lý…Dân chủ được thể hiện ở việc xác định rõ vị trí, trách nhiệm, quyền hạn củacác cấp quản lý, ở việc áp dụng rộng rãi kiểm toán và hạch toán môi trường, ở
sử dụng ngày càng nhiều các công cụ kinh tế vào quản lý môi trường nhằmtạo ra mặt bằng chung, bình đẳng cho mọi ngành,mọi cấp, mọi địa phương, ởviệc tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức, ý thức môi trường cho các
cá nhân và cộng đồng…
- Kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ: Các thành phầnmôi trường như không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng,sông hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất,khu bảotồn thiên nhiên,cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử vàcác hình thái vật chất khác thường do một ngành nào đó quản lý và sử dụng.Nhưng các thành phần môi trường lại được phân bố, khai thác và sử dụng trênmột địa bàn cụ thể thuộc quyền quản lý của một cấp địa phương tương ứng.Cùng một thành phần môi trường có thể chịu sự quản lý song trùng Nếukhông có sự kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnhthổ thì sẽ làm giảm hiệu lực và hiệu quả của quản lý môi trường, tài nguyênthiên nhiên tiếp tục bị khai thác, sử dụng không hợp lý và lãng phí, môitrường tiếp tục bị suy thoái
- Kết hợp hài hòa các lợi ích: Quản lý môi trường trước hết là các hoạtđộng phát triển do con người (cá nhân hay cộng đồng) tiến hành, là tổ chức vàphát huy tính tích cực hoạt động của con người vì mục đích phát triển bềnvững Con người, dù là cá nhân, tập thể, hay cộng đồng, đều có những lợi ích,những nguyện vọng và những nhu cầu nhất định Do đó, một trong nhữngnhiệm vụ quan trọng của quản lý môi trường là phải chú ý đến lợi ích của conngười để khuyến khích có hiệu quả hành vi và thái độ ứng xử phù hợp vớimục tiêu bảo vệ môi trường của họ Lợi ích không những là sự vận động tự
Trang 14giác, chủ quan của con người nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó của congngười,là động lực to lớn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của conngười, mà còn là phương tiện hữu hiệu của quản lý môi trường, cho nên phải
sử dụng nó để khuyến khích các hoạt động có lợi cho môi trường Kết hợphài hòa các lợi ích (lợi ích của cá nhân, hộ gia đình; lợi ích của Nhà nước, xãhội; lợi ích của cộng đồng địa phương, vùng và quốc gia) phải được tiến hànhtrên cơ sở những đòi hỏi của các quy luật khách thông qua các biện pháp chủyếu sau đây:
+ Thực thi chính sách môi trường khách quan, đúng đắn, phù hợp vớiđiều kiện và đặc điểm phát triển đất nước trong từng thời kỳ Chính sách môitrường đó phải phản ánh lợi ích cơ bản và lâu dài của quốc gia, của toàn xãhội, cũng tức là lợi ích của mọi thành viên trong xã hội
+ Xây dựng và thực hiện đầy đủ và nghiêm ngặt chế độ kế toán vàkiểm toán môi trường, sử dụng đúng đắn và rộng rãi các khuyến khích, đònbẩy kinh tế để quản lý môi trường một cách có hiệu quả, nhất là trong thời kỳquá độ của nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu sang cơ chếthị trường
+ Kết hợp hài hòa các lợi ích còn bao hàm sự kết hợp lợi ích quốc gia,lợi ích khu vực và lợi ích quốc tế, bởi vì bảo vệ môi trường đã trở thành vấn
đề toàn cầu, là một trong những đặc trưng cơ bản của thời đại
- Kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa quản lý tài nguyên và môi trường vớiquản lý kinh tế, quản lý xã hội: Để đạt tới mục tiêu phát triển bền vững,hướng đến một xã hội bền vững trong tương lai, ngay từ đầu và trong suốtquá trình phát triển, phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa quản lý tài nguyên vàmôi trường với quản lý kinh tế, quản lý xã hội thông qua việc hoạch địnhchính sách và chiến lược phát triển đúng đắn, có tầm bao quát và có tính tổnghợp, thông qua quá trình hòa nhập các kế hoạch và đầu tư về môi trường vàocác kế hoạch và đầu tư về kinh tế - xã hội ở tất cả mọi khâu, mọi cấp quản lý
Trang 15của Nhà nước.
- Tiết kiệm và hiệu quả: Quản lý một đối tượng vô cùng rộng lớn vàphức tạp như môi trường đòi hỏi những nguồn lực ngày càng nhiều trong khivẫn phải đảm bảo nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội Giảipháp tối ưu cho việc nâng cao năng lực quản lý nhà nước về môi trường làthực thi tiết kiệm và tăng hiệu quả Tiết kiệm và hiệu quả là hai mặt liên quanchặt chẽ với nhau của quản lý môi trường: làm sao để với những nguồn vậtchất và kỹ thuật, kinh tế và tài chính, lực lượng lao động xã hội, trình độ khoahọc và công nghệ,…hiện có và sẽ có trong từng giai đoạn phát triển kinh tế xãhội, có thể khai thác, sử dụng tài nguyên một cách hợp lý nhất, bảo vệ môitrường một cách tốt nhất Đó chính là yêu cầu của nguyên tắc tiết kiệm vàhiệu quả của quản lý môi trường Nguyên tắc này có thể được thực hiện thôngqua việc hoạch định chính sách và chiến lược bảo vệ môi trường của quốc giakhách quan phù hợp; giảm tiêu hao tài nguyên và chi phí nguyên vật liệu bằngcách áp dụng kỹ thuật hiện đại; công nghệ tiên tiến có ít hoặc không có chấtthải, cải tiến kết cấu sản phẩm, giảm khối lượng và kích thước; sử dụng cácvật liệu thay thế các tài nguyên khan hiếm, tận dụng và tái chế phế liệu; tiếtkiệm lao động sống ở tất cả mọi khâu của quy trình quản lý; bảo đảm đầu tưvật chất và tài chính có trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải, phân tán, coi trọngđầu tư đồng bộ và có hệ thống cho quản lý môi trường…
1.2.2.3 Vấn đề môi trường trong các cụm công nghiệp và nguyên tắcquản lý môi trường trong các cụm công nghiệp
* Vấn đề môi trường trong các cụm công nghiệp: Hiện nay trên cảnước có hàng trăm cụm công nghiệp đang hoạt động, các cụm công nghiệpnày đã đóng góp đáng kể đối với phát triển kinh tế xã hội của vùng và cảnước song cũng xuất hiện một số vấn đề môi trường như:
- Tác động từ quá trình chuẩn bị mặt bằng, thi công xây dựng: chủ yếu
là phát sinh bụi từ hoạt động vận chuyển đất đá để san lấp mặt bằng và khí
Trang 16thải, tiếng ồn từ các phương tiện, máy móc tham gia thi công.
- Tác động từ quá trình sản xuất: bụi, khí thải phát sinh từ hoạt độngvận chuyển nguyên vật liệu và xuất sản phẩm, từ hoạt động sản xuất của cácnhà máy Nước thải trong quá trình sản xuất không qua khu xử lý tập trung
mà xả thẳng vào môi trường, chứa nhiều chất hữu cơ, vô cơ độc hại, nếu trongthời gian dài và tác dụng cộng hưởng giữa nhiều loại chất thải khác nhau từcác nhà máy khác nhau sẽ gây những tác động tiêu cực đến môi trường Chấtthải rắn từ hoạt động sản xuất của các nhà máy như: xỉ quặng, xỉ lò điện, xỉthan lò hơi, chất thải có dính dầu mỡ…
Những tác động kể trên nếu như không có một sự quản lý hiệu quả vàkịp thời sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng về môi trường Do đó, việcthực hiện quản lý môi trường trong các cụm công nghiệp hiện nay, bên cạnhviệc phải tuân thủ nguyên tắc về quản lý môi trường nói chung còn phải tuânthủ những nguyên tắc:
- Tuân thủ quy hoạch chung phát triển cụm công nghiệp và quy hoạchphát triển kinh tế xã hội vùng đã được xây dựng và thông qua
- Có sự phối hợp chặt chẽ trong hành động giữa các cơ quan, đơn vị cóliên quan: cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cấp trung ương, cấp tỉnh,thành phố, cấp huyện, xã; ban quản lý các khu, cụm công nghiệp; bộ phậnchuyên môn về quản lý môi trường tại doanh nghiệp
- Xây dựng chương trình quản lý môi trường phù hợp với điều kiệnthực tế của địa phương, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của cụmcông nghiệp
Chương II: Cụm công nghiệp Tằng Loỏng, Bảo Thắng, Lào Cai 2.1 Hiện trạng kinh tế - xã hội – môi trường của khu vực thị trấn Tằng Loỏng
Trang 172.1.1 Các điều kiện về tự nhiên
a) Điều kiện về địa lý, địa chất
- Vị trí địa lý: Cụm công nghiệp thị trấn Tằng Loỏng có Tọa độ địa lý:104°19' đến 104°25' kinh độ Đông và 22°14' đến 22°19' vĩ độ Bắc, nằm trênđịa bàn Thị trấn Tằng Loỏng, cách trung tâm Thị trấn Phố Lu 5km về phíaTây Nam và cách thị xã Lào Cai 28 km về phía Đông Nam Thị trấn TằngLoỏng nằm ở Trung tâm Tỉnh Lào Cai Khu vực quy hoạch cụm công nghiệpthuộc địa bàn 4 xã là Xuân Giao, Gia Phú, Phú Nhuận và thị trấn Tằng Loỏng,nằm ở phía Nam của huyện Bảo Thắng có các vị trí tiếp giáp như sau: PhíaTây giáp huyện Sa Pa, phía Bắc giáp thành phố Lào Cai, phía Đông giáp sôngHồng, phía Nam giáp huyện Văn Bàn
- Địa hình: Khu vực thị trấn Tằng Loỏng - huyện Bảo Thắng là mộtvùng thung lũng ven sông Hồng có độ cao trung bình từ 80m - 400m Địahình bao phủ gồm dải thung lũng hẹp chạy dài ven sông Hồng, phía Tây là dảinúi thấp của dãy Phan-xi-păng - Phú Luông, phía Đông là dải núi thấp củadãy thượng nguồn sông Chảy án ngữ Khu vực Tằng Loỏng chủ yếu là địahình vùng trũng thấp và đồi bát úp có độ cao dưới 700 mét, độ dốc trung bình
18 – 250 Núi cao gồm các đỉnh núi sát nhau tới hơn 2000m nằm về phíaĐông Nam, gồm 2 phân khu: Phân khu 1 nằm ở phía Đông Bắc của Thị trấn
có độ cao từ 100m - 500m; Phân khu 2 có độ cao địa hình từ 500m - 2000m,nằm hoàn toàn ở vùng núi Phía Đông Bắc Khu công nghiệp cách bờ sôngHồng 2,5 km về phía Đông Địa hình cụm công nghiệp thoải dần về phía sôngHồng
- Tài nguyên khoáng sản: Cụm công nghiệp Tằng Loỏng có được một
vị trí thuận lợi là nằm giữa các vùng nguyên liệu khoáng sản với cự li tươngđối hợp lý, đó là các mỏ khoáng sản: quặng Apatit Lào Cai; quặng sắt QuýSa; Graphít (Nậm Thi); Pensphat (Văn Bàn), cao lanh (Sơn Mãn), Đồng SinQuyền
Trang 18b) Điều kiện về khí tượng - thủy văn
- Khí hậu: Thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt là mùakhô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 Doảnh hưởng của địa hình, địa mạo của khu vực đặc biệt là hai dãy núi HoàngLiên Sơn và dãy núi Con Voi nên khu vực có một số hiện tượng thời tiết đặcbiệt như mưa phùn trung bình 9,4 ngày/năm chủ yếu vào tháng 12 và tháng 1,sương mù 32 ngày/năm chủ yếu vào tháng 11 và tháng 12 Đặc điểm khí hậunhư trên đã tạo điều kiện cho thảm thực vật nhiệt đới trong khu vực sinhtrưởng và phát triển tốt
- Thủy văn:
+ Khu vực nằm trong vùng phân cách mạnh tạo nên hệ thống sông suốilớn và dày đặc Trong khu vực có sông Hồng, suối Bo, suối Trát, suối ĐườngĐô…Hệ thống sông suối này là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất vàsinh hoạt của nhân dân và toàn bộ các nhà máy trong cụm công nghiệp
+ Sông Hồng chảy qua địa bàn với mực nước mùa khô hơi thấp, lòng ítdốc, chưa được cải tạo nên tàu thuyền chỉ đi lại được vào mùa mưa Đây lànguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt của địa bàn dọc theo haibên bờ sông Ngoài ra trên địa bàn còn có các con suối bắt đầu từ các dãy núicao, lòng dốc, mở rộng dần về phía hạ nguồn và ít dốc hơn, mức độ biến đổidòng chảy lớn là nguyên nhân gây ra lũ ống, lũ quét, úng ngập - những hiệntượng thường xảy ra tại địa bàn vùng núi
+ Nước ngầm: Trong phạm vi khu đất nhà máy tuyển Apatit, chiều sâuphân bố mực nước ngầm thay đổi đột ngột theo địa hình tại chỗ và nằm trongkhoảng 1,0 đến 14,2 mét; trong các trầm tích deluvi và sét chứa dăm sạn
+ Hướng thoát nước chính của cả khu vực là suối Trát chảy dọc tỉnh lộ
151 theo hướng Đông Nam - Tây Bắc
c) Hệ sinh thái
Trang 19- Thảm thực vật: Khu vực Tằng Loỏng có 5 kiểu thảm thực vật chínhgồm rừng á nhiệt đới thường xanh nguyên sinh, rừng á nhiệt đới thường xanhthứ sinh, trảng cỏ và cây bụi, rừng trồng và thảm cây trồng nông nghiệp.
+ Rừng á nhiệt đới thường xanh nguyên sinh: Phân bố ở khu vực núicao, kiểu rừng này chiếm diện tích nhỏ trong khu vực Trong rừng có các loàicây gỗ lớn như: Các loài thuộc hộ thông, và các loài như Cọ phèn, Ba gạcvòng, Gõ mìn
+ Rừng á nhiệt đới thường xanh thứ sinh: Đây là kiểu rừng chiếm diệntích lớn ở khu vực núi cao từ 800-1400 của Thị trấn Tằng Loỏng, phân bố chủyếu ở khu vực phía Tây Nam của Thị trấn Chiếm ưu thế là các loài tre gai,nứa, ràng ràng, dẻ gai, tầng dưới tán là các loài cây bụi và cỏ quyết
+ Trảng cỏ và cây bụi: Phân bố ở khu vực xung quanh khu dân cư hoặcđất nông nghiệp của thị trấn Tằng Loỏng Các loài thực vật phổ biến gồm: Tổkén, cò ke, hồng bì rừng, thôi ba, thôi chanh, ba soi, các loài cỏ thân thảothuộc họ Lúa thường chiếm ưu thế với các loài chủ yếu như cỏ tranh, chè vè,chít, cỏ lào
+ Rừng trồng: Phân bố trên các sườn núi không quá dốc ven đườngtrên các đồi xung quanh cụm công nghiệp, ở độ cao từ 200-500m Đây là kiểuthảm thực vật chiếm diện tích nhiều nhất Rừng trồng được khai thác tỉa cànhhằng năm Các loài cây trồng lâm nghiệp gồm: Mỡ, Quế, Keo tai tượng, Keo
lá tràm, Bồ đề
+ Thảm cây trồng nông nghiệp: Phân bố ở khu vực thung lũng suốiTrát ven đường khu vực đồi xung quanh khu công nghiệp, ở độ cao từ 200-500m Thành phần loài thực vật chủ yếu là lúa một vụ, rau màu, cây lượngthực các loại
Hệ thực vật Tằng Loỏng ở độ cao dưới 1400 mét đã bị khai thác nhiều,
ở độ cao trên 1400 mét rừng tự nhiên vẫn được duy trì để bảo vệ nguồn nước
Trang 20Tổng số loài thực vật tại khu vực là 159 loài, 143 chi, 74 họ Trong khu vựcthị trấn Tằng Loỏng chưa phát hiện có loài thực vật quý hiếm.
- Hệ động vật Tổng số đã ghi nhận 104 loài động vật hoang dã, thuộc
49 họ, 22 bộ, 4 lớp tại khu vực Tằng Loỏng, gồm 20 loài thú, 59 chim, 13 Bòsát và 12 ếch nhái
(Theo số liệu đánh giá hiện trạng môi trường – Báo cáo ĐTM cụm công nghiệp TL)
Theo kết quả nghiên cứu, mật độ thú ở khu vực thị trấn Tằng Loỏngkhông cao Trong số 20 loài ghi nhận được có 10 loài (chiếm 50% tổng sốloài) thường gặp; 6 loài (30%) ít gặp và 4 loài (20%) rất ít gặp Điều đó chothấy trữ lượng thú ở đã bị suy giảm so với trước đây Trong số 20 loài thútrong cụm công nghiệp chưa ghi nhận có loài thú quý hiếm Một số loài độngvật quý hiếm được ghi nhận là có tồn tại trong khu vực thông qua việc quansát một số động vật bị đánh bẫy đang được trưng bày tại nhà một số hộ dânđịa phương
Ếch nhái, bò sát: Đã ghi nhận tổng số 25 loài thuộc 10 họ, 3 bộ, gồm 13loài bò sát thuộc 6 họ, 2 bộ và 12 loài loài ếch nhái thuộc 4 họ, 1 bộ Số loài
bò sát và ếch nhái ở khu vực công nghiệp Tằng Loỏng tuy không đa dạngsong số lượng cá thể bắt gặp nhiều, trong đó có 6 loài bò sát quý hiếm đượcghi trong sách đỏ Việt Nam: Cóc rừng, Rồng đất, Rắn sọc dưa, Tắc kè, Rắnráo thường, Rắn hổ mang Trung Quốc
Nói chung, đất đai canh tác, phương tiện và trình độ sản xuất của ngườidân địa phương còn hạn chế, đời sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng và canh
Trang 21tác nông nghiệp Việc sử dụng súng săn cơ bản đã được ngăn chặn nhưng việcdùng bẫy khá phổ biến, nhiều tuyến đường mòn trong rừng có dấu tích củabẫy thú Tập quán sử dụng các sản phẩm động vật hoang dã làm thực phẩmcũng là nguyên nhân kích thích người dân địa phương săn bắt động vật, đặcbiệt là các loài Thú nhỏ như cầy, sóc; các loài bò sát như rùa, rắn
2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế
* Hạ tầng kỹ thuật
- Hệ thống cấp thoát nước: Trạm bơm Tả Thàng công suất 40.000
m3/ngày đêm cấp nước sản xuất và sinh hoạt, trạm bơm cách cụm côngnghiệp khoảng 10 km về phía Bắc – Tây Bắc Hệ thống nước này dùng nguồnnước mặt suối Ngòi Bo là dòng nước có lưu lượng nước lớn và ổn định, tuynhiên vào mùa mưa, nước có độ đục tương đối cao
- Cấp điện: Khu vực có điện lưới quốc gia chạy qua và 1 trạm điện 110
KV ở phía cuối thị trấn Tằng Loỏng, gần nhà máy tuyển Apatit Hiện tại trạmchỉ vận hành 1 máy, 2 máy dự phòng; đảm bảo cung cấp điện cho sản xuất vàsinh hoạt
- Thông tin liên lạc - bưu chính viễn thông: Toàn huyện Bảo Thắng có12.127 máy điện thoại, có 15/15 xã và thị trấn được trang bị điện thoại tại ỦyBan nhân dân, 9/15 xã thị trấn chưa có trạm truyền thanh (niên giám thông kêtỉnh Lào Cai năm 2006)
- Giao thông vận tải: Ngoài hệ thống đường tỉnh lộ 279 nối với quốc lộ4E thì khu vực còn có tuyến đường sắt chạy qua rất thuận tiện cho giao dịchvới các xã trong huyện cũng như các huyện và tỉnh lân cận
* Cơ cấu kinh tế của địa phương
- Công nghiệp: các ngành công nghiệp chủ yếu của Tằng Loỏng là chếbiến khoáng sản, sản xuất phân bón, hóa chất, sản xuất phụ gia thức ăn chănnuôi, luyện kim, sản xuất kim loại màu…đóng góp của các ngành côngnghiệp và dịch vụ cho kinh tế của địa phương tăng dần qua các năm
Trang 22- Nông nghiệp: Các hoạt động sản xuất nông nghiệp của Tằng Loỏngchủ yếu là trồng lúa, màu (đậu, lạc, ngô, khoai, sắn…), chăn nuôi gia súc(trâu, lợn), gia cầm (gà, vịt) quy mô vừa và nhỏ Ngoài ra người dân cũngđược giao đất trồng rừng, một số loại cây được trồng là: keo, mỡ, quế…
- Dịch vụ: Địa phương luôn chú trọng phát triển các ngành dịch vụthương mại, theo báo cáo tổng kết năm 2008 của thị trấn Tằng Loỏng thươngmại và dịch vụ của địa phương đã có sự phát triển, tăng cả về số lượng vàchất lượng
* Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương: trong những
năm qua, cơ cấu kinh tế của Tằng Loỏng đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ, sảnlượng công nghiệp nông nghiệp và dịch vụ tăng theo hướng giảm dần tỷ trọngcủa nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ Tổng giá trịsản phẩm trong năm 2008 đạt 4,5 tỷ
Tằng Loỏng
- Trên địa bàn huyện Bảo Thắng và địa bàn thị trấn Tằng Loỏng hiện nay
có khoảng 16 dân tộc đang sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm chủ yếu,
Trang 23ngoài ra còn có các cộng đồng dân tộc khác như Tày, Dao, Nùng, H’mông,Dáy…
- Tình hình đói nghèo: Những năm 2001 – 2005 toàn huyện Bảo Thắng
có 6 xã thuộc diện nghèo đói và đặc biệt khó khăn, nhờ sự nỗ lực của chínhquyền và nhân dân địa phương, đến 2006 số xã nghèo trong toàn huyện BảoThắng đã giảm xuống còn 3 xã
b) Vấn đề văn hóa, giáo dục
- Y tế: Trên địa bàn thị trấn hiện nay đã có trạm y tế cấp xã, người dân
có cơ hội được tiếp cận với các hoạt động chăm sóc sức khỏe và vệ sinh cộngđồng do đó chất lượng cuộc sống được nâng cao hơn Việc chăm sóc sứckhỏe cộng đồng luôn luôn được Chính quyền chú trọng đảm bảo, toàn huyệnBảo Thắng hiện có 1 bệnh viện đa khoa, 3 phòng khám khu vực và 15 trạm y
tế cấp xã, phường với tổng số 29 bác sĩ, 68 y sỹ, kỹ thuật viên, 86 y tá, hộ lý
- Giáo dục: Thị trấn có hệ thống các trường học từ mầm non đến Trunghọc phổ thông, thị trấn đã đạt phổ cập tiểu học và trung học cơ sở Việc pháttriển giáo dục luôn được các cấp chính quyền quan tâm và tạo điều kiện hỗtrợ Năm 2006, toàn huyện Bảo Thắng có tổng số 63 trường, với 37 trườngtiểu học, 23 trường trung học cơ sở, 3 trường trung học phổ thông và tổng số20.791 học sinh
- Các cơ sở phúc lợi như nhà công nhân, nhà văn hoá đã được xây dựng
và hoạt động, phục vụ nhu cầu giải trí, sinh hoạt văn hóa thể thao cho côngnhân và người dân thị trấn
2.1.4 Hiện trạng chất lượng môi trường
Hiện tại trong cụm công nghiệp đã có 8 nhà máy đi vào hoạt động ổnđịnh, trong đó một số nhà máy đã thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường,tuy nhiên, vẫn còn một số cơ sở chưa đảm bảo Qua tham khảo kết quả khảosát chất lượng hiện trạng môi trường tại cụm công nghiệp Tằng Loỏng do
Trang 24Trung tâm nghiên cứu môi trường và phát triển cộng đồng thực hiện trong hai
đợt khảo sát, đợt 1 từ ngày 25/07/2008- 27/07/2008; đợt 2 ngày 9-13/10/2008
rút ra nhận xét về hiện trạng môi trường cụ thể như sau:
a) Chất lượng môi trường không khí
Hình 2.1: So sánh nồng độ bụi lơ lửng trong các mẫu không khí
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2
Trang 25Tằng Loỏng, nhận thấy rằng hầu hết các chỉ số về chất lượng môi trườngkhông khí trong đợt 1 đều thấp hơn so với tiêu chuẩn cho phép TCVN 5937 –
2005, riêng chỉ số về bụi lơ lửng có mẫu không khí số 7 có nồng độ bụi lơlửng cao hơn tiêu chuẩn Việt Nam nhiều lần Trong đợt 2, nồng độ bụi lơlửng ở hầu hết các mẫu không khí đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép, cho thấyvào những thời điểm khác nhau trong năm, và trong các thời điểm khác nhaucủa cùng một đợt khảo sát, kết quả phân tích chất lượng không khí là khácnhau, và theo thời gian, chất lượng không khí đã có chiều hướng suy giảm.( tham khảo Phụ lục… vị trí các điểm lấy mẫu và kết quả phân tích chất lượngkhông khí qua các đợt lấy mẫu)
b) Chất lượng nước mặt và nước ngầm
* Khảo sát chất lượng môi trường nước mặt khu vực cụm công nghiệp Tằng Loỏng:
Mẫu nước mặt được lấy tại Khe Chom, suối Trát, suối Nhuận, là 3 consuối nằm trong khu vực dự án, tại 3 điểm lấy mẫu này cơ quan tư vấn đã lấytại các thời điểm khác nhau của một đợt và vào các mùa khác nhau, nhằmđánh giá chính xác chất lượng nước Các chỉ tiêu về TSS, BOD5, COD, tổngColiform ở hầu hết các mẫu đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép Riêng các mẫuNM2, NM3 tại vị trí cầu qua suối Nhuận trước cổng nhà bác Diện và nước tại
hồ thải nhà máy Apatit thì tất cả các chỉ tiêu đều cao hơn nhiều lần so với tiêuchuẩn cho phép Tại cùng một vị trí như Khe Chom lấy trong 3 thời điểmkhác nhau của một đợt cũng có kết quả khác nhau (Tham khảo Phụ lục…Cácđiểm lấy mẫu và kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt qua 2 đợtlẫy mẫu)
Nồng độ TSS(chất rắn lơ lửng) tại các vị trí trong các thời điểm khác nhau của hai đợt lấy mẫu Hình 2.2: Nồng độ TSS, NO 2 - trong chất lượng nước mặt
Trang 26(NM là vị trí mẫu nước tại khe Chom, NM’ là vị trí mẫu nước ở suối Nhuận, NM’’
là vị trí mẫu nước suối Trát)
Kết quả khảo sát chất lượng nước mặt của khu vực cho thấy trong hiện tại nước mặt của khu vực Tằng Loỏng đang có nguy cơ bị ô nhiễm, một số chỉ
0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25
Trang 27tiêu cơ bản như BOD, COD, TSS, kim loại, coliform và một số chất vô cơ hữu cơ khác trong các mẫu nước mặt qua các đợt khảo sát khác nhau đều thể hiện là cao hơn thậm chí cao hơn tiêu chuẩn cho phép gấp nhiều lần.
* Khảo sát chất lượng nước ngầm:
Các mẫu nước ngầm đã được lấy tại các địa điểm trong cũng như ngoàikhu vực cụm công nghiệp và đã được phân tích cho 20 chỉ tiêu Về cơ bản cácchỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép, riêng chỉ tiêu Coliform tổng có sốlượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép thuộc mẫu nước giếng đào nhà anh ĐàoViết Minh, thôn Phú Hà I, xã Phú Nhuận; giếng đào nhà chị Nguyễn ThịPhượng, nhà anh Phạm Văn Thắng đội 4 Thị trấn Tằng Loỏng - liền kề vớikhu tái định cư thị trấn (Tham khảo Phụ lục…Vị trí các điểm lấy mẫu và kếtquả phân tích chất lượng môi trường nước ngầm qua hai đợt khảo sát)
* Khảo sát chất lượng nước thải tại một số cơ sở sản xuất đã đi vào
hoạt động: (Phụ lục…vị trí lấy mẫu, kết quả phân tích các mẫu nước thải tại
các nhà máy trong cụm công nghiệp Tằng Loỏng) các mẫu nước thải được lấytại các họng xả thải, hoặc các bể xử lý nước thải của các nhà máy trong cụmcông nghiệp đã đi vào hoạt động đều cho thấy nước thải có nồng độ các chất
ô nhiễm rất cao, một số chỉ tiêu như coliform, sắt, kẽm…ở các mẫu nước thảicao hơn tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt về coliform ở các mẫu nước thải đềutiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần Đó cũng là lý do các chất ô nhiễm trongmột số mẫu nước mặt tại khu vực hiện nay đang vượt quá tiêu chuẩn Điềunày cho thấy các nhà máy trong khu vực đã không thực hiện xử lý nước thảitriệt để, xả nước thải chưa đạt tiêu chuẩn vào môi trường Do đó nguy cơ gây
ô nhiễm nước mặt là rất lớn và có thể trở nên nghiêm trọng nếu như cácdoanh nghiệp không tự giác chấp hành luật pháp về bảo vệ môi trường vàkhông có sự giám sát, đôn đốc và xử lý kịp thời của các cơ quan chức năng
Hình 2.5: Nước thải ra môi trường của nhà máy sản xuất Photspho vàng
Trang 28c) Đất và đất trồng:
Theo kết quả phân tích những mẫu đất ở các vị trí khác nhau trong cụmcông nghiệp Tằng Loỏng, thấy rằng hiện tại hầu hết các mẫu đất có hàmlượng các chất hóa học thấp hơn so với tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7209 -
2002, chỉ có mẫu đất tại khu vực thuộc đất ruộng gần suối Chát, phía hạ lưuCụm công nghiệp Tằng Loỏng có chỉ tiêu Zn vượt tiêu chuẩn cho phép (Phụlục…vị trí các điểm lấy mẫu khảo sát chất lượng đất, kết quả phân tích chấtlượng môi trường đất qua các đợt khảo sát)
Những kết quả thu được từ việc lấy mẫu, khảo sát, phân tích chất lượngmôi trường nước, không khí và đất cho thấy: Hiện nay môi trường xungquanh khu vực cụm công nghiệp đang có nguy cơ bị ô nhiễm; kết quả phântích một số mẫu không khí, đất và nước cho thấy đã có mẫu có biểu hiện ônhiễm và qua quan sát trực quan cũng có thể thấy biểu hiện ô nhiễm môitrường, tuy chưa phải trên diện rộng nhưng mức độ là tương đối nghiêmtrọng Qua phân tích các mẫu nước thải từ một số nhà máy trong cụm côngnghiệp cho thấy hầu hết các nhà máy chưa xử lý triệt để nước thải, trên thực
tê một số nhà máy đã không thực hiện đầy đủ các biện pháp trong báo cáođánh giá tác động môi trường mà xả chất thải trực tiếp ra môi trường Cần ápdụng một số biện pháp xử lý nghiêm minh đối với các cơ sở sản xuất tại đây
Trang 29để tăng cường sự chấp hành đối với các cam kết của chính những đơn vị này
về bảo vệ môi trường
2.2 Cụm công nghiệp Tằng Loỏng
2.2.1 Sự hình thành, phát triển
Cụm Công nghiệp Tằng Loỏng được quy hoạch tại khu vực TằngLoỏng (huyện Bảo Thắng), tập trung các cơ sở luyện kim, hoá chất, tuyểnkhoáng và một số ngành công nghiệp phụ trợ khác Tổng diện tích quy hoạchtrên 2.000ha, trong đó đất phục vụ cho phát triển công nghiệp là trên 700 ha,đất cho các khu tái định cư, chung cư và đô thị Tằng Loỏng là 1.300 ha Hệthống cơ sở hạ tầng tại cụm đã được Nhà nước đầu tư hàng trăm tỷ đồng vàtương đối hoàn chỉnh từ những năm 1980 như: hệ thống cấp điện 110KV; hệthống cấp nước từ trạm nước Tả Thàng công suất 40.000m3/ngày đêm; hệthống đường bộ, đường sắt,…
Năm 2006 tổng cộng có 08 nhà đầu tư đăng ký và hoạt động sản xuấtkinh doanh tại cụm công nghiệp với diện tích 248,65 ha với tổng số vốn đầu
tư 4.114.376 triệu đồng
Năm 2007 có thêm 04 nhà đầu tư mới đăng ký, tổng diện tích Dự án342,62ha với tổng số vốn đầu tư 4.817.342 triệu đồng 6 tháng đầu năm 2008
có thêm 02 Dự án mới đăng ký đầu tư Hiện nay có 14 nhà đầu tư đăng ký Đã
có 08 Nhà đầu tư đi vào hoạt động ổn định 03 Nhà đầu tư đang triển khai xâydựng
2.2.2 Các nhà máy trong cụm CN và phân bố của các nhà máy
* Các nhà máy đang hoạt động ổn định (08 nhà máy)
- Nhà máy tuyển Apatít - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Apatít Việt Nam (Tổng vốn đầu tư theo dự án là: 480 tỷ đồng; Công suất thiết
Trang 30kế: 590.000 tấn/năm Sản phẩm của nhà máy là: Apatít các loại tiêu thụ trongnước và xuất khẩu.)
+Tổng vốn đầu tư đến nay là 515 tỷ đồng
+ Giá trị sản xuất công nghiệp cả năm 2008 ước đạt 99 tỷ đồng(619.322 tấn) tăng 95% so với cùng kỳ năm 2007
+ Số lao động doanh nghiệp sử dụng trong năm là 531 người, mứclương bình quân là 3.500.000 đồng/người/tháng
- Xưởng sản xuất NPK - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Apatít
Việt Nam (Tổng vốn đầu tư là 9 tỷ đồng; Công suất: 30.000 tấn/năm; Sản phẩmcủa Xưởng là: phân lân NPK tiêu thụ trong nước và xuất khẩu)
+ Giá trị sản xuất công nghiệp 2008 ước đạt 18 tỷ đồng (18.222 tấn) + Số lao động doanh nghiệp sử dụng trong năm là 219 người, mứclương bình quân là 4.000.000 đồng/người/tháng
- Nhà máy sản xuất phốt pho vàng I – Công ty Cổ phần Bột giặt & Hóa
chất Đức Giang (Tổng vốn đầu tư: 30 tỷ đồng; Công suất: 2.000 tấn/năm)
+ Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 ước đạt 50 tỷ đồng (2.540 tấn)tăng 132% so với cùng kỳ
+ Số lao động doanh nghiệp sử dụng trong năm 62 người, mức lươngbình quân là 3.700.000 đồng/ người/tháng
- Nhà máy Phốt pho Việt Nam – Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Hoá chất cơ bản Miền Nam (Tổng vốn đầu tư: 45,826 tỷ đồng; Công suất: 6.000tấn/năm)
+ Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 ước đạt 112 tỷ đồng, với giá trịsản lượng là 5.652 tấn sản phẩm
+ Số lao động doanh nghiệp sử dụng trong năm 90 người, mức lươngbình quân là 4.000.000 đồng/người/tháng
Trang 31- Nhà máy sản xuất Phốt pho vàng III - Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại
Đông Nam Á ESACO (tháng 7/2008 đi vào sản xuất) (Tổng vốn đầu tư theo dự án:90,66 tỷ đồng; Công suất: 8.000 tấn phốt pho vàng /năm)
+ Tổng vốn đầu tư đến nay là 300 tỷ
+ Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 ước đạt 24,8 tỷ đồng (1.270tấn)
+ Số lao động doanh nghiệp sử dụng trong năm 50 người, mức lươngbình quân là 3.000.000 đồng/người/tháng
- Nhà máy đúc bi nghiền tấm lót - Công ty trách nhiệm hữu hạn cơ khí
đúc Tân Long (Tổng vốn đầu tư: 9,55 tỷ đồng; Công suất: 2.000 tấn/năm)
+ Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 ước đạt 1,5 tỷ đồng (964 tấn) + Số lao động doanh nghiệp sử dụng trong năm 48 người, mức lươngbình quân là 1.100.000 đồng/ người/tháng
- Nhà máy sản xuất bao bì kim loại - Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và
xuất nhập khẩu bao bì (Tổng vốn đầu tư: 8,7 tỷ đồng; Công suất: 50.550 chiếc/năm)
+ Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 ước đạt 6,7 tỷ đồng (37328chiếc) tăng 81% so với cùng kỳ năm 2007
+ Số lao động doanh nghiệp sử dụng trong năm 47 người, mức lươngbình quân là 1.300.000 đồng/ người/tháng
- Nhà máy Luyện đồng Lào Cai – Tổng Công ty khoáng sản Việt Nam
thuộc tập đoàn công nghiệp than khoáng sản (Tổng vốn đầu tư theo dự án:1.294 tỷ đồng)
+ Tổng vốn đầu tư đến nay là 1.400 tỷ
+ Hiện nay Nhà máy đã sản xuất ổn định Năm 2008 nhà máysản xuất 99,95 255 tấn Đồng 99,95; 500 tấn H2SO4; 12 kg Au; 05 kg Ag; Giátrị sản xuất công nghiệp cả năm ước đạt trên 4 tỷ đồng
Trang 32+ Số lao động doanh nghiệp sử dụng trong năm 540 người, mứclương bình quân là 2.600.000 đồng/ người/tháng
* Các dự án đang triển khai xây dựng (4 dự án):
- Nhà máy sản xuất Supe lân – Cty Cổ phần Vật tư nông sản
+ Tổng vốn đầu tư: 174,7 tỷ đồng Công suất 200.000 tấn/năm
+ Hiện nay đang xây dựng một số hạng mục như: kho thành phẩm, kho ủ,kho chứa nguyên liệu, bồn a xít, hàng rào… Nhà máy đang xây dựng đạt 70% cáchạng mục xây dựng cơ bản Tổng vốn đầu tư đến nay là 30 tỷ Dự kiến trong năm
2009 đi vào sản xuất
- Nhà máy sản xuất phụ gia thức ăn gia súc DCP - Công ty cổ phần Hoáchất Phúc Lâm
+ Tổng vốn đầu tư: 196 tỷ đồng Công suất 200.000 tấn/năm
+ Tổng vốn đầu tư đến nay là 25 tỷ hiện tại đã ký hợp đồng mua thiết bịvới Trung Quốc Dự kiến năm 2009: kè đá, đào móng một số hạng mục côngtrình như: nhà điều hành, bể, nhà xưởng…
- Nhà máy Gang thép Việt – Trung - Công ty trách nhiệm hữu hạnKhoáng sản và Luyện kim Việt – Trung (Liên doanh giữa Tập đoàn Côn gangTrung Quốc – Tổng Công ty thép Việt Nam và tỉnh Lào Cai)
+ Tổng vốn đầu tư: 175 triệu USD
+ Công suất của nhà máy ban đầu là 500.000 tấn/năm nay nâng lên1.000.000 tấn/năm
+ Đến nay dự án đang triển khai công tác đền bù và giải phóng mặtbằng, tái định cư cho nhân dân
- Dự án nhà máy liên hợp hoá chất Đức Giang Lào Cai – Công ty Cổphần Bột giặt & Hóa chất Đức Giang
+ Tổng vốn đầu tư: 130 tỷ đồng Công suất: 10.000 tấn/năm
Trang 33+ Tổng vốn đầu tư đến nay là 50 tỷ ( trong đó giả phóng mặt bằng là 11
tỷ, thiết bị 25 tỷ, san gạt và đường công vụ 5 tỷ, xây dựng cơ bản 8 tỷ, chi phíkhác 1 tỷ) Hiện tại đang xây dựng nhà kho, nhà điều hành, nhà xưởng
2.2.3 Thực trạng hoạt động quản lý môi trường trong cụm công nghiệp Tằng Loỏng
- Quản lý môi trường toàn cụm công nghiệp: Hiện tại hoạt động bảo vệmôi trường của cụm công nghiệp thường xuyên được kiểm tra giám sát bởicác cơ quan quản lý nhà nước về môi trường: Sở tài nguyên và môi trườngtỉnh Lào Cai, Chi cục bảo vệ môi trường trực thuộc Sở Tài nguyên và Môitrường, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bảo Thắng, cán bộ địa chínhcấp xã, thị trấn Tuy nhiên năng lực về quản lý môi trường của cán bộ địachính cấp xã còn nhiều hạn chế, cần được bồi dưỡng nâng cao năng lực vàkiến thức để quản lý hiệu quả hơn Sự phối hợp hành động của các cơ quanquản lý nhà nước về môi trường hiện nay được thực hiện tương đối chặt chẽ
và nhịp nhàng, ngoài ra còn có sự hỗ trợ hiệu quả của lực lượng Cảnh sát môitrường thuộc Công an Tỉnh Lào Cai, nhờ đó đã phát hiện và xử lý được một
số vụ việc về vi phạm bảo vệ môi trường của một số đơn vị sản xuất kinhdoanh tại cụm công nghiệp
Quản lý môi trường tại Ban quản lý cụm công nghiệp: Tại Ban quản lýcác cụm công nghiệp Lào Cai có Phòng an toàn kỹ thuật - vệ sinh môi trường,trong đó đã phân công cán bộ chuyên trách về bảo vệ môi trường tại các cụmcông nghiệp Hoạt động và quyền hạn của cán bộ quản lý môi trường còn hạnchế, chưa thực hiện đầy đủ chức năng như đã được quy định trong Luật bảo
vệ môi trường và Nghị định 81/2007/NĐ-CP, hoạt động chủ yếu hiện naygồm:
+ Phối hợp hoạt động với các cơ quan nhà nước các cấp về quản
lý môi trường: kiểm tra tình hình thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, nhắcnhở các doanh nghiệp điều chỉnh hành vi…
Trang 34+ Định kỳ thu thập tổng hợp số liệu về tình trạng chất thải rắn,nước thải, khí thải của các nhà máy trong cụm công nghiệp.
- Quản lý môi trường trong các doanh nghiệp đang hoạt động trongcụm công nghiệp: hiện nay hầu hết chưa có cán bộ chuyên trách về môitrường, vấn đề môi trường được đảm nhận bởi một kỹ sư phụ trách an toàn kỹthuật và vệ sinh môi trường của doanh nghiệp Hoạt động quản lý môi trườngtrong các doanh nghiệp hiện nay bao gồm:
+ Phổ biến về an toàn lao động, an toàn phòng chống cháy nổ và
sự cố kỹ thuật cho các cán bộ công nhân viên trong nhà máy
+ Thường xuyên kiểm tra và đảm bảo sụ vận hành các thiết bịmôi trường: hệ thống bể tuần hoàn nước thải, hệ thống lọc khí thải cơ học,hóa học…
2.2.4 Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển cụm công nghiệp Tằng Loỏng, Bảo Thắng, Lào Cai
Tỉnh Lào Cai đã phê duyệt kề hoạch mở rộng quy mô Cụm côngnghiệp Tằng Loỏng để đáp ứng nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư trong vàngoài nước vào Cụm công nghiệp Tằng Loỏng Căn cứ thông báo số 118/TB-VPCP ngày 02/07/1999 của Văn phòng Chính phủ về việc: “Đồng ý với đềxuất xây dựng cụm công nghiệp tập trung tại Tằng Loỏng nhằm khai thác tối
đa khả năng về cơ sở hạ tầng Nhà nước đã đầu tư”, Quy hoạch chi tiết củacụm công nghiệp Tằng Loỏng đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai phêduyệt tại quyết định số 138/2004/QĐ-UB ngày 31/3/2004 Dưới đây là một sốnội dung của Quy hoạch chung điều chỉnh Cụm công nghiệp và Thị trấn TằngLoỏng Huyện Bảo Thắng – Tỉnh Lào Cai đến năm 2025
* Mục tiêu của quy hoạch:
- Xây dựng quy hoạch cụm công nghiệp Tằng Loỏng nhằm phục vụ
Trang 35cho các dự án sản xuất chính là luyện kim, hóa chất và một số dự án phụ trợkhác.
- Quy hoạch thị trấn Tằng Loỏng phục vụ cho việc phát triển đồng bộkhu vực xã Xuân Giao - thị trấn Tằng Loỏng trở thành khu đô thị côngnghiệp, dịch vụ đồng thời bố trí tái định cư cho nông dân (do phải di chuyểnkhi hình thành cụm công nghiệp và đô thị Tằng Loỏng ) trong đó đặc biệt lưu
ý tới việc chuyển đổi việc làm gắn với đào tạo nghề
* Nội dung điều chỉnh so với đề án quy hoạch cụm công nghiệp TằngLoỏng huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phêduyệt theo quyết định số 77/QĐ - UB ngày 05/3/2002:
- Quy hoạch điều chỉnh kế thừa quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp tậptrung Tằng Loỏng trên cơ sở hiện có, giữ nguyên các số lượng nhà máy đãquy hoạch, điều chỉnh sắp xếp lại vị trí, diện tích cho các nhà máy phải điềuchỉnh do có dự án luyện kim trùng lên, bổ sung thêm một số dự án mới xuấthiện, dự báo quá trình phát triển và dự phòng quỹ đất thích hợp cho phát triểncác dự án công nghiệp trong tương lai
- Quy hoạch một cụm đô thị quy mô giai đoạn đầu (2014) là 30.000người và đến 2025 là 50.000 người Cụ thể giai đoạn 2005-2015 như sau:
+ Dân cư hiện có: 11.000 người trong đó có 1.000 hộ dân với 5.000khẩu di chuyển tái định cư;
+ Công nhân làm việc tại các nhà máy và gia đình: 13.000 người;
+ Lực lượng dịch vụ : 6.000 người;
- Quy hoạch chung điều chỉnh đáp ứng được các yêu cầu:
+ Vị trí, diện tích cho các dự án đầu tư;
+ Định hướng san nền, giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, xử lý môi
Trang 36+ Khu vực bố trí dân cư theo từng tiểu khu, khu vực tái định cư, khu bốtrí chung cư cho từng dự án (vị trí, diện tích, khả năng đáp ứng của từng khuvực);
- Tổng diện tích khu vực quy hoạch 2.000 ha trong phạm vi địa giớihành chính của xã Gia Phú, Xuân Giao, Phú Nhuận và thị trấn Tằng Loỏng.Trong đó: đất dành cho các dự án công nghiệp 700 ha, đất cho đô thị 1.300
ha Như vậy quy hoạch điều chỉnh giữ nguyên các hạng mục công trình hiện
có của nhà máy tuyển, nhà máy Phốt pho vàng số I, nhà máy Phốt pho vàng
số II, nhà máy NPK, nhà máy tuyển đồng đang xây dựng, các nhà máy còn lạiđược điều chỉnh sắp xếp lại theo nội dung quy hoạch chung điều chỉnh
Chương III: Ảnh hưởng kinh tế, xã hội, môi trường của cụm công nghiệp
3.1 Các ảnh hưởng kinh tế
3.1.1 Các ảnh hưởng tích cực
a) Đóng góp cho GDP của địa phương
- Trong đóng góp chung của các cụm công nghiệp trên toàn tỉnh: các dự
án đầu tư tại các cụm công nghiệp đi vào sản xuất đã góp phần làm tăng giátrị sản xuất công nghiệp của tỉnh Năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp tạicác cụm công nghiệp thực hiện 350 tỷ đồng, bằng 108% kế hoạch năm, chiếm33,3% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành, thu hút trên 1.500 laođộng vào làm việc tại đây 06 tháng đầu năm 2008, giá trị sản xuất côngnghiệp tại các cụm công nghiệp đạt 200 tỷ đồng, bằng 44% kế hoạch năm; thuhút khoảng gần 2.000 lao động
- Tổng sản lượng của các nhà máy thuộc cụm công nghiệp Tằng Loỏngđóng góp cho kinh tế của huyện Bảo Thắng và toàn tỉnh Lào Cai trong các
Trang 37năm 2006 – 2008 là: tổng doanh thu năm 2007 đạt 500 tỷ đồng; Quý I năm
2008 đạt 250 tỷ đồng
- Các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung và cụm côngnghiệp Tằng Loỏng nói riêng, khi đi vào hoạt động đã khẳng định được vaitrò quan trọng của các cụm công nghiệp này đối với quá trình công nghiệphoá, hiện đại hóa và phát triển kinh tế của tỉnh Tổng sản phẩm của tỉnh trongngành công nghiệp đã tăng lên qua các năm:
Bảng 3.1: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Lào Cai qua các năm
(2000-2006) tính theo giá hiện hành (triệu đồng)
Năm Tổng số Nông, lâm,
ngư, nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
là do chính sách thu hút và những ưu đãi cho việc đầu tư vào các cụm côngnghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã tạo cho các doanh nghiệp sản xuất côngnghiệp có được điều kiện tốt nhất để phát triển