Đánh giá Quản lý tài nguyên nước mặt trong hệ thống quản lý tổng hợp lưu vực sông
Trang 2MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT LVS 3
1.1 Quản lý lưu vực sông 3
1.1.1 Khái niệm quản lý LVS và các khía cạnh liên quan đến quản lý LVS 3 1.1.1.1 Lưu vực sông 3
1.1.1.2 Chức năng của sông và lưu vực sông 4
1.1.1.3 Quản lý tổng hợp lưu vực sông 5
1.1.2 Quá trình phát triển của quản lý lưu vực sông 10
1.2 Quản lý tổng hợp tài nguyên nước 12
1.2.1 Khái niệm quản lý tổng hợp tài nguyên nước 12
1.2.2 Các khía cạnh của QLTHTNN 13
1.2.3 Các nguyên tắc của QLTHTNN 17
1.2.4 Kinh nghiệm QL THTN nước mặt tại các LVS trên thế giới 20
1.3 Đánh giá hiệu quả công tác quản lý 25
1.3.1 Mục đích của việc đánh giá 25
1.3.2 Cơ sở để thực hiện đánh giá 25
1.3.2.1 Luật pháp về tài nguyên nước 25
1.3.2.2 Các chính sách về tài nguyên nước: 26
1.3.2.3 Các bộ tiêu chuẩnmôi trường nước 26
1.3.2.4 Đặc điểm của vùng mà lưu vực sông đi qua 27
1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý 27
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG LƯU VỰC SÔNG CẦU 28
2.1 Giới thiệu lưu vực sông Cầu 28
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 28
2.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội 29
2.2 Hiện trạng chất lượng nước lưu vực sông Cầu 31
Trang 32.2.2 Trung lưu Lưu vực sông Cầu (qua tỉnh Thái Nguyên) 32
2.2.3 Hạ lưu Lưu vực sông Cầu (từ Cầu Vát đến cầu Phả Lại) 34
2.3 Các nguồn gây ô nhiễm đối với sông Cầu 36
2.3.1 Hoạt động công nghiệp 36
2.3.2 Hoạt động làng nghề 39
2.3.3 Nước thải sinh hoạt 42
2.3.4 Hoạt động y tế 43
2.3.5 Hoạt động nông nghiệp 44
2.3.6 Chất thải rắn 45
2.4 Các thiệt hại do ô nhiễm môi trường tại lưu vực sông 46
2.4.1 Đe dọa tới sức khỏe con người 46
2.4.2 Ảnh hưởng đến nguồn nước cấp 47
2.4.3 Ảnh hưởng tới môi trường và hệ sinh thái 48
2.4.4 Ảnh hưởng tới phát triển kinh tế 49
2.5 Công tác Quản lý chất lượng nước tại LVS Cầu 50
2.5.1 Thể chế, chính sách 50
2.5.2 Tổ chức quản lý 51
2.5.3 Hoạt động nghiên cứu, công tác quan trắc và ĐTM 55
2.5.4 Công cụ kinh tế 58
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT LƯU VỰC SÔNG CẦU 61
3.1 Cơ sở đề xuất các giải pháp 61
3.2 Các giải pháp 63
3.2.1 Nhóm giải pháp kỹ thuật 63
3.2.2 Nhóm giải pháp kinh tế 64
3.2.3 Nhóm giải pháp cơ chế, chính sách quản lý 64
3.2.4 Giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của mọi người 66
KẾT LUẬN 68
Trang 5LVS: Lưu vực sông
QLTH LVS: Quản lý tổng hợp lưu vực sông
QLTH TNN: Quản lý tổng hợp tài nguyên nước
GDP: Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)
IWMI: International Water Management Institute
(Tổ chức quản lý nước quốc tế)
ADB: Asian Development Bank (Ngân hàng phát triển Châu Á)
SS: Suspended Sediment (Bùn, cát lơ lửng)
COD: Chemical Oxygen Demand (nhu cầu oxy hóa học)
BOD: Biochemical Oxygen Demand (nhu cầu oxy sinh hóa)
TN & MT: Tài nguyên và môi trường
NN & PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Một số đặc điểm kinh tế, xã hội của các địa phương LVS Cầu 30Bảng 2.2 Lượng nước thải của một số mỏ khai thác khoáng sản tại
Thái Nguyên 37Bảng 2 3 Một số làng nghề tiêu biểu trong tỉnh Bắc Ninh 40Bảng 2.4 Tải lượng các thông số ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt được đưa
vào môi trường nước LVS Cầu năm 2005 43
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Bản đồ các tỉnh nằm trong LVS Cầu 29Hình 2.2 Giá trị BOD5 trên sông Cầu đoạn chảy qua tỉnh Bắc Kạn 31Hình 2.3 Giá trị SS trên sông Cầu đoạn chảy qua tỉnh Bắc Kạn 31Hình 2.4 Diễn biến dầu mỡ trên sông Cầu đoạn chảy qua Thái Nguyên
33
_Toc229058171Hình 2.5 Diễn biến COD trên sông Cầu đoạn chảy qua Thái
Nguyên 33Hình 2.6 Diễn biến dầu mỡ tên sông Công đoạn chảy qua Thái Nguyên
34Hình 2.7 Diễn biến BOD5 tại đoạn sông Cầu qua Bắc Giang, Bắc Ninh
trong các năm 2004 và 2005 34Hình 2.8 Diễn Biến COD tại sông Ngũ Huyện Khê qua các năm 2004
và 2005 35Hình 2.9 Tỷ lệ các làng nghề thuộc tỉnh/ thành phố trong lưu vực sông Cầu
40Hình 2.10 Tỷ lệ nước thải sinh hoạt ước tính theo số dân của các tỉnh trong
LVS Cầu 42Hình 2.11 Tỷ lệ nước thải y tế ước tính theo số giường bệnh của các
tỉnh trong LVS Cầu 44
Trang 7Hình 2.13 Tỷ lệ trẻ em mắc bệnh trên tổng số người mắc bệnh của
Thái Nguyên 47
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tài nguyên nước có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người,sinh vật và sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của mỗi một vùng lãnh thổ,mỗi một quốc gia và sự phát triển của cả nhân loại Tuy nhiên trong nhữngthập kỷ gần đây, cùng với tốc độ gia tăng dân số, hoạt động công nghiệp cũngphát triển mạnh mẽ kéo theo đó là nhu cầu sử dụng tài nguyên nước ngàycàng cao Bên cạnh đó nhận thức của đông đảo người dân, đặc biệt là nhữngngười dân tại các nước đang phát triển về tài nguyên nước chưa thật sự đúngđắn, dẫn tới tình trạng nguồn nước ngọt – nguồn nước được sử dụng chủ yếuđang bị suy giảm nghiêm trọng cả về lượng và chất
Lưu vực sông là một địa điểm chứa, luân chuyển và tuần hoàn nguồnnước cần phải có sự quản lý một cách chặt chẽ và khoa học do lưu vực sông
có một vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của khu vực địa lý mà
nó đi qua Nước nói chung và nước ở lưu vực sông nói riêng có mối quan hệmật thiết với các thành phần khác của môi trường tự nhiên Vì vậy muốn quản
lý tài nguyên nước trong lưu vực sông một cách hiệu quả ta cần thực hiện việcquản lý tổng hợp, tức là xem xét các mối quan hệ giữa tài nguyên nước và cáctài nguyên khác,từ đó đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp
Lưu vực sông Cầu là một lưu vực sông lớn và quan trọng của vùng Bắc
Bộ Năm 2006, Ủy ban Quản lý tổng hợp lưu vực sông Cầu được Thủ Tướng
ký quyết định thành lập nhằm quản lý tài nguyên nước một cách hiệu quả.Quản lý tổng hợp lưu vực sông là một cách quản lý mới được áp dụng trongviệc quản lý Môi trường tại nước ta Việc gặp phải những khó khăn và tháchthức là điều được dự báo trước Để có sự nhìn nhận và tổ chức quản lý mộtcách phù hợp hơn cần có những đánh giá về thực trạng quản lý lưu vực sôngtheo từng giai đoạn Từ đó có những thay đổi và khắc phục những điểm còn
Trang 9hạn chế, dần đạt tới mục tiêu là quản lý chất lượng nước ở lưu vực sông mộtcách hiệu quả nhất, tạo điều kiện cho sự phát triển của quốc gia và các tỉnh
trên lưu vực sông Vì vậy em lựa chọn đề tài: “ Đánh giá Quản lý tài nguyên
nước mặt trong hệ thống quản lý tổng hợp lưu vực sông”.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Quản lý tài nguyên nước mặt trong hệ thống quản lý tổng hợp LVS là
một khái niệm quản lý tài nguyên mới ở Việt Nam, đòi hỏi sự tổng hợp trongquản lý và cần phải có sự khoa học trong triển khai thực hiện Chính vì lý do
đó mà đề tài được đề ra với mục tiêu:
Nghiên cứu cơ sở lý luận trong công tác quản lý tài nguyên nước, cụthể tại LVS ở Việt Nam hiện nay
Nghiên cứu cơ sở thực tiễn hoạt động quản lý tài nguyên nước mặt tạiLVS ở Việt Nam nói chung và LVS Cầu nói riêng
Đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện những thực trạng trong côngtác quản lý tài nguyên nước mặt tại LVS Cầu
3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là lưu vực sông Cầu Lưu vực sông đi qua
6 tỉnh và thành phố là Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh,Hải Dương Lưu vực sông Cầu là một trong những lưu vực sông lớn ở ViệtNam, có vị trí địa lý đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng nhưlịch sử phát triển kinh tế, xã hội của các tỉnh nằm trong lưu vực của nó
Trang 10CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT LVS
1.1 Quản lý lưu vực sông
1.1.1 Khái niệm quản lý LVS và các khía cạnh liên quan đến quản lý LVS
1.1.1.1 Lưu vực sông
Nước trên bề mặt đất theo quy luật chung đều chảy từ nơi cao xuống nơithấp, lâu ngày các đường chảy tạo thành sông suối Mỗi một dòng sông đều
có phần diện tích hứng và tập trung nước gọi là lưu vực sông
Một LVS có thể xem như một vùng địa lý được giới hạn bởi đường chianước trên mặt và dưới đất Đường chia nước trên mặt là đường nối các đỉnhcao của địa hình Nước từ đỉnh cao đó chuyển động theo hướng dốc của địahình để xuống chân dốc đó là các suối nhỏ rồi tập trung xuống các nhánhsông lớn hơn để chảy về biển Cứ như thế chúng tạo thành mạng lưới sông.Trên lưu vực sông, ngoài các diện tích đất trên cạn còn có các thành phần đấtchứa nước thuộc dòng chảy sông, hồ và các vùng đất ngập nước theo từngthời kỳ Tất cả phần bề mặt lưu vực cả trên cạn và dưới nước đều là môitrường và nơi ở cho các loài sinh sống (Nancy D.and et al, 1996)
Về mặt hình thái, một con sông có thể chia thành các vùng thượng lưu,trung lưu và hạ lưu
- Vùng thượng lưu của sông thường là các vùng núi cao với địa hìnhdốc, chia cắt phức tạp Đây là nơi khởi nguồn của các dòng sông và bề mặtthường bao phủ bằng những cánh rừng thượng nguồn như những “kho nướcxanh” có vai trò điều hoà dòng chảy, làm giảm dòng chảy đỉnh lũ và tănglượng dòng chảy mùa cạn cho khu vực hạ lưu
- Trung lưu các dòng sông thường là vùng đồi núi hoặc cao nguyên có
Trang 11địa hình phức thấp và thoải hơn, là vùng trung gian chuyển nước xuống vùng
hạ lưu Tại vùng trung lưu, các con sông thường có độ dốc nhỏ hơn, lòng sôngbắt đầu mở rộng ra hơn và bắt đầu có bãi, đáy sông có nhiều cát mịn Các bãiven sông thường có nguy cơ bị ngập nước tạo thành các bãi chứa lũ tạm thời
- Hạ lưu sông là vùng thấp nhất của lưu vực sông, phần lớn là đát bồi
tụ lâu năm có thể tạo nên các vùng đồng bằng rộng Nói chung các sông khichảy đến hạ lưu thì mặt cắt sông mở rộng, sông thường phân thành nhiềunhánh đổ ra biển Sông ở hạ lưu thường có độ dốc nhỏ, dòng bùn cát chủ yếu
ở đáy sông là cát mịn và bùn Do mặt cắt sông mở rất rộng nên tốc độ nướcgiảm nhỏ khiến cho qúa trình bồi lắng là chủ yếu, còn xói lở chỉ xảy ra trongmùa lũ tại một số điểm nhất định Tại hạ lưu gần biển các sông thường dễ bịphân nhánh, lòng sông biến dạng uốn khúc theo hình sin và thường có sự biếnđổi về hình thái dưới tác động của các quá trình bồi, xói liên tục, như vùng hạlưu gần cửa của các sông Hồng và sông Cửu Long
Lưu vực sông là một hệ thống mở và luôn tương tác với tầng khí quyểnbên trên thông qua hoạt động của hoàn lưu khí quyển và chu trình thuỷ văn,nhờ đó hàng trăm lưu vực sông đều nhận được một lượng nước đến từ mưa để
sử dụng cho các nhu cầu của con người và duy trì hệ sinh thái
1.1.1.2 Chức năng của sông và lưu vực sông
Sông, lưu vực hứng nước và hệ sinh thái thuỷ sinh có vai trò và vị trí vôcùng quan trọng đối với con người, có thể ví như một cỗ xe sinh học của hànhtinh cung cấp nguồn sống và nuôi dưỡng sự sống của con người và các cộngđồng sinh học trên lưu vực sông
Đối với tự nhiên, sông có chức năng chủ yếu là chuyển tải nước và cácloại vật chất từ nguồn tới vùng cửa sông, thường là biển cả Đối với conngười và hệ sinh thái, sông còn có các chức năng khác như là:
- Sông cung cấp nơi ở cho cá và các sinh vật của hệ sinh thái dưới nước,
Trang 12nơi diễn ra các hoạt động sinh sống, nghỉ ngơi và giải trí của người dân sốngven sông.
- Sông cung cấp nước cho các nhu cầu sử dụng của con người và choduy trì hệ sinh thái dưới nước và các hệ sinh thái ven sông
- Sông có khả năng chuyển hoá các chất ô nhiễm thông qua sự tự làmsạch của nước sông
Lưu vực sông là nơi cư trú của con người và thế giới sinh vật, cung cấpcác tài nguyên đồng thời là nơi chứa đựng và đồng hoá các chất thải do quátrình sống của con người và các sinh vật thải ra tạo dựng sự cân bằng của cácquá trình sinh thái
1.1.1.3 Quản lý tổng hợp lưu vực sông
Khái niệm
Lưu vực sông là một hệ thống mở và luôn tương tác với tầng khí quyểnbên trên thông qua hoạt động của hoàn lưu khí quyển và chu trình thủy văn đểnhận được một lượng nước đến hàng năm sử dụng cho các nhu cầu của conngười và cho hệ sinh thái Lưu vực sông là một hệ thống vô cùng quan trọngcủa tự nhiên với các chức năng cũng rất quan trọng đối với con người, thí dụnhư: cung cấp không gian sống cho con người và các sinh vật, cung cấp cáctài nguyên tự nhiên cho con người, đặc biệt là nước cho sinh hoạt, côngnghiệp, nông nghiệp, giao thông, thủy sản, nghỉ ngơi giải trí,…
Trong lưu vực sông, nước là một yếu tố môi trường thiết yếu, luôn liênquan tới đất và các yếu tố môi trường tự nhiên khác Sự phát triển kinh tế, xãhội và cuộc sống của muôn loài trên lưu vực sông không thể bền vững nếukhông được cung cấp đúng và đủ nước theo thời gian và không gian, đảm bảo
cả số lượng và chất lượng Nước cũng là tài nguyên có khả năng tạo nên
“hình dáng” cho môi trường của con người đang sống thông qua năng lực xóimòn đất trên các sườn núi dốc, sự vận chuyển bùn cát và tạo nên đồng bằng ở
Trang 13vùng hạ lưu, gây nên lũ lụt và hạn hán Nó mang lại cho con người và cácsinh vật cả niềm vui và sự lo âu.
Hiện nay có nhiều định nghĩa về quản lý tổng hợp lưu vực sông của các
cơ quan nghiên cứu, tổ chức quốc tế, như là một số định nghĩa sau đây:
Tổ chức Cộng tác vì nước toàn cầu (GWP) thì cho rằng: “Quản lý tổng hợp lưu vực sông là một quá trình mà trong đó con người phát triển và quản
lý tài nguyên nước, đất và các tài nguyên khác nhằm đạt được hiệu quả tối ưu của các thành quả kinh tế xã hội một cách công bằng mà không đánh đổi bằng sự bền vững của các hệ sinh thái then chốt”.
Theo J.Buston thì “Quản lý tổng hợp lưu vực sông bao hàm việc các nhà hoạch định chính sách xem xét tất cả các khía cạnh về các nguồn tài nguyên
có trên lưu vực, nhu cầu sử dụng các nguồn tài nguyên đó theo cách tiếp cận
hệ sinh thái nhằm đảm bảo những sự lựa chọn phương án phát triển kinh tế
xã hội có hiệu quả lâu dài thông qua sự phát triển các mối quan hệ hài hòa giữa các hộ sử dụng tài nguyên và giữa cộng đồng dân cư sống trên lưu vực”.
Tất cả các định nghĩa trên đều nhấn mạnh những khía cạnh nổi bật củaquản lý tổng hợp lưu vực sông và cho thấy quản lý tổng hợp lưu vực sông là
sự hợp tác trong quản lý và khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên có trêntòan bộ lưu vực một cách hợp lý, hiệu quả và công bằng để đạt được lợi íchkinh tế và xã hội mà không làm tổn hại sự bền vững của hệ sinh thái
QLLVS bao trùm tất cả các hoạt động của con người cần phải sử dụngnước và tác động tới hệ thống tài nguyên nước mặt Nó là quản lý các hệ sinhthái nước như là một phần của môi trường tự nhiên rộng lớn và trong mốiquan hệ với môi trường kinh tế xã hội của chúng
Quản lý tổng hợp lưu vực sông khác với cách quản lý theo địa giới hànhchính thông thường ở chỗ:
Trang 14- Phạm vi không gian của quản lý là bao quát trên toàn bộ lưu vực sông.
- Cách quản lý dựa trên nguyên tắc của quản lý tổng hợp các nguồn tàinguyên và bảo vệ môi trường lưu vực nhằm đạt đến mục tiêu bền vững, trong
đó trọng tâm là quản lý tổng hợp tài nguyên nước trong mối liên quan tới tàinguyên đất và các tài nguyên liên quan khác
Vì thế, quản lý tổng hợp lưu vực sông cần phải:
+ Chú ý quản lý các dạng khác nhau của nước: nước mặt và nước ngầm.+ Chú ý quản lý cả số lượng và chất lượng nước trên lưu vực sông.+ Chú ý các mối liên quan giữa các nguồn tài nguyên, đặc biệt là giữatài nguyên đất và tài nguyên nước
+ Tổng hợp các giới hạn tự nhiên, các nhu cầu kinh tế xã hội
+ Tổng hợp về luật pháp, chính sách và thể chế
Mục đích của quản lý lưu vực sông
Theo quan điểm của phát triển bền vững thì quản lý lưu vực sông có bamục đích chủ yếu sau:
(i) Bảo vệ các chức năng của sông và lưu vực sông;
(ii) Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên nước trong mối quan hệvới đất và các tài nguyên sinh thái khác;
(iii) Hạn chế suy thoái và duy trì môi trường của sông và lưu vực sôngbền vững cho các thế hệ hiện tại và tương lai
Thực vậy, việc thực hiện quản lý lưu vực sông sẽ giúp cho con người cóthể quản lý bảo vệ các chức năng của hệ sinh thái trên cạn và dưới nước, bảo
vệ và cải thiện chất lượng môi trường của lưu vực sông không cho nó suythoái Đồng thời, trong quản lý lưu vực sông ngoài quản lý tài nguyênnước, các hoạt động quản lý còn phải vươn rộng hơn sang các tài nguyênliên quan khác như tài nguyên đất, rừng, quản lý và bảo vệ các hệ sinh tháilưu vực, quản lý các hoạt động của con người trên lưu vực có ảnh hưởng
Trang 15đến các tài nguyên như là việc định cư dân số , phát triển đô thị, côngnghiệp, nông nghiệp…
Nước là một tài nguyên có thể tái tạo, sự hình thành và quy luật biến đổicủa nước phụ thuộc chặt chẽ vào chu trình thủy văn trên lưu vực sông Việckhai thác và sử dụng nước giữa các vùng khác nhau trên lưu vực đều tác độngđến nhau Thí dụ như lấy nước quá mức nguồn nước ở thượng lưu sẽ ảnhhưởng rõ rệt làm suy giảm dòng chảy tại hạ lưu Vì thế, lấy tòan bộ lưu vựcsông làm đơn vị quản lý sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi và cơ sở tốt xemxét các mối quan hệ trên và hướng tới quản lý tài nguyên nước lưu vực mộtcách tổng hợp và bền vững
Với một lưu vực sông bao gồm nhiều tỉnh thì quản lý thống nhất theo lưuvực sông sẽ tạo cơ sở thuận lợi để giải quyết tốt công việc quản lý, nhất là khicần giải quyết các mối quan hệ hay các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình sửdụng hay quản lý tài nguyên giữa các vùng khác nhau trên lưu vực như làgiữa thượng lưu, trung lưu và khu vực hạ lưu của sông Thông qua hoạt độngcủa một cơ quan quản lý lưu vực sông, tất cả các hoạt động quản lý bảo vệ tàinguyên được xem xét và xử lý một cách thống nhất và nhanh chóng khôngphải thông qua bất cứ một cơ chế phối hợp phức tạp nào mà cơ chế quản lýtheo địa giới hành chính thường gặp phải
Quản lý theo lưu vực sông sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc cảithiện việc lập kế hoạch, bảo tồn, phát triển và quản lý nước, đất, rừng và cácnguồn lực dưới nước trong phạm vi lưu vực sông, nhằm tối đa hóa lợi íchkinh tế và phúc lợi xã hội một cách công bằng mà không làm tổn hại đến tínhbền vững của hệ thống môi trường trọng yếu của lưu vực sông
Xem xét một cách chi tiết thì quản lý lưu vực sông cần đạt được nhữngyêu cầu chủ yếu sau đây:
Trang 16+ Phối hợp các chính sách, chương trình và các hoạt động trong mốiquan hệ của quản lý tổng hợp lưu vực sông.
+ Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tổng hợp lưuvực
+ Khuyến khích sử dụng bền vững các tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt làcác tài nguyên nước trong mối quan hệ với đất và các tài nguyên tự nhiên khác.+ Xác định và phục hồi những nguồn tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm
hệ sinh thái Làm thế nào vừa khai thác sử dụng mà vẫn quản lý bảo vệ vàduy trì được các nguồn tài nguyên tự nhiên của lưu vực sông? Để đạt đượcmục tiêu trên, quản lý lưu vực phải hướng vào các hoạt động chủ yếu sau:
- Ngăn ngừa và chặn đứng sự xuống cấp của các tài nguyên hiện cócủa lưu vực sông, trong đó có chú trọng những tài nguyên thiên nhiên đã bịxuống cấp (thí dụ như tài nguyên nước và đất), và tìm cách bảo tồn chúng cho
sử dụng lâu dài của con người
- Tạo các phương thức phù hợp để sử dụng hợp lý các nguồn tàinguyên thiên nhiên trong khả năng của chúng
- Các biện pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực gây ra từ việc giatăng sử dụng tài nguyên của con người trong các thập kỷ gần đây
Đây là một vấn đề rất phức tạp liên quan không những về mặt kỹ thuật
mà còn cả việc tổ chức thể chế cần có một cách nhìn chiến lược theo hướng
Trang 17tổng hợp, tòan diện và lâu dài thì mới có thể giải quyết nổi.
1.1.2 Quá trình phát triển của quản lý lưu vực sông
Từ xa xưa khi con người bắt đầu sinh sống, khai thác tài nguyên môitrường lưu vực, thì cũng đã có ý thức bảo vệ các nguồn tài nguyên và môitrường trên các lưu vực sông Tuy nhiên các hoạt động đó thường đơn lẻ tựphát và chưa được tổ chức cụ thể
Vấn đề quản lý lưu vực sông chỉ đựơc nêu lên và được Chính phủ cácnước quan tâm và coi đó là yêu cầu cần thiết phải thực hiện khi mà các tácđộng tiêu cực của các hoạt động phát triển của con người để lại những hậuquả xấu tới môi trường, như làm gia tăng tình trạng suy thoái tài nguyên vàmôi trường các lưu vực sông, làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội củađất nước
Có thể nói rằng hầu hết các lưu vực sông trên thế giới đều trải qua mộtthời gian dài được quản lý một cách riêng rẽ do nhiều ngành và nhiều người
sử dụng tài nguyên trong suốt quá trình phát triển của lưu vực sông Đó là thực
tế của việc quản lý và sử dụng tài nguyên môi trường lưu vực sông trong nhiểuthế kỷ trước đây, khi mà khái niệm quản lý tổng hợp chưa ra đời và được coitrọng Thực trạng này vẫn còn đang diễn ra trên nhiều sông trên thế giới cũngnhư ở nước ta khi mà việc quản lý lưu vực sông chưa được quan tâm hay mớichỉ bắt đầu tiếp cận nên chưa có được thể chế và chính sách phù hợp
Do yêu cầu cấp thiết của vấn đề quản lý lưu vực đáp ứng yêu cầu củaphát triển kinh tế xã hội, nhất là phát triển công nghiệp ở các nước pháttriển trong thời đại công nghiệp hóa, vấn đề quản lý lưu vực sông đã đượcđặt ra và được các nước quan tâm ngay từ đầu thế kỷ 19 với sự ra đời củamột số tổ chức lưu vực sông ở các nước công nghiệp như Mĩ, Anh, Pháp…Trong thực tế vấn đề quản lý lưu vực sông thực sự được thế giới quan tâm
và thực hiện kể từ giai đoạn phát triển mạnh của kinh tế thế giới sau chiến
Trang 18tranh thế giới thứ 2.
Hiện nay trên thế giới đã có hàng trăm tổ chức quản lý lưu vực sôngđược thành lập và hoạt động nhất là trên các con sông quốc tế Tình hình nàyđặc biệt phát triển mạnh nhất là trong khoảng 30 năm trở lại đây
Tại khu vực Đông Nam Á, Ủy ban quốc tế sông Mê Kông được thànhlập năm 1957 với 4 nước thành viên là Thái Lan, Việt Nam, Lào vàCampuchia
Tại Trung Quốc, kế hoạch quản lý lưu vực sông đã được nhà nước thôngqua và hiện tại các lưu vực sông lớn như lưu vực sông Trường Giang, HoàngHà,…đều đã thành lập các ban quản lý lưu vực sông và hoạt động có hiệu quả.Tại Indonexia, Nhà nước cũng đưa ra chính sách mới về quản lý nước
và quản lý lưu vực sông, trong đó quản lý nước được lấy trung tâm ở cấplưu vực và tập trung trách nhiệm quản lý nước thông qua sự tham gia vàhợp tác hiệu quả của các đối tượng hưởng lợi trên lưu vực Một số banquản lý lưu vực sông tại Indonesia đã được thành lập Các nước khác trongkhu vực cũng đêu bắt đầu tiếp cận thực hiện quản lý lưu vực sông trongmột, hai thập kỷ qua
Việc áp dụng cách tiếp cận quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưuvực sông để soạn ra các chính sách và chiến lược phát triển, quản lý và bảo vệtài nguyên nước đã giúp cho tài nguyên nước ngày nay được xem xét trêm cơ
sở hệ thống Cách tiếp cận này cho phép những người sử dụng nước hiểu biếttốt hơn về các vấn đề thủy văn có liên quan (IWMI, 2000)
Ở Việt Nam, ngay từ những năm 1960 quản lý lưu vực sông đã được nhànước quan tâm với việc thành lập Ủy ban trị thủy sông Hồng, một tổ chức cótrách nhiệm quy hoạch và quản lý tài nguyên nước cấp lưu vực đầu tiên ởnước ta nhưng hoạt động của Ủy ban này cũng còn nhiều hạn chế
Quản lý tài nguyên nước ở nước ta cho đến nay vẫn chủ yếu là quản lý
Trang 19theo địa giới hành chính và riêng rẽ do từng ngành sử dụng nước tự đảmnhiệm Tình trạng đó kéo dài cho đến năm 1998 khi Luật Tài nguyên Nước rađời đã nêu định hướng cho việc thực hiện quản lý lưu vực sông.
Thực hiện Luật Tài nguyên nước, năm 2002 nhà nước đã thành lập 3Ban quản lý quy hoạch lưu vực sông của ba lưu vực sông lớn là lưu vực sôngHồng – Thái Bình, lưu vực sông Đồng Nai và lưu vực sông Cửu Long
Nhiều đề tài và dự án nghiên cứu về quản lý lưu vực sông đã được thựchiện do các cơ quan trong nước và các tổ chức quốc tế như dự án của ADBcho lưu vực sông Hồng, dự án Danida của chính phủ Đan Mạch cho lưu vựcsông Serepok và lưu vực sông Cả, dự án của Nhật quy hoạch quản lý lưu vựccho 12 lưu vực sông lớn của nước ta,…Các đề tài và dự án này đã chuẩn bịtiền đề tốt cho việc tìm một mô hình phù hợp cho thực hiện việc quản lý lưuvực sông ở nước ta
1.2 Quản lý tổng hợp tài nguyên nước
1.2.1 Khái niệm quản lý tổng hợp tài nguyên nước
Quản lý tài nguyên nước
Quản lý tài nguyên nước theo Savanie (1997) là “tập hợp hợp tất cả các hoạt động thuộc về kỹ thuật, tổ chức, quản lý và vận hành cần thiết để quy hoạch, xây dựng các công trình sử dụng nguồn nước cũng như thực hiện quản lý nguồn nước của lưu vực sông”.
Như vậy, quản lý tài nguyên nước bao gồm tất cả các hoạt động từ quyhoạch, thiết kế, xây dựng và vận hành khai thác các hệ thống nguồn nước và
là hoạt động gồm nhiều thành phần, nhiều mục tiêu và có nhiều ràng buộc
Quản lý tổng hợp tài nguyên nước
QLTHTNN ra đời thay thế cho khái niệm quản lý nguồn nước truyềnthống Khái niệm này đang tiếp tục được bổ sung và phát triển, hiện vẫn đangcòn những ý kiến tranh luận Trong Chương 18 của Chương trình nghị sự 21
Trang 20có nêu rõ: “Quản lý tổng hợp tài nguyên nước dựa trên nhận thức nước là một
bộ phận nội tại của hệ sinh thái, một nguồn tài nguyên thiên nhiên và một loạihàng hóa kinh tế và xã hội, mà số lượng và chất lượng quyết định bản chấtcủa việc sử dụng Vì mục đích này, tài nguyên nước cần phải được bảo vệ, cótính đến chức năng của các hệ sinh thái nước và tính tồn tại mãi mãi của tàinguyên, để có thể thỏa mãn và dung hòa các nhu cầu về nước cho các họatđộng của con người” Sau đây là một số định nghĩa cụ thể về QLTHTNN
Michell (1990) đã đưa ra định nghĩa “ QLTHTNN là một quá trình giải quyết vấn đề quản lý sử dụng nước cắt ngang tất cả các thành phần của chu trình thủy văn, vựơt trên biên giới giữa nước, đất và môi trường, tạo lập mối liên hệ nội tại của nước với các chính sách rộng lớn hơn phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế và quản lý môi trường khu vực”.
Grig thì cho rằng “ QLTHTNN là một khuôn khổ được tạo nên cho việc quy hoạch, tổ chức và kiểm sóat hệ thống nước nhằm làm cân bằng tất cả những quan điểm và mục tiêu của những người bị ảnh hưởng”.
Mạng lưới cộng tác vì nước tòan cầu (GWP, 2000) với mục đích đưa ramột khuôn khổ chung trong quản lý tài nguyên nước đã nêu lên định nghĩa “
QLTHTNN là một quá trình đẩy mạnh sự phối hợp phát triển và quản lý tài nguyên nước, đất và các tài nguyên liên quan khác để tối ưu hóa lợi ích kinh
tế và phúc lợi xã hội một cách công bằng mà không tổn hại đến sự bền vững của các hệ sinh thái thiết yếu”.
Định nghĩa trên đã nhấn mạnh QLTHTNN là một quá trình, và trong đókhái niệm “quản lý” phải được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả “phát triển vàquản lý ” nhằm đạt tới 3 mục tiêu cơ bản về kinh tế, xã hội và môi trường
1.2.2 Các khía cạnh của QLTHTNN
Trong QLTHTNN có một từ then chốt đó là từ “tổng hợp”, vậy kháiniệm tổng hợp ở đây là gì và cần hiểu như thế nào? Điều này chúng ta cũngcần làm rõ và từ đó sẽ hiểu các nội dung của quản lý tổng hợp đối với tài
Trang 21nguyên nước
Theo (TAC, 2000) thì khái niệm tổng hợp trong cụm từ quản lý tổnghợp tài nguyên nước phải xem xét trong hai hệ thống chủ yếu, đó là trong hệthống tự nhiên và hệ thống nhân văn Hệ thống tự nhiên (netural system) vớiđặc trưng chủ yếu là lượng và chất lượng của các tài nguyên tự nhiên nhưnước, đất, không khí và các tài nguyên sinh học, là đầu vào quan trọng cho hệthống nhân văn (human system) khai thác và sử dụng
Quản lý Tổng hợp trong hệ thống tự nhiên bao gồm:
(1) Quản lý tổng hợp nước và đất: Nước và đất là hai thành phần của
môi trường tự nhiên, chúng có mối liên quan và tác động với nhau trong quátrình diễn ra của tự nhiên Trong chu trình thủy văn, nước được vận chuyểngiữa các thành phần của khí quyển, đất, lớp phủ thực vật và các nguồn nướcmặt, nước ngầm Các kiểu khác nhau của sử dụng đất và lớp phủ thực vật sẽ
có các ảnh hưởng khác nhau đến khả năng giữ nước trong đất và trên các tán
lá cây và ảnh hưởng đáng kể tới sự biến đổi của số lượng và chất lượng nước
để sử dụng Vì thế, việc quản lý sử dụng nước không thể tách rời với quản lý
sử dụng đất và các biện pháp canh tác trên đất nông nghiệp, nhất là quản lýcác lưu vực nhỏ để bảo vệ đất chống xói mòn
(2) Quản lý tổng hợp các thành phần nước xanh lá cây và nước xanh da trời:
Có hai thành phần liên quan đến việc quản lý nước, đó là:
+ Nước liên quan đến sử dụng của hệ sinh thái như nước mưa và bốcthoát hơi (còn gọi là nước xanh lá cây)
+ Nước sử dụng trực tiếp của con người như nước trong sông, hồ vànước ngầm (còn gọi là nước xanh da trời)
Quản lý truyền thống thường chỉ quan tâm quản lý nước xanh da trờitrong các sông hồ, nhưng quản lý tổng hợp cần chú trọng thêm cả nước mưa
Trang 22và nước trong tầng đất ẩm bởi vì thông qua các biện pháp canh tác có thể đemlại tiềm năng đáng kể đối với tiết kiệm nước, nâng cao hiệu quả sử dụng nước
và bảo vệ các hệ sinh thái
(3) Quản lý tổng hợp nước mặt và nước ngầm: Tài nguyên nước của lưu
vực bao gồm cả nước mặt và nước ngầm, giữa nước mặt và nước ngầm lại cómối liên hệ thủy lực với nhau nên việc khai thác quá mức một thành phần nàocũng ảnh hưởng đến thành phần kia Vì thế để sử dụng hiệu quả và bền vững,cần phải quản lý tổng hợp cả về số lượng và chất lượng của nước mặt và nướcngầm, trong đó phải chú ý các biện pháp quản lý và kiểm soát các nguồn ônhiễm nước
(4) Quản lý tổng hợp số lượng và chất lượng nước: Ô nhiễm nước có
thể làm suy giảm nhanh chóng nguồn nước sạch mà con người có thể sửdụng Vì thế trong QLTHTNN không chỉ chú ý quản lý số lượng nước màphải chú trọng cả quản lý và bảo vệ chất lượng nước
(5) Quản lý tổng hợp các lợi ích sử dụng nước vùng thượng lưu và hạ lưu: Lợi ích về sử dụng nước tại vùng hạ lưu các sông thường bị ảnh hưởng
do sử dụng nước tại thượng lưu Thí dụ như lấy nước qúa mức để sử dụng ởthượng lưu sẽ dễ làm cạn kiệt dòng chảy ở hạ lưu, xả nước thải ở thượng lưuthường làm suy giảm chất lượng nước khu vực hạ lưu, việc thay đổi sử dụngđất tại thượng lưu sẽ ảnh hưởng tới nước ngầm chảy vào sông và làm biến đổidòng chảy của sông trong các tháng kiệt ở hạ lưu Vì thế các mâu thuẫn về lợiích trong sử dụng nướ giữa thượng lưu và hạ lưu thường là không thể tránhkhỏi và phải được xem xét và giải quyết dựa trên các nguyên tắc của quản lýtổng hợp
Quản lý tổng hợp trong hệ thống nhân văn bao gồm quản lý tất cả các hoạt động quản lý và sử dụng tài nguyên nước của con người như là:
(1) Tổng hợp liên ngành trong quy hoạch và quản lý nguồn nước: xem
Trang 23xét các điều kiện kinh tế xã hội và môi trường tác động lên tất cả các ngành
sử dụng nước trong quá trình xây dựng các phương án quy hoạch phát triểnTNN cũng như xác định các biện pháp quản lý nguồn nước đáp ứng yêu cầuphát triển của con người
(2) Tổng hợp các chính sách về nước vào trong chính sách phát triển kinh tế xã hội quốc gia: Nước là đầu vào quan trọng của các hoạt động phát
triển kinh tế xã hội, vì thế chính sách nước phải được tổng hợp trong cácchính sách kinh tế của quốc gia cũng như trong chính sách của ngành ở cấpquốc gia Ngược lại, các chính sách kinh tế xã hội cũng phải xem xét mối liênquan đến nước, chẳng hạn chính sách phát triển năng lượng hay lương thựcđều có ảnh hưởng rất lớn tới tài nguyên nước và ngược lại
(3) Tổng hợp tất cả những thành phần liên quan trong quy hoạch và quá trình ra quyết định: Sự tham gia của tất cả các thành phần có liên quan
trong quy hoạch và quản lý tài nguyên nước là một yếu tố chủ yếu để sử dụngcân bằng và bền vững tài nguyên nước Việc quản lý tổng hợp cả nước vànước thải sẽ giúp cho duy trì chất lượng nước trong sông cũng như khiến chocác dòng nước thải có thể là dòng bổ sung có ích đối với dòng sông và sửdụng của con người Trong cấp nước sinh hoạt và công nghiệp, nếu khôngphối hợp quản lý cả nước thải thì dòng nước thải sẽ làm giảm lượng nứơc cấphữu ích do nó làm giảm chất lượng nước và tăng chi phí cấp nước tương lai
(4) Tổng hợp các chính sách, luật pháp và thể chế trong phát triển tài nguyên nước: Thực hiện QLTHTNN rất phức tạp đòi hỏi phải có những thay
đổi kể cả trong chính sách luật pháp nếu có những điểm không phù hợp Thí
dụ như những chính sách làm tăng yêu cầu nước, chính sách ảnh hưởng tớiphân chia nguồn nước cho các mục tiêu sử dụng nước là những chính sáchthường phải cải tiến hay xây dựng mới cho phù hợp với QLTHTNN Người
Trang 24lập chính sách phải biết cân bằng giữa lợi ích trước mắt và cái giá lâu dài phảitrả của việc không mạnh dạn đổi mới các chính sách không phù hợp, từ đó cóquyết định đổi mới chính sách
1.2.3 Các nguyên tắc của QLTHTNN
Hiện nay, có thể coi 4 nguyên tắc được thảo luận và thống nhất trong hộinghị về Nước và Môi trường năm 1992 tại Dublin (gọi tắt là nguyên tắcDublin là những nguyên tắc nền tảng của QLTHTNN) Những nguyên tắc này
đã phản ánh sự thay đổi những nhận thức về tài nguyên nước
Nguyên tắc 1: Nước ngọt là tài nguyên hữu hạn, không tài nguyên nào có thể thay thế được, rất thiết yếu để duy trì cuộc sống, và phát triển môi trường.
Nguyên tắc 1 mở ra một phương pháp tiếp cận mới trong quản lý nước,
đó là phải xem xét tất cả các đặc tính của chu trình thủy văn, cũng như cáctương tác của nước với các tài nguyên khác và hệ sinh thái Nguyên tắc cũngchỉ rõ nước cần thiết cho nhiều mục đích và việc quản lý phải xem xét cácnhu cầu sử dụng và các nguy cơ đe dọa nguồn nước
Nhận thức nước là một tài nguyên hữu hạn, không phải là vô hạn nhưtrước đây nhiều người lầm tưởng đặt ra trong quá trình quản lý và sử dụngnước phải hạn chế các sự thất thoát và phải coi nước là một tài sản tự nhiênchính yếu cần phải được duy trì đem lại những lợi ích mong muốn và bền vữngCon người bằng các hoạt động của mình có thể gây nên các tác động tiêucực và làm suy giảm khả năng tái tạo của nguồn nước cũng như làm suy giảm
số lượng và chất lượng nước, đồng thời cũng có thể tác động tích cực tớinguồn nước của sông như điều tiết lại dòng chảy để tăng khả năng sử dụngnước cũng như lợi ích mang lại Các vấn đề này cần phải chú trọng trongquản lý sử dụng nước
Trang 25Nguyên tắc 2: Phát triển và bảo vệ nguồn tài nguyên nước cần phải dựa trên phương pháp tiếp cận có sự tham gia của tất cả các thành phần bao gồm những người dùng nước, người lập quy hoạch và người xây dựng chính sách ở tất cả các cấp.
Quản lý truyền thống không chú trọng tới sự tham gia của các thànhphần, nhất là của người dùng nước Nguyên tắc 2 đưa ra một cách tiếp cậnmới về mặt quản lý có tính quyết định để nâng cao hiệu quả của việc sử dụngnguồn nước, trong đó vai trò của người dùng nước cũng phải coi trọng nhưcủa người lập quy hoạch cũng như xây dựng chính sách về nước
Nguyên tắc này nhấn mạnh cần có sự tham gia thật sự của các thànhphần liên quan là một phần của quá trình ra quyết định Có sự tham gia thểhiện ở các khía cạnh như cộng đồng dân cư tập hợp nhau lại để chọn cách sửdụng cũng như quản lý cung cấp nước, hoặc bầu một cách dân chủ các cơquan quản lý phân phối nước Sự tham gia thật sự yêu cầu những người cóliên quan ở mọi cấp của xã hội đều phải có tác động trong việc ra quyết địnhcủa tất cả các cấp của quá trình quản lý nước, không chỉ dừng ở việc hỏi ýkiến đơn thuần
Phương pháp tiếp cận có sự tham gia là cách duy nhất để đạt tới các sựthỏa thuận chung có tính lâu dài trong quản lý và sử dụng nước Để đạt đượcđiều đó các thành phần liên quan và các cán bộ của cơ quan quản lý nước cầnphải nhận thức được sự bền vững của nguồn nước là vấn đề chung nhất và tất
cả các bên cần phải biết hy sinh một số mong muốn nào đó cho kết quả chungtốt đẹp Tham gia nghĩa là nhận các trách nhiệm, là sự ghi nhận những ảnhhưởng các hoạt động của mỗi ngành đến người dùng nước và hệ sinh tháinước, là chấp nhận các sự thay đổi để nâng cao hiệu quả của sử dụng nước vàphát triển vền vững tài nguyên nước Tham gia không có nghĩa là luôn luônthống nhất mà cũng có lúc nảy sinh mâu thuẫn và phải có cơ chế để giải quyết
Trang 26các mâu thuẫn đó.
Thực hiện quản lý theo cách tiếp cận có sự tham gia thì chính quyền cáccấp từ trung ương tới địa phương cần phải tạo các cơ chế thuận lợi cho sựtham gia của các bên, đặc biệt là của cộng đồng dân cư những người trực tiếpđược hưởng lợi hay bị thiệt hại Thí dụ như xây dựng các cơ chế cho tư vấncủa các thành phần liên quan tham gia trên mọi quy mô, như là quốc gia, lưuvực, tiểu lưu vực hoặc cộng đồng Các cấp chính quyền cũng cần hỗ trợ đểnâng cao năng lực tham gia của cộng đồng, nhất là của phụ nữ và nhữngtầng lớp dân cư có trình độ thấp trong xã hội Sự tham gia còn là mộtphương tiện để cân đối giữa phương pháp quản lý từ trên xuống và phươngpháp từ dưới lên
Nguyên tắc 3: Phụ nữ có vai trò trung tâm trong việc cung cấp, quản
lý và bảo vệ nguồn nước
Có một thực tế là trong số cộng đồng, do đặc điểm của nền văn hóa mà
vị trí người phụ nữ thường bị xem nhẹ, điều đó dẫn đến sự tham gia của phụ
nữ trong quản lý nước thường bị bỏ qua hoặc gây khó khăn Trong thực tế,người phụ nữ có vai trò chủ yếu trong việc lấy và bảo vệ nguồn nước dùngcho sinh hoạt của gia đình và cho sản xuất nông nghiệp, nhưng vai trò của họlại rât hạn chế trong vấn đề quản lý cũng như ra quyết định liên quan đến tàinguyên nước Từ thực tế nêu trên nguyên tắc 3 đã nhấn mạnh lại vai trò củaphụ nữ và chỉ rõ cần phải có những cơ chế thích hợp để nâng cao khả năngtiếp cận của phụ nữ tới quá trình ra quyết định, mở rộng những phạm vi màqua đó người phụ nữ có thể tham gia vào QLTHTNN Nguyên tắc này cũngchỉ rõ trong QLTHTNN cần phải có nhận thưc đầy đủ về giới, cụ thể là phảixem xét cách thức của các xã hội khác nhau ấn định vai trò kinh tế, xã hội,văn hóa của nam giới và phụ nữ để từ đó xây dựng phương thức tham gia đầy
đủ và hiệu quả của phụ nữ ở mọi cấp vào việc ra quyết định trong quản lý và
Trang 27bảo vệ nguồn nước.
Nguyên tắc 4: Nước có giá trị kinh tế trong mọi hình thức sử dụng và cần phải được xem như một loại hàng hóa có giá trị kinh tế
Một sai lầm kéo dài hàng nhiều thế kỷ trước đây là đã không nhận biếtđược giá trị kinh tế của tài nguyên nước và coi như là một nguồn lợi của tựnhiên có thể sử dụng tự do hoàn toàn miễn phí Điều này khiến cho nướcđược sử dụng một cách tùy tiện và kém hiệu quả trong các thời gian của quákhứ và người dùng không có ý thức bảo vệ năng lực tái tạo của tài nguyênnước Nguyên tắc 4 chỉ ra giá trị kinh tế của nước là nhận thức mới nhất củanhân loại tìm ra trong mấy chục năm trở lại đây Điều đó đã đặt ra những yêucầu đổi mới của con người trong cách thức quản lý, cách thức sử dụng nướctheo hướng thực sự tiết kiệm và phải làm sao phát huy được giá trị của nướcnhư bất cứ một loại hàng hóa nào khác Trong QLTHTNN cần phải tính toánđầy đủ giá trị của nước bao gồm giá trị kinh tế và giá trị nội tại của tài nguyênnước, và phải tạo cơ chế cho người dùng nước có đủ khả năng sử dụng nước
và trả đủ các chi phí cho “ việc mua nước” cũng như làm trách nhiệm của họtrong bảo vệ nguồn nước
Bốn nguyên tắc của Hội nghị Dublin đã chỉ ra những thay đổi trong nhậnthức và cách quản lý sử dụng nước cần thiết để tháo gỡ những tồn tại hiệnnay Từ những nguyên tắc này, khái niệm và một phương pháp mới quản lýmới quản lý tài nguyên nước trên nguyên tắc tổng hợp đã hình thành, đáp ứngyêu cầu thực tế
1.2.4 Kinh nghiệm QL THTN nước mặt tại các LVS trên thế giới
Tổng hợp một số mô hình của cơ quan quản lý LVS trên thế giới (SôngHoàng Hà tại Trung Quốc, sông Muray-Darling tại Australia, sông Lerma-chapala tại Mexico) có thể rút ra một số nhận xét:
Về hình thức
Trang 28Có một số hình thức của cơ quan quản lý lưu vực sông hiện hành trên thếgiới, nhưng có thể quy thành ba hình thức phổ biến nhất đó là: (i) cơ quanthủy vụ lưu vực sông; (ii) ủy hội lưu vực sông, và (iii) hội đồng lưu vực sông.Mỗi loại có một mức độ tập trung quyền lực cũng như mức độ tham gia vàoquản lý nước khác nhau.
(i) Cơ quan thủy vụ lưu vực sông (River basin Authority):
Đây là hình thức cơ quan quản lý lưu vực sông có đầy đủ quyền hạn vàphạm vi quản lý lớn nhất Thí dụ như là Cơ quan thủy vụ thung lũngTennessce ở Mỹ và Cơ quan thủy vụ Núi tuyết ở Úc,…Đây là những tổ chứcliên ngành lớn, tiếp nhận hầu hết các chức năng của các cơ quan hiện hữu,trong đó bao gồm cả chức năng điều hành và quản lý nước Hình thức này cóthể áp dụng đối với các lưu vực có nhiệm vụ phát triển lớn
(ii) Ủy hội lưu vực sông (River basin Commission): là mô hình thấp hơn
cơ quan thủy vụ LVS ở trên về quyền hạn cũng như sức mạnh của tổ chức vàảnh hưởng của nó trong quản lý LVS
Một Ủy hội lưu vực sông thường bao gồm một “Hội đồng quản lý” đạidiện cho tất cả các bên quan tâm và có một “ Văn phòng kỹ thuật” chuyên sâu
hỗ trợ Ủy hội lưu vực sông liên quan chủ yếu tới xây dựng chính sách, lậpquy hoạch phát triển lưu vực, xây dựng thủ tục và kiểm soát sử dụng nước
Nó có thể điều chỉnh các vấn đề sử dụng nước liên quan đến nhiều tỉnh, thôngqua các chính sách liên quan đến nước của lưu vực sông, xây dựng các cơ sở
dữ liệu, thông tin và mô hình phù hợp về các vấn đề quản lý trên quy mô toànlưu vực Có ủy hội lưu vực sông có thể nắm chức năng vận hành (có thể cảđầu tư) đối với những công trình lớn, còn hầu hết việc vận hành và quản lýhàng ngày các công trình và hệ thống cung cấp dịch vụ nước là công việc củacác tỉnh nằm trong lưu vực Một ủy hội như vậy có thể giám sát việc thựchiện các chiến lược, vận hành và quản lý các công trình thủy lợi, thủy điện
Trang 29chủ chốt Tuy nhiên, trong thực tế Ủy hội thường ủy quyền làm việc cho các
tổ chức khác thông qua các thỏa thuận hay hợp đồng vận hành Thí dụ về loại
tổ chức này như là Ủy hội sông Maray Darling của Úc, Ủy hội sông MêKông
(iii) Hội đồng lưu vực sông (River basin Council): đây là mô hình yếuhoặc có ít quyền lực nhất hiện nay Hội đồng lưu vực sông hoạt động chỉ như
là một diễn đàn mà tại đó chính quyền liên bang, các tiểu bang, cũng như đạidiện các hộ dùng nước chia sẻ trách nhiệm phân phối nước, thúc đẩy toàndiện quản lý nước tại cấp lưu vực Các Hội đồng lưu vực sông thường hoạtđộng theo nguyên tắc đồng thuận
Kiểu tổ chức này bao gồm một hội đồng điều phối là người đứng đầu các
cơ quan liên quan thuộc ban ngành của các tỉnh, cán bộ chuyên môn giỏi củatỉnh hoặc cơ quan trung ương và có sự hỗ trợ của một ban thư ký nhỏ Nóichung, hình thức này có vai trò trong giới hạn trong quy hoạch dài hạn, điềuphối các vấn đề chính sách và chiến lược cấp cao, không có vai trò vận hànhhoặc quản lý hàng ngày Thí dụ về hình thức này như Hội đồng LVS Lerma –Chapala được thành lập năm 1993 của Mexico,…
Về chức năng nhiệm vụ
Chức năng và nhiệm vụ của cơ quan quản lý LVS có thể nhiều hay ít tùytheo mục tiêu của cơ quan quản lý LVS được đặt ra khi thành lập Việc xácđịnh các chức năng và nhiệm vụ của cơ quan quản lý LVS phải tương xứngvới yêu cầu quản lý của LVS cần phải thực hiện
Nói chung các cơ quan quản lý LVS đều có chức năng về lập quy hoạchquản lý lưu vực và bổ sung điều chỉnh quy hoạch qua từng thời kỳ Ngoài quyhoạch, cơ quan quản lý LVS có thể tham gia vào quản lý nước cũng như vậnhành hệ thống công trình khai thác sử dụng TNN Tuy nhiên mức độ tham giatrong lĩnh vực quản lý cũng có thể ở các mức độ khác nhau tùy theo từng
Trang 30LVS cụ thể hay như ba hình thức tổ chức LVS đã nói ở trên Trong thực tế,phần lớn các cơ quan quản lý LVS đều tập trung chủ yếu vào phát triển chiếnlược, chính sách, phân chia và điều phối sử dụng nước trong phạm vi cấp lưuvực, có ít các cơ quan quản lý LVS tham gia vào quản lý vận hành cụ thể cáccông trình Từ chức năng có thể xác định nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể của
cơ quan quản lý LVS trong quản lý nguồn nước
Về quyền hạn
Quyền hạn biểu thị quyền lực của cơ quan quản lý LVS để thực hiệncác nhiệm vụ và trách nhiệm quản lý LVS Không có đủ quyền hạn thì cơquan quản lý LVS khó có thể thực hiện các chức năng và nhiệm vụ được giao.Nói chung, tùy theo hình thức tổ chức của mỗi cơ quan quản lý LVS mà nó cóthể có nhiều hoặc ít quyền hạn trong quản lý TNN Quyền hạn của cơ quanquản lý LVS phải được thể chế hóa trong các văn bản Nhà nước và phảitương xứng với trách nhiệm và nhiệm vụ quản lý được giao
Như đã nêu ở trên có những cơ quan QL LVS được giao rất nhiều quyềnhạn và tập trung rất nhiều quyền lực và như vậy cũng có nhiều chức năng kể
cả điều tra quan trắc các số liệu khí tượng thủy văn, đầu tư xây dựng và quản
lý các công trình sử dụng nước vừa và lớn,…thí dụ như các tổ chức quản lýLVS lớn của Trung Quốc như Trường Giang, Hoàng Hà…Ngược lại có các
cơ quan quản lý lưu vực sông có rất ít quyền lực, chỉ có vai trò như là một tổchức tư vấn đóng góp các ý kiến về quản lý LVS cho các cấp chính quyền màkhông quyền hạn về thực hiện các hoạt động quản lý cụ thể
Phương thức hoạt động
Phương thức hoạt động là cách thức để cơ quan quản lý LVS thực hiện
các hoạt động quản lý của mình Thí dụ như cách thức làm việc của Cơ quanđiều hành hay văn phòng thường trực của cơ quan quản lý LVS với các cơquan hành chính trung ương hay địa phương Mỗi cơ quan quản lý LVS cần
có một phương thức hoạt động phù hợp với hình thức và quy mô công việc
Trang 31của cơ quan quản lý LVS được giao và phải thuận lợi cho việc tổ chức vàtriển khai các hoạt động hàng ngày.
Cơ chế tài chính
Hoạt động của cơ quan quản lý LVS cần có nguồn kinh phí ổn định lâudài, nếu không thì cơ quan quản lý LVS nếu thành lập cũng khó mà hoạt độngđược như yêu cầu Vì thế mỗi cơ quan quản lý LVS cần xây dựng một cơ chếtài chính hợp lý để duy trì hoạt động thường xuyên hàng năm của cơ quanquản lý LVS ngay khi đề xuất thành lập cơ quan quản lý LVS Nguồn tàichính này có thể dựa trên sự trợ giúp của nhà nước, các tổ chức quốc tế hoặcđóng góp tài chính của các tỉnh, các hộ dùng nước được hưởng lợi trên LVS.Tuy nhiên phần lớn các tổ chức LVS trích một phần nguồn thu từ thuế tàinguyên nước và phí ô nhiễm nước cho các hoạt động quản lý của mình.
Thành phần tham gia
Cơ quan quản lý LVS còn là một diễn đàn để tất cả các bên liên quantrao đổi, thảo luận, giải quyết các tranh chấp và tìm tiếng nói chung trongquản lý sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước Vì thế, trong quá trình thành lậpcũng như trong quá trình hoạt động của mình, cơ quan quản lý LVS cần có sựtham gia một cách đầy đủ của tất cả các thành phần liên quan đến quản lýnước và phải có đầy đủ quy chế cho thực hiện sự tham gia này Thiếu điềunày thì hiệu quả hoạt động của một cơ quan quản lý LVS sẽ rất hạn chế Nóichung, một cơ quan quản lý LVS thường phải có sự tham gia của các thànhphần chủ yếu sau:
- Cơ quan quản lý cấp Trung ương
- Đại diện của các tỉnh và địa phương
- Đại diện của các Bộ, Ngành dùng nước
- Đại diện các hộ dùng nước
Tùy theo chức năng và nhiệm vụ của mỗi cơ quan quản lý LVS mà mức
Trang 32độ tham gia của các thành phần này có thể khác nhau tạo nên đặc điểm riêng
về hoạt động của tổ chức LVS đó
1.3 Đánh giá hiệu quả công tác quản lý
1.3.1 Mục đích của việc đánh giá
Quản lý tổng hợp lưu vực sông là công tác quản lý mới ở nước ta dovậy với bước đầu triển khai không khỏi gặp nhiều thách thức và khó khăn.Chính vì vậy việc theo dõi và xem xét quá trình thực hiện quản lý tổng hợplưu vực sông theo từng giai đoạn là cần thiết, qua đó có những sự hiệuchỉnh và bổ xung cần thiết để kết quả, mục tiêu cuối cùng thu được là tốtnhất Để môi trường nói chung và chất lượng nước mặt nói riêng ở lưu vựcsông được đảm bảo cả về số lượng và chất lượng sử dụng cho các hoạtđộng sản xuất của khu vực
1.3.2 Cơ sở để thực hiện đánh giá
1.3.2.1 Luật pháp về tài nguyên nước
Bao gồm các văn bản pháp luật về nước và các khía cạnh liên quan đếnnước để thực hiện trên lưu vực sông Thí dụ như các quy định có tính pháp lý
về quyền sử dụng nước, về giải quyết các xung đột trong sử dụng nước, tráchnhiệm và sự tham gia của các thành phần liên quan và cộng đồng dân cư trongquản lý sử dụng nước, các khuôn khổ luật pháp để thực hiện quản lý nướctheo phương thức tổng hợp Tiêu biểu nhất cho các văn bản luật pháp về tàinguyên nước là Luật tài nguyên nước của mỗi quốc gia và các nghị địnhhướng dẫn thực hiện của luật này
Các văn bản pháp luật về nước còn có thể được soạn thảo dưới dạng cácđiều luật, các quy tắc, các điều khoản thực hiện hoặc các quy định về tổ chứcquản lý tài nguyên nước Chúng được ban hành một cách chính thức trong cácNghị định, thông tư, hoặc hướng dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước cóthẩm quyền Ngoài ra chúng còn bao gồm cả “các quy tắc, quy định về quản
Trang 33lý tài nguyên nước nội bộ” của các tổ chức tham gia quản lý nước trên lưuvực sông, thí dụ như các quy định của cơ quan quản lý lưu vực sông, của các
cơ quan quản lý nước tại địa phương về các vấn đề thực hiện quản lý nước tạilưu vực sông và ngay tại địa phương
1.3.2.2 Các chính sách về tài nguyên nước:
Bao gồm các chính sách liên quan đến khai thác, sử dụng và quản lý bảo
vệ tài nguyên nước Thí dụ như các tiêu chuẩn để lựa chọn dự án; các chínhsách về giá nước và thu hồi vốn đầu tư xây dựng các công trình; về phân chianước giữa các ngành dùng nước cũng như chuyển nước giữa các vùng haysang lưu vực lân cận; chính sách đóng góp về kinh tế; về sự tham gia củacộng đồng những người dùng nước
Các chính sách về tài nguyên nước có thể được ban hành do các cấpquản lý khác nhau từ trung ương đến địa phương, như là các chính sách về tàinguyên nước quốc gia của cấp trung ương và các chính sách của các tỉnh hoặccủa tổ chức quản lý lưu vực sông ở cấp địa phương
1.3.2.3 Các bộ tiêu chuẩnmôi trường nước
Để đánh giá chất lượng quản lý, bên cạnh việc xem xét các mặt chínhsách, thể chế,…thì việc, quan trắc chất lượng nước và so sánh với tiểu chuẩnchất lượng nước của đơn vị chức năng cũng góp một phần vào quá trình nhìnnhận vấn đề thực trạng chất lượng nước ở lưu vực xem xét Từ đó có nhữngđánh giá, những nhận định về một mặt cụ thể trong hệ thống quản lý chấtlượng nước tại lưu vực sông
Một số tiêu chuẩn môi trường nước đã được ban hành như là:
+ Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt (TCVN, 59442-1995);
+ Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm, (TCVN,5944-1995);
+ Tiêu chuẩn chất lượng nước thải công nghiệp (TCVN,5945-1995)+ Tiêu chuẩn chất lượng nước thải sinh hoạt (TCVN, 6772-2000)
Trang 34+ ….
1.3.2.4 Đặc điểm của vùng mà lưu vực sông đi qua
Muốn xem xét và đánh giá một cách đầy đủ nhất mức độ phù hợp vàhiệu quả của các biện pháp quy hoạch, quản lý tài nguyên nước tại lưu vựccần nghiên cứu thì việc nhận biết và hiểu rõ vai trò của lưu vực sông đối vớitừng đoạn, từng tỉnh mà nó đi qua nói riêng và cả khu vực nói chung là hếtsức quan trọng Có biết rõ, có hiểu rõ thì mới biết những điểm nào cần phảikhắc phục, như thế nào là phù hợp
1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý
Một lưu vực sông đang có chiều hướng phát triển tốt hoặc đang trongtình trạng bị suy thoái, muốn biết được cụ thể tình trạng đó như thế nào cầnphải đánh giá về quản lý lưu vực sông Việc đánh giá quản lý lưu vực sông làrất cần thiết khi lập quy hoạch lưu vực hoặc sau một thời kỳ thực hiện quyhoạch nhằm xác định những gì đã đạt được cần thực hiện tiếp hoặc các nộidung cần điều chỉnh trong các lĩnh vực của quản lý lưu vực sông
Việc đánh giá quản lý lưu vực sông cần phải đánh giá tổng hợp dựa trêncác nôi dung quản lý như đã nêu trên Tuy nhiên không phải lúc nào cũngphải đánh giá tất cả các khía cạnh mà còn tùy thuộc vào mục tiêu và việc sửdụng kết quả đánh giá đó để làm gì và sử dụng như thế nào Phục vụ cho mụctiêu quản lý và phát triển bền vững tài nguyên nước và môi trường lưu vựcsông cần thực hiện các vấn đề sau đây:
+ Đánh giá về phát triển thể chế chính sách, sự thống nhất trong quản lýnước và tài nguyên môi trường lưu vực sông giữa các tỉnh trong lưu vực sông.+ Đánh giá về quản lý các hoạt động phát triển (công nghiệp, nôngnghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi thủy điện trên lưu vực…), các công tác quantrắc, đánh giá tác động môi trường trong lưu vực
Trang 35+ Đánh giá về quản lý bảo vệ sinh cảnh và bảo vệ chất lượng môi trườngsông cũng như lưu vực sông
CHƯƠNG 2
HIỆN TRẠNG LƯU VỰC SÔNG CẦU
2.1 Giới thiệu lưu vực sông Cầu
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Sông Cầu là phụ lưu của Sông Hồng: LVS Cầu có diện tích 6.030 km2 làmột phần của LVS Hồng – Thái Bình (chiếm khoảng 8 % diện tích LVSSồng – Thái Bình trong lãnh thổ Việt Nam) Lưu vực có tổng chiều dài cácnhánh sông khoảng 1.600 km Lưu vực bao gồm gần như toàn bộ các tỉnh BắcKan, Thái Nguyên, và một số tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, HảiDương và Hà Nội (huyện Đông Anh, Sóc Sơn)
Lưu vực sông Cầu có cả 3 vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và miềnnúi Địa hình chung của lưu vực theo hướng Tây Bắc – Đông Nam
Mạng lưới sông suối trong lưu vực sông Cầu tương đối phát triển Cácnhánh sông chính phân bố tương đối đều dọc theo dòng chính, nhưng cácsông nhánh tương đối lớn đều nằm ở phía hữu ngạn lưu vực, như các sông:Chợ Chu, Đu, Công, Cà Lồ Trong toàn lưu vực có 68 sông suối có độ dài từ
10 km trở lên
Tổng lượng nước trên LVS Cầu khoảng 4,5 tỷ m3/năm, trong đó đónggóp của sông Công, sông Cà Lồ là khoảng 0,9 tỷ m3/năm Dòng chảy cácsông thuộc LVS Cầu được phân biệt thành hai mùa rõ rệt là mùa lũ và mùakiệt Mùa lũ thường bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 10; lượng dòng chảy trongmùa lũ không vượt quá 75% lượng nước cả năm Mùa kiệt dài 7 đến 8 tháng,chiếm khoảng 18 – 20% lượng dòng chảy cả năm Ba tháng kiệt nhất là tháng
1, 2, 3 dòng chảy chỉ chiếm 5,6 – 7,8%
Trang 36Trong lưu vực có VQG Ba Bể và VQG Tam Đảo, khu BTTN Kim Hỷ,
và các khu văn hóa – lịch sử môi trường với giá trị sinh thái cao Lưu vựcsông Cầu khá giàu các nguồn tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên rừng đadạng, tài nguyên nước dồi dào, tài nguyên khoáng sản phong phú…Độ chephủ của rừng trong lưu vực sông Cầu được đánh giá là trung bình, đạt khoảng
45 % Tuy nhiên, rừng bị phá hủy mạnh mẽ cùng những hoạt động phát triểnkinh tế, xã hội khác như công nghiệp, khai thác mỏ, làng nghề thủ công vàhoạt động nông nghiệp gây áp lực lớn lên môi trường trong lưu vực
Hình 2.1 Bản đồ các tỉnh nằm trong LVS Cầu
2.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội
Trang 37Lưu vực chiếm khoảng 47% diện tích của 6 tỉnh Tổng dân số 6 tỉnhthuộc lưu vực năm 2005 khoảng 6,9 triệu người Trong đó, dân số nông thônkhoảng 5,9 triệu người; dân số thành thị khoảng 1 triệu người Mật độ dân sốtrung bình khoảng 427 người/km2, cao hơn 2 lần so với mật độ trung bìnhquốc gia.
Vung núi thấp và trung du là khu vực có mật độ dân cư thấp nhất tronglưu vực, chiếm khoảng 63% diện tích toàn lưu vực nhưng dân số chỉ chiếmkhoảng 15% dân số lưu vực sông Mật độ dân số cao ở vùng trung tâm và khuvực đồng bằng
Thành phần dân cư trong lưu vực có sự đan xen của 8 dân tộc anh em:Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Mông, Sán Chay, Hoa, Dao trong đó người Kinhchiếm đa số
Cơ cấu kinh tế dựa trên nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, thủy sảnđóng góp không đáng kể vào cơ cấu này GDP tăng trưởng mạnh mẽ, tănggấp đôi trong vòng 5 năm tại hầu hết các tỉnh; Hải Dương có GDP cao nhất.Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp cao hơn tỉ lệ trung bình quốc gia.Sản phẩm từ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm khoảng 26% và có xuhướng giảm Các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc tăng trưởngnhanh về công nghiệp, xây dựng và dịch vụ
Tỉnh
Diện tích (km 2 )
Dân số (nghìn người)
Mật độ (người/
km 2 )
GDP (tỷ đồng)
Thu nhập bình quân (nghìn đồng /tháng)
Tốc độ tăng trưởng so với 2004(%)
Trang 38Nguồn: Niên giám thống kê, 2005
2.2 Hiện trạng chất lượng nước lưu vực sông Cầu
Lưu vực sông Cầu tiếp nhận nước thải của 6 tỉnh nằm trong lưu vực vàmột phần nước thải của Hà Nội (huyện Sóc Sơn, Đông Anh ), chất lượngnước hiện đang bị ảnh hưởng bởi các hoạt động sản xuất nông nghiệp, côngnghiệp, sinh hoạt, khai khoáng….của các tỉnh thành này
Chất lượng nước sông Cầu ở hầu hết các địa phương đều cũng không đạttiêu chuẩn chất lượng là nguồn nước cấp cho mục đích sinh hoạt (TCVN5942-1995, loại A)
Nước mặt tại vùng trung lưu và hạ lưu của lưu vực sông Cầu hiện đanh
bị ô nhiễm cục bộ bởi một số chất gây ô nhiễm hữu cơ, chất rắn lơ lửng (SS)
và dầu mỡ (có nơi đang bị ô nhiễm trầm trọng)
2.2.1 Thượng nguồn lưu vực sông Cầu
Thượng nguồn sông Cầu nằm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ngoài dòng chảychính là sông Cầu còn có phụ lưu là sông Chợ Chu Chất lượng nước sôngCầu và sông Chợ Chu tương đối ổn định
Sông Cầu qua tỉnh Bắc Kạn đã bắt đầu bị ô nhiễm nhẹ ở một vài vị trí: Theo
số liệu quan trắc, khu vực cầu Phà và cầu Thác Riềng (Bắc Kạn), một số giá trịBOD5 và SS đã vượt TCVN 5942-1995 đối với nguồn loại A (Hình 2.2 và 2.3)
Cầu Phà Thác Riềng
Tháng 10/2005 Tháng 11/2005 Tháng 10/2005 TCVN 5942-1995 (B) TCVN 5942-1995 (A)
Hình 2.2 Giá trị BOD 5 trên sông Cầu Hình 2.3 Giá trị SS trên sông Cầu đoạn chảy qua tỉnh Bắc Kạn đoạn chảy qua tỉnh Bắc Kạn
Trang 39Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường, 2005 Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường, 2005
2.2.2 Trung lưu Lưu vực sông Cầu (qua tỉnh Thái Nguyên)
Lưu vực sông Cầu đoạn chảy qua Thái Nguyên gồm dòng chính là sôngCầu, và 3 phụ lưu: sông Nghinh Tường, sông Đu, sông Công
Đoạn sông Cầu trước khi chảy vào thành phố Thái Nguyên, bắt đầu chịutác động do các hoạt động sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản, sảnxuất nông nghiệp dọc bên bờ sông Ngoài ra, đoạn sông này tiếp nhận hai phụlưu là sông Nghinh Tường và sông Đu nên chất lượng nước sông Cầu bị ảnhhưởng bởi nguồn nước từ hai phụ lưu này đổ sang Sông Nghinh Tường chịutác động của hoạt động khai thác vàng, đoạn cuối sông Đu tiếp nhận nước thảicủa mỏ than Phấn Mễ, tuy nhiên mức độ ô nhiễm nước đối với hai dòng sôngnày chưa đáng kể
Đoạn sông Cầu chảy qua thành phố Thái Nguyên nhận nước thải của cácnhà máy sản xuất giấy, nhiệt điện, gang thép, các bệnh viện, khu dân cư đô thịnhư nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, nhiệt điện Cao Ngạn, khu công nghiệpgang thép Thái Nguyên, nước thải sinh hoạt Đồng thời, đoạn sông cũng chịutác động của nước suối Phượng Hoàng chảy sang
Tại phường Tân Long, nước rất đục, có màu đen nâu và mùi Đoạn sôngCầu chảy qua khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên, giá trị các thông số
SS BOD5, COD vượt TCVN 5942-1995(loại A) từ 2-3 lần; nước sông có mùidầu cốc rõ rệt