MỤC LỤC
Vấn đề quản lý lưu vực sông chỉ đựơc nêu lên và được Chính phủ các nước quan tâm và coi đó là yêu cầu cần thiết phải thực hiện khi mà các tác động tiêu cực của các hoạt động phát triển của con người để lại những hậu quả xấu tới môi trường, như làm gia tăng tình trạng suy thoái tài nguyên và môi trường các lưu vực sông, làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nhiều đề tài và dự án nghiên cứu về quản lý lưu vực sông đã được thực hiện do các cơ quan trong nước và các tổ chức quốc tế như dự án của ADB cho lưu vực sông Hồng, dự án Danida của chính phủ Đan Mạch cho lưu vực sông Serepok và lưu vực sông Cả, dự án của Nhật quy hoạch quản lý lưu vực cho 12 lưu vực sông lớn của nước ta,…Các đề tài và dự án này đã chuẩn bị tiền đề tốt cho việc tìm một mô hình phù hợp cho thực hiện việc quản lý lưu vực sông ở nước ta.
Mạng lưới cộng tác vì nước tòan cầu (GWP, 2000) với mục đích đưa ra một khuôn khổ chung trong quản lý tài nguyên nước đã nêu lên định nghĩa “ QLTHTNN là một quá trình đẩy mạnh sự phối hợp phát triển và quản lý tài nguyên nước, đất và các tài nguyên liên quan khác để tối ưu hóa lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội một cách công bằng mà không tổn hại đến sự bền vững của các hệ sinh thái thiết yếu”. Như đã nêu ở trên có những cơ quan QL LVS được giao rất nhiều quyền hạn và tập trung rất nhiều quyền lực và như vậy cũng có nhiều chức năng kể cả điều tra quan trắc các số liệu khí tượng thủy văn, đầu tư xây dựng và quản lý các công trình sử dụng nước vừa và lớn,…thí dụ như các tổ chức quản lý LVS lớn của Trung Quốc như Trường Giang, Hoàng Hà…Ngược lại có các cơ quan quản lý lưu vực sông có rất ít quyền lực, chỉ có vai trò như là một tổ chức tư vấn đóng góp các ý kiến về quản lý LVS cho các cấp chính quyền mà không quyền hạn về thực hiện các hoạt động quản lý cụ thể.
Ngoài ra chúng còn bao gồm cả “các quy tắc, quy định về quản lý tài nguyên nước nội bộ” của các tổ chức tham gia quản lý nước trên lưu vực sông, thí dụ như các quy định của cơ quan quản lý lưu vực sông, của các cơ quan quản lý nước tại địa phương về các vấn đề thực hiện quản lý nước tại lưu vực sông và ngay tại địa phương. Thí dụ như các tiêu chuẩn để lựa chọn dự án; các chính sách về giá nước và thu hồi vốn đầu tư xây dựng các công trình; về phân chia nước giữa các ngành dùng nước cũng như chuyển nước giữa các vùng hay sang lưu vực lân cận; chính sách đóng góp về kinh tế; về sự tham gia của cộng đồng những người dùng nước.
Muốn xem xét và đánh giá một cách đầy đủ nhất mức độ phù hợp và hiệu quả của các biện pháp quy hoạch, quản lý tài nguyên nước tại lưu vực cần nghiờn cứu thỡ việc nhận biết và hiểu rừ vai trũ của lưu vực sụng đối với từng đoạn, từng tỉnh mà nó đi qua nói riêng và cả khu vực nói chung là hết sức quan trọng. + Đánh giá về quản lý các hoạt động phát triển (công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi thủy điện trên lưu vực…), các công tác quan trắc, đánh giá tác động môi trường trong lưu vực.
Lưu vực sông Cầu tiếp nhận nước thải của 6 tỉnh nằm trong lưu vực và một phần nước thải của Hà Nội (huyện Sóc Sơn, Đông Anh ), chất lượng nước hiện đang bị ảnh hưởng bởi các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, khai khoáng….của các tỉnh thành này. Đoạn sông Cầu chảy qua thành phố Thái Nguyên nhận nước thải của các nhà máy sản xuất giấy, nhiệt điện, gang thép, các bệnh viện, khu dân cư đô thị như nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, nhiệt điện Cao Ngạn, khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên, nước thải sinh hoạt.
Bao gồm các cơ sở sản xuất dược phẩm, may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng, bao bì, lắp ráp ô tô…thuộc các khu – cụm công nghiệp của Vĩnh Phúc thải nước thải chưa qua xử lý hoặc mới chỉ xử lý sơ bộ vào sông Cà Lồ; nước thải của một số cụm công nghiệp và nhà máy sản xuất của Bắc Giang (như KCN Đình Trám, cụm công nghiệp Song Khê – Nội Hoàng, Công ty phân đạm và hóa chất Hà Bắc…)chỉ qua xử lý sơ bộ như lắng lọc cơ học rồi thải trực tiếp vào các thủy vực xung quanh; một số nhà máy quy mô lớn như nhà máy kính Đáp Cầu, nhà máy thuốc lá Bắc Sơn (Bắc Ninh) đều xả nước thải sản xuất vào sông Ngũ Huyện Khê. Trước năm 2005, ở một số đoạn sông, đặc biệt là sông Ngũ Huyện Khê, các chất hữu cơ và nhiều hóa chất độc hại nguy hiểm có trong nước sông đã khiến nước sông không còn dùng để ăn uống, tắm giặt, thậm chí các loài thủy sinh vật cũng không thể tồn tại.
TTg phê duyệt Đề án Tổng thể bảo vệ môi trường sinh thái cảnh quan lưu vực sông Cầu.Trong đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ TN & MT chuẩn bị và kiến nghị với Thủ tướng việc thành lập Ủy ban Bảo vệ môi trường LVS Cầu với các thành viên là UBND các tỉnh trong lưu vực và các đại diện có thẩm quyền của các Bộ, ngành liên quan đê phối hợp tổ chức thực hiện Đề án. Nghị định số 162/2003/NG-CP ngày 19/12/2003 của Chính phủ về việc Ban hành Quy chế thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước, đây là văn bản cung cấp cơ sở pháp lý cho việc phát triển cỏc mụ hỡnh quản lý dữ liệu về tài nguyờn nước cựng với việc xỏc định rừ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc quản lý số liệu.
Ngoài các trạm quan trắc môi trường quốc gia, nhiều tỉnh/thành trong cỏc lưu vực sụng cũng đó thành lập Trung tõm Quan trắc nhằm theo dừi, giỏm sát diễn biến chất lượng môi trường nói chung, phục vụ công tác quản lý bảo vệ môi trường của địa phương (như: Thái Nguyên, Bắc Ninh, và Vĩnh Phúc). Tại các tỉnh, thành phố thuộc LVS Cầu, tỷ lệ báo cáo ĐTM và bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được thẩm định và phê duyệt trên tổng số các dự án và cơ sở thuộc diện phải lập báo cáo ĐTM còn thấp; số báo cáo ĐTM và bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được phê duyệt giữa các tỉnh/thành trong LVS cũng không đồng đều; chưa có báo cáo ĐTM tổng hợp cho các LVS liên tỉnh nào được xây dựng và phê duyệt; hoạt động sau thẩm định báo cáo ĐTM còn rất.
Công cụ kinh tế sử dụng lợi ích vật chất và sức mạnh của thì trường khiến cho các tổ chức và cá nhân lựa chọn cách ứng xử hiệu quả trong khai thác, sử dụng và bảo tồn thiên nhiên, mà cụ thể là trong thủy nông, cấp thoát nước đô thị và khắc phục ô nhiễm nguồn nước, bao gồm: định giá dich vụ nước, tự chủ tài chính của doanh nghiệp, thuế tài nguyên nước và các thuế khác, chính sách huy động vốn đầu tư phát triển, thu phí bảo vệ môi trường đối với các hộ dân, cơ sở sản xuất kinh doanh….trên lưu vực sông. Trong giai đoạn từ năm 2004 đến nay, qua thực tế xét duyệt dựa trên quy chế cho vay và tiêu chí lựa chọn của Quỹ, đã có 13 dự án được quyết định cho vay vốn với lãi xuất ưu đãi trong đó có 6 dự án về xây dựng các trạm xử lý nước thải ở các khu công nghiệp và nhà máy, chiếm hơn 41% số dự án được quyết định cho vay vốn.
• Phương pháp tiếp cận hành động nhằm BVMT lưu vực sông Cầu là quản lý tổng hợp tài nguyờn nước chưa được xỏc định rừ ràng: Mục tiêu của hành động là kết hợp phát triển và quản lý tài nguyên nước, đất đai và các tài nguyên có liên quan nhằm phát huy tối đa những lợi ích kinh tế và xã hội mà không gây tổn hại tới tính bền vững của các hệ sinh thái. • Áp dụng các công cụ kinh tế (thuế, phí môi trường, ký qũy,….) đồng thời tăng các mức xử phạt đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như sinh hoạt hàng ngày của người dân 6 tỉnh trong lưu vực sông để khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân có hành động bảo vệ môi trường nói chung và nguồn nước nói riêng và hạn chế các tác động không có lợi tới môi trường.