Luận văn thạc sỹ - Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về ứng dụng công nghệ tài chính (Fintech) đối với thị trường chứng khoán và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam

94 11 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Luận văn thạc sỹ - Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về ứng dụng công nghệ tài chính (Fintech) đối với thị trường chứng khoán và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) lan rộng đã thúc đẩy sự chuyển biến trong cả hình thức lẫn cách thức vận hành của nền tài chính toàn cầu. Trong bối cảnh hiện tại, Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế thay đổi này. Tuy nhiên, vấn đề nào cũng có hai mặt. Việc lựa chọn và tiếp thu những thay đổi như thế nào để phù hợp với điều kiện kinh tế đặc thù của Việt Nam đòi hỏi cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng. Nhận thức rõ tầm quan trọng của cuộc CMCN 4.0 đối với xã hội nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ của Bộ Tài chính là “tập trung xây dựng các cơ chế, chính sách về thuế, tài chính nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho các hoạt động đổi mới công nghệ, nghiên cứu phát triển và đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin và các công nghệ tiên tiến khác”. Cuộc CMCN 4.0 đem đến rất nhiều khái niệm mới như blockchain, big data hay bitcoin, ethereum… làm thay đổi tư duy, nhận thức của con người, thậm chí các quốc gia phát triển nhất trên thế giới cũng chưa thể đưa ra những chính sách quản lý kịp thời. Bên cạnh những biến đổi tích cực, rủi ro trên thị trường tài chính và nền kinh tế ngày càng lớn. Trước tình hình các vụ sập sàn giao dịch điện tử tiền ảo và lừa đảo đầu tư xảy ra ngày càng nhiều, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cấm các giao dịch và thanh toán bằng tiền điện tử và áp dụng xử phạt theo Nghị định số 96/2014/NĐ-CP. Trong giai đoạn đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 11/4/2018 về tăng cường quản lý các hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác nhằm nâng cao nhận thức của người dân về rủi ro của loại hình đầu tư này. Do vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về công nghệ tài chính (Fintech) là phù hợp với định hướng của Chính phủ đối với việc tiếp cận CMCN 4.0 và định hướng nghiên cứu khoa học của ngành Tài chính giai đoạn 2018 - 2022: “Nghiên cứu sự gắn kết giữa tài chính và công nghệ, công nghệ tài chính và khả năng, lộ trình áp dụng đối với thị trường tài chính Việt Nam”. Bên cạnh đó, xét về ý nghĩa khoa học, hiện nay, có nhiều khái niệm khác nhau về Fintech. Nhìn chung, Fintech được định nghĩa một cách đơn giản nhất là tất cả các ứng dụng, cải tiến đột phá về công nghệ và mô hình kinh doanh trong lĩnh vực tài chính. Về cách thức tổ chức hoạt động, Fintech tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả và thông minh, tại đó thông tin về các cá nhân được lưu trữ và chia sẻ thông qua công nghệ chuỗi khối và số liệu lớn, được sử dụng để tạo lập các báo cáo tự động… Đối với việc tương tác giữa các cá nhân, tổ chức, hệ thống bảo mật dữ liệu bằng vân tay và chữ ký điện tử, các hợp đồng thông minh cho phép thực hiện các giao dịch an toàn, hiệu quả; các hình thức gọi vốn như Crowdfunding, P2P Lending… giúp tiết kiệm thời gian, chi phí. Tuy nhiên, rủi ro đi kèm với ứng dụng Fintech cũng rất đáng kể như rủi ro về bảo mật thông tin, rủi ro lừa đảo, rủi ro về an ninh mạng rất khó để nắm bắt do thiếu cơ chế quản lý, công bố thông tin cũng như cách thức tiến hành thông qua mạng Internet. Những vụ sập sàn giao dịch điện tử, lừa đảo đầu tư diễn ra trong thời gian gần đây tại nhiều quốc gia trên thế giới gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế và làm tổn hại đến lòng tin của nhà đầu tư. Xuất phát từ những lý do trên, các cơ quan quản lý thị trường tài chính, trong đó có Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm phối hợp, nghiên cứu và triển khai các chính sách cần thiết để tiếp cận công nghệ tài chính một cách an toàn và hiệu quả. Do vậy, đề tài: “Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về ứng dụng công nghệ tài chính (Fintech) đối với thị trường chứng khoán và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam” là cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài bao gồm: Nghiên cứu các vấn đề cơ bản về Fintech bao gồm các đặc điểm, tính chất, các hình thức và ứng dụng của Fintech trên thế giới; phân tích, đánh giá tác động của Fintech trên thị trường tài chính, TTCK trên thế giới. Nghiên cứu kinh nghiệm áp dụng Fintech trên TTCK tại các quốc gia trên thế giới, nhất là các quốc gia phát triển và các quốc gia có điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa tương đồng với Việt Nam, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm. Nghiên cứu thực trạng ứng dụng Fintech hiện nay tại Việt Nam và đưa ra các khuyến nghị chính sách cụ thể trong lĩnh vực chứng khoán. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ứng dụng Fintech đối với thị trường chứng khoán. Về phạm vi nghiên cứu , đề tài tập trung làm rõ khái niệm, đặc điểm các ứng dụng và tác động của công nghệ tài chính, nghiên cứu thực trạng ứng dụng các thành tựu công nghệ tài chính tại một số quốc gia trên thế giới, phân tích các mặt thành công và thất bại để rút ra những bài học khinh nghiệm cho Việt Nam. Nghiên cứu góp phần giúp lựa chọn mô hình quản lý, giám sát tài chính tối ưu, phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tế cho Việt Nam. Đề tài được nghiên cứu tập trung giai đoạn từ (2010- đến nay) tại Việt Nam. 4.Phương pháp nghiên cứu Đề tài dựa trên cơ sở đánh giá tổng hợp từ nghiên cứu, thực tiễn và thông lệ của các tổ chức quốc tế đối với các nội dung nghiên cứu, đánh giá thực tiễn thị trường chứng khoán và thị trường tài chính Việt Nam, đồng thời dựa trên thông lệ quốc tế đề xuất một số chính sách cụ thể cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Các phương pháp kỹ thuật được sử dụng chủ yếu như phương pháp thống kê, điều tra thực tế, phân tích, so sánh. 5. Kết quả nghiên cứu Với mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu nêu trên, đề tài đã rút ra các kết luận chính như sau: (1) Kết quả nghiên cứu đã luận giải được các vấn đề chung về Fintech và ứng dụng Fintech trên thị trường tài chính ngân hàng nói chung và tập trung vào TTCK nói riêng. Trong đó làm rõ khái niệm, đặc điểm, phạm vi hoạt động của Fintech, tác động của Fintech đến nền kinh tế, đến ngành dịch vụ tài chính, trong đó có TTCK. Liên quan đến tác động của Fintech, đề tài đã cho thấy Fintech có tác động tích cực đến nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng. Trong đó, đối với nền kinh tế, Fintech đóng vai trò không nhỏ trong việc góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trên TTCK, Fintech cũng có tác động toàn diện từ bên cầu (nhà đầu tư) đến bên cung (doanh nghiệp), từ cơ quan quản lý tới các tổ chức vận hành thị trường (Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán)… Về ứng dụng Fintech trên TTCK, đề tài đã giới thiệu các lĩnh vực ứng dụng trên thị trường từ lớp cơ sở đến lớp dịch vụ; mô tả những rủi ro, thách thức tiềm ẩn liên quan; và nêu ra những điều kiện để ứng dụng hiệu quả Fintech từ khung pháp lý đến phát triển nguồn nhân lực và điều kiện về cơ sở hạ tầng. (2) Đề tài đã nghiên cứu làm rõ kinh nghiệm quốc tế trong ứng dụng và quản lý các hoạt động Fintech trên thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng. Các nước được nghiên cứu bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Thái Lan. Theo đó, đa số các nước có sử dụng trung tâm đổi mới sáng tạo Fintech dưới hình thức khác nhau do đây là mô hình dễ triển khai, phát triển theo điều kiện thực tế và tận dụng được nguồn lực của nhiều bên liên quan. Khung khổ pháp lý thử nghiệm được một số nước phát triển áp dụng thành công và hiệu quả, tuy nhiên cần những điều kiện và nguồn lực nhất định để triển khai thành công. Tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp cũng là một phương thức tiếp cận cho các doanh nghiệp công nghệ mới, bao gồm cả Fintech. Ngoài một số ít kinh nghiệm có thể nói là chưa thành công (như sự sụp đổ của các nền tảng cho vay ngang hàng ở Trung Quốc, các rủi ro liên quan đến lừa đảo qua ICO trên toàn cầu, nền tảng Live của Thái Lan chưa có đợt huy động vốn nào, cơ chế phối hợp chưa hiệu quả giữa các cơ quan quản lý ở Mỹ…), hầu hết những kinh nghiệm mà tác giả tiếp cận được đều là thành công hoặc đang trong quá trình kiểm chứng. Điều này có thể do lĩnh vực Fintech tương đối mới đối với rất nhiều quốc gia trên thế giới, không chỉ đối với Việt Nam. Đề tài cũng lưu ý rằng mỗi kinh nghiệm quốc tế đều có những ưu, nhược điểm riêng; giải pháp và mô hình có thể phù hợp với quốc gia này nhưng chưa chắc đã phù hợp với điều kiện của quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Các bài học kinh nghiệm tốt thường là bài học có giải pháp, mô hình thích hợp với trình độ phát triển và nền kinh tế quốc dân, được triển khai tại thời điểm thích hợp và theo cơ chế thị trường. (3) Trên cơ sở nền tảng tổng quan chung về Fintech và ứng dụng Fintech trên TTCK; tìm hiểu kinh nghiệm ứng dụng Fintech của một số nước phát triển hoặc một số nước có điều kiện tương đồng với Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, đề tài đánh giá thực trạng ứng dụng Fintech tại Việt Nam về các nội dung tổng quan thị trường Fintech, khung pháp lý và quản lý nhà nước về Fintech; triển vọng và tồn tại, hạn chế trong ứng dụng Fintech tại Việt Nam. Từ đó, đề tài đưa ra các mục tiêu và quan điểm triển khai Fintech trên TTCK Việt Nam và đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị chính sách cho việc áp dụng Fintech trên TTCK Việt Nam về: (i) Tổ chức thể chế, cơ chế phối hợp, phương pháp tiếp cận; (ii) Phát triển nguồn nhân lực; (iii) Nội dung ứng dụng Fintech; (iv) Khung khổ pháp lý. Cụ thể như sau: Nhóm khuyến nghị về tổ chức thể chế, cơ chế phối hợp, phương pháp tiếp cận: (i) Đề xuất thành lập Tổ chức chuyên trách về Fintech tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Nghiên cứu mô hình tổ chức quản lý giám sát thị trường tài chính trong dài hạn để khắc phục những nhược điểm của mô hình phân tán hiện tại, tránh hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan liên quan; (ii) Về phương pháp tiếp cận của cơ quan quản lý trong ứng dụng Fintech trên TTCK, đề tài cho rằng cần áp dụng kết hợp cả mô hình trung tâm đổi mới sáng tạo . Đối với phát triển nguồn nhân lực, đề tài đưa ra khuyến nghị đối với cả nhân sự lãnh đạo cao cấp đến hàng ngũ chuyên gia chuyên sâu của cơ quan quản lý và nguồn nhân lực cho toàn thị trường. Đối với nhóm khuyến nghị về nội dung ứng dụng Fintech trên TTCK, đề tài đưa ra các ứng dụng quan trọng về định danh/nhận biết khách hàng điện tử (e-KYC), các nền tảng huy động vốn mới, các nền tảng đầu tư và giao dịch cho nhà đầu tư cá nhân, các nền tảng giao dịch trái phiếu cho nhà đầu tư tổ chức và các nội dung tiềm năng về công nghệ mới, công nghệ quản lý kỳ vọng sẽ được ứng dụng nhiều trên TTCK trong tương lai. Đề tài đề xuất các nội dung về khung khổ pháp lý, chính sách: Tập trung xây dựng văn bản pháp lý chung quy định các vấn đề cơ bản của hoạt động Fintech, tiêu chuẩn đánh giá, mô hình triển khai, quan điểm quản lý, các biện pháp ưu đãi và phân công trách nhiệm giữa các bên đối với các lĩnh vực ứng dụng của Fintech; xây dựng văn bản quy định về cơ chế pháp lý thử nghiệm, các chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư và doanh nghiệp Fintech. 6. Cấu trúc của đề tài Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 3 chương: Chương 1 : Cơ sở lý luận về ứng dụng công nghệ tài chính ( Fintech ) đối với thị trường chứng khoán . Trình bày các khái niệm , đặc điểm . phạm vi , hình thức và tác động của Fintech đến thị trường tài chính. Chương 2 : Thực trạng ứng dụng công nghệ tài chính Fintech trên thị trường chứng khoán Việt Nam . Quản lý của nhà nước về Fintech và triển vọng của Fintech đối với thị trường chứng khoán. Chương 3 : Một số khuyến nghị chính sách cho việc áp dụng công nghệ tài chính ( Fintech ) trên thị trường chứng khoán Việt Nam . Các nhóm khuyến nghị dựa trên cơ sở nền tảng tổng quan chung về Fintech trên thị trường chứng khoán.

1 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH CHO THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM Ngành: Tài chính – Ngân hàng NGUYỄN ĐỨC THANH Hà Nội - 2022 2 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH CHO THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 Họ và tên học viên: Nguyễn Đức Thanh Người hướng dẫn: TS Phạm Ngọc Anh 3 3 Hà Nội – 2022 4 MỤC LỤC 5 DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ 6 LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) lan rộng đã thúc đẩy sự chuyển biến trong cả hình thức lẫn cách thức vận hành của nền tài chính toàn cầu Trong bối cảnh hiện tại, Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế thay đổi này Tuy nhiên, vấn đề nào cũng có hai mặt Việc lựa chọn và tiếp thu những thay đổi như thế nào để phù hợp với điều kiện kinh tế đặc thù của Việt Nam đòi hỏi cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng Nhận thức rõ tầm quan trọng của cuộc CMCN 4.0 đối với xã hội nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CTTTg ngày 04/5/2017 về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ của Bộ Tài chính là “tập trung xây dựng các cơ chế, chính sách về thuế, tài chính nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho các hoạt động đổi mới công nghệ, nghiên cứu phát triển và đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin và các công nghệ tiên tiến khác” Cuộc CMCN 4.0 đem đến rất nhiều khái niệm mới như blockchain, big data hay bitcoin, ethereum… làm thay đổi tư duy, nhận thức của con người, thậm chí các quốc gia phát triển nhất trên thế giới cũng chưa thể đưa ra những chính sách quản lý kịp thời Bên cạnh những biến đổi tích cực, rủi ro trên thị trường tài chính và nền kinh tế ngày càng lớn Trước tình hình các vụ sập sàn giao dịch điện tử tiền ảo và lừa đảo đầu tư xảy ra ngày càng nhiều, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cấm các giao dịch và thanh toán bằng tiền điện tử và áp dụng xử phạt theo Nghị định số 96/2014/NĐ-CP Trong giai đoạn đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 11/4/2018 về tăng cường quản lý các hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác nhằm nâng cao nhận thức của người dân về rủi ro của loại hình đầu tư này Do vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về công nghệ tài chính (Fintech) là phù hợp với định hướng của Chính phủ đối với việc tiếp cận CMCN 4.0 và định hướng nghiên cứu khoa học của ngành Tài chính giai đoạn 2018 - 2022: “Nghiên 7 cứu sự gắn kết giữa tài chính và công nghệ, công nghệ tài chính và khả năng, lộ trình áp dụng đối với thị trường tài chính Việt Nam” Bên cạnh đó, xét về ý nghĩa khoa học, hiện nay, có nhiều khái niệm khác nhau về Fintech Nhìn chung, Fintech được định nghĩa một cách đơn giản nhất là tất cả các ứng dụng, cải tiến đột phá về công nghệ và mô hình kinh doanh trong lĩnh vực tài chính Về cách thức tổ chức hoạt động, Fintech tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả và thông minh, tại đó thông tin về các cá nhân được lưu trữ và chia sẻ thông qua công nghệ chuỗi khối và số liệu lớn, được sử dụng để tạo lập các báo cáo tự động… Đối với việc tương tác giữa các cá nhân, tổ chức, hệ thống bảo mật dữ liệu bằng vân tay và chữ ký điện tử, các hợp đồng thông minh cho phép thực hiện các giao dịch an toàn, hiệu quả; các hình thức gọi vốn như Crowdfunding, P2P Lending… giúp tiết kiệm thời gian, chi phí Tuy nhiên, rủi ro đi kèm với ứng dụng Fintech cũng rất đáng kể như rủi ro về bảo mật thông tin, rủi ro lừa đảo, rủi ro về an ninh mạng rất khó để nắm bắt do thiếu cơ chế quản lý, công bố thông tin cũng như cách thức tiến hành thông qua mạng Internet Những vụ sập sàn giao dịch điện tử, lừa đảo đầu tư diễn ra trong thời gian gần đây tại nhiều quốc gia trên thế giới gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế và làm tổn hại đến lòng tin của nhà đầu tư Xuất phát từ những lý do trên, các cơ quan quản lý thị trường tài chính, trong đó có Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm phối hợp, nghiên cứu và triển khai các chính sách cần thiết để tiếp cận công nghệ tài chính một cách an toàn và hiệu quả Do vậy, đề tài: “Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về ứng dụng công nghệ tài chính (Fintech) đối với thị trường chứng khoán và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam” là cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn 2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài bao gồm: Nghiên cứu các vấn đề cơ bản về Fintech bao gồm các đặc điểm, tính chất, các hình thức và ứng dụng của Fintech trên thế giới; phân tích, đánh giá tác động của Fintech trên thị trường tài chính, TTCK trên thế giới 8 Nghiên cứu kinh nghiệm áp dụng Fintech trên TTCK tại các quốc gia trên thế giới, nhất là các quốc gia phát triển và các quốc gia có điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa tương đồng với Việt Nam, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm Nghiên cứu thực trạng ứng dụng Fintech hiện nay tại Việt Nam và đưa ra các khuyến nghị chính sách cụ thể trong lĩnh vực chứng khoán 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ứng dụng Fintech đối với thị trường chứng khoán Về phạm vi nghiên cứu , đề tài tập trung làm rõ khái niệm, đặc điểm các ứng dụng và tác động của công nghệ tài chính, nghiên cứu thực trạng ứng dụng các thành tựu công nghệ tài chính tại một số quốc gia trên thế giới, phân tích các mặt thành công và thất bại để rút ra những bài học khinh nghiệm cho Việt Nam Nghiên cứu góp phần giúp lựa chọn mô hình quản lý, giám sát tài chính tối ưu, phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tế cho Việt Nam Đề tài được nghiên cứu tập trung giai đoạn từ (2010- đến nay) tại Việt Nam 4.Phương pháp nghiên cứu Đề tài dựa trên cơ sở đánh giá tổng hợp từ nghiên cứu, thực tiễn và thông lệ của các tổ chức quốc tế đối với các nội dung nghiên cứu, đánh giá thực tiễn thị trường chứng khoán và thị trường tài chính Việt Nam, đồng thời dựa trên thông lệ quốc tế đề xuất một số chính sách cụ thể cho thị trường chứng khoán Việt Nam Các phương pháp kỹ thuật được sử dụng chủ yếu như phương pháp thống kê, điều tra thực tế, phân tích, so sánh 5 Kết quả nghiên cứu Với mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu nêu trên, đề tài đã rút ra các kết luận chính như sau: (1) Kết quả nghiên cứu đã luận giải được các vấn đề chung về Fintech và ứng dụng Fintech trên thị trường tài chính ngân hàng nói chung và tập trung vào TTCK 9 nói riêng Trong đó làm rõ khái niệm, đặc điểm, phạm vi hoạt động của Fintech, tác động của Fintech đến nền kinh tế, đến ngành dịch vụ tài chính, trong đó có TTCK Liên quan đến tác động của Fintech, đề tài đã cho thấy Fintech có tác động tích cực đến nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng Trong đó, đối với nền kinh tế, Fintech đóng vai trò không nhỏ trong việc góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trên TTCK, Fintech cũng có tác động toàn diện từ bên cầu (nhà đầu tư) đến bên cung (doanh nghiệp), từ cơ quan quản lý tới các tổ chức vận hành thị trường (Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán)… Về ứng dụng Fintech trên TTCK, đề tài đã giới thiệu các lĩnh vực ứng dụng trên thị trường từ lớp cơ sở đến lớp dịch vụ; mô tả những rủi ro, thách thức tiềm ẩn liên quan; và nêu ra những điều kiện để ứng dụng hiệu quả Fintech từ khung pháp lý đến phát triển nguồn nhân lực và điều kiện về cơ sở hạ tầng (2) Đề tài đã nghiên cứu làm rõ kinh nghiệm quốc tế trong ứng dụng và quản lý các hoạt động Fintech trên thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng Các nước được nghiên cứu bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Thái Lan Theo đó, đa số các nước có sử dụng trung tâm đổi mới sáng tạo Fintech dưới hình thức khác nhau do đây là mô hình dễ triển khai, phát triển theo điều kiện thực tế và tận dụng được nguồn lực của nhiều bên liên quan Khung khổ pháp lý thử nghiệm được một số nước phát triển áp dụng thành công và hiệu quả, tuy nhiên cần những điều kiện và nguồn lực nhất định để triển khai thành công Tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp cũng là một phương thức tiếp cận cho các doanh nghiệp công nghệ mới, bao gồm cả Fintech Ngoài một số ít kinh nghiệm có thể nói là chưa thành công (như sự sụp đổ của các nền tảng cho vay ngang hàng ở Trung Quốc, các rủi ro liên quan đến lừa đảo qua ICO trên toàn cầu, nền tảng Live của Thái Lan chưa có đợt huy động vốn nào, cơ chế phối hợp chưa hiệu quả giữa các cơ quan quản lý ở Mỹ…), hầu hết những kinh nghiệm mà tác giả tiếp cận được đều là thành công hoặc đang trong quá trình kiểm chứng Điều này có thể do lĩnh vực Fintech tương đối mới đối với rất nhiều quốc gia trên thế giới, không chỉ đối với Việt Nam 10 Đề tài cũng lưu ý rằng mỗi kinh nghiệm quốc tế đều có những ưu, nhược điểm riêng; giải pháp và mô hình có thể phù hợp với quốc gia này nhưng chưa chắc đã phù hợp với điều kiện của quốc gia khác, trong đó có Việt Nam Các bài học kinh nghiệm tốt thường là bài học có giải pháp, mô hình thích hợp với trình độ phát triển và nền kinh tế quốc dân, được triển khai tại thời điểm thích hợp và theo cơ chế thị trường (3) Trên cơ sở nền tảng tổng quan chung về Fintech và ứng dụng Fintech trên TTCK; tìm hiểu kinh nghiệm ứng dụng Fintech của một số nước phát triển hoặc một số nước có điều kiện tương đồng với Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, đề tài đánh giá thực trạng ứng dụng Fintech tại Việt Nam về các nội dung tổng quan thị trường Fintech, khung pháp lý và quản lý nhà nước về Fintech; triển vọng và tồn tại, hạn chế trong ứng dụng Fintech tại Việt Nam Từ đó, đề tài đưa ra các mục tiêu và quan điểm triển khai Fintech trên TTCK Việt Nam và đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị chính sách cho việc áp dụng Fintech trên TTCK Việt Nam về: (i) Tổ chức thể chế, cơ chế phối hợp, phương pháp tiếp cận; (ii) Phát triển nguồn nhân lực; (iii) Nội dung ứng dụng Fintech; (iv) Khung khổ pháp lý Cụ thể như sau: Nhóm khuyến nghị về tổ chức thể chế, cơ chế phối hợp, phương pháp tiếp cận: (i) Đề xuất thành lập Tổ chức chuyên trách về Fintech tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Nghiên cứu mô hình tổ chức quản lý giám sát thị trường tài chính trong dài hạn để khắc phục những nhược điểm của mô hình phân tán hiện tại, tránh hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan liên quan; (ii) Về phương pháp tiếp cận của cơ quan quản lý trong ứng dụng Fintech trên TTCK, đề tài cho rằng cần áp dụng kết hợp cả mô hình trung tâm đổi mới sáng tạo Đối với phát triển nguồn nhân lực, đề tài đưa ra khuyến nghị đối với cả nhân sự lãnh đạo cao cấp đến hàng ngũ chuyên gia chuyên sâu của cơ quan quản lý và nguồn nhân lực cho toàn thị trường 80 Khi thị trường ngày càng phát triển, các kỹ năng của nhà đầu tư và thành viên thị trường ngày càng hoàn thiện thì đòi hỏi việc ứng dụng công nghệ mới mà đặc biệt là các xu thế công nghệ của cuộc CMCN lần thứ 4 trong hoạt động điều hành, quản lý giám sát thị trường càng trở nên bức thiết Theo đó, một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ để tiếp cận cuộc CMCN lần thứ 4 như sau: - Về phương pháp tiếp cận, ứng dụng công nghệ mới: Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị nghiệp vụ và đơn vị chuyên trách Fintech, nghiên cứu chuẩn bị đầu bài tốt, đúng và trúng, đồng thời phù hợp xu thế và nhu cầu phát triển của ngành Không thể vì nóng vội mà áp dụng công nghệ mới một cách ồ ạt, chưa có sự chuẩn bị thấu đáo dẫn đến kém hiệu quả, gây lãng phí Hiện nay, cộng đồng nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới tại Việt Nam còn phân tán, mang tính chất cá nhân, cục bộ; chưa có nơi định hướng, đào tạo và phát triển các công nghệ mới một cách phổ biến và rộng rãi Đây là một vấn đề đáng lưu tâm cho những đơn vị muốn áp dụng công nghệ mới khi họ không có nơi đáng tin cậy để chia sẻ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm khi triển khai, áp dụng Ngoài ra, cần có sự sẵn sàng về công nghệ của các doanh nghiệp, đối tác về Fintech Đơn cử, cho đến nay chưa có doanh nghiệp Fintech nào tiếp cận công nghệ XBRL; nhân lực về công nghệ AI của Việt Nam còn khá khiêm tốn (mỏng, yếu về trình độ, chất lượng) Với vai trò là đơn vị ra đầu bài, UBCKNN cần phải tạo cơ hội để các đối tác Fintech nắm bắt được nhu cầu nghiệp vụ của ngành, từ đó có sự đầu tư nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới để giải quyết được các bài toán mà ngành chứng khoán đặt ra - Cải cách thể chế trong lĩnh vực chứng khoán để có thể bắt kịp xu hướng phát triển của công nghiệp 4.0: Hiện nay, hầu hết các văn bản pháp lý về chuyên môn nghiệp vụ đều thiếu các điều khoản quy định cho công tác quản lý và sử dụng các ứng dụng Công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực chứng khoán Vì vậy, trong quá trình hoàn thiện các quy định có tính pháp lý về chuyên môn nghiệp vụ, cần bổ sung, điều chỉnh các điều khoản quy định cho công tác quản lý điều hành thị trường hướng đến ứng dụng Fintech và các công nghệ mới Ngoài ra, cũng cần bổ sung các chế tài đủ mạnh để thành viên thị trường thực hiện báo cáo và CBTT thông qua các hệ thống 81 công nghệ của UBCKNN Đây là yếu tố quan trọng để có thể thu thập dữ liệu đầy đủ, chất lượng, phục vụ công tác quản lý điều hành TTCK 3.2 Nhóm khuyến nghị về phát triển nguồn nhân lực - Đối với công tác chỉ đạo của Lãnh đạo các cấp và phối hợp giữa các đơn vị nghiệp vụ với nhau và với Cục CNTT: Lãnh đạo quyết tâm, chỉ đạo kịp thời và quyết liệt trong quá trình triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ mới tại UBCKNN Đây là yếu tố cơ bản quyết định sự thành công của việc triển khai ứng dụng công nghệ mới Các đơn vị nghiệp vụ của UBCKNN tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn với Cục CNTT trong việc triển khai ứng dụng công nghệ mới; chủ động đề xuất yêu cầu và phối hợp với Cục CNTT để tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong triển khai thực hiện các nội dung thuộc thẩm quyền của mỗi đơn vị; tích cực khai thác và sử dụng các chương trình ứng dụng CNTT đã được xây dựng để hoàn thành mục tiêu và đảm bảo hiệu quả đầu tư ứng dụng công nghệ mới - Đào tạo nguồn nhân lực: Tổ chức phổ biến nâng cao nhận thức cho lãnh đạo các cấp và cán bộ các đơn vị nghiệp vụ về các công nghệ mới, khả năng ứng dụng vào các hoạt động nghiệp vụ cụ thể của ngành Chứng khoán Đồng thời đào tạo cho cán bộ kiến thức về cuộc CMCN 4.0; có chính sách để thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao , song song với đó là xây dựng chương trình đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chứng khoán cho các cán bộ hướng đến ứng dụng các công nghệ mới Mục tiêu hướng tới là xây dựng một đội ngũ cán bộ có đủ trình độ nắm bắt, đánh giá và triển khai các công nghệ tiên tiến, có khả năng tiếp quản và vận hành các ứng dụng Fintech, có kỹ năng duy trì và phát triển các ứng dụng Fintech của ngành Chứng khoán, đóng vai trò là cầu nối, gắn công nghệ mới với nghiệp vụ của ngành - Chuẩn bị nguồn lực tài chính: Rõ ràng là để tiếp cận công nghệ mới, công nghệ cao thì cần phải đầu tư nghiên cứu, cần có nguồn nhân lực chất lượng cao… để cho ra đời các sản phẩm công nghệ chất lượng và hiện đại, tương ứng là phải đầu tư kinh phí lớn Vì vậy, nguồn lực tài chính là cực kỳ quan trọng và là một trong các yếu tố quyết định thành công trong việc ứng dụng công nghệ cao UBCKNN cần có sự hỗ trợ về chính sách nhằm phát huy nguồn lực tài chính tốt, 82 đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác, tổ chức quốc tế để ứng dụng công nghệ cao thành công Nhu cầu nhân lực cho ngành công nghệ tài chính – Fintech: Với tốc độ phát triển của Fintech toàn cầu như hiện nay, dự báo về nhân lực cho thấy có nhiều cơ hôi việc làm cho người am hiểu về công nghệ thông tin và tài chính Hiện nay và sắp tới thị trường này đang rất cần đội ngũ nhân sự cho các vị trí sau: - Nhân viên quản lý rủi ro và các chuyên gia tuân thủ: công nghệ đang có tác động sâu sắc đến các quy định và quy tắc của ngành tài chính đòi hỏi thị trường lao động cần phải cung cấp cho các công ty, tổ chức những chuyên gia trong lĩnh vực luật tài chính, thực hiện thực tiễn tốt nhất và bảo mật dữ liệu để có thể thực hiện các vị trí của các nhà quản lý rủi ro và các chuyên gia tuân thủ - Nhân sự phát triển blockchain: theo một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi LinkedIn, nhu cầu cho các nhà phát triển blockchain đang tăng 30% mỗi năm Và nhu cầu này đang tiếp tục tăng lên trong tương lai, vì tỷ lệ chấp nhận và giới thiệu các giải pháp blockchain mới cho các tổ chức tài chính sẽ tăng lên - Nhân sự phát triển ứng dụng ngành công nghiệp tài chính: chủ yếu là ứng dụng thúc đẩy thêm 2 tỷ người sử dụng các ứng dụng ngân hàng vào năm 2020, nhu cầu về nhân sự phát triển ứng dụng lành nghề dự kiến sẽ tăng vọt Nhu cầu không chỉ giới hạn trong các ứng dụng ngân hàng Một số ứng dụng phổ biến nhất thị trường hiện nay xoay quanh quản lý tài sản, ví tiền điện tử, xử lý thanh toán và chuyển tiền cũng như cho vay thay thế - Nhân sự phân tích dữ liệu và tư vấn sử dụng dữ liệu để cải thiện dịch vụ tài chính: sự bùng nổ trong thị trường công nghệ tài chính, đòi hỏi nguồn lực hỗ trợ các chuyên gia dữ liệu tại công ty Fintech để phân tích dữ liệu vì vậy các công ty này đang và sẽ tiếp tục khát nguồn nhân lực cao trong lĩnh vực này Ngày 26/11/2019, Luật Chứng khoán sửa đổi đã được thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 Luật Chứng khoán mới đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới đối với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) bên cạnh những nhiệm vụ đã và đang tiếp tục triển khai Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/05/2018 83 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp đặt ra những thay đổi lớn về chính sách tiền lương UBCKNN hiện nay đang thực hiện chế độ tự chủ về biên chế và kinh phí hoạt động theo Quyết định 29/2009/QĐ-TTg ngày 20/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chế độ tự chủ về biên chế và kinh phí hoạt động của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Trong nhiều năm qua, cơ chế tự chủ về biên chế và kinh phí hoạt động theo Quyết định 29/2009/QĐTTg là cơ sở quan trọng để UBCKNN: (1) thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; tăng cường công tác quản lý, giám sát thị trường chứng khoán; bảo đảm sự hoạt động an toàn và hiệu quả của thị trường chứng khoán; (2) xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng và từng bước bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức; (3) nâng cấp cơ sở hạ tầng, hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở vật chất và phương tiện làm việc nhằm nâng cao năng lực quản lý, giám sát 3.3 Nhóm khuyến nghị về nội dung ứng dụng Fintech Fintech và tương lai ngành chứng khoán, lĩnh vực chứng khoán ngày càng chịu ảnh hưởng nhiều từ cuộc cách mạng công nghệ 4.0, để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong ứng dụng công nghệ thông tin, thời gian tới cần tập trung vào một số giải pháp sau: Hoàn thiện các quy định pháp lý cho việc quản lý và sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực chứng khoán Ở lĩnh vực này đã có nhiều thay đổi rõ nét trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành thị trường, bên cạnh đó các sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đầu tư, tư vấn như Robot đầu tư tự động, các ứng dụng khuyến nghị đầu tư sử dụng trên nền tảng công nghệ thông tin, đã được nhà đầu tư tiếp nhận Bên cạnh những ưu điểm giúp nhà đầu tư, còn đó những hệ lụy về trách nhiệm trong xử lý các tranh 84 chấp có thể xảy ra, vì thế quy định pháp luật cần có những quy định cụ thể để giám sát các hoạt động nói trên Xây dựng lộ trình cụ thể cho việc tích hợp các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin của Ủy ban chứng khoán Nhà nước Từ những hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu đã được hình thành, cần tiếp tục xây dựng và phát triển để hình thành một hệ thống ứng dụng của Ủy ban chứng khoán Nhà nước có quy mô lớn, cốt lõi toàn ngành và mang tính tích hợp cao Do vậy, việc xây dựng và phát triển hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu đảm bảo cung cấp thông tin dữ liệu cho cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính ngân sách đặt tại Bộ Tài chính để các đơn vị có liên quan thuộc Bộ có thể khai thác, sử dụng đạt hiệu quả Hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin và tăng cường các giải pháp an toàn, bảo mật, đảm bảo phục vụ triển khai, vận hành các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin lớn và các hệ thống cơ sở dữ liệu cốt lõi của Ủy ban chứng khoán Nhà nước theo hướng hiện đại và thống nhất Ứng dụng các công nghệ mới để có thể đáp ứng linh hoạt sự thay đổi của các quy trình nghiệp vụ Khi xây dựng và phát triển các hệ thống công nghệ thông tin cần phải chú trọng khâu khảo sát, phân tích và thiết kế hệ thống Hệ thống xây dựng phải đáp ứng được yêu cầu hiện tại của người dùng nhưng cũng dễ dàng đáp ứng được những cập nhật thay đổi khi cần thiết Đối với các đơn vị trung gian tham gia trên thị trường chứng khoán, cần nhanh chóng thay đổi theo xu hướng phát triển của thời đại, cung cấp các ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động mua bán chứng khoán, hoạt động tư vấn đầu tư Đối với người hành nghề chứng khoán, đặc biệt là môi giới chứng khoán, do xu thế phát triển tất yếu trong ngành chứng khoán sẽ dần thay thế các môi giới tư vấn đầu tư tại bàn truyền thống để hướng tới tích hợp công nghệ trong hoạt động tư vấn đầu tư 85 Nghiên cứu tổ chức thị trường huy động và giao dịch vốn cổ phần cho doanh nghiệp khởi nghiệp, bao gồm cả các doanh nghiệp Fintech Nhà đầu tư cá nhân được quyền giao dịch, nhưng cân nhắc có hạn chế tổng giá trị danh mục được phép đầu tư trong năm, nhà đầu tư chuyên nghiệp có thể không bị hạn chế Thị trường này được sở giao dịch chứng khoán tổ chức chuyên biệt, độc lập với thị trường cổ phiếu dành cho công chúng đầu tư hiện nay Hoàn thiện thị trường trái phiếu doanh nghiệp Thiết kế thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ (whole-sale market) tách biệt hoàn toàn với phát hành ra công chúng (retail market) Đây cũng là một phân mảng thị trường rất quan trọng của thị trường vốn, giúp các doanh nghiệp Fintech huy động vốn Cân nhắc bổ sung quy định cổ phiếu vàng (golden share), tạo nền tảng tiến tới gỡ bỏ hạn chế về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài Liên quan đến việc xây dựng hệ sinh thái cho doanh nghiệp startup, bao gồm cả các doanh nghiệp startup Fintech, điều cần làm ngay là điều chỉnh quy định, thông qua cơ chế chính sách thông thoáng, để hình thành một nhánh các quỹ thành viên chuyên biệt là các quỹ mạo hiểm (venture capital) theo thông lệ quốc tế Các quỹ này sẽ đóng vai trò người mua chính trên thị trường vốn dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp Cùng với đó, cần có quy định cho phép triển khai quỹ vốn cổ phần cộng đồng (equity crowndingfund) huy động qua nền tảng huy động vốn tại các sở giao dịch chứng khoán Khi hạ tầng công nghệ cho phép, thì áp dụng các cơ chế giao dịch, mà quy định pháp luật đã cho phép hoặc thông lệ quốc tế đang áp dụng, để gia tăng hiệu quả của thị trường, cụ thể như: mở rộng biên độ dao động giá kết hợp với cơ chế ngắt mạch tự động; các giao dịch chứng khoán chờ về, giao dịch chứng khoán trong ngày; các giao dịch vay để bán và đặc biệt là các giao dịch theo công nghệ cao như giao dịch thuật toán Tiếp tục phát triển thị trường phân tán rủi ro, đặc biệt là thị trường phái sinh: bổ sung các sản phẩm phái sinh, trước mắt là hợp đồng tương lai cổ phiếu đơn lẻ, quyền chọn chỉ số, quyền chọn cổ phiếu, quyền chọn trái phiếu, quyền chọn hợp đồng tương lai Sau đó là các hợp đồng phái sinh hàng hóa, phục vụ nhu cầu phòng ngừa rủi ro thị trường của các nhà xuất nhập khẩu hàng hóa và 86 các nhà sản xuất hàng hóa cho xuất khẩu Từng bước áp dụng cơ chê chào bán chứng khoán ra công chúng chủ yếu dựa trên thông tin công bố đầy đủ, tháo gỡ hoàn toàn nút thắt này theo thông lệ quốc tế Trước mắt, cho phép áp dụng cơ chế chào bán dựa trên thông tin công bố đầy đủ (full disclosure) cho nhà đầu tư chuyên nghiệp đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp Fintech khi huy động vốn trên thị trường dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp Từng bước tiếp cận, ứng dụng công nghệ 4.0 cho các hệ thống Fintech hiện có song song với xây dựng các hệ thống mới Cụ thể là: - Nâng cấp các hệ thống CSDL hiện có: UBCKNN cần thực hiện nâng cấp tổng thể đối với những hệ thống CSDL cốt lõi đối với SCMS, FMS, CSDL nhà ĐTNN, CSDL Người hành nghề chứng khoán; hệ thống IDS; hệ thống MSS Nâng cấp về phần cứng (tăng cường năng lực lưu trữ, tăng cường năng lực xử lý dữ liệu) tập trung thực hiện ảo hóa ở mức tổng thể cả ứng dụng, CSDL và phần cứng lưu trữ; Chuyển đổi một phần ứng dụng sang công nghệ tiêu chuẩn báo cáo tài chính XBRL eXtensible Business Reporting Language, ngôn ngữ báo cáo kinh doanh mở rộng, hỗ trợ cung cấp giao diện và chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế - Triển khai nghiên cứu xây dựng hệ thống (BI) phân tích, dự báo thông minh: Hệ thống phục vụ công tác phân tích, tổng hợp và dự báo về chứng khoán và TTCK, cung cấp các thông tin kịp thời, phục vụ báo cáo Lãnh đạo UBCKNN và Bộ Tài chính trong việc quản lý, giám sát và điều hành về chứng khoán và TTCK - Triển khai các dịch vụ công điện tử trên nền tảng các thiết bị di động thông minh (mobility): Sử dụng công nghệ di động thông minh cho hầu hết các kênh tra cứu, cung cấp thông tin về các nghiệp vụ của ngành Chứng khoán, bước đầu thí điểm cho kênh giao dịch với những dịch vụ đơn giản Nâng cấp một số dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 lên mức độ 4 trên nền tảng công nghệ mobility - Triển khai xây dựng hệ thống thu thập dữ liệu tin đồn liên quan đến chứng khoán và TTCK: Hệ thống ứng dụng Social để thu thập thông tin, dữ liệu về tin đồn liên quan đến chứng khoán và giao dịch chứng khoán từ các phương tiện thông tin đại chúng (báo mạng, mạng xã hội, diễn đàn xã hội ) Hệ thống tự động dò quét, tìm và 87 tổng hợp thông tin, dữ liệu tin đồn về chứng khoán và giao dịch chứng khoán đã và đang đăng tải hoặc phát tán trên các phương tiện thông tin đại chúng qua Internet; tự động phân loại thông tin, xử lý và lưu trữ theo các tiêu chí và yêu cầu; thực hiện tìm kiếm, thống kê, tổng hợp thông tin theo yêu cầu của UBCKNN Tăng cường năng lực bảo mật, đảm bảo an toàn dữ liệu, an ninh thông tin ở mức dữ liệu đối với các hệ thống Fintech của UBCKNN: Trang bị hệ thống đảm bảo an toàn bảo mật CSDL nhằm xác định, quy định rõ trách nhiệm trong công tác đảm bảo an toàn, bảo mật CNTT cho từng đơn vị, cá nhân tham gia vào hệ thống; Ngăn chặn các truy nhập trái phép vào hệ thống CSDL; Giám sát các yếu tố ảnh hưởng về bảo mật hệ thống một cách chủ động; Có những hệ thống báo cáo chuẩn, báo cáo chi tiết về việc truy cập dữ liệu cũng như việc sử dụng tài nguyên Nâng cấp, mở rộng Hệ thống theo dõi, cảnh báo và phân tích sự cố an ninh thông tin cho hệ thống Fintech để hoàn thiện hệ thống Nâng cao năng lực và tăng cường khả năng theo dõi, cảnh báo, điều tra, ngăn chặn sự cố an toàn thông tin của UBCKNN Xây dựng một hệ thống phòng thủ toàn diện, cho phép nhanh chóng phát hiện và giảm thiểu thiệt hại trước các nguy cơ mất an toàn thông tin 3.4 Nhóm khuyến nghị về khung khổ pháp lý Từ việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động Fintech cũng như thực trạng khung pháp lý về Fintech ở Việt Nam, có thể đưa ra một số kiến nghị, giải pháp như sau: Thứ nhất, UBCK sớm hoàn thiện để trình Chính phủ ban hành Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động Fintech trong lĩnh vực chứng khoán Đây là một vấn đề cấp bách trong giai đoạn hiện nay do Quốc hội và Chính phủ đã xác định hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển Fintech là một ưu tiên của trong giai đoạn hiện nay Thứ hai, trong trung và dài hạn, trên cơ sở cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động Fintech, cần xây dựng một khung pháp lý hoàn chỉnh đối với Fintech bao trùm các quy định cụ thể về hoạt động dịch vụ Fintech và các quy định khác có liên quan 88 Các nội dung quan trọng nhất mà khung pháp lý về Fintech ở Việt Nam cần tập trung là: Một là, quy định về mô hình kinh doanh của Fintech: Pháp luật cần có những quy định về các nội dung chính sau: (i) Điều kiện thành lập và hoạt động doanh nghiệp Fintech (điều kiện về cấp phép hoạt động, điều kiện về tài chính, tiêu chuẩn đối với các sáng lập viên, người quản lý doanh nghiệp, điều lệ doanh nghiệp ); (ii) Quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp Fintech; (iii) Mô hình hoạt động của các doanh nghiệp Fintech Hai là, quy định về các sản phẩm, dịch vụ Fintech: Cần định danh các sản phẩm, dịch vụ Fintech với những quy định về thông tin miêu tả chi tiết sản phẩm, dịch vụ; bản chất của sản phẩm, dịch vụ; các tiêu chuẩn đối với từng sản phẩm, dịch vụ Fintech để đảm bảo tính minh bạch trong quá trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp Bên cạnh những sản phẩm, dịch vụ đã có sẵn ở Việt Nam, các quy định pháp luật cần mang tính dự đoán xu hướng trên thế giới như: Công nghệ Blockchain, eKYC hay QR Code trong các lĩnh vực tài chính như: bảo hiểm, chứng khoán, ngân hàng Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của Thái Lan khi là một trong các quốc gia đi đầu trong việc xây dựng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát về thanh toán mã QR từ năm 2017 Với sự tham gia thử nghiệm của 06 tổ chức Fintech, mã QR hiện đã trở nên phổ biến ở Thái Lan Theo Pisei, Hin (2019), đến cuối năm 2019, đăng ký PromptPay đã đạt 49,7 triệu và hơn 3,7 triệu người bán chấp nhận thanh toán QR PromptPay (so với 140.000 người bán chấp nhận thẻ với 480.000 thiết bị POS truyền thống) Kết quả của cơ chế thử nghiệm cũng giúp phát triển thanh toán QR xuyên biên giới, hiện có sẵn trong một số nước ASEAN Các ngân hàng Thái Lan đã hợp tác với các ngân hàng nước ngoài - ví dụ, Krungsri với MUFG ở Nhật Bản, cho phép khách hàng Thái Lan sử dụng hệ thống QR Thái Lan của họ tại các cửa hàng nước ngoài (Krungsri, 2018) Ngoài ra, Ngân hàng Thái Lan và Ngân hàng Quốc gia Campuchia đã ký kết một Biên bản ghi nhớ vào năm 2019 để tạo ra một hệ thống QR Campuchia - Thái Lan 89 Ở Malaysia, Ngân hàng Negara đã đưa ra một cơ chế thử nghiệm tập trung cho công nghệ eKYC, được xuất phát từ các quy định về thông tin cá nhân đã có sẵn Với cơ chế này, đã có 02 công ty và 07 ngân hàng tham gia, trong đó, MoneyMatch là công ty chuyển tiền quốc tế đã sử dụng công nghệ AI để xác minh định danh khách hàng và dựa vào cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để đánh giá tính hiệu quả của công nghệ này Đến tháng 6/2019, qua đánh giá cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, MoneyMatch đã nhận được chứng nhận về việc triển khai và ứng dụng eKYC trên thị trường Malaysia (Wechsler, Perlman and Gurung, 2018) Một ứng dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát khác trong lĩnh vực đang rất được quan tâm cùng với sự xuất hiện của tiền ảo Bitcoin, đó chính là cơ chế thử nghiệm sản phẩm công nghệ Blockchain của ngân hàng Lithuania, ra đời từ tháng 02/2020 với tên gọi LBChain Các công ty Fintech, bao gồm 06 công ty tại 03 quốc gia khác nhau tham gia thử nghiệm, đã nhận được sự tư vấn pháp lý, hỗ trợ kỹ thuật và ứng dụng, đánh giá sản phẩm của mình trong cơ chế thử nghiệm có kiểm soát với rất nhiều các hoạt động tài chính khác nhau Ba là, quy định về ưu đãi, hỗ trợ đối với Fintech: Đảm bảo có các quy định về cơ chế hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; ưu đãi, hỗ trợ tiếp cận vốn, ưu đãi về chính sách thuế cho các công ty Fintech Ví dụ như học tập kinh nghiệm của các quốc gia khác: Tại Trung Quốc, Fintech được tính thuế ở mức 15% so với mức bình thường là 25% Tại Malaysia, miễn thuế cho các công ty khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tiếp cận các nguồn tài trợ, được huấn luyện và cố vấn, tạo điều kiện cho chi phí hoạt động thấp, xây dựng môi trường thân thiện và ổn định, tạo quyền tự do cho các công ty nước ngoài đầu tư Tại Thái Lan, vào tháng 02/2017, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 05 năm cho các doanh nghiệp mới thành lập khi đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định (Baker McKenzie, 2017) Bốn là, quy định về quản lý, giám sát đối với Fintech: Quy định rõ các cơ quan có thẩm quyền quản lý, giám sát đối với hoạt động Fintech, cũng như xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý giám sát tài chính thuộc các lĩnh vực ngân hàng - chứng khoán - bảo hiểm để phát hiện rủi ro hiện hữu và tiềm ẩn Tại một số quốc gia, chính phủ có thể quy định cấm một vài hoạt động 90 trong lĩnh vực Fintech, trong khi một số quốc gia thì lại có những phương pháp quản lý khác Ví dụ: Theo Montaigne (2021), Chính phủ Trung Quốc đã ban hành quy định cấm việc phát hành và kinh doanh các loại tiền kỹ thuật số không chính thức cũng như việc thành lập và vận hành các sàn giao dịch tiền kỹ thuật số Đối với các hoạt động tài chính khác, quốc gia này tăng cường quản lý và kiểm tra giám sát các doanh nghiệp và các nền tảng Internet lớn bằng cách quy định các điều kiện cơ bản để cung ứng dịch vụ, bảo mật thông tin, ứng dụng kỹ thuật Trong khi đó, theo Ravi Menon (2016), tại Singapore, Ngân hàng Trung ương Singapore (MAS) lại không đưa ra các lệnh cấm hoàn toàn các hoạt động Fintech kể cả trao đổi tiền điện tử, mà cơ quan này hướng đến việc đảm bảo giám sát các hoạt động Fintech theo đúng quy định của pháp luật và cung cấp đầy đủ thông tin cho các chủ thể liên quan Với một số lĩnh vực nhạy cảm như tiền ảo, MAS đưa ra thông tin khuyến cáo, xác định đây là một sản phẩm không được quản lý nên khi đầu tư, các nhà đầu tư cần nhận biết về rủi ro liên quan đến nó Qua những thực tế chính sách tại các quốc gia trong khu vực, Việt Nam có thể áp dụng cho cơ chế thử nghiệm một cách phù hợp hơn với điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại Năm là, quy định về các vấn đề liên quan khác: Cần ban hành thống nhất các quy định pháp lý về bảo vệ người tiêu dùng; phòng, chống rửa tiền; bảo mật thông tin cá nhân; quy định về trách nhiệm công bố thông tin, trách nhiệm về báo cáo đối với giao dịch liên quan Đây là các quy định cần thiết để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra đối với hoạt động này, đảm bảo sự phát triển bền vững của Fintech trong nền kinh tế Về khung pháp lý, cần xây dựng nghị định quy định về các vấn đề cơ bản của hoạt động Fintech, tiêu chuẩn đánh giá, mô hình triển khai, quan điểm quản lý, các biện pháp ưu đãi và phân công trách nhiệm giữa các bên đối với các lĩnh vực ứng dụng của Fintech Trước mắt cần xây dựng khung pháp lý cho Trung tâm đổi mới sáng tạo Trong dài hạn, cần xây dựng khung pháp lý thử nghiệm Đối với lĩnh vực chứng khoán, UBCKNN chủ trì, trình Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xây dựng khung pháp lý thử nghiệm, có thể ở mức nghị định cho hoạt động Fintech trong lĩnh vực chứng khoán Nghị định cần xây dựng dựa 91 trên Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 28/2/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cơ cấu lại TTCK và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, trong đó giao UBCKNN chủ trì thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến Fintech như số hóa các tài sản tài chính trên TTCK, xác thực khách hàng trực tuyến (eKYC), giao dịch trực tuyến, giao dịch tự động, quản lý danh mục tự động, tư vấn tự động Nội dung nghị định bao gồm: Điều kiện để một tổ chức được tham gia vào khung pháp lý thử (i) nghiệm cho hoạt động Fintech; (ii) Điều kiện về hồ sơ xin phép đối với hoạt động thử nghiệm Fintech; (iii) Nghĩa vụ và quyền lợi của các bên tham gia vào khung pháp lý thử nghiệm cho hoạt động Fintech (tổ chức đăng ký tham gia, cơ quan quản lý); (iv) Cơ chế báo cáo của tổ chức đăng ký tham gia; (v) Cơ chế giám sát của cơ quan quản lý; (vi) Cơ chế xử lý vi phạm, chấm dứt hoạt động thử nghiệm; (vii) Cơ chế phối hợp, tổ chức thực hiện với các cơ quan có thẩm quyền; (viii) Cơ chế đánh giá kết quả thực hiện của cơ quan quản lý Ngoài ra, tùy theo từng giai đoạn phát triển, nhu cầu của thị trường và mục tiêu quản lý nhà nước, UBCKNN nghiên cứu, ban hành thông tư hướng dẫn việc thực hiện một số lĩnh vực, sản phẩm cụ thể Việc xây dựng khung pháp lý cho hoạt động phát hành tiền ảo, tài sản ảo cũng cần sớm được triển khai Vấn đề quản lý tiền ảo, tài sản ảo và hoạt động ICO phải dựa trên phân loại, từ đó áp dụng các quy định pháp luật chuyên ngành tương ứng Cụ thể, tiền ảo là chứng khoán (được phát hành với mục đích xác định quyền và lợi ích hợp pháp của người nắm giữ đối với tài sản hoặc phần vốn góp của tổ chức phát hành) được điều chỉnh bởi Luật Chứng khoán Đối với tiền ảo không phải là chứng khoán, tổ chức phát hành vẫn phải thực hiện đăng ký với Bộ Tài chính Hoạt động phát hành tiền ảo/tài sản ảo dựa trên nền tảng blockchain Do đó, khung pháp lý 92 khuyến khích, hỗ trợ nền tảng công nghệ cần được xây dựng trước dựa trên sự phối hợp triển khai với Bộ Khoa học và Công nghệ Ngoài ra, tiền ảo/tài sản ảo phải được giao dịch trên sàn giao dịch do cơ quan có thẩm quyền cấp phép Chính phủ cần có quan điểm rõ ràng nhằm định hướng việc khuyến khích/hạn chế hoạt động ICO Qua đó, Bộ Tài chính có thể đề xuất phương án hỗ trợ giảm/tăng thu về thuế đối với các tổ chức phát hành, sàn giao dịch và các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động ICO, từ đó tránh thất thu thuế cho Nhà nước 93 KẾT LUẬN Đề tài nghiên cứu Fintech và ứng dụng Fintech trên thị trường tài chính nói chung và tập trung vào TTCK nói riêng Trong đó làm rõ khái niệm, đặc điểm, phạm vi hoạt động của Fintech, tác động của Fintech đến nền kinh tế, đến ngành dịch vụ tài chính, trong đó có TTCK Liên quan đến tác động của Fintech, đề tài đã cho thấy Fintech có tác động tích cực đến nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng Trong đó, đối với nền kinh tế, Fintech đóng vai trò không nhỏ trong việc góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đối với ngành dịch vụ tài chính hay thị trường tài chính, Fintech ghi dấu ấn rõ nét cả ở tác động vi mô (phân tách dịch vụ tài chính, toàn cầu hóa dịch vụ tài chính, cá nhân hóa dịch vụ tài chính và nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng tính minh bạch cho thị trường, tăng mức độ an toàn và tuân thủ) lẫn tác động vĩ mô (làm thay đổi cấu trúc thị trường tài chính, có ảnh hưởng đến ổn định tài chính…) Trên TTCK, Fintech cũng có tác động toàn diện từ bên cầu (nhà đầu tư) đến bên cung (doanh nghiệp), từ cơ quan quản lý tới các tổ chức vận hành thị trường (Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán) Mặc dù chủ đề nghiên cứu của đề tài này khá mới đối với hệ thống tài chính tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu đã giải quyết được cơ bản những vấn đề ban đầu mà đề tài đặt ra, và kết quả này cũng phù hợp với cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây Tuy nhiên, xét trên phương diện tổng quan, luận văn vẫn còn gặp nhiều hạn chế khi nghiên cứu về đề tài này, cụ thể: Số lượng Công ty Fintech tại Việt Nam còn rất hạn chế (tính đến nay ước khoảng 150 Công ty), các Ngân hàng theo đúng nghĩa dựa trên nền tảng Fintech đã đang từng bước tiếp cận nên các số liệu khảo sát ở tầm quy mô để phù hợp với chủ đề nghiên cứu chưa được thực hiện bài bản do vấn đề tiếp cận sẽ có những khó khăn nhất định Trong thời gian thực hiện đề tài, mặc dù đã nỗ lực và dành thời gian hết sức để đào sâu tìm hiểu nhưng tác giả nhận định Fintech là lĩnh vực rất mới đối với Việt Nam, số lượng nghiên cứu về chủ đề này còn khá hạn chế tại Việt Nam nên việc tìm hiểu thêm để nghiên cứu sẽ còn tiềm năng cần phải khám phá trong các nghiên cứu về sau này mà luận văn chưa thực hiện được trọn vẹn hết tất cả nội dung về Fintech 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 TS Nguyễn Quang Thương, 2018/ Mã số: 2018-52 nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về ứng dụng công nghệ tài chính (fintech) với thị trường chứng khoán việt nam 2.Thủ tướng chính phủ , chiến lược phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 20112020 tại Quyết định 252/QĐ – TTg ngày 01/03/2012 3.Bộ Tài Chính , Thông tư 50/2009/TT-BTC ngày 16/3/2009 hướng dẫn giao dịch tiền điện tử trên TTCK 4.Bộ Tài chính ,Thông tư 87/2013/TT-BTC ngày 28/6/2013 hướng dẫn giao dịch điện tử trên TTCK 5 Brochet, F (2010), Information content of insider trades before and after the Sarbanes–Oxley act, Accounting Review 85, 419–446 6 Cuccuro P (2017), Beyond Bitcoin: an Early Overview on Smart Contracts, International Journal of Law and Information Technology V0, 1–17 7 Edmans, A (2009), Blockholder trading, market efficiency, and managerial myopia, Journal of Finance 64, 2481–2513 8 Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia (2020), Cơ chế thử nghiệm (Regulatory Sandbox): Từ lý thuyết đến thực tiễn áp dụng trên thế giới 9 Bettinger, C.O., Charnes, A., Raike, W.M (1972), An extremal and information-theoretic characterization of some internal transfer models 10 Tư Giang (2017) Khi Cách mạng công nghiệp 4.0 xồng xộc đến, Thời Báo kinh tế Sài Gòn 11 Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 16 (2017) Về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 12 Phạm Xuân Hòe và đồng tác giả (2017) Start-up của Fintech, cơ hội hợp tác và thách thức cạnh tranh với ngân hàng Tạp chí ngân hàng số 14 ... VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH CHO THỊ... học kinh nghiệm Nghiên cứu thực trạng ứng dụng Fintech Việt Nam đưa khuyến nghị sách cụ thể lĩnh vực chứng khoán Đối tượng phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu đề tài ứng dụng Fintech thị trường. .. nghiên cứu triển khai sách cần thiết để tiếp cận cơng nghệ tài cách an tồn hiệu Do vậy, đề tài: ? ?Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế ứng dụng cơng nghệ tài (Fintech) thị trường chứng khốn khuyến nghị

Ngày đăng: 01/11/2022, 17:32

Mục lục

  • DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

    • 1 Các vấn đề cơ bản về công nghệ tài chính (Fintech)

      • 1.1 Một số khái niệm trong lĩnh vực Fintech

      • 1.2 Đặc điểm của Fintech

      • 1.3 Phạm vi hoạt động của Fintech

      • 1.4 Các hình thức và ứng dụng của Fintech trên thế giới

      • 1.5 Tác động của Fintech đến thị trường tài chính trên thế giới

      • 2 Ứng dụng của công nghệ tài chính (Fintech) trên thị trường chứng khoán

        • 2.1 Các lĩnh vực ứng dụng của Fintech trên thị trường chứng khoán

        • 2.2 Rủi ro và thách thức đối với việc ứng dụng Fintech trên thị trường chứng khoán

        • 2.3 Điều kiện để ứng dụng hiệu quả Fintech trên thị trường chứng khoán

        • 3 Kinh nghiệm ứng dụng Fintech trên thị trường chứng khoán tại các quốc gia trên thế giới

          • 3.1 Về tổ chức thể chế và sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý

          • 3.2 Về khung pháp lý và quản lý

          • 3.3 Về chính sách, sáng kiến thúc đẩy sự phát triển của Fintech

          • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

            • 2.1 Tổng quan thị trường Fintech tại Việt Nam

            • 2.2 Khung pháp lý và quản lý nhà nước về Fintech trong lĩnh vực chứng khoán

            • 2.3 Triển vọng và tồn tại, hạn chế trong ứng dụng Fintech tại thị trường chứng khoán Việt Nam

              • 2.3.1. Triển vọng trong ứng dụng Fintech tại thị trường chứng khoán Việt Nam

              • 2.3.2. Một số tồn tại và hạn chế trong ứng dụng Fintech tại thị trường chứng khoán Việt Nam

              • CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH CHO VIỆC ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

                • 3.1 Nhóm khyến nghị về tổ chức thể chế, cơ chế phối hợp, phương pháp tiếp cận

                • 3.2 Nhóm khuyến nghị về phát triển nguồn nhân lực

                • 3.3 Nhóm khuyến nghị về nội dung ứng dụng Fintech

                • 3.4 Nhóm khuyến nghị về khung khổ pháp lý

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan